D

Không có Ta - Người

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Vạn vật chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết.
Vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả.
Nếu cái ta này cũng là hiện tượng. Hiện tượng muốn tưởng tượng ra có một hiện tượng gì ở ngoài thức, thì nó cũng là thức biến, vì nó là tướng của thức tưởng tượng ra, cái biết theo tưởng tượng, mà tưởng tượng

Nhìn vào cuộc đời tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là những ảo tưởng. Nhìn sâu chúng ta sẽ thấy tất cả mọi hiện tượng vật chất cũng như các hiện tượng tâm lý đều chuyển biến từng giây, từng phút.
Cái thấy của chúng ta bị kẹt vào ảo tưởng nên chúng ta sống trong ảo tưởng rất nhiều.
Ta, người, trong và ngoài đều chỉ là ý niệm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Y khoa nghiên cứu về Mắt (nhãn căn) đã chứng minh con người không thể thấy hay biết gì.

The human eye is a complex sensory organ that perceive light. The eye's functions include:
Converting light to electrical signals, then carrying signals to the brain, which interprets them as visual images
Mắt người là một cơ quan cảm giác cảm nhận ánh sáng. Chức năng của mắt bao gồm:
Chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện.
Để rồi những dây thần kinh thị giác truyền các tín hiệu điện này đến não, não (thức biến) sẽ diễn giải các tín hiệu điện (thức biến ở trong tàng thức biến hóa) thành hình ảnh trực quan.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,491
Điểm tương tác
207
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Vạn vật chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết.
Vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả.

Nếu cái ta này cũng là hiện tượng. Hiện tượng muốn tưởng tượng ra có một hiện tượng gì ở ngoài thức, thì nó cũng là thức biến, vì nó là tướng của thức tưởng tượng ra, cái biết theo tưởng tượng, mà tưởng tượng

Nhìn vào cuộc đời tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là những ảo tưởng. Nhìn sâu chúng ta sẽ thấy tất cả mọi hiện tượng vật chất cũng như các hiện tượng tâm lý đều chuyển biến từng giây, từng phút.
Cái thấy của chúng ta bị kẹt vào ảo tưởng nên chúng ta sống trong ảo tưởng rất nhiều.
Ta, người, trong và ngoài đều chỉ là ý niệm.
Đức Phật Thuyết Giảng Rõ NGHĨA NGỮ & CẢNH GIỚI Của = TRÍ THỨC Và TRÍ ( Tự Giác Thánh Trí ) Trong PHẬT HỌC :

KINH LĂNG GIÀ ( Trang 149 -Việt dịch: Thích Duy Lực )

..." Đại Huệ ! NAY TA SẼ THUYẾT TƯỚNG TRÍ THỨC .Nếu ngươi và các Bồ Tát khéo phân biệt được TƯỚNG TRÍ THỨC , Tức là THÔNG ĐẠT TƯỚNG TRÍ THỨC SẼ CHÓNG ĐẮC VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC .
Đại Huệ ! Có BA THỨ TRÍ là : THẾ GIAN TRÍ ,XUẤT THẾ GIAN TRÍ , và XUẤT THẾ GIAN THƯỢNG THƯỢNG TRÍ
,
Thế nào là THẾ GIAN TRÍ ? Là nói TẤT CẢ PHÀM PHU và NGOẠI ĐẠO CHẤP TRƯỚC : HỮU và VÔ .
Thế nào là XUẤT THẾ GIAN TRÍ ? Là nói TẤT CẢ THANH VĂN ,DUYÊN GIÁC do CHẤP TRƯỚC HI VỌNG CHỨNG QUẢ NIẾT BÀN, đọa TỰ TƯỚNG SỞ CHỨNG cho là CỘNG TƯỚNG .
Thế nào là XUẤT THẾ GIAN THƯỢNG THƯỢNG TRÍ ? Ta nói Chư Phật và Bồ Tát QUÁN PHÁP VÔ SANH , THẤY BẤT SANH BẤT DIỆT. LÌA PHÁP HỮU VÀ VÔ, DUYÊN VÔ SƯ TRÍ tự chứng đắc NHƠN PHÁP VÔ NGÃ của ĐỊA VỊ NHƯ LAI .
-Đại Huệ ! SANH DIỆT là THỨC, BẤT SANH BẤT DIỆT là TRÍ .Lại nữa, ĐỌA TƯỚNG VÔ TƯỚNG và ĐỌA MỖI MỖI NHÂN TƯỚNG HỮU và VÔ là THỨC . SIÊU VIỆT TƯỚNG HỮU và VÔ là TRÍ ..
Lại nữa , NUÔI DƯỠNG TƯỚNG là THỨC. CHẲNG NUÔI DƯỠNG TƯỚNG là TRÍ .
Lại nữa , CÓ BA THỨ TRÍ ;
LÀ BIẾT SANH DIỆT,BIẾT TỰ CỘNG TƯỚNG,BIẾT BẤT SANH BẤT DIỆT .
Lại nữa , TƯỚNG VÔ NGẠI là TRÍ .MỖI MỖI CẢNH GIỚI TƯỚNG NGẠI là THỨC .
Lại nữa ,CHẤP BA SỰ HÒA HỢP (1-căn bản duyên của thức thứ tám ,2-tác ý. Tức tự thể của thức thứ sáu. 3-Chủng tử, tức do thức thứ sáu huân tập mà thành .-Chú giải của Dịch Giả ) SANH TƯỚNG PHƯƠNG TIỆN là THỨC. TƯỚNG TỰ TÁNH CHẲNG NHỜ SỰ PHƯƠNG TIỆN là TRÍ .
VÌ CẢNH GIỚI TỰ GIÁC THÁNH TRÍ CHẲNG XUẤT ,CHẲNG NHẬP như bóng Trăng trong nước CHẲNG THỂ ĐẮC VẬY .
Khi ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

TÍCH TỤ NGHIỆP là THỨC,
CHẲNG TÍCH TỤ là TRÍ .
Quán sát tất cả pháp,
Thông đạt NGHĨA VÔ SANH,
Khi đắc sức tự tại
thì gọi là TRÍ HUỆ .
TÂM LÌA CẢNH GIỚI TRÓI ( * )
TRÍ GIÁC TƯỞNG LIỀN KHỞI. ( ** )
CHO ĐẾN TƯỚNG THẮNG DIỆU,
ĐẠI TRÍ HUỆ TỰ SANH .
Xa lìa TƯ DUY TƯỞNG ,
TÂM ,Ý và Ý THỨC .
Bồ Tát " Vô phân Biệt "
Thanh Văn CHẲNG THỂ ĐẾN .
TỊCH TỊNH THẮNG TIẾN NHẪN,
TRÍ NHƯ LAI TRONG SẠCH,
KHÉO SANH THẮNG NGHĨA ĐẾ .
SỞ HÀNH THẨY XA LÌA .
Ta thuyết BA THỨ TRÍ ,
MỞ MANG TÁNH CHÂN THẬT.
Nhị thừa có CHỨNG ĐẮC ,
CHẤP TRƯỚC NƠI TỰ TÁNH .
NƠI TƯỞNG TƯ DUY KIA
NHIẾP THỌ TẤT CẢ TƯỚNG.
Thành Thanh Văn ,Duyên Giác .
BẬC TRÍ LÌA CHƯ HỮU.
SIÊU VIỆT NHỮNG TÂM LƯỢNG .
LÀ THANH TỊNH NHƯ LAI ." ...

....( Hết Trích )
-------------
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Sống quen trong thế giới của sự khác biệt do vọng tưởng như vậy nên khi nói có pháp thế gian, có pháp xuất thế gian.
Do không biết nên vô tình vọng tưởng ra một cái tôi và tích tập vào cái tôi ấy những kinh nghiệm của sáu giác quan.
Từ đó, tự cắt lìa mình khỏi toàn bộ pháp giới vốn là pháp giới thể tánh.
Càng sống, càng có nhiều kinh nghiệm tích tập quanh một cái tôi thì pháp giới càng phân mảnh, chống trái, xung đột nhau.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Người mê nói Phật pháp thì Phật pháp do vọng tưởng thành có.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Người mê nói Phật pháp thì Phật pháp do vọng tưởng thành có.
Các chúng sanh ấy thân kiến điên đảo chấp ngã và ngã sở. Các phàm phu ấy phát khởi ngã tưởng và tha tưởng mà phát khởi tâm và tâm sở.
Những tâm và tâm sở ấy tạo tác các nghiệp thiện hoặc các nghiệp bất thiện.
Do hành nghiệp ấy làm nhân mà các chúng sanh ấy có quả báo sanh tử luân hồi.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
Sống quen trong thế giới của sự khác biệt do vọng tưởng như vậy nên khi nói có pháp thế gian, có pháp xuất thế gian.
Do không biết nên vô tình vọng tưởng ra một cái tôi và tích tập vào cái tôi ấy những kinh nghiệm của sáu giác quan.
Từ đó, tự cắt lìa mình khỏi toàn bộ pháp giới vốn là pháp giới thể tánh.
Càng sống, càng có nhiều kinh nghiệm tích tập quanh một cái tôi thì pháp giới càng phân mảnh, chống trái, xung đột nhau.

Hề hề, học lại Duy thức học cho đàng hoàng mới nắm được các thuật ngữ Duy thức lúc đó chuyển tải tri kiến mới rõ ràng (Người trong nghề khi đọc sẽ nhận biết chỉ là lời của kẻ ngoài nghề). Chứ những mãnh vụn tri kiến này không giúp gì nhiều cho việc học mà lại thêm rối rắm dễ sanh loạn thần.

Người mê nói Phật pháp thì Phật pháp do vọng tưởng thành có.

Người mê nói Phật pháp vẫn là Phật pháp như nói Giới luật, Thiện - Ác, Khổ, Vô thường...

Các chúng sanh ấy thân kiến điên đảo chấp ngã và ngã sở. Các phàm phu ấy phát khởi ngã tưởng và tha tưởng mà phát khởi tâm và tâm sở.
Những tâm và tâm sở ấy tạo tác các nghiệp thiện hoặc các nghiệp bất thiện.
Do hành nghiệp ấy làm nhân mà các chúng sanh ấy có quả báo sanh tử luân hồi.

Chỗ phát khởi hành tướng thức là Tư (Cetana), bản thân Tư không tạo Dị thục nhưng do chiêu cảm lâu ngày mà thành Tác ý (Manasikara) từ đó mới sanh Dị thục.
Yêu thích và mê Duy thức thì nên học Duy thức học đàng hoàng.

Hề hề, Trừng Hải
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Hề hề, học lại Duy thức học cho đàng hoàng mới nắm được các thuật ngữ Duy thức lúc đó chuyển tải tri kiến mới rõ ràng (Người trong nghề khi đọc sẽ nhận biết chỉ là lời của kẻ ngoài nghề). Chứ những mãnh vụn tri kiến này không giúp gì nhiều cho việc học mà lại thêm rối rắm dễ sanh loạn thần.



Người mê nói Phật pháp vẫn là Phật pháp như nói Giới luật, Thiện - Ác, Khổ, Vô thường...



Chỗ phát khởi hành tướng thức là Tư (Cetana), bản thân Tư không tạo Dị thục nhưng do chiêu cảm lâu ngày mà thành Tác ý (Manasikara) từ đó mới sanh Dị thục.

Yêu thích và mê Duy thức thì nên học Duy thức học đàng hoàng.

Hề hề, Trừng Hải
Có mắt như mù.
Bàng Uẩn.
Cái biết theo tưởng tượng, mà tưởng tượng

Y khoa nghiên cứu về Mắt đã chứng minh con người không thể thấy hay biết gì.
The human eye is a complex sensory organ that perceive light. The eye's functions include: Converting light to electrical signals, then carrying signals to the brain, which interprets them as visual images

Mắt người là một cơ quan cảm giác cảm nhận ánh sáng. Chức năng của mắt bao gồm:
Chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện, để rồi những dây thần kinh thị giác truyền các tín hiệu điện này đến não, não (thức biến) sẽ diễn giải các tín hiệu điện (thức biến ở trong tàng thức biến hóa) thành hình ảnh trực quan.

Ta thấy Ta (chủ thể), đối tượng (người, cảnh giới, vạn pháp) đều tùy sự vẽ vời (thức biến hiện từ trong tàng thức) của tâm thức.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Người ngu mới cho thức biến là cái tôi biết về Duy Thức học.

Thức nó là chủ lực ở ngay trong mỗi chúng sanh.
Chính cái biết này làm cho các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài), nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, tạo nghiệp, buộc ràng theo nó, gây nên khổ đau.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Chúng sanh thân kiến điên đảo chấp ngã và ngã sở kiêu mạn đã ở quá lâu trong một thế giới phân biệt, các sự vật tách lìa nhau, chống trái nhau vì sự cứng đặc nặng nề của chúng.

Chúng vạn vật chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết, vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả, nếu ta tưởng tượng có một hiện tượng gì ở ngoài thức, thì nó cũng là thức biến, vì nó là tướng của thức tưởng tượng ra.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Có mắt như mù.
Bàng Uẩn.
Cái biết theo tưởng tượng, mà tưởng tượng

Y khoa nghiên cứu về Mắt đã chứng minh con người không thể thấy hay biết gì.
The human eye is a complex sensory organ that perceive light. The eye's functions include: Converting light to electrical signals, then carrying signals to the brain, which interprets them as visual images

Mắt người là một cơ quan cảm giác cảm nhận ánh sáng. Chức năng của mắt bao gồm:
Chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện, để rồi những dây thần kinh thị giác truyền các tín hiệu điện này đến não, não (thức biến) sẽ diễn giải các tín hiệu điện (thức biến ở trong tàng thức biến hóa) thành hình ảnh trực quan.

Ta thấy Ta (chủ thể), đối tượng (người, cảnh giới, vạn pháp) đều tùy sự vẽ vời (thức biến hiện từ trong tàng thức) của tâm thức.
Đức Phật nói rằng "Khi con mắt chạm hình sắc thì phát sinh ra cái thấy và cái thấy đó là một tia chớp lóe lên do sự xúc chạm giữa căn và cảnh, nghĩa là giữa con mắt và hình sắc.
Cái thấy đó chỉ tồn tại trong một sát-na mà thôi.
Nhưng vì con mắt tiếp tục xúc chạm với hình sắc cho nên thức tiếp tục phát sinh trong những sát-na kế tiếp và tạo nên một dòng nhận thức của cái thấy.
Chúng ta để cho chúng ta bị kẹt cái thấy vào ảo tưởng. Chúng ta ưa thích lựa chọn phân biệt để sống trong ảo tưởng.
Bởi vậy chư Phật, chư Tổ nói "Thấy thì phải Dừng!"
Còn thấy rồi mà lại tiếp tục đi phân biệt nói năng lung tung thì người đó bị Thức Biến tạo tác dẫn đi sanh tử luân hồi.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Tự (bản thân), tha (không phải bản thân), trong, ngoài đều là những ý niệm (phân biệt) do chúng ta tạo ra, qua nhận thức phân biệt rằng các sự vật tồn tại ngoài nhau.
Đó gọi là phân biệt, là biến kế. Đó là tạo tác của tâm thức.
Người ngu mới cho thức biến là có cái tôi biết về Duy Thức học.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Khái niệm phân biệt (vọng tưởng, ảo tưởng) của Thức Biến cho là có cái Ta biết chính là cái đã chia chẻ cái này là tự, cái kia là tha, cái này là ta, cái kia là người.
Tự, tha, trong và ngoài đều chỉ là ý niệm.
Khái niệm ngoài chỉ hiện hữu khi ta có khái niệm trong.
Trong là trong cái gì? Nói rằng thức chỉ có bên trong cơ thể ta là sai.
Nói thức hiện hữu bên ngoài ta cũng không đúng.

Trong kinh Śūraṃgama Samādhi (Lăng Nghiêm Tam Muội), đức Phật chứng minh rằng "thức không ở trong, không ở ngoài, cũng không ở giữa."
Bởi vậy những người nói năng phân biệt cho rằng Thức Biến là có cái ta chủ thể ở trong cái thân này thấy có những người khác cũng nói năng phân biệt lung tung ở bên ngoài là đối tượng để tranh luận là điên đảo tưởng.
Con người không biết mình thực tại đang ở đâu?
Có người nói "Tôi đang ở đây?"
Nên Bàng Uẩn nói: " Có mắt như mù..!"
Đây là trong hay ngoài?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Có mắt như mù.
Bàng Uẩn.
Cái biết theo tưởng tượng, mà tưởng tượng

Y khoa nghiên cứu về Mắt đã chứng minh con người không thể thấy hay biết gì.
The human eye is a complex sensory organ that perceive light. The eye's functions include: Converting light to electrical signals, then carrying signals to the brain, which interprets them as visual images

Mắt người là một cơ quan cảm giác cảm nhận ánh sáng. Chức năng của mắt bao gồm:
Chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện, để rồi những dây thần kinh thị giác truyền các tín hiệu điện này đến não, não (thức biến) sẽ diễn giải các tín hiệu điện (thức biến ở trong tàng thức biến hóa) thành hình ảnh trực quan.

Ta thấy Ta (chủ thể), đối tượng (người, cảnh giới, vạn pháp) đều tùy sự vẽ vời (thức biến hiện từ trong tàng thức) của tâm thức.
Dừng được bậc thiện trí thức "còn thở" nhắc nhở uốn nắn sao lại không tiếp thu, mà đi tin một người nước ngoài đã chết - hết thở - như Bàng Uẩn thế, đã thế lại hiểu sai lời người mình đặt niềm tin nữa mới chết cơ chứ,

1. "Có mắt như mù", Bàng Uẩn said ( đã nói thế ), là nói ở đâu ? Với ai ? Vì sao nói thế ?

Nhưng vì Dừng tiếp thu lời ấy như là nói với mình, nên Ba Tuần tạm cho là Bàng Uẩn "hiển linh" về báo mộng nói với Dừng, thế thì ta thay lời ấy vào Dừng sẽ thành:

DỪNG CÓ MẮT NHƯ MÙ !

Nghe giống lời "quở trách", mà quở trách ta là thiện tri thức, đừng vì quở trách nổi yêu ghét (Chứng Đạo Ca).

Điều may mắn đầu tiên và hạnh phúc liền lập tức khi Dừng nghe được lời trách ấy là Dừng vẫn hơn người mù hay người chột là còn có mắt đầy đủ và đương hoạt động.

Điều may mắn thứ hai là tuy mắt nó không phân biệt được sáng tối tức "như mù" trong trường hợp này, song nó vẫn nhìn được màn hình, gõ chữ và đọc lời trên Diễn Đàn ta được, vậy tức là "mắt kém" thôi, và chỉ "mù" với một số thứ, còn lại thì như người bình thường, chỉ cần đeo kính hay mổ mắt thì có thể khôi phục lại hiệu năng 100% được, rất tốt !

Thế mà Dừng lại "bi quan" than rằng: Ôi ta đã mù, cái ta biết hóa ra là sản phẩm của trí tưởng tượng, thế giới của ta là tưởng tượng, v..v nhưng riêng bệnh "như mù" của ta là thật có, vì Bàng Uẩn là Đại sư của ta, ổng ta là thật có - dù đã chết lâu rồi - và lời ông ta là chân lý, còn Bổn sư Thích Ca chỉ là tưởng tượng, nên lời dạy của Thích Ca khỏi cần nghe và tin làm gì cả !

2. Bên cạnh bệnh "mù" do Bàng Uẩn chẩn đoán ra, thì Dừng vẫn là một Phật học gia đam mê Y Khoa, nhất là Y khoa nước ngoài và đặc biệt là lĩnh vực "con mắt", nhằm cứu vãn tình trạng mắt của mình nên Dừng tạm buông nội điền mà nghiên tầm ngoại điển, hi vọng phản chứng lại rằng: Bàng Uẩn đã chết, lại còn nói mớ, thế mà oái oăm thay, Y Khoa ngoại tộc cũng chống lại Dừng nốt:

Y khoa nghiên cứu về Mắt đã chứng minh con người không thể thấy hay biết gì.

Vì:

Mắt người là một cơ quan cảm giác cảm nhận ánh sáng.

Thế là tuyệt vọng ! Còn cái bi ai nào lớn hơn trong đời mình bằng cái bi ai là tự ti về chính thân phận mình nữa đây !

Vật chất vốn là thứ vừa có tính hạt (vật sở thấy, sở sờ, sở biết) vừa có tính sóng (ánh sáng), gọi là lưỡng tính sóng hạt, nên khi thì biểu hiện dưới dạng hạt, khi thì biểu hiện ra dưới dạng sóng.

Thế thì nếu mắt, lỡ chẳng may, nó là cơ quan "cảm nhận ánh sáng" thì nó cũng không ngăn được tương lai, mắt nó lại thấy được vật ở dạng sờ mó đâu, chính vì thế mà lúc nghe Bàng Uẩn báo mộng Dừng hóa "mù", mà khi đạo hữu Trừng Hải giúp tỉnh "cơn mê" thì lại thấy biết tiếp diễn, lại thao thao bất tuyệt như " ngày đầu mới yêu", à nhầm ngày đầu mới đến Diễn Đàn vậy đó.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Các thức ấy chuyển biến.
Thành năng phân biệt và cảnh của sự phân biệt ấy.
Do vậy mà tất cả pháp đều không.
Nên nói hết thảy pháp Duy thức.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Do tâm so đo vọng chấp cùng khắp nọ kia.
Nên vọng chấp so đo cùng khắp các pháp (biến kế chấp)
Cái so đo chấp thủ cùng khắp đó.
Không có tự tánh của chính nó.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Các thức ấy chuyển biến.
Thành năng phân biệt và cảnh của sự phân biệt ấy.
Do vậy mà tất cả pháp đều không.
Nên nói hết thảy pháp Duy thức.
1. "Các thức" chuyển biến thành khả năng phân biệt (năng), đối tượng bị phân biệt (sở).

Vậy thì "các thức" chuyển biến ở đâu ? Ai biết chúng chuyển biến vì khi chúng thành "năng", "sở" thì tính biến hóa thành tính phân biệt mất rồi, như băng cứng lạnh tan thành nước mát trong thì tánh cứng đã chuyển thành tánh mát trong, thì tòi đâu ra cái thằng biết sự vận động đó nữa ?

2. Rồi Băng (thức) thành Nước (pháp) thì cớ dì Nước (pháp) lại thành Không được hay vậy ?

Để mà suy ra một điều hiển nhiên từ mệnh đề Băng (Thức) tan thành Nước (Pháp) nên băng là mẹ của nước, pháp là con của thức, nên pháp duy thức. Hí hí

Mà Thức là thật, Pháp lại chẳng thật, như mặt trăng là thật, bóng trăng là chẳng thật, hí hí, thế thì trăng và bóng trăng nó tồn tại ở chỗ mô ? Chỗ ấy là giả hay chân vậy ?

Mến kính,
Ba Tuần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Do tâm so đo vọng chấp cùng khắp nọ kia.
Nên vọng chấp so đo cùng khắp các pháp (biến kế chấp)
Cái so đo chấp thủ cùng khắp đó.
Không có tự tánh của chính nó.

Do Tâm so đo nên Vọng chấp sanh. (Sanh kiểu gì ?)

Do Vọng chấp cùng khắp các Pháp nên so đo của Tâm cùng khắp các Pháp. (Nó là gì mà cùng khắp ? Là lúc nào cũng cùng khắp mọi chỗ hay lúc cùng lúc không ?)

Cái so đo này còn chấp thủ nữa nên nó không có tự tánh. (Chấp thủ, so đo là tánh đó, thì sao bảo là không có tự tánh ?)

Dừng có thấy mớ ngôn từ của mình như người mê sảng nói về giấc mơ dở dang của chính mình đêm qua không ?

Mến kính,
Ba Tuần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,801
Điểm tương tác
753
Điểm
113
Chúng sanh ra từ thể tánh chỉ là hiện tượng hiện hữu như ảo giác biến hiện trong thể tánh và tiêu tan trong thể tánh nên tất cả hiện tượng hiện hữu như ảo giác biến hiện đều bất khả đắc.
Haizzzz, chào người lạ, ý lộn người quen, bình mới mà rượu cũ.
Bạn phát ngôn câu này thôi thì VNBN biết rằng bạn chẳng thể "dừng" được!
Bạn nói "Chúng sanh ra từ thể tánh" và "tiêu tan trong thể tánh" thì chứng tỏ bạn chưa liễu ngộ về thể tánh.

Thể tánh từ bao đời đều vẫn vậy không hề đổi khác, chẳng hề đẻ ra cái gì, cũng chẳng hề hủy diệt cái gì. Mà bạn nói thể tánh sanh ra bạn và bạn chết trong thể tánh thì thành ra thể tánh cũng đã nhuốm màu sanh tử rồi.

Không có Ta - Người tức Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Vô sinh pháp nhẫn無生法忍(Sanskrit:anutpattika-dharma-kṣānti)là một thuật ngữ Phật giáo xuất phát từ Kinh Đại Bát Nhã大般若經 quyển 449 Phẩm Chuyển Bất Chuyển轉不轉品
Vô sinh nghĩa là không có sinh khởi, không có bắt đầu, không do cái gì sinh ra cũng tức là không có thật mà cũng không phải là giả.
Đó là một trạng thái tuyệt đối bất nhị, bất biến, không có chuyển động, không thay đổi.
Trạng thái đó gọi là pháp nhẫn.
Nhẫn tức là bất biến, không có chuyển động, không lay động, không thay đổi.
Người mê nói về Thánh thì đa phần đều trật cả. Bạn chưa biết thể tánh nên nói về Vô Sanh Pháp Nhẫn rất là thiên lệch.

Vô Sanh Pháp Nhẫn là năng lực của Bồ Tát Tự Tại như trong Bát Nhã Tâm Kinh, ở nơi ô nhiễm mà "lòng" chẳng nhiễm và cũng không ham muốn Niết Bàn; khi được thanh tịnh cũng không sanh tâm trụ vị xa lánh sanh tử. Bồ Tát như vậy, kham cái khổ cùng chúng sanh mà dẫn dắt họ ra khỏi bể mê.

Như vậy, Vô Sanh Pháp Nhẫn là dung hòa giữa vô vi và hữu vi, nhập lý Bất Nhị, tâm tư bất động nhưng vẫn không bỏ các phạm hạnh, vẫn làm các sự lợi ích chúng sanh.

Còn như bạn nói thì chỉ một được một nửa là bất động mà thiếu đi cái linh động ứng biến vạn duyên.
 

Dừng

Registered
Phật tử
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Những gì mà mọi người nói ra cho dù nói theo kinh luận cũng chẳng ai hiểu được gì.
Thấy, nghe, biết của mọi người đều do Thức Biến Hóa nên khi Thức Biến của người này nói ra đâu có ăn nhập gì với Thức Biến của người khác đâu.
Nói cho dễ hiểu là mỗi người hiểu biết Phật Lý theo Thức Biến hoàn toàn riêng biệt của mỗi người nên khi mỗi người nói ra cũng chưa chắc đã đúng theo Thức Biến Hóa nên thế giới này điên đảo.

Đức Phật nói: "Thức biến hóa đã chuyển hóa thế giới Nhất Tâm thành thế giới sanh tử khổ đau."

Do giả nói ngã nói pháp
Nên có các tướng ngã pháp chuyển biến hiện ra.
Ngã pháp ấy đều nương thức biến hiện;
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên