Latuan Bất Giác. Ai sai ?

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRANH LUẬN GIÁO PHÁP
Tsenzhab Serkong Rinpoche thứ Hai giảng giải
do Alexander Berzin thông dịch và tóm tắt
Mundgod, Ấn Độ, 20 tháng Tám, 2001
Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính www.berzinarchives.com



alex-berzinMột trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau. Nếu có thể bảo vệ quan điểm của mình đối với mọi sự phản bác và thấy rằng nó luôn luôn hợp lý, không có sự mâu thuẫn thì bạn có thể tập trung vào quan điểm đó với nhận thức quả quyết không lay chuyển. Chúng tôi còn gọi tâm thái này là niềm tin vững chắc (mos-pa). Bạn cần có nhận thức xác tín và niềm tin vững chắc này trong khi nhất tâm thiền quán về bất cứ đề tài nào, chẳng hạn như lẽ vô thường, tánh bình đẳng của tự thân và tha nhân, xem tha nhân quý báu hơn bản thân, bồ đề tâm, Không tướng và v.v...

Hơn nữa, đối với những người mới tu học thì tranh luận giáo pháp tạo ra bối cảnh thuận lợi hơn cho việc phát triển định lực, so với việc hành thiền. Sự thách thức của người đối tác và việc các bạn cùng lớp lắng nghe cuộc tranh luận khiến bạn phải tập trung tinh thần. Khi hành thiền một mình, chỉ có ý chí giúp tâm bạn không đi lang thang hay ngủ gục. Ngoài ra, tại các sân tranh luận trong tu viện, nhiều cuộc tranh luận lớn tiếng xảy ra sát bên nhau và điều này cũng khiến bạn phải tập trung tinh thần. Nếu những cuộc tranh luận xung quanh khiến bạn mất sức tập trung hay bực mình thì bạn đã thua cuộc. Một khi đã phát triển định lực ở sân tranh luận, bạn có thể áp dụng kỹ năng này vào việc hành thiền, thậm chí trong lúc hành thiền ở những nơi ồn ào.

Hơn nữa, việc tranh luận giáo pháp giúp bạn phát triển cá tánh. Bạn không thể nhút nhát trong khi tranh luận. Bạn phải nói lớn tiếng khi bị người đối tác thách thức. Mặt khác, nếu bạn kiêu hãnh hay nổi giận thì tâm trí bạn sẽ không sáng suốt và chắc chắn là người đối tác sẽ thắng cuộc tranh luận. Bạn cần phải giữ một tâm thức quân bình trong mọi lúc. Dù thắng hay thua, cuộc tranh luận cho bạn một cơ hội tuyệt vời để nhận ra cái “tôi” mà bạn phải bác bỏ. Khi bạn nghĩ hay cảm thấy “Tôi đã thắng; tôi quá thông minh,” hay “Tôi đã thua; tôi quá ngu si,” bạn có thể nhận ra một cách rõ ràng sự phóng chiếu của một cái “tôi” rắn chắc, quan trọng của bản ngã mà bạn đang đồng hóa với nó. Đây là cái “tôi” hoàn toàn hư cấu và phải được bác bỏ.

Thậm chí khi chứng minh cho người đối tác thấy rằng quan điểm của họ phi lý, bạn cần phải nhớ rằng điều này không có nghĩa bạn là người thông minh hơn và người kia ngu ngốc hơn. Động lực của bạn phải luôn luôn là giúp đỡ bạn mình phát triển sự thấu hiểu rõ ràng và niềm tin vững chắc đối với điều gì có thể được chứng minh một cách hợp lý.
http://thuvienhoasen.org/a23883/muc-dich-va-loi-ich-cua-viec-tranh-luan-giao-phap
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRANH LUẬN GIÁO PHÁP
Tsenzhab Serkong Rinpoche thứ Hai giảng giải
do Alexander Berzin thông dịch và tóm tắt
Mundgod, Ấn Độ, 20 tháng Tám, 2001
Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính www.berzinarchives.com



alex-berzinMột trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau. Nếu có thể bảo vệ quan điểm của mình đối với mọi sự phản bác và thấy rằng nó luôn luôn hợp lý, không có sự mâu thuẫn thì bạn có thể tập trung vào quan điểm đó với nhận thức quả quyết không lay chuyển. Chúng tôi còn gọi tâm thái này là niềm tin vững chắc (mos-pa). Bạn cần có nhận thức xác tín và niềm tin vững chắc này trong khi nhất tâm thiền quán về bất cứ đề tài nào, chẳng hạn như lẽ vô thường, tánh bình đẳng của tự thân và tha nhân, xem tha nhân quý báu hơn bản thân, bồ đề tâm, Không tướng và v.v...

Hơn nữa, đối với những người mới tu học thì tranh luận giáo pháp tạo ra bối cảnh thuận lợi hơn cho việc phát triển định lực, so với việc hành thiền. Sự thách thức của người đối tác và việc các bạn cùng lớp lắng nghe cuộc tranh luận khiến bạn phải tập trung tinh thần. Khi hành thiền một mình, chỉ có ý chí giúp tâm bạn không đi lang thang hay ngủ gục. Ngoài ra, tại các sân tranh luận trong tu viện, nhiều cuộc tranh luận lớn tiếng xảy ra sát bên nhau và điều này cũng khiến bạn phải tập trung tinh thần. Nếu những cuộc tranh luận xung quanh khiến bạn mất sức tập trung hay bực mình thì bạn đã thua cuộc. Một khi đã phát triển định lực ở sân tranh luận, bạn có thể áp dụng kỹ năng này vào việc hành thiền, thậm chí trong lúc hành thiền ở những nơi ồn ào.

Hơn nữa, việc tranh luận giáo pháp giúp bạn phát triển cá tánh. Bạn không thể nhút nhát trong khi tranh luận. Bạn phải nói lớn tiếng khi bị người đối tác thách thức. Mặt khác, nếu bạn kiêu hãnh hay nổi giận thì tâm trí bạn sẽ không sáng suốt và chắc chắn là người đối tác sẽ thắng cuộc tranh luận. Bạn cần phải giữ một tâm thức quân bình trong mọi lúc. Dù thắng hay thua, cuộc tranh luận cho bạn một cơ hội tuyệt vời để nhận ra cái “tôi” mà bạn phải bác bỏ. Khi bạn nghĩ hay cảm thấy “Tôi đã thắng; tôi quá thông minh,” hay “Tôi đã thua; tôi quá ngu si,” bạn có thể nhận ra một cách rõ ràng sự phóng chiếu của một cái “tôi” rắn chắc, quan trọng của bản ngã mà bạn đang đồng hóa với nó. Đây là cái “tôi” hoàn toàn hư cấu và phải được bác bỏ.

Thậm chí khi chứng minh cho người đối tác thấy rằng quan điểm của họ phi lý, bạn cần phải nhớ rằng điều này không có nghĩa bạn là người thông minh hơn và người kia ngu ngốc hơn. Động lực của bạn phải luôn luôn là giúp đỡ bạn mình phát triển sự thấu hiểu rõ ràng và niềm tin vững chắc đối với điều gì có thể được chứng minh một cách hợp lý.
http://thuvienhoasen.org/a23883/muc-dich-va-loi-ich-cua-viec-tranh-luan-giao-phap

Cảm ơn bài chia sẻ của âudươngphong, người điên này sẽ theo sát bạn, nếu khi nào bạn không làm đúng như lời chia sẻ trên người điên sẽ trích lại những lời trên mà nhắc nhở bạn. Quả thật lời dạy trên để cảnh tỉnh chúng ta dẹp bỏ cái ngã khi tranh luận nhưng cũng không nhút nhát sợ sệt khi nói lên suy nghĩ của mình, không sợ nói lên sẽ bị ban nick sẽ bị trù dập, hoặc làm phiền lòng 1 ai đó mà chỉ sợ khi ta cố chấp bảo thủ quan điểm sai lầm của mình, chỉ sợ ta lúc nào cũng nghĩ mình là đúng và người là sai, chỉ sợ ta cứ nghĩ mình là thầy chúng sanh là kẻ vô minh. Người càng tu thâm nhập sâu sẽ thấy chúng sanh là thầy của mình, nhờ chúng sanh mà giúp mình giác ngộ.
Nên thay đổi tư duy ngược lại hãy lấy chúng sanh làm trung tâm, lấy khổ đau phiền não chúng sanh làm khổ đau phiền não của mình mà tìm đủ phương tiện giúp chúng sanh khổ đau, xem chúng sanh là thầy của ta, xem chúng sanh họ cần gì họ muốn gì, ta đáp ứng cái mong muốn của họ, chứ ta không thể lấy cái suy nghĩ của ta áp đặt suy nghĩ của họ và bắt buộc họ đi theo ta, cứ như vậy ta sẽ càng ngày càng rời xa chúng sanh, không giúp ích gì cho ta và cho người. Vì dụ thực tế ta sản xuất ra một món đồ, hình thành nên một công ty mà ta không chú trọng đến khách hàng ta có nhu cầu gì có sở thích gì, có mong muốn gì thì, cung không đáp ứng được cầu ta sẽ thất bại, trừ khi là ta phát minh ra cái mới và cái mới đó tất cả mọi người đều có nhu cầu cần nó.
Đạo Phật cũng vậy nếu xa rời chúng sanh, xa rời thực tế thì sẽ bị hủy diệt ngay, pháp nào mà không đem lợi lạc cho chúng sanh, không giúp chúng sanh an vui hạnh phúc mang đến chúng sanh an lac, thoat khỏi khổ đau thì pháp đó đã lỗi thời không còn phù hợp thực tế nữa, cần phải làm mới nó cho phù hợp với xã hội hiện đại. Đạo thì không hai, nhưng mình chỉ thay đổi phương tiện tiếp cận cho phù hợp hơn mà thôi, bản chất thì giống nhau chỉ khác nhau hình thức mà thôi, chỉnh sửa cái áo bên ngoài rộng hay hẹp cho phù hợp với thực tế.
Một người hành bồ tát đạo nếu không hiểu được những điều như trên, không hiểu là ta chú trọng đến kết quả chứ không chú trọng hình thức thì khó lòng mà độ sanh, khó lòng mà cứu độ một chúng sanh nào đó, khó mà làm được Phật sự gì to lớn.
Phải đau với nỗi đau chúng sanh, phiền não của chúng sanh là phiền não của chính mình, chúng sanh là thầy của ta là cha mẹ của ta.
A di đà Phật!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63


Cảm ơn bài chia sẻ của âudươngphong, người điên này sẽ theo sát bạn, nếu khi nào bạn không làm đúng như lời chia sẻ trên người điên sẽ trích lại những lời trên mà nhắc nhở bạn. Quả thật lời dạy trên để cảnh tỉnh chúng ta dẹp bỏ cái ngã khi tranh luận nhưng cũng không nhút nhát sợ sệt khi nói lên suy nghĩ của mình, không sợ nói lên sẽ bị ban nick sẽ bị trù dập, hoặc làm phiền lòng 1 ai đó mà chỉ sợ khi ta cố chấp bảo thủ quan điểm sai lầm của mình, chỉ sợ ta lúc nào cũng nghĩ mình là đúng và người là sai, chỉ sợ ta cứ nghĩ mình là thầy chúng sanh là kẻ vô minh. Người càng tu thâm nhập sâu sẽ thấy chúng sanh là thầy của mình, nhờ chúng sanh mà giúp mình giác ngộ.
Nên thay đổi tư duy ngược lại hãy lấy chúng sanh làm trung tâm, lấy khổ đau phiền não chúng sanh làm khổ đau phiền não của mình mà tìm đủ phương tiện giúp chúng sanh khổ đau, xem chúng sanh là thầy của ta, xem chúng sanh họ cần gì họ muốn gì, ta đáp ứng cái mong muốn của họ, chứ ta không thể lấy cái suy nghĩ của ta áp đặt suy nghĩ của họ và bắt buộc họ đi theo ta, cứ như vậy ta sẽ càng ngày càng rời xa chúng sanh, không giúp ích gì cho ta và cho người. Vì dụ thực tế ta sản xuất ra một món đồ, hình thành nên một công ty mà ta không chú trọng đến khách hàng ta có nhu cầu gì có sở thích gì, có mong muốn gì thì, cung không đáp ứng được cầu ta sẽ thất bại, trừ khi là ta phát minh ra cái mới và cái mới đó tất cả mọi người đều có nhu cầu cần nó.
Đạo Phật cũng vậy nếu xa rời chúng sanh, xa rời thực tế thì sẽ bị hủy diệt ngay, pháp nào mà không đem lợi lạc cho chúng sanh, không giúp chúng sanh an vui hạnh phúc mang đến chúng sanh an lac, thoat khỏi khổ đau thì pháp đó đã lỗi thời không còn phù hợp thực tế nữa, cần phải làm mới nó cho phù hợp với xã hội hiện đại. Đạo thì không hai, nhưng mình chỉ thay đổi phương tiện tiếp cận cho phù hợp hơn mà thôi, bản chất thì giống nhau chỉ khác nhau hình thức mà thôi, chỉnh sửa cái áo bên ngoài rộng hay hẹp cho phù hợp với thực tế.
Một người hành bồ tát đạo nếu không hiểu được những điều như trên, không hiểu là ta chú trọng đến kết quả chứ không chú trọng hình thức thì khó lòng mà độ sanh, khó lòng mà cứu độ một chúng sanh nào đó, khó mà làm được Phật sự gì to lớn.
Phải đau với nỗi đau chúng sanh, phiền não của chúng sanh là phiền não của chính mình, chúng sanh là thầy của ta là cha mẹ của ta.
A di đà Phật!

Đây là lời người đã từng trải kinh nghiệm trong thảo luận nói với những người đang trên đường đi tới ...
còn auduongphong cũng chỉ là phàm phu đang học hỏi.
nguơidienhocphat khoan đã ép auduong phong vào kỷ luật. mọi kỷ luật có thể sửa chữa thay đổi. đạo cũng linh động lắm...
mong lắm thay người điên... chớ vội tư kiến mà nặng lòng với những lời người đi trước. chúc an lạc
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên