Nguồn gốc Kinh Đại Bát Niết Bàn

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
[BUBBLE]
Chào các bạn và Quí vị QTV, thành viên tham gia Diễn đàn Phật Pháp. Quí vị đang học kinh Bắc truyền, hay Nam Truyền.

Người Phật tử chân chính của Đức Phật, điều tối kỵ nhất là nói được mà không làm được, đời/đạo cũng điều không chấp nhận. Đó là vọng ngữ.

Nếu nói những điều không đáng nói. Và lại không làm những điều đáng làm. Thì dù hàng xuất gia hay tại gia. Thật sự không xứng đáng với danh xưng là người đệ tử Phật.

Kinh Đại Bát Niết Bàn là kinh có những lời Đức Phật khai thị, sau những ngày cận kề, diệt độ tức là nhập Bát Niết Bàn.

Nhưng lại có những Kinh nội dung cũng như vậy. Như là Kinh Di Giáo, Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, Đại Bát Nê Hoàn Kinh...

Nhưng nội dung chánh của bài này là sự nhận thức về Kinh Đại Bát Niết Bàn của hai hệ Nam truyền và Bắc Truyền.

Xin mời Quí vị đọc tiếp những trích đoạn dưới đây, với tài liệu từ http://www.quangduc.com/kinhdien-2/394dockinhdaibat.html của tác giả: [FONT=Times New Roman,Times]Trịnh Nguyên Phước Olivet, ngày 12 tháng 12 năm 2007[/FONT]
[/BUBBLE]

Trích dẫn đoạn 1:

Kinh Đại Bát Niết Bàn Nguyên Thủy, viết bằng chữ Pali (Maha-Parinibbana-sutta), là bài kinh dài nhất trong Tam Tạng kinh điển (Tipitaka), thuộc vào Trường Bộ Kinh (Digha-nikaya). Người ta cho rằng bản kinh ban đầu được thành hình mấy chục năm trời sau khi đức Phật tịch diệt, bằng tiếng Prakrit, một ngôn ngữ rất gần với tiếng Pali, và sau đó bị nhiều đổi thay trong một, hai thế kỷ tùy theo những nhu cầu giáo lý và tổ chức của đoàn thể tăng già.

Lời kinh được truyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác, và chỉ được ghi chép lại vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước CN. Toàn phần kinh Pali được ghi chép vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN, nhưng vẫn còn tiếp tục được truyền khẩu nhiều năm sau.


Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa, nguyên văn bằng chữ Phạn (Maha-Parinirvana-sutra) thuộc vào trường phái Mula-Sarvastivada, một chi nhánh của phái Sarvastivada (Nhất Thiết Hữu), xuất hiện khá muộn và thất truyền từ lâu.

Kinh được dịch sang chữ Hán từ khoảng thế kỷ thứ 3 tới thứ 5 sau CN, dưới những tựa đề khác nhau (Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, Đại Bát Nê Hoàn Kinh,...).

Một trong những bản đó là do ngài Pháp Hiển sang Tích Lan mang về và dịch cùng với Buddhabadra năm 417. Năm 421, tại miền Bắc Trung Hoa, nhà sư Ấn Độ Dharmaksema cũng dịch một bản kinh dài hơn, được bổ túc bằng một số đoạn trong một bản kinh viết tay tìm thấy tại Khotan (miền Tây Tân Cương).

Trích dẫn đoạn 2:
Tại Tây Phương, Kinh Đại Bát Niết Bàn đã được giới học giả đặc biệt chú ý đến từ cuối thế kỷ 19

Qua những bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Anh bởi T.W. Rhys-David (1881, 1910), qua những công trình nghiên cứu tiếng Đức của E. Waldschmidt (từ 1944 đến 51) và nhất là qua công trình nghiên cứu của nhà Phật học Pháp André Bareau (từ 1970 đến 75).

Trong những học giả Tây phương, có lẽ André Bareau là người đã có công phu nghiên cứu nhất về các bản kinh Đại Bát Niết Bàn. Ông đem đối chiếu 7 bản kinh khác nhau, 1 viết bằng chữ Pali, 1 bằng chữ Phạn và 5 bằng chữ Hán, soạn thảo trong những thời kỳ khác nhau và thuộc về những trường phái khác nhau.


Về bản dịch ra tiếng Việt, thì cũng có hai bài kinh Đại Bát Niết Bàn, một bài dịch từ chữ Pali bởi HT Thích Minh Châu, và một bài dịch từ chữ Hán bởi HT Thích Trí Tịnh.
Như đã nói trên, chúng ta nên để ý đó là hai bài kinh khác nhau, một bài thuộc hệ thống Nguyên Thủy, và một bài thuộc hệ thống Đại Thừa.

Trích dẫn đoạn 3: Sự khác biệt về hình thức cũng như về nội dung.

Tuy rằng cả hai đều có liên quan tới giai đoạn cuối đời của đức Phật trước khi ngài nhập Bát Niết Bàn, nhưng có nhiều sự khác biệt về hình thức cũng như về nội dung.

1. Bài kinh Đại Thừa dài hơn bài kinh Nguyên Thủy nhiều, vì có thêm nhiều bài kinh khác. Bản dịch của HT Thích Trí Tịnh được in làm 2 quyển, dầy 1500 trang, chia ra làm 29 phẩm, trong khi bản dịch của HT Thích Minh Châu chỉ có 53 trang A4, chia ra làm 6 phẩm.

2. Trong kinh Nguyên Thủy, đức Phật giảng dạy cho Ananda (A Nan), vừa là em họ, thị giả và đệ tử thân cận nhất của ngài, trong khi trong kinh Đại Thừa, đức Phật giảng dạy cho Maha-Kassapa (Đại Ca Diếp), là vị đại đệ tử của ngài.

3. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ chủ yếu nói về Kinh Đại Bát Niết Bàn Pali, vì những lý do sau:

Thứ nhất, đó là bài kinh xuất hiện sớm nhất đứng về mặt lịch sử,

Thứ nhì (cũng liên quan đến điểm trên), những sự kiện lịch sử, xã hội có khả năng được mô tả một cách trung thành nhất,

Thứ ba, những lời giảng dạy trong kinh có khả năng gần với những lời dạy cuối cùng của đức Phật nhất.

Trích dẫn đoạn 4:

Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa được phỏng dịch từ tiếng Pali sang tiếng Phạn, rồi từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, cho nên lại càng có khả năng bị thay đổi nhiều hơn nữa, với thời gian và không gian. Do đó, như đã nói, chúng ta có thể nghĩ rằng bài kinh Pali gần với các sự kiện lịch sử, xã hội và với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật hơn.

Tuy nhiên, vì những lý do nói trên, chúng ta phải hết sức thận trọng về những thông tin lịch sử, xã hội chứa đựng trong kinh, cũng như nhà Phật học André Bareau đã nhìn nhận một cách khiêm tốn:

"Tất cả chỉ là những giả thuyết, càng phải xem xét một cách ngờ vực khi chúng càng tỏ ra táo bạo"

và "Viết về cuộc đời đức Phật là một công trình vô vọng"...


Kinh Đại Bát Niết Bàn Pali, gồm 6 phẩm, kể lại một cách khá tỉ mỉ chuyến đi cuối cùng của đức Phật Thích Ca với một số đệ tử của ngài, trong sáu tháng trời, từ thành phố Rajagaha, thủ đô xứ Maghada, tới Kusinara, một thị trấn nhỏ của dân tộc Mallan, cách nhau khoảng 450 km (xem bản đồ).

Ngài đi qua những nơi như Nalanda, sau này trở thành một trung tâm Phật học nổi tiếng, Patali-gama (trở thành Pataliputta, thủ đô về sau của xứ Maghada), và Vesali (thủ đô xứ Vajji) (chú thích 3).

Lúc đó, ngài đã già yếu, ốm đau trầm trọng, nhưng vẫn không ngừng thuyết giảng cho tới khi ngài diệt độ tức là nhập Bát Niết Bàn, để lại nhục thân được hỏa táng một cách trọng thể.

Trích dẫn đoạn 5:

Giáo lý trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa

Những khác biệt của hai bài kinh Nguyên Thủy và Đại Thừa chủ yếu nằm trong giáo lý.

Trong khi kinh Nguyên Thủy trình bầy giáo lý căn bản của đạo Phật, với "Giới, Định, Huệ, 4 sự thật, 8 chánh đạo, 4 niệm xứ," v.v.,

Thì kinh Đại Thừa lại nhấn mạnh vào khái niệm "Thường, Lạc, Ngã, Tịnh".


Trong kinh này, đức Phật giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh hay Như Lai Tánh, là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi chúng sinh, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường, nhị nguyên tương đối.

Bản thể ấy luôn luôn tĩnh tịch hiện tiền, tràn ngập khắp nơi, nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si, ô nhiễm che mờ nên không thấy được (phẩm Kim Cang Thân thứ 5 và Phẩm Như Lai Tánh thứ 12).

Ngoài ra, đức Phật còn dạy rằng tứ chúng Phật tử (gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, nam Cư sĩ và nữ Cư sĩ) đều phải có nhiệm vụ hộ trì chánh pháp, nghĩa là giữ gìn sao cho chánh pháp khỏi bị mang tiếng oan vì những người phá giới, khiến cho người đời mất niềm tin, mất cơ hội thấm nhuần Phật pháp.

Như vậy, chữ Tăng ở câu kính Phật trọng Tăng phải hiểu nghĩa là thanh tịnh Tăng.

Về vấn đề đức Thích Ca sơ sinh bước bẩy bước và nói "Thiên thượng Thiên hạ duy Ngã độc tôn", ngài cũng nói rõ rằng Ngã đây chính là Như Lai, là Chân Tâm, Phật Tánh, là thân Kim Cang bất hoại, chứ không phải là Ngã của Thái Tử Tất Đạt Đa (phẩm Tứ Tướng thứ 7).

Cuối cùng, đức Phật còn dặn rằng vì phương tiện tùy căn cơ chúng sanh và tùy thời cơ, nên đôi khi ngài phải dạy một cách giản lược, không được rốt ráo, và gọi những kinh này là kinh bất liễu nghĩa.

Vậy chúng sinh phải y chỉ kinh liễu nghĩa, nghĩa là thấu hiểu mục tiêu tối hậu của kinh, tức là Phật Tánh của chúng sinh, bằng trí huệ Bát Nhã (phẩm Tứ Y thứ 8).


Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng tuy cùng dựa lên sự kiện chính là sự diệt độ của đức Phật, nhưng giáo lý của kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa gần với những kinh Đại Thừa khác, như kinh Pháp Hoa, hơn là với giáo lý của kinh Đại Bát Niết Bàn Nguyên Thủy.

Trích dẫn đoạn 6:

Trong Tam Tạng kinh điển, trên nguyên tắc Kinh (sutta) là những lời dạy của đức Phật. Thật ra, ai nấy đều biết rằng đó chỉ là những lời ghi lại về lời dạy của đức Phật.

Do đó, cũng như đa số các bài kinh, kinh Đại Bát Niết Bàn bắt đầu bằng: "Tôi nghe như vầy" (Pali: evam me suttam, Hán: Như thị ngã văn), nghĩa là lời mở đầu của soạn giả - hay đúng hơn các soạn giả - trước khi ghi lại những gì các người đó đã được nghe thấy, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Đó là một trong những đặc điểm đáng ghi nhớ của kinh điển Pali. Trước khi được ấn định và in lại thành kinh sách, sớm nhất là vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN, lời kinh đã được truyền khẩu, truyền tụng, kết tập từ thế hệ này qua thế hệ khác, và do đó không tránh khỏi bị thêm bớt, thay đổi ít nhiều, một cách vô tình hay cố ý.


Hơn nữa, nhiều câu được cố ý lặp đi lặp lại nhiều lần, trong mục đích giáo dục, để được ghi nhớ, học tập cho thuần thục bởi các tăng ni và cư sĩ.

Tóm lại:

Kinh Đại Bát Niết Bàn Đại Thừa được phỏng dịch từ tiếng Pali sang tiếng Phạn, rồi từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, cho nên lại càng có khả năng bị thay đổi nhiều hơn nữa, với thời gian và không gian. Do đó, như đã nói, chúng ta có thể nghĩ rằng bài kinh Pali gần với các sự kiện lịch sử, xã hội và với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật hơn.

[BUBBLE]
Chào các bạn, tn đã lần lược đem những nội dung chánh chia ra làm 6 đoạn, là để tiện việc cho các học giả tham khảo. Hy vọng sẽ có nhiều khái niệm cởi mở hơn trong bài này.

Đừng quan niệm, mình đúng người khác sai...

Đừng quan niệm, theo truyền thống Bắc hay Nam Tông...

Mà phải tìm, mục đích chúng ta đọc kinh này để làm gì?
[/BUBBLE]

Forum: :heocon20::heocon20: :khi19: :heocon20::heocon20: Vấn đáp?

1. Bạn nghĩ thế nào về bài văn này?

2. Giữa kinh mới (ngọn) và kinh cũ (gốc) bạn thích chọn kinh nào?

3. Hành giả học kinh Bắc tông nghĩ thế nào về kinh Nam tông?

4. Tại sao! Hành giả chọn học kinh Nam tông, trong khi có những danh xưng thật không tương xứng? (Ví dụ: Đại thừa, tiểu thừa. Kinh này cao, kinh này là vô thượng, Kinh này dành cho Đại....Đại bồ tát, hàng căn cơ thấp không học được.v.v.)

====Tôi còn thắc mắc cá nhân, Quí vị xin cho hỏi====

Người mà khéo lấy sữa làm thành đề hồ, cũng như người tu biết được thường giới, thường định, thường huệ giải thoát.
Nghĩa là gì?


Thì nghĩa đen - chúng ta có thể hiểu theo nghĩa Văn tự - là :

Trước khi nhập Niết Bàn - đức Phật Thích Ca có cho chúng ta biết - Như Lai có pháp :)d/đ tạm gọi - là…) “pháp chưa được thấy” ; để giúp chúng sanh xa lìa các điều ác.
Pháp này của Như lai là dùng tia sáng của hào quang - giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác. Nhưng lúc bấy giờ - đức Phật Thích Ca chưa thực hiện ; mặc dầu Ngài đã có đầy đủ thế lực.

Nhưng điểm chính của đoạn kinh này - là đức Phật Thích Ca gián tiếp cho chúng ta biết : THẾ LỰC CỦA NHƯ LAI chính là HÀO QUANG PHẬT.


Và pháp của Như Lai - thì sử dụng thế lực của hào quang để cứu độ chúng sanh. Nghĩa là, nếu chúng ta căn cứ vào điểm này - để tìm sự nương nhờ nơi Như Lai - sẽ không bị nhầm lẫn.

Và pháp của Như Lai - thì sử dụng thế lực của hào quang để cứu độ chúng sanh???

Là cứu làm sau! Trong khi đó hàng hạ căn thời này, nhiều như mắm nêm.

Cái thứ hai, tôi hiểu sơ, mà không dám hỏi, " Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy cho Thượng, Trung, Hạ phàm tục.

Ai đọc cũng hiểu, mà trên forum nghe Quí vị giảng. Tôi chẳng hiểu cái nào là đầu, cái nào là giữa, cái nào là sau. Chớ đừng nói chi phải thực hành...


Pháp giảng! Cho người nghe không hiểu... là tại người nghe hay là tại người giảng? (Quí vị không cần phải trả lời, và cũng xin đừng bắt lỗi, tại sao tôi phải hỏi như vậy. Rất cảm ơn.)

tn, kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thưa các bạn, và thưa Thiện Nhẩn!

Tôi thật sự không biết ý của Thiện Nhẩn là như thế nào? Khi liên tục nói về nguồn gốc của các Bộ kinh Đại Thừa, (chỉ còn hai bộ kinh_theo tôi_là kinh Viên Giác và kinh Duy Ma Cật), nhưng hình như là tôi đoán được ý phần nào của TN là : "Đây không phải là từ kim khẩu của Phật đâu, các bạn sơ cơ phải khéo, đừng bị dụ khị".

Vâng, tôi là Phật Tử sơ cơ, và tôi đã bị "dụ khị", nhưng từ khi tôi bị dụ khị đến nay, cuộc sống của tôi đã từ từ có thay đỗi theo chiều hướng "lành hơn" tốt hơn và hướng thiện nhiều hơn!

Tôi thường xem kinh nhưng tôi chẳng cần biết kinh đó là Nam hay Bắc, ngọn hay gốc, với tôi, hợp "khẩu vị" đó là món ăn ngon.

Nhưng cái tôi biết là, thời Phật tại thế chưa có văn tự chử viết, ngay lần kiết tập đầu vẩn chưa có chử viết, đến lần thứ 3 mới chính thức có chử viết. Có chử viết chưa phải là ổn, vì dịch, chuyễn ngử, biên tập và nhất là "cái đầu người đọc". Rất lắm chuyện "miễn bàn".

Cái chuyện cần bàn ở đây là :"có chuyên mục về Phật Giáo Nguyên Thủy, tốt nhất là bạn nên thưa chuyện ở chuyên mục ấy" , củng là nước thôi, nhưng nước sông không phạm với nước giếng. Đừng vung vải tâm thức tầm thường của bạn khắp nơi, như ở đây .

Trân trọng.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thưa Thiện Nhẩn!
Việc xâm soi thiệt giả chẳng phải là việc của tôi, và như một người vào kho báu, trong đó nào là vàng miếng, vàng thỏi, nào là nhẩn, dây chuyền, vòng ciment, lắc... người lượm cần phải chọn lựa không ? Theo bạn? Vàng thỏi đúng là 4 số 9, 9999, nhẩn lắc thì củng là 4 con 9, 9999, thối! đúng không bạn?

Và cái điều hay hơn cả là tôi rất thích đọc hai quyển kinh có sau thời Đức Phật Nhập Diệt. Đó là Pháp Bảo Đàn Kinh, và Kinh Na Tiên Tỳ Kheo! Bạn đừng nói với tôi rằng : "Đây không phải từ kim khẩu Đức Phật, người sơ cơ khéo, đừng để bị dụ khị!"

Lời ít, ý nhiều, văn tự giới hạn!

Trân trọng
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Thiện Nhẫn,
Trong những điều Bạn thắc mắc có câu do d/đ giải thích. Cho nên, d/đ xin được giải thích lời d/đ nói.

Nhưng trước khi giải thích lời d/đ nói. d/d xin xác định với Bạn - d/đ chỉ tìm học pháp của Như Lai - không hề phân biệt Nam Tông hay Bắc Tông. Còn sở dĩ d/đ chọn kinh - mà Bạn gọi là kinh Nam Tông. Là vì quyển kinh đầu tiên d/đ được đọc là kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Rồi để tìm hiểu điều mà d/đ đọc không hiểu trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. d/đ mới dần dần tìm đọc những kinh Đại thừa khác. Thế là trong vô tình d/đ trở thành người chọn học kinh Nam Tông. Và quyển kinh chính giúp d/đ hiểu về Phật Pháp là kinh Đại Bát Niết Bàn - bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Thật ra, d/đ gặp bản dịch nào thì đọc bản dịch nấy. Không tìm hiểu ai là dịch giả.



Vì khi mới đọc kinh Pháp Hoa - d/đ biết mình không hiểu gì Phật Pháp. Cho nên hiểu được câu nào thì hiểu - không hiểu thì d/đ bỏ qua. Và d/đ đã tìm đọc những kinh có liên quan đến lời giảng trong kinh Pháp Hoa. Rồi khi d/đ đọc kinh Đại Bát Niết Bàn - do Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Việt dịch ; d/đ mới bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp. Còn trước đó, d/đ “xem kinh” là chỉ vì tò mò.

d/đ giải thích như vậy là để trình bày với Bạn - tuy d/đ chưa có tu tập theo pháp môn nào - nhưng những điều d/đ nói không phải là không có cơ sở. Và những điều d/đ nói là những điều d/đ đã hiểu thông.



Còn nếu Bạn muốn biết - vì sao kinh Nam Tông có những danh xưng không tương xứng - như Đại thừa, tiểu thừa. Kinh này cao, kinh này là vô thượng… thì Bạn :

Đừng quan niệm, kinh mình đọc đúng - kinh người khác đọc sai...

Đừng quan niệm, theo truyền thống Bắc hay Nam Tông...

Mà phải tìm, mục đích chúng ta đọc kinh để hiểu về điều gì ?


Thì với những đoạn kinh d/đ trích trong chủ đề “Duyên sơ tìm hiểu Đại thừa” Bạn sẽ hiểu vì sao trong Phật Pháp có những danh xưng không tương xứng như vậy. Vì sự thắc mắc của Bạn là do Bạn chấp kinh mình đọc đúng - kinh người đọc sai. Vì tuy Bạn nói “đừng quan niệm, theo truyền thống Bắc hay Nam Tông” - nhưng chính Bạn lại đang có sự phân biệt : Bắc Tông và Nam Tông.

Riêng về việc - có kinh dành cho Đại Bồ tát, hàng căn cơ thấp không học được. Thì - sở dĩ hàng căn cơ thấp không học được kinh dành cho Đại Bồ tát. Là vì pháp tu của các vị Đại Bồ tát là cứu độ chúng sanh. Trong khi hàng căn cơ thấp là chúng sanh cần được cứu độ. Cho nên, người căn cơ thấp mà học kinh dành cho Đại Bồ tát. Cũng ví như người không hiểu gì thuốc mà lại tự đọc sách y khoa để chữa bệnh nan y - rất là nguy hiểm.



Còn sở dĩ d/đ nói :

Thì nghĩa đen - chúng ta có thể hiểu theo nghĩa Văn tự - là :

Trước khi nhập Niết Bàn - đức Phật Thích Ca có cho chúng ta biết - Như Lai có pháp :)d/đ tạm gọi - là…)
“pháp chưa được thấy” ; để giúp chúng sanh xa lìa các điều ác.
Pháp này của Như lai là dùng tia sáng của hào quang - giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác. Nhưng lúc bấy giờ - đức Phật Thích Ca chưa thực hiện ; mặc dầu Ngài đã có đầy đủ thế lực.
Là do câu Phật nói :

Ông phải biết Như-Lai là vị ban bố sự vô úy cho chúng sanh ác. Nếu Như-Lai phóng ra một tia sáng, hoặc hai, năm tia sáng, kẻ nào gặp được thời đều xa lìa tất cả các điều ác. Nay Như lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.

Pháp chưa được thấy, nếu ông muốn thấy, nay sẽ vì ông nói tướng mạo đó.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...etail_bookmark
Thì vì Phật nói : “Nếu ai gặp được tia sáng do Như Lai phóng ra - thời đều xa lìa tất cả các điều ác”. Mà đức Phật lại cho chúng ta biết : “Nay Như Lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy”. Thì Bạn nghĩ đối với ngôn ngữ của người thế gian - có phải ý Phật nói : Như Lai đã có đầy đủ thế lực phóng ra tia sáng để giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác (?).

Còn đức Phật sử dụng tia sáng của hào quang giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác như thế nào thì đó là điều chúng ta phải lưu ý tìm hiểu. Vì như Bạn nói kinh Đại Bát Niết Bàn có tới những 29 phẩm lận.

Và vì, sau khi giảng về cách giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác - Phật nói : “Pháp chưa được thấy”.
Cho nên, d/đ mới cho rằng - đức Phật gọi - cách Như Lai giúp chúng sanh xa lìa tất cả các điều ác - là “pháp chưa được thấy”

Còn sở dĩ d/đ tin vào sự chính xác của lời dịch - là vì cũng trong phẩm Trường Thọ này - đức Phật có cho biết - Như Lai đem pháp Đại thừa giao phó cho hàng Bồ tát. Cho nên, d/đ tin khi có vị nào phát tâm chuyển dịch kinh điển Đại thừa - đều được sự trợ giúp của các vị Bồ tát có nhiệm vụ gìn giữ pháp Đại thừa. Do đó, dầu ai dịch - thì ý chính của kinh Đại thừa cũng không bị sai lạc.



Còn Bạn nói :

Cái thứ hai, tôi hiểu sơ, mà không dám hỏi, " Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy cho Thượng, Trung, Hạ phàm tục.

Ai đọc cũng hiểu, mà trên forum nghe Quí
vị giảng. Tôi chẳng hiểu cái nào là đầu, cái nào là giữa, cái nào là sau. Chớ đừng nói chi phải thực hành...

Pháp giảng! Cho người nghe kh
ông hiểu... là tại người nghe hay là tại người giảng?
Thì vì tuy kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy cho Thượng, Trung, Hạ phàm tục. Nhưng vì trí phàm tục chỉ hiểu được những câu - có thể hiểu theo nghĩa Văn Tự. Trong khi, chúng ta thường có quan niệm kinh Đại thừa chỉ giảng cho người trí - nên đã dùng trí của người trí để hiểu lời giảng trong kinh Đại Bát Niết Bàn. Do đó, chỉ có những người đồng trí (cùng là trung hay thượng) mới có thể hiểu giống nhau.

Và theo d/đ thì khi nghe lời giảng mà không hiểu - thì d/đ biết - lời giảng đó không phải giảng cho duyên của mình.

Thân
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào Các Đạo Hữu
Chào ĐH TN
Xin góp ý với đạo hữu
Sau khi đọc bài của ĐH , ptd thấy có những điều muốn nói , xin phát biểu ngắn gọn và không trích dấn lại lời ĐH vì chỉ là phát biểu chung chung của bạn , nên mình cũng nói chung chung , mong bạn hiểu cho.
1- Theo ptd tự thấy bản thân mình không phân biệt kinh Nguyên Thủy và kinh Đại thừa như bạn đã phân biệt.Chúng tôi thấy rằng ngôi nhà Phật Pháp được dựng nên bởi cả hai hệ kinh và người tu học Phật đạo cần phải tu học theo cả hai hệ kinh
Theo sự hiểu của ptd, trên con đường tu học không phải là một sớm một chiều này ,bắt đầu sự tu học theo kinh điển Nguyên Thủy , phát tâm A la hán , cũng tốt thôi . Điều quan trọng là tu học theo hệ nào cũng vẫn kính tin hệ khác . .

