Phithuydu

KINH PHÁP BẢO ĐÀN bản dịch của HT Thích Minh Trực

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>Thầy Tăng tên Trí Thường</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thầy tăng tên Trí Thường, người ở huyện Qui Khuê, phủ Tín Châu, xuất gia hồi bảy tuổi, có chí cầu thấy tánh. Một ngày kia, thầy đến làm lễ Tổ Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi rằng: "Ngươi ở đâu đến, muốn cầu việc chi?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tăng hỏi rằng: "Mới đây, kẻ học giả này có qua Hồng Châu, lên núi Bạch Phong mà làm lễ Đại Thông Hòa Thượng <I>(Sư Thần Tú)</I> và cầu chỉ nghĩa thấy tánh thành Phật, nhưng chưa giải quyết được chỗ nghi ngờ. Tôi từ phương xa đến làm lễ, cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Đại Thông Hòa Thượng nói những lời gì, câu gì, ngươi hãy kể thử coi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tăng bạch: "Trí Thường này đến đó, trải qua ba tháng, mà chưa được sư chỉ dạy. Nóng lòng vì Pháp, đêm kia một mình vào trượng thất xin hỏi Bổn Tâm Bổn Tánh là gì? Sư Đại Thông hỏi: "Ngươi thấy cõi trống không chăng?" Tôi đáp: "Thấy" Sư hỏi: "Cõi trống không có tướng mạo chăng?" Tôi đáp: "Cõi trống không chẳng có hình đâu có tướng mạo!" Sư đáp: "Cái Bổn Tánh của người cũng giống như cõi trống không: Rốt ráo không có một vật gì mà thấy được, ấy gọi là chánh kiến<SUP><B>(1)</B></SUP>. Rốt ráo không có một vật gì mà biết được, ấy gọi là chơn trí<SUP><B>(2)</B></SUP>; rốt ráo không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy cái Bổn Nguyên Thanh Tịnh<SUP><B>(3)</B></SUP> và cái Giác Thể Viên Minh<SUP><B>(4)</B></SUP>. Như thế tức gọi là Thấy Tánh Thành Phật, cũng gọi là Như Lai Tri Kiến<SUP><B>(5)</B></SUP>". Kẻ học này tuy nghe nói như vậy, nhưng cũng chưa thấy hiểu thấu đáo, xin Hòa Thượng chỉ dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Chỗ Đại Thông nói đó cũng còn sự Thấy Biết, nên khiến tâm ngươi chưa hiểu thấu. Nay ta chỉ cho ông một bài kệ:
<p style="padding-left: 56px;">Không thấy pháp, còn chấp thấy "không"
Cũng như mây áng mặt trời Đông
Không hay một pháp, "không" còn biết
Chẳng khác điểnquang chớp giữa không
Chỗ biết thấy này còn tạm khởi
Nhận lầm phương tiện há từng thông!
Lỗi sai chỗ ấy ngươi liền biết
Tự tánh linh quang hiện tỏ cùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Thường nghe rồi, tâm ý suốt thông, bèn làm kệ rằng:
<p style="padding-left: 56px;">Tánh "không", khởi thấy biết
Trước tướng kiếm Bồ đề
Tình còn một niệm ngộ <I>(biết)</I>
Nào thoát khỏi xưa mê
Tánh ta nguồn sáng tỏ
Soi quấy luống lạcv loài
Chẳng vào nhà Tổ đặng
Hai nẻo ắt lầm sai<SUP><B>(6)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm Trí Thường hỏi Tổ: "Bạch Hòa Thượng, Phật đã nói Pháp Ba Thừa, tại sao còn nói Pháp Tối Thượng Thừa nữa, đệ tử chưa rõ, cầu xin Hòa Thượng chỉ dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ngươi hãy xem cái Bổn tâm của ông, đừng cố chấp cái tướng của Pháp ở ngoài. Pháp vốn không có bốn thừa <I>(bực)</I>, chỉ cái tâm của người thế gian có nhiều bực khác nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Căn cứ ở chỗ thấy nghe mà đọc tụng kinh điển là người Tiểu Thừa. Hiểu pháp rõ nghĩa, là bực Trung Thừa. Y theo pháp mà tu hành là người Đại Thừa. Muôn pháp đều thông, muôn pháp gồm đủ cả thảy chẳng nhiễm, lìa các pháp tướng, một mảy không chỗ sở đắc là bậc Tối Thượng Thừa. Thừa có nghĩa là tâm thiệt hành theo Đạo, chớ chẳng phải chỗ miệng tranh cãi<SUP><B>(7)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngươi phải tự tu, đừng hỏi ta vậy. Trong cả thảy thời gian, tánh mình giữ thanh tịnh tự nhiên như nhiên".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Thường làm lễ tạ ơn, theo hầu hạ Đại Sư đến trọn đời ngài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Chánh kiến: <I>Tánh thấy chơn chánh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Chơn trí: <I>Tánh biết chơn chánh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Bổn nguyên thanh tịnh: <I>Nguồn gốc trong sạch.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Giác thể viên minh: <I>Thể biết toàn sáng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Như Lai tri kiến: <I>Tánh thấy biết giác ngộ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Hai nẻo ắt lầm sai: <I>Nhận làm chỗ biết thấy tánh là không.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Tranh cãi: <I>Phân biệt thứ bậc cao thấp.</I></P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>Thầy Tăng tên Chí Đạo</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ở Huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Châu, đến cầu chỉ dạy và bạch rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Kẻ học này từ khi xuất gia, xem kinh Niết Bàn có trên mười năm mà chưa hiểu đại ý, xin Hòa Thượng chỉ dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Có chỗ nào mà ngươi chưa hiểu?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: Kinh văn nói rằng: "Các sự hành động của tâm đều "không thường" <I>vô thường)</I>, ấy là pháp sanh diệt. Sanh diệt dứt rồi, vắng lặng là vui. Trong các điều ấy, đệ tử có chỗ nghi ngờ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Bởi cớ nào mà ngươi sanh nghi?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Cả thảy chúng sanh đều có hai thân là sắc thân và pháp thân. Sắc thân không có thường tồn <I>(vô thường)</I>, có sanh có diệt. Pháp thân là thường tồn <I>(thường còn)</I>, không hay không biết<I>(vô tri vô giác)</I>. Kinh nói: "Sanh diệt dứt rồi, vắng lặng là vui", chẳng biết thân nào vắng lặng, thân nào hưởng sự vui? Nếu là sắc thân, thì lúc sắc thân tiêu diệt, bốn chất rã tan, toàn nhiên là khổ. Mà khổ thì không thể nói vui được. Còn nếu là Pháp thân, thì tức là Pháp thân vắng lặng, tức giống như loài cỏ cây, ngói gạch. Thế thì cái chi hưởng sự vui? Lại Pháp tánh là cái thể của sự sanh diệt, năm uẩn<SUP><B>(1)</B></SUP> là cái dụng của sự sanh diệt. Một cái thể, năm cái dụng, sanh diệt là thường: Sanh thì do thể mà khởi ra dụng, diệt thì thâu dụng về thể. Nếu chịu sanh trở lại, tức là loài có tình <I>(hữu tình)</I>, tâm niệm chẳng dứt chẳng tắt. Còn nếu chẳng chịu sanh trở lại, thì về cảnh vắng lặng<SUP><B>(2)</B></SUP> đời đời, đồng với vật không tình <I>(vô tình)</I>. Thế thì cả thảy các Pháp đều bị Niết Bàn ngăn chế<SUP><B>(3)</B></SUP>, còn chẳng đặng sanh, có gì là vui".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ngươi là con nhà Thích <I>(Phật)</I>, sao lại tập theo chỗ tà kiến <I>(chấp Đoạn Kiến hay Thường Kiến)</I> của người ngoại đạo mà bàn qua pháp Tối Thượng Thừa? Cứ theo chỗ ngươi nói, thì ngoài cái sắc thân riêng có cái Pháp thân, lìa chỗ sanh diệt, cầu nơi tịch diệt, lại nghĩ cảnh Niết Bàn là thường vui, nói rằng có cái thân thọ dụng <I>(hưởng)</I>. Ấy là cố chấp tiếc thương chỗ sống chết quá nhiễm sự vui sướng thế gian.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngươi nay phải biết, Phật thấy cả thảy các người mê muội, nhận năm uẩn hòa hiệp làm các tướng của thân mình, phân biệt cả thảy các pháp là các tướng của thế gian ở ngoài, ưa sống ghét chết, niệm niệm đổi dời, chẳng biết sự mộng huyễn giả dối, luống chịu sanh tử luân hồi, lấy cảnh Thường Vui Niết Bàn<SUP><B>(4)</B></SUP> đổi lại làm trạng tướng khổ não và trọn ngày chỉ cầu ở ngoài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì đó, Ngài mới động lòng thương xót mà chỉ cái Thiệt Vui Của Niết Bàn<SUP><B>(5)</B></SUP>, trong một sát na không có tướng sanh, trong một sát na không có tướng diệt, lại cũng không có sự sanh diệt gì mà nên tắt dứt. Ấy là cái tâm vắng lặng hiện ra rõ ràng. Đương lúc cái tâm vắng lặng hiện ra rõ ràng, cũng không nghĩ tới chỗ hiện ra đó. Ấy gọi là Thường Vui.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự Thường Vui ấy không có thọ cảm, cũng không có chỗ chẳng thọ cảm, há có cái tên "Một Thể Năm Dụng" hay sao? Hà huống lại nói "Niết Bàn ngăn chế các pháp khiến cho đời đời chẳng sanh!" Ấy là nhạo Phật chế Pháp vậy. Hãy nghe ta kệ (Bản dịch của Hòa Thượng Thích Từ Quang):
<p style="padding-left: 56px;">Vô Thượng đại Niết Bàn chí diệu
Thanh tịnh thường tịch chiếu viên minh
Kẻ phàm phu gọi chết hết sinh
Người ngoại đạo chấp tin rằng dứt.
Tìm đạo pháp, nhị thừa các bực
Bỏ mọi điều gọi thật vô vi
Thảy thuộc tình độ lượng mê si
Sáu hai giống gốc thì tà kiến<SUP><B>(6)</B></SUP>.
Ấy giả lập có tên cùng tiếng
Đâuphải là thật diện nghĩa chơn
Chỉ có hàng trí huệ cao nhơn
Mới thông suốt không còn chấp bỏ.
Cả năm uẩn phép kia biết rõ
Đến cái ta trong đó cũng thông
Sắc tượng ngoài ứng hiện muôn trùng
Ân thanh tướng khắp cùng động biến.
Xem bình đẳng lòng không xao xuyến
Kể như là mộng huyễn hư không
Thấy thánh phàm chẳng khởi hai lòng
Niết bàn cũng quyết không bàn giải.
Việc quá khứ, vị lai, hiện tại
Hữu vô đồng cả thảy dứt trừ
Lục căn thường ứng dụng như như
Mà ý chẳng tưởng tư ứng dụng.
Các pháp tướng biện phân rõ đúng
Mà ý không có tướng biện phân
Lửa kiếp thiêu đáy biển khô khan
Gió rung núi chọi tan nát nghiến.
Ấy tịch diệt chơn thường lạc hiện
Thế mới là thật diện Niết Bàn
Vốn ta nay gượng nói rõ ràng
Dạy ngươi phải phá tan tà kiến.
Lời ta nói chớ đem luận biện
Mở tánh ngươi tri kiến chút thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Đạo nghe kệ rồi, tâm tánh rất tỏ sáng, không xiết vui mừng, bèn làm lễ lui ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Năm uẩn: <I>Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Vắng lặng: <I>Tịch diệt.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Ngăn chế: <I>Cấm phục</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Thường Vui Niết Bàn: <I>Thường lạc Niết bàn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Thiệt Vui Niết Bàn: <I>Niết bàn chơn lạc</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Sáu hai giống gốc thì tà kiến: <I>Sáu mươi hai tà kiến là gồm đủ điều thấy biết mê lầm về chỗ thiên chấp: thường kiến, đoạn kiến, hữu vi, vô vi. Các điều biết thấy này chẳng phải chánh pháp, không phù hợp với lẽ đạo.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>Hạnh Tư thiền sư</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Tư Thiền Sư, con nhà họ Lưu, sanh trưởng tại huyện An Thành, phủ Kiết Châu, nghe đạo pháp của Tào Khê <I>(Lục Tổ)</I> khai hóa thạnh hành, bèn đến làm lễ Đại Sư mà hỏi rằng: "Tu hành phải làm theo pháp nào, mới khỏi lạc vào giai cấp?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ngươi từng làm theo pháp nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tăng bạch: "Phép Thánh Đế <I>(Bốn Diệu Đế)</I>, tôi cũng chẳng làm theo đó".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Lạc vào giai cấp nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tăng bạch: "Phép Thánh Đế còn chẳng làm theo, thì đâu có giai cấp!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại Sư rất trọng người lợi căn, bảo Hạnh Tư làm đầu đại chúng. Một ngày kia, Sư kêu Hạnh Tư mà dạy rằng: "Ngươi phải tách ra, đi hóa độ một phương, đừng để mối Đạo đoạn tuyệt".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Tư đã đắc pháp, bèn trở về núi Thanh Nguyên, phủ Kiết Châu, mà hoằng hóa độ sanh. Sau khi tịch, người được tặng là Hoằng Tế Thiền Sư.
<CENTER><B>Hoài Nhượng thiền sư</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoài Nhượng Thiền Sư, con nhà họ Đỗ, ở huyện Kim Châu, ban sơ đến viếng An Quốc Sư ở núi Tung Sơn. An Quốc Sư gởi Thiền Sư qua Tào Khê viếng Huệ Năng Lục Tổ. Hoài Nhượng đến làm lễ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi: "Ở xứ nào đến đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Núi Tung Sơn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi: "Có việc gì? Đến đây làm chi?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Nói dường có một việc thì không trúng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Tu chứng phải chăng?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Tu chứng thì chẳng phải là không có, còn nói nhiễm trược thì không đặng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Chỉ có sự chẳng nhiễm trược ấy là chỗ hộ niệm <I>(giữ mình)</I> của chư Phật vậy. Ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Đức Bát Nhã Đa La (Tỗ thứ 27) bên Tây Thiên Trước có lời sấm rằng: "Dưới chân ngươi sẽ sanh ra một con ngựa tơ mạnh mẽ, đạp giết người trong thiên hạ<SUP><B>(1)</B></SUP>. Đó là điểm ứng tại tâm ngươi, chẳng cầu vội nói".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoài Nhượng Thiền Sư liền suốt thông, hiểu rõ điều ấy, mới theo hầu hạ Đại Sư trên mười lăm năm. Một ngày kia, đạt được chỗ huyền áo<SUP><B>(2)</B></SUP>. Sau Thiền Sư qua núi Nam Nhạc, mở rộng cửa Thiền Tông. Sau khi viên tịch rồi, người được sắc phong là Đại Huệ Thiền Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Dưới chân ngươi sẽ sanh ra một con ngựa tơ mạnh mẽ, đạp giết người trong thiên hạ: <I>Như túc hạ xuất mã câu, đạo sát thiên hạ nhơn. Nghĩa là con ngựa tơ manh mẽ chỉ Mã Tổ, là Đạo Nhất thiền sư thọ pháp với Hoài Nhượng thiền sư. Đạp giết người trong thiên hạ là ý nói Mã Tổ sau truyền nối chánh pháp và hóa độ chúng sanh rất thịnh hành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Huyền áo: <I>Chỗ huyền diệu của đạo.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>Vĩnh Gia Huyền Giác thiền sư</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư, con nhà họ Đái, ở huyện Vĩnh Gia, phủ Ôn Châu. Lúc còn trẻ, học tập kinh luật, chuyên về pháp môn Thiên Thai Chỉ Quán. Nhơn xem kinh Duy Ma mà đặng tỏ sáng tâm tánh. Tình cờ gặp đệ tử của Đại Sư là Huyền Sách. Huyền Giác phỏng vấn và luận đàm kịch liệt, mỗi lời nói ra đều ám hiệp với tông chỉ của các vị Tổ Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách hỏi: "Nhơn giả đắc Pháp với nhà sư nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Giác đáp: "Tôi nghe kinh luận của môn Phương Đẳng, mỗi chỗ đều có thầy chỉ dạy. Sau nhờ xem kinh Duy Ma mà hiểu rõ được tông Phật Tông, nhưng chưa có người chứng minh".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách nói: "Từ đời Phật Oai Âm Vương sắp về trước, tự mình tỏ sáng thì được, còn từ đời Phật Oai Âm Vương sắp về sau, không có thầy truyền, mà tự mình tỏ sáng, ấy tự nhiên là ngoại đạo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Xin nhơn giả trưng bằng cớ cho tôi biết".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách nói: "Chỗ tôi nói e còn sơ thất. Ở Tào Khê có Lục Tổ Đại Sư, bốn phương đều quy tụ nơi đó mà thọ pháp với Ngài. Nếu nhơn giả muốn đến đó, thì tôi cũng đi với".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cả hai đồng đến viếng Tổ Sư. Huyền Giác đi xung quanh Tổ Sư ba vòng, rồi chống tích trượng mà đứng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại Sư nói: "Phàm làm thầy Sa môn thì phải giữ đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh<SUP><B>(1)</B></SUP>. Đại Đức ở phương nào đến đây mà sanh lòng ngã mạn lớn vậy?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Giác bạch: "Sanh tử là việc lớn, sự vô thường là mau chóng<SUP><B>(2)</B></SUP>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Sao chẳng thể theo<SUP><B>(3)</B></SUP> tánh không sanh của mình và tỏ ráo tánh không mau chóng của mình?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Thể theo tánh mình tức là không sanh<SUP><B>(4)</B></SUP>, tỏ ráo tánh mình vốn không mau chóng<SUP><B>(5)</B></SUP>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Phải vậy! Phải vậy!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Giác mới dùng đủ oai nghi mà lễ bái, kế một lát xin cáo từ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Sao trở về rất chóng vậy?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Cái tánh Bổn lai tự nó chẳng phải động, há có chỗ chóng sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ai biết nó chẳng phải động?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Nhơn giả tự sanh lòng phân biệt"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Nhơn giả rất đặng cái ý vô sanh<SUP><B>(6)</B></SUP>"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Vô sanh há có ý sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Không có ý thì lấy chi mà phân biệt?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Phân biệt cũng chẳng phải là ý".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Hay thay! Hãy ở lại đây nữa ít nhất là một đêm".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc bấy giờ, gọi là một đêm Giác<SUP><B>(7)</B></SUP>. Sau Vĩnh Gia Thiền Sư có làm bài ca chứng đạo, truyền bá ở thế gian rất thạnh hành. Sau khi tịch, người đặng sắc tặng là Vô Tướng Đại Sư. Lúc bấy giờ, người ta xưng là Chơn Giác Thiền Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Tế hạnh: <I>Nết hạnh nhỏ nhặt.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Sanh tử là việc lớn, sự vô thường là mau chóng: <I>Ý nói hai việc này là lớn và gấp hơn việc oai nghi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Thể theo: <I>Noi theo.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Không sanh: <I>Không sanh diệt.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Vốn không mau chóng: <I>Khỏi sự vô thường.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Ý vô sanh: <I>Không sanh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Một đêm giác: <I>Một đêm tỏ sáng đạo chánh giác.</I>
<CENTER><B>Thiền giả tên Trí Hoàng</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ban sơ đến viếng Ngũ Tổ, tự gọi mình đã được chánh thọ<SUP><B>(1)</B></SUP>. Người ngồi trường trong am trọn hai mươi năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đệ tử của Đại Sư là Huyền Sách đi du phương đến Hà Sóc, nghe danh Trí Hoàng cất am, bèn tìm tới mà hỏi rằng: "Thầy làm gì ở đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng đáp: "Nhập Định."
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách nói: "Thầy nói nhập định, nhưng hữu tâm mà nhập hay là vô tâm mà nhập. Nếu vô tâm mà nhập, thì cả thảy các loài vô tình như cây cỏ ngói gạch cũng định được. Còn nếu hữu tâm mà nhập, thì các loài hữu tình hàm thức<SUP><B>(2)</B></SUP> cũng định được".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng nói: "Chánh lúc tôi nhập định, không thấy có<SUP><B>(3)</B></SUP>cái tâm hữu vô".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách nói: "Không thấy có cái tâm hữu vô tức là Thường Định, nào có xuất nhập! Nếu có xuất nhập tức chẳng phải là Đại Định".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng không trả lời. Một hồi lâu hỏi rằng: "Thầy của nhơn giả là ai?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách nói: "Thầy của tôi là Lục Tổ ở Tào Khê."
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng hỏi: "Lục Tổ lấy pháp gì làm Thiền Định?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huyền Sách nói: "Cứ theo chỗ thầy tôi nói: "Thiền Định là tánh rất trong sạch, hoàn toàn vắng lặng, thể dụng như như<SUP><B>(4)</B></SUP>, năm uẩn vốn không, sáu trần chẳng có, không xuất không nhập, không định không loạn. Tánh Thiền không trụ, lìa cái niệm tưởng về chỗ trụ thiền. Tánh Thiền không trụ<I>(ở một chỗ nào)</I>, lìa cái niệm tưởng về chỗ sanh thiền. Lòng như trống không, cũng không nghĩ đến chỗ trống không.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng nghe nói vậy, bèn đi ngay đến viếng Tổ Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi rằng: "Nhơn giả ở đâu lại?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng thuật đủ nhơn duyên do đã kể trước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Quả thật như chỗ nói ấy. Nếu ông giữ cái tâm trống không chẳng dính níu chỗ thấy không, ứng dụng thông suốt, không trở ngại, động tịnh đều vô tâm, phàm thánh đều quên dứt, tâm năng tâm sở đều diệt trừ, tánh tướng tự nhiên không động, thì không có lúc nào là chẳng định."
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Hoàng nghe rồi, lòng rất tỏ sáng, xem lại chỗ sở đắc của mình trong hai mươi năm đều không có ảnh hưởng chi cả. Đêm ấy, tại Hà Bắc, các quan dân nghe trên không trung có tiếng rằng: Trí Hoàng Thiền Sư ngày nay đắc đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau Trí Hoàng làm lễ từ giã Đại Sư, lại trở về Hà Bắc mà khai hóa tứ chúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Chánh thọ: <I>Thiền định.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Loài hữu tình hàm thức: <I>Có tâm hiểu biết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Không thấy có: <I>Có tâm hiểu biết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) thể dụng như như: <I>Tịnh động như nhiên</I>
<CENTER><B>Hiểu Phật Pháp</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một thầy tăng hỏi Đại Sư rằng: "Người nào đặng cái ý chỉ của đức Huỳnh Mai?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư rằng: "Người hiểu Phật Pháp đặng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Phải Hòa Thượng đặng chăng?".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ta không hiểu Phật Pháp".</P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>Phương Biện</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một ngày kia, Sư muốn giặt cái Pháp Y của Ngài đã được truyền thọ, mà không tìm được cái suối trong. Nhơn đi đến sau chùa ước năm dặm, thấy núi rừng rậm rạp, thoại khí bao giăng, Sư xóc cây tích trượng xuống đất, mạch suối liền ứng theo tay mà chảy ra, chứa đầy thành ao. Sư quỳ gối trên tảng đá mà giặt áo. Bỗng đâu có một thầy tăng đến làm lễ và nói rằng: Tôi là Phương Biện, người ở Tây Thục, ngày hôm qua thấy đức Đạt Ma Đại Sư ở Nam Thiên Trước dặn Phương Biện này mau qua Đường Độ<I>(đất nước nhà Đường)</I>, Ngài nói: "Cái Chánh Pháp Nhãn Tàng của Tổ Đại Ca Diếp mà ta đã truyền, và cái Pháp y, ta đã truyền xuống tới đời Tổ Thứ Sáu, tại Tào Khê, tỉnh Thiều Châu. Ông hãy đến đó mà chiêm lễ". Phương Biện này ở phương xa đến, xin xem y bát của thầy tôi đã truyền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lấy y bát ra chỉ, rồi hỏi rằng: "Thượng nhơn hay giỏi về nghề gì?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bạch: "Hay về nghề nắn hình".
Sư tỏ vẻ nghiêm nghị, nói rằng: "Ngươi hãy nắn thử <I>(hình ta)</I> coi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phương Biện bối rối, không biết nắn cách thế nào. Trải qua mấy ngày mới nắn xong chơn tướng, bề cao bảy tấc, khúc nào cũng thật khéo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư cười mà nói rằng: "Ngươi chỉ hiểu cái tánh nắn hình, mà chẳng hiểu cái tánh Phật".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thung dung lấy tay chà nơi đỉnh đầu Phương Biện mà nói rằng: "Hãy làm việc phước điền nơi cõi người và cõi trời cho lâu dài".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi Sư lại lấy một cái áo mà đền ơn cho Phương Biện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phương Biện lấy áo xé làm ba đoạn, một đoạn choàng vào hình nắn, một đoạn để lại cho mình, một đoạn đựng vào hộp cây Tông <I>(loại cây Kè)</I> mà chôn xuống đất, và thề rằng: "Sau tìm được mảnh áo này, tức là ta ra đời mà trụ trì nơi đây, và sửa lại ngôi chùa vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Phần bổ túc từ kinh dịch của Hòa Thượng Thích Từ Quang)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đời Tống, niên hiệu Gia Hựu, năm thứ tám, có một vị tăng tên Duy Tiên, đào đất để sửa chùa, gặp được y hãy còn như mới.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Riêng chơn tượng của Đức Lục Tổ về sau thờ tại chùa Cao Tuyền, linh thiêng vô lượng, những người chánh tâm cầu khẩn, đều được toại nguyện.
<CENTER><B>Ngọa Luân thiền sư</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một thầy tăng cất tiếng đọc bài kệ khen Ngọa Luân Thiền Sư rằng:
<p style="padding-left: 56px;">Ngọa Luân tài rất hay
Dứt được cả tư tưởng
Đối cảnh lòng không động
Bồ Đề ngày vượng lớn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nghe kệ, nói rằng: "Bài kệ ấy chưa tỏ sáng Bổn Tâm. Nếu y theo đó mà tu hành, thì thêm sự ràng buộc <I>phiền não</I>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhơn đó, sư nói kệ rằng:
<p style="padding-left: 56px;">Huệ Năng tài chẳng hay
Không dứt cả tư tưởng
Đối cảnh, động lòng hoài
Bồ Đề đâu vượng lớn?</P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>8. PHẨM ĐỐN TIỆM</B>
(Pháp tu chứng quả tức khắc và Pháp tu chứng quả từ bậc)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc Tổ Sư ở chùa Bửu Lâm tại Tào Khê, thì Thần Tú Đại Sư ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Nam. Bấy giờ, cả hai phái đều diễn hóa rất thạnh hành. Người người đều xưng Nam Năng Bắc Tú, cho nên mới phân hai phái Đốn và Tiệm ở phương Nam và phương Bắc <I>Đốn giáo và Tiệm giáo)</I>. Nhưng các học giả chưa biết được cái tông thú<SUP><B>(1)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ Sư mới gọi đại chúng mà bảo rằng: "Pháp vốn là một tông <I>(cùng một gốc mà ra)</I>, còn người thì có Nam và Bắc. Pháp tức là một giống, còn chỗ thấy thì có mau chậm. Pháp không có mau chậm. Bởi con người có tánh sáng tối <I>(lợi, độn)</I>, cho nên mới gọi là mau chậm".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng các môn đồ của Sư Thần Tú thường chê Tổ Sư phái Nam Tông là dốt, không biết một chữ, có chỗ nào hay đâu!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư Thần Tú bảo chúng rằng: "Lục Tổ người đặng cái trí vô sư<SUP><B>(2)</B></SUP> <I>(Không thầy dạy mà sáng biết)</I>, thâm ngộ Pháp Thượng Thừa, ta đây chẳng bằng người vậy. Vã thầy ta là Ngũ Tổ đích thân truyền y pháp cho người, há phải là việc vô cớ sao? Ta tiếc vì không đi xa được mà gần gủi với người, nên phải đành chịu ân huệ của vua. Các ông chớ trì trệ ở đây, khá qua Tào Khê viếng Lục Tổ mà nghe lời khẩu quyết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một ngày kia, sư Thần Tú bảo môn nhơn là Chí Thành rằng: "Ngươi thông minh, đa trí, khá vì ta mà đến Tào Khê mà nghe pháp. Nếu nghe đặng chỗ nào, hãy hết lòng nhớ lấy, rồi trở về nói lại cho ta rõ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành vâng mạng đến Tào Khê, nhập theo đại chúng đến viếng và cầu dạy, nhưng chẳng nói ở đâu lại. Khi ấy, Tổ Sư bảo chúng nhơn rằng: "Nay có kẻ trộm pháp ẩn tại hội này".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành liền bước ra làm lễ, và bày tỏ hết các việc của Sư Thần Tú dặn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư rằng: "Ngươi ở chùa Ngọc Tuyền đến, lẽ ưng là dọ thám?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Chẳng phải vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Sao đặng gọi là chẳng phải?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Chưa nói ra thì phải như thế, nói ra rồi thì chẳng phải vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi: "Thầy ông dạy chúng thế nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Thường chỉ dạy đại chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi mãi không nằm".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Trụ tâm quán tịnh, ấy là bịnh, chẳng phải Thiền. Thường ngồi là câu thúc cái thân, đối với đạo lý, có ích chi đâu!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hãy nghe ta kệ:
<p style="padding-left: 56px;">Khi sống, ngồi không nằm
Thác rồi, nằm chẳng ngồi ngồi
Thiệt đồ xương thịt thúi
Sao luống lập công phu?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành lại làm lễ mà bạch rằng: "Kẻ đệ tử theo ở với Thần Tú đại sư, học đạo chín năm, mà chẳng đặng tỏ sáng. Nay nghe Hòa Thượng nói một lần, liền tỏ sáng bổn tâm. Việc sống thác là lớn, đệ tử xin Hòa Thượng mở lượng từ bi chỉ dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư rằng: "Ta nghe nói thầy ngươi dạy phép Giới Định Huệ cho các học giả, nhưng chưa rõ thầy ngươi nói cái hạnh tướng của Giới Định Huệ như thế nào. Hãy nói lại cho ta nghe".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành bạch: "Tú Đại Sư nói: Các điều dữ chớ làm, gọi là giới. Các điều lành vâng làm, gọi là Huệ. Giữ ý mình trong sạch, gọi là Định. Thầy tôi nói như vậy, chưa rõ Hòa Thượng dùng pháp nào mà dạy người?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Nếu ta nói có pháp dạy người, tức là nói dối với ngươi. Ta chỉ tùy phương tiện mà giải thoát cho người. Phương tiện ấy giả gọi là Tam Muội<I>(chánh định)</I>. Cứ như chỗ thầy ngươi nói về môn Giới Định Huệ thiệt không thể nghĩ bàn được. Chỗ ta nói về Giới Định Huệ lại khác".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành bạch: "Giới Định Huệ chỉ hợp có một thứ, thế nào lại khác?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Pháp Giới Định Huệ của thầy ngươi để tiếp độ người đại thừa. Còn pháp Giới Định Huệ của ta để tiếp độ người Tối Thượng Thừa. Chỗ tỏ hiểu không đồng, chỗ thấy có mau chậm. Ngươi nghe chỗ ta nói với chỗ thầy ngươi nói, có đồng nhau chăng? Chỗ ta nói pháp không lìa tánh mình. Lìa Bổn Thể mà nói pháp, là trước tướng mà nói, thế thì tánh mình thường mê. Phải biết muôn pháp đều do tánh mình mà khởi dụng, thế mới thiệt là pháp Giới Định Huệ. Hãy nghe ta kệ:
<p style="padding-left: 56px;">Tâm Địa không quấy, thì tánh mình Giới
Tâm Địa không si, thì tánh mình Huệ
Tâm Địa không rối, thì tánh mình Định
Không thêm, không bớt, tánh mình Kim Cang<SUP><B>(2)</B></SUP>
Không tới không lui, vốn là Tam Muội<SUP><B>(3)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành nghe kệ rồi, ăn năn cám ơn, và trình kệ rằng:
<p style="padding-left: 56px;">Năm uẩn huyển thân này
Huyễn nào mong cứu cánh?
Trở thú tánh chơn như
Pháp còn chưa thật tịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư khen phải, lại nói với Chí Thành rằng: "Pháp Giới Định Huệ của thầy ngươi để khuyên các người căn trí nhỏ, còn pháp Giới Định Huệ của ta để khuyên các người căn trí lớn. Nếu mình tỏ sáng tánh mình, thì chẳng nên lập Bồ Đề Niết Bàn<SUP><B>(4)</B></SUP>, cũng chẳng nên lập giải thoát tri kiến<SUP><B>(5)</B></SUP>. Không có một pháp nào tìm được ở trong tánh mình, và mới tạo lập được muôn pháp<I>(cả thảy sự lý và muôn vật)</I>. Nếu hiểu được cái ý chỉ ấy, thì gọi là Phật thân, cũng gọi là Bồ Đề Niết Bàn, là giải thoát Ttri kiến. Người thấy tánh lập ra cũng đặng, chẳng lập ra cũng đặng. Đi lại tự do, không ngừng, không ngại, phải chỗ dùng thì tùy cơ mà làm, phải chỗ nói thì tùy cơ mà đáp, hiện khắp hóa thân mà chẳng lìa tánh mình, tức là đặng Tự Tại Thần Thông<SUP><B>(6)</B></SUP> Du Hí Tam Muội<SUP><B>(7)</B></SUP>. Ấy gọi là thấy tánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành lại bạch: "Cái nghĩa chẳng lập là sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Tánh mình không quấy, không si mê, không tán loạn, niệm niệm trí huệ thường soi, thường lìa pháp tướng, tự do tự tại, dọc ngang đều ứng đối đặng cả, thì có pháp nào mà đặng lập? Tánh mình tự tỏ sáng, tỏ liền tu liền, cũng không lần lượt theo thứ lớp. Sở dĩ nên chẳng lập cả thảy các pháp. Các pháp đều vắng lặng, thì có gì là thứ lớp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Thành làm lễ, nguyện theo hầu hạ Tổ Sư, sớm tối không bê trễ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Tông thú: <I>Chỗ qui hướng về căn bổn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Không thêm, không bớt, tánh mình Kim Cang: <I>Nghĩa là bổn tánh mình ở nơi Phật không thêm, nơi phàm cũng không bớt. Thể nó rặc ròng, trong sạch, cứng chắc, trải qua muôn vàn kiếp, đời đời chẳng hư hoại, cho nên ví dụ nó là Kim cang.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Tam Muội: <I>Chánh định.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Chẳng nên lập Bồ Đề Niết Bàn: <I>Là đừng tạo cái tướng giác ngộ và thanh tịnh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Chẳng nên lập giải thoát tri kiến: <I>Là đừng tạo các tướng thấy biết siêu thoát.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Tự Tại Thần Thông: <I>Là cái huệ tánh thiêng liêng ứng dụng suốt thông trong cả thảy hoàn cảnh và khắp nơi mà không có gì trở ngại.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Du Hí Tam Muội: <I>Là pháp chánh định tự do của các vị Bồ tát. Vào ra nơi cảnh ấy, dù mau dù chậm cũng đều đặng tự tại, tỷ như các loài thú đang giỡn chơi, nêu thấy sư tử thì hỏang sợ, còn sư tử giỡn chơi thì tự do tự tại không sợ chi cả.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Thầy tăng Chí Triệt</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ở Giang Tây, họ Trương, tên Hạnh Xương, còn trẻ mà có tánh thành thật và can đảm. Từ khi Nam Bắc chia rẽ việc hóa độ, hai vị tông chủ tuy không phân nhơn ngã, nhưng các môn đồ cùng tăng tử của hai phái thường cạnh tranh và sanh lòng yêu ghét nhau. Lúc bấy giờ, môn nhơn phái Bắc tông tôn Sư Thần Tú làm Tổ thứ sáu, nhưng còn hiềm <I>(một nỗi là)</I> Huệ Năng Tổ Sư vì được truyền y bát làm cho thiên hạ đều hay, nên sai Hạnh Xương đến thích khách Đại Sư. Đại Sư có Tâm thông, biết trước việc ấy, nên bảo một vị đệ tử cư sĩ thân tín lấy mười lượng vàng, để sẵn nơi chỗ ngồi. Lúc đêm khuya, Hạnh Xương vào phòng Tổ Sư và toan muốn làm hại. Sư đưa ngay cổ cho chém ba lần, mà không phạm chỗ nào cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Gươm chánh không dùng vào việc tà, gươm tà không dùng vào việc chánh được. Ta chỉ thiếu ngươi vàng, chớ không thiếu ngươi nợ mạng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương hoảng kinh ngã ngữa, một hồi lâu mới tỉnh lại, bèn cầu khẩn ăn năn tội lỗi, và liền nguyện xuất gia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lấy vàng cho và nói: "Ngươi hãy đi ngay, sợ e đồ chúng hại ngươi. Một ngày kia, ngươi khá đổi hình dạng, rồi đến đây, ta sẽ nhận và độ ngươi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương vâng theo ý Đại Sư, đêm ấy trốn đi. Sau Hạnh Xương xuất gia làm tăng, thọ Cụ túc giới <I>(250 giới của Tỳ kheo)</I>, và tu hành rất tinh tấn. Một ngày kia, nhớ lời Sư dạy, Hạnh Xương từ phương xa đến làm lễ ra mắt Ngài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ta có lòng nhớ ngươi đã lâu, sao ngươi tới muộn?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương bạch: "Ngày trước nhờ ơn Hòa Thượng tha tội, nay tuy xuất gia khổ hạnh, nhưng sau này đệ tử ắt khó trả được cái ân đức ấy, chỉ mong Tổ Sư truyền pháp để độ chúng sanh mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đệ tử thường xem kinh Niết Bàn mà chưa hiểu cái nghĩa Thường và Vô thường, xin Hòa Thượng từ bi lược giải cho".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Vô thường tức là Phật tánh. Hữu thường là cái tâm phân biệt cả thảy các pháp thiện ác vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương bạch: "Chỗ Hòa Thượng nói rất trái với kinh văn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ta truyền cái tâm ấn Phật, đâu dám nói trái với kinh Phật!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương bạch: "Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa Thượng lại nói là vô thường. Các pháp thiện ác cho đến cái tâm Bồ Đề là vô thường, Hòa Thượng lại nói là thường. Mấy lời ấy trái nghịch nhau, khiến kẻ học này thêm nghi hoặc".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Kinh Niết Bàn, xưa ta nghe Ni Cô Vô Tận Tạng tụng một biến, thì có giảng thuyết cho người nghe. Chỗ ta nói không có một chữ một nghĩa nào mà chẳng hợp với kinh văn. Nay ta giảng cho ngươi nghe, thì cũng toàn một nghĩa không hai".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương bạch: "Kẻ học này, sức hiểu biết còn cạn tối, xin Hòa Thượng chỉ dạy chu đáo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ngươi biết chăng, nếu Phật Tánh là thường, thì nói làm chi các pháp Thiện Ác, lại sao đến cùng kiếp, không có một người phát Bồ Đề Tâm? Cho nên ta nói là vô thường, mà chính Phật nói là đạo Chơn thường. Lại nếu các pháp là vô thường, tức vật vật đều có tự tánh, gồm chịu sự sống chết, mà cái tánh Chơn thường có chỗ chẳng biến khắp. Cho nên ta nói là thường, mà đó Phật nói cái nghĩa chơn vô thường vậy. Vì các người phàm phu ngoại đạo chấp nơi Tà thường, các người trong Nhị Thừa đối với thường kể là vô thường, chỗ mê chấp của hai phái cộng lại thành tám điều trái ngược<SUP><B>(1)</B></SUP>, cho nên trong bài Liễu Nghĩa Giáo ở Kinh Niết Bàn, Phật phá chỗ thiên kiến <I>(thấy một bên)</I> mà nói rõ chỗ Chơn Thường, Chơn Lạc, Chơn Ngã, Chơn Tịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngươi nay y theo lời nói mà lại hiểu trái nghĩa. Ngươi nhận lấy chỗ đoạn diệt vô thường và định chắc cái tử thường, mà hiểu lầm huyền vi viên diệu của Phật nói lần sau cùng. Như thế, dầu xem kinh ngàn biến, nào có ích gì?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hạnh Xương hốt nhiên rất tỏ sáng, liền nói kệ rằng:
<p style="padding-left: 56px;">Người chấp vô thường tánh
Phật nói hữu thường tâm
Chẳng dè phương tiện pháp
Ao Xuân lượm sỏi, lầm
Ta nay công chẳng dụng
Phật Tánh hiện rõ ràng
Chẳng nhờ sự chỉ giáo
Không đắc đạo cao thâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lại nói: "Ngươi nay đã thông triệt, nên đặt tên là Chí Triệt".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chí Triệt làm lễ tạ ơn, rồi lui ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Tám điều trái ngược: <I>Người phàm có bốn điều hiểu điên đảo (trái ngược): không thường cho là thường, khổ cho là vui, không có ta cho là ta, chẳng tịnh cho là tịnh. Người trong hàng Đại thừa có bốn điều hiểu diên đảo: thường cho là không thường, vui cho là khổ, có ta cho là không ta, tịnh cho là chẳng tịnh. Cả thảy là tám điều điên đảo, bởi vậy Phật mới nói chỗ chơn thường, chơn chạc, chơn ngã, chơn tịnh để phá hai bên mê chấp như trên.</I></I>
<CENTER><B>Có một đồng tử tên là Thần Hội</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Con nhà họ Cao, ở huyện Tương Dương, mười ba tuổi, từ chùa Ngọc Tuyền đến làm lễ Đại Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi: "Trí thức ở phương xa đến, thiệt là khó nhọc, mà có phục đặng tánh Bổn Lai chăng? Nếu có gốc <I>(thể linh giác)</I>, thì phải biết ngôi chủ<SUP><B>(1)</B></SUP>. Hãy nói thử ta nghe".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần Hội bạch: "Lấy không trụ làm gốc, thấy tức là chủ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Gã Sa di này tranh chỗ đối chiếu mà nói bướng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần Hội liền hỏi: "Hòa Thượng ngồi Thiền, thấy hay chẳng thấy?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lấy gậy đánh Thần Hội ba gậy mà hỏi rằng: "Ta đánh ông đau hay chẳng đau?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Cũng đau mà cũng chẳng đau".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ta cũng thấy mà cũng chẳng thấy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần Hội hỏi: "Cũng thấy mà cũng chẳng thấy, nghĩa là sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ta thấy, là thường thấy các tội lỗi của tâm mình, mà chẳng thấy các điều phải quấy, tốt xấu của người. Bởi vậy, cũng thấy mà cũng chẳng thấy. Ngươi nói "Cũng đau mà cũng chẳng đau" nghĩa là sao? Nếu ngươi chẳng biết đau, thì đồng với loài cây đá; mà biết đau thì đồng với kẻ phàm phu, liền sanh giận hờn. Cứ như chỗ ngươi hỏi trước: Thấy hay chẳng thấy? là còn chấp hai bên. Chỗ ngươi nói: Cũng đau mà cũng chẳng đau, ấy là còn sanh diệt. Cái Tự Tánh của ngươi mà ngươi chẳng thấy, sao dám khinh dễ người?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần Hội lạy và ăn năn xin lỗi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Nếu ngươi vì tâm mê, chẳng thấy tánh mình, thì hỏi bực thiện tri thức mà tìm đường chánh giác. Còn nếu như ngươi tỏ sáng, tự thấy tánh mình, thì y theo pháp mà tu hành. Ngươi tự mê, chẳng thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy, ta tự biết, há thế được cái mê của ngươi hay sao? Còn nếu ngươi tự thấy <I>(tâm tánh của mình)</I>, cũng chẳng thế cái mê của ta được. Sao chẳng tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần Hội làm lễ một lần nữa, lạy Tổ Sư hơn một trăm lạy, xin tha tội lỗi, lại cần mẫn theo hầu hạ Ngài chẳng rời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một ngày kia, Sư bảo đồ chúng rằng: "Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không chữ, không mặt không trái, các ngươi biết chăng?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần Hội bước ra bạch rằng: "Ấy là cái Bổn nguyên của chư Phật, là cái Phật Tánh của Thần Hội".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Ta đã nói với ông "Vật không tên, không chữ", ông lại kêu là Bổn nguyên, là Phật tánh! Ông dầu có bước tới đường chánh, thì cũng như người lấy tranh mà che đầu<SUP><B>(2)</B></SUP>, (không biết cái nào quý hơn cái nào, như người lấy bức tranh quý mà che đầu lúc trời mưa làm hỏng cả - ngạn ngữ Trung Hoa), chỉ trở thành người tông đồ hiểu biết <I>(Phật Pháp)</I> mà thôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi Tổ Sư tịch rồi, Thần Hội vào thành Lạc Dương, mở rộng môn Đốn Giáo Tào Khê, làm sách Hiển Tông Ký, truyền bá ở thế gian rất thạnh hành. Người xưng là Hà Trạch Thiền Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một khi Đại Sư thấy môn đồ các phái vấn nạn nhau, đều khởi lòng ác. Có nhiều người tụ tập dưới ghế Sư ngồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư động lòng thương mà bảo rằng: "Người học Đạo, thì cả thảy các niệm thiện niệm ác đều phải bỏ hết. Không có tên nào mà gọi được, cái tên ở nơi tánh mình. Cái tánh không hai </I>(Không yêu, không ghét)</I>, ấy gọi là Thật Tánh. Do nơi Thật Tánh mà lập ra cả thảy giáo môn. Vậy khi nghe nói pháp rồi, thì phải liền thấy tánh mình".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mọi người ấy nghe nói, cả thảy đều làm lễ, xin thờ Đại sư làm thầy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Ngôi chủ: <I>Chủ nhân ông tức là tự tánh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Người lấy tranh mà che đầu: <I>Không biết cái nào quý hơn cái nào, như người lấy bức tranh quý mà che đầu lúc trời mưa làm hỏng cả - ngạn ngữ Trung Hoa.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>9. PHẨM HỘ PHÁP</B>
(Ủng hộ Chánh Pháp của Phật)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niên hiệu Thần Long, năm đầu, ngày rằm Thượng Ngươn, Tắc Thiên Hoàng Thái Hậu, và Trung Tôn Hoàng Đế ra lời chiếu rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Trẫm thỉnh An, Tú <I>(Huệ An và Thần Tú)</I> nhị vị Đại sư vào cung đặng cúng dường. Nhơn lúc rãnh các việc quốc chánh, chúng ta mỗi người sẽ khảo về đạo Nhất Thừa <I>(đạo Phật)</I>"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai Sư suy nghĩ và dâng sớ nhượng rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Ở phương Nam có Huệ Năng Thiền Sư được mật thọ <I>(truyền kín)</I> y pháp của Hoằng Nhẫn Đại Sư. Ấy là người truyền tâm ấn của Phật. Vậy nên thỉnh sư mà hỏi Đạo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vua sai nội thị là Tiết Giản đem chiếu tiếp rước, xin Tổ Sư từ bi niệm tình mau đến Kinh Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại sư dâng sớ cáo bệnh xin từ, nguyện trọn đời ở chốn rừng non.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản bạch: "Ở Kinh thành, các vị Thiền đức đều nói rằng: "Muốn đặng tâm ngộ Đại Đạo tất phải ngồi Thiền tập Định. Nếu chẳng nhờ Thiền Định mà đặng giải thoát, thì điều ấy chưa từng có, chẳng biết chỗ Sư nói Pháp thế nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Đạo do tâm mà ngộ (tỏ sáng), đâu phải do chỗ ngồi. Kinh nói: "Nếu nói Như Lai hoặc ngồi hoặc nằm, ấy là làm tà đạo. Bởi cớ sao? Không do chỗ nào mà lại, cũng không do chỗ nào mà đi, không sanh không diệt, ấy là tánh Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Các Pháp đều vắng lặng trống không, ấy là tánh Như Lai Thanh Tịnh Tọa. Thế là cứu cánh không chứng đắc<SUP><B>(1)</B></SUP>, hà huống là ngồi!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản bạch: "Đệ tử về kinh, chúa thượng ắt hỏi. Xin Tổ Sư từ bi dạy chỗ yếu chỉ về tâm tánh, đặng truyền tấu lại lưỡng cung <I>(mẹ vua và vua)</I> cùng các vị học đạo trong kinh thành. Tỷ như một ngọn đèn nhen ra trăm ngàn ngọn, các chỗ tối đều sáng, sáng sáng không cùng."
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Cái Đạo không sáng tối. Sáng tối là cái nghĩa thay thế. Sáng sáng không cùng cũng là có cùng. Hai cái tối sáng đối đãi nhau mà lập ra cái tên, cho nên kinh Tịnh Danh nói: "Cái Pháp không có chi sánh, không có gì tương đối được<SUP><B>(2)</B></SUP>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản nói: "Sáng tỉ như trí tuệ, tối tỉ như phiền não. Người tu hành ví như không lấy trí tuệ mà chiếu phá phiền não, thì nhờ đâu mà ra khỏi chỗ vô thỉ sanh tử <I>(sự sống chết không cùng)</I>?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Phiền não tức là Bồ Đề, chẳng phải hai và chẳng phải khác nhau. Lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não là chỗ thấy hiểu của hàng nhị thừa, là cái căn cơ của bực Thinh Văn và Duyên Giác. Bậc Đại Trí Thượng Căn chẳng phải làm như vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản bạch: "Chỗ thấy hiểu của bực Đại Thừa là thế nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Sáng và không sáng, người phàm thấy có hai, còn người trí rõ thông, thấy cái tánh sáng và không sáng chẳng phải là hai. Cái tánh Không Hai tức Thật Tánh. Cái Thật Tánh ở nơi phàm ngu mà chẳng bớt, ở nơi Hiền Thánh mà chẳng thêm, ở nơi phiền não mà chẳng rối, ở nơi cảnh thiền định mà không lặng, chẳng dứt chẳng thường, chẳng lại chẳng đi, chẳng phải ở giữa, ở trong hay ở ngoài, chẳng sanh chẳng diệt, tánh và tướng đều tự nhiên như nhiên, thường trụ, không dời đổi. Cho nên gọi cái Thật Tánh là Đạo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản bạch: "Sư nói cái lý chẳng sanh chẳng diệt, trong đó có chỗ nào khác với cái thuyết của ngoại đạo chăng?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Chỗ người ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, ấy là đem cái diệt mà dứt cái sanh, lấy cái sanh mà bày rõ cái diệt, nhưng diệt mà cũng như chẳng diệt, sanh mà nói chẳng sanh <I>(cũng còn sanh tử luân hồi mãi)</I>. Còn ta nói chẳng sanh chẳng diệt, nghĩa là cái Bổn Lai vốn tự không sanh, nay cũng chẳng diệt. Do đó cái thuyết sanh diệt của ta chẳng giống cái thuyết sanh diệt của người ngoại đạo. Ngươi muốn biết chỗ yếu chỉ của tâm, thì đừng nghĩ tính đến cả thảy các điều thiện ác. Như thế, tự nhiên đặng vào cái tâm thể trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, linh diệu vô cùng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản nhờ Sư chỉ dạy, tâm tánh hoát nhiên rất tỏ sáng, làm lễ từ giã về kinh đô, dâng biểu tấu các lời Sư giảng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày mồng ba, tháng chín trong năm ấy, có lời chiếu dụ rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Sư đã cáo từ bởi già bệnh, vậy hãy vì trẩm mà hành đạo, để tạo phước điền cho nước nhà. Đại Sư cũng như Sư Tịnh Danh <I>(ngài Duy Ma Cật)</I> mặc dầu bệnh hoạn cũng ở tại Tì Da Ti mà xiển dương môn đại thừa, truyền tâm ấn của Chư Phật và nói pháp Chẳng Hai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiết Giản có truyền lại chỗ Sư chỉ dạy về cái tri kiến Phật <I>(sự thấy biết của giác ngộ)</I>. Trẩm nhờ chứa điều lành có phước dư và kiếp trước đã có trồng cội lành nên nay khiến gặp Sư ra đời, mà đặng liền hiểu rõ pháp Thượng Thừa. Trẩm rất cảm đội ơn Sư, chẳng bao giờ quên. Trẩm xin dâng cho Sư một cái áo Ca Sa và một cái chén bằng thủy tinh. Trẩm ra lệnh cho quan Thứ Sử ở Triều Châu sửa sang miếu tự, và sắc tứ cho chùa cũ của Sư ở, hiệu là Quốc Ân Tự".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Cứu cánh không chứng đắc: <I>Rốt có gì chứng, cũng không chấp chỗ chẳng chứng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Cái Pháp không có chi sánh, không có gì tương đối được: <I>Pháp vô hữu thỉ, vô tương đãi cố.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>10. PHẨM PHÓ CHÚC</B>
(Lời dặn về Trao Pháp và cách truyền bá, duy trì Phật Đạo)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một ngày kia, Đại Sư gọi các môn nhơn: Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như mà nói rằng: "Chúng ngươi chẳng phải giống như các người khác. Sau khi ta diệt độ rồi, các ngươi mỗi người sẽ ra làm thầy một phương. Nay ta dạy các ngươi khi ra thuyết pháp, chẳng nên làm sai lạc bổn tông<SUP><B>(1)</B></SUP>. Trước hết phải cử ra ba khoa Pháp môn và ba mươi sáu pháp đối về sự động dụng. Khi ra, lúc ẩn, phải lìa cả đôi bên, nói cả thảy các pháp mà chớ lìa Bổn tánh của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thoạt có người hỏi các ông về Phật Pháp, thì các lời nói ra phải đi cặp nhau, đều phải dùng pháp đối, qua lại đối nhau, rốt cùng cả hai pháp đều bỏ hết, lại cũng không chấp chỗ bỏ ấy nữa.
<p style="padding-left: 56px;">Ba khoa pháp môn ấy là: Ấm, Giới, Nhập.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ấm là năm Ấm <I>(vật che lấp bổn tánh)</I>: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành<I>(hành động của tâm trí)</I>, Thức <I>(phân biệt của ý)</I>.
<p style="padding-left: 56px;">Giới là mười tám giới hạn:
- Sáu trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)
- Sáu căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý).
- Sáu thức: <I>(Sự biết)</I> Nhãn thức <I>(sự biết của Mắt)</I>, Nhĩ thức <I>(sự biết của Tai)</I>, Tỷ thức <I>(sự biết của Mũi)</I>, Thiệt thức <I>(sự biết của Lưỡi)</I>, Thân thức <I>(sự biết của Thân)</I>, Ý thức <I>(sự biết của Ý)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhập là mười hai chỗ ra vào: Ngoài có sáu trần, trong có sáu cửa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái Tánh của mình có thể bao gồm muôn pháp, nên gọi là Hàm Tàng Thức. Nếu tánh khởi lo nghĩ, tức là tánh chuyển ra thức. Thức này lại sanh ra sáu Thức, sáu Thức chun ra Sáu Cửa, rồi thấy Sáu Trần. Thế thì, mười tám giới đều do tánh mình khởi dụng. Nếu tánh mình tà, thì khởi ra mười tám điều tà. Còn nếu tánh mình chánh, thì khởi ra mười tám điều chánh. Tánh mình ứng dụng theo điều dữ, tức là chỗ ứng dụng của chúng sanh. Còn tánh mình ứng dụng theo điều lành, tức là chỗ ứng dụng của Phật. Vậy chỗ khởi dụng do đâu mà có? Do nơi tánh mình vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những pháp đối là:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm pháp đối của loài vô tình ở cảnh ngoài:
  1. Trời đối với Đất
  2. Mặt Trời đối với Mặt Trăng
  3. Sáng đối với Tối
  4. Âm đối với Dương
  5. Nước đối với Lửa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ấy là năm pháp đối.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mười hai pháp đối của lời nói thuộc về pháp tướng:
  1. Tiếng Nói đối với Pháp.
  2. Có đối với Không.
  3. Sắc Chất đối với Không Sắc Chất.
  4. Tướng đối với Không Tướng.
  5. Hữu Lậu <I>(phiền não)</I> đối với Vô Lậu <I>(không phiền não)</I>.
  6. Sắc đối với Không.
  7. Động đối với Tịnh.
  8. Trong đối với Đục.
  9. Phàm đối với Thánh.
  10. Tăng đối với Tục.
  11. Già đối với Trẻ
  12. Lớn đối với Nhỏ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ấy là mười hai pháp đối.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mười chín pháp đối của tánh mình trong chỗ khởi dụng:
  1. Hay đối với Dở
  2. Tà đối với Chánh
  3. Si đối với Huệ
  4. Ngu đối với Trí
  5. Loạn đối với Định
  6. Từ <I>(lành)</I> đối với Độc <I>(dữ)</I>
  7. Giới <I>(răn)</I> đối với Phi <I>(lỗi)</I>
  8. Ngay đối với Vạy
  9. Thật đối với Dối
  10. Hiểm <I>( hiểm ác)</I> đối với Bình <I>(bình đẳng)</I>
  11. Phiền não đối với Bồ Đề
  12. Thường đối với Không Thường
  13. Thương đối với Hại
  14. Mừng đối với Giận
  15. Bố Thí đối với Bỏn Sẻn
  16. Tới đối với Lui
  17. Sanh đối với Diệt
  18. Pháp Thân đối với Sắc Thân
  19. Hóa Thân đối với Báo Thân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ấy là mười chín pháp đối.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lại nói rằng: "Ba mươi sáu pháp đối ấy, nếu hiểu mà dùng cho đứng đắn, thì nói cả thảy kinh pháp ra vào đều lìa cả hai bên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi các tánh mình động dụng, nói chuyện với người, thì ngoài đối với tướng mà phải lìa tướng, trong đối với không mà phải lìa không. Nếu tánh mình toàn trước <I>(dính)</I> tướng tức là làm lớn thêm cái tà kiến. Bằng tánh mình toàn chấp không, tức là làm lớn thêm sự vô minh. Người chấp "không" thường có ý chê kinh, nói rằng chẳng dùng văn tự. Đã rằng chẳng dùng văn tự, lẽ thì họ chẳng nói ra lời mới phải, vì lời nói ra tức là cái tướng của văn tự. Lại nói Chánh Đạo chẳng lập văn tự, mà hai chữ "chẳng lập" đó cũng là văn tự! Hễ thấy người ta nói thì chê lời nói của người là chấp truớc văn tự.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ngươi phải biết: Tự mình mê còn dung được, sao dám chê bai kinh Phật? Chẳng nên chê kinh mà phải bị tội chướng vô cùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tướng bên ngoài mà lập ra phép tắc để cầu chơn đạo, hoặc mở rộng Đạo tràng, hoặc nói ra những điều lầm lỗi về chỗ "có" chỗ "không", người như thế ấy, dầu tu mấy muôn kiếp, cũng không thể thấy tánh được. Phải nghe và y theo chánh pháp mà tu hành, lại cũng chẳng nên chẳng nghĩ đến mọi việc, mà làm cho bít ngăn cái đạo tánh. Nếu nghe pháp mà chẳng tu, ắt khiến người trở lại sanh tà niệm. Phải y theo pháp mà tu hành. Còn thí pháp thì đừng trụ vào tướng. Nếu các ông đều rõ, thì y theo đây mà ứng dụng, y theo đây mà hành động, y theo đây mà làm các việc, thì chẳng lạc bổn tông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu có người hỏi các ông về đạo nghĩa: Hỏi có thì đối không, hỏi không thì đối có, hỏi phàm thì đối thánh, hỏi thánh thì đối phàm, hai đường đối nhau thì sanh ra nghĩa trung đạo. Một câu hỏi, một câu đáp. Giai dư câu hỏi khác, cứ y theo đây mà thi hành, thì chẳng sai lý vậy. Giả như có người hỏi sao gọi là tối? Đáp: Sáng là cái nhơn, tối là cái duyên, sáng dứt thì tối. Lấy cái sáng mà chỉ rõ cái tối; lấy cái tối mà chỉ rõ cái sáng, qua lại đối nhau thì thành cái nghĩa trung đạo. Mấy điều hỏi khác, tất cả đều y theo cách chỉ đó mà trả lời. Ngày sau các ông có di truyền pháp, cứ y theo pháp ấy mà truyền dạy nhau, chớ làm sai tông chỉ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thái Cực ngươn niên <I>(Niên hiệu vua Đường Duệ Tông)</I> cải lại là Diên Hòa, nhằm năm Nhâm Tý, tháng bảy, Đại Sư sai kẻ môn nhân qua Tân Châu, nơi chùa Quốc Ân Tự, mà xây một cái tháp và bảo thúc các người làm công phải xây cho rồi sớm. Cuối mùa hạ năm kế, làm lễ lạc thành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày mồng một tháng bảy, Sư nhóm các đồ chúng mà nói rằng: "Đến tháng tám, ta muốn lìa bỏ thế gian; các ngươi có điều nào nghi, phải hiệp nhau hỏi cho sớm, ta sẽ phá nghi cho các ông hết mê muội. Sau ta tịch rồi, không có người chỉ dạy các ngươi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các môn đệ như ngài Pháp Hải nghe rồi, cả thảy đều khóc mùi. Duy có Thần Hội, thần tình tự nhiên lại cũng không khóc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư rằng: "Thần Hội Tiểu Sư đã chứng được bậc Thiện và chẳng Thiện đồng như nhau, chê khen không động, buồn vui chẳng sanh, còn giai dư các đồ đệ khác không đặng như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở trong núi mấy năm, các ông hành đạo gì? Nay các ngươi buồn khóc là vì lo cho ai? Nếu là lo cho ta không biết chỗ đi, thì ta đã tự biết chỗ đi. Nếu ta không biết chỗ đi, thì ta chẳng báo tin cho chúng ngươi hay trước. Các ngươi buồn khóc là vì chẳng biết chỗ ta đi. Nếu biết chỗ ta đi, thì chẳng nên buồn khóc. Cái Pháp Tánh vốn không sanh diệt, đi lại. Các ngươi hết thảy ngồi xuống, ta nói cho các ngươi một bài kệ gọi là Chơn Giả Động Tịnh Kệ. Các ngươi hãy tụng bài kệ này, thì được đồng một tâm ý với ta. Y theo bài kệ ấy mà tu hành thì chẳng sai tông chỉ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng tăng làm lễ, xin Sư làm kệ:
<p style="padding-left: 56px;">Chơn Giả Động Tịnh Kệ:
<BR>Thế gian muôn vật thảy không chơn
Chẳng khá lầm xem nhận thật chơn
Nếu thấy nhìn đều là chắc thật
Chỗ xem thấy ấy quả không chơn.
Tự tâm tỏ thấu nguồn chơn chánh
Lìa giả thì tâm vẫn chánh chơn
Tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả
Tâm mình chẳng chánh, chỗ nào chơn?
Có tình hiểu biết đương nhiên động
Không động là loài chẳng có tình
Học đạo nếu tu hạnh chẳng động
Giống loài chẳng động tức không tình <I>(như cây đá)</I>.
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động
Trong lúc động mà tánh chẳng lay
Chẳng động thiệt ròng tâm chẳng động
Không tình đâu có giống Như Lai.
Biệt phân các tướng đều thông suốt
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu
Hiểu thấy lý mầu như thế ấy
Tức là diệu dụng của chơn như.
Hỡi người học đạo tìm chơn lý
Hành động gắng dùng ý biệt phân
Vào cửa Đại thừa đừng cố chấp
Mà theo sanh tử trí phàm trần.
Nói rồi nếu hiểu đồng tương ứng
Hội luận cùng nhau Phật nghĩa chơn
Bằng thiệt chẳng đồng tâm hiệp ý
Kính nhau vui vẻ chớ sanh hờn.
Tông này vốn thiệt không tranh luận
Tranh luận làm sai ý đạo thâm
Cửa pháp cố tranh điều trái lẽ
Tự tâm ắt đọa chốn luân trần <I>(sanh tử)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi nghe kệ rồi, các đồ chúng đều làm lễ. Cả thảy đều thể theo bổn ý của Đại Sư, mỗi người kềm tâm, y pháp tu hành, lại chẳng dám tranh luận nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Biết rằng Đại Sư chẳng còn ở lâu tại thế, thầy Thượng Tọa Pháp Hải lại làm lễ mà hỏi rằng: "Sau khi Hòa Thượng nhập diệt rồi, y pháp phải truyền cho ai?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Các lời ta thuyết pháp từ lúc ở chùa Đại Phạm đến ngày nay đều phải biên chép lại mà lưu hành, và phải nhan đề là Pháp Bửu Đàn Kinh. Các ông hãy giữ gìn, thay thế nhau mà truyền thọ để độ chúng sanh. Hãy y theo lời kinh này mà nói, ấy gọi là Chánh Pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay ta nói pháp cho các ông mà chẳng giao cái áo Cà sa là bởi cái tín căn của các ông đã thuần thục, chắc chắn không nghi, có thể nhậm kham việc lớn. Lại cư như ý bài kệ của tiên Tổ Đạt Ma Đại Sư để lại, thì cái áo cà sa chẳng nên truyền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kệ rằng: (Đạt Mạ Tổ Sư Kệ)
<p style="padding-left: 56px;">Vốn Ta đến cõi này
Truyền pháp cứu mê tình
Một bông, nở năm cánh
Trái kết tự nhiên thành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lại nói rằng: "Chư Thiện Tri Thức, các ông mỗi người phải tịnh tâm mà nghe ta nói pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thành tựu cả thảy giống trí Phật, thì phải đạt đến cảnh: Một Tướng Chánh Định <I>(nhứt tướng tam muội)</I>, Một Hạnh Chánh Định <I>(nhứt hạnh tam muội)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối với cả thảy các nơi mà tâm chẳng trụ vào các tướng. Trong các tướng ấy chẳng sanh lòng ghét yêu, cũng không chấp bỏ, chẳng tưởng đến việc lợi hại nên hư, một mực an nhàn điềm tịnh<SUP><B>(2)</B></SUP> <I>(rảnh rang, lặng lẽ)</I>, hư dung đạm bạc<SUP><B>(3)</B></SUP>, ấy là pháp Một Tướng Chánh Định.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối với cả thảy các nơi, đi đứng ngồi nằm, phải ròng giữ một lòng ngay thật, chẳng động đạo tràng <I>(đạo tâm)</I>, phải thiệt lòng tịnh độ <I>(trong sạch)</I>. Ấy gọi là pháp Một Hạnh Chánh Định .
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu người nào có đủ hai pháp Chánh Định <I>(tam mội)</I> ấy, thì cũng như đất có hột giống, ngậm chứa châm nuôi cho hột giống ấy lớn lơn tới kỳ trái chín. Một Tướng Chánh Định, Một Hạnh Chánh Định cũng giống như thế.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay ta nói pháp cũng như trời mưa thấm ướt khắp cả mặt đất. Phật tánh của các ông tỉ như các hột giống gặp đám mưa pháp này, thì cả thảy đều thấm ướt và phát sanh. Người nào vâng theo tông chỉ của ta, chắc đặng đạo Bồ Đề; Y theo chỗ làm của ta, ắt chứng diệu quả. Hãy nghe ta kệ:
<p style="padding-left: 56px;">Tâm Địa gồm bao các giống lành
Mưa chan khắp thấm mộng đều sanh.
Hoa tình Bổn Tánh mình liền hiểu
Trái quý Bồ Đề tự kết thành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói kệ rồi tiếp rằng: "Pháp vốn không hai, tâm mình cũng vậy. Đạo là trong lặng, không có các tướng. Các ngươi hãy cẩn thận, chớ đắm vào cảnh không và xem cảnh tịnh<SUP><B>(4)</B></SUP>. Tâm vốn trong sạch, chẳng có gì mà chấp hay bỏ được. Mỗi người tự gắng sức và tùy duyên mà ứng động. Thôi hãy lui ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi ấy đồ chúng làm lễ mà lui ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày mồng tám, tháng bảy, thình lình Đại Sư gọi các môn nhơn mà dạy rằng: "Ta muốn về Tân Châu, các ông mau sửa soạn chiếc ghe".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại chúng buồn thảm và gắng sức cầm ngài ở lại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Chư Phật ra đời, rồi cũng vào Niết Bàn. Có lại ắt có đi, lẽ ấy cũng là thường vậy. Cái hình hài của ta đây đi về chỗ đã định".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng nhơn bạch rằng: "Từ đây Sư đi, sớm muộn xin Sư cũng trở về".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Lá rụng thì về cội. Trở về thì không ngày".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng nhơn lại hỏi: "Cái Chánh Pháp Nhãn Tàng sẽ truyền trao lại cho người nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Hữu Đạo thì đặng, Vô Tâm thì không".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng lại hỏi: "Ngày sau có tai có nạn chi chăng?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Sau khi ta tịch diệt, năm sáu năm, sẽ có một người đến lấy đầu ta. Hãy nghe lời ta thọ ký:
<p style="padding-left: 56px;">Dốc lòng thờ kính giống cha sanh
Vì đói phải toan kế lợi nhanh
Gặp Mãn, gian nhơn lâm khổ nạn
Hai quan Dương, Liễu xử phân rành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lại nói: "Ta tịch rồi, bảy mươi năm, sẽ có hai vị Bồ Tát từ Đông Phương đến, một vị xuất gia, một vị tại gia, đồng thời hưng hóa, kiến lập tông phái của ta và tạo tu Phật tự. Chính là hai vị Pháp Tự<SUP><B>(5)</B></SUP> xương minh chánh giáo vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng nhơn lại hỏi rằng: "Chẳng biết từ trên Phật Tổ ứng hiện tới nay, đã truyền thọ được mấy đời? Xin Tổ Sư chỉ dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Cổ Phật đã ra đời được vô số, không thể kể hết được. Nay kể bảy vị Phật làm đầu mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời quá khứ Trang Nghiêm Kiếp có:
  1. Tì Bà Thi Phật.
  2. Thi Khí Phật.
  3. Tì Xá Phù Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời Kim Hiền Kiếp có:
  1. Câu Lưu Tôn Phật.
  2. Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.
  3. Ca Diếp Phật.
  4. Thích Ca Mâu Ni Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ấy là bảy vị Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước hết, Thích Ca Mâu Ni Phật truyền cho Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả, Tổ thứ nhất:
  1. Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả
  2. A-Nan-Đà Tôn Giả
  3. Thương Na Hòa Tu Tôn Giả
  4. Ưu-Bà-Cúc-Đa Tôn Giả
  5. Đề Đa Ca Tôn Giả
  6. Di Già Ca Tôn Giả
  7. Bà Tu Mật Đa Tôn Giả
  8. Phật Đà Nan Đề Tôn Giả
  9. Phục Đà Mật Đa Tôn Giả
  10. Hiếp Tôn Giả
  11. Phú Na Dạ Xa Tôn Giả
  12. Mã Minh Đại Sĩ
  13. Ca Tì Ma La Tôn Giả
  14. Long Thọ Đại SĨ
  15. Ca Na Đề Bà Tôn Giả
  16. La Hầu La Đa Tôn Giả
  17. Tăng Già Nan Đề Tôn Giả
  18. Già Da Xá Đa Tôn Giả
  19. Cưu Ma La Đa Tôn Giả
  20. Đồ Dạ Đa Tôn Giả
  21. Bà Tu Bán Đầu Tôn Giả
  22. Ma Nã La Tôn Giả
  23. Hạt Lặc Na Tôn Giả
  24. Sư Tử Tôn Giả
  25. Bà Xá Tư Đa Tôn Giả
  26. Bất Như Mật Đa Tôn Giả
  27. Bát Nhã Đa La Tôn Giả
  28. Bồ Đề Đạt Ma Tôn Giả
  29. Huệ Khả Đại Sư
  30. Tăng Xán Đại Sư
  31. Đạo Tín Đại Sư
  32. Hoằng Nhẫn Đại Sư
  33. Huệ Năng Đại Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huệ Năng này là Tổ thứ 33. Từ trên, các vị Tổ mỗi vị đều có vâng mạng truyền kế nhau. Ngày sau, các ông phải thay thế nhau mà lưu truyền, đừng làm trái nghịch và sai lầm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niên Hiệu Tiên Thiên <I>(Vua Đường Huyền Tông)</I> thứ hai, nhằm năm Quý Sữu, tháng tám, ngày mồng ba, tại chùa Quốc Ân, sau khi thọ trai rồi, Đại Sư bèn kêu đồ chúng mà bảo rằng: "Chúng ngươi hãy theo ngôi thứ mà ngồi, ta sắp từ biệt chúng ngươi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp Hải bạch rằng: "Hòa Thượng để lại giáo pháp gì, khiến cho những người mê muội đời sau đặng thấy Phật tánh?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói: "Chúng ngươi hãy chú tâm nghe cho rõ. Những người mê muội đời sau nếu biết cái tâm chúng sanh <I>(phàm tâm)</I>, tức là biết Phật tánh. Bằng chẳng biết cái tâm chúng sanh, thì muôn kiếp tìm Phật ắt khó gặp. Nay ta dạy các ông phải biết chúng sanh ở tâm mình. Muốn cầu thấy Phật thì phải biết cái tâm chúng sanh. Chỉ vì cái tâm chúng sanh làm mê muội tánh Phật, chớ chẳng phải tánh Phật làm mê muội tâm chúng sanh. Nếu mình giác ngộ, thì chúng sanh tức là Phật. Bằng tánh mình mê muội, thì Phật là chúng sanh. Tánh mình bình đẳng thì chúng sanh tức là Phật. Tánh mình tà hiểm, thì Phật là chúng sanh. Nếu tâm của chúng ngươi hiểm khúc <I>(hiểm ác tà vạy)</I>, thì tức là Phật ở trong chúng sanh. Một niệm bình đẳng, ngay thật, tức là chúng sanh thành Phật. Tâm ta tự có Phật, Phật ở tâm mình, mới thiệt là chơn Phật. Nếu mình không có tâm Phật, thì tìm chơn Phật ở nơi nào? Cái tự tâm của các ông là Phật, chớ khá hồ nghi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiệt sự thì ngoài cái tâm, không có một vật gì tạo ra được, vậy mà chính cái Bổn tâm sanh ra muôn giống pháp vậy. Cho nên Kinh nói: "Tâm sanh thì muôn giống pháp đều sanh. Tâm diệt thì muôn giống pháp đều diệt<SUP><B>(6)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nay ta để lại một bài kệ đặng từ biệt các ông. Bài kệ này gọi là: Tự Tánh Chơn Phật Kệ. Bài kệ nói về chơn Phật ở nơi tánh mình. Người đời sau biết được cái ý chỉ của bài kệ này, thì tự mình thấy Bổn Tâm, tự mình thành Phật đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tự Tánh Chơn Phật Kệ (Bản dịch của Hòa Thượng Thích Từ Quang)
<p style="padding-left: 56px;">Tự Tánh Chơn Như là Chơn Phật
Tà Kiến Tam Độc thật Ma Vương
Lúc tà mê thì ma choán chỗ
Khi chánh kiến thì Phật tại tâm
Trong tánh thấy tà, ba độc sanh
Tức là ma vương đến trụ xá
Chánh kiến trừ tuyệt ba lòng độc
Ma chuyển làm Phật, thiệt không giả
Pháp thân, Báo Thân, với Hóa Thân
Tuy ba thân vớn thiệt một thân
Nếu tự tánh mình năng tự thấy
Tức là thành Phật Bồ Đề nhân
Bởi có Hóa Thân nương tánh tịnh
Tánh tịnh hằng ở trong Hóa Thân
Tánh khiến Hóa Thân hành đạo chánh
Về sau viên mãn chân vô tận
Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh
Đoạn dâm thì thành Tịnh Tánh Thân
Trong tánh ly khai cả năm dục
Giây phút thấy tánh tức là chơn
Đời nay ngộ được môn Đốn Giáo
Tỏ ngay tự tánh, thấy Thế Tôn
Nếu muốn tu hành cầu làm Phật
Biết đâu là chỗ để tầm chơn
Như trong tâm tự thấy chơn được
Chơn ấy tức là nhân thành Phật
Không thấy tự tánh, cầu Phật khác
Khởi lòng như vậy, là người mê lớn
Pháp môn Đốn Giáo nay truyền lại
Cứu độ người thế, phải tự tu
Khuyên người học đạo ở hậu thế
Không theo chánh kiến, luống chơi vơi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại Sư nói kệ rồi, bảo rằng: "Chúng ngươi hãy ở lại, sau khi ta diệt độ, chẳng nên theo thế tình mà buồn khóc ủ ê, hoặc thọ sự điếu vấn của người, hoặc mình mặc hiếu phục. Nếu trái lời ta mà làm như thế, thì chúng ngươi chẳng phải là đệ tử của ta, vì đó chẳng phải là chánh pháp. Người biết Bổn Tâm và thấy Bổn Tánh mình thì tánh không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không ở chỗ nào, cũng không dời đổi. Ta sợ e chúng ngươi còn mê muội, không hiểu ý ta, nên nay ta dặn lại chúng ngươi, đặng cho chúng ngươi thấy tánh. Sau khi ta diệt độ, phải y theo pháp ấy mà tu hành, như lúc ta còn ở tại thế. Nếu làm trái lời ta dạy, dầu ta ở tại thế cũng không ích gì".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lại nói kệ rằng:
<p style="padding-left: 56px;">An nhiên thiện sự vẫn không tu
Siêu thoát ác duyên hẳn bỏ từ
Lẵng lặng dứt trừ nghe thấy hết
Phẳng bằng tâm địa tự như như.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ thuyết xong, ngồi kiết già đến canh ba, thoạt nhiên bảo môn nhơn: "Ta đi". Nói rồi, ngồi im lặng tịch diệt. Khi ấy, mùi thơm lạ bay phưởng phất khắp chùa, móng bạc chiếu đất, rừng cây biến màu trắng, cầm thú kêu giọng bi ai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Qua tháng mười một năm ấy, các quan liêu ở trong ba quận Quảng Châu, Thiều Châu, Tân Châu, cùng các môn nhơn, chư Tăng, và cư sĩ, giành nhau rước chơn thân của Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lúc phân vân, chưa quyết định đưa linh cửu về đâu, đại chúng đồng ý niệm hương khấn vái: "Hễ khói nhang bay về xứ nào, thì sư sẽ về xứ ấy<SUP><B>(7)</B></SUP>". Lúc ấy, khói nhang bay thẳng về Tào Khê.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày mười ba, tháng mười một, trong năm ấy, dời Thần Khám <I>(Cái tháp bằng cây để ngồi thiền định)</I> của Đại Sư và đồ y bát của Tổ về xứ Tào Khê.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Qua năm kế, ngày hai mươi lăm, tháng bảy, mở Thần Khám ra, Phương Biện dâng cúng keo thơm, các môn nhơn vì lời sấm "Thủ thủ", lấy một miếng thiếc bao vải dầu quấn vào cổ hầu tránh nạn trộm thủ cấp, rồi đưa chơn thân vào tháp, bổng nhiên thấy trong tháp có một lằn hào quang trắng xuất hiện, chiếu thẳng lên trời, trọn ba ngày mới tan.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quan Thứ Sử Thiều Châu làm biểu tâu vua và khi được sắc lệnh của vua, vâng làm một tấm bia ghi đạo hạnh của Tổ như vầy: "Tổ Sư niên kỷ bảy mươi sáu tuổi, hồi hai mươi bốn tuổi được truyền y, ba mươi chín tuổi xuống tóc, thuyết pháp độ sanh ba mươi bảy năm, các vị đặng tông chỉ, vâng thọ giáo pháp, tiếp tục lưu truyền, được bốn mươi ba người, còn những người tỏ chánh đạo, thoát tục siêu phàm, không biết bao nhiêu mà kể".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tín y <I>(áo cà sa)</I>của Sơ Tổ Đạt Ma truyền lại làm bằng bố Khuất Uyến ở xứ Tây Thiên, y Ma nạp và bửu bát của vua Trung Tôn ân tứ, chơn tượng của Tổ do Phương Biện đắp, với những đạo cụ đều giao cho người chủ trì bửu tháp gìn giữ, để an trấn vĩnh viễn tại đạo tràng Bửu Lâm. Quyển Pháp Bảo Đàn Kinh được lưu truyền phổ biến để làm sáng tỏ Tông chỉ của Tổ, giúp ngôi Tam Bảo được thịnh vượng và tất cả chúng sanh đồng lợi lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi chơn thân của Tổ an vị tại Bửu Tháp, vào niên hiệu Khai Nguyên thứ mười, năm Nhâm Tuất, ngày mùng ba tháng tám, giữa đêm, bổng nhiên nghe trong tháp có tiếng kéo dây sắt. Chư Tăng hoảng hốt thức dậy, thì thấy có một người mặc áo tang bịt khăn chế từ trong chạy ra. Chư Tăng xem xét lại thì thấy có dấu cắt ở cổ của Tổ, mới biết người mặc tang phục vừa chạy thoát là kẻ trộm. Chư Tăng làm điệp thuật rõ tự sự trình Huyện và Châu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quan Huyện Linh là Dương Khảng và Quan Thứ Sử Thiều Châu là Liễu Vô Thiểm tiếp nhận điệp của chư Tăng, tức tốc đến Bửu Tháp điều tra và tập nã thủ phạm. Qua ngày mùng năm, quan Huyện bắt được kẻ trộm ở làng Thạch Giác, dẫn về Thiều Châu. Kẻ trộm khai rằng: "Nguyên tánh danh là Trương Tịnh Mãn, ở Lương Huyện, Nhữ Châu, thọ lãnh một số tiền mướn hai mươi ngàn quan của Tăng nhân Kim Đại Bi, quê quán ở Tân La, trụ trì chùa Khai Nguyên, Hồng Châu, bảo lén lấy đầu của ức Lục Tổ đem về Hải Đông để cúng dường".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liễu Thái Thú nghe qua mấy lời cung trạng như vậy, chưa vội định tội, bèn đến Tào Khê, hỏi vị Thượng túc, đệ tử của Tổ là Linh Thao Đại Sư: "Bạch Thầy, Thầy muốn buộc tội cách nào?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại Sư Linh Thao đáp: "Nếu lấy phép nước mà xử, thì tội tên Mãn đáng tru di. Tuy nhiên, lấy lượng Đại Từ Đại Bi của Đạo Phật thì kẻ thù người thân vốn bình đẳng, vả chăng, việc trộm thủ cấp này nhằm mục đích cúng dàng cầu phước; âu cũng là việc lầm lạc đáng tha thứ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liễu Thái Thú nghe qua lời nói khoan dung nhân hậu của Đại Sư Linh Thao, khen ngợi: "Thế mới biết cửa Phật từ bi rộng lớn bao la vô tận!" Vì vậy, Liễu Thái Thú tha bổng tên Mãn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niên hiệu Thượng Nguyên thứ nhất, vua Túc Tông sai sứ quân đến Bổn tự, xin thỉnh y bát của Tổ đem vào hoàng cung để cúng dường trong một thời gian.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến niên hiệu Vĩnh Thái thứ nhất, ngày mùng năm tháng năm, vua Đại Tông chiêm bao thấy Đức Lục Tổ đến đòi y bát. Ngày mùng bảy, vua ban sắc lịnh cho quan Thứ Sử là Dương Giám rằng: "Trẫm chiêm bao thấy Đức Huệ Năng Thiền Sư bảo đem y bát của Tổ trở về Tào Khê, nay Trẩm đề cử quan Trấn Quốc Đại Tướng Quân là Lưu Sùng Cảnh cung kính đưa y bát về. Trẫm tôn trọng quốc bảo <I>(vật báu trong nước)</I>. Vậy khanh <I>(Dương Giám)</I> hãy đến Bổn tự đúng theo phép tắc mà an vị, rồi yêu cầu chư tăng nào vâng thọ tông chỉ của Tổ, phải cẩn thận gìn giữ, chớ để lạc mất".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về sau, y bát của Tổ thường bị trộm đem đi xa, nhưng tầm lại được, đã bốn lần như thế.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoàng Đế Hiến Tông kính tặng Tổ đức hiệu: "Đại Giám Thiền Sư" và Bửu tháp hiệu: "Nguyên Hòa Linh Chiếu".
<p style="padding-left: 56px;">Ngoài sự tích kể trên, còn có nhiều sự tích khác của Đức Lục Tổ Huệ Năng được khắc vào các tấm bia của Thượng Thơ Vương Duy, Thứ Sử Liễu Tông Nguyên và Thứ Sử Lưu Võ Tích ở đời Đường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sa Môn Linh Thao, lãnh sứ mạng thủ hộ Bửu tháp của Tổ, có công chép lại các sự tích.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Bổn tông: <I>Thiền tông.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) An nhàn điềm tịnh: <I>Rảnh rang lặng lẽ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Hư dung đạm bạc: <I>Lòng trống không, thong thả, hết tham dục.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Chớ đắm vào cảnh không và xem cảnh tịnh: <I>Trần không quán tịnh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) Pháp Tự: <I>Người nối chánh pháp.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Tâm diệt thì muôn giống pháp đều diệt: <I>Tâm sanh, chủng chủng pháp sanh, tâm diệt, chủng chủng pháp diệt.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Hễ khói nhang bay về xứ nào, thì sư sẽ về xứ ấy: <I>Hương yên chi xứ, Sư sở qui diện.</I>
<p style="padding-left: 56px;"><I>(Cư sĩ Thiện Quang phụ chú – Tháng 12 ngày 18 năm 2002 Tây lịch)</I>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top