Ba Tuần

Làm sao để kiến tánh ?

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hữu tình lai hạ chủng.
Nhân địa quả hoàn sanh.
Vô tình diệc vô chủng.
Vô tánh diệc vô sanh.

Tùy duyên ! Tùy duyên !

Hề hề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

chieuquan

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 21%
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Nếu nói vô vô minh thì lấy gì thắc mắc ??!

Kính.

Nên lý có thể đốn ngộ nhưng sự thì tiệm từ (nhà Phật luôn luôn lấy ba huệ làm gốc đó là: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ. Cũng như học thế gian cũng phải áp dụng đủ ba môn huệ ấy. Khi học, trước phải học lý thuyết, rồi phê bình lý thuyết, cuối cùng là thí nghiệm, thí nghiệm xong mới xác định đúng hay sai. Nếu chưa qua giai đoạn thí nghiệm thì chưa chắc đúng)
Tâm không phải là một thực tại biệt lập với thế giới cảm giác và suy tưởng để có thể đi ra khỏi thế giới ấy rồi rút về tự thân. Nên khi thân bị đâm thì đương nhiên cảm giác đâu xuất hiện, điều này là hiển nhiên. Đấy là nguyên lý tương quan tương duyên.
Thế nên kinh nói vô vô minh diệc vô vô minh tận.... là lý tương tục không bao giờ kết thúc vì nó không có khởi đầu, nhằm phá cái chấp của người học đạo nhìn đâu, thấy đâu cũng do vô minh, cố gắng tiêu diệt vô minh để đạt đạo. Kính!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nên lý có thể đốn ngộ nhưng sự thì tiệm từ (nhà Phật luôn luôn lấy ba huệ làm gốc đó là: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ. Cũng như học thế gian cũng phải áp dụng đủ ba môn huệ ấy. Khi học, trước phải học lý thuyết, rồi phê bình lý thuyết, cuối cùng là thí nghiệm, thí nghiệm xong mới xác định đúng hay sai. Nếu chưa qua giai đoạn thí nghiệm thì chưa chắc đúng)
Tâm không phải là một thực tại biệt lập với thế giới cảm giác và suy tưởng để có thể đi ra khỏi thế giới ấy rồi rút về tự thân. Nên khi thân bị đâm thì đương nhiên cảm giác đâu xuất hiện, điều này là hiển nhiên. Đấy là nguyên lý tương quan tương duyên.
Thế nên kinh nói vô vô minh diệc vô vô minh tận.... là lý tương tục không bao giờ kết thúc vì nó không có khởi đầu, nhằm phá cái chấp của người học đạo nhìn đâu, thấy đâu cũng do vô minh, cố gắng tiêu diệt vô minh để đạt đạo. Kính!

À không !

Kinh nói vô vô minh là vì đúng thật là vô vô minh (chẳng có vô minh).

Sở dĩ không nói vô vô minh, bởi vì người nghe sẽ lầm chấp cho rằng chẳng cần phải đoạn vô minh, vì Phật đã nói rõ: vô vô minh, thì lấy gì mà đoạn ??!

Để tránh người rơi vào thường - đoạn kiến, nên chẳng nói vô vô minh.

Hơn nữa, muốn phá vô minh thì không có cách gì khác là phải trực tiếp đối đầu với nó, ôm ấp nó cả ngày lẫn đêm !

Cho tới cái khoảnh khắc này, mà Thiền Tông gọi là kiến tánh, còn Phật dạy là: Tánh điên trong tâm ông tự dứt! Dứt tức là Bồ Đề !

Từ đây thì: Tri kiến khởi lên chẳng do cảnh trần, chẳng theo cảnh trần sinh diệt nữa.

Vì hai nghĩa trên nên không nói vô vô minh !

Còn chỗ "Lý có đốn ngộ" theo chieuquan giải thích thì nó là Giáo tông, chẳng phải Thiền Tông.

Thiền Tông nói thế này: Tất cả vốn sẵn đầy đủ! Chỉ cần nhận lại, chẳng do tu chứng mà thành ! (Đó là ngộ lý)

Cái chỗ "liễu sự" của Thiền Tông cũng khác hoàn toàn Giáo tông, Giáo tông liễu sự thì hướng ngoại liễu sự; trên niệm liễu sự, đổi niệm liễu sự...

Còn Thiền Tông thì là nhập tự tánh liễu (hay nhập Phật Tri Kiến liễu) !

Hai cái này có khác nhau !

Hỏi người Huệ Năng ở nhà sau,
Tám tháng ròng rã chẳng đầu, râu.
Đại chúng không hay người dã gạo.
Dã gạo không hay gạo trắng phau.

Gạo trắng bỏ nồi, đại chúng ăn.
Huệ Năng cũng có gạo riêng phần.
Gạo này canh 3 Tổ gọi tới,
Ấy là chân thật gạo của tôi !

Gạo này ăn suốt tháng suốt năm.
Chẳng vương, chẳng vướng một hạt trần.
Gạo này xuyên suốt không ngằn mé,
Một hột nứt ra Đại Pháp Luân !​

Kính.
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
Ngày 19/6/2021
Dạ, chào tất cả quí vị tăng ni Phật tử và các bạn nông dân, kỹ sư, bác sĩ, công nhân, shiper, học sinh sinh viên...thân mến!
Hihi...hãy đọc với một nụ cười nho nhỏ ạ.
...
Hôm nay Hoiquang xin mượn, xin nhờ chủ đề cũng là câu hỏi của bạn BA TUẦN : LÀM SAO ĐỂ KIẾN TÁNH?
Mình rãnh mai mốt (dạ không hứa chắc ạ) sẽ vô đây viết, trao đổi, chia sẽ, cũng như là để trả lời câu hỏi trên. MÌnh cố gắng viết trong nội qui diễn đàn, như không trích dẫn kinh, giảng của các tôn giáo khác, không luận người mà luận pháp, không bàn chính trị.

(Mình cũng xin chú thích trước: Mình là ngoại đạo, đang là 1 nhân viên văn phòng làm thuê lãnh lương công ty, cho nên những gì mình sắp sẽ viết dưới đây chưa hẳn đúng, vì chắc chắn sai chính tả!, chỉ mang tính chất tham khảo, chia sẽ, mình có thể tự lạc đường lầm lối, hoang tưởng, phàm phu thiền, hay một cảm xúc mơ hồ, viễn vong, phi thực tế...
kính mọi người hãy suy xét và cẩn thận khi đọc! Tránh vào vết xe đỗ của mình)

Dạ, vô cùng thành thật cảm mến.
Xin cảm ơn mọi người và không quên cảm ơn riêng bạn BA TUẦN đã lập tiêu đề này.

...
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
Chủ nhật 20/6/2021
Hôm nay Hoiquang sẽ trả lời chỉ gói gọn trong 1 câu gồm có 4 chữ, thật ngắn gọn thật súc tích và thẳn thắng câu hỏi:


LÀM SAO ĐỂ KIẾN TÁNH?

TRẢ LỜI:
Không làm sao cả!

....................................................................................................................................................................................................................


Dạ, xin các bạn đừng nghĩ rằng mình dùng lý lẽ của của các Tổ sư mà nguy biện, nói khoác, hay lối nói đối, nói ngược ngạo, nói huề vốn, nói chơi chữ, nói giỡn cợt ạ. Thật tội lỗi, thật tội lỗi.

Chỗ Kiến Tánh hay KIẾN CẮN của Hoiquang không phải muốn nói là có thể nói, không phải chỗ để nói cho sướng cái miệng, cái sở học hay thể hiện mình tài giỏi hơn người khác mà là Hoiquang vừa nói ra vừa viết ra trước tiên là có lợi ích cho chính mình, cho chính Hoiquang và hy vọng sẽ giúp ích cho một ít dù chỉ là 1 người khác... Nếu cho rằng lời Hoiquang nói là thuốc bổ thì là bổ, còn cho rằng là thuốc độc thì là độc xin đừng uống ạ!,

Hoiquang nói là cũng lấy đó chiêm nghiệm lại chính ngón tay, như văn ôn võ luyện! để một ngày nào đó có cơ may sử dụng được năng lượng sức nóng của mặt trăng làm ĐIỆN MẶT TRĂNG vậy!...hihi
Người đời họ làm thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, còn người học PHẬT họ phải cố gắng làm điện từ MẶT TRĂNG từ trong câu nói :Giáo pháp của CHƯ PHẬT là ngón tay chỉ MẶT TRĂNG!


Sự thật là như vậy!

Tin hay không là hữu duyên vậy.

(dạ mình có thể viết về cái chỗ Kiến Tánh hay kiến cắn của Hoiquang này thành sách in thành tập để xuất bản hihi, thời đại 4.0 ai mà đọc sách chữ...hihi Hoiquang có thể viết suốt ngày đêm năm này qua năm khác cũng chưa hết ý nữa...hihi Nhưng kỳ thật, càng viết càng xa cái gọi là TÁNH, càng viết càng chả dính dáng gì đến Nó cả...Tuy vậy, viết vẩn phải viết đôi dòng ạ!)

Mình xin viết thêm:
Không làm sao cả có nghĩa là giống như vứt sạch vọng tưởng không nghĩ thiện không nghĩ ác như LỤC TỔ chỉ cho Ngài Huệ Khả thấy Bản lai diện mục của chính ông Huệ Khả gì đó...
Muốn kiến được TÁNH hay thấy được CHƠN TÂM, CHỦ NHÂN ÔNG thì thường trong lúc hốt hoảng, bất thình lình, hay trong lúc bí lối như pháp tu THAM THOẠI ĐẦU là hữu vi pháp, sẽ trong 1 dịp nào đó hành giả nghi tình đến chỗ bí , bí và nói vui là bí thù lù...Hihi! thì nghi tình cực điểm đó là lúc hành giả phải tự khéo trực nhận ra còn có 1 cái nào không còn nghi tình, không còn suy nghĩ, một cái không tên tuổi, sờ sờ trước mặt không hình bóng không tăng giảm không? Nhận ra đựợc cái ấy là KIẾN TÁNH hay thấy CHƠN TÂM vậy.

Như Hoiquang lắc lắc đầu mà nhận ra cái không có lắc lắc, trường hợp của Hoiquang là tự KIẾN CẮN-KIẾN TÁNH ạ, Nói Hoiqang bị ÔNG CHÍT, hay rơi vào TÀ THIỀN, PHÀM PHU THIỀN cũng không sao ạ...hihi .
Trong lục căn hay như tác phẩm "6 CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT" Thì Hoiquang vào cửa thứ 5 trong : MẮT, TAI, MŨI, MIỆNG, THÂN, Ý. vì lắc lắc đầu tức là THÂN lắc mà...hi
VÀ một điều kỳ diệu là: khi mình đã lọt vào được trong Động thiếu thất rồi, tức vào được nhà từ 1 trong 6 cái cửa MẮT TAI MŨI MIỆNG THÂN Ý thì ở các cửa còn lại đều biết rõ ạ, biết ở đây không phải là có thần thông hay thấy quá khứ vị lai thành ông PHẬT ông này ông nọ ạ. Mà nhận biết rằng ở các cửa khác như ở CON MẮT thì mắt nhìn thấy vật bên ngoài vẩn không quên mình theo vật, cái tánh vẩn ở đó. Rồi tai vẩn nghe tiếng ca hát hay chửi bới nhưng vẩn thấy cái gọi là tánh ở đó, ở mũi miệng cũng vậy, ở ý tức là ở TÂM nói chung thì khi cái suy nghĩ khởi lên buồn vui toan tính công ăn việc làm này nọ thì cái TÁNH vẩn ở đó. TÁNH là CHƠN TÂM, suy nghĩ tính toán là VỌNG TÂM theo như lời PHẬT THÍCH CA nói trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM chỉ CHƠN TÂM cho Ngài A NAN vậy.
Tất nhiên, không phải cái CHƠN TÂM, cái TÁNH này luôn hiện diện theo mình, mà NÓ hay bị mình quên mất, bị chi phối bởi tiếng động hay cảnh vật lớn bên ngoài đẹp xấu, xe hơi đẹp, người mẫu bikini gợi cảm, điện thoại cảm ứng iphone xịn, tin tức báo chí giật gân...vân vân, hay nghe lời ai đó nói với mình hay khi mình nói chuyện với ai đó là cái TÁNH nó lặng mất dạng, mình nhớ lại thì nó sờ sờ đó. Khi mới KIẾN CẮN khó giữ khó nhớ cái TÁNH lắm, dần dần sự nhớ nó nhiều hơn sự quên nó...
Như Hoiquang đang viết bài này, câu chữ này, thì khi Hoiquang cố suy nghĩ ra từ ngữ để viết cho ra câu cú, cho ít sai chính tả tức là Vọng Tâm khởi lên, ý tưởng khởi lên liên tục, nếu Hoiquang vừa viết vừa suy nghĩ mà quên mất CÁI TÁNH, CHƠN TÂM của chính mình thì lúc đó là lúc Hoiquang quên mất BỒ ĐỀ TÂM của mình, hay lúc đó là lúc Hoiquang "quên mình theo vật" ( vật là các con chữ viết ra).
Khi lúc quên đó, quên cái TÁNH đó thì dù Hoiquang có nói đúng sai nói tà nói chánh gì PHẬT PHÁP GÌ thì cũng là TÀ! "vọng chồng thêm vọng" hay "đầu mọc thêm đầu" hay VỌNG LŨY THỪA N tăng theo cấp số nhân (viết theo kiểu toán học cho các bạn học sinh sinh viên dễ hiểu ạ)
Còn khi Hoiquang vẩn nhớ vẩn hằng biết hằng nghe cái TÁNH, cái CHƠN TÂM của chính mình ở đó đó mà viết viết gõ gõ gì đi nữa thì vẩn là CHÁNH, vì không quên mất CHƠN TÂM,,,,ấy gọi là TU vậy!

Việc gọi là TU HÀNH không chấp ở hình tướng ạ, đi đứng nằm ngồi nói năng suy nghĩ miễn tùy duyên tùy lúc tùy thời đừng dùng quá đừng thẳng quá như đói ăn mệt nằm, sống và làm việc thep pháp luật vậy ạ. Người đã xuất gia lo việc xuất gia ở chùa, người hiện tại gia lo việc tại gia...
Có này có kia mà.

Nếu đã thấy CHƠN TÂM, hay đã KIẾN TÁNH-KIẾN CẮN thì sẽ không còn chấp pháp tu cao thấp, mà mọi pháp tu hữu vi đều nhắm đến chỗ VÔ VI, ai tới chỗ VÔ VI hay KIẾN TÁNH-KIẾN CẮN đều rõ chỗ Hoiquang nói hết ạ.
Người kiến tánh sẽ không cần thực hành các pháp tu hữu vi như niệm phật tham thiền nữa ạ...
Mà nếu như một người ở chùa đã kiến tánh thì trước đó quen niệm phật quen tọa thiền thì vẩn ngồi tọa thiền niệm phật vẩn không vướng mắc trở ngại gì cả....Kỳ lạ lắm các bạn ạ.

Nôm na, thì ngộ pháp vô vi ta ít mất năng lượng hơn bên ngoài có vẻ người ấy chả tu hành gì cả còn bên trong ngày đêm họ thấy Tánh, còn các pháp hữu vi mình phải mất nhiều năng lương hơn để thực hành, như ngồi kiết già, miệng niệm Phật, tâm niệm Phật, hay đọc chú, đọc thoại đầu, hay ngồi thiền cột tâm sẽ dễ rơi vào chỗ vô ký gì đó...chỗ như gỗ đá...chỗ này không phải là chỗ THIỀN ĐỊNH của NGÀI LỤC TỔ HUỆ NĂNG : "trong định phải có động".
Nếu thật là THIỀN nếu thật là ngộ được diệu ý THIỀN TÔNG thì dù đang viết bài trên diễn đàn, đang đi chợ mua mớ rau, đang xem điện thoại, coi đá banh...vân vân, thì vẩn thấy cái gọi là TÁNH=CHƠN TÂM đứng yên sờ sờ trước mặt đó tức là ĐỊNH trong ĐỘNG!

Tất nhiên Hoiquang không bày bác hình thức tu hành bên ngoài ạ, mình rất là ngưỡng mộ những tăng, ni xuất gia vào chùa ạ. Mình rất thán phục các vị đã xuất gia sống ở chùa, am, cốc,,,vì họ dám làm cái điều mà người thường ít ai dám làm....đó là từ bỏ tất cả tiền tài, danh lợi, vợ con, tài sản, gia đình...để vứt áo ra đi vào chùa, am, cốc.... sống 1 đời sống đơn giản, thanh bạch, làm lợi người lợi mình...Nhìn thấy các vị sư thầy, ni cô làm chúng ta nhớ nghĩ đến hình dáng thân thể xác thịt của đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI khi xưa...Họ là những người tốt, những người thầy mẫu mực gương mẫu, đáng kính và đáng để chúng ta học hỏi.

...


"BIẾT VỌNG TỨC TU" như 4 chữ này của người nào đó nói rất hay ạ, mình không nhớ là của ai nói trong kinh điển nào...ai nói không quan trọng ạ...miễn đúng chánh pháp ạ. Người KIẾN CẮN-KIẾN TÁNH rất hiểu và nếm được rõ được mùi vị 4 chữ biết vọng tức tu.

...

Nếu còn hỏi, còn tìm cái cách để kiến tánh thì người ấy chưa kiến tánh, người kiến tánh sẽ không còn hỏi, còn tìm gì nữa...Dạ, đây là điều cũng lạ và nghịc lý, rất mâu thuẫn ạ.
Như Hoiquang đây, sau khi KIẾN CẮN là không còn hỏi kinh điển gì nữa, hàng 1000 câu hỏi, 1000 thắc mắc giờ đã được trả lời cho mình. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận lại kinh điển, mà là càng đọc thêm kinh điển tới đâu thì thấy càng ứng hợp hay như hai từ "khế hợp" vậy. Hoiquang lên diễn đàn này thấy các bạn trích dẫn nhiều câu kinh, ngữ lục lúc trước mình chưa có duyên đọc, nay đọc lại, càng đọc càng thích thú càng mở rộng kiến thức và như rót mật ngọt vào miệng Hoiquang.

Vì họ đã có câu trả lời cho chính họ, họ tự thầm nhận khi may mắn có người trực tiếp chỉ thẳng cái TÁNH để nhận ở ngoài đời thực như thời PHẬT THÍCH CA tại thế hoặc thời các chư TỔ còn sống, hoặc họ tự kiến tánh hay KIẾN TÁNH ONLINE tức qua tham khảo đọc nghe nhìn trên điện thoại, zalo, email, mạng xã hội, diễn đàn...của ai đó gợi ý, chỉ dạy.

...
Dạ, hôm nay nói chung chung nhiêu ạ, dài quá ạ. Mai mốt mình sẽ viết cách kiến tánh cụ thể , ví dụ cụ thể từng cách một từng cửa một để vào động thiếu thất : MẮT, TAI, MŨI, MIỆNG, THÂN, Ý...
(tất nhiên cũng không quên chú thích ghi chú: là dù Hoiquang có nói gì, viết gì, chỉ bày, gợi ý cách gì, thì đó chỉ là gãi ngứa ngoài giày thôi ạ, nói viết vẩn không đá động đến cái TÁNH ạ, chỗ "bặt ngôn ngữ", "bất khả tư nghì" ạ...xin hiểu và hoan hỉ cho ạ.)

Kính!
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Mong quý ngài đại thiện lên tiếng...

Cung kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Mong quý ngài đại thiện lên tiếng...

Cung kính.
Thuận theo yêu cầu của Bạntoiioi. VQ xin có ý kiến:

Thành viên Hồi quang truyền bá đạo Hòa hảo không phải Đạo Phật. Điểm nổi bậc là:

1/. Pháp thiền mà Hồi quang cho là hữu vi và vô vi, Là Thiền Vô vi của Ông Tám Lương Sĩ Hằng và của Hòa Hảo không phải Đạo Phật.

2/. Pháp mặc kệ không làm gì cả. Ở Kinh Viên giác Đức Phật dạy đây là bệnh Nhậm không phải Đạo. Người đệ tử Phật cần tránh xa.

Xét thấy tư tưởng của Hồi Quang là của Hòa Hảo không phải phép Tổ Sư Thiền. Bài này sẽ bị xóa.

Nay cảnh báo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top