Nhừng người đã ngộ chân tâm ở mức sâu , lúc kinh ĐẠi Thừa đang được kết tập . có thể biết kinh Đại Thừa từ lúc đang được kết tập là hợp với giáo pháp Phật , điều nào là pháp Phật , điều nào không phải Pháp Phật để hoàn chỉnh lời Phật , ý Phật .
Lời dạy của đức Thế Tôn để nói lên cho chúng ta cách ngộ nhập chân lý . Chân lý ( hay chân tâm ) là có sẵn không phải đức Phật ra đời mới có , cũng có nghĩa không phải do kinh Đại Thừa đặt ra. Kinh ĐẠi Thừa để dạy đệ tử Phật để ngộ chân lý .Cũng như kinh Nguyên Thủy để dạy Phật tử để đạt Niết Bàn
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
2- Trong kinh Nhân Quả Quá Khứ Hiện Tại đức Phật đã cho biết giáo pháp của Ngài còn Khó tu hơn cả giáo pháp của các vị Tiên Nhân ở cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ,\. Chúng ta biết đó là Phật muốn nói đến pháp Vô Ngã . Chúng sanh và Phật ( trên LÝ ) chỉ khác nhau một gang .. Xoay tâm từ Mê thành Giác là chuyển từ chúng sinh thành Phật . Tuy nói vậy nhưng diệt vô minh hoàn toàn để thành A La Hán hay thành Phật không phải một sớm một chiều như nhiều người tưởng. Cái hiểu đạo bằng kiến văn giác tri không phải là ngộ đạo .Nếu biết được điều này thi biết mình tuy hiểu đạo nhưng chưa chắc là chứng ngộ vô ngã .,
<I>Tuy tôi biết con đường đạo phải theo là gì , nhưng tôi vẫn biết là mình còn chưa vô ngã hoàn toàn để thành Phật , và điều này có nghĩa là mình biết giáo pháp con đường để theo để đã đang và sẽ tiếp tục theo và nếu đi thì ắt có ngày đến . Ở phương tiện mà chưa vào cứu cánh để thành Phật thì nhận là minh chưa LÀM được vô ngã như Phật , đó là người không vọng ngữ . Chưa chứng mà nói chứng , là mình đã LÀM được như Phật , ấy là đại vọng ngữ .Tự lừa dôi mình là sẽ ngưng tu tại đó vì cho là xong rồi</I>. .
.
4- Về đúng sai
Một người nói là người khác đúng , sai mà tâm không chấp nhất
Một người cho là người trên nói đúng sai là không tốt, tự mình không nói người sai , nhưng trong tâm chấp nhất người sai hay tệ kém ..vv..
Hạng người sau nhiều điều đáng sợ hơn
5-Một ĐH trong D Đ nói chúng ta như những người mù sờ voi
Nếu người A cho là người B nói những điều không đáng khi chia sẻ Phật pháp
Và người B cũng cho là người A nói những điều không đáng khi chia sẻ Phật pháp
Hóa ra hai người A va B chỉ chạy theo những gì mình thích thì sao tiến bộ được

Chỉ bấy nhiêu mong ĐH hoan hỷ

Kính
 
D

dieungo

Guest
Này ThienNhan lại định làm kẻ sành điệu phải không?
Người sành điệu là những người làm ra nhiều loại coffee, người chỉ biết thưởng thức coffee sẽ không biết có bao nhiêu loại coffee được làm ra, người chỉ biết thưởng thức chỉ có thể "chạy theo, chạy theo,... người làm ra coffe mà thôi". Hãy tập làm người làm ra coffee đi, định chạy đến bao giờ nữa!

Chào Phithuydu
Hạng người sau nhiều điều đáng sợ hơn
5-Một ĐH trong D Đ nói chúng ta như những người mù sờ voi
Nếu người A cho là người B nói những điều không đáng khi chia sẻ Phật pháp
Và người B cũng cho là người A nói những điều không đáng khi chia sẻ Phật pháp
Hóa ra hai người A va B chỉ chạy theo những gì mình thích thì sao tiến bộ được

Như Lai nói có những cảnh bất tư nghì không thể nghĩ bàn. Bồ tát không thể hiểu Cảnh giới của Nhhư Lai. Hạng phàm phu không thể hiểu cảnh giới của các vị ALAHAN.
Người sơ sơ cứ đòi thảo luận về Niết Bàn thì khác chi Người mù xem voi đâu. Trong trường hợp này tốt nhất đừng bàn luận vì nói ra đều không đúng, Nếu bạn có đọc qua kinh A Hàm thì đức Phật không bao giờ tranh luận với ngoại đạo, khi ngoại đạo đưa ra ý kiến đức Phật đều bảo đúng hết chỉ có những ngoại đạo nào quan tâm đến việc giải quyết sinh tử thì Đức Phật mới thuyết pháp.

Nếu Phithuydu chưa hiểu về Niết Bàn mà cứ đòi thảo luận thì chắc chăn bạn sẽ là tà đạo, cách duy nhất bàn luận trong chuyện nay là tốt nhất trích dẫn kinh văn mà thôi "không nên đưa ý kiến riêng của mình".
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Mô Phật, Kính Chào Quí Thầy,
Quí vị ĐHV, Quí bạn đồng tu.

tn rất là hối hận và thành tâm sám hối với Quí vị, về sự ăn nói phi thời. Quí vị hoan hỉ bỏ qua việc này, hãy nghĩ chúng ta cùng chung một chuyến đò, dượt qua vòng sông sanh tử, hoặc tối thiểu đời này được nhiều an lạc và trở thành người hiền nhân. Tu phúc và đức cho đời sau. Quí vị hãy giúp đở tn, và Phật tử nói chung tiến lên con đường giải thoát. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.




Đạo hữu Chiếu Thanh Kính mến,

Chúng ta cùng thực hiện chung " một nghịch hạnh Bồ Tát " chỉ khác nhau về thể chất cương nhu. Tôi thật sự rất mang ơn Đ/h, và Quí vị Diễn đàn này, cho tôi cùng chung xây dựng ngôi nhà Phật Pháp Tăng.

Đạo hữu đã thấy rõ căn cơ và những điểm sai lầm của tn. Xin hãy chỉ thẳng những chữ nào viết sai làm phật lòng đến đại chúng cộng đồng Phật tử. Thì tn sẽ sữa lại ngay! Hy vọng những lời thiết tha thật ý này, sẽ gởi đến Đ/h giải đi mối nghi này.


Đạo hữu D/Đ kính,
Vì sự thắc mắc của Bạn là do Bạn chấp kinh mình đọc đúng - kinh người đọc sai. Vì tuy Bạn nói “đừng quan niệm, theo truyền thống Bắc hay Nam Tông” - nhưng chính Bạn lại đang có sự phân biệt : Bắc Tông và Nam Tông.
tn chấp nhận lời của Đ/h nói rất đúng nội dung của Bài này. Nhưng về lý giải của tác giả gởi cho Web Quảng Đức mà tn đã trích đoạn có lẽ nghĩ cao siêu hơn ta tưởng:


tn chỉ đặt giả thuyết bằng mắt thấy tai nghe:


Giữa thế kỷ 20/21 này, không phải là thời Phong Kiến cách đây 100 năm. Theo đạo Khổng, Lão. Cha mẹ bắt đâu con ngồi đó, hay Thầy dạy đây là con mèo. Nếu nói con chó là ra khỏi lớp. Vả lại nước Việt Nam đã bị Trung Hoa đô hộ ngàn năm, 100 năm giặc Pháp. Và giặc giả truyền miên. Kẽ có quyền mới là người nói đúng, nói thật.

Ngày nay, thông tin Internet thì khác, không thể che dấu điều gì cã, chỉ có chơn tâm, chỉ có chánh kiến, chỉ có Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Lý Nhơn Quả là không ai đánh gục được.

lẽ là ý tác giả nghĩ vậy mà đem hai bản kinh ra so sánh. Nhiều lúc ta có chút biên kiến thì bị nhạy cảm đó là việc thường tình. Cho nên tn mới xin sám hối là đem việc phi thời vào đây.



Tổ tông của tn là người Hoa, ông nội, bà nội, cha mẹ là người Hoa, tn qui y, thọ giới chùa Bắc Tông. Thực hành ăn chay, niệm Phật A Di Đà, và học kinh điển Bắc/ Nam truyền thì có lẽ nào thiên vị này nọ, "Nếu bạn đang học chánh Pháp, mà không dám nói, thì đâu gọi là học chánh PHÁP". Mà mục đích chánh của tn là " Đoàn kết lại với nhau ", em té chị nâng. Điều này Thầy Tấn Hạnh biết rõ tn từ lâu rồi, nay chỉ lập lại một lần nữa thôi.

Điều quan trọng là tu học theo hệ nào cũng vẫn kính tin hệ khác . .
Đạo hữu Phithuydu nhận xét rất chính xác.

Này ThienNhan lại định làm kẻ sành điệu phải không?
Người sành điệu là những người làm ra nhiều loại coffee, người chỉ biết thưởng thức coffee sẽ không biết có bao nhiêu loại coffee được làm ra, người chỉ biết thưởng thức chỉ có thể "chạy theo, chạy theo,... người làm ra coffe mà thôi". Hãy tập làm người làm ra coffee đi, định chạy đến bao giờ nữa!
tn rất hiểu ý, sau này sẽ học hỏi nơi đ/h nhiều hơn.

tn Kính bái tất cã cộng đồng thành viên diễn đàn Phật giáo online


Chú thích:
Ly kinh giảng nghĩa đồng ma thuyết!
Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ<WBR>, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.

Lời Phật dạy : ” Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.

Tăng Chi Bộ Kinh

(The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Này ThienNhan lại định làm kẻ sành điệu phải không?
Người sành điệu là những người làm ra nhiều loại coffee, người chỉ biết thưởng thức coffee sẽ không biết có bao nhiêu loại coffee được làm ra, người chỉ biết thưởng thức chỉ có thể "chạy theo, chạy theo,... người làm ra coffe mà thôi". Hãy tập làm người làm ra coffee đi, định chạy đến bao giờ nữa!

Chào Phithuydu


Như Lai nói có những cảnh bất tư nghì không thể nghĩ bàn. Bồ tát không thể hiểu Cảnh giới của Nhhư Lai. Hạng phàm phu không thể hiểu cảnh giới của các vị ALAHAN.
Người sơ sơ cứ đòi thảo luận về Niết Bàn thì khác chi Người mù xem voi đâu. Trong trường hợp này tốt nhất đừng bàn luận vì nói ra đều không đúng, Nếu bạn có đọc qua kinh A Hàm thì đức Phật không bao giờ tranh luận với ngoại đạo, khi ngoại đạo đưa ra ý kiến đức Phật đều bảo đúng hết chỉ có những ngoại đạo nào quan tâm đến việc giải quyết sinh tử thì Đức Phật mới thuyết pháp.

Nếu Phithuydu chưa hiểu về Niết Bàn mà cứ đòi thảo luận thì chắc chăn bạn sẽ là tà đạo, cách duy nhất bàn luận trong chuyện nay là tốt nhất trích dẫn kinh văn mà thôi "không nên đưa ý kiến riêng của mình".


Chào Dieu Ngo
Qua bài này Dieu Ngo có hai lỗi
- Thứ nhất , Đieu Ngo đã không đọc kỹ lời của PTD và đã hiểu lầm PTD
ptd không hề có ý định "Thảo Luận về Niết Bàn "ở đây
Xin đọc kỹ lời của PTD ,

Và từ trước đến giờ chưa bao giờ ptd làm cái công việc " thảo luận về Niết Bàn " như lời bạn nói
_ Thứ hai, Niết Bàn mà để HIỂU sao ? bạn có cái quan niệm dùng cái cơ năng của ý căn là Não Bộ để Hiểu Niết Bàn ,hiểu được Niết Bàn là được đạo và đó là cách tu theo đúng chính pháp sao ?
Quan niệm Niết Bàn là pháp để HIỂU và để THẢO LUẬN ư ?TÀ PHÁP rồi đó bạn
Phật giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa bị phân biệt
Kinh Nguyên Thủy và Kinh Đại Thừa bị phân biệt
ptd chỉ góp ý về mặt này với ĐH Thiện Nhẫn thôi
Nói chung việc tu học có xem kinh , có bàn luận về Kinh Nhưng không ai lại thảo luận về Niết Bàn !

Xin chào
 
D

dieungo

Guest
cám ơn PhiThuydu đã nhắc nhở về 2 điều sai
Xin bạn hoan hỉ diễn giải thêm
dùng cái cơ năng của ý căn là Não Bộ để Hiểu Niết Bàn
ở đây não bộ hiểu Niết Bàn hay Ý căn hiểu Niết Bàn hay còn cái gì khác hiểu Niết Bàn.
nếu hiểu Niết Bàn là tà pháp thì không hiểu Niết Bàn là chính pháp?
Mong bạn chỉ cho 1 con đường sáng làm thế nào để thấy Niết Bàn.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Thiện Nhẫn,
Qua lời Bạn hỏi d/đ : "Nếu d/đ đang học chánh Pháp, mà không dám nói, thì đâu gọi là học chánh PHÁP".

Khiến d/đ nhận hiểu được - ý của Bạn cho rằng - pháp Đại thừa không phải chánh Pháp. Và d/đ hiểu - sở dĩ Bạn nói phi thời là vì Bạn không thể nhìn những người Bạn đồng tu - tu không đúng chánh Pháp. Điều này chứng tỏ Bạn đúng là một Phật tử.

Nhưng thật ra, vì Bạn cho rằng - kinh Đại thừa không phải do Phật thuyết. Cho nên, Bạn không biết trong phẩm Tứ Tướng - kinh Đại Bát Niết Bàn có câu :)ghi Phật nói) :

Nầy Ca Diếp! Chánh pháp là chỗ tôn thờ của chư Phật, nên Như Lai cung kính cúng dường. Vì pháp là thường trụ nên chư Phật cũng thường trụ".

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-63_5-50_6-1_17-126_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Do đó, Bạn mới cho rằng kinh Đại thừa không do Phật thuyết.
Vì theo như lời giảng này nói : “chánh Pháp là chỗ tôn thờ của chư Phật”. Thì chư Phật sẽ tu theo chánh pháp này.
Và nếu vì pháp là thường trụ nên chư Phật cũng thường trụ.
Thì lại tức là - Phật thường trụ là do tu pháp thường trụ. Cho nên, chánh pháp mà chư Phật tôn thờ - là Pháp Thường Trụ. Do đó, ý của lời giảng này là nói : chánh pháp của Như Lai - là PHÁP THƯỜNG TRỤ.


Sở dĩ d/đ tin vào lời giảng này do Phật thuyết. Là vì theo thuyết của đạo Phật - thì hiện chúng ta đang bị khổ vì vô thường...
Và nếu tu theo Nam tông - tức là tu theo Tiểu thừa thì sẽ được thường, lạc…
Nhưng nếu khi được thường, lạc… rồi - mà không giữ được cái thường vĩnh viễn - tức là không được thường trụ. Thì sẽ có lúc bị vô thường trở lại.
Nhưng nếu có lúc thường, có lúc vô thường - thì vẫn còn là vô thường chứ chưa phải là thường. [FONT=&quot]Cho nên, nghĩa thường trong Phật Pháp là thường trụ :)không biến đổi) - chứ không phải là thường còn :)lúc nào cũng có). Do đó, muốn được thường, lạc… phải tu pháp thường trụ. [/FONT]<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->


Vì vậy, lời giảng này hoàn toàn đúng theo giáo thuyết của đức Phật Thích Ca. Và cũng là điểm đến sau cùng của giáo thuyết - đức Phật Thích Ca giảng. Cho nên, ngoài Như Lai ra sẽ không có ai hiểu - và nói Pháp Thường Trụ là chánh Pháp.

Do đó, kinh Đại thừa chính thực là do Phật thuyết.
Nhưng vì pháp Đại thừa - đức Phật giao phó cho hàng Bồ tát gìn giữ. Cho nên, kinh Đại thừa dầu xuất hiện vào lúc nào - cũng đều do Như Lai thuyết cả.

Đôi lời giải thích - hy vọng Bạn dầu không tin cũng đừng chấp kinh Đại thừa không phải do Như Lai thuyết ... mà đợi đúng thời…

Thân
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
DN đã viết :


Dieu ngo đã viết:
cám ơn PhiThuydu đã nhắc nhở về 2 điều sai
Xin bạn hoan hỉ diễn giải thêm<!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->
dùng cái cơ năng của ý căn là Não Bộ để Hiểu Niết Bàn


<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->ở đây não bộ hiểu Niết Bàn hay Ý căn hiểu Niết Bàn hay còn cái gì khác hiểu Niết Bàn.
nếu hiểu Niết Bàn là tà pháp thì không hiểu Niết Bàn là chính pháp?
Mong bạn chỉ cho 1 con đường sáng làm thế nào để thấy Niết Bàn.
Kính DN
Theo ptd biết , Niết Bàn là một trạng thái an lạc ,hạnh phúc của tâm tĩnh lặng đạt được nếu bạn tu tập theo lời dạy của đức Phật , như bạn sẽ xem ở đây :

http://www.phathoc.net/thu-vien/kinh/bac-truyen/765649_kinh_tap_a_ham/p1.aspx

Trong các kinh hệ NT có dạy cách tu tập
Hiểu thì hiểu đến đây thôi
Đến đây thì ai cũng hiểu cả
Ban tu tap thanh cong thi nho do cho moi nguoi nhe

Kính

Kính TN và DN
Qua bài sau của TN được biết TN tu theo Bắc Tông vì ĐH đã viết
Thiện Nhẫn đã viết:
TN quy y chùa Bắc Tông
Như vậy , TN viết bài so sánh hai kinh Đại Bát Niết Bàn là để giúp mọi người có cái hiểu biết rõ hơn về hai kinh
Và tuy ĐH viết có phần đề cao sự chính xác của kinh Đại Bát Niết Bàn của hệ Nam Tông hơn kinh của Bắc Tông nhưng đó là viết cho những người theo Đại Thừa thuần được nhắc nhở đến giá trị về độ chính xác của hệ kinh Nguyên thủy
Chẳng phải là thiên vị . Rất cám ơn TN
Vì có sự thắc mắc của đh DN , xin cho phép ptd nói một chút điều thật "không đáng nói "
Thiện Nhẫn đã viết:
Người Phật tử chân chính của đạo Phật điều tối kỵ nhất là nói được mà không làm được
Thiện Nhẫn đã viết:
Đời / đạo cũng không chấp nhận. Đó là vọng ngữ
Nếu nói những điều không đáng nói. Và lại không làm những điều đáng làm. Thì dù hàng xuất gia hay tại gia thật sự không xứng đáng với danh xưng là người đệ tử Phật

Nếu nói
Không làm những điều đáng làm , không xứng đáng là Phật tử
Câu nầy ptd hiểu nghĩa đh muốn nói
Nhưng vì
Nếu nói những điều không đáng nói ...thì không xứng đáng ...
Ở đây ptd xin hỏi : thế nào là điều không đáng nói ?
Bây giờ ptd đặt trường hợp , các Phật tử tại gia trên trang web, các ĐH bàn luận Phật Pháp để chia sẻ, thì điều đáng nói và điều không nên nói còn tùy người nghe .
Mặc dù biết là Đạo Phật có 84.000 pháp môn tu . Nhưng nhiều người vẫn có tập khí khi nghe những điều khác với những gì mình đã quen đã nhớ mà chợt nghe thấy điều khác bởi người khác , đều cứ cho là điều ấy là không phải đạo Phật hay điều không đáng nói

Hãy Lấy một Thí dụ

như Người A tin tu theo Bắc Tông và người B tin tu theo Nam Tông
Khi người A tán thán về Đại Thừa về phát Bồ đề tâm , người B sẽ có khuynh hướng cho là A nói "điều không đáng nói "
Ngược lại , khi người B ca ngợi về Nguyên Thủy thừa ,người A có khuynh hướng cho B đang nói "điều không đáng nói "
Theo ptd thì tập quán này không tốt .
Đó là điều mà ptd muốn trình bày trong một câu trước .

Còn nếu dh TN và các ĐH khác cho là câu "nói những điều không đáng nói " có ý khác thì ptd đành xin lỗi đã làm phiền quý vị

KÍNH LỄ
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Chào Đạo hữu PhiThuydu

Sự thật thì tn vẫn tu tâm dưỡng tánh hàng ngày: lạy Phật, niệm Phật A Di Đà.

Về việc học, thì tn học kinh văn của Bắc truyền nhiều hơn Nam Truyền.

Nhưng học dể hiểu, dể thực hành thì Kinh văn Nam Truyền. Và cũng nhờ bộ Kinh Pháp Cú này, tn thêm sự hiểu biết về Phật pháp. (Cũng phải mất hơn 2 năm trời, mới thấy được.)

Riêng về kinh điển Bắc Truyền thì lời văn phong phú hơn, khí khái của bậc đại trí (phải suy nghĩ từ, nghĩa, Pháp, thuyết). Nếu không có căn bản nắm bắt. Sẽ dể làm tăng lòng dục mạn. Có khi còn loạn trí.

Nếu có thầy dạy thì sẽ qua được. Bằng không thì tu khó hơn kinh điển Nam Truyền. :khi19:(Giống như Đ/h Chiếu Thanh đã từng nói: " Không cần biết kinh thuộc hệ gì, miển là kinh nó hợp với mình thì học thôi..." không cần phải hiểu hệ nào).

:khi19:Nếu bàn luận thì tn nghĩ phải là học Kinh Hoa Nghiêm, Mật tông, Duy thức học, Mi tiên vấn đáp trước. Thì bạn mới có thể trở thành là một luận chủ. Nhưng cũng không phải là mục tiêu chánh của người cầu đạo.

:khi19:Tới đây, tn xin các bạn đừng bàn tới Nam truyền hay Bắc truyền rất dể mất hòa khí với nhau. Hãy tôn trọng với nhau (như lời đ/h PhiThuydu). Thuận duyên thì giúp, nghịch duyên thì nhịn. Mục tiêu chánh của chúng ta là không phải học trên danh tự. Mà là chúng ta, ai ai cũng muốn dượt qua biển khổ trầm luân này! Có phải như dậy!

[BUBBLE]
Nếu nói những điều không đáng nói. Và lại không làm những điều đáng làm.


Lý do có câu này là từ nội dung của 2 bài kệ dưới đây.

Chẳng làm điều đáng làm,
Chẳng nên làm, lại làm.
Thiếu tỉnh-giác, kiêu-căng,
Lậu-hoặc ắt gia-tăng.
(Kệ số 292.)

Năng quán thân bất-tịnh,
Siêng làm điều đáng làm,
Tránh điều chẳng nên làm,
Thông-suốt và giác-tỉnh,
Lậu-hoặc ắt tiêu-trừ.
(Kệ số 293.)
Bởi chúng ta hàng ngày nghe những danh từ. Ví dụ như Tu Tâm Dưỡng Tánh. Làm Phước, Bố thí. Hay tu có nghĩa là Hành, Hành là phải làm. Làm mới có ăn.v.v...Chúng ta nghe riết rồi thành ra nhàm.

tn đặt lại câu hỏi: Ý nghĩa chữ tu của bạn như thế nào? - Bạn có thể trả lời ngay được không? - Do đó, mới có câu văn mới mẽ tự chế này. [/BUBBLE]


Trở lại vấn đề:


Nếu nói những điều không đáng nói. Và lại không làm những điều đáng làm.


Đạo hữu ví dụ Bạn A thích tu Đại thừa Phật giáo, bạn B thích tu theo Phật giáo Nguyên thủy... Liệu sự thảo luận này có kết quả?

Do đó, Đ/h nói thật không sai chút nào!

Hàng ngày chúng ta có dám nói. Là tôi Không vọng ngữ. Tôi làm đúng chánh Pháp không sát đạo dâm?

Nếu giữ được thì bạn chính là bực thánh hiền nhân rồi. Nhưng có mấy ai, 24 giờ trong ngày giữ được?

Nếu không ngồi thiền, kinh hành, niệm Phật, Lạy Phật. Và trì kinh, niệm chú.


Thì liệu ta có phải là người tu, và có dám tự hứa với chính mình là Tôi sẽ không phạm sát đạo dâm vọng?


Chúc Quí vị an lạc, và tin tấn.

tn, thân ái.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính đh TN

Cám ơn đh TN đã chỉ dẫn

Nếu bàn luận thì tn nghĩ phải là học Kinh Hoa Nghiêm, Mật tông, Duy thức học, Mi tiên vấn đáp trước. Thì bạn mới có thể trở thành là một luận chủ. Nhưng cũng không phải là mục tiêu chánh của người cầu đạo.

ptd đang muốn hỏi đh về nghĩa đúng của hai chữ LUẬN CHỦ
Mục đích của luận là để cho người tu được liễu giải nghĩa kinh hơn. Người luận chủ là người thông kinh rồi đi truyền cho người khác?
Còn thảo luận thông thường là ai cũng bình đẳng , chỉ cùng chia sẻ .
ptd chưa thể là một luận chủ theo điều kiện mà TN chỉ dạy và cũng không là mục đích của ptd

Còn ptd có điều sau đây thắc mắc xin đh TN giải đáp
Bắc Tông là tu theo Đại thừa , Nam tông là tu theo Nguyên Thủy.
Kinh Bắc truyền là kinh Hán tạng và kinh Nam truyền là kinh Pali tạng , nghe nói thì như vậy
Các kinh A Hàm thuộc Bắc truyền sao không phải là Kinh ĐẠi thừa?
Trong hệ kinh Nam truyền cũng có các kinh A Hàm
Kinh này là dễ tu hay khó

TN trả lời các câu này rồi chúng ta sẽ nói về ý nghĩa chữ tu là gì , cũng như về việc không sát đạo dâm vọng , cùng các đh khác trong đây .

KÍNH
ptd
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Phithuydu

ptd đang muốn hỏi đh về nghĩa đúng của hai chữ LUẬN CHỦ
Mục đích của luận là để cho người tu được liễu giải nghĩa kinh hơn. Người luận chủ là người thông kinh rồi đi truyền cho người khác?
Còn thảo luận thông thường là ai cũng bình đẳng , chỉ cùng chia sẻ .
ptd chưa thể là một luận chủ theo điều kiện mà TN chỉ dạy và cũng không là mục đích của ptd

[BUBBLE] Chào đ/h: tn vào Diễn đàn là để học hỏi và thực hiện pháp hạnh của mình, thực chất còn thua kém xa, Quí vị lâu năm tham gia Diễn Đàn.

Về đại danh từ: Luận chủ? - Thì chúng ta hãy nghĩ ngay tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi còn thị hiện ở cõi ta bà này. Đó là một luận chủ vẹn toàn. Mà cũng có một số ngoại đạo nghiệp chướng nặng nề còn phỉ báng Phật, huống chi là ngày nay.

Xem đây...
Như voi chiến xông ngoài trận-mạc,
Hứng lằn tên, mũi đạn tơi-bời,
Như-Lai chịu phỉ-báng mọi lời
Của những người vẫn còn đức bạc.
(Kệ số 320.)

Như vậy thảo luận nơi Diễn đàn không khéo sẽ dể sanh phiền não. (Thành biện luận, rồi tranh luận, rồi chiến tranh trí tuệ...)

Nên tn cũng có chia ra làm 3 loại luận thuyết phải tự nhủ lấy mình. Khi tham gia diễn đàn, đó là:

Thuận luận: Cùng nhau cải tiến, học hỏi với người viết chủ đề.

Nghịch luận: Bất đồng ý kiến, Sai/đúng bất thành lập....

Biên kiến luận: Thiên vị về đề tài tranh chấp cho Thầy mình dạy, Phái mình học. v.v.
[/BUBBLE]


Các kinh A Hàm thuộc Bắc truyền sao không phải là Kinh ĐẠi thừa?
Trong hệ kinh Nam truyền cũng có các kinh A Hàm
Kinh này là dễ tu hay khó

Xem bài này cũng của tn.

:khi19:Do đó! Kẻ nào nói kinh Đại Thừa là giả mới thật đúng là kẻ ngoại đạo tà kiến. Người nào chê kinh Phật giáo Nguyên Thủy thấp, nhị thừa, nhị biên... Mới là một người thiếu trí tuệ .
:khi19:Xem lại đoạn này: Tìm lại cội nguồn kinh Phật , Quí Vị không nên xem thường tất cã kinh Phật, và cũng phải hiểu thật chắc chắn. Những vì Phật dạy.

tn, kính.

Về Sát Đạo Dâm Vọng thì có viết ở đây:

http://www.diendanphatphap.com/dien...m-hiểu-Kinh-Thủ-Lăng-Nghiêm&p=69766#post69766

(Chú thích: Tất cã những bài kệ kinh Pháp Cú, xuất phát từ dịch giả Thiện Nhựt.)
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Thiện Nhẫn đã viết:
Chẳng làm điều đáng làm,
Chẳng nên làm, lại làm.
Thiếu tỉnh-giác, kiêu-căng,
Lậu-hoặc ắt gia-tăng.
(Kệ số 292.)


Năng quán thân bất-tịnh,
Siêng làm điều đáng làm,
Tránh điều chẳng nên làm,
Thông-suốt và giác-tỉnh,
Lậu-hoặc ắt tiêu-trừ.
(Kệ số 293.)
Bởi chúng ta hàng ngày nghe những danh từ. Ví dụ như Tu Tâm Dưỡng Tánh. Làm Phước, Bố thí. Hay tu có nghĩa là Hành, Hành là phải làm. Làm mới có ăn.v.v...Chúng ta nghe riết rồi thành ra nhàm.

Do đó tn mới hỏi , ý nghĩa chữ tu của bạn thế nào , bạn có thể trả lời ngay không , vì thế mới có câu này...

Kính TN
Vì đh đã hỏi câu này và ptd đã hứa nói về chữ tu nên trước khi dứt lời ptd xin đưa ý kiến về nghĩa của chữ "tu " như sau:

_ Một người "Tu" ( đạo ) có nghĩa là người ấy đang và sẽ sửa và điều chỉnh thân , tâm người ấy , theo hướng tích cực ,nhằm đạt được kết quả như ý (mà họ đã chọn làm mục đích hướng tới )cho mình lúc còn sống cũng như sau khi chết .





Còn đh và các đh khác thì sao
Chào nhé
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Sự liên hệ kinh Di Giáo với kinh Đại Bát Niết Bàn

Sau khi đọc hai kinh Đại Bát Niết Bànkinh Du Hành trong Trường bộ kinhTrường A hàm, đối chiếu với bản kinh Di Giáo này, một số nhận định có thể rút ra như sau:



1. Về mặt hình thức

Kinh Đại Bát Niết Bànkinh Du Hành thuộc loại văn tường thuật, ký sự. Kể lại chuyến du hành cuối đời Đức Phật đi từ Vương Xá đến Kusinara, đi qua từ 14 đến 17 địa danh khác nhau.


Qua mỗi địa phương Đức Phật và đại chúng dừng lại nghỉ ngơi một thời gian, mỗi nơi Đức Phật đều thuyết pháp độ sinh, những thời pháp ấy đều được ghi lại.


Kinh Di Giáo bản Hán dịch có hình thức một tác phẩm văn học, được sắp xếp hệ thống hóa những lời dạy của Đức Phật thành một thời thuyết pháp từ đầu cho tới cuối và đặt ngay vào thời điểm Đức Phật sắp nhập Niết bàn.



2. Về mặt bố cục nội dung

Kinh Du Hành và kinh Đại Bát Niết Bàn trình bày nội dung trải dài theo con đường mà Đức Phật và đại chúng đi qua, những gì xảy ra, những gì được thuyết giảng đều ghi chép, cho đến thời điểm Đức Phật nhập Niết bàn tại rừng Sa La Song Thọ.


Giáo lý được Đức Phật nhấn mạnh và lặp đi lặp lại là phương pháp hành trì giới, định, tuệ. Giáo lý được Đức Phật xác định rằng đó là nội dung chứng ngộ, giảng dạy và truyền bá là 37 phẩm trợ đạo. Một số lời dạy mang tính di huấn 3 lần qua 3 thời điểm khác nhau trong chuyến du hành cuối cùng ấy.

Kinh Di Giáo bản Hán trình bày bố cục nội dung rất mạch lạc và có hệ thống, nghĩa là đúc kết những gì Đức Phật dạy trong kinh Du Hành và Đại Bát Niết Bàn thành một bản văn, ý tứ rõ rệt, có thêm hoặc bớt so với hai kinh trên một số vấn đề. Nội dung được trình bày tuần tự Giới – Định – Tuệ và những lời khích lệ tu tập sau cùng.

Tp Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 10 năm 1997
kinh Di Giáo: Soạn giả Tỳ kheo THÍCH VIÊN GIÁC
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Nơi xuất xứ Kinh di giáo

Kinh di giáo là một bộ kinh ghi chép những lời dạy cuối cùng của đức Phật, những gì tiêu biểu nhất, tinh túy nhất của giáo pháp. Vì vậy kinh này được coi là căn bản và cần thiết cho người xuất gia.


Kinh di giáo xuất hiện ở Trung Hoa vào đời Diêu Tần (384 417), bản kinh do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Căn cứ vào bản dịch đó, nhiều nhà nghiên cứu và chú giải về kinh này làm cho kinh Di Giáo càng phong phú và sâu sắc hơn, các luận bản như là: Di Giáo Kinh Luận, Di Giáo Kinh Luận Pháp Trú Ký, Di Giáo Kinh Luận Ký, Phật Di Giáo Kinh Luận Sớ Thiết Yếu, Phật Di Giáo Kinh Giải...(Dịch giải kinh giáo huấn để lại của Phật, Trí Quang).


Bối cảnh thuyết kinh là trong rừng Sa la Song Thọ, trước giờ đức Phật nhập Niết bàn. Các nhà nghiên cứu Phật học Trung Hoa xếp kinh Di Giáo này vào hệ thống kinh Niết Bàn, gồm những kinh tạng của Nguyên thủy và Đại thừa, là những kinh nói về trạng thái Đức Phật lúc nhập Niết bàn và những lời giảng dạy của ngài (LSPGTH, Thanh Kiểm)


1. Truyền thống Nikàya và Ahàm có 2 kinh: Trường bộ kinh có kinh Đại Bát Niết Bàn,

2. Trường Ahàm có kinh Du Hành. Cả hai kinh này nội dung giống nhau (khi trích dẫn chỉ trích kinh Đại Bát Niết Bàn là đủ).

Kinh ghi chép lại chuyến du hành cuối đời của Đức Phật vào khoảng thời gian (6 đến 10) tháng trước khi ngài nhập Niết bàn. Lộ trình đi bắt đầu từ thành Vương Xá cho đến xứ Kusinara.

Truyền thống Đại thừa cũng có nhiều kinh, nhưng tiêu biểu nhất là kinh Đại Bát Niết Bàn, 40 quyển do ngài Đàm Vô Sấm dịch (kinh này trùng tên với kinh Trường bộ). Nội dung nói về "pháp thân thường trú" mang tính triết học bản thể.
Để cho sự nghiên cứu được dễ dàng, chúng ta không bàn đến quan điểm "pháp thân thường trú" của kinh Đại Bát Niết Bàn hệ Đại thừa.

Tp Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 10 năm 1997
kinh Di Giáo: Soạn giả Tỳ kheo THÍCH VIÊN GIÁC

:khi19:Nguyên do gì, mà có sự ngộ nhận sự khác biệt kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại thừa và Nam Truyền Nguyên thủy. Tôi nay đã hiểu! Mời Quí vị độc giả. Xem đoạn trích dẫn dưới đây.

Truyền thống Đại thừa cũng có nhiều kinh, nhưng tiêu biểu nhất là kinh Đại Bát Niết Bàn, 40 quyển do ngài Đàm Vô Sấm dịch (kinh này trùng tên với kinh Trường bộ). Nội dung nói về "pháp thân thường trú" mang tính triết học bản thể. Xem chú thích: KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh


[BUBBLE]
Kính Chào Quí vị, Đ/h Diệu Đức và Thầy Tấn Hạnh,

Hai ngày nay, tn đã vô tình thành lập ra tiêu đề này, để tìm hiểu nguồn xác thực về kinh tạng, tn đã gây ra phiền não không ít.

1. Trước là Phân tách Kinh Đại Bát Niết Bàn? - Hiện tn đã tìm ra được đầu mối, không biết có đúng không. Quí độc giả thấy có điều gì sai, xin chỉ giáo rất cảm ơn. Kinh Đại Niết Bàn có hai loại.

1.a: kinh Đại Bát Niết Bàn, 40 quyển do ngài Đàm Vô Sấm dịch, và từ Hán qua Việt do HT. Thích Trí Tịnh.

1.B: Kinh Đại Bát Niết Bàn, trong Trường Bộ Kinh, từ hệ pali qua việt do HT. Thích Minh Châu chuyển ngữ (dịch giả).

1.c: Trường A Hàm có kinh Du Hành. Nội dung giống nhau (khi trích dẫn chỉ trích kinh Đại Bát Niết Bàn là đủ).

Như vậy trong Đại Tạng Kinh Việt Nam, chúng ta có tới hai loại Kinh Đại Bát Niết Bàn Trong Kinh Nguyên thủy của Bắc Truyền (Trường A Hàm) và Kinh Nguyên Thủy của Nam Truyền (Trường Bộ Kinh). Và một bộ của Ngài Đàm Vô Sấm dịch.

Sự đóng băng này, điều là do lỗi tôi tạo ra đối với hai đạo hữu gường cột ở Diễn đàn này là Đ/h Diệu Đức và Thầy Tấn Hạnh.

Nguyên do 1: Đ/h Diệu Đức viết bài của Ngài Đàm Vo Sấm và Kinh này thuộc loại triết học, nếu người không nắm dững căn bản Phật học sẽ không hiểu. Ví dụ: Thường Lạc Ngã Tịnh là gì...Thường trụ...Nay tôi hiểu ra trong tam vô lậu học, thì kinh này thuộc về Huệ học.

Mà tôi lại hỏi GiớiĐịnh học nên phải đóng băng thôi. Một lần nữa, Cô Diệu Đức thông cảm trong tình đồng đạo, trí tuệ tôi còn thấp kém hãy bỏ qua.

Nguyên do 2: Kế tiếp Thầy Tấn Hạnh giải và phân tách Thường giới, Thường định, Thường Tuệ. Tôi lại nghĩ cả hai trộn lộn như vậy? Bởi Thầy Tấn Hạnh chưa nói hết tới Lạc Ngã Tịnh. Thế là đóng băng nữa.

Buộc lòng Thầy lại mở một chủ đề mới về Chứng nhập và đăng nhập của Tứ Thánh, Bồ Tát, Phật.v.v. Nhưng trong thâm ý này có nhiều sự không rõ rệt.

Tại sao! Có Bắc Truyền, Nam Truyền tu chứng.

Thế nào là Lý thuyết trong Huệ học.

Thế nào là Lý thuyết trong tu Huệ.v.v.

Rồi từ thực hành Giới Định = mới sanh Huệ (gọi nôm na là tu chứng thánh quả.)
* Trí tuệ này khác hơn là người đang có tuệ học, duy thức học, hay nhà triết lý mô phạm, hoặc bác sĩ tâm lý.


Giữa Huệ học và Tu Huệ là hai thái cực của Lý thuyết và thực hành khác xa, Đó là ý của Thầy Tấn Hạnh trong tất cã bài Đại Bát Niết Bàn và Niết Bàn và Đại Niết Bàn.


tn, kính,

(Thành thật xin lỗi Thầy Tấn Hạnh. Nếu không phải ý tn diễn tả thì cũng xin bỏ qua và xin được chỉ giáo lại. Rất cảm ơn.)
[/BUBBLE]
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Thiện Nhẫn,
Qua việc Bạn làm sáng tỏ điều Bạn nghi ngờ - d/đ biết được sự quyết tâm học đạo của Bạn. Vì d/đ cũng bằng cách này mà đi vào Phật Pháp.

Nhưng có lẽ vì d/đ có duyên với kinh điển Đại thừa. Cho nên, quyển kinh đưa d/đ đi vào Phật Pháp - là kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Và cũng vì muốn làm sáng tỏ những điều d/đ thắc mắc nơi kinh DPLH :)giống như Bạn hiện giờ) - mà d/đ đã tìm đọc những quyển kinh có liên quan khác. Nhưng vì kinh DPLH là kinh Đại thừa. Cho nên d/đ không có dịp đọc những bộ kinh Bạn kể. Do đó, tài liệu Bạn post thật quý đối với d/đ. d/d cám ơn Bạn thật nhiều.


Thật ra, giờ Bạn nói - d/đ mới biết bản kinh d/đ đọc là thuộc về Huệ học. Tuy nhiên, d/đ có thấy bản kinh Đại Bát Niết Bàn - d/đ đọc có giảng cho tất cả mọi căn duyên. Vì d/đ có thể phân biệt được lời giảng nào - đức Phật giảng cho căn duyên nào. Ví dụ như lời giảng về Niết Bàn và Đại Niết Bàn - không phải đức Phật giảng cho người “duyên sơ” hay là “duyên thượng” - mà là giảng cho người “duyên trung”. Vì người thượng duyên sơ thì đã hiểu - còn người duyên thì chưa có khái niệm về sự tu chứng.


Còn việc Bạn thắc mắc :

Thế nào là Lý thuyết trong Huệ học.
Thế nào là Lý thuyết trong tu Huệ.v.v.


Thì d/đ chưa được nghe biết về những lý thuyết đó. Nhưng d/đ hiểu :

Nếu từ thực hành Giới Định = mới sanh Huệ (gọi nôm na là tu chứng thánh quả.) - thì đó là cách tu chứng Niết Bàn.


Còn nếu khi tu - Định đến đâu, Huệ sáng đến đó. Và khi đạt đến đỉnh của Định thì Huệ viên mãn. Đó là cách tu chứng Đại Niết Bàn.


Vì vậy, đối với d/đ - sự sai khác "lý thuyết và thực hành" giữa hai pháp Bạn nói ; là lẽ tất nhiên.

Xin chia sẽ…
Thân
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Còn việc Bạn thắc mắc :

Thế nào là Lý thuyết trong Huệ học.
Thế nào là Lý thuyết trong tu Huệ.v.v.

Thì d/đ chưa được nghe biết về những lý thuyết đó. Nhưng d/đ hiểu :

Nếu từ thực hành Giới Định = mới sanh Huệ (gọi nôm na là tu chứng thánh quả.) - thì đó là cách tu chứng Niết Bàn.

Còn nếu khi tu - Định đến đâu, Huệ sáng đến đó. Và khi đạt đến đỉnh của Định thì Huệ viên mãn. Đó là cách tu chứng Đại Niết Bàn.


Vì vậy, đối với d/đ - sự sai khác "lý thuyết và thực hành" giữa hai pháp Bạn nói ; là lẽ tất nhiên.

Xin chia sẽ…


Đạo hữu Diệu Đức kính,

Có thể đợi một dài ngày! Thầy Tấn Hạnh trở lại Diễn đàn, được/không?

Chừng đó chúng ta sẽ làm sáng rõ đề tài "Sự tu chứng đạo trong giáo lý Phật giáo".


tn, kính.

(tn hy vọng Thầy TH sẽ trở lại đáp câu hỏi như trên! Ai ai cũng phải bước vào con đường nhiều đá sỏi và sẽ dượt qua chính bởi mình. Thì mới thật sự mình thắng được mình.)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên