Làm sao để kiến tánh ?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63


Có biết xưa kia Thiên Ma vì lòng cung kính muốn quy y Tam Bảo, gặp chư Tổ.

Tổ nói: nay ông có thể hiện tướng Phật được chăng ?

Ma nói: Có thể ! Nhưng nếu hiện tướng, xin chớ lễ lạy.

Ma vừa hiện tướng, Tổ liền lễ lạy !




Ha ha ... cái công án này ta chẵng hiểu gì, phiền lão ca ngươi khai thị cho phát nào :khicon31:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ha ha ... cái công án này ta chẵng hiểu gì, phiền lão ca ngươi khai thị cho phát nào :khicon31:

Hề hề

Ma vừa hiện tướng ! Tổ liền lễ lạy !

Vì đây là tướng Tổ, chẳng phải tánh Tổ !

Tổ này còn sợ Ma !

Mộ Phần.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hề hề

Ma vừa hiện tướng ! Tổ liền lễ lạy !

Vì đây là tướng Tổ, chẳng phải tánh Tổ !

Tổ này còn sợ Ma !

Mộ Phần.


Chả là tối qua tự nhiên tiểu đệ chui tọt vào giấc mơ và hành xữ rất vớ vẩn, sáng tỉnh dậy liền thắc mắc sao mình lại chui vào đó mà làm việc vớ vẩn ở đó thế này?

Mấy cái thói quen hành xữ này dù đi đến cỏi nào cũng khó sửa ha ha...

Phải siêng tập luyện thể dục hàng ngày mới được hì hì.. :khicon31:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chả là tối qua tự nhiên tiểu đệ chui tọt vào giấc mơ và hành xữ rất vớ vẩn, sáng tỉnh dậy liền thắc mắc sao mình lại chui vào đó mà làm việc vớ vẩn ở đó thế này?

Mấy cái thói quen hành xữ này dù đi đến cỏi nào cũng khó sửa ha ha...

Phải siêng tập luyện thể dục hàng ngày mới được hì hì.. :khicon31:

Phá trùng quan thì không còn mộng tưởng, mơ mộng nữa !

Cần phải tiến thêm ! Cần phải NGHI nữa vậy !

Hết mơ hết mộng thì Diêm La Vương chẳng thể thấy tướng ông ! Tới đây là chắc chắn sinh tử đã liễu thoát rồi đó !

Phải thường tự xét để phản tỉnh 3 điểm này:

1. Lúc thức làm chủ được không ?

2. Lúc ngủ làm chủ được không ?

3. Lúc vừa mới thức dậy thì ông chủ ở đâu ?

Mộ Phần.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Chào các đạo hữu, giờ này mới vào diễn đàn chúc tất cả niềm vui, an lành.
Thực ra nói các Pháp do Tâm sinh hay Nhân duyên sinh đều gọi là tạm sinh. Bởi các Pháp nó vốn tồn tại sẵn có, không sinh không diệt, không tăng không giảm, Tâm chúng sinh là không hình không tướng đây là điều Phật nói, ai nói nhìn rõ tâm chẳng khác gì nói Tâm như cây Bồ Đề.
Các Pháp vốn dĩ không xuất hiện tuy là tồn tại, tuy nhiên khi gặp nhân duyên và tâm của chúng sinh thì nó hiển hiện. Do vậy mà nói Tâm sinh ra Pháp. Tâm lành sinh (tạm sinh) ra pháp lành, tâm ác sinh ra pháp ác. Các pháp vốn không có lành và ác, nhưng lành và ác bắt đầu từ đây do Tâm mà phân biệt, do nhân duyên mà hình thành.
Không biết Bốn Tuần có nghĩ rằng tính không là không hẳn không mà lại đưa ra ví dụ về cái tay bị thương, bi chảy máu. Thôi mình không dám đoàn mò, vì đoán tâm suy nghĩ rơi vào chấp. Mình chỉ nói rằng chữ không ở đây mình nói là không thuộc về mình, không phải sở hữu, hay không ở đây là chân không diệu hữu.

"hình tướng là giả chẳng thật có" ấy có còn không ? Hay chỉ còn tâm niệm đau nhức, chấp thật đau là có, máu là thật, vội đi băng bó ngay ?!! Thay đổi lại gọi là hình tướng tạm gọi là thật . Thân này rồi già đi, rồi cũng nằm xuống 3 tấc đất, hình tướng này cũng mất, cũng gọi là tạm có. Cái tay bi chảy máy, hình tướng chảy máu là có thật, gọi là tạm có, rồi máu cũng cầm được, máu không chảy nữa, hình tướng chảy máu là mất đi. , vết thương là có thật, nhưng rồi vết thương lành lại lên sẹo, hay liền ngay lúc này vết thượng gọi là tạm gọi là có.
Có thể từ đó mà suy ra các Pháp.

Thường thì nhiều bạn khi đọc 1 bồ kinh luân đạo Phật, tu hành miên mật, thoát được phiền não thì rơi nhanh vào Sở Tri Chướng, tự cho mình là đắc, tự cho lời mình là lời vàng ngọc, chân thật, các lời người khác thực sự là vô minh là chưa rốt ráo, là mới vào tới cửa. Vi tế lớn, biết khuyên người nhưng không thích người khuyên mình. Bụng nhiều kinh luân chỉ dành để biện tài. Haiz thường những người này rất khó để cải tạo. Vì họ kiêu mạn cho rằng trí tuệ họ cao.
Cái này là điều không hay mình nên tránh. Mở lòng mình ra để ngộ nhập Phật tri kiến.
Lời mình nói ra không phải rốt ráo, rất mong nhận được sự chỉ bảo Phật pháp của cá thiện tri thức.
Hãy độ cho mình.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào các đạo hữu, giờ này mới vào diễn đàn chúc tất cả niềm vui, an lành.
Thực ra nói các Pháp do Tâm sinh hay Nhân duyên sinh đều gọi là tạm sinh. Bởi các Pháp nó vốn tồn tại sẵn có, không sinh không diệt, không tăng không giảm, Tâm chúng sinh là không hình không tướng đây là điều Phật nói, ai nói nhìn rõ tâm chẳng khác gì nói Tâm như cây Bồ Đề.
Các Pháp vốn dĩ không xuất hiện tuy là tồn tại, tuy nhiên khi gặp nhân duyên và tâm của chúng sinh thì nó hiển hiện. Do vậy mà nói Tâm sinh ra Pháp. Tâm lành sinh (tạm sinh) ra pháp lành, tâm ác sinh ra pháp ác. Các pháp vốn không có lành và ác, nhưng lành và ác bắt đầu từ đây do Tâm mà phân biệt, do nhân duyên mà hình thành.
Không biết Bốn Tuần có nghĩ rằng tính không là không hẳn không mà lại đưa ra ví dụ về cái tay bị thương, bi chảy máu. Thôi mình không dám đoàn mò, vì đoán tâm suy nghĩ rơi vào chấp. Mình chỉ nói rằng chữ không ở đây mình nói là không thuộc về mình, không phải sở hữu, hay không ở đây là chân không diệu hữu.

"hình tướng là giả chẳng thật có" ấy có còn không ? Hay chỉ còn tâm niệm đau nhức, chấp thật đau là có, máu là thật, vội đi băng bó ngay ?!! Thay đổi lại gọi là hình tướng tạm gọi là thật . Thân này rồi già đi, rồi cũng nằm xuống 3 tấc đất, hình tướng này cũng mất, cũng gọi là tạm có. Cái tay bi chảy máy, hình tướng chảy máu là có thật, gọi là tạm có, rồi máu cũng cầm được, máu không chảy nữa, hình tướng chảy máu là mất đi. , vết thương là có thật, nhưng rồi vết thương lành lại lên sẹo, hay liền ngay lúc này vết thượng gọi là tạm gọi là có.
Có thể từ đó mà suy ra các Pháp.

Thường thì nhiều bạn khi đọc 1 bồ kinh luân đạo Phật, tu hành miên mật, thoát được phiền não thì rơi nhanh vào Sở Tri Chướng, tự cho mình là đắc, tự cho lời mình là lời vàng ngọc, chân thật, các lời người khác thực sự là vô minh là chưa rốt ráo, là mới vào tới cửa. Vi tế lớn, biết khuyên người nhưng không thích người khuyên mình. Bụng nhiều kinh luân chỉ dành để biện tài. Haiz thường những người này rất khó để cải tạo. Vì họ kiêu mạn cho rằng trí tuệ họ cao.
Cái này là điều không hay mình nên tránh. Mở lòng mình ra để ngộ nhập Phật tri kiến.
Lời mình nói ra không phải rốt ráo, rất mong nhận được sự chỉ bảo Phật pháp của cá thiện tri thức.
Hãy độ cho mình.

Hề hề

Lời này cũng là sở tri chướng đó !

Vậy làm sao mà:"Mở lòng mình ngộ nhập Phật Tri Kiến được" ?!!

Bởi vì vẫn dùng kinh nghiệm, kiến thức, ý thức để thọ nhận lời người khác nói! Vẫn cho rằng kiến thức, kinh nghiệm của mình là đúng mà !

Trước phải buông tay ra,
Mới nắm được vật khác.
Sao đòi người trao vật,
Lại chẳng chịu buông tay ?!​

Mộ Phần.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Nam mô A Di Đà Phật,
Cảm ơn bạn, vậy là bạn đã chỉ ra chỗ chưa rốt ráo rồi. Và mình cũng tự nhận là chưa rốt ráo mà.
:) hihi vậy thì bạn hãy quên lời nói đó đi, mình cũng vậy.

Khi nào thành Phật độ mình nhé.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Nam mô A Di Đà Phật, :) hihi vậy thì bạn hãy quên lời nói đó đi, mình cũng vậy.
Khi nào thành Phật độ mình nhé.

Hề hề

Vốn chẳng giữ, thì lấy gì để quên ?!

Tổ Huệ Năng dạy:
Tất cả mọi người đều vốn sẵn có Trí thức để tự khai ngộ !

Bởi vậy nếu đã tự tin, thì cứ chắc chắn mà hành !

Chẳng phải lo sợ vậy !

hungmq đã viết:
hình tướng là giả chẳng thật có" ấy có còn không ? Hay chỉ còn tâm niệm đau nhức, chấp thật đau là có, máu là thật, vội đi băng bó ngay ?!!

1. Thay đổi lại gọi là hình tướng tạm gọi là thật .

2. Thân này rồi già đi, rồi cũng nằm xuống 3 tấc đất, hình tướng này cũng mất, cũng gọi là tạm có.

3. Cái tay bi chảy máy, hình tướng chảy máu là có thật, gọi là tạm có, rồi máu cũng cầm được, máu không chảy nữa, hình tướng chảy máu là mất đi. , vết thương là có thật, nhưng rồi vết thương lành lại lên sẹo, hay liền ngay lúc này vết thượng gọi là tạm gọi là có.

Có thể từ đó mà suy ra các Pháp.

Vấn đề 1,2,3 là giải thích sự vật ! Nhưng quan trọng là đối trước sự vật, tâm có bị chướng ngại, có bị chạy theo vật hay không mới là điều cần quan tâm ! Cho nên mới lấy thí dụ: thử dùng dao cứa tay xem, tâm có bị dao động theo không, để tự kiếm chứng trình độ tâm thức hiện thời ấy mà !

Phật nói: Ta thuyết pháp như ngón tay chỉ trăng.

Nay Bốn Tuần khuyên người dẹp sơ tri kiến mà quay về mặt trăng tự tánh, thì so với chỗ Phật muốn, nào có khác nhau !

Giống như có một vị học giả từng nói:


Các nhà triết học có thể giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau ! Nhưng quan trọng hơn hết là cải tạo thế giới!


Dù trong tâm rõ lý vô thường, mà vẫn bị thân này trói cột, thì cái lý vô thường này chẳng đúng nghĩa vô thường vậy !

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngươi có nghe chăng ?

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4
A Nan bạch Phật rằng:

- Như lời Phật dạy, nếu muốn cầu được quả thường trụ, thì chỗ phát tâm của nhân địa và quả địa phải cân xứng với nhau. Thế Tôn, trong quả vị Như Lai, bảy thứ: Bồ Đề, Niết Bàn, Chơn Như, Phật tánh, Am Ma La Thức, Không Như Lai Tạng, Đại Viên Cảnh Trí, tên gọi dù khác, nhưng thể tánh trong sạch viên mãn kiên cố như Kim Cang Vương, thường trụ chẳng hoại.

- Nếu cái thấy nghe này lìa những tướng sáng tối, động tịnh, thông nghẽn vốn chẳng tự thể; cũng như tâm niệm lìa nơi tiền trần vốn chẳng có gì cả, thì tại sao lại có thể đem sự đoạn diệt này làm nhân tu, mà mong cầu bảy quả thường trụ của Như Lai.

- Thế Tôn, nếu lìa sáng tối thì cái thấy thành không có; nếu chẳng có tiền trần thì tâm niệm tịch diệt, nghĩ tới nghĩ lui, suy xét tỉ mỉ, vốn chẳng có cái tâm và tâm sở của con, vậy lấy gì làm nhân để cầu quả Vô Thượng Giác? Như Lai trước kia đã nói tánh giác trạm nhiên thường trụ, vậy lời nói trái với lẽ thường thì chỉ thành hý luận, làm sao nhận được lời nói của Như Lai là chơn thật? Xin Phật từ bi khai mở chỗ mê muội của con.

Phật bảo A Nan:

- Ngươi chỉ học rộng nghe nhiều, chưa dứt sạch tập khí phiền não, trong tâm dù biết rõ cái nhân điên đảo, mà điên đảo thật hiện tiền thì chẳng biết, e rằng ngươi còn chưa thiệt lòng tín phục, nay ta thử đem những việc trần thế để phá trừ cái nghi của ngươi.

Tức thời, Như Lai bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông, hỏi A Nan:

- Nay ngươi nghe chăng?

A Nan và đại chúng đều đáp:

- Có nghe!

Khi tiếng chuông dứt rồi, Phật lại hỏi:

- Các ngươi nghe chăng?

A Nan và đại chúng đều đáp:

- Chẳng nghe!

Khi đó La Hầu La lại đánh thêm một tiếng, Phật lại hỏi:

- Các ngươi nghe chăng?

A Nan và đại chúng đều đáp:

- Có nghe!

Phật hỏi A Nan:

- Ngươi cho thế nào là có nghe, thế nào là chẳng nghe?

A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng:

- Khi tiếng chuông đánh lên thì chúng con được nghe. Khi tiếng chuông ngưng rồi, âm vang đều dứt thì chẳng nghe.

Như Lai lại bảo La Hầu La đánh chuông, rồi hỏi A Nan:

- Nay có tiếng chăng?

A Nan và đại chúng đều đáp:

- Có tiếng.

Ít lâu tiếng ngưng, Phật lại hỏi:

- Nay có tiếng chăng?

A Nan và đại chúng đều đáp:

- Không tiếng.

Lát sau, La Hầu La lại đánh một tiếng chuông. Phật lại hỏi:

- Nay có tiếng chăng?

A Nan và đại chúng đều đáp:

- Có tiếng.

Phật hỏi A Nan:

- Ngươi cho thế nào là có tiếng, thế nào là chẳng có tiếng?

A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng:

- Khi tiếng chuông đánh lên thì gọi là có tiếng, khi tiếng chuông ngưng rồi, âm vang đều dứt, thì gọi là chẳng có tiếng.

Phật bảo A Nan và đại chúng:

- Lời nói các ngươi sao tự càn loạn với nhau!

Đại chúng và A Nan đồng thời bạch Phật:

- Sao gọi chúng con là càn loạn?

Phật nói:

- Ta hỏi về nghe thì các ngươi nói nghe, ta hỏi về tiếng thì ngươi nói tiếng, cái nghe và tiếng trả lời chẳng định như thế, không phải càn loạn là gì?

- A Nan! Tiếng dứt chẳng âm vang thì ngươi nói là chẳng nghe, nếu thật chẳng nghe thì tánh nghe phải diệt, đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, thì ngươi làm sao biết được? Biết có biết không ấy là thanh trần, hoặc có hoặc không đâu phải tánh nghe vì ngươi mà thành có thành không? Nếu tánh nghe thật không thì ai biết không nghe?

- A Nan! Thanh trần ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ngươi theo thanh trần sanh diệt khiến tánh nghe thành có thành không. Ngươi còn điên đảo nhận lầm thanh trần là tánh nghe, lạ gì chẳng mê muội cho Thường là Đoạn?

- Tóm lại, chẳng nên cho rằng lìa các tướng động, tịnh, thông, nghẽn, nói chẳng có tánh nghe.

Như người đang ngủ mê trên giường, trong nhà có người giã gạo, người ấy trong chiêm bao nghe tiếng giã gạo, tưởng thành tiếng khác, hoặc cho là tiếng trống, hoặc cho là tiếng chuông, trong chiêm bao liền lấy làm lạ, sao tiếng chuông lại như tiếng cây đập vào đá, khi chợt tỉnh dậy nghe tiếng chày, bảo với người nhà rằng, trong lúc chiêm bao đã lầm tiếng chày cho là tiếng trống. A Nan, người đó trong chiêm bao đâu nhớ những sự động, tịnh, thông, nghẽn. Thân hình dù ngủ, nhưng tánh nghe chẳng mất, vậy dẫu cho hình tướng tiêu tan, thân mạng dời đổi, làm sao tánh nghe này lại vì ngươi mà tiêu diệt.

- Do các chúng sanh từ vô thỉ, nương theo sắc thanh, đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ bản tánh trong sạch thường trụ, chẳng theo tánh chơn thường, lại đuổi theo sanh diệt, do đó đời đời bị xoay vần trong vòng tạp nhiễm.

- Nếu bỏ sanh diệt, giữ tánh chơn thường, thì ánh sáng của Chơn Thường tự hiện, căn, trần, tâm thức, ngay đó liền tiêu; tướng vọng tưởng là trần, tánh phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của ngươi liền được trong suốt, làm sao lại chẳng thành Vô Thượng Tri Giác?

Nếu theo vật vô thường,
Thì nghĩa thường quên mất.
Dù quán sát trăm lần,
Vẫn thường bị vật chuyển!

Nếu về tự tánh chân,
Trí Huệ tự khai diễn;
Sống trong nghĩa vô thường,
Làm sao còn bị chuyển ?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hề hề

Vốn chẳng giữ, thì lấy gì để quên ?!

Tổ Huệ Năng dạy:
Tất cả mọi người đều vốn sẵn có Trí thức để tự khai ngộ !

Bởi vậy nếu đã tự tin, thì cứ chắc chắn mà hành !

Chẳng phải lo sợ vậy !



Vấn đề 1,2,3 là giải thích sự vật ! Nhưng quan trọng là đối trước sự vật, tâm có bị chướng ngại, có bị chạy theo vật hay không mới là điều cần quan tâm ! Cho nên mới lấy thí dụ: thử dùng dao cứa tay xem, tâm có bị dao động theo không, để tự kiếm chứng trình độ tâm thức hiện thời ấy mà !

Phật nói: Ta thuyết pháp như ngón tay chỉ trăng.

Nay Bốn Tuần khuyên người dẹp sơ tri kiến mà quay về mặt trăng tự tánh, thì so với chỗ Phật muốn, nào có khác nhau !

Giống như có một vị học giả từng nói:


Các nhà triết học có thể giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau ! Nhưng quan trọng hơn hết là cải tạo thế giới!


Dù trong tâm rõ lý vô thường, mà vẫn bị thân này trói cột, thì cái lý vô thường này chẳng đúng nghĩa vô thường vậy !

Mộ Phần.
Cảm ơn Bốn Tuần,
Hì, Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Thực tình khi trao đổi với bạn, mình không có ý dùng sở tri kiến của mình để cho rằng là đúng, vì mình ít đọc kinh điển chỉ có niệm Phật làm căn cứ, mình hiểu lời mình nói ra chắc chắn là chưa rốt ráo, nói ra theo suy nghĩ của mình tức vẫn còn là trong Thức. Nhưng vì hiểu lẽ vô thường, hiểu các pháp là huyễn nên không bao giờ bám chặt vào suy nghĩ của mình cả. Nếu vậy dễ bị trói buộc lắm.
:) Thôi thì Xa lìa chấp có chấp không, những biện giải của thế gian, của các pháp xuất thế gian quay về mà niệm Phật thôi.
Cảm ơn Bốn Tuần.
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
“Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo…Nhất thiết pháp vô tự tính" (Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm. Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được…Tất cả các pháp đều không có tự tính) - Hoa Nghiêm Kinh.
Tôi (ngã) cũng là tâm. Vật (đối tượng, khách thể) cũng là tâm. Không gian cũng là tâm. Thời gian cũng là tâm. Chúng ta cần phải thấu hiểu ý nghĩa câu này thì khi gặp nghịch cảnh mới bớt cảm giác đau khổ. Chứ nói như Mộ Phần "Tâm còn vô minh, thì sẽ chấp thật, chấp trước sự vật trước mắt là thật ! Sẽ bị sự vật làm cho chướng ngại, bất chấp rằng có quan niệm thế nào về sự vật ấy đi chăng nữa !" như thế thật hạn hẹp và cũng chưa thấu Tâm Kinh: "Vô vô minh diệc vô vô minh tận.........." Kính!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Cảm ơn Bốn Tuần,
Hì, Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Thực tình khi trao đổi với bạn, mình không có ý dùng sở tri kiến của mình để cho rằng là đúng, vì mình ít đọc kinh điển chỉ có niệm Phật làm căn cứ, mình hiểu lời mình nói ra chắc chắn là chưa rốt ráo, nói ra theo suy nghĩ của mình tức vẫn còn là trong Thức. Nhưng vì hiểu lẽ vô thường, hiểu các pháp là huyễn nên không bao giờ bám chặt vào suy nghĩ của mình cả. Nếu vậy dễ bị trói buộc lắm.
:) Thôi thì Xa lìa chấp có chấp không, những biện giải của thế gian, của các pháp xuất thế gian quay về mà niệm Phật thôi.
Cảm ơn Bốn Tuần.

Đúng thế ! Đúng thế !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
“Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo…Nhất thiết pháp vô tự tính" (Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm. Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được…Tất cả các pháp đều không có tự tính) - Hoa Nghiêm Kinh.
Tôi (ngã) cũng là tâm. Vật (đối tượng, khách thể) cũng là tâm. Không gian cũng là tâm. Thời gian cũng là tâm. Chúng ta cần phải thấu hiểu ý nghĩa câu này thì khi gặp nghịch cảnh mới bớt cảm giác đau khổ. Chứ nói như Mộ Phần "Tâm còn vô minh, thì sẽ chấp thật, chấp trước sự vật trước mắt là thật ! Sẽ bị sự vật làm cho chướng ngại, bất chấp rằng có quan niệm thế nào về sự vật ấy đi chăng nữa !" như thế thật hạn hẹp và cũng chưa thấu Tâm Kinh: "Vô vô minh diệc vô vô minh tận.........." Kính!

Nếu nói vô vô minh thì lấy gì thắc mắc ??!

Kính.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Cảm ơn Bốn Tuần,
Hì, Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Thực tình khi trao đổi với bạn, mình không có ý dùng sở tri kiến của mình để cho rằng là đúng, vì mình ít đọc kinh điển chỉ có niệm Phật làm căn cứ, mình hiểu lời mình nói ra chắc chắn là chưa rốt ráo, nói ra theo suy nghĩ của mình tức vẫn còn là trong Thức. Nhưng vì hiểu lẽ vô thường, hiểu các pháp là huyễn nên không bao giờ bám chặt vào suy nghĩ của mình cả. Nếu vậy dễ bị trói buộc lắm.
:) Thôi thì Xa lìa chấp có chấp không, những biện giải của thế gian, của các pháp xuất thế gian quay về mà niệm Phật thôi.
Cảm ơn Bốn Tuần.

:D cứ dạo một vòng gom đủ thứ về, chất cho đầy nhà. Đợi khi nhà không còn chỗ chứa mới chạy ra nằm ngủ ngoài đường, tự nhiên nhìn trời tự nghĩ: " Sao bầu trời lớn thế này mà trước nay ta chưa từng nhận ra nhỉ?" Sao đó lai chạy vào nhà pha một bình trà, ngồi hít không khí, uống một ly trà rồi chợt nghĩ: " Thì ra phật nói mặt trăng tròn và sáng thế à" xong rồi ngồi nghe chim, cá, dế kêu rồi chợt nghĩ: " Thì ra tiếng mấy con vật này kêu dễ nghe thế, mà trước nay ta không để ý" Sao đó đem đồ tích góp lâu nay đem dùng chẳng chứa nữa, cả nhà cũng bán luôn, đem tài sản đó mà đi du ngoạn đó đây thưởng thức hoa thơm cỏ lạ đến khi chết thì tự nghĩ: " Ái chà, sống đủ rồi, chết thôi vậy hề hề". Nhắm mắt tịch
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
:D cứ dạo một vòng gom đủ thứ về, chất cho đầy nhà. Đợi khi nhà không còn chỗ chứa mới chạy ra nằm ngủ ngoài đường, tự nhiên nhìn trời tự nghĩ: " Sao bầu trời lớn thế này mà trước nay ta chưa từng nhận ra nhỉ?" Sao đó lai chạy vào nhà pha một bình trà, ngồi hít không khí, uống một ly trà rồi chợt nghĩ: " Thì ra phật nói mặt trăng tròn và sáng thế à" xong rồi ngồi nghe chim, cá, dế kêu rồi chợt nghĩ: " Thì ra tiếng mấy con vật này kêu dễ nghe thế, mà trước nay ta không để ý" Sao đó đem đồ tích góp lâu nay đem dùng chẳng chứa nữa, cả nhà cũng bán luôn, đem tài sản đó mà đi du ngoạn đó đây thưởng thức hoa thơm cỏ lạ đến khi chết thì tự nghĩ: " Ái chà, sống đủ rồi, chết thôi vậy hề hề". Nhắm mắt tịch

Hư không có biết hư không chăng ?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
:D hư không không thể biết mà được, vì còn biết là còn vật để biết vậy hề hề

Không thể biết mà được thì đúng !

Còn vật để biết thì chưa tới !
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Không thể biết mà được thì đúng !

Còn vật để biết thì chưa tới !

:D có thể nói là vậy, tùy duyên tùy duyên
mượn lời ngài Hoài Nhượng vậy:
Tâm địa chứa các giống
Gặp ướt liền nảy mầm
hoa tam muội vô tướng
hà hoại phục hà thành
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên