P

Học Thiền

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chánh niệm là sự bảo vệ tâm:

Chánh niệm cũng giống như người hộ vệ. Khi nào người hộ vệ bị dời đi, thì những cửa của giác quan sẽ không được bảo vệ. Như thế, chỉ khi nào có chánh niệm hiện diện ở các giác quan thì tâm ta mới được thanh lọc. Những trạng thái tâm phiền não bất thiện sẽ không xâm nhập vào tâm ta được vì có chánh niệm gìn giữ các giác quan ta. Chỉ khi nào chánh niệm bị mất đi, hay khi tâm ta ít chánh niệm thì những phiền não đủ loại sẽ phát sanh. Thế nên chỉ có chánh niệm mới giúp giữ tâm trong sạch. Ở đây nên lưu ý là Chánh niệm là một chi trong tám chi của Bát Chánh Đạo.


Những hình thức của Chánh Niệm

Chánh niệm được thực hành dưới nhiều hình thức - chánh niệm thân, chánh niệm cảm thọ, chánh niệm tâm, chánh niệm Pháp hay chánh niệm các bộ phận của thân thể, vân vân. Những hình thức của chánh niệm được lược kê trong bài kinh (xin xem phần dưới đây). Như thế ấy, sự thực hành chánh niệm là một phương pháp duy nhứt để thanh lọc tâm chúng sanh. Xin chú ý, câu nói "thanh lọc chúng sanh" phải hiểu là "thanh lọc tâm của chúng sanh".



Sự quan trọng của sự thanh lọc tâm

Tại sao có sự nhấn mạnh về tâm? Tại vì Đức Phật luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thanh lọc tâm. Điều nầy không có nghĩa là ta xem nhẹ việc vệ sinh và giữ gìn sức khoẻ của cơ thể. Nhưng quan trọng hơn chính là sự thanh lọc tâm của chúng ta.

Sự sạch sẽ của thân quan trọng như thế nào? Trong chú giải có nói rằng vệ sinh cá nhân hay sự sạch sẽ của cơ thể cũng như sự sạch sẽ tươm tất của nơi ăn chốn ở cũng vô cùng quan trọng vì chúng rất cần thiết trong sự hổ trợ để đạt tới định và phát sanh trí tuệ. Như thế ta cần phải giữ gìn thân thể sạch sẽ và chăm sóc nơi ta thực hành thiền cho tươm tất gọn ghẽ. Hàm ý ở đây là trong khi ta không chểnh mãng trong sự giữ gìn thân thể sạch sẽ, ta càng cố công nỗ lực nhiều trong sự làm cho tâm trong sạch.



Những sự lợi ích có được trong sự thực hành chánh niệm

1) Thanh lọc tâm

Trong kinh, Đức Phật kể những lợi ích mà ta gặt hái được khi hành chánh niệm. Lợi ích thứ nhứt là sự thanh lọc tâm.

2) Vượt khỏi sầu đau và ta thán

Lợi ích thứ hai mà Đức Phật kể là sự vượt khỏi sầu đau và ta thán. Nếu muốn vượt khỏi sầu đau và ta thán, Đức Phật dạy ta nên thực hành chánh niệm. Ở đây sầu đau là trạng thái của tâm. Ta thán là khóc than trong đau khổ và để thổ lộ trong lời than vãn.

3) Diệt trừ sự đau đớn và sầu bi

"Đau đớn" ở đây chỉ sự đau đớn của thể xác. "Sầu bi" ở đây chỉ sự phiền não trong tâm, buồn phiền, giận hờn, sân hận, ác ý. Thực hành chánh niệm giúp ta vượt qua mọi đau đớn và sầu bi và làm chúng tan biến đi. Nhưng dù bạn không thể chiến thắng sự đau đớn hay không thể hoàn toàn tiêu diệt nó hẳn, bạn cũng có thể sống với sự đau đớn và chấp nhận nó nếu bạn thực hành chánh niệm. Tâm của bạn sẽ không bị phiền nhiễu hay quấy rầy bởi cái đau nhức ở cơ thể. Khi tâm bạn không thấy bị phiền nhiểu bởi sự đau ở thể xác, thì cái đau nầy hình như không hiện hữu. Cũng như thế, để diệt trừ buồn phiền ưu tư, sân hận, ác ý, bạn phải thực hành chánh niệm.

Tâm không thể nào chú ý nhiều hơn một sự việc cùng một lúc. Tâm chỉ có thể bắt một đối tượng trong một lúc. Vì thế ta nên dùng đặc tánh nầy của tâm để diệt trừ đau khổ buồn phiền khi ta thực hành chánh niệm. Lấy sự giận làm thí dụ. Thí dụ ta giận ông A. Khi nào tâm ta còn để trên ông A, cơn giận của ta sẽ tăng lên và ta sẽ càng giận thêm vì ta đang lấy ông A làm đề mục của tâm ta. Nhưng một khi ta thay đổi đề mục từ ông A là nguyên nhân của sự giận, sang sự giận lập tức ông A không còn hiện hữu trong tâm ta trong giờ phút đó. Ngay trong lúc ta để tâm vào sự giận, ông A đã biến mất trong tâm ta. Khi tâm ta để vào cái giận và khi cái nguồn gốc của sự giận không còn hiện hữu, thì cái giận cũng sẽ biến mất luôn.

Cùng thế ấy, ta nên chăm sóc những trạng thái tâm bằng chánh niệm, một thứ chánh niệm đơn giản nhưng mạnh mẽ hay một sự chánh niệm được đẩy mạnh. Ta phải dùng cách đó để đương đầu với những xúc cảm trên như tham ái, sân hận, thù ghét, buồn phiền và đau khổ. Khi có những trạng thái tâm phát sanh, ta chỉ dùng chánh niệm và ghi nhớ. Khi tâm chánh niệm mạnh, những trạng thái tâm kia sẽ biến mất. Vì thế nên Đức Phật dạy: "Đây là con đường độc nhứt để vượt khỏi sự sầu não, diệt trừ đau đớn và ưu tư trên đời".
------------------------------------------------------------------

Thiền Sư U Silananda .

(Nita Truitner chuyển ngữ)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đây là con đường độc nhứt đạt đến Đạo cao thượng

Nghĩa của "Con Đường" hay "Đạo"

Khi bạn đọc sách Đạo Phật, bạn sẽ gặp chữ Path "Đạo" rất nhiều lần. Có khi chữ đó viết với chữ "p" nhỏ, nhưng thường thì chữ đó viết với chữ hoa "P". Chữ con đường hay Đạo là một thuật ngữ dùng để chỉ sự phối hợp hay nhóm của tám yếu tố của Bát chánh đạo - Chánh kiến, chánh tư duy, vân vân... phát sanh cùng lúc với khi chứng ngộ. Cái tâm thức đi chung cùng phát sanh với những yếu tố trên gọi là "Đạo".

Nghĩa của chữ " giác ngộ"

Chữ "giác ngộ" là một chữ khác rất quan trọng, mà nghĩa của nó cũng rất khó hiểu. Người đời thường dùng chữ nầy một cách tự do, nhưng chỉ một số ít mớI thật hiểu nghĩa của nó một cách trọn vẹn. Nếu không định nghĩa thì nghĩa của nó rất mơ hồ. Chữ nầy đối với nhiều người, hay đối với nhiều tôn giáo thì mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Như thế, nghĩa của chữ "giác ngộ" đối với một Phật tử rất khác đối với "giác ngộ" của người Công giáo. Cho nên khi nói đến sự giác ngộ, trước hết ta nên định nghĩa nó cho được rõ ràng.

Đối với đạo Phật, "giác ngộ" có nghĩa là sự diệt trừ phiền não và chứng ngộ Niết Bàn, thấy và nhận diện Niết Bàn cùng một lúc. Khi một ngườI thực hành thiền Minh Sát và tiến bộ từ giai đoạn nầy sang giai đoạn khác, đến tầng cao hơn do kết quả sự thực hành thiền Minh Sát, đến một lúc khi có một loại tâm thức phát sanh trong tâm mà người ấy chưa bao giờ được kinh nghiệm trước kia. Tâm nầy đồng sanh khởi với những tâm sở khác vô cùng mãnh liệt đến nổi chúng có thể tiêu diệt hoàn toàn những ô nhiễm, và không để những ô nhiễm nầy còn trở lại trong tâm. Đồng thời tâm thức nầy lấy Niết Bàn làm đối tượng, được gọi là "Tâm Đạo".

Ngay sau "Tâm Đạo", có hai hay ba "Tâm Quả" phát sanh. Bạn phải hiểu Vi Diệu Pháp mới có thể hiểu rõ vấn đề nầy hoàn toàn. Giản dị mà nói, đạt đến Đạo cao thượng chỉ là một cách để giác ngộ. Khi nào bạn đạt đến Đạo cao thượng, khi đó bạn mới giác ngộ, và bạn mới có thể diệt trừ ô nhiễm trong tâm và lấy Niết bàn làm đối tượng.
-----------------------------

U. Silananda .
-----------------------------
Lời bàn: Đây là Niết Bàn của các vị La Hán .
-------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đây là con đường độc nhứt để chứng ngộ Niết Bàn

Đây có cùng nghĩa với đạt đến Đạo cao thượng. Cho nên khi một hành giả đạt đến Đạo cao thượng, và khi Tâm Đạo sanh khởi nơi tâm của người ấy và cái tâm đó lấy Niết bàn làm đối tượng, người ấy được cho rằng đã đạt Niết bàn. Do đó, đạt đến Đạo cao thượng và chứng ngộ Niết bàn có cùng một nghĩa. Cho nên Đức Phật dạy rằng thực hành chánh niệm, nghĩa là thực hành Tứ Niệm Xứ, là phương pháp độc nhứt để diệt trừ buồn phiền và ta thán, diệt trừ đau khổ và phiền não, để đạt đến Đạo cao thượng và chứng ngộ Niết Bàn.

------------------------------
U. Silananda .
------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ý nghĩa của Bốn Lãnh Vực Quán Niệm

Có hai chữ quan trọng ở đây là "lãnh vực" và "chánh niệm". Trước khi ta nói về Bốn Lãnh Vực Quán Niệm, ta nên hiểu nghĩa của "chánh niệm" là gì. Tuy ta thực hành chánh niệm lâu năm, đôi khi ta được hỏi: "chánh niệm" là gì, ta không thể trả lời một cách thoả đáng.

Nghĩa của chữ "niệm" (sati)

""Chánh niệm" là chữ dịch từ chữ Pali "sati". Bài kinh nầy gọi là kinh Niệm Xứ (Satipatthana). Ở đây "niệm" (sati) dịch là "chánh niệm". Có lẽ không có danh từ nào đúng hơn trong tiếng Anh để dịch chữ đó. Nghĩa đen "sati" là "nhớ". Nhưng thật ra, chữ đó gồm nhiều nghĩa hơn là "nhớ". Bởi vì theo nguồn gốc ngôn ngữ thì "sati" có nghĩa là "nhớ", tuy nhiên do thông dụng thì "sati" còn hàm chứa nhiều nghĩa hơn. "Sati" được định nghĩa trong Chú giải là "nhớ" và đặc tánh của nó là không hời hợt, không nổi lềnh bềnh trên bề mặt. Nếu đúng là "sati" nó không giả tạo, mà nó đi sâu vào đối tượng. Vì thế cho nên, Sư luôn luôn nói rằng "sati" hàm chứa nghĩa: "hay biết hoàn toàn đối tượng" hay là "hay biết thấu triệt đối tượng". "Sati" còn có nghĩa là có chức năng không làm mất đối tượng. Khi nào có "sati" hay chánh niệm, ta không mất đối tượng, ta không quên đối tượng. Sati không phải là sự hay biết hời hợt giả tạo, mà là một sự biết sâu rộng và thấu đáo một đối tượng.

Nghĩa của "lãnh vực chánh niệm"

Bây giờ ta nên bàn về thuật ngữ "lãnh vực chánh niệm". Nó có nghĩa là "sắp đặt" đặt nền tảng của chánh niệm hay là "sự thiết lập chặt chẽ chánh niệm" hay "chánh niệm được thiết lập vững chãi". Danh từ tiếng Pali satipatthana được dịch ra là "lãnh vực của chánh niệm" nhưng thật ra nó có nghĩa là "sự sắp đặt một chánh niệm vững mạnh" hay "thiết lập một chánh niệm vững vàng".

Thực hành "Bốn Lãnh vực chánh niệm"

Trong kinh nầy, Đức Phật dạy rằng có bốn lãnh vực chánh niệm. Khi bạn thực hành thiền Minh sát, bạn phải thực hành cả bốn lãnh vực chánh niệm, nhưng bạn thực hành chúng tự do và không theo thứ tự cái nầy trước hay cái nầy sau theo thứ tự trong kinh. Bởi vì khi bạn thực hành thiền Minh Sát, bạn phải chánh niệm đối tượng trong giây phút hiện tại. Đối tượng ở giây phút hiện tại có thể là một trong bốn lãnh vực - có khi đó là thân, có khi đó là cảm thọ, có khi đó là tâm thức, có khi đó là pháp. Bạn phải niệm những đối tượng ngay khi chúng phát sanh vì bạn không có lựa chọn. Bởi thế có khi người ta cho rằng thiền Minh Sát là thiền không chọn lựa. Nghĩa là bạn không lựa chọn, bạn chỉ ghi nhận những gì xảy đến với bạn. Cho nên bạn thực hành bốn lãnh vực chánh niệm một cách không thứ tự, cái gì phát sanh ra, bạn chỉ niệm, đó là cách hành thiền Minh Sát.

--------------------------------
U . SILANANDA
--------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
"Nầy các thầy Tỳ Khưu, ở đây vị Tỳ Khưu sống quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác (hay ý thức sáng suốt) và chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời".

Câu trên đây có nhiều nghĩa quan trọng, Sư sẽ bắt đầu phân tách những nghĩa của nó một cách chi tiết như sau:

Bốn lãnh vực quán niệm là gì?

Đó là:

- niệm thân trong thân

- niệm thọ trong thọ

- niệm tâm trong tâm

- niệm pháp trong pháp

Ta phải thực hành chánh niệm như thế nào?

Trong đoạn mở đầu của kinh Đại Niệm Xứ kể trên, ta thấy Đức Phật dạy rằng, mỗi lảnh vực chánh niệm, ta phải tinh tấn nỗ lực, phải tỉnh giác hay ý thức sáng suốt , và phải chánh niệm để diệt trừ tham ái, khổ đau trên đời.

"Quán thân trong thân"

Nghĩa là thầy Tỳ Khưu hay người cư sĩ thực hành chánh niệm hay quán thân, người ấy phải thật chính xác. Người ấy quán thân chỉ ở trong thân mà thôi, người ấy không quán cảm thọ trong thân hay là quán con người ở trong thân, vân vân.... Để cho có một đề mục thật rõ ràng Đức Phật lập lại những chữ "thân, thọ, tâm và Pháp" trong những câu trên. Nghĩa là Đức Phật vô cùng chính xác trong sự chánh niệm hay quán thân, cảm thọ, tâm thức và Pháp. Khi quán niệm thân, Ngài tinh cần, ý thức sáng suốt và chánh niệm.

Ta phải tinh cần trong sự thực hành

Danh từ tiếng Anh "ardent" - "tinh cần" không phải chữ dịch đúng nghĩa của chữ Pali "atapi". Khi một chữ từ ngôn ngữ nầy được dịch sang ngôn ngữ khác, thế nào cũng bị mất ít nhiều ý nghĩa. Chữ "atapi" tiếng Pali lấy từ chữ "atapa". "Atapa" có nghĩa là "sức nóng của mặt trời". Ta biết rằng mặt trời có thể đốt nóng những vật cho đến khi những vật ấy trở nên héo úa và có khi thiêu cháy.

Cùng thế ấy nỗ lực mà hành giả để vào sự hành thiền làm nóng và đốt cháy mọi phiền não trong tâm. Người mà có "atapa" nghĩa là tinh cần thì được gọi là "atapi, chữ "I" chỉ sự làm chủ. Cho nên chữ "atapi" chỉ người có cố gắng trong hành thiền, không dễ duôi, người thực sự cố gắng để chánh niệm và hiểu biết thấu đáo. Khi đọc kinh bằng tiếng Pali và thấy chữ "atapi" ta nên hiểu chữ đó có nghĩa thực sự như vậy. Ta phải thấy sự tinh tấn sẽ đốt cháy được phiền não. Bây giờ bạn mới thấy tại sao khi dịch chữ "atapa" ra tiếng Anh (hay ra tiếng Việt là "tinh cần") bạn sẽ mất đi ý niệm trên.

Ta phải để nhiều nỗ lực

Khi Đức Phật còn là một vị Bồ Tát ngồi dười cội bồ đề hành thiền để trở thành Phật, Ngài đã phát nguyện mạnh mẽ trong tâm. "Dù cho chỉ còn da, gân, xương, dù cho thịt và máu có khô cạn, ta quyết không bao giờ ngưng hay bỏ bỏ mọi nỗ lực phi thường cho đến khi thành Phật. Ta sẽ không rời khỏi chỗ ngồi nầy cho đến khi thành Phật. Ta sẽ vô cùng cố gắng để đạt đến mục đích." Nỗ lực như thế gọi là "Chánh Tinh Tấn".

Để có chánh tinh tấn bạn phải có nhiều nỗ lực thực sự, chớ không phải nỗ lực hời hợt. Nỗ lực ở đây cũng là chánh tinh tấn, một trong tám chi của Bát Chánh Đạo. Chánh tinh tấn nghĩa là sự nỗ lực để diệt trừ hay tránh xa những bất thiện tâm và để trau dồi và gặt hái những thiện tâm. Muốn chống lại những trạng thái tâm bất thiện để diệt trừ những điều xấu, bạn cần có nỗ lực. Nếu bạn không nỗ lực, bạn không thể chống lại điều bất thiện. Cùng thế đó, bạn cần có sự cố gắng thật sự, mạnh mẽ để thực hánh thiền Tứ Niệm Xứ.

Tỉnh giác hay ý thức sáng suốt

Danh từ kế đó là "tỉnh giác". Tỉnh giác có nghĩa là "thấy rõ ràng". Đối tượng nào mà hành giả để tâm niệm, vị ấy thấy thật rõ ràng. "Rõ ràng" có nghĩa là gì? Nghĩa là hành giả thấy thấu đáo thông suối, thấy với trí tuệ. Khi hành giả niệm hơi thở, vị ấy thấy hơi thở rõ ràng. Vị ấy thấy hơi thở vào rõ ràng phân biệt với hơi thở ra, và hơi thở ra thật rõ ràng phân biệt với hơi thở vào. Hành giả cũng thấy hơi thở phát sanh và diệt. Hành giả trong thời gian nầy chỉ thấy có hơi thở và sự biết hơi thở và không có gì khác mà thường được cho là con người hay một cá nhân. Sự hiểu biết đó gọi là "tỉnh giác" hay ý thức sáng suốt.

Khi bạn có sự tỉnh giác về một việc gì, bạn biết việc ấy và những trạng thái của nó. Cũng theo giáo pháp của Đức Phật, bạn biết rằng chỉ có vật được quan sát và cái tâm quan sát vật ấy, ngoài ra không có gì gọi là một người, hay một cá nhân, đàn ông, đàn bà. Nhìn sự vật như thế ấy được gọi là tỉnh giác. Sự tỉnh giác nầy sẽ đến với bạn sau một thời gian thực tập, không phải đến ngay khi bạn mới bắt đầu hành thiền.

Khi mới bắt đầu hành thiền bạn có thể không thấy hơi thở rõ ràng. Có khi những hơi thở lẫn lộn và không rõ ràng. Nhưng từ từ, với sự tìến triển của tâm định và thực hành, bạn sẽ thấy đối tượng càng ngày càng rõ thêm luôn cả sự sanh và diệt của hơi thở, vân vân.. .Như thế, sự tỉnh giác nầy xảy ra không phải ngay lúc đầu, nhưng sau một thời gian bạn có kinh nghiệm.

Muốn có sự tỉnh giác phát sanh, ta cần một yếu tố nữa, tuy trong kinh không nói tới. Ta cần có tâm định. Nếu không có tâm định, tỉnh giác sẽ không thể phát sanh.

Ta cần phải phát triển tâm định

Tâm định là gì? Tâm định là một trạng thái tâm hay một yếu tố của tâm, để giữ những chi của tâm nằm trong đề mục và không để chúng chạy sang những đề mục khác. Tâm định thường được diễn tả là một thứ tâm có thể ở trên đề mục một thời gian khá lâu. Lấy hơi thở làm đề mục để làm thí dụ, tâm định của bạn luôn luôn để trên hơi thở và tâm bạn không chạy đi nơi khác. Luôn luôn tâm định giữ tâm và những yếu tố của tâm chung lại nhau trên đề mục. Sự định tâm nầy rất cần thiết cho sự tĩnh giác phát sanh. Không có tâm định bạn không hy vọng xuyên thấu được sự vật, và cũng không hy vọng có sự tỉnh giác.

Khi ta đạt được tâm định, tâm của ta lắng xuống và trở nên vắng lặng. Đây là lúc ta bắt đầu thấy rõ sự vật. Giống như nước dơ hay nước bùn trong một ao hồ. Trước tiên, khi có đất cát dơ hay bùn sình trong nước, ta sẽ không thấy đáy của ao hồ qua mặt nước. Nhưng khi đất cát dơ hay bùn sình được lắng đọng xuống và mặt nước trở nên trong ta mới có thể thấy xuyên qua nước. Cùng thế đó, tâm ta cũng như nước bùn hay nước dơ tại vì nó chứa đồ dơ bẩn hay là những ô nhiễm. Khi nào tâm ta còn bị nhiễm độc bởi những ô nhiễm, ta không thể thấy sự vật một cách rõ ràng. Ta phải đè nén hay để những ô nhiễm của tâm lắng đọng xuống trước khi ta có thể thấy sự vật một cách rõ ràng. Những ô nhiễm nầy gọi là những chướng ngại trong tâm.

Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng. Chỉ có khi đó tỉnh giác hay sự hiểu biết thật sự của mọi sự vật sẽ phát sanh.

Tuy rằng tâm định không được nêu lên trong kinh Đại Niệm Xứ, ta nên hiểu rằng sự cần thiết của tâm định được hàm chứa bởi vì nếu không có tâm định ta sẽ không thể có sự tỉnh giác phát sanh. Cho một thí dụ giãn dị sau đây. Một người thợ săn đang đuổi theo một con nai. Người ấy thấy một tảng đá bằng phẳng và người ấy thấy dấu chân ở hai nơi đối diện nhau của tảng đá, mà không phải ở trên mặt hay xung quanh tảng đá. Theo sự nhận xét nầy, người ấy suy diễn rằng con nai phải phóng ngang qua bề mặt trên của tảng đá để đi từ bên nầy sang bên kia. Nghĩa là người ấy thấy phần đầu, và người ấy thấy phần cuối và người ấy suy diễn phần giữa, nghĩa là, con nai phải phóng ngang qua tảng đá. Tương tợ như vậy, chánh niệm ở đoạn đầu và tỉnh giác ở phần cuối. Phần giữa phải là tâm định vì nếu không có tâm định, sẽ không có tỉnh giác.

------------------------------
U. SILANANDA
------------------------------
 

Hoa TÂm

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/06
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Hỏi: - Làm sao biết được tướng nhất tâm?

Ðáp: - Tướng người trụ tâm thì thân nhẹ nhàng, vui vẻ. Sân hận, buồn rầu, các pháp não tâm đều đã dứt hẳn, tâm được sự khoái lạc chưa từng có, hơn hẳn năm dục. Vì tâm trong sạch không nhơ nên thân có ánh sáng. Như gương trong sạch nên phát ra ánh sáng. Như hạt minh châu trong nước thanh tịnh, phát ánh sáng rực rỡ. Hành giả thấy tướng này thì tâm tự an ổn, vui vẻ. Ví như người khát nước, đào giếng tìm nước, thấy đất ướt rồi thì biết không lâu sẽ được nước. Như vậy, hành giả khi mới thực tập thì như đào đất khô, đào mãi không nghỉ, thấy được tướng ẩm ướt, tự biết không lâu sẽ được thiền định. Nhất tâm tin ưa, chuyên cần nhiếp tâm vào sâu trong định, nghĩ như thế rồi chê trách năm dục, thấy người cầu dục là đáng chán.

Như người thấy chó vì không được thức ăn sạch nên ăn phân hôi hám. Do các nhân duyên như vậy nên quở trách dục là tội lỗi, tâm sanh thương xót người thọ năm dục: “Tâm mình có niềm vui mà không biết tìm, lại tìm cái vui bất tịnh tội lỗi bên ngoài”.

Hành giả nên thường tinh tấn, ngày đêm tập các thiện pháp để giúp cho việc thành tựu thiền định, làm cho tâm xa lìa các pháp chướng thiền. Người tập các thiện pháp quán dục giới là vô thường, khổ, không, vô ngã; như tật bệnh, như ghẻ lở, như ung nhọt, như tên bắn vào tim. Ba độc thiêu đốt phát sanh khói mù tranh đấu, ganh ghét, rất đáng chán.

Người quán như vậy gọi là mới tập pháp thiền. Nếu trong khi tập quán mà bị ngũ cái che tâm thì phải diệt trừ. Như sức gió phá tan mây đen che mặt trời, nếu dâm dục cái làm phát sanh tâm nghĩ năm dục, liền nên tư duy: “Ta ở trong đạo tự bỏ năm dục, tại sao nay còn nghĩ lại? Như người ăn lại thức ăn mửa ra. Ðây là tội pháp của thế gian. Nay ta học đạo, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, cho đến trọn đời tình nguyện mãi mãi xa lìa, đoạn trừ năm dục, vì sao trở lại sanh đắm trước, thật là điều chẳng nên” thì liền trừ diệt. Như không cho loài rắn độc vào nhà vì nó là tai họa lớn.

Lại nữa, pháp của năm dục là chỗ cư trú của mọi thứ ác, không thể đảo ngược; lúc đầu thì còn có thể, nhưng lâu về sau sẽ bị nó lừa dối, phải chịu các khổ độc, ganh ghét, sân hận, không ác nào mà không làm. Như túi đựng nhiều dao, dùng tay ôm chặt thì cả hai tay đều bị thương tổn.

Lại nữa, giả sử đủ năm dục nhưng còn không thấy đủ, nếu không thấy đủ thì không có vui, như khát uống nước tương, chưa trừ hết khát thì đâu có vui. Như gải ghẻ lở, bệnh ấy chưa khỏi thì không thể vui.

Lại nữa, dục nhiễm vào tâm thì không còn biết tốt xấu, không còn sợ tội báo của đời này đời sau. Vì thế cho nên phải trừ bỏ dâm dục. Ðã bỏ dâm dục mà còn sanh tâm sân não, tâm sanh sân não thì nên trừ bỏ. Nghĩ đến chúng sanh từ trong thai sanh ra, không lúc nào mà không khổ, đủ các thứ khổ, tại sao lại tăng thêm sự khổ não cho họ? Như người sắp bị giết, thì có người hiền nào lại làm tăng thêm sự đau khổ ấy?

Lại nữa, người hành đạo phải bỏ hết các kết: tôi ta, ái mạn..., tuy không chướng ngại sanh cõi trời mà hành giả còn không nên nghĩ, huống gì sân hận nhổ đi cội gốc của niềm vui.

Lại nữa, như nước sôi sùng sục, không thể thấy hình dáng của mặt, tâm sân hận sanh thì không biết tôn trọng cha mẹ, sư trưởng, thậm chí không thọ nhận lời dạy của Phật. Sân là bệnh lớn, tàn hại vô cùng, giống như La-sát, phải dùng tư duy về Từ tâm để tiêu diệt sân hận. Dâm dục, sân hận đã dừng, nếu đắc thiền định thì được vui vẻ.

Nếu chưa được niềm vui của thiền mà tình thức tán loạn, buồn rầu, rối rắm, tâm chuyển trầm trọng, khù khờ không biết, thì liền biết là giặc ngủ nghỉ hại tâm. Cái lợi ở đời còn bị nó phá huống chi việc đạo. Việc ngủ nghỉ so với chết thì như nhau, khác là còn hơi thở. Như vải che mặt nước thì không thấy bóng dáng, ngủ nghỉ che tâm thì không biết tốt xấu; đối với sự thật các pháp cũng lại như vậy. Khi ấy nghĩ như vầy để trừ bỏ: “Các giặc phiền não đều muốn làm nguy hại, tại sao có thể an nhiên ngủ nghỉ? Như trong chiến trận đối địch, ở giữa mũi nhọn thì không nên ngủ nghỉ. Chưa lìa tai họa già - bệnh - chết, chưa thoát khỏi khổ của ba nẻo ác; ở trong đạo pháp - thậm chí Noãn pháp còn chưa có sở đắc thì không nên ngủ nghỉ”.

Nghĩ như vậy rồi, nếu ngủ vẫn còn thì nên đứng dậy đi lấy nước lạnh rửa mặt, ngó nhìn bốn phương, ngước xem tinh tú; nghĩ về ba việc trừ diệt ngủ nghỉ, không để che tâm:

- Một là sợ hãi, nên tự tư duy: “Vua chết rất mạnh thường muốn giết hại. Nghĩ cái chết kề cận, như giặc đến nhanh không thể ỷ lại; lại như dao bén kề cổ, ngủ liền chém đầu”.

- Hai là an ủi vui thích, nên nghĩ như vầy: “Phật là Ðại sư, có giáo pháp vi diệu chưa từng có, mà ta đã lãnh thọ học tập là sự may mắn đáng mừng” thì tâm ngủ liền mất.

- Ba là ưu sầu, lại nên nghĩ: “Ðời sau sẽ trải qua bao lần thọ thân, tai họa khổ đau vô lượng vô biên”.

Các nhân duyên như thế quở trách sự ngủ nghỉ.

Tư duy như vậy thì ngủ nghỉ liền dứt.

Nếu Trạo hối cái khởi thì nên nghĩ như vầy: “Người đời vì muốn trừ bỏ ưu buồn nên tìm cầu sự vui vẻ mà sanh trạo hý. Nay ta khổ hạnh tọa thiền cầu đạo mà tại sao tự buông lung tâm trạo hý? Thật là không nên!”. Phật pháp trọng việc nhiếp tâm, coi đó là gốc thì không nên thô tháo, tự phóng túng tâm. Như sóng nước lăn tăn không thấy bóng dáng, trạo hý làm tâm xao động không biết đẹp xấu. Hối như trong thiền độ đã nói.

--------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
SOLITUDE AND NATURE

(TRẠNG THÁI CÔ ĐƠN VÀ THIÊN NHIÊN)



Trạng thái cô đơn nên được trau dồi. Sự cô đơn giữa tinh thần và thể chất. Sự cô đơn về thể chất là đơn độc, tôi không muốn nói rằng chúng ta nên tránh gặp gỡ nhiều người, mà chúng ta nên nói rằng chúng ta nên dành thời gian yên tĩnh một mình.

Sự cô đơn về tinh thần có nghĩa là không suy nghĩ quá nhiều về bất cứ điều gì nhưng hãy cảnh giác và tỉnh thức. Một số người cho rằng khi chúng ta không suy nghĩ về bất cứ điều gì thì khi dó chúng ta đang ngủ say hay lờ mờ và buồn ngủ. Họ không hiểu được điều quan trọng của sự cô đơn, họ muốn được ở cùng với một người nào đó mà người đó có thể đem đến cho họ niềm vui hay kích thích họ bằng một lý do nào đó. Việc ao ước cho sự phấn chấn, khi không có điều gì để kích thích thì khi đó họ trở nên buồn chán, thậm chí khi họ ở một mình, họ đọc sách hay xem tivi, nghe radio hay nghĩ dến những điều mà làm và sẽ làm. Hãy ở một mình, đừng đọc sách và cũng đừng xem tivi, đừng nghe radio hay suy nghĩ một điều gì đó, họ không bao giờ nghĩ rằng đó là một điều rất bổ ích.

Khi tôi sống một mình, không nói chuyện nhiều, tôi sống trong một thế giới khác, tôi gọi đó là thế giới của tâm linh. Nhưng khi tôi nói quá nhiều với mọi người về tất cả những khía cạnh thuộc về thế giới này thì tôi cảm nhận rằng tôi đã được kéo trở vào cái thế giới của những sự ham muốn ái dục và thật nông cạn, rất quan trọng để lắng nghe, đáp lại và tham gia vào cuộc đàm thoại đó.

Thời tiết hôm nay thật đẹp, mây trắng, bầu trời xanh thẳm, đôi lúc lại có mưa, và ở phía xa có tiếng sấm, thật yên tĩnh. Tôi có mọi thứ tôi cần, có những quyển sách để đọc, và đủ thức ăn để dùng. Một cái cốc gỗ nhỏ, mọi người để tôi được sống một mình. Tôi không có lý do để buồn phiền cả. Sự không hài lòng là một căn bệnh, mọi người không hiểu rằng chính họ đã làm cho họ không vui, tham lam, ngã mạn, ganh tỵ. Nhiều người muốn rời Myanmar, sự khuấy động khắp mọi nơi. Tôi ở đây như một ốc đảo. Người ta nói rằng họ cảm thấy hạnh phúc khi đến tu viện, họ đang củng cố cho nhau để được khiêu chiến. Họ không nhìn thấy được cái hạnh phúc không có từ bên ngoài, nếu quý vị cứ giữ mãi những ô nhiễm bên mình thì cho dù có đi ở nơi đâu thì quý vị cũng sẽ không hạnh phúc. Trong mỗi hoàn cảnh luôn luôn có những điều sai trái, và mọi người luôn đổ lỗi cho nhau “Tôi không hạnh phúc vì những lỗi làm của người khác” thật lạ là chúng ta không nhìn thấy những khuyết điểm của chính mình.

Tôi bây giờ đang ở M, tôi đã đến đây một tuần trước đây, thật tuyệt và yên tĩnh, không có nhiều người ủng hộ ở đây, chỉ là những người dân trong làng, những người làm nông trại. Một nơi thật đơn giản với những người đơn giản, chỉ có tâm tôi là gây nhiều phiền phức mà thôi. Có rất nhiều chim, tôi lắng nghe chúng, và những làn gió thì đuổi nhau trên những ngọn cây, thật êm ả và dễ chịu. Ở đây thật khác so với những thành phố bận rộn và ồn ào, một thế giới hoàn toàn khác. Những thành phố thật lớn và những con người quá quan trọng thì thật là xáo trộn và phiền toái.

Ở M thật yên bình và tỉnh lặng, ở đây không có chiến tranh bởi vì không có tổ chức. Hôm nay có nhiều mây và lại có mưa phùn, yên tĩnh thật. Lũ chim đang hót và những chiếc lá khô đầy sân. Cây cối đang dang rộng những cánh tay trơ trụi để chào đón cơn mưa, nóng và khô làm sao, không có vấn đề. Chúng ta nhặt tất cả những chiếc lá và sẽ trồng lại chúng khi cơn mưa đầu mùa.

Tôi là môt con sư tử núi, cô độc, nhưng không cô đơn nữa. Tôi đã học cách sống một mình. Đôi lúc tôi muốn bộc lộ những sự hiểu biết sâu sắc nhất của tôi, thật khó để tìm ra một người có thể hiểu cách để lắng nghe, hiểu và coi trọng. Hầu hết tôi là người lắng nghe, nhưng người ta thích trao đổi với tôi.

Cuộc sống của tôi thật đơn giản và thanh bình, mặc dù không phải lúc nào tôi cũng vui vẻ. Đôi lúc tôi cảm thấy rất buồn vì không thể giúp những đứa con gái của tôi trong nhiều cách. Nhưng tôi sẽ không trút bỏ, tôi thích là một nhà sư và sống trong một khu rừng, tôi nghĩ mình là một tu sĩ ẩn dật thuộc về thiên nhiên. Tôi thích nói chuyện với bạn bè, họ thật sự có điều gì đó để bày tỏ. Và tôi cũng muốn dành nhiều thời gian để hành thiền, yên tĩnh, thanh bình và trong sáng, không có những điều như thế giới hỗn loạn bên ngoài.

Rỗi những điều gì lại đến với quý vị? Tôi hiểu được những điều làm xáo trộn hơn, không dễ dàng để được yên tĩnh. Ở đây mọi thứ đều giống nhau chỉ có điều là càng ngày càng rất ít cây cối, quá tồi tệ.

Tôi có một tập thơ mà quý vị đã gởi cho tôi “The mountain poems of stonehouse” tôi yêu thích nó và tôi cũng rất thích khi quý vị hiểu được những khía cạnh của ý nghĩa của bài thơ. Tôi yêu Stonehouse cũng như Ryokan, cả hai trong số chúng thì ở gần bên tôi, tôi thường đọc chúng, thật sự tôi sống với chúng.

Tôi thích thú nhìn những bức tranh phong cảnh của Trung Quốc. Tôi thích đi sâu vào ngọn núi và sống gần ngôi làng yên tĩnh và đơn giản. Một ngày nào đó tôi sẽ làm điều đó, cái thế giới này ngày càng trở nên điên cuồng. Sự bất toại nguyện và phiền não thì đang đốt cháy giống như ngọn lửa rừng, nó lan xa và giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Rất ít người coi trọng sự thông thái xa xưa, sự toại nguyện, sự giản dị, việc Tây phương hóa là một vấn đề.

Bây giờ tôi trở lại cốc sau cuộc đi dạo, ánh trăng đêm nay sáng và thật là tròn. Khí hậu lạnh và đấy sương mù, cơn mưa chấm dứt, tuyệt vời và huyền bí.

Một con thằn lằn đang bò trên cây trước cái cốc nhỏ của tôi, lại một con bồ câu kêu gù gù phía sau cốc của tôi. Có phải bạn còn muốn biết thêm một điều gì khác nữa đối với cuộc đời tôi không?

Tôi đã tìm ra một nơi, ở đó thật yên bình, không quốc gia, không đất nước, chính phủ, tôn giáo, và không sự xét đoán, tôi thường đi đến đó, một ngày nào đó tôi sẽ đi đến đó và ở lại đó một thời gian.


-------------------------------------------
U JOTIKA
-------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Những trạng thái tâm căn bản cần thiết

Có bao nhiêu phần tử của tâm mà ta đã nói đến? Ta có bốn - và chúng kết hợp thành bốn trạng thái tâm rất căn bản cần thiết trong sự thực hành thiền chánh niệm. Thứ nhứt là tinh cần, thứ hai là tỉnh giác, thứ ba là tâm định, và thứ tư là chánh niệm. Bốn trạng thái tâm nầy là những phần tử cần thiết của sự thực hành thiền. Khi ta thực hành thiền, bốn phần tử của tâm nầy phải làm việc chung và hòa hợp với nhau. Nhưng còn một tâm khác mà không được nêu lên trong kinh, đó là đức tin.

Ta cần có đức tin

Đức tin hay sự tin tưởng cũng là một yếu tố quan trọng bởi vì nếu ta không có sự tin tưởng nơi phương pháp dạy của Đức Phật, ta sẽ không áp dụng thực hành. Nếu không có đức tin, sẽ không có sự thành công trong bất cứ việc làm gí. Trong Phật giáo, ta không có đức tin mù quáng. Đó không có nghĩa là ta không có đức tin. Ta có đức tin hay sự tin tưởng nơi Đức Phật và giáo lý của Ngài. Ta tin tưởng rằng chú tâm quán niệm những đề mục trong Tứ Niệm Xứ ta sẽ thấy đặc tánh thật của những sự vật nầy- là vô thường, và nó dẩn đến đau khổ và chúng vô ngã.

Đức tin cũng là một phần của sự thực tập thiền tuy nó không tích cực hoạt động khi thiền hay khi thực tập chánh niệm, nó vẫn hiện diện và làm việc hòa hợp với những yếu tố tâm khác. Cho nên nếu ta thêm yếu tố đức tin vào bốn yếu tố mà ta bàn tới lúc đầu, bây giờ ta có năm yếu tố và chúng được gọi là Ngũ Căn. Tiếng Pali gọi là Indriyas. Các thiền sư thường thích nói về Ngũ căn nầy. Năm yếu tố nầy phải làm việc cùng một lúc và hòa hợp với nhau nếu ta muốn có được một sự thưc hành tốt đẹp. Nếu chúng không làm việc hòa hợp nhau thì ta mất thiền.



Thăng bằng giữa tinh tấn và định

Khi ta thực hành thiền sự thăng bằng giữa tinh tấn và định rất quan trọng. Nếu chúng không thăng bằng, nghĩa là, nếu một trong hai cái quá nhiều, ta sẽ kinh nghiệm sự khó khăn trong khi hành thiền. Ta phải nỗ lực cho vừa đủ, không nhiều lắm và cũng không ít lắm. Nhiều khi ta nổ lực nhiều quá vì ta nóng lòng muốn đạt được điều gì. Kết quả là ta mất thăng bằng. Thế nên, quá nhiều tinh tấn không đem lợi gì cho ta. Ngược lại, việc gì xảy ra khi ta nỗ lực ít ? Ta sẽ trở nên buồn ngủ, lười biếng và ta không thể chú tâm và không thể hành thiền được. Cho nên ta tinh tấn vừa đủ không nhiều quá và cũng không ít quá. Khi có quá nhiều tinh tấn thì định tâm không đủ. Nếu bạn để quá ít tinh tấn, thì sự định tâm lại không đủ.

Giả thử như bạn hành thiền và bạn được định tâm tốt. Sau khi được định tâm tốt, bạn sẽ giảm bớt nỗ lực, bạn sẽ trở nên lười biếng hay buồn ngủ. Khi việc nầy xảy ra, bạn phải cố gắng nhiều hơn và chú tâm nhiều hơn trong sự hành thiền. Nhiều khi bạn phải chú tâm đến nhiều đề mục khác, chú tâm đến mỗi đề mục mỗi lần riêng biệt trong sự hành thiền. Như vậy, tinh tấn và định tâm phải thăng bằng để cho ta hành thiền tốt đẹp và có sự tỉnh giác.

Có khi, bạn đang hành thiền có tâm định tốt, thình lình bạn mất đi sự định tâm. Tại sao? Một trong những lý do có thể là bạn để quá nhiều tinh tấn. Do sự mong muốn để cho sự hành thiền tốt hơn, ta có lẽ để quá nhiều sự tinh tấn. Kết quả là ngược lại sự mong muốn của ta. Có khi trong khi hành thiền bạn có được tâm định tốt và mặc dù tâm định tốt, bạn cảm thấy buồn ngủ hay ngủ gật. Tại sao vậy? Có thể là bạn có quá nhiều tâm định. Nếu có quá nhiều định tâm, bạn nên giảm bớt sự định tâm và tăng thêm sự tinh tấn.

Như vậy, hành thiền không phải dễ. Sư không muốn làm bạn nãn lòng chớ thật sự hành thiền không phải dễ. Nó rất tinh tế. Chỉ một chút mất thăng bằng của tâm cũng có thể phá sự định tâm mà bạn đã công phu bồi đấp với nhiều nỗ lực. Cho nên, năm trạng thái tâm kể trên phải làm việc song song và hòa hợp với nhau. Hành thiền cũng giống như một cái máy. Có nhiều bộ phận trong một cái máy, và mỗi bộ phận phải làm việc đúng và đồng ăn khớp, hòa hợp với nhau. Nếu một bộ phận không chạy thì cả cái máy sẽ không chạy. Cùng thế ấy nếu một yếu tố trong tâm không làm việc đúng thì cả sự hành thiền sẽ bị mất đi sự thăng bằng. Thế cho nên, mỗi một trạng thái tâm trong ngũ căn phải làm việc đúng và hòa hợp với những trạng thái tâm kia.

-------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nhạn Bay Qua Biển:

Nhạn quá trường không.
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý.
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.


Trong cuộc sống hằng ngày, để giữ được bản tâm thanh tịnh thường hằng, mắt chúng ta trông thấy sắc rồi thôi, không lưu giữ bất cứ hình ảnh nào dù thương yêu hay thù ghét, tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không, không lưu giữ bất cứ âm thanh nào dù êm dịu hay chói tai. Chúng ta nên học hạnh của đất, dù nhận chịu những lời nói tán dương khen tặng hay phê phán phỉ báng của thế nhân, những người biết tu tâm đều biến thành những đóa hoa tươi, tô điểm cho cuộc sống tu hành đạo hạnh ngày càng tinh tiến hơn.

Cũng giống như con chim nhạn trên không, in bóng dưới nước lạnh khi bay ngang qua dòng sông, nhưng khi chim nhạn bay mất tích thì bóng dáng trong nước cũng không còn. Tại sao vậy? Bởi vì con chim nhạn không có ý lưu lại dấu tích, còn dòng nước lạnh không có tâm lưu giữ hình ảnh của con chim nhạn kia. Tu hành được như vậy, cõi lòng chúng ta sẽ khinh an, nhẹ nhàng, thảnh thơi, cảnh trầm luân sanh tử sẽ sớm vượt qua, cảnh giới niết bàn thanh tịnh sớm được chứng đắc.

--------------------------------------------
Source: Thích Chân Tuệ
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tâm và Tướng:

Người chỉ lo việc tu tướng, không chú ý việc tu tâm, không biết học hỏi chánh pháp, chấp chặt hình thức nghi lễ, lạy Phật với tâm cầu danh, thích được cung kính, chú trọng việc đi đứng một cách thái quá, đến đỗi trông giống như người máy, hay người vừa khỏi bệnh, hoặc chú trọng nhiều về phần vật chất bên ngoài, tức là thiên về phần sự tướng, không biết quán sát và chuyển hóa nội tâm, không biết pháp môn nào để áp dụng.

Cũng có nhiều người chỉ lo việc tu tướng, chăm chú việc làm phước thiện, hay chỉ biết đến chùa làm công quả kiếm phước, không màng việc học hỏi giáo lý để tu tâm. Vì vậy cho nên, người chỉ lo việc tu tướng là người chỉ bước vào cửa chùa, chưa bước vào cửa đạo, bên ngoài hình tướng có vẻ đổi khác, nhưng bên trong tâm trí vẫn còn nguyên phiền não trước đây, nay còn cộng thêm phiền não mới của người tu tướng: thường hay chấp chặt những định kiến cá nhân, tranh cãi thị phi, xáo trộn bất an.

Nơi đây chúng ta không đề cập đến các trường hợp tệ hại của những người tu tướng giả dối để gạt gẫm mọi người, tranh đoạt danh lợi, tìm kiếm lợi dưỡng, lợi dụng tín ngưỡng của thế gian. Tây phương có câu: "Chiếc áo cà sa không tạo ra người tu sĩ" (L’habit ne fait pas le moine). Cổ nhân cũng có câu: "Tri nhân tri diện bất tri tâm", nghĩa là: biết người, chỉ biết được mặt, thấy được hình tướng bên ngoài, không thấy biết được tâm địa bên trong.

Người chỉ lo việc tu tâm, không chú ý việc tu tướng, không biết học hỏi nghi lễ, không thực hành việc lễ lạy, không cần đến chùa, chỉ chú trọng việc nghiên cứu kinh điển, thiên về phần lý thuyết, không biết áp dụng thực tế như thế nào, thường nghĩ rằng tu tâm là quan trọng, chỉ cần tu tâm là đủ, hình thức bên ngoài ra sao cũng được, ăn mặc, đi đứng, nói năng thế nào cũng được. Thực ra, trong kinh sách có câu: "Lý sự viên dung", nghĩa là con người cần có lý thuyết vững vàng, giáo lý thông suốt, đồng thời phải chú ý đến việc hành sự, tức là tu tướng và tu tâm đồng thời, hay phước tuệ song tu. Được như vậy, hành giả chắc chắn sẽ bước vào cửa đạo, an lạc trong biển pháp của chư Phật, giải thoát khỏi phiền não và khổ đau.

* * *
Tóm lại, chúng ta khó có thể nhận xét được tâm tánh con người khác nhau như thế nào qua hình tướng bên ngoài. Do đó, trong vấn đề tu tâm, người nào tu đến đâu, tự người đó biết, hoặc người tu cao hơn sẽ biết. Sách có câu: "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", chính là nghĩa đó vậy. Đơn giản nhận xét: người tu nào càng ngày càng cảm thấy an lạc hơn, phiền não càng giảm bớt hơn, thì người đó đang tu đúng chánh pháp, có tiến bộ. Bằng như người nào càng tu càng thấy phiền não nhiều hơn, thì nên xét lại phương pháp tu hành của mình.

Chư Tổ thường khuyên "phản quang tự kỷ", nghĩa là chúng ta nên tự lo việc tu tướng và tự lo việc tu tâm, soi sáng lại chính bản thân bản tâm mình, tức là tự lo tu cho chính mình, chớ nên để ý dòm ngó người khác ở chung quanh tu như thế nào, để tâm chúng ta khỏi loạn động vì sự phê phán thị phi, đúng sai, phải quấy.

Sách có câu:

"Hữu tâm vô tướng, tướng tùng tâm sanh"
"Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt".

Nghĩa là: Có người tuy không có hình tướng tốt đẹp, không hảo tướng, nhưng phát tâm từ bi hỷ xả, tu tập dần dần, một ngày nào đó hình tướng bên ngoài sẽ trang nghiêm hơn, nét mặt hiền hòa hơn, thân khẩu ý thanh tịnh hơn, mọi người ai ai nhìn thấy cũng sanh nhiều thiện cảm hơn, quí mến hơn.

Trái lại, có người tuy hình tướng bên ngoài đẹp đẽ sang trọng, nhưng tâm địa tham lam, sân hận, ngu si, ác độc, gian giảo, lâu ngày những nét đẹp trước kia diệt mất, không còn nữa, nét thâm sâu gian hiểm lộ dần trên gương mặt, mọi người có thể nhận thấy dễ dàng.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

"Ly nhứt thiết tướng thị danh thực tướng".

Nghĩa là: Trên bước đường công phu tu tập, nếu không có lòng cố chấp, tâm chấp chặt, biết lìa bỏ tất cả các hình tướng bên ngoài, kể cả việc chấp chặt các pháp môn, tông phái, chúng ta sẽ giác ngộ được thực tướng, đó chính là bản tâm thanh tịnh mà tất cả mọi chúng sanh đều đồng nhau, không khác. Nói một cách khác, không chấp tướng, chúng ta sẽ thành tựu viên mãn việc tu tâm.

Giáo lý của đạo Phật vi diệu ở chỗ: tích cực giúp đỡ con người chuyển hóa phiền não khổ đau thành an lạc hạnh phúc, chuyển hóa tâm cấu nhiễm thành tâm thanh tịnh, chuyển hóa phàm phu tục tử thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là thành Phật. Tất cả đều do tâm của chúng ta tạo ra. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Nhứt thiết duy tâm tạo", chính là nghĩa đó vậy.

------------------------------------------
Source: Thích Chân Tuệ
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
VÔ NGÃ và PHI NGÃ


Vacchagotta hỏi bậc đạo Sư:

'Vậy, Sa Môn Gotama, có ngã không?' Khi được hỏi như vậy, bậc Đạo Sư im lặng.

_ Vậy thì không có Ngã?

Lần thứ hai, bậc Đạo Sư im lặng.

Vacchagotta bèn đứng dậy bỏ đi.

Sau khi Vacchagotta bỏ đi không bao lâu, tôn giả Ananda hỏi bậc Đạo Sư:

Thế Tôn, vì sao Thầy không trả lời câu hỏi của Vacchagotta?'

_ Ananda, nếu ta, được Vacchagotta hỏi có ngã hay không, mà trả lời là có ngã thì đồng với các ngoại đạo chủ trương thuyết Thường (cho rằng có một linh hồn bất diệt.) Và nếu ta ... trả lời là không có ngã thì đồng với các ngoại đạo chủ trương thuyết Đoạn (cho rằng sau khi chết thì không còn gì nữa.) Nếu ta ... trả lời rằng có ngã, thì đó có phù hợp với kiến giải[1] tất cả mọi hiện tượng đều không phải Ngã hay không?

_ Bạch Thế Tôn, không.

_ Và nếu ta ... trả lời rằng không có Ngã, thì kẻ hoang mang Vacchagotta sẽ càng hoang mang hơn: ‘Cái Ngã mà ta thường có, bây giờ lại không có sao?’

---------------------------------
[1] Xem ‘No self or not-self’ và ‘The not-self strategy’ của Thanissaro Bhikkhu
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Hành trình tu tập không phải luôn dễ dàng như ý ta muốn, mặc dù thật ra nó rất đơn giản: Ðó chỉ đơn giản là cách học đối diện với tất cả thực tại vẫn luôn đổi thay trong từng giây phút ngay trước mắt mình. Một thiếu phụ phương Tây sau nhiều năm tìm sang Châu Á, bà đã quay về với tư cách và trình độ của một Thiền sư. Một hôm trong lúc đang rửa chén sau buổi cơm chiều, bà nhìn vào mấy chiếc đĩa rồi nói về pháp môn Thiền Ðịnh: "Có là lạ lùng lắm không, khi người ta cứ chọn một bãi cát lún để an trí một món đồ như là trên mặt phẳng chắc chắn?" Ðó quả là một câu nói hết sức ý nhị. Chính khả năng mở rộng đôi mắt trong từng phút giây để nhận diện cái bất toàn của vạn hữu là nguồn cội cho tất cả nguồn Ðạo lực và sự tự do trong đời sống. Cái khả năng đó cho phép ta đón nhận mọi sự, đối diện với tất cả để tìm thấy những bài học trong tất cả thực tại mà tự chúng luôn hiển hiện. Chỉ riêng mỗi phút giây thực tại, từng tình huống của cuộc sống đều có thể là những vị thầy cho chúng ta, mang lại cho chúng ta những cơ hội phát triển tình thương và trí tuệ. Thái độ sống tranh thủ này sẽ luôn giúp ích rất nhiều cho công phu Thiền Ðịnh của mỗi người: Từ việc duy trì thời gian Thiền Ðịnh, cho đến những khả năng phơi mở, thăng hoa, tra vấn và nhìn ngắm. Hãy luôn tự tìm thấy cho mình những bài học qua các câu tự vấn, điều đó chắc chắn sẽ giúp cho cuộc tu của chúng ta ngày một nhiều ý nghĩa hơn.
----------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?

.............................
Và này các Tỷ kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị nầy không quán sắc là tự ngã, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ...không quán tưởng...không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
............................
Kinh Nhất Dạ Hiền Giả
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
NHỊ ĐẾ:Y VÀ BẤT Y

1-Y pháp bất y nhân:
Nương tựa, y cứ vào Pháp chứ không nương tựa người giảng Pháp, nói Pháp

2-Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh :
Kinh Liễu nghĩa là Kinh nói về chân lý tuyệt đối. Còn Kinh Bất liễu nghĩa là Kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối. Cả hai đều là sự thật căn bản nhưng nên theo Kinh Liễu Nghĩa .

3-Y nghĩa bất y ngữ:
Căn cứ vào nghĩa lý chứ không phải câu chữ. Đừng mắc kẹt vào câu chữ, ngôn từ, nó chỉ là phương tiện nhằm “đánh thức” tuệ giác chứ nó không phải là tụê giác. Chuyện du sĩ Lepali thâm ngộ giáo Pháp, từ bỏ thày cũ của mình xin quy y, Đức Phật đã khuyên vị ấy nên suy nghĩ cho kỹ, bởi đạo Phật là đến để thấy, không phải đến để tin. Chỉ sau khi thực sự sống và thấy nó an lạc, hạnh phúc thì hãy tin theo. Đức Phật còn bảo rằng: “Đừng vội tin chỉ vì tôn kính bậc đạo sư”.


4-Y trí bất y thức :
Nương tựa vào trí tụê mà không nương tựa vào kiến thức.
Trí tuệ là hai danh từ ghép dung thông nhau, tuy nhiên có đôi chút khác nhau. Đạt tới sự tướng hữu vi là Trí- Nghĩa là mọi sự việc hiện bày rõ ràng, có sự phân biệt, tính đếm; nên nó quyết đoán. Đạt tới sự lý vô vi gọi là Tuệ- đó là sự thông tỏ, mà không còn phân biệt, tính đếm.

Trí tạo tác dụng cho Tuệ. Tuệ bao hàm, thông đạt tác dụng của Trí. Cho nên gọi đủ phải là Trí Tuệ. Và chỉ có “Y Trí”, tuệ giác mới phát sinh, tức cái “thấy” khách quan được thông tỏ tận cùng; ở đó không có tham, sân, si bởi nó là Thật tướng tức Chân tướng. Vì thế đây là chỗ đáng được nương tựa, y cứ, để học hiểu, tăng ích trí tuệ. Còn “Bất y thức”, tức không nên nương tựa vào kiến thức, hoặc là đối tượng của nhận thức. Chức năng của “Thức” là sự phân biệt, phân tích, phân loại. Sự nhận biết đối tượng của nhận thức được thông qua các giác quan cụ thể như: mắt, tai, mũi, lưỡi…Nó là trung gian của suy luận và khái niệm nên đương nhiên nó hàm chứa tham, sân, si…khác với Trí tuệ là trực giác nên không có tam độc này.

------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chúng sinh sở dĩ phải tiếp tục luân hồi trong cái vòng Sinh Diệt bất tận, là bởi họ đã không thấm nhuần Bốn Pháp Học!:

1-Giới đức cao thượng

2-Ðịnh tâm cao thượng

3-Trí tuệ cao thượng

4-Giải thoát cao thượng.


--------------------------------------
KINH ĐẠI NIẾT BÀN
---------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tại Sao Thân Nầy Không Phải Là Tự Ngã?

-- Nầy chư Tỳ Khưu, nếu thân nầy là tự ngã, là chính ta, ắt nó sẽ không có khuynh hướng làm cho ta đau khổ hay sầu muộn, và ta phải có khả năng sai bảo, 'Thân tôi phải như thế nầy (tức phải ở trong những điều kiện tốt đẹp nhất); thân tôi phải không như thế kia (trong một tình trạng tồi tệ bi đát).' Ta phải có thể ảnh hưởng đến thân như thế đó."

Nếu thân nầy là tự ngã, là chính ta, ắt nó không làm cho ta đau đớn, nhưng trong thực tế thân nầy bắt buộc ta phải chịu đau khổ bằng nhiều cách. Nó không tồn tại trẻ trung và khoẻ mạnh, nó trở nên già nua, bệnh hoạn và chết. Nếu không có thân ắt ta không bị đau khổ vì tóc bạc, răng long, lưng khòm, tai điếc, mắt mờ, chân mỏi, gối dùn, tàn tật. Chính thân nầy làm cho ta chịu đau khổ.

Lại nữa, bởi có thân nên ta phải chịu đau đớn: đau mắt, đau tai, đau răng, đau lưng, đau bụng, phải chịu nóng, chịu lạnh, chịu đau và chịu nhức, và những chứng bệnh máu, bệnh da, bệnh bao tử và bọng đái. Những chứng bệnh nầy phát sanh bởi vì có thân. Bởi có thân nên chúng ta đau khổ vì đói, vì khát, vì bị muổi mồng và những loại rắn rít v.v... chích cắn. Cũng vì có thân nên ta đau khổ khi ở trong những cảnh giới bất hạnh. Tóm tắt, chúng ta phải chịu những hoàn cảnh đau đớn và sầu khổ cũng vì có thân. Cũng do nơi thân nên trong kiếp sống làm người ta phải chịu những hiện tượng như chết chóc. Khi những thành phần của sắc pháp trong thân biến chuyển, suy đồi và hư hoại thì cái chết đến. Có thể nói rằng cơ thể vật chất nầy làm cho ta đau khổ vì nó hoại diệt.

Như vậy ta có thể suy gẫm rằng nếu cơ thể vật chất nầy thật sự là chính ta ắt nó không làm cho ta đau khổ vì già, bệnh và chết. Ta có thể làm cho người khác đau khổ nhưng sẽ không làm cho chính mình đau khổ. Nếu thân nầy là chính nó ắt nó sẽ không làm cho nó đau khổ vì già nua, bệnh hoạn v.v...

Lại nữa, dầu trước khi bắt đầu già, bệnh và chết, thân nầy cũng không ngớt gây cho ta đủ loại sầu muộn dưới nhiều hình thức. Mặc dầu còn trẻ trung, tương đối cường tráng và dồi dào sức khoẻ, ta cũng không thể ở yên không động đậy một thời gian lâu dài trong một tư thế như ngồi, đứng, hay đi. Phải luôn luôn xoay trở, luôn luôn cử động. Tất cả chúng ta đều biết rằng ở yên lâu dài trong một oai nghi là khó như thế nào. Chúng ta biết rằng ngồi yên trong nửa giờ hay một giờ không cử động, hoặc nằm yên trong hai hoặc ba tiếng đồng hồ mà không nhúc nhích là khó như thế nào. Ta phải thường xuyên thay đổi tư thế vì sẽ cảm nghe đau nhức hay bực bội ở chân sau một thời gian ở yên không cử động. Tất cả những trạng thái khó chịu ấy khởi sanh vì cơ thể vật chất nầy; nói cách khác chính cái thân nầy làm cho ta khó chịu.

Vậy, ta có thể suy tư rằng nếu thân nầy là chính ta, là tự ngã của ta, ắt nó không gây đau khổ cho ta như vậy.

Lại nữa, nếu thân nầy là chính ta thì ta phải có thể sai bảo, "Thân phải như thế nầy, thân phải không như thế kia." Tất cả chúng sanh đều muốn thấy thân mình luôn luôn khoẻ mạnh và trẻ trung cường tráng, không già nua, không bệnh hoạn, và không chết. Nhưng cơ thể vật chất nầy không bao giờ vâng lời, nó từ chối, không làm theo ý ta muốn. Thời xuân xanh son trẻ vững bước đi dần đến tuổi già, sức cường tráng khoẻ mạnh từ từ giảm sút, suy đồi, và đưa dần đến bệnh hoạn, rồi sau cùng đến bại hoại và chết.

Nếu thân nầy là chính ta nó sẽ không gây đau khổ cho ta và nó phải vâng theo ý muốn của ta. Trong khi người khác có thể không tùng phục vâng lời ta thì ít ra thân nầy -- tức chính ta -- phải làm theo ý muốn của ta vì nó là chính ta. Nhưng thực tế không phải vậy. Ðiều nầy cho thấy rằng thân nầy không phải là tự ngã, là chính ta. Vì lẽ ấy nó triền miên gây đau khổ cho ta và không nằm dưới quyền kiểm soát của ta.
---------------------------
KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGÀI A NAN ĐA :

Lúc ông mới đến với đức Phật, A Nan Ða là người chứa đầy vô minh, phiền não, ngã mạn và tự đắc. Nhưng càng về sau, nhờ sống bên cạnh đức Bổn Sư, mà ông mỗi ngày một thấm nhuần chân lý giải thoát. Thấm nhuần đến độ mà không còn là ông nữa! Ông đã biến thành hiện thân của Pháp Bảo, biến thành "Pháp Thân" của đức Phật, để hơn 2500 năm sau, cái tên A Nan Ða không còn là một danh xưng nữa, mà nó chính là "ngôn ngữ mở đề" của các kinh điển Phật giáo.

Như mấy câu thơ đây của Rainer Maria Rilke đã ca ngợi A Nan Ða:

"Thấy sự thật mà không tự hào tinh mắt,
Hiểu sâu xa không nghĩ tuệ mình cao.
Hàng Thinh Văn như thế hiếm dường nào,
Như giọt nước long lanh trong sa mạc".

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Một hôm tôi đang ngồi thiền, đến khoảng 45 phút tôi bắt đầu cảm thấy chân đau nhức khó chịu, cảm giác nhức nhối cứ tăng dần và đầu óc tôi bắt đầu căng thẳng vì tranh đấu chống lại sự đau nhức mà trước đây tôi chưa bao giờ biết đến.

Tôi đang phân vân không biết nên đổi oai nghi hay cứ ngồi mà chịu trận, và cứ thế sự căng thẳng dâng lên tột độ, hết chịu nổi rồi ! Bỗng nghe văng vẳng giọng nói của Thiền sư thật dịu dàng như chính Ngài đang chia sẽ với tôi cơn đau trầm trọng đó.

Ngài nói : “Các hành giả gắng giữ chánh niệm. Khi đau hãy sáng suốt trầm tĩnh ghi nhận trạng thái đau một cách trung thực, đừng sợ hãi, lo âu và chống lại. Cứ giao phó thân xác này cho cơn đau, đó là bố thí “Ba la mật”. Cứ ngồi yên đừng chìu theo thói quen dễ dãi của bản năng, đó là trì giới “Ba la mật”. Cứ duy trì đề mục thiền quán không xao lãng, đó là tinh tấn “Ba la mật”. Cứ thản nhiên chịu đựng cơn đau, đó là nhẫn nại “Ba la mật”. Cứ nhất tâm chuyên niệm, đó là ly dục “Ba la mật”. Cứ trả cơn đau về với bản chất đơn thuần của một cảm thọ trong tự tánh Paramattha của nó, đó là chơn thật “Ba la mật”. Cứ dũng mãnh quyết tâm, không chần chừ ngần ngại, đó là quyết định “Ba la mật”. Cứ rải tâm mát mẻ vô sân cho chính cơn đau, đó là tâm từ “Ba la mật”. Cứ để cơn đau đến đi tự nhiên, không giữ lại, không loại trừ, đó là tâm xả “Ba la mật”. Vậy nhờ cái đau mà Ba la mật được tròn đầy, thì chịu đựng cơn đau còn xứng đáng hơn là đắm chìm trong dục lạc”. Lời nói dịu dàng như một làng gió mát, đánh thức tôi về với thực tại, xoá mất lằn ranh của sự đấu tranh giữa năng và sở như một sự sống tròn đầy, thâm sâu và trọn vẹn. Ngay khi tôi đang tràn ngập trong sự hoan hỷ của một trạng thái an bình viên mãn như kẻ khát khô đang hân hoan thưởng thức một bát nước đầy, thì chợt nghe tiếng Ngài vọng lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng sắc bén :

“Khi quán chiếu thân này, hơi thở vô hay ra cơ bụng phồng xẹp, đó chỉ là phong đại, tính chất lưu chuyển của sắc pháp mà thôi. Cảm giác cứng mềm trong sự tiếp xúc giữa chân và tay, giữa bàn toạ và chỗ ngồi v.v…đó chỉ là địa đại, tính chất thô trương của sắc pháp mà thôi. Cảm xúc nóng lạnh phát ra trong cơ thể, đó chỉ là hoả đại, tình chất thành thục của sắc pháp mà thôi. Và chúng ta có thể ngồi yên trong tư thế này mà không bị rời rã, chính là do thuỷ đại, tính chất liên kết các phần tử của sắc pháp mà thôi. Thân này chỉ là các đại hợp thành, vô thường trống không và chẳng thể tìm đâu ra các ngã”.

Tôi như người chợt tỉnh. Khi đau không thấy chỉ là một cảm thọ khổ đang sinh diệt trên thân mà lại thấy là “tôi đau”. Đến khi nhất tâm an lạc lại không thấy chỉ là một cảm thọ hỷ đang sinh diệt trên tâm, mà lại thấy là “tôi hoan hỷ”. Dù đã vượt qua ranh giới của năng sở để đạt đến trạng thái thân tâm nhất như, nhưng bản ngã, một ảo giác về sở đắc, vẫn còn nguyên vẹn. Cái mê lầm của tôi là ở chỗ đó. Tôi cúi đầu lạy tạ Thiền sư.

----------------------------------------
H.T
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THIỀN HÀNH

Nhờ đi kinh hành tôi dễ dàng phát hiện được sự tương quan nhân quả của ý muốn đi và hành động đi, của ý muốn đứng và hành động đứng lại - của ý muốn quay và hành động xoay người trên đường đi kinh hành mà bình thường tôi không thấy được. Tôi thường đi như một cái máy bị lôi cuốn về phía trước đến một đích mà ý muốn vô hình đã quy định. Đúng là mộng tử tuý sinh.

Tôi cũng thấy chỉ có “sắc” đi và “danh” nhận biết hay thúc đẩy hành động đó. Cái gọi là “con người tôi” chỉ là sự tương quan nhân quả của danh và sắc. Rồi vi tế hơn tôi bắt đầu thấy sự tập khởi của sắc uẩn qua sự tiếp xúc giữa nội căn và ngoại trần, sự tập khởi của thọ uẩn qua sắc, sự tập khởi của tưởng uẩn qua thọ, sự tập khởi của hành uẩn qua tưởng và sự tập khởi của thức uẩn qua hành. Đó cũng chỉ là sự tương quan nhân quả của danh sắc được nhìn một cách minh bạch hơn mà thôi. Không tìm thấy cái gì ngoài tính chất vô thường, trống không, vô ngã ! Cho đến lúc đó tôi mới hiểu thế nào là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”. Và cũng nhờ vậy tôi mới thấy ra Tứ diệu đế trong chính bài tập thiền quán này : Chiếu kiến chính là đạo đế, ngũ uẩn là tập đế, giai không là diệt đế, nhất thiết khổ ách là khổ đế. Đó là những sự thật mà mỗi người có thể thấy được khi thực hành Thiền Vipassanà, tức tuệ quán mà Tâm kinh gọi là “hành thâm Bát nhã ba la mật đa” vậy.

Cuối khoá thiền, trước khi Thiền sư từ giã, Ngài đã ngâm cho chúng tôi nghe bài Mettà Sutta (Từ Bi Kinh) và ba bài kệ nói về quán chiếu Bát nhã (Pannàya passati) với một giọng ngâm trầm ấm, nhẹ nhàng nhưng đã để lại trong tâm khảm mọi người một ấn tượng sâu lắng.

TÌM ĐÂU.
Tìm bóng ta trong thân
Chỉ thấy toàn tứ đại
Tìm bóng ta trong tâm
Chẳng gì ngoài tâm sở
Biết tìm ta nơi đâu
Trong ngoài đều lặng lẽ
Bỗng thấy bên ngoài sân
Con vành khuyên thỏ thẻ.

L.V
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THIỀN VÀ ĐỊNH CÓ KHÁC NHAU KHÔNG ?

THIỀN THÔNG THƯỜNG TRẢI QUA BỐN GIAI ĐOẠN:

1-SƠ THIỀN
2-NHỊ THIỀN
3-TAM THIỀN
4-TỨ THIỀN


ĐỊNH GỒM CÓ NĂM MỨC:

1 -Không vô biên xứ định :hành giả thấy tâm như là hư không trống rỗng thênh thang.
2 -Thức vô biên xứ định :hành giả thấy trong cái thênh thang trống rỗng đó đều có cái biết. Cả cây đá cũng có cái biết.
3 -Vô sỡ hữu xứ định :hành giả thấy cả đất trời vũ trụ này không có gì hiện hữu cả.
4 -Phi tưởng phi phi tưởng định :Tâm của hành giả như là có vì còn biết, nhưng cũng như là không vì quá thanh tịnh. Lúc này biết dường như không biết.
5 -Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định : Một vị thánh nhập vào định này tức là đang an trú vào cảnh giới của Niết bàn dù chưa bỏ thân. Đây cũng là bản thể của vũ trụ pháp giới. Chỉ ai chứng A-la-hán mới nhập được định này.


Để thành tựu tính chất của Thiền, hành giả phải dùng tâm bám sát vào thân, theo dõi thân.
Còn để thành tựu những tính chất của Định, hành giả phải buông tâm không trú vào đâu cả, và như thế, tâm dễ mở rộng thênh thang. Tu theo Thiền dễ nhiếp tâm hơn thu theo Định.

Về sự tương quan giữa Thiền và Định ta có thể ví như sau:

1-Không vô biên xứ định = Sơ Thiền

2-Thức vô biên xứ định = Nhị Thiền

3 -Vô sỡ hữu xứ định = Tam Thiền (giai đoạn đầu)

4 -Phi tưởng phi phi tưởng định = Tam Thiền (giai đoạn sau)

5 -Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định = Tứ Thiền .


Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên