- Tham gia
- 19/10/06
- Bài viết
- 1,361
- Điểm tương tác
- 74
- Điểm
- 48
Ca-Diếp Bồ-Tát lại bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn ! Cứ như lời Phật dạy thời là không bình đẳng xem tất cả chúng sanh đồng như con là La-Hầu-La. Bạch Thế Tôn ! Nếu có một người cầm dao hại Phật, lại có một người đem nước chiên đàn thoa thân Phật. Như-Lai đối với hai người nầy nếu là tâm bình đẳng, sao lại bảo rằng phải trừng trị kẻ phạm luật. Nếu trừng trị kẻ phạm luật thời lời dạy kia có lỗi.”
Phật nói : “ Như quốc vương, đại thần tể tướng có bốn người con trai diện mạo khôi ngô, thông minh sáng suốt, đem giao cho giáo sư dạy dổ và dặn rằng : Thầy gắng dạy chúng nó cho đựơc toàn vẹn cả tài lẫn đức. Nếu chúng nó ngỗ nghịch, thầy phải nghiêm trị, dầu ba đứa bị đòn chết, còn một đứa được nên, chúng tôi cũng vui lòng.
Nầy Ca-Diếp ! Như vậy thời cha và thầy của các trẻ có phải tội sát sanh chăng ?
Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn, không ! Vì lòng thương muốn cho các trẻ được nên, chớ chẳng phải ác tâm. Dạy dỗ như thế đặng phước vô lượng”.
Phật nói : “ Cũng vậy, Như-Lai đối với kẻ phạm pháp xem đồng như con cả. Nay Như-Lai đem chánh pháp vô thượng phó chúc các vua, đại thần, tể tướng, Tỳ-kheo, Ty-ø kheo ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di. Các vua, quan và bốn bộ chúng phải nên khuyên răn khích lệ các học chúng, khiến đặng tăng thượng giới, định, trí huệ. Nếu người nào không tu học ba phẩm pháp nầy lười biếng phá giới, hủy hoại chánh pháp, thời vua quan, bốn bộ chúng phải nên nghiêm trị.
Nầy Ca-Diếp ! Như vậy các vua, quan, bốn bộ chúng có mắc tội chăng?’
Ca-Diếp Bồ-tát thưa : “Bạch Thế Tôn. Không !”
Phật nói : “ Các vua quan và bốn bộ chúng ấy còn không tội, huống là Như-lai.
Nầy Ca-Diếp ! Như-Lai khéo tu đức bình đẳng như vậy, xem các chúng sanh đồng là con cả. Tu như vậy gọi là Bồ-Tát tu tâm bình đẳng nơi các chúng sanh xem đồng là con. Bồ-Tát tu tập hạnh nghiệp bình đẳng nầy thời được thọ mạng lâu dài, lại cũng khéo biết những việc đời trước”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Như lời Phật dạy nếu Bồ-Tát tu tâm bình đẳng đối với chúng sanh xem như con ruột thời được thọ mạng dài lâu. Đức Như-Lai chẳng nên dạy như thế.
Như người biết phép, có thể giảng nói các hạnh hiếu thuận, khi về đến nhà lại lấy ngói đá ném đánh cha mẹ. Mà cha mẹ là ruộng phước lớn có ơn nhiều nên phải cúng dường, trở lại đánh đập, thời người biết phép nầy lời nói cùng hành động trái ngược nhau.
Lời dạy của Như-Lai cũng vậy. Bồ-Tát tu tâm từ bình đẳng được thọ mạng dài lâu biết được túc mạng, thường ở nơi đời không có đổi dời. Nay đây do duyên cớ gì mà đức Thế-Tôn thọ mạng rất ngắn đồng nhơn-gian ư ? Hay là Như-Lai có oán ghét chi chúng sanh ? Ngày trước Như-Lai làm nghiệp ác gì, giết chết mấy mạng, mà mắc báo đoản thọ sống không đầy trăm tuổi ư ?”
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-tát : “ Nay duyên cớ gì mà ông nói lời thô ở trước Như-Lai như thế ? Như-Lai trường thọ rất hơn hết trong các tuổi thọ. Như-Lai chứng được pháp thường trụ hơn hết trong các pháp thường trụ”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Đức Như-Lai được thọ mạng dài lâu thế nào?”
Phật nói : “ Như tám con sông lớn : một là sông Hằng, hai là sông Diêm-Ma-La, ba là sông Tát-La, bốn là sông A-Lợi-La, năm là sông Ma-Ha, sáu là sông Tân-Đầu, bảy là sông Bác-Xoa, tám là sông Tất-Đà. Tám con sông nầy cùng các sông nhỏ đều chảy vào biển lớn.
Cũng vậy, tất cả con sông thọ mạng của người, của trời, của đất, của hư không, đều vào trong biển thọ mạng của Như-Lai. Vì vậy, nên Như-Lai thọ mạng vô lượng.
Ví nhu ao A-Nậu chảy ra thành bốn con sông lớn. Cũng vậy, Như-Lai xuất sanh tất cả thọ mạng.
Ví như trong các pháp thường trụ, hư không là đệ nhứt. Cũng vậy, ở trong các pháp thường trụ, Như-Lai là đệ nhứt.
Như trong các vị thuốc, vị đề-hồ là đệ nhứt. Cũng vậy, trong các chúng sanh, thọ mạng của Như-Lai là đệ nhứt.”
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Nếu thọ mạng của Như-lai dài lâu như vậy, thời Như-Lai nên ở nơi đời hoặc một kiếp, hoặc ít hơn để thường tuyên diệu pháp, như tuôn mưa lớn”.
Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! ông chẳng nên ở nơi Như-Lai có quan niệm là diệt tận.
Nầy Ca-Diếp ! Nếu có Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo ni, Ưu-Bà-tắc, Ưu-Ba-Di, nhẫn đến ngoại đạo ngũ thông thần tiên, hạng được tự tại, hoặc sống một kiếp hay ít hơn, ở giữa hư không đi đứng nằm ngồi tự tại, nách tả phun lửa, nách hữu vọt nước, thân tuôn khói lửa, nếu muốn sống lâu, thời được như ý muốn. Đối với mạng sống hoặc dài hoặc ngắn đều tự tại. Người được ngũ thông còn đặng thần lực tùy ý như vậy, huống là Như-Lai đặng sức tự tại đối với tất cả pháp, mà lại không thể ở đời hoặc nửa kiếp, hoặc một, hai kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp, hoặc vô lượng kiếp sao ? Vì những nghĩa ấy, phải biết rằng Như-Lai là pháp thường trụ chẳng biến đổi. Thân của Như-Lai đây là thân biến hóa chẳng phải thân tạp thực. Vì dộ chúng sanh nên thị hiện đồng với chúng. Vì vậy, nên thị hiện bỏ thân mà nhập Niết-bàn.
Ông nên biết rằng Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi.Ở trong đệ nhứt nghĩa nầy, các ông phải nên siêng năng tinh tấn nhứt tâm tu tập. Mình đã tu tập và vì người khác mà giảng nói”.
Ca-Diếp Bồ-Tá thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.
Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.
Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.
Hạng phàm phu ấy có chút ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhờ đây được sanh lên trời hưởng một ít an lạc, như bọn cứop kia được sữa pha với nước. Mà hạng phàm phu ấy thiệt chẳng biết là do tu ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ đặng sanh lên cõi trời, họ lại chẳng biết được giới, định, trí huệ, quy-y Tam-bảo, rồi do chẳng biết mà nói thường, lạc, ngã, tịnh. Dầu lại nói thường, lạc, ngã, tịnh, mà thiệt ra thời họ chẳng biết. Vì thế nên sau khi ra đời, Như-Lai vì chúng sanh mà diễn nói thường, lạc, ngã, tịnh.
Như vua Chuyển-Luân ra đời, do sức phước đức của vua nên bọn cướp tan vỡ, bầy bò vẫn còn nguyên vẹn. Nhà vua bèn giao bầy bò cho người chăn rành nghề, do đó mà được đề-hồ, và nhờ đề-hồ ma nhơn dân khỏi bịnh khổ.
Lúc đấng Pháp-Vương ra đời, hạng phàm phu không thể diễn thuyết giới, định, trí huệ kia liền tan rã như bọn cướp. Bấy giờ Như-Lai khéo giảng thế-pháp và xuất-thế-pháp. Vì chúng sanh mà khiến các vị Bồ-tát theo đó để diễn thuyết. Chư đại Bồ-tát đã được đề-hồ, lại làm cho vô số chúng sanh được pháp-vị cam-lộ vô-thượng, tức là thường, lạc, ngã, tịnh, của Như-lai.
Nầy Ca-Diếp 1 Vì những nghĩa ấy, nên Như-Lai là thường, là pháp không biến đổi. Chẳng đồng hạng người ngu trong đời gọi Phạm-Thiên v.v… là pháp thường còn.
Gọi là pháp thường trụ thời phải là Như-Lai chớ chẳng phải pháp nào khác. Ông phải hiểu biết thân Như-Lai là như vậy.
Nầy Ca-Diếp ! Mọi người nên thường chuyên lòng tu hai chữ nầy : Phật là “Thường-trụ”. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn nào tu hai chữ nầy, nên biết người ấy đi theo đường Phật đi, đến chỗ Phật đến.
Nầy Ca-Diếp ! Nếu người tu tập hai chữ nầy làm tướng tịch diệt, nên biết Như-Lai thời là nhập Niết-bàn đối với người ấy.
Nầy Ca-Diếp ! Nghĩa Niết-bàn chính là pháp tánh của chư Phật”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Pháp tánh của chư Phật nghĩa thế nào ? Nay con muốn biết nghĩa của pháp tánh. Cúi mong Đức Như-Lai xót thương giải rộng cho.
Vả pháp tánh tức là xả thân, xả thân gọi là vô-sở-hữu, nếu vô-sở-hữu thời thân làm sao còn. Thân nếu còn tại sao lại nói thân có pháp tánh ? Thân có pháp tánh sao thân lại còn ?
Nay con phải hiểu như thế nào về nghĩa ấy ?”
Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Nay ông chẳng nên nói diệt là pháp tánh. Pháp tánh không có diệt.
Ví như vô-tưởng-thiên thành tựu sắc ấm mà không có sắc tưởng. Chẳng nên hỏi rằng các ông trời ấy sung sướng hưởng vui thế nào ? Nghĩ tưởng những gì ? Thấy nghe thế nào ?
Nầy Ca-Diếp ! Cảnh giới của Như-lai chẳng phải là chỗ biết của Thanh-Văn Duyên-Giác. Chẳng nên nói rằng thân của Như-Lai là pháp diệt.
Nầy Ca-Diếp ! Pháp diệt như thế là cảnh giới của Phật, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác biết được.
Nay ông không nên nghĩ lường Như-Lai ở chỗ nào, đi chỗ nào, thấy chỗ nào, vui chỗ nào ? Những nghĩa ấy, cũng chẳng phải các ông biết được. Pháp thân của Phật, các thứ phương tiện chẳng thể nghĩ bàn.
Nầy Ca-Diếp ! Nên phải tu tập Phật, Pháp và Tăng mà quán tưởng là thường. Ba pháp ấy không có dị tưởng. Không vô thường tưởng, không biến dị tưởng. Nếu ở nơi ba pháp tu dị-tưởng, phải biết rằng tam quy thanh tịnh của những người nầy thời không chỗ y-nương, cấm giới của họ đều chẳng đầy đủ. Trọn chẳng chứng được quả Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Đề. Nếu có thể ở nơi bất khả tư-nghị nầy tu thường-tưởng thời có chỗ quy-y.
Nầy ca-Diếp ! Ví như nhơn nơi cây thời có bóng cây. Cũng vậy, vì Như-Lai có pháp thường trụ thời có chỗ quy-y, chớ chẳng phải là vô thường. Nếu cho rằng Như-Lai là vô thường thời Như-Lai không phải là chỗ quy-y của người và của trời”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Ví như trong tối có cây mà không có bóng”.
Phật nói : “Này Ca-Diếp ! Ông không nên nói có cây mà không có bóng, Chỉ vì nhục nhãn không thấy đó thôi. Cũng vậy, tánh Như-lai là thường trụ, la không biến đổi. Người không có con mắt trí huệ thời không thấy được. Như trong tối không thấy bóng cây. Cũng vậy, sau khi Phật nhập diệt, hạng phàm phu nói Như-Lai là vô thường. Nếu cho rằng Phật khác với Pháp và Tăng thời chẳng thành chỗ của ba Pháp quy- y. Như cha mẹ của ông mỗi mỗi sai khác, nên thành vô thườntg”.
Ca-Diếp Bồ-Tát lại bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Bắt đầu từ nay, con sẽ đem ba pháp thường trụ Phật, Pháp và Tăng để khai ngộ cho cha mẹ, nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời đều khiến phụng trì.
Bạch Thế-Tôn ! Nay con phải học Phật, Pháp, Tăng bất-khả-tư-nghị. Tự mình học rồi lại sẽ vì người mà giảng giải những nghĩa ấy. Nếu người nào không tin không nhận, thời nguời đó là kẻ tu pháp vô thường đã lâu. Con sẽ làm sương móc, làm mưa giá cho hạng người nầy”.
Phật khen Ca-Diếp Bồ-Tát : “Lành thay ! Lành thay ! Nay ông khéo có Thể hộ trì chánh pháp. Hộ pháp như vậy thời là không khinh khi người. Do nơi nghiệp nhơn không khinh khi người mà được quả báo trường thọ, biết rành những đời đã qua”
Phật nói : “ Như quốc vương, đại thần tể tướng có bốn người con trai diện mạo khôi ngô, thông minh sáng suốt, đem giao cho giáo sư dạy dổ và dặn rằng : Thầy gắng dạy chúng nó cho đựơc toàn vẹn cả tài lẫn đức. Nếu chúng nó ngỗ nghịch, thầy phải nghiêm trị, dầu ba đứa bị đòn chết, còn một đứa được nên, chúng tôi cũng vui lòng.
Nầy Ca-Diếp ! Như vậy thời cha và thầy của các trẻ có phải tội sát sanh chăng ?
Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn, không ! Vì lòng thương muốn cho các trẻ được nên, chớ chẳng phải ác tâm. Dạy dỗ như thế đặng phước vô lượng”.
Phật nói : “ Cũng vậy, Như-Lai đối với kẻ phạm pháp xem đồng như con cả. Nay Như-Lai đem chánh pháp vô thượng phó chúc các vua, đại thần, tể tướng, Tỳ-kheo, Ty-ø kheo ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di. Các vua, quan và bốn bộ chúng phải nên khuyên răn khích lệ các học chúng, khiến đặng tăng thượng giới, định, trí huệ. Nếu người nào không tu học ba phẩm pháp nầy lười biếng phá giới, hủy hoại chánh pháp, thời vua quan, bốn bộ chúng phải nên nghiêm trị.
Nầy Ca-Diếp ! Như vậy các vua, quan, bốn bộ chúng có mắc tội chăng?’
Ca-Diếp Bồ-tát thưa : “Bạch Thế Tôn. Không !”
Phật nói : “ Các vua quan và bốn bộ chúng ấy còn không tội, huống là Như-lai.
Nầy Ca-Diếp ! Như-Lai khéo tu đức bình đẳng như vậy, xem các chúng sanh đồng là con cả. Tu như vậy gọi là Bồ-Tát tu tâm bình đẳng nơi các chúng sanh xem đồng là con. Bồ-Tát tu tập hạnh nghiệp bình đẳng nầy thời được thọ mạng lâu dài, lại cũng khéo biết những việc đời trước”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Như lời Phật dạy nếu Bồ-Tát tu tâm bình đẳng đối với chúng sanh xem như con ruột thời được thọ mạng dài lâu. Đức Như-Lai chẳng nên dạy như thế.
Như người biết phép, có thể giảng nói các hạnh hiếu thuận, khi về đến nhà lại lấy ngói đá ném đánh cha mẹ. Mà cha mẹ là ruộng phước lớn có ơn nhiều nên phải cúng dường, trở lại đánh đập, thời người biết phép nầy lời nói cùng hành động trái ngược nhau.
Lời dạy của Như-Lai cũng vậy. Bồ-Tát tu tâm từ bình đẳng được thọ mạng dài lâu biết được túc mạng, thường ở nơi đời không có đổi dời. Nay đây do duyên cớ gì mà đức Thế-Tôn thọ mạng rất ngắn đồng nhơn-gian ư ? Hay là Như-Lai có oán ghét chi chúng sanh ? Ngày trước Như-Lai làm nghiệp ác gì, giết chết mấy mạng, mà mắc báo đoản thọ sống không đầy trăm tuổi ư ?”
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-tát : “ Nay duyên cớ gì mà ông nói lời thô ở trước Như-Lai như thế ? Như-Lai trường thọ rất hơn hết trong các tuổi thọ. Như-Lai chứng được pháp thường trụ hơn hết trong các pháp thường trụ”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Đức Như-Lai được thọ mạng dài lâu thế nào?”
Phật nói : “ Như tám con sông lớn : một là sông Hằng, hai là sông Diêm-Ma-La, ba là sông Tát-La, bốn là sông A-Lợi-La, năm là sông Ma-Ha, sáu là sông Tân-Đầu, bảy là sông Bác-Xoa, tám là sông Tất-Đà. Tám con sông nầy cùng các sông nhỏ đều chảy vào biển lớn.
Cũng vậy, tất cả con sông thọ mạng của người, của trời, của đất, của hư không, đều vào trong biển thọ mạng của Như-Lai. Vì vậy, nên Như-Lai thọ mạng vô lượng.
Ví nhu ao A-Nậu chảy ra thành bốn con sông lớn. Cũng vậy, Như-Lai xuất sanh tất cả thọ mạng.
Ví như trong các pháp thường trụ, hư không là đệ nhứt. Cũng vậy, ở trong các pháp thường trụ, Như-Lai là đệ nhứt.
Như trong các vị thuốc, vị đề-hồ là đệ nhứt. Cũng vậy, trong các chúng sanh, thọ mạng của Như-Lai là đệ nhứt.”
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Nếu thọ mạng của Như-lai dài lâu như vậy, thời Như-Lai nên ở nơi đời hoặc một kiếp, hoặc ít hơn để thường tuyên diệu pháp, như tuôn mưa lớn”.
Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! ông chẳng nên ở nơi Như-Lai có quan niệm là diệt tận.
Nầy Ca-Diếp ! Nếu có Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo ni, Ưu-Bà-tắc, Ưu-Ba-Di, nhẫn đến ngoại đạo ngũ thông thần tiên, hạng được tự tại, hoặc sống một kiếp hay ít hơn, ở giữa hư không đi đứng nằm ngồi tự tại, nách tả phun lửa, nách hữu vọt nước, thân tuôn khói lửa, nếu muốn sống lâu, thời được như ý muốn. Đối với mạng sống hoặc dài hoặc ngắn đều tự tại. Người được ngũ thông còn đặng thần lực tùy ý như vậy, huống là Như-Lai đặng sức tự tại đối với tất cả pháp, mà lại không thể ở đời hoặc nửa kiếp, hoặc một, hai kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp, hoặc vô lượng kiếp sao ? Vì những nghĩa ấy, phải biết rằng Như-Lai là pháp thường trụ chẳng biến đổi. Thân của Như-Lai đây là thân biến hóa chẳng phải thân tạp thực. Vì dộ chúng sanh nên thị hiện đồng với chúng. Vì vậy, nên thị hiện bỏ thân mà nhập Niết-bàn.
Ông nên biết rằng Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi.Ở trong đệ nhứt nghĩa nầy, các ông phải nên siêng năng tinh tấn nhứt tâm tu tập. Mình đã tu tập và vì người khác mà giảng nói”.
Ca-Diếp Bồ-Tá thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.
Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.
Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.
Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.
Hạng phàm phu ấy có chút ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhờ đây được sanh lên trời hưởng một ít an lạc, như bọn cứop kia được sữa pha với nước. Mà hạng phàm phu ấy thiệt chẳng biết là do tu ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ đặng sanh lên cõi trời, họ lại chẳng biết được giới, định, trí huệ, quy-y Tam-bảo, rồi do chẳng biết mà nói thường, lạc, ngã, tịnh. Dầu lại nói thường, lạc, ngã, tịnh, mà thiệt ra thời họ chẳng biết. Vì thế nên sau khi ra đời, Như-Lai vì chúng sanh mà diễn nói thường, lạc, ngã, tịnh.
Như vua Chuyển-Luân ra đời, do sức phước đức của vua nên bọn cướp tan vỡ, bầy bò vẫn còn nguyên vẹn. Nhà vua bèn giao bầy bò cho người chăn rành nghề, do đó mà được đề-hồ, và nhờ đề-hồ ma nhơn dân khỏi bịnh khổ.
Lúc đấng Pháp-Vương ra đời, hạng phàm phu không thể diễn thuyết giới, định, trí huệ kia liền tan rã như bọn cướp. Bấy giờ Như-Lai khéo giảng thế-pháp và xuất-thế-pháp. Vì chúng sanh mà khiến các vị Bồ-tát theo đó để diễn thuyết. Chư đại Bồ-tát đã được đề-hồ, lại làm cho vô số chúng sanh được pháp-vị cam-lộ vô-thượng, tức là thường, lạc, ngã, tịnh, của Như-lai.
Nầy Ca-Diếp 1 Vì những nghĩa ấy, nên Như-Lai là thường, là pháp không biến đổi. Chẳng đồng hạng người ngu trong đời gọi Phạm-Thiên v.v… là pháp thường còn.
Gọi là pháp thường trụ thời phải là Như-Lai chớ chẳng phải pháp nào khác. Ông phải hiểu biết thân Như-Lai là như vậy.
Nầy Ca-Diếp ! Mọi người nên thường chuyên lòng tu hai chữ nầy : Phật là “Thường-trụ”. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn nào tu hai chữ nầy, nên biết người ấy đi theo đường Phật đi, đến chỗ Phật đến.
Nầy Ca-Diếp ! Nếu người tu tập hai chữ nầy làm tướng tịch diệt, nên biết Như-Lai thời là nhập Niết-bàn đối với người ấy.
Nầy Ca-Diếp ! Nghĩa Niết-bàn chính là pháp tánh của chư Phật”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Pháp tánh của chư Phật nghĩa thế nào ? Nay con muốn biết nghĩa của pháp tánh. Cúi mong Đức Như-Lai xót thương giải rộng cho.
Vả pháp tánh tức là xả thân, xả thân gọi là vô-sở-hữu, nếu vô-sở-hữu thời thân làm sao còn. Thân nếu còn tại sao lại nói thân có pháp tánh ? Thân có pháp tánh sao thân lại còn ?
Nay con phải hiểu như thế nào về nghĩa ấy ?”
Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Nay ông chẳng nên nói diệt là pháp tánh. Pháp tánh không có diệt.
Ví như vô-tưởng-thiên thành tựu sắc ấm mà không có sắc tưởng. Chẳng nên hỏi rằng các ông trời ấy sung sướng hưởng vui thế nào ? Nghĩ tưởng những gì ? Thấy nghe thế nào ?
Nầy Ca-Diếp ! Cảnh giới của Như-lai chẳng phải là chỗ biết của Thanh-Văn Duyên-Giác. Chẳng nên nói rằng thân của Như-Lai là pháp diệt.
Nầy Ca-Diếp ! Pháp diệt như thế là cảnh giới của Phật, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác biết được.
Nay ông không nên nghĩ lường Như-Lai ở chỗ nào, đi chỗ nào, thấy chỗ nào, vui chỗ nào ? Những nghĩa ấy, cũng chẳng phải các ông biết được. Pháp thân của Phật, các thứ phương tiện chẳng thể nghĩ bàn.
Nầy Ca-Diếp ! Nên phải tu tập Phật, Pháp và Tăng mà quán tưởng là thường. Ba pháp ấy không có dị tưởng. Không vô thường tưởng, không biến dị tưởng. Nếu ở nơi ba pháp tu dị-tưởng, phải biết rằng tam quy thanh tịnh của những người nầy thời không chỗ y-nương, cấm giới của họ đều chẳng đầy đủ. Trọn chẳng chứng được quả Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Đề. Nếu có thể ở nơi bất khả tư-nghị nầy tu thường-tưởng thời có chỗ quy-y.
Nầy ca-Diếp ! Ví như nhơn nơi cây thời có bóng cây. Cũng vậy, vì Như-Lai có pháp thường trụ thời có chỗ quy-y, chớ chẳng phải là vô thường. Nếu cho rằng Như-Lai là vô thường thời Như-Lai không phải là chỗ quy-y của người và của trời”.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Ví như trong tối có cây mà không có bóng”.
Phật nói : “Này Ca-Diếp ! Ông không nên nói có cây mà không có bóng, Chỉ vì nhục nhãn không thấy đó thôi. Cũng vậy, tánh Như-lai là thường trụ, la không biến đổi. Người không có con mắt trí huệ thời không thấy được. Như trong tối không thấy bóng cây. Cũng vậy, sau khi Phật nhập diệt, hạng phàm phu nói Như-Lai là vô thường. Nếu cho rằng Phật khác với Pháp và Tăng thời chẳng thành chỗ của ba Pháp quy- y. Như cha mẹ của ông mỗi mỗi sai khác, nên thành vô thườntg”.
Ca-Diếp Bồ-Tát lại bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Bắt đầu từ nay, con sẽ đem ba pháp thường trụ Phật, Pháp và Tăng để khai ngộ cho cha mẹ, nhẫn đến cha mẹ trong bảy đời đều khiến phụng trì.
Bạch Thế-Tôn ! Nay con phải học Phật, Pháp, Tăng bất-khả-tư-nghị. Tự mình học rồi lại sẽ vì người mà giảng giải những nghĩa ấy. Nếu người nào không tin không nhận, thời nguời đó là kẻ tu pháp vô thường đã lâu. Con sẽ làm sương móc, làm mưa giá cho hạng người nầy”.
Phật khen Ca-Diếp Bồ-Tát : “Lành thay ! Lành thay ! Nay ông khéo có Thể hộ trì chánh pháp. Hộ pháp như vậy thời là không khinh khi người. Do nơi nghiệp nhơn không khinh khi người mà được quả báo trường thọ, biết rành những đời đã qua”