Ba Tuần

Làm sao để kiến tánh ?

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Nhị Tổ Liên Tông Thiện đạo Đại Sư


Hề hề

Ờ ờ. Vậy hả ?

Thế thì pháp môn sau sẽ lợi ích chúng sanh nhất này:



1. Rất phù hợp căn cơ vì tự nguyện hành.

2. Rất phù hợp hoàn cảnh vì mọi người cần.

3. Rất phù hợp trí tuệ của nguoidienhocphat1 vì không cần phải học, đọc hay suy nghĩ gì cả !

4. Rất phù hợp với điều kiện của nguoidienhocphat1 vì ngăn cản sự lăng xăng....rất là....

Tóm lại là lợi ích vô cùng ! Bất khả tư nghì, không gì sánh nổi !

Mộ Phần.

Một hôm, Đại sư bỗng bảo người rằng: 'Thân này đáng chán, ta sắp về Tây!' Nói xong leo lên cây liễu trước chùa, chấp tay hướng về Tây chúc nguyện rằng: Xin Phật và Bồ Tát tiếp dẫn con, khiến cho không mất chánh niệm, được sanh về cực Lạc. Nguyện xong, gieo mình xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, ngồi kiết già ngay thẳng trên mặt đất.

Đại chúng vội chạy đến xem thì ngài đã tắt hơi viên tịch.

Lời bình:

Các bậc tu thiền đắc đạo, muốn biểu hiện sự sống chết tự tại, có vị đứng mà hóa, có vị trở ngược đầu xuống đất đưa hai chân lên trời mà viên tịch. Nếu chưa phá tan ngũ uẩn, khi từ trên cao rơi xuống, dù bậc phục được hoặc phát ngộ cũng khó giữ vững được chánh niệm. Hành động của Thiện Đạo đại sư, từ trên cây gieo mình xuống đất ngồi kiết già mà hóa, là biểu hiện sự sống chết tự tại, tuỳ niệm vãng sanh một cách tuyệt mức. Đại sư muốn ngầm khai thị: 'Niệm Phật được nhất tâm chứng ngộ, thì Tịnh tức là Thiền vậy.
Dịch : HT. Thích Thiền Tâm


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

chieuquan

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 21%
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả ...v.v.v.. đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt =“thực tướng vô tướng” của các pháp. Kính!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả ...v.v.v.. đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt =“thực tướng vô tướng” của các pháp. Kính!

Tất cả...do nhân duyên sanh, có sanh ắt có diệt, chưa phải là cứu cánh không. Cái thấy như thế chưa tới nhà.

Kính.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả ...v.v.v.. đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt =“thực tướng vô tướng” của các pháp. Kính!
Hi, Cảm ơn chieuquan đã chia sẻ,
Mình cũng chia sẻ chỗ hiểu của mình,
Tất cả pháp, thời, .... đều do Tâm sinh, hợp với Nhân duyên mà thành, Tâm là không hình tướng, không quá khứ, hiện tại, vị lai nên mọi thứ là huyễn, vì thế chư Phật nói Pháp Chánh còn bỏ huống chi Pháp Tà.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Một hôm, Đại sư bỗng bảo người rằng: 'Thân này đáng chán, ta sắp về Tây!' Nói xong leo lên cây liễu trước chùa, chấp tay hướng về Tây chúc nguyện rằng: Xin Phật và Bồ Tát tiếp dẫn con, khiến cho không mất chánh niệm, được sanh về cực Lạc. Nguyện xong, gieo mình xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, ngồi kiết già ngay thẳng trên mặt đất.

Đại chúng vội chạy đến xem thì ngài đã tắt hơi viên tịch.

Lời bình:

Các bậc tu thiền đắc đạo, muốn biểu hiện sự sống chết tự tại, có vị đứng mà hóa, có vị trở ngược đầu xuống đất đưa hai chân lên trời mà viên tịch. Nếu chưa phá tan ngũ uẩn, khi từ trên cao rơi xuống, dù bậc phục được hoặc phát ngộ cũng khó giữ vững được chánh niệm. Hành động của Thiện Đạo đại sư, từ trên cây gieo mình xuống đất ngồi kiết già mà hóa, là biểu hiện sự sống chết tự tại, tuỳ niệm vãng sanh một cách tuyệt mức. Đại sư muốn ngầm khai thị: 'Niệm Phật được nhất tâm chứng ngộ, thì Tịnh tức là Thiền vậy.
Dịch : HT. Thích Thiền Tâm

Ngài Thiện Đạo lấy Tịnh Độ làm Tông, chẳng lấy Thiền Tông làm Tông. Tôn xưng là Tổ Tịnh Độ, chẳng tôn xưng là Tổ Thiền Tông.

Người tu theo Thiền Tông không nên y cứ !

Lại nữa,

Chấp tay hướng về Tây chúc nguyện rằng: Xin Phật và Bồ Tát tiếp dẫn con, khiến cho không mất chánh niệm, được sanh về cực Lạc

1. Chắp tay hướng về Tây: là thể hiện trí nguyện Ngài Thiện Đạo muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.

2. Xin Phật và Bồ Tát tiếp dẫn con, khiến con không mất chánh niệm: Là thể hiện tín tâm tuyệt đối của Ngài vào Bổn nguyện lực, vào tha lực tiếp dẫn vãng sanh bất khả tư nghì của đức Phật A Di Đà.

Do đây biết rằng, sự biểu pháp này của Ngài là muốn người tu pháp niệm Phật, cần phải phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, cần phải tin vào Bồn nguyện tiếp dẫn vãng sanh của đức Phật A Di Đà, chẳng phải chỉ niệm Phật mà không phát nguyện vãng sanh.

Cũng chẳng phải niệm Phật để thấy "tự tánh Di Đà", tại sao ? Vì nếu thế thì chẳng cần phải xin Phật, Bồ Tát tiếp dẫn nữa vậy !

Tu có Tông, hành có Chỉ. Tông nào Tổ đó. Chỗ y, chỗ cứ phải rõ ràng, chẳng được lầm lẫn.

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hi, Cảm ơn chieuquan đã chia sẻ,
Mình cũng chia sẻ chỗ hiểu của mình,
Tất cả pháp, thời, .... đều do Tâm sinh, hợp với Nhân duyên mà thành, Tâm là không hình tướng, không quá khứ, hiện tại, vị lai nên mọi thứ là huyễn, vì thế chư Phật nói Pháp Chánh còn bỏ huống chi Pháp Tà.

Tâm không hình tướng, lại sinh ra tất cả pháp...cái có hình tướng.

Đây là chỗ Phật dạy:

Tánh không lìa bản giác sinh ra ám muội !

Tri kiến này thuộc về vô minh !

Mộ Phần.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Tâm không hình tướng, lại sinh ra tất cả pháp...cái có hình tướng.

Đây là chỗ Phật dạy:

Tánh không lìa bản giác sinh ra ám muội !

Tri kiến này thuộc về vô minh !

Mộ Phần.
Mình có suy nghĩ trên không phải không có lý do:
Phật dạy: Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Phật dạy Tâm sinh ra vạn Pháp, Tâm dẫn đầu các Pháp, Tâm làm chủ Pháp, Tâm hợp với Nhân duyên mà thành.
Vì thế theo ý hiểu của mình mới có câu Pháp Chánh còn bỏ huống chi Pháp Tà như lời chư Phật thuyết.
Vì vậy cái hình tướng như bạn nói chỉ là giả không thật.
Bạn nói tới Tính không lìa bản giác sinh ra ám muội. Câu này từ đâu ra ?.
Bạn cho mình biết nhé, :D Nếu đúng mình sẽ từ bỏ tri kiến của mình không chấp giữ
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Mình có suy nghĩ trên không phải không có lý do:

Phật dạy: Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.

Phật dạy Tâm sinh ra vạn Pháp, Tâm dẫn đầu các Pháp, Tâm làm chủ Pháp, Tâm hợp với Nhân duyên mà thành.

Vì thế theo ý hiểu của mình mới có câu Pháp Chánh còn bỏ huống chi Pháp Tà như lời chư Phật thuyết.

1. Vì vậy cái hình tướng như bạn nói chỉ là giả không thật.

2. Bạn nói tới Tính không lìa bản giác sinh ra ám muội. Câu này từ đâu ra ?.

Bạn cho mình biết nhé, :D Nếu đúng mình sẽ từ bỏ tri kiến của mình không chấp giữ


1. Còn vô minh thì hình tướng là thật, lời người tuy nói giả chẳng trái chân lý, xong là vì đã hết vô minh nên thật thấy là giả. Nay nếu cho rằng "hình tướng là giả chẳng thật có", thì thử lấy dao cứa tay mình xem, cái tri kiến: "hình tướng là giả chẳng thật có" ấy có còn không ? Hay chỉ còn tâm niệm đau nhức, chấp thật đau là có, máu là thật, vội đi băng bó ngay ?!!

2. Câu này nằm trong Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4 (Bản dịch của Ngài Duy Lực), đoạn dạy Ngài Phú Lâu Na:

Phú Lâu Na nói:

- Nếu cái bất minh này gọi là giác, thì chẳng có sở minh.

Phật bảo:

- Nếu chẳng có sở minh thì chẳng có minh giác, có sở chẳng phải là giác, không sở chẳng phải là minh, chẳng minh lại chẳng phải tánh trạm nhiên sáng tỏ của bản giác. Vì tánh giác ắt minh, vọng cho là minh giác, bổn giác chẳng phải sở minh, do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập, thì sanh cái năng minh hư vọng của ngươi.

- Ở trong chẳng đồng dị, vọng chấp thành dị, khác với cái dị này, do sự dị mà lập sự đồng, tướng đồng dị đã sanh, từ đó lại lập ra cái chẳng đồng chẳng dị. Nhiễu loạn như thế, đối đãi nhau sanh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần, tự hỗn tạp lẫn nhau, do đó sanh ra trần lao phiền não, khởi dậy thành thế giới, tịch lặng thành hư không; hư không là đồng, thế giới là dị, do đồng dị lập ra chẳng đồng chẳng dị, ấy là pháp hữu vi, cái vốn chẳng đồng dị của bản giác, mới thật là pháp vô vi.

- Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội.

Mộ Phần.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18

1. Còn vô minh thì hình tướng là thật, lời người tuy nói giả chẳng trái chân lý, xong là vì đã hết vô minh nên thật thấy là giả. Nay nếu cho rằng "hình tướng là giả chẳng thật có", thì thử lấy dao cứa tay mình xem, cái tri kiến: "hình tướng là giả chẳng thật có" ấy có còn không ? Hay chỉ còn tâm niệm đau nhức, chấp thật đau là có, máu là thật, vội đi băng bó ngay ?!!

2. Câu này nằm trong Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4 (Bản dịch của Ngài Duy Lực), đoạn dạy Ngài Phú Lâu Na:



Mộ Phần.

đọc những bài viết của ông mộ phần thấy hay quá đang gật gù thì đến đoạn này làm mất hết cả hứng thú ...

cái câu "hình tướng là giả chẳng thật có " thì chữ "giả" và chữ "thật có" này phải hiểu là về tánh chất,bản chất của hình tướng ...,chứ không phải nói là nó không hiện hữu,không tồn tại.

không hiểu nổi một ông "bụng một bồ kinh văn" như ông mộ phần mà lại có thể sai lầm như vậy.

đọc cái đoạn kinh Lăng nghiêm mà nhức cả đầu,câu chữ thì khó hiểu ... ôi chẳng lẽ Phật thích nói những lời khó hiểu ? Nói cho đơn giản ra thì đoạn kinh trên có nghĩa là do Nhân Quả mà TÂM sinh ra vô minh nên khiến Tâm sinh ra vọng tưởng mà trôi lăn trong luân hồi ... Nhưng có một thắc mắc là Nhân nào làm Tâm sinh ra vô minh ? Hay vì cái gì,vì sao mà lại có Vô minh ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
đọc những bài viết của ông mộ phần thấy hay quá đang gật gù thì đến đoạn này làm mất hết cả hứng thú ...

cái câu "hình tướng là giả chẳng thật có " thì chữ "giả" và chữ "thật có" này phải hiểu là về tánh chất,bản chất của hình tướng ...,chứ không phải nói là nó không hiện hữu,không tồn tại.

không hiểu nổi một ông "bụng một bồ kinh văn" như ông mộ phần mà lại có thể sai lầm như vậy.

đọc cái đoạn kinh Lăng nghiêm mà nhức cả đầu,câu chữ thì khó hiểu ... ôi chẳng lẽ Phật thích nói những lời khó hiểu ? Nói cho đơn giản ra thì đoạn kinh trên có nghĩa là do Nhân Quả mà TÂM sinh ra vô minh nên khiến Tâm sinh ra vọng tưởng mà trôi lăn trong luân hồi ... Nhưng có một thắc mắc là Nhân nào làm Tâm sinh ra vô minh ? Hay vì cái gì,vì sao mà lại có Vô minh ?

Oh có gì lạ đâu !

Tánh chất là gì ? Bản chất là gì ?

Chữ "giả" hay đầy đủ là "giả tạm", tức là trước thấy hiện hữu, sau lại không thấy hiện hữu, nên gọi là giả.

Chữ "thật có" là nói về sự chấp trước của tâm. Chấp thật giả, chấp thật tạm, chất thật là : trước hiện hữu, sau lại không hiện hữu ! Đây là cái thấy còn vô minh !

Cho dù là quan niệm thế nào về chữ "giả", chữ "thật có" đi chăng nữa, thì không thay đổi được sự thật là tâm còn "chấp trước, chấp thật" !

Nói nôm na, bản chất của vô minh là chấp thật, tánh chất của vô minh là phân biệt ! Thấy có, thấy không, thấy sinh thấy diệt đều cho là thật hết !

Cho nên mới lấy ví dụ: dao cưa tay, để cho người có quan niệm như thế nhận rõ rằng: dù quan niệm rằng có hay không, giả hay thật, vô thường hay thường thì quan trọng nhất đó là tâm mình, trước sự vật có còn chấp trước, còn dính mắc hay không mà thôi !

Giống như ngày xưa có một nhà khoa học vì đưa ra luận điểm thế này: Trái đất hình tròn, trái đất quay liên tục chứ không phải đứng yên. Mà bị giáo hội nhà thờ thiên chúa đem lên dàn hỏa thiêu vì luận điểm đó.

Nhưng luận điểm đó về căn bản là chân lý (tương đối) chính xác về sự tồn tại của quả địa cầu, cho nên dù cho có ai nói rằng Trái Đất không quay, cũng chẳng làm cho sự thật này thay đổi !

Tâm còn vô minh, thì sẽ chấp thật, chấp trước sự vật trước mắt là thật ! Sẽ bị sự vật làm cho chướng ngại, bất chấp rằng có quan niệm thế nào về sự vật ấy đi chăng nữa !

Nhưng có một thắc mắc là Nhân nào làm Tâm sinh ra vô minh ? Hay vì cái gì,vì sao mà lại có Vô minh ?

Lúc đang tỉnh táo nằm trên giường, khi nào ngủ ông có biết không ?

Lúc đang mơ mộng, ông có biết mình mơ không ?

Lúc tỉnh dậy, ông có biết mình ngủ lúc nào không ?


Nhưng lúc tỉnh dậy, thì ông có thể biết rằng vừa nãy mình đã mơ, và mơ những gì ! Cũng có thể kể rõ ràng chi tiết những sự việc trong mơ đó ! Nhưng tuyệt nhiên chẳng thể nói được rằng, do nhân gì mà làm cho mình ngủ mơ những điều như thế !

Lại hỏi, khi tỉnh dậy rồi thì còn mơ lại nữa chăng ? Phật dạy:
Như người nhận lầm phương Nam là phương Bắc. Nay đã nhận ra mình lầm phương hướng, thì còn có nhận lầm lại được nữa chăng ?

Hay như quặng vàng đã nấu thành vàng, bỏ đi tạp chất rồi, thì vàng này còn có thể nhiễm tạp được nữa chăng ?
Nếu không thể, thì người tỉnh chẳng mơ lại nữa !

Cho nên Phật dạy: do một niệm vô minh bỗng khởi ! mà sinh ra đủ thứ, còn truy cứu cội gốc nguyên nhân vì sao niệm này lại "bỗng khởi", thì tuyệt nhiên không thể truy cứu được !

Bỗng ngủ, chợt thức, biết ngủ thức.
Thật thức thì chẳng gọi là thức;
Chỉ do kể lại giấc ngủ kia,
Cho nên lập danh gọi là thức.
Thức này đối ngủ mà nói thức,
Chẳng phải cảnh giới bậc tỉnh thức.
Muốn cho chân thật rõ nghĩa kia,
Phải tự lay mình, khỏi mộng "Thức" !​

Mộ Phần.

 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Oh có gì lạ đâu !

Tánh chất là gì ? Bản chất là gì ?

Chữ "giả" hay đầy đủ là "giả tạm", tức là trước thấy hiện hữu, sau lại không thấy hiện hữu, nên gọi là giả.

Chữ "thật có" là nói về sự chấp trước của tâm. Chấp thật giả, chấp thật tạm, chất thật là : trước hiện hữu, sau lại không hiện hữu ! Đây là cái thấy còn vô minh !

Cho dù là quan niệm thế nào về chữ "giả", chữ "thật có" đi chăng nữa, thì không thay đổi được sự thật là tâm còn "chấp trước, chấp thật" !

Nói nôm na, bản chất của vô minh là chấp thật, tánh chất của vô minh là phân biệt ! Thấy có, thấy không, thấy sinh thấy diệt đều cho là thật hết !

Cho nên mới lấy ví dụ: dao cưa tay, để cho người có quan niệm như thế nhận rõ rằng: dù quan niệm rằng có hay không, giả hay thật, vô thường hay thường thì quan trọng nhất đó là tâm mình, trước sự vật có còn chấp trước, còn dính mắc hay không mà thôi !

Giống như ngày xưa có một nhà khoa học vì đưa ra luận điểm thế này: Trái đất hình tròn, trái đất quay liên tục chứ không phải đứng yên. Mà bị giáo hội nhà thờ thiên chúa đem lên dàn hỏa thiêu vì luận điểm đó.

Nhưng luận điểm đó về căn bản là chân lý (tương đối) chính xác về sự tồn tại của quả địa cầu, cho nên dù cho có ai nói rằng Trái Đất không quay, cũng chẳng làm cho sự thật này thay đổi !

Tâm còn vô minh, thì sẽ chấp thật, chấp trước sự vật trước mắt là thật !



Lúc đang tỉnh táo nằm trên giường, khi nào ngủ ông có biết không ?

Lúc đang mơ mộng, ông có biết mình mơ không ?

Lúc tỉnh dậy, ông có biết mình ngủ lúc nào không ?


Nhưng lúc tỉnh dậy, thì ông có thể biết rằng vừa nãy mình đã mơ, và mơ những gì ! Cũng có thể kể rõ ràng chi tiết những sự việc trong mơ đó ! Nhưng tuyệt nhiên chẳng thể nói được rằng, do nhân gì mà làm cho mình ngủ mơ những điều như thế !

Cho nên Phật dạy: do một niệm vô minh bỗng khởi ! mà sinh ra đủ thứ, còn truy cứu cội gốc nguyên nhân vì sao niệm này lại "bỗng khởi", thì tuyệt nhiên không thể truy cứu được !

Bỗng ngủ, chợt thức, biết ngủ thức.
Thật thức thì chẳng gọi là thức;
Chỉ do kể lại giấc ngủ kia,
Cho nên lập danh gọi là thức.
Thức này đối ngủ mà nói thức,
Chẳng phải cảnh giới bậc tỉnh thức.
Muốn cho chân thật rõ nghĩa kia,
Phải tự mình lay, khỏi mộng "Thức" !​


Mộ Phần.



tôi chỉ biết rằng chữ "giả tạm" ở đây ý nói là do các pháp do duyên khởi mà hình thành nên nó "không thật có" ... Nó không tự mình sinh ra,không tự mình hiện hữu mà là do tập hợp của nhiều nhân duyên mà ra ... đó là bản chất của chúng.

chẳng lẽ hết vô minh thì hết bị đau tay khi lấy dao cắt vào thịt ?

bàn đến những vấn đề như vậy quả là chỉ là bàn suông mà thôi ... nếu Phật không "chấp" thì làm sao Ngài lại có 49 năm hành Đạo ?Chẳng lẽ Ngài vẫn còn thấy chúng sinh là "thật có" ? Vấn đề không phải "chấp" hay "không chấp" mà là vấn đề ta sẽ đối đãi với "sự chấp" như thế nào mà thôi.

Đại Thừa đúng là làm rắc rối sự việc.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Oh có gì lạ đâu !





Lúc đang tỉnh táo nằm trên giường, khi nào ngủ ông có biết không ?

Lúc đang mơ mộng, ông có biết mình mơ không ?

Lúc tỉnh dậy, ông có biết mình ngủ lúc nào không ?


Nhưng lúc tỉnh dậy, thì ông có thể biết rằng vừa nãy mình đã mơ, và mơ những gì ! Cũng có thể kể rõ ràng chi tiết những sự việc trong mơ đó ! Nhưng tuyệt nhiên chẳng thể nói được rằng, do nhân gì mà làm cho mình ngủ mơ những điều như thế !

Cho nên Phật dạy: do một niệm vô minh bỗng khởi ! mà sinh ra đủ thứ, còn truy cứu cội gốc nguyên nhân vì sao niệm này lại "bỗng khởi", thì tuyệt nhiên không thể truy cứu được !

Bỗng ngủ, chợt thức, biết ngủ thức.
Thật thức thì chẳng gọi là thức;
Chỉ do kể lại giấc ngủ kia,
Cho nên lập danh gọi là thức.
Thức này đối ngủ mà nói thức,
Chẳng phải cảnh giới bậc tỉnh thức.
Muốn cho chân thật rõ nghĩa kia,
Phải tự lay mình, khỏi mộng "Thức" !​


Mộ Phần.


Sao lại không truy cứu được ...

Đức Phật chả nói : cái này có thì cái kia có ... hay sao ?

Vô minh không thể tự nhiên mà có được,một niệm kia cũng không thể tự nhiên hình thành ... nó phải từ sự "không một niệm","không vô minh" mà ra chứ ?

mà như vậy thì có phải là Vô minh sinh ra từ Niết Bàn không ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
tôi chỉ biết rằng chữ "giả tạm" ở đây ý nói là do các pháp do duyên khởi mà hình thành nên nó "không thật có" ... Nó không tự mình sinh ra,không tự mình hiện hữu mà là do tập hợp của nhiều nhân duyên mà ra ... đó là bản chất của chúng.

chẳng lẽ hết vô minh thì hết bị đau tay khi lấy dao cắt vào thịt ?

bàn đến những vấn đề như vậy quả là chỉ là bàn suông mà thôi ... nếu Phật không "chấp" thì làm sao Ngài lại có 49 năm hành Đạo ?Chẳng lẽ Ngài vẫn còn thấy chúng sinh là "thật có" ?

Vấn đề không phải "chấp" hay "không chấp" mà là vấn đề ta sẽ đối đãi với "sự chấp" như thế nào mà thôi.

Đại Thừa đúng là làm rắc rối sự việc.

Hề hề

Hết vô minh thì dao cắt vẫn đau như thường ! Nhưng có chạy đi lấy băng quấn lại hay không ? Thì tùy ý mình quyết định ! Thậm chí là nếu chán quá, thì có thể bỏ luôn cái thân, mà đi chỗ khác chơi ! Hề hề.

Phật thuyết pháp vì chúng sanh cầu pháp, chẳng phải vì Phật chấp thật có chúng sanh !

Vì còn vô minh, nên còn "sự chấp", nếu không còn "sự chấp" thì đối đãi cái gì nữa ?

Đại thừa vốn nó chẳng rắc rồi, vì trong lòng còn suy nghĩ để tìm nghĩa, mà tại vì nghĩa chẳng nằm trong lời, nên tìm không ra được, nên thành ra rắc rồi !

Ví như ông đi tắm biến, thì nước biển chạm vào da thịt, mát thế nào, khoái ra sao ông biết được ! Nay mô tả lại cho mấy đứa nhát nước trên bờ nghe cảm giác, thì chúng cứ ngồi luận lời ông nói để tìm cảm giác mát ông đang thọ hưởng, đương nhiên tìm không được là phải rồi !

Rối là vì không xuống biển tự mình cảm nhận, mà cứ ở trên bờ luận lời miêu tả mà muốn có cảm giác giống như người xuống biển ! Làm sao có được !

Mộ Phần.
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Oh có gì lạ đâu !

Tánh chất là gì ? Bản chất là gì ?

Chữ "giả" hay đầy đủ là "giả tạm", tức là trước thấy hiện hữu, sau lại không thấy hiện hữu, nên gọi là giả.

Chữ "thật có" là nói về sự chấp trước của tâm. Chấp thật giả, chấp thật tạm, chất thật là : trước hiện hữu, sau lại không hiện hữu ! Đây là cái thấy còn vô minh !

Cho dù là quan niệm thế nào về chữ "giả", chữ "thật có" đi chăng nữa, thì không thay đổi được sự thật là tâm còn "chấp trước, chấp thật" !

Nói nôm na, bản chất của vô minh là chấp thật, tánh chất của vô minh là phân biệt ! Thấy có, thấy không, thấy sinh thấy diệt đều cho là thật hết !

Cho nên mới lấy ví dụ: dao cưa tay, để cho người có quan niệm như thế nhận rõ rằng: dù quan niệm rằng có hay không, giả hay thật, vô thường hay thường thì quan trọng nhất đó là tâm mình, trước sự vật có còn chấp trước, còn dính mắc hay không mà thôi !

Giống như ngày xưa có một nhà khoa học vì đưa ra luận điểm thế này: Trái đất hình tròn, trái đất quay liên tục chứ không phải đứng yên. Mà bị giáo hội nhà thờ thiên chúa đem lên dàn hỏa thiêu vì luận điểm đó.

Nhưng luận điểm đó về căn bản là chân lý (tương đối) chính xác về sự tồn tại của quả địa cầu, cho nên dù cho có ai nói rằng Trái Đất không quay, cũng chẳng làm cho sự thật này thay đổi !

Tâm còn vô minh, thì sẽ chấp thật, chấp trước sự vật trước mắt là thật ! Sẽ bị sự vật làm cho chướng ngại, bất chấp rằng có quan niệm thế nào về sự vật ấy đi chăng nữa !



Lúc đang tỉnh táo nằm trên giường, khi nào ngủ ông có biết không ?

Lúc đang mơ mộng, ông có biết mình mơ không ?

Lúc tỉnh dậy, ông có biết mình ngủ lúc nào không ?


Nhưng lúc tỉnh dậy, thì ông có thể biết rằng vừa nãy mình đã mơ, và mơ những gì ! Cũng có thể kể rõ ràng chi tiết những sự việc trong mơ đó ! Nhưng tuyệt nhiên chẳng thể nói được rằng, do nhân gì mà làm cho mình ngủ mơ những điều như thế !

Lại hỏi, khi tỉnh dậy rồi thì còn mơ lại nữa chăng ? Phật dạy: Nếu không thể, thì người tỉnh chẳng mơ lại nữa !

Cho nên Phật dạy: do một niệm vô minh bỗng khởi ! mà sinh ra đủ thứ, còn truy cứu cội gốc nguyên nhân vì sao niệm này lại "bỗng khởi", thì tuyệt nhiên không thể truy cứu được !

Bỗng ngủ, chợt thức, biết ngủ thức.
Thật thức thì chẳng gọi là thức;
Chỉ do kể lại giấc ngủ kia,
Cho nên lập danh gọi là thức.
Thức này đối ngủ mà nói thức,
Chẳng phải cảnh giới bậc tỉnh thức.
Muốn cho chân thật rõ nghĩa kia,
Phải tự lay mình, khỏi mộng "Thức" !​

Mộ Phần.


:D con ma này, trả lời giúp ta lý duyên khởi, là khi đức phật thành phật mới có, hay là trước khi có phật nó đã có sẵn mà ta không nhận ra. Vậy cái nhận ra đó là cái gì, từ đâu mà có? Và do nhân duyên nào mà có, hay vốn nó đã như vậy từ vô thỉ đến vô chung. Hay do nhân duyên nào mà có? Nếu nói cái này có do cái kia có, vậy khi đã có thì nó sẽ như vậy chẳng thay đổi và thường trụ bất biến, vậy sao phật lại thuyết vô thường :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
:D con ma này, trả lời giúp ta:

1. Lý duyên khởi, là khi đức phật thành phật mới có, hay là trước khi có phật nó đã có sẵn mà ta không nhận ra.

2. Vậy cái nhận ra đó là cái gì, từ đâu mà có?

3. Và do nhân duyên nào mà có, hay vốn nó đã như vậy từ vô thỉ đến vô chung.

4. Hay do nhân duyên nào mà có?

5. Nếu nói cái này có do cái kia có, vậy khi đã có thì nó sẽ như vậy chẳng thay đổi và thường trụ bất biến, vậy sao phật lại thuyết vô thường :D

Hề hề

Có Lý duyên khởi để gọi tên rồi, thì là trong tâm đã chấp có !

Đã chấp có thì còn hỏi là trước hay sau mới có gì nữa !

Ví như người ngủ mơ, lại nói rằng tôi nay đang tỉnh, ông - người bạn trong mơ mới gặp - hãy nói cho tôi biết, nay tôi tỉnh là do tôi vốn tỉnh hay do nãy tôi ngủ mà giờ thức nên gọi là tỉnh.

Trước tôi ngủ, nay tôi thức. Thì cái thuyết "ngủ thức" này là do tôi tỉnh mà có thể nói hay do vốn sẵn có từ bao giờ rồi?!!

Hề hề.

Người đó chỉ nói: Ông đã thật tỉnh chưa ?

Mộ Phần
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hề hề

Hết vô minh thì dao cắt vẫn đau như thường ! Nhưng có chạy đi lấy băng quấn lại hay không ? Thì tùy ý mình quyết định ! Thậm chí là nếu chán quá, thì có thể bỏ luôn cái thân, mà đi chỗ khác chơi ! Hề hề.

Phật thuyết pháp vì chúng sanh cầu pháp, chẳng phải vì Phật chấp thật có chúng sanh !

Vì còn vô minh, nên còn "sự chấp", nếu không còn "sự chấp" thì đối đãi cái gì nữa ?

Đại thừa vốn nó chẳng rắc rồi, vì trong lòng còn suy nghĩ để tìm nghĩa, mà tại vì nghĩa chẳng nằm trong lời, nên tìm không ra được, nên thành ra rắc rồi !

Ví như ông đi tắm biến, thì nước biển chạm vào da thịt, mát thế nào, khoái ra sao ông biết được ! Nay mô tả lại cho mấy đứa nhát nước trên bờ nghe cảm giác, thì chúng cứ ngồi luận lời ông nói để tìm cảm giác mát ông đang thọ hưởng, đương nhiên tìm không được là phải rồi !

Rối là vì không xuống biển tự mình cảm nhận, mà cứ ở trên bờ luận lời miêu tả mà muốn có cảm giác giống như người xuống biển ! Làm sao có được !

Mộ Phần.

Câu này chưa thuyết phục !!!

Chúng sanh lúc đó đã biết Phật Pháp là cái khỉ khô gì đâu mà cầu hử ông mộ phần ?

Phật thuyết là vì do Phật "chấp" chúng sanh là có,là hiện hữu,là tồn tại ... dù chỉ là giả tạm.Đó là lòng Từ Bi của Ngài .

Sự"có,hiện hữu,tồn tại" ở đây là sự thật,là có thật chứ chẳng phải giả.Chẳng qua vì là "tánh không" cho nên nó vô thường mà thôi.Phật muốn chúng sanh thấy rõ điều đó cho nên Ngài thuyết Pháp để mà giúp những cái "giả tạm" đó nhìn rõ bản chất của cuộc đời này mà sống cho ra sống,chớ có u mê mà khổ đau.

Vậy lòng Từ Bi của Ngài có phải là "sự chấp" ?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
:D con ma này, trả lời giúp ta lý duyên khởi, là khi đức phật thành phật mới có, hay là trước khi có phật nó đã có sẵn mà ta không nhận ra. Vậy cái nhận ra đó là cái gì, từ đâu mà có? Và do nhân duyên nào mà có, hay vốn nó đã như vậy từ vô thỉ đến vô chung. Hay do nhân duyên nào mà có? Nếu nói cái này có do cái kia có, vậy khi đã có thì nó sẽ như vậy chẳng thay đổi và thường trụ bất biến, vậy sao phật lại thuyết vô thường :D

Cái đoạn này sai bét rồi nhé

Phật nói vậy thật hử ông rickpham ?

Học lại Duyên khởi đi.

Cái gì do duyên khởi thì sẽ vô thường ... Phật dạy vậy đấy .
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Câu này chưa thuyết phục !!!

1. Chúng sanh lúc đó đã biết Phật Pháp là cái khỉ khô gì đâu mà cầu hử ông mộ phần ?

2. Phật thuyết là vì do Phật "chấp" chúng sanh là có,là hiện hữu,là tồn tại ... dù chỉ là giả tạm.Đó là lòng Từ Bi của Ngài .

3. Sự"có,hiện hữu,tồn tại" ở đây là sự thật,là có thật chứ chẳng phải giả.Chẳng qua vì là "tánh không" cho nên nó vô thường mà thôi.

4. Phật muốn chúng sanh thấy rõ điều đó cho nên Ngài thuyết Pháp để mà giúp những cái "giả tạm" đó nhìn rõ bản chất của cuộc đời này mà sống cho ra sống,chớ có u mê mà khổ đau.

Vậy lòng Từ Bi của Ngài có phải là "sự chấp" ?

1. À, hình như trong Kinh Thánh Cầu - Trung Bộ Kinh, có nói rõ lúc Phật thành Đạo, là tính nhập Niết Bàn, nhưng vì có lão nào trên Trời hiện ra cầu Phật trụ thế, Phật mới thuyết pháp đó !

2. Là vì do ông còn chấp trước phân biệt.

3. Thì như đã nói, còn vô minh thì sự hiện hữu trước mắt, do tâm thấy biết đều là thật có cả.

4. Phật chẳng muốn gì cả là vì do chúng sanh muốn nên Phật nói muốn !

Mộ Phần.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
1. À, hình như trong Kinh Thánh Cầu - Trung Bộ Kinh, có nói rõ lúc Phật thành Đạo, là tính nhập Niết Bàn, nhưng vì có lão nào trên Trời hiện ra cầu Phật trụ thế, Phật mới thuyết pháp đó !

2. Là vì do ông còn chấp trước phân biệt.

3. Thì như đã nói, còn vô minh thì sự hiện hữu trước mắt, do tâm thấy biết đều là thật có cả.

4. Phật chẳng muốn gì cả, là vì do chúng sanh muốn nên Phật nói muốn !

Mộ Phần.

hà hà ...

ông mộ phần có vẻ buồn ngủ rồi nên hết minh mẫn.

Phật nếu đã hết "chấp" thì dù "cái lão nào trên trời" xuống van xin lạy lục Ngài cả ngày Ngài cũng chả thèm nói một câu đâu .

thôi tha cho ông ... đi ngủ thôi.

P/s : à,có lẽ ông bị cái thuyết " không chấp" nó "chấp" vào ông rồi,ông mộ phần à ...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
hà hà ...

ông mộ phần có vẻ buồn ngủ rồi nên hết minh mẫn.

Phật nếu đã hết "chấp" thì dù "cái lão nào trên trời" xuống van xin lạy lục Ngài cả ngày Ngài cũng chả thèm nói một câu đâu .

thôi tha cho ông ... đi ngủ thôi.

P/s : à,có lẽ ông bị cái thuyết " không chấp" nó "chấp" vào ông rồi,ông mộ phần à ...


Đã nói rồi mà, vì ông còn chấp trước phân biệt nên thấy Phật chấp trước phân biệt, giống như 2 lão tranh luận với nhau về việc: Gió động hay phướn động ? Thì thực tế là do tâm 2 lão ấy còn "động" - vô minh, nên mới thấy như thế mà thôi , chứ đúng ra thì gió, phướn, động...đều là sản phẩm của những giấc mơ ! Hề hề

Phật chẳng vô tình, cũng chẳng hữu tình. Có cầu thì có thuyết, vô cầu vẫn thuyết nếu thấy cần thiết!

Cái này là cảnh giới của chư Phật, làm sao ông với tôi ngồi luận suông mà có thể hiểu rõ ràng chính xác, như thật được! Bởi vì nói lời thì chẳng thể thành Phật, nhưng thành Phật rồi thì có thể biết vì sao mà nói lời!

Như đã nói, xuống biển tắm mới biết biển mát thế nào, ngồi trên bờ mà luận chữ để nhận cảm giác mát mẻ khi tắm biển, tất nhiên sẽ bị chữ nghĩa làm cho mệt mỏi, mà cũng chẳng biết cảm giác mát mẻ ấy nó ra làm sao cả ! Huống hồ là người trên bờ chỉ thích ở trên bờ, chẳng thích xuống nước, thấy trên bờ là khoái lạc, dưới nước là không bằng, vì thế càng không mặn mà, càng thấy khó hiểu! Chỉ hỏi cho có mà thôi! Hề hề

Không chấp và chấp đều là ngôn thuyết phân biệt mà nói !

Muốn dùng lời nói để nhập Tri Kiến Phật, đâu có thể được. !


Mộ Phần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top