Latuan trình thư!

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính gửi admin, ban quản trị và mọi người tham gia nơi diễn đàn phatphatonline!
Lẽ ra latuan đã rời khỏi diễn đàn phatphaponline vì hiện tại latuan có khá nhiều việc và một phần là vì thái độ tiếp người của một vài vị trưởng bối ở diễn đàn, latuan cả nghĩ đó là cách hành xử không đúng mực của một người học Phật chân chính. Theo lời các vị trưởng bối này thì họ chỉ hỏi đáp với tâm trong sáng, vô phân biệt, song kỳ thực nếu đứng ở góc đánh giá khách quan thì hẳn là bất kỳ ai cũng có thể nhận ra sự kỳ thị, nghi ngại và cả việc tăng cường phòng bị. Do những lý do ấy mà latuan có ý rời khỏi diễn đàn để tránh gây cho các vị ấy sự phiền não và cũng như dẫn đến việc ảnh hưởng đến những người xung quanh đang tham cứu kinh sách nơi diễn đàn.
Song vừa rồi có một vị đạo hữu mở lời rằng “latuan hãy khoan rút khỏi diễn đàn, cứ ghé chơi, ngao du, ngắm cảnh…”. Do có sự mở lời đó nên latuan sẽ nán lại thêm ít lâu.

"Theo VQ quyền được nghi ngờ và tìm hiểu của Bạn latuan , đã được đức Phật cho phép" - Đây là lời nhận định của trưởng bối vienquang6, là người thuộc ban quản trị diễn đàn phatphaponline.
Cảm ơn trưởng bối vienquang6 đã công tâm nhìn nhận những vấn đề liên quan đến latuan.
Ghé lại diễn đàn thì latuan lại được đọc lời nhắn của trưởng bối Chiếu Thanh. Lời nhắn có nội dung như sau:

Chào Latuan !
Rất "hân hạnh" thưa chuyện cùng nhân giả đạt cứu cánh niết bàn.Khi nghe latuan trình bày chú giải Kinh Bát nhã tâm kinh bổng nhớ tới chuyện tích Đức Sơn Tuyên Giám. Khi Đức Sơn mang hết chú giải Kinh Kim Cang ra trước pháp đường đốt sạch có nói một câu : "Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in một nhỏ nước gieo trong hồ lớn." Câu này nghĩa là gì hả , "latuan_Đức Sơn" ?

Khi xưa, nhân giả đạt cứu cánh niết bàn thường bổng òa khóc như trẻ con, hoặc cười vang động, hoặc cười hấp hấp như ba trợn , không biết latuan đã từng đang từng cùng cảnh không ? nhưng những người ấy chẳng bao giờ nói đạt "cái con khỉ mốc khô gì cả"?. Vậy là sao, nhân giả ?

Đọc lời nhắn gửi của trưởng bối Chiếu Thanh latuan bất giác bật cười bởi vì những câu vấn của vị trưởng bối này cũng có chứa điều khích bác. Không biết latuan nghĩ thế có đúng không hay đây là cách “thử lửa” ưa dùng của một vài vị trưởng bối lão làng ở diễn đàn. Thời may những câu hỏi vấn của trưởng bối Chiếu Thanh latuan đã trả lời trước cách đây đã hơn 2 năm bây giờ latuan chỉ cần bổ khuyết vài ý là đã có thể trả lời đầy đủ những điều mà trưởng bối Chiếu Thanh phản vấn.
Song latuan cả nghĩ với cách tiếp khách mới theo phong thái mà một vài vị trưởng bối đang tiếp latuan thật sự không phải là cách hay để “tiễn vong” những vị khách không mời.
Vì sao?
Vì những vị trưởng bối ấy đang bắt thang cho latuan leo lên cao và sớm có chỗ đứng vững chắc nơi diễn đàn mà thôi. Latuan mới vào diễn đàn 2, 3 hôm mà đã được không ít vị trưởng bối nơi diễn đàn “thăm hỏi” đó là sự minh chứng cho lời latuan. Những vị trưởng bối soi latuan, tập trung vào latuan thì thật sự là latuan sẽ nhanh chóng thăng cấp level do những phản biện của cả hai bên mà ra và xét một cách ở một khía cạnh hẹp hòi nào đó latuan sẽ là người được lợi. Nếu latuan nương gió bẻ măng, thuận nước đẩy thuyền thì sao nhỉ?
Thật ra với những hạt nhân mà cách vị trưởng bối cho rằng nhân hư, mầm sống xấu muốn cô lập thì các vị trưởng bối cứ lờ đi, không đếm xỉa đến tự khắc "nạn nhân" không tìm được chỗ đứng sẽ sớm rời đi mà không tạo ra chút “sủi tăm” nào nơi diễn đàn.
Điều thứ hai tôi muốn nhắn gửi các vị trưởng bối có thái độ không hòa nhã khi tiếp người quả thật là sẽ hại nhiều hơn lợi đấy. Việc bảo thủ, chủ quan, cực đoan đó sẽ thành tánh và đồng thời chặng đứng sự hiểu biêt của mỗi người và mọi người.
Tại sao phải trốn tránh những vấn đề mình không rõ biết?
Tại sao đối mặt với những điều mình không rõ biết lại chủ quan, cục bộ khẳng định lời của người là sai?
Việc đúng sai trong lời của người nói bạn đã dựa vào cái gì để quyết định? Điều mình không rõ biết thì không thể dùng cái biết của mình để đánh giá rồi.
Vậy phải chăng là dựa vào kinh điển?
Kinh điển là vật chết, cuộc sống là đang tiếp diễn. Kinh sách quý báu là vậy nhưng không ghi nhận tất cả những tri thức, cũng như vật chất ở hiện tại. Kinh sách không có nói rằng ngày nay có điện thoại, có internet, có máy bay…
Vậy nên người học Phật chỉ có một cách duy nhất là dùng trí tuệ khách quan, đối mặt với sự hiểu biết của chính mình mới mong sáng rõ lối đi chánh pháp, lối đi nơi hậu kiếp. Người Phật mà không dám sử dụng cái biết của mình soi thấu vạn pháp, khẳng khái tu duy tu thì biết đến khi nào mới sáng rõ lối đi nơi 3 cõi, cách thức thoát khỏi luân hồi...
Và khi dính mắc vào rừng giáo lý mà sự học chưa thông suốt, tiền hậu bất nhất thì mọi việc sẽ rối rắm, mịt mờ tâm khi an, khi động, phiền não chẳng thể dứt trừ, sinh tử luân hồi khó mong vượt thoát.
Thêm nữa, với những ngôn từ không đúng mực, vấn nạn, cạnh khóe - những điều đó sẽ không mảy may ảnh hưởng gì đến latuan cả, vì ở nơi diễn đàn này (nếu không có sự can thiệp của Ban quản trị trang) thì tôi đến đi tự tại. Và hiện tại tôi đã ung dung đến diễn đàn này thẳng thắn đáp lời các vị trưởng bối, cao lão thì đương nhiên là nếu tôi không là thần long tuyệt đối không dám xuất hải.
Đối với việc học Phật quả thật là không giống với việc thế đế người học Phật không phải sống lâu sẽ lên lão làng, sáng rõ hoàn toàn chánh pháp, sáng rõ lối ra luân hồi. Người học Phật nên nhớ Phật Thích Ca thành đạo khi tuổi đời hãy còn trẻ, do vậy nên người học Phật khá nên khiêm hạ. Chớ xem thường người hậu học.
latuan vốn không e ngại những cú va đập mà các vị trưởng bối ưu ái dành tặng nhưng mong rằng các vị trưởng bối đừng phô diễn ngôn từ thái quá khiến các vị đạo hữu khác và khách nhân đánh giá phong thái của các vị trưởng bối, các vị lập ngôn không đúng mực sẽ tự làm đau mình đấy thôi. Riêng latuan thì latuan không e dè điều đó vì latuan gần như là không phạm sai lầm khi mở lời.
Và nhân đây latuan cũng trình bày một vấn đề không kém phần quan trọng. Tâm thái latuan đến diễn đàn này trải lòng và đi dạo chứ không tập trung vào việc học hỏi, vì lẽ là việc trải lòng nên cách lập ngôn của latuan không hạn cuộc vào sự nhún mình, khiêm hạ, latuan nói vậy không có nghĩa là latuan tùy tiện xúc phạm người, ngôn từ tự biết gìn giữ ở sự nhu hòa, uyển chuyển. latuan đến với diễn đàn là vì sự sáng rõ của chánh pháp chứ không phải mục đích latuan đến đây nhằm vào việc gây hấn, xâm lăng tín ngưỡng. Hiển nhiên là khi bắt được những điều hay, đúng latuan cũng sẽ mạn phép nhặt nhạnh lấy.
Và nếu Ban quản lý cùng admin nhận thấy latuan nên rời khỏi diễn đàn hãy cho latuan biết latuan sẽ rời đi bất cứ lúc nào mà diễn đàn muốn.
Rất cảm ơn trưởng bối vienquang6 cùng mọi người đã xem thư latuan trình.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Mời dùng chung trà...

* " Trà Triệu Châu- bánh Vân Môn".

Kính thưa ĐH latuan,
Đồng kính thưa quí ĐH trên diễn đàn.

....... Pháp môn Tịnh Độ là một quyền môn của Đạo Phật, mà đã nhiều đời chư Tổ phổ dụng để độ sanh.

....... Trong nhà chùa, mỗi năm vào lúc giao thừa, hoặc mỗi khi làm pháp sự quan trọng, quí Thầy đều làm lễ "khai chung bảng".- Trong lễ đó có một bài kệ (để mở đầu pháp sự), mà nói về lý thâm sâu của Tây Phương và A Di Đà

.......

Trai Đàn Khai Chung Bảng Thỉnh Thánh :

Xướng kệ , Khai Chung Bảng :

*Kim chung vận hướng ư không kiếp, - chi tiền !

Ngọc bảng thinh truyền ư oai âm, - na bạn !

Yết thị đường tiền dụng biểu định, - chi tuệ !

Viên dung quy tắc, -Vi thiền !

Đương kim phương trượng truyền đăng - tục đạo!

Tương vi y bát hoằng pháp - lợi sanh !

Tái kỳ, Phạm sát hữu khánh, - Đàn tín quy sùng!

Phàm hướng thời trung, - kiết tường như ý !

Nhơn Thiên hiệu lịnh, Phật Tổ hồng qui, thời tiết chí kỳ,

quyền thuộc - A thùy !

-Viên đoàn ( ..Keng..) Đoàn (..Keng..Keng )

-Phương Trát (..Cốc.. ) Trát ( ..Cốc..Cốc ).

*Bất thị kim linh diệc phi mộc đạc, quyền thiệt song hành,

-phương viên hộ tác!

Bất cấu bất nhiễm thị Tây-phương.

Vô não vô ưu chơn Cực-lạc.

Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương.

Bổn tánh Di Đà do tự giác.


*Nhứt cá viên hề ( Keng..) nhứt cá phương ( Cốc ..)

Đại thiên sa giới triệt tư lương,

Kim thinh mộc vận tùng tư chấn,

Vạn cổ sum nhiên “tuyển Phật trường “.

Nhứt chùy đả phá Thái Hư không

Vạn lý cô vân tùy tán lạc, Túng ngô đồng đầu thiết ngạnh nhơn, Nhậm bỉ ư tư hoán bì xác, Đại chúng văn thinh lịnh, nhi hành, Vật sử tương tâm nhi tấu bạt.

Xướng kệ , Khai Chung Bảng :
Chuông vàng từ ở không không kiếp, - Cổ đại xa rồi!
Bảng ngọc truyền vang thuở Oai-âm, - Pháp giới ngàn xưa !
Niêm trước thiền đường dùng biểu định, - Là Tuệ !
Đầy đủ pháp tắc, - Là Thiền !
Giờ đây, Phương Trượng “truyền đăng” - nối đạo !
Trải rộng bát y ,“Hoằng Pháp” - Lợi sinh !
Đến kỳ, Khánh vàng rung cõi phạm, - Đàn Tín quy y !
Hướng lòng đúng lúc ! - Kiết tường như ý !
Phật Tổ ân cao ! Trời Người vâng lịnh , -Thời tiết đến kỳ !
Cúi xin phủ … -Thùy !
- Chuông tròn ( đánh Keng ..) - Chuông.. (keng keng ..)
- Mõ gỗ (đánh Cốc…) - Mõ ( Cốc.. cốc.. cốc…)
Tuy không phải chuông vàng, hay mõ ngọc, nhưng "quyền" "thiệt" đồng bang, -Chuông tròn ngân…Vang !
*Không nhiễm không nhơ là Cõi Phật !
*Không lo không não đó Niết Bàn ! (Tây phuơng)
*Duy tâm Tịnh Độ khẳng định.- giữ
*Bổn tánh Di Đà tự giác.- nương.
- Một tiếng chuông hề, (Boong !)
- Một tiếng Mõ hề, ( Cốc !)
Nghĩ, thấu biết , - Đại thiên sa giới !
Chuông vàng, Mõ gỗ chấn động từ đây !.
Muôn kiếp cùng chung “ Tuyển Phật Trường” .
(tâm nghe,) Một chùy đánh nát thái hư không (Bớp -Vỗ thủ xích !)
Muôn dặm vầng mây tan tán lạc, Ngô đồng đầu sắt, người ngạnh kíp nhớ về đây liền đổi thay thân xác !
Đại chúng nghe chuông lịnh, chớ buông tâm rời rạc. (Vỗ xích! rồi trao xích cho duy na, trở về kinh đài)

images


....... Có thể nào ! VQ kính mời Quí ĐH chúng ta cùng ngồi lại thưởng thức chén trà "Triệu Châu", nhắm nháp chiếc bánh "Vân Môn" này được chứ... Kính mời.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Nam Mô A Di Đà Phật

_ Trà Triệu Châu vốn bình đẳng vô phân biệt, mở lòng đón khách bất kể người thân-kẻ người sơ, vô danh- hữu vị... Bánh Vân Môn lại tỏ lộ lòng bi riêng tặng cho đãng tử khởi ý đi xa mà lương thực ăn đường chưa có.

Nhưng đó là chuyện đời xưa, hỏi người hữu tình đương vị "công đức" đó có..."...đẳng thừa đương"?

_ Bút đã phóng rồi thì làm sao "phong bút", hơi đã thành lời thì bất khả "tịch ngôn"? Nhưng dù PHÓNG hay PHONG, CUỒNG hay TỊCH...đều là biệt tướng giữa trời vạn tượng như con sóng đập vào bờ có tiếng ầm vằng lại để ghi dấu ba đào kia "hiện hữu" rồi tuyệt tích bởi vạn tượng vốn vô thường; nhưng đều đáng tán thán là cái "quá khứ" đã qua là cái có thực thời...quá khứ.

Vậy nên chỗ "am hiểu nguồn tâm" ắt hẳn phải tỏ lộ chỗ biến hóa biệt tướng giữa trời vạn tượng thành KHÔNG TƯỚNG, hãy chờ xem?

Hề hề...

Trừng Hải
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trà Triệu Châu.

attachment.php
 

Đính kèm

  • Vô trí TS.jpg
    Vô trí TS.jpg
    42.1 KB · Xem: 218

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Bánh Vân Môn

images
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* SẮC (Có)- KHÔNG

Kính các Bạn. Nhớ lại thưở còn ngồi ghế nhà trường. HT Thích Thanh Kiểm có dạy:

Sắc- không có 3 bậc:

1/. Sắc không đối đãi. Nghĩa là Có đối đãi với không (còn trong Nhị nguyên).

2/. Sắc không bất dị.- Sắc chẳng khác không ( Sắc không bất nhị).

3/. Sắc không tuyệt đãi ( lý Nhất nguyên - NHƯ).

Vậy xin hỏi các Bạn Phật Di Đà và cõi Tây phương có hay không ?
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
* SẮC (Có)- KHÔNG

Kính các Bạn. Nhớ lại thưở còn ngồi ghế nhà trường. HT Thích Thanh Kiểm có dạy:

Sắc- không có 3 bậc:

1/. Sắc không đối đãi. Nghĩa là Có đối đãi với không (còn trong Nhị nguyên).

2/. Sắc không bất dị.- Sắc chẳng khác không ( Sắc không bất nhị).

3/. Sắc không tuyệt đãi ( lý Nhất nguyên - NHƯ).

Vậy xin hỏi các Bạn Phật Di Đà và cõi Tây phương có hay không ?

Theo Trí Từ thì ai tin thì sẽ là có. Ai không tin thì sẽ là không. Vậy thực sự có hay không thì bản thân người đó chọn chứ chẳng thể ai chọn giùm cho ai, rồi bắt ép họ chọn theo mình là điều thật sai còn gì.

Cõi Phật ấy có hay không thì quan trọng gì trên đường tu tập. Cứ hãy tu đúng với cái hiểu biết của mình để sau này thân hoại mạng chung thì có về được xứ Phật hay đi xứ nào thì lúc đó hãy trách sao duyên gần Chánh Pháp quá mỏng manh dể vỡ mà thôi.

Cứ tu tốt đi thì lẻ nào người không tin cõi Phật A Di Đà không có thì không được ghé thăm nếu thật sự cõi A Di Đà có thật !!!

Cứ tu "hú" đi thì lẻ nào người tin cõi Phật A Di Đà là có thật thì lại được Phật mở cửa cho vào nghĩ chân hay sao !!!

Xin cùng tâm sự !!!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
* SẮC (Có)- KHÔNG

Kính các Bạn. Nhớ lại thưở còn ngồi ghế nhà trường. HT Thích Thanh Kiểm có dạy:

Sắc- không có 3 bậc:

1/. Sắc không đối đãi. Nghĩa là Có đối đãi với không (còn trong Nhị nguyên).

2/. Sắc không bất dị.- Sắc chẳng khác không ( Sắc không bất nhị).

3/. Sắc không tuyệt đãi ( lý Nhất nguyên - NHƯ).

Vậy xin hỏi các Bạn Phật Di Đà và cõi Tây phương có hay không ?

Kính bác Viên Quang!
Theo vodanhladanh:

-Nếu là có thì là có.
-Nếu là không thì là không.

Bởi:
-Có dụng nghĩa là có.
-Không dụng nghĩa là không.

Nên:
-Ai có thể dụng nghĩa là có.
-Ai không thể dụng nghĩa là không.

Vì:
-Dù là có nhưng không dụng được thì khác gì là không?
-Dù là không có nhưng dụng được thì khác gì có?
Vậy sao phải quan tâm việc có hay không?

Khi dụng được tự biết là có hay không. Mà khi dụng được cũng chẳng còn quan tâm có hay không.
Khi chẳng dụng được thì có hay không cũng là không. Vậy cũng chẳng cần quan tâm là có hay không.
Hãy quan tâm tại sao không dụng được? Không dụng được là do điều gì? Khi hiểu được tại sao không dụng được tất thấy chổ dụng, khi thấy chổ dụng thì thành ra khác nào là có?

Vậy vấn đề có hay không trở thành: Không dụng được là do điều gì?

Để thấy vấn đề tại sao không dụng được, vodanh cũng như nhiều người khác thường công nhận vào 2 điều kiện: thấy được tính mình và thấy tính vạn pháp. ( cái này tạm cho là như thế, vodanh không có cơ sở vững chắc điều này)
Nhưng rắc rồi ở chổ lòng vòng: muốn thấy tính vạn pháp thì phải thấy tính mình, muốn thấy tình mình thì phải thấy tính vạn pháp....
Làm sao gỡ cái vòng lẩn quẩn này?
Nhưng thực ra cái dạng lòng vòng này là hết sức bình thường, và luôn xảy ra trong cuộc sống trước mắt ta, chỉ là thấy hay không mà thôi.
Cho nên chuyện Phật A Di Đà và cõi Tây Phương có hay không trở thành : chúng ta có thấy (tính) những sự việc xảy ra hàng ngày trước mắt mình hay không?
-Nếu thấy trả lời là có.;
-Nếu không thấy trả lời là không.
Có hay không là tùy ở mổi người thấy hay không.
Mổi chúng sinh là Phật sẽ thành, nên bây giờ mổi chúng ta sẽ nói là có hoặc không, nhưng rồi tất cả sẽ là có khi nhận thức ra chổ dụng, rồi lại là không khi chẳng cần chổ dụng này.
Kính trình!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Sắc không đối đãi.

* "Có thì có tự mãi mai,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Ai hay bóng nguyệt dòng sông,
Chấp chi có có không không mơ màng."
(từ Đạo Hạnh)


Theo Trí Từ thì ai tin thì sẽ là có. Ai không tin thì sẽ là không. Vậy thực sự có hay không thì bản thân người đó chọn chứ chẳng thể ai chọn giùm cho ai, rồi bắt ép họ chọn theo mình là điều thật sai còn gì.

Cõi Phật ấy có hay không thì quan trọng gì trên đường tu tập. Cứ hãy tu đúng với cái hiểu biết của mình để sau này thân hoại mạng chung thì có về được xứ Phật hay đi xứ nào thì lúc đó hãy trách sao duyên gần Chánh Pháp quá mỏng manh dể vỡ mà thôi.

Cứ tu tốt đi thì lẻ nào người không tin cõi Phật A Di Đà không có thì không được ghé thăm nếu thật sự cõi A Di Đà có thật !!!

Cứ tu "hú" đi thì lẻ nào người tin cõi Phật A Di Đà là có thật thì lại được Phật mở cửa cho vào nghĩ chân hay sao !!!

Xin cùng tâm sự !!!

....... Kính Bạn Trí từ ! Bạn vào được tầng thứ nhất của tư tưởng Bát nhã.- Sắc không đối đãi.

....... Thưa bạn : Tất cả các pháp "có" đều do nhân duyên sanh, Pháp do nhân duyên sanh, là pháp "hữu vi".

....... Phật dạy:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.

(kinh Kim Cang)

....... Thưa bạn: Phật không phải là pháp hữu vi, bọt bèo, mộng huyễn đó đâu ! Phật mà bạn thấy đó chỉ là hóa Phật mà thôi.

images


....... Tuy rằng bạn xưng tán hóa Phật cũng có công đức, nhưng muốn tiến bộ hơn, bạn cần tiến lên bước nữa...

....... Cầu nguyện đức Đại Thế Chí Bồ tát, thường hộ trì cho bạn, mau tiến hóa bình an.

....... Xin kính tặng bạn bài kệ này (thay cho bánh Vân Môn)

Có - không .- lòng ức tưởng,
Hư - thật .- mộng mơ màng.
Hãy lìa xa nhị kiến, (hai cái thấy có và không)
Phật Di Đà hiện thân..


Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Sắc không bất dị.

* Kiến Tánh là thấy tánh. Nhưng thấy cái tánh gì ?

=vodanhladanh;92736]....
Nhưng rắc rồi ở chổ lòng vòng: muốn thấy tính vạn pháp thì phải thấy tính mình, muốn thấy tình mình thì phải thấy tính vạn pháp....
Làm sao gỡ cái vòng lẩn quẩn này?



....... Kính bạn vodanhladanh.

Chúc mừng Bạn đã vào đến tầng thứ 2.- Bất dị.

....... Người Kiến tánh (thấy tánh) , không phải là thấy " tánh của mình". Bởi đơn giản, trước khi thấy tánh, hành giả phải mài mòn bản ngã, thấy rõ Vô ngã (không còn ngã tướng, thì làm sao thấy tánh của mình !).

Thấy tánh chất "vô ngã" của vạn pháp .- đó chính là kiến tánh.

* Vô ngã ở hữu tình gọi là Phật Tánh thanh tịnh.- Thấy Phật tánh bản nhiên thanh tịnh chính là kiến tánh.

* Vô ngã ở vô tình gọi là Pháp Tánh thanh tịnh.- Thấy Pháp tánh bản nhiên thanh tịnh chính là kiến tánh.​

Kính tặng bạn bài kệ của TS Diệu Giác:

Phật Tính vốn là “Tính chẳng hai”,
Thế gian nào có “đúng” hay “sai”,
Chính tâm, trung đạo, lìa sinh tử,
Kiến tính - tự lòng hiện Như Lai.


 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Sáng sớm đã được thấy trưởng bối vienquang6 châm trà, dọn bánh lòng latuan thấy rất phấn khởi. Nghe mùi hương thanh khiết của trà Triệu Châu tự biết bánh vân môn khác nào cơm hương tích nên thật lòng latuan muốn dùng ngay. Tiếc rằng điện cúp nên latuan ngẩn ngơ chờ đợi.
Trà bánh từ sáng mà mãi đến giờ này vẫn vẹn nguyên ý vị latuan không khách khí nữa xin mạn phép thọ dụng. Kính các vị trưởng bối!
Cảm ơn bác vienquang6 với hương trà thơm, vị bánh ngon!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
* SẮC (Có)- KHÔNG

Kính các Bạn. Nhớ lại thưở còn ngồi ghế nhà trường. HT Thích Thanh Kiểm có dạy:

Sắc- không có 3 bậc:

1/. Sắc không đối đãi. Nghĩa là Có đối đãi với không (còn trong Nhị nguyên).

2/. Sắc không bất dị.- Sắc chẳng khác không ( Sắc không bất nhị).

3/. Sắc không tuyệt đãi ( lý Nhất nguyên - NHƯ).

Vậy xin hỏi các Bạn Phật Di Đà và cõi Tây phương có hay không ?

latuan xin trả lời câu hỏi của trưởng bối vienquang6.
- Phật Thích Ca vì chúng sinh mê vọng nơi 3 cõi mà tuyên thuyết vô thường khổ không vô ngã mở mắt người đời về tính không vạn pháp. Người đời mê vọng lại chấp không nên buông lung tâm tánh dẫn đến não loạn thân tâm Phật đoái thương tuyên thuyết Niết bàn thường an lạc tịnh nhằm hướng người mê về chánh đạo. Khi y tựa hành trì bát chánh đạo đến minh tâm học nhân sẽ kiến tánh, tự biết Tánh không vạn pháp là chân không diệu hữu, tánh của vạn pháp là hư huyễn, không thât có chẳng thật không. Liễu nghĩa tánh không vạn pháp hành giả sống với cái biết đó buông bỏ tư tâm khái niệm ta - người là nếm pháp vị thường an lạc tịnh ngay nơi hiện kiến, tự biết há có cõi Niết bàn để hành giả về thọ dụng.
- Vì nếu hiểu như thế khác nào biết vạn pháp là huyễn lại hão huyền bỏ vọng, tầm chân khi biết chân cũng là hư huyễn, cũng là giả lập pháp.
Sau khi thông suốt vạn pháp đành rằng biết vạn pháp hư huyễn, ta - người mộng ảo nhưng do rõ biết người đời mê đắm, chìm nỗi trong khổ não hư giả nhưng lại nghĩ là thật và nghĩ nhớ bi nguyện của Giác giả Thích Ca nên lập bồ tát hạnh, nhập thế nói mà không nói, làm mà không làm. Mọi sự tùy duyên.
...
- Thân như hòn bọt, tâm như huyễn.
- Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến như lai.
...
Nếu ở trên là lời chánh ngữ, là chánh pháp nhãn tạng của Phật Thích Ca lưu bố trong nhân gian thì câu hỏi của bác vienquang6 Phật Thích Ca đã trả lời rồi nên latuan không có thêm ý riêng.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Giả nhập không.

Kính Bác trừng hải.

Thiên Thai giáo quán tông, có pháp Tam quán:

+ Tùng giả nhập không.

+ Tùng không nhập giả.

+ Trung Đạo đệ nhất nghĩa.


.......

Vậy nên chỗ "am hiểu nguồn tâm" ắt hẳn phải tỏ lộ chỗ biến hóa biệt tướng giữa trời vạn tượng thành KHÔNG TƯỚNG, ....

Hề hề...

Trừng Hải

....... Vâng ! Thấy được các pháp là giả, để nhập vào không, đó là bước đầu vào thiền quán.

Xin kính bác bài kệ này:

Gậy sừng thỏ khêu trăng đáy nước,
Dây lông rừa trói gió đầu non.
Con tò vò nuốt mất núi Tu Di,
Con khỉ giật mình xuất đại định.


 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Như Lai giả thị chư pháp NHƯ nghĩa.
Kính thưa nhân giả latuan.

"Nhược thực nhược hư trúc ảnh tảo giai trần bất động
Thị không thị sắc nguyệt xuyên hải để thuỷ vô ngân"
nghĩa:
Như thực như hư, bóng trúc quét thềm, bụi trần chẳng chuyển,
Là không là sắc, trăng xuyên đáy biển, nước không hằn.



latuan xin trả lời câu hỏi..
- Phật Thích Ca vì chúng sinh mê vọng nơi 3 cõi mà tuyên thuyết vô thường khổ không vô ngã mở mắt người đời về tính không vạn pháp. Người đời mê vọng lại chấp không nên buông lung tâm tánh dẫn đến não loạn thân tâm Phật đoái thương tuyên thuyết Niết bàn thường an lạc tịnh nhằm hướng người mê về chánh đạo. Khi y tựa hành trì bát chánh đạo đến minh tâm học nhân sẽ kiến tánh, tự biết Tánh không vạn pháp là chân không diệu hữu, tánh của vạn pháp là hư huyễn, không thât có chẳng thật không. Liễu nghĩa tánh không vạn pháp hành giả sống với cái biết đó buông bỏ tư tâm khái niệm ta - người là nếm pháp vị thường an lạc tịnh ngay nơi hiện kiến, tự biết há có cõi Niết bàn để hành giả về thọ dụng.
- Vì nếu hiểu như thế khác nào biết vạn pháp là huyễn lại hão huyền bỏ vọng, tầm chân khi biết chân cũng là hư huyễn, cũng là giả lập pháp.

Kính nhân giả. Đại Trí Độ Luận dạy:

...Thế nhưng nếu chấp chẳng có Như Lai, thì lại rơi vào tà kiến.

....... Như vậy là nói "có Như Lai" hay nói "không có Như Lai", thì cũng đều là hý luận cả. Dùng các pháp hý luận mà cầu Như Lai, thì Như Lai là bất khả đắc vậy.

....... Nên biết tướng của Như Lai cũng là tướng của hết thảy pháp, và tướng của hết thảy pháp là tướng của Như Lai . Vì "Như Lai tướng" rốt ráo là "không tướng", và "không tướng" tức là "hết thảy pháp tướng" vậy.

Về vấn đề Niết bàn Luận dạy:

LUẬN:

....... Hỏi: Thế nào gọi là như ? Thế nào gọi là 3 đời đều như ?

....... Đáp: Nói Vô Sanh là nói Thật Tế. Nói 3 đời đều Như là nói hết thảy pháp tướng đều như, chẳng có sai khác.
Như có 2 nghĩa. Đó là:

- Thế gian Như.
- Xuất thế gian Như.
....... Các pháp trong 3 đời đều chỉ là một tướng (nhất tướng). Do các nhân duyên quả báo, nên phân biệt có các tướng sai khác: Có biệt tướng, có tổng tướng. Do sự phân biệt các tướng như vậy mà hình thành pháp tướng thế gian.

....... Nếu lấy trí huệ Bát nhã quán chiếu, thì sẽ thấy rõ các pháp tướng trong cả 3 đời đều là Như, là Vô Sanh, là Thật Tế Vô Sanh vậy.

....... Bởi nhân duyên vậy, nên nói các pháp thế gian và xuất thế gian ở cả 3 đời đều Như.

....... Hỏi: Như pháp tướng cũng là Vô Sanh tướng, phá hết thảy các tướng, chẳng còn có phân biệt nữa. Như vậy vì sao còn nói đến thật tế vô sanh của các pháp trong 3 đời ?

....... Đáp: Nhằm phá tướng sanh của các pháp, phá chấp có ba đời mà nói các pháp trong ba đời chỉ là một tướng (nhất tướng), là chẳng có tướng (vô tướng). Các pháp chẳng có sanh nên là Vô Sanh. Tướng Vô Sanh là tướng Niết bàn, là bất sanh bất diệt vậy.

....... Tướng của hết thảy các pháp cũng là tướng Niết bàn, nên Phật thường dạy :"Hết thảy các pháp đều là thật tế vô sanh".

Như vậy Kinh Bát Nhã và Đại Trí Độ Luận (luận Bát Nhã) đều dạy :

* Có Phật. Phật từ NHƯ mà đến nên gọi NHƯ LAI.

* Có Niết bàn. Tướng Vô Sanh (NHƯ) là tướng Niết bàn, là bất sanh bất diệt vậy.

Kính nhân giả:

Như câu đối ở chùa Ấn Quang nêu:

PHẬT HIỆU DI ĐÀ, PHÁP GIỚI TÀNG THÂN TÙY XỨ HIỆN,
QUỐC DANH CỰC LẠC, TỊCH QUANG CHÂN CẢNH CÁ TRUNG HUYỀN.


nghĩa:

Đức Phật hiệu là Di Đà, thân ngài ẩn tàng khắp pháp giới tùy theo nơi nào ứng thì hiện.
Nước tên Cực Lạc, là TỊCH, là QUANG (vừa vắng lặng, vừa chiếu soi) đó là CHƠN CẢNH, nó huyền diệu trong mỗi con người.

(Rất mong nhân giả thường đàm luận)

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
* Như Lai giả thị chư pháp NHƯ nghĩa.
Kính thưa nhân giả latuan.

"Nhược thực nhược hư trúc ảnh tảo giai trần bất động
Thị không thị sắc nguyệt xuyên hải để thuỷ vô ngân"
nghĩa:
Như thực như hư, bóng trúc quét thềm, bụi trần chẳng chuyển,
Là không là sắc, trăng xuyên đáy biển, nước không hằn.





Kính nhân giả. Đại Trí Độ Luận dạy:



Về vấn đề Niết bàn Luận dạy:



Như vậy Kinh Bát Nhã và Đại Trí Độ Luận (luận Bát Nhã) đều dạy :

* Có Phật. Phật từ NHƯ mà đến nên gọi NHƯ LAI.

* Có Niết bàn. Tướng Vô Sanh (NHƯ) là tướng Niết bàn, là bất sanh bất diệt vậy.

Kính nhân giả:

Như câu đối ở chùa Ấn Quang nêu:

PHẬT HIỆU DI ĐÀ, PHÁP GIỚI TÀNG THÂN TÙY XỨ HIỆN,
QUỐC DANH CỰC LẠC, TỊCH QUANG CHÂN CẢNH CÁ TRUNG HUYỀN.


nghĩa:

Đức Phật hiệu là Di Đà, thân ngài ẩn tàng khắp pháp giới tùy theo nơi nào ứng thì hiện.
Nước tên Cực Lạc, là TỊCH, là QUANG (vừa vắng lặng, vừa chiếu soi) đó là CHƠN CẢNH, nó huyền diệu trong mỗi con người.

(Rất mong nhân giả thường đàm luận)

Kính.

Cảm ơn trưởng bối vienquang6 đã mở rộng cửa và chia sẻ!

Thế nhưng nếu chấp chẳng có Như Lai, thì lại rơi vào tà kiến.

....... Như vậy là nói "có Như Lai" hay nói "không có Như Lai", thì cũng đều là hý luận cả. Dùng các pháp hý luận mà cầu Như Lai, thì Như Lai là bất khả đắc vậy.

....... Nên biết tướng của Như Lai cũng là tướng của hết thảy pháp, và tướng của hết thảy pháp là tướng của Như Lai . Vì "Như Lai tướng" rốt ráo là "không tướng", và "không tướng" tức là "hết thảy pháp tướng" vậy.

Latuan xin trình ý cho trưởng bối lãm tường.
Latuan không xui người học Phật chấp có Phật hay không Phật vì rõ biết rơi vào chấp sẽ là tà kiến. Vì người chấp có Phật nên latuan dùng lý không tánh bác việc có Phật.
Ở đây sẽ có một sự sai khác rất lớn giữa người nói và người nghe.
Giai đoạn đầu latuan là người nghe, vì latuan nghe người nói có Phật nên biết người nói rơi vào tà kiến chấp có Phật. Do rõ biết chấp có Phật – không Phật đều không đúng với chánh pháp nên latuan mới chuyển vị thành người nói nói lý không Phật để phá tà kiến ở nơi người học Phật. Dù latuan nói có Phật – không Phật nhưng không rơi vào tà kiến chấp có Phật – không Phật vì latuan rõ biết đó là chấp. Lúc bấy giờ sẽ có người khởi vọng chấp hóa ra latuan đã vọng chấp người sai, ta đúng nên latuan mới mở lời, tâm latuan đã động khởi. Thời may ngay cả vọng chấp này latuan cũng rõ biết nhưng latuan vẫn mở lời vì từ bi tâm vay mượn từ tiền nhân Phật Thích Ca đấy thôi. Do vậy nên latuan nói mà không dính mắc, đương nhiên là khi latuan nói được là đã làm được rồi.
Và ở đây trưởng bối vienquang6 sẽ thấy có sự sai khác về cách dùng từ của latuan và trưởng bối. Trưởng bối dùng từ Như Lai còn latuan dùng từ Phật và thường dùng từ Phật Thích Ca, là vị Phật duy nhất mà latuan thừa nhận có thật trong lịch sử loài người.
Tại sao latuan có sự phân biệt việc dùng từ để chỉ Phật, Như Lai?
Vì lẽ dù cả hai đều là danh xưng giả lập chỉ vị Giác giả hoàn toàn nhưng nghĩa có khác. Phật chỉ người đạt sự toàn giác, còn Như Lai chỉ pháp giới tánh mà người đạt sự toàn giác rõ biết, thế nên Như Lai còn có nghĩa là không đến không đi.
Người chứng ngộ pháp vô sanh hòa tiểu ngã vào chân ngã, đại ngã, tâm đã đồng nhất vạn pháp nên mới có danh xưng giả lập Như Lai không đến không đi.
Do vậy latuan thường dùng các danh xưng giả lập của Phật tùy theo từng ngữ cảnh, ngữ nghĩa thích hợp.
Do đó nghĩa Như Lai mà trưởng bối dùng latuan có biết đó là pháp giới tánh của Phật là có hiện hữu nhưng mang tánh không mà người chứng ngộ hằng nhận biết với tâm vô phân biệt.
Thưa trưởng bối với cách luận của latuan thì phải chăng Niết bàn luận, Trí Độ luận, kinh bát nhã với quá nhiều câu từ cũng không vượt khỏi cách luận của latuan bởi không đến, không đi thì vốn đã là như như, rõ là như như thì đâu cần luận 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai thêm chi nữa. Và Niết bàn là một tên gọi khác của pháp giới tánh cũng như như, cũng không hạn cuộc quá khứ, hiện tại, vị lai cùng tánh bất sinh, bất diệt.
Còn câu đối ở chùa Ấn Quang thì trưởng bối dựa vào điều gì để khẳng định điều đó là đúng mực. Nếu xét đến tận cùng trưởng bối sẽ nhận ra vì sự lập lờ kiến giải trên sẽ khiến người học Phật không liễu nghĩa câu đối ngỡ rằng cõi Cực Lạc là thật có, vì kiến giải cho rằng cõi Cực Lạc là chân cảnh, từ đó lại dấy lên kiến chấp “Bỏ vọng về chân” nào hay chân cảnh cũng vốn đồng tánh với vọng cảnh, cũng chỉ là hư huyễn, chẳng thật có chẳng thật không chỉ có pháp giới tánh là thường còn với tâm vô phân biệt.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
* SẮC (Có)- KHÔNG

Kính các Bạn. Nhớ lại thưở còn ngồi ghế nhà trường. HT Thích Thanh Kiểm có dạy:

Sắc- không có 3 bậc:

1/. Sắc không đối đãi. Nghĩa là Có đối đãi với không (còn trong Nhị nguyên).

2/. Sắc không bất dị.- Sắc chẳng khác không ( Sắc không bất nhị).

3/. Sắc không tuyệt đãi ( lý Nhất nguyên - NHƯ).

Vậy xin hỏi các Bạn Phật Di Đà và cõi Tây phương có hay không ?

Haizzzzz kính Thầy,
"Tự Tính Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ" con đã ngộ rồi, con xin sám hối tới những ai mà con phồng mang trơn má mặc áo giáp sở tri kiến phòng về với những vị chưa tin hay tin nửa vời có cõi Tinh Độ.
Hằng thuận chúng sinh, biết rằng tuỳ duyên chớ có bôn xu, nhưng sao lại cuốn chấp theo duyên rồi để bôn xu ?
Xấu hổ quá. thật sám hối.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính nhân giả latuan.

Quả thật ngài là Thần long, khó thấy được chân tướng.

VQ kính xin thay mặt thầy Admin hân hoan chào đón ngài lai khứ tự tại.

VQ xin cúng dường ngài chiếc áo THÀNH VIÊN VINH DỰ

Xin ngài nhận cho.

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính nhân giả latuan.

Quả thật ngài là Thần long, khó thấy được chân tướng.

VQ kính xin thay mặt thầy Admin hân hoan chào đón ngài lai khứ tự tại.

VQ xin cúng dường ngài chiếc áo THÀNH VIÊN VINH DỰ

Xin ngài nhận cho.

Kính.

Trình trưởng bối vienquang6! Áo thì đã khoác lên người nên nếu latuan bảo là không dám nhận thì là lời điên đảo mất rồi, vậy nên latuan xin cảm ơn trưởng bối đã ban áo!
Kính!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Nam Mô A Di Đà Phật

latuan trình thư- (Thầy)Viên Quang chứng lời- Trừng Hải gỏ mõ khua chuông bởi, dù chung bảng vô tình nhưng ở nơi "linh địa" thì thanh âm đó ắt hẳn phải rỡ rỡ huyền vi tỏ lộ chỗ "quyền thực song hành" bởi "phương viên hộ tác".

latuan trình thư- viết

_ Pháp vốn đa thù nên biến ảo thiên hình vậy nên chớ nhìn qua...khung cửa hẹp.

_ Pháp vốn viên dung-vô ngại, đừng vì "...sở tri kiến" mà tỏ lộ chỗ "bảo thủ, chủ quan, cực đoan" bởi "sự học không thông suốt" tức...học hành không tới nơi tới chốn.

_ latuan đến "trải lòng và dạo chơi" nhưng vô úy (không e ngại những cú va đập).

Thế gian bội phần ô trược, cùng tận đảo điên, vô tàm phi quý...nên lời phải cuồng phong cùng nộ, lửa trào phẩn tận, sóng cuộn càn khôn...mới "hy vọng" rủ sạch cái nhìn u mê, chướng ám khởi từ ngục tù ý thức (giới).

Trừng Hải xin khua chuông gỏ mõ ngày ngày tán thán lời "quyền thực song hành"



Kính, Trừng Hải

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên