" PHONG CÁCH THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT THIỀN
"Thiền là một tông phái Đại Thừa Phật Giáo , phát xuất và bành trướng tại Trung Hoa . Triết lý và pháp môn tu tập của Thiền không dị biệt trên căn bản với triết lý và pháp môn tu tập của các tông phái Đại Thừa khác . Thiền không sở hữu một giáo lý độc nhất hay riêng biệt nào mà không bao hàm trong Phật Giáo Đại Thừa toàn diện . Dị biệt duy nhất chỉ ở cái phong thái phóng túng và các lối diễn tả kỳ quặc mà các Thiền Đồ áp dụng trong giáo lý và pháp tu tập của họ.
Cái phong cách hay truyền thống Thiền này hình thành vào giai đoạn sau này của lịch sử Thiền thì quá đặc biệt và dị thường vô song trong bất cứ phạm vