P

học thiền 2

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Xưa nay các Tổ Sư Thiền Tông như Ngài Đạo Tín, Huệ Năng, Đạo Nhất, Bá Trượng, Đại Châu, Lâm Tế, Tuyết Phong, Tuyết Đậu v.v... dù gắn cái bản hiệu ‘Chẳng lập văn tự", nhưng đều có pháp ngữ và tác phẩm lưu hành trên đời, chẳng phải hoàn toàn phế bỏ văn tự. Nên biết nói “Chẳng lập văn tự" là muốn chỉ rõ tìm Phật tánh trong văn tự bất khả đắc, người tu hành chớ nên đọa vào vọng tưởng văn tự mà bị văn tự trói buộc, nếu cứ chấp thật sự chẳng lập văn tự thì nghịch với bản ý của Phật với Tổ vậy.
----------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Kẻ chấp Không lại báng kinh rằng, trực ngôn chẳng dùng văn tự; đã nói chẳng dùng văn tự thì con người cũng chẳng nên ngôn ngữ, vì ngôn ngữ tức là tướng của văn tự”.
Lại nói: “Trực đạo chẳng lập văn tự, đâu dè hai chữ CHẲNG LẬP cũng là văn tự, thấy người có lời nói, liền báng họ là dính mắc văn tự. Các người nên biết, tự mê còn đỡ, lại báng kinh Phật, chớ nên báng kinh, tội chướng vô số kể”.
-------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tổ Đình Sư Uyển có nói: “Chư Tổ truyền Pháp, ban sơ tu hành gồm tam tạng giáo thừa, sau Tổ Đạt Ma chuyên truyền Tâm ấn, phá chấp giáo để hiển Tông (Thiền), gọi là giáo ngoại biệt truyền, chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, nhưng đối với sự chẳng lập văn tự, người hiểu lầm rất nhiều, thường cho là bỏ cả văn tự, lấy im lặng tĩnh tọa làm Thiền, ấy thật là con dê câm của Thiền môn. Vả lại muôn pháp lăng xăng, đâu chỉ là văn tự chẳng lập thôi. Họ chẳng biết đạo tức phải thông, sao lại cố chấp nơi một góc!”.

Nên người thông thạo ngay nơi văn tự mà văn tự bất khả đắc, đối với văn tự như thế, đối với các pháp khác cũng vậy, hễ kiến tánh thành Phật là xong, đâu đợi bỏ văn tự mới xong!

Cho nên văn tự dù thuộc về tương đối, nếu được nương ngón tay mà thấy mặt trăng thì văn tự chưa từng chẳng có công dụng, nếu được minh tâm kiến tánh, chứng nhập Nhất hạnh, Nhất tướng Tam muội thì ngay nơi văn tự tức là Thật tướng, tương đối biến thành tuyệt đối; nếu chấp ngón tay là mặt trăng thì văn tự chưa từng là chẳng hại.

-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tam tạng mười hai bộ kinh là do Phật Thích Ca giả lập, cũng do Phật phủ định; giả lập là vì độ chúng sanh, phủ định là vì khỏi làm hại cho chúng sanh. Nếu giả lập mà chẳng thể phủ định thì chẳng phải là Phật; nếu phủ định mà chẳng thể giả lập cũng chẳng phải là Phật. Vì hay giả lập cũng hay phủ định. Cho nên Phật Pháp mới được viên dung vô ngại, thuần túy trọn vẹn mà chẳng có chỗ khuyết điểm.

Phật từng thuyết “Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã” rồi ngay đó phủ định liền; Phật từng thuyết “Tứ đế, Thập nhị nhân duyên” rồi cũng ngay đó phủ định liền; Phật từng thuyết “Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác” rồi cũng ngay đó phủ định liền, nói giả, chẳng thật, bất khả đắc. Phật thuyết Pháp như thế mới chẳng bị kẹt nơi danh tướng, dẫn dắt vào nơi tuyệt đối mà chẳng có gì cả. Hoặc có người muốn dựa theo kinh điển pháp môn để vấn nạn Phật, mà chẳng biết những kinh điển những pháp môn đó Phật đã mỗi mỗi tự phủ định rồi! Phật vừa nói liền phá, cho đến chẳng lưu lại một chữ, chẳng còn dấu tích để tìm thì đâu còn gì để cho họ chỉ trích ư! Nên người vấn nạn Phật muốn báng Phật, cũng như dùng nắm tay đánh hư không, như ngước mặt phun nước miếng lên trời, mong chẳng tự làm nhơ cho mình cũng chẳng được. Được hiểu như thế rồi mới có thể học Phật tham thiền.
---------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Làm sao biết được tướng nhất tâm?

Tướng người trụ tâm thì thân nhẹ nhàng, vui vẻ. Sân hận, buồn rầu, các pháp não tâm đều đã dứt hẳn, tâm được sự khoái lạc chưa từng có, hơn hẳn năm dục. Vì tâm trong sạch không nhơ nên thân có ánh sáng. Như gương trong sạch nên phát ra ánh sáng. Như hạt minh châu trong nước thanh tịnh, phát ánh sáng rực rỡ. Hành giả thấy tướng này thì tâm tự an ổn, vui vẻ. Ví như người khát nước, đào giếng tìm nước, thấy đất ướt rồi thì biết không lâu sẽ được nước. Như vậy, hành giả khi mới thực tập thì như đào đất khô, đào mãi không nghỉ, thấy được tướng ẩm ướt, tự biết không lâu sẽ được thiền định. Nhất tâm tin ưa, chuyên cần nhiếp tâm vào sâu trong định, nghĩ như thế rồi chê trách năm dục, thấy người cầu dục là đáng chán.

Như người thấy chó vì không được thức ăn sạch nên ăn phân hôi hám. Do các nhân duyên như vậy nên quở trách dục là tội lỗi, tâm sanh thương xót người thọ năm dục: “Tâm mình có niềm vui mà không biết tìm, lại tìm cái vui bất tịnh tội lỗi bên ngoài”.
---------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Hành giả nên thường tinh tấn, ngày đêm tập các thiện pháp để giúp cho việc thành tựu thiền định, làm cho tâm xa lìa các pháp chướng thiền. Người tập các thiện pháp quán dục giới là vô thường, khổ, không, vô ngã; như tật bệnh, như ghẻ lở, như ung nhọt, như tên bắn vào tim. Ba độc thiêu đốt phát sanh khói mù tranh đấu, ganh ghét, rất đáng chán.

Người quán như vậy gọi là mới tập pháp thiền. Nếu trong khi tập quán mà bị ngũ cái che tâm thì phải diệt trừ. Như sức gió phá tan mây đen che mặt trời, nếu dâm dục cái làm phát sanh tâm nghĩ năm dục, liền nên tư duy: “Ta ở trong đạo tự bỏ năm dục, tại sao nay còn nghĩ lại? Như người ăn lại thức ăn mửa ra. Ðây là tội pháp của thế gian. Nay ta học đạo, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, cho đến trọn đời tình nguyện mãi mãi xa lìa, đoạn trừ năm dục, vì sao trở lại sanh đắm trước, thật là điều chẳng nên” thì liền trừ diệt. Như không cho loài rắn độc vào nhà vì nó là tai họa lớn.

----------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Pháp của năm dục là chỗ cư trú của mọi thứ ác, không thể đảo ngược; lúc đầu thì còn có thể, nhưng lâu về sau sẽ bị nó lừa dối, phải chịu các khổ độc, ganh ghét, sân hận, không ác nào mà không làm. Như túi đựng nhiều dao, dùng tay ôm chặt thì cả hai tay đều bị thương tổn.

Giả sử đủ năm dục nhưng còn không thấy đủ, nếu không thấy đủ thì không có vui, như khát uống nước tương, chưa trừ hết khát thì đâu có vui. Như gải ghẻ lở, bệnh ấy chưa khỏi thì không thể vui.

Dục nhiễm vào tâm thì không còn biết tốt xấu, không còn sợ tội báo của đời này đời sau. Vì thế cho nên phải trừ bỏ dâm dục. Ðã bỏ dâm dục mà còn sanh tâm sân não, tâm sanh sân não thì nên trừ bỏ. Nghĩ đến chúng sanh từ trong thai sanh ra, không lúc nào mà không khổ, đủ các thứ khổ, tại sao lại tăng thêm sự khổ não cho họ? Như người sắp bị giết, thì có người hiền nào lại làm tăng thêm sự đau khổ ấy?


------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Người hành đạo phải bỏ hết các kết: tôi ta, ái mạn..., tuy không chướng ngại sanh cõi trời mà hành giả còn không nên nghĩ, huống gì sân hận nhổ đi cội gốc của niềm vui.

Như nước sôi sùng sục, không thể thấy hình dáng của mặt, tâm sân hận sanh thì không biết tôn trọng cha mẹ, sư trưởng, thậm chí không thọ nhận lời dạy của Phật. Sân là bệnh lớn, tàn hại vô cùng, giống như La-sát, phải dùng tư duy về Từ tâm để tiêu diệt sân hận. Dâm dục, sân hận đã dừng, nếu đắc thiền định thì được vui vẻ.

Nếu chưa được niềm vui của thiền mà tình thức tán loạn, buồn rầu, rối rắm, tâm chuyển trầm trọng, khù khờ không biết, thì liền biết là giặc ngủ nghỉ hại tâm. Cái lợi ở đời còn bị nó phá huống chi việc đạo. Việc ngủ nghỉ so với chết thì như nhau, khác là còn hơi thở. Như vải che mặt nước thì không thấy bóng dáng, ngủ nghỉ che tâm thì không biết tốt xấu; đối với sự thật các pháp cũng lại như vậy. Khi ấy nghĩ như vầy để trừ bỏ: “Các giặc phiền não đều muốn làm nguy hại, tại sao có thể an nhiên ngủ nghỉ? Như trong chiến trận đối địch, ở giữa mũi nhọn thì không nên ngủ nghỉ. Chưa lìa tai họa già - bệnh - chết, chưa thoát khỏi khổ của ba nẻo ác; ở trong đạo pháp - thậm chí Noãn pháp còn chưa có sở đắc thì không nên ngủ nghỉ”.


----------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nghĩ như vậy rồi, nếu ngủ vẫn còn thì nên đứng dậy đi lấy nước lạnh rửa mặt, ngó nhìn bốn phương, ngước xem tinh tú; nghĩ về ba việc trừ diệt ngủ nghỉ, không để che tâm:

- Một là sợ hãi, nên tự tư duy: “Vua chết rất mạnh thường muốn giết hại. Nghĩ cái chết kề cận, như giặc đến nhanh không thể ỷ lại; lại như dao bén kề cổ, ngủ liền chém đầu”.

- Hai là an ủi vui thích, nên nghĩ như vầy: “Phật là Ðại sư, có giáo pháp vi diệu chưa từng có, mà ta đã lãnh thọ học tập là sự may mắn đáng mừng” thì tâm ngủ liền mất.

- Ba là ưu sầu, lại nên nghĩ: “Ðời sau sẽ trải qua bao lần thọ thân, tai họa khổ đau vô lượng vô biên”.

Các nhân duyên như thế quở trách sự ngủ nghỉ.

Tư duy như vậy thì ngủ nghỉ liền dứt.

Nếu Trạo hối cái khởi thì nên nghĩ như vầy: “Người đời vì muốn trừ bỏ ưu buồn nên tìm cầu sự vui vẻ mà sanh trạo hý. Nay ta khổ hạnh tọa thiền cầu đạo mà tại sao tự buông lung tâm trạo hý? Thật là không nên!”. Phật pháp trọng việc nhiếp tâm, coi đó là gốc thì không nên thô tháo, tự phóng túng tâm. Như sóng nước lăn tăn không thấy bóng dáng, trạo hý làm tâm xao động không biết đẹp xấu. Hối như trong thiền độ đã nói.
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
SOLITUDE AND NATURE

(TRẠNG THÁI CÔ ĐƠN VÀ THIÊN NHIÊN)

Trạng thái cô đơn nên được trau dồi. Sự cô đơn giữa tinh thần và thể chất. Sự cô đơn về thể chất là đơn độc, tôi không muốn nói rằng chúng ta nên tránh gặp gỡ nhiều người, mà chúng ta nên nói rằng chúng ta nên dành thời gian yên tĩnh một mình.

Sự cô đơn về tinh thần có nghĩa là không suy nghĩ quá nhiều về bất cứ điều gì nhưng hãy cảnh giác và tỉnh thức. Một số người cho rằng khi chúng ta không suy nghĩ về bất cứ điều gì thì khi dó chúng ta đang ngủ say hay lờ mờ và buồn ngủ. Họ không hiểu được điều quan trọng của sự cô đơn, họ muốn được ở cùng với một người nào đó mà người đó có thể đem đến cho họ niềm vui hay kích thích họ bằng một lý do nào đó. Việc ao ước cho sự phấn chấn, khi không có điều gì để kích thích thì khi đó họ trở nên buồn chán, thậm chí khi họ ở một mình, họ đọc sách hay xem tivi, nghe radio hay nghĩ dến những điều mà làm và sẽ làm. Hãy ở một mình, đừng đọc sách và cũng đừng xem tivi, đừng nghe radio hay suy nghĩ một điều gì đó, họ không bao giờ nghĩ rằng đó là một điều rất bổ ích.

--------------------
U Jokita
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Khi tôi sống một mình, không nói chuyện nhiều, tôi sống trong một thế giới khác, tôi gọi đó là thế giới của tâm linh. Nhưng khi tôi nói quá nhiều với mọi người về tất cả những khía cạnh thuộc về thế giới này thì tôi cảm nhận rằng tôi đã được kéo trở vào cái thế giới của những sự ham muốn ái dục và thật nông cạn, rất quan trọng để lắng nghe, đáp lại và tham gia vào cuộc đàm thoại đó.
--------------
U J.
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thời tiết hôm nay thật đẹp, mây trắng, bầu trời xanh thẳm, đôi lúc lại có mưa, và ở phía xa có tiếng sấm, thật yên tĩnh. Tôi có mọi thứ tôi cần, có những quyển sách để đọc, và đủ thức ăn để dùng. Một cái cốc gỗ nhỏ, mọi người để tôi được sống một mình. Tôi không có lý do để buồn phiền cả. Sự không hài lòng là một căn bệnh, mọi người không hiểu rằng chính họ đã làm cho họ không vui, tham lam, ngã mạn, ganh tỵ. Nhiều người muốn rời Myanmar, sự khuấy động khắp mọi nơi. Tôi ở đây như một ốc đảo. Người ta nói rằng họ cảm thấy hạnh phúc khi đến tu viện, họ đang củng cố cho nhau để được khiêu chiến. Họ không nhìn thấy được cái hạnh phúc không có từ bên ngoài, nếu quý vị cứ giữ mãi những ô nhiễm bên mình thì cho dù có đi ở nơi đâu thì quý vị cũng sẽ không hạnh phúc. Trong mỗi hoàn cảnh luôn luôn có những điều sai trái, và mọi người luôn đổ lỗi cho nhau “Tôi không hạnh phúc vì những lỗi làm của người khác” thật lạ là chúng ta không nhìn thấy những khuyết điểm của chính mình.

--------------------
U J.
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tôi bây giờ đang ở đây, tôi đã đến đây một tuần trước đây, thật tuyệt và yên tĩnh, không có nhiều người ủng hộ ở đây, chỉ là những người dân trong làng, những người làm nông trại. Một nơi thật đơn giản với những người đơn giản, chỉ có tâm tôi là gây nhiều phiền phức mà thôi. Có rất nhiều chim, tôi lắng nghe chúng, và những làn gió thì đuổi nhau trên những ngọn cây, thật êm ả và dễ chịu. Ở đây thật khác so với những thành phố bận rộn và ồn ào, một thế giới hoàn toàn khác. Những thành phố thật lớn và những con người quá quan trọng thì thật là xáo trộn và phiền toái.

Ở đây thật yên bình và tỉnh lặng, ở đây không có chiến tranh bởi vì không có tổ chức. Hôm nay có nhiều mây và lại có mưa phùn, yên tĩnh thật. Lũ chim đang hót và những chiếc lá khô đầy sân. Cây cối đang dang rộng những cánh tay trơ trụi để chào đón cơn mưa, nóng và khô làm sao, không có vấn đề. Chúng ta nhặt tất cả những chiếc lá và sẽ trồng lại chúng khi cơn mưa đầu mùa.

---------------------
U J.
--------------------
Đây là địa điển M.... của U J.
(Phi Vân)
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tôi là môt con sư tử núi, cô độc, nhưng không cô đơn nữa. Tôi đã học cách sống một mình. Đôi lúc tôi muốn bộc lộ những sự hiểu biết sâu sắc nhất của tôi, thật khó để tìm ra một người có thể hiểu cách để lắng nghe, hiểu và coi trọng. Hầu hết tôi là người lắng nghe, nhưng người ta thích trao đổi với tôi.
---------------

U J.
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Cuộc sống của tôi thật đơn giản và thanh bình, mặc dù không phải lúc nào tôi cũng vui vẻ. Đôi lúc tôi cảm thấy rất buồn vì không thể giúp những đứa con gái của tôi trong nhiều cách. Nhưng tôi sẽ không trút bỏ, tôi thích là một nhà sư và sống trong một khu rừng, tôi nghĩ mình là một tu sĩ ẩn dật thuộc về thiên nhiên. Tôi thích nói chuyện với bạn bè, họ thật sự có điều gì đó để bày tỏ. Và tôi cũng muốn dành nhiều thời gian để hành thiền, yên tĩnh, thanh bình và trong sáng, không có những điều như thế giới hỗn loạn bên ngoài.
------------------------------

U J.
 

phivan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
..........................Tôi thích đi sâu vào ngọn núi và sống gần ngôi làng yên tĩnh và đơn giản. Một ngày nào đó tôi sẽ làm điều đó, cái thế giới này ngày càng trở nên điên cuồng. Sự bất toại nguyện và phiền não thì đang đốt cháy giống như ngọn lửa rừng, nó lan xa và giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Rất ít người coi trọng sự thông thái xa xưa, sự toại nguyện, sự giản dị, việc Tây phương hóa là một vấn đề.

Bây giờ tôi trở lại cốc sau cuộc đi dạo, ánh trăng đêm nay sáng và thật là tròn. Khí hậu lạnh và đấy sương mù, cơn mưa chấm dứt, tuyệt vời và huyền bí.

Một con thằn lằn đang bò trên cây trước cái cốc nhỏ của tôi, lại một con bồ câu kêu gù gù phía sau cốc của tôi. Có phải bạn còn muốn biết thêm một điều gì khác nữa đối với cuộc đời tôi không?

Tôi đã tìm ra một nơi, ở đó thật yên bình, không quốc gia, không đất nước, chính phủ, tôn giáo, và không sự xét đoán, tôi thường đi đến đó, một ngày nào đó tôi sẽ đi đến đó và ở lại đó một thời gian.
-------------------------------

U J.
--------------------------
Cốc là cái am nhỏ để tu trong rừng hoặc nơi hoang vắng .
(Phi Vân )
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Chào Nghệ Thuật Sống Thiền !

Xin cho h/p hỏi :

germany_zps89460055.jpg



_ Nghệ thuật sống Thiền là làm cái gì cũng CÓ Ý MƯU ĐỒ hay sao ?

1. Đề nghị bạn tự gở xuống 2 link quảng cáo, cổ vủ cho một chuyện không dính dáng gì đến Phật pháp. Nếu còn muốn tham gia D/đ này thì phải chấp nhận những luật lệ ở đây. Nếu trong 48 giờ mà bạn không tự gở xuống thì chúng tôi sẽ gở dùm và luôn tiện "tặng" bạn 3 ngày "Sống Thiền".

2. Lần trước bạn đã đăng những hình ảnh "nhạy cảm", lần này là lôi kéo thành viên vào "chuyện không đâu". Hắc phong kính đề nghị Tổng Quản tước danh hiệu Thành Viên Chính Thức của bạn Nghệ Thuật Sống Thiền.

Kính báo !
 
B

botunglinhminh

Guest
Xin được chỉ giáo

DỤNG CÔNG LẦM NHẬN “ĐẦU SÀO TRĂM THƯỚC”.

Trường Sa Sầm Thiền Sư dẫn dụ lời Cổ Đức rằng: “Người trụ nơi đầu sào trăm thước, mặc dù đắc nhập chưa phải chơn, đầu sào trăm thước cần tiến tới, mười phương thế giới hiện toàn thân”. Đây là lời khẩn yếu của sự dụng công để khuyên bảo người hậu học, đầu sào trăm thước là dụ cho quá trình dụng công của người tu hành, được leo tới đầu sào trăm thước công phu đã khá rồi, hễ lên nữa tức là hư không, là việc rất khó tiến lên, nếu được tiến thêm một bước thì ngay đó kiến tánh thành Phật mà chứng đắc Pháp thân, nên nói “Đầu sào trăm thước cần tiến tới, mười phương thế giới hiện toàn thân”.

Chỗ đầu sào này là dụ cho cảnh giới vô thỉ vô minh, người dụng công đến nơi cảnh giới trống rỗng đen tối chẳng có gì cả, tức là đầu sào trăm thước, cũng là vô thỉ vô minh, chớ nên lầm nhận cho cảnh giới này là Chơn như Phật tánh, đến đây cần phải tiến lên để phá tan vô thỉ vô minh mới được kiến tánh thành Phật. Nay có người hiểu lầm cho dứt trừ vọng niệm là đến đầu sào trăm thước, rồi luôn cả cái niệm dứt trừ cũng tiêu sạch tức là “Đầu sào trăm thước cần tiến tới” ấy là sai.


Kính thưa Ngài Phivan! Botunglinhminh muốn được Ngài chia sẻ cảnh giới này cho người hậu học. Làm thế nào để vượt qua cảnh giới đó, lấy cái gì để vượt qua, vượt qua như thế nào. nói cách khác là dụng công như thế nào để vượt qua cảnh giới đầu sào trăm thước. Ngài chia sẻ cụ thể cái mà Ngài đã đi qua cho hậu sinh rõ thì vô cùng đa tạ. Xinh Ngài nhận trước một lễ của Botunglinhminh
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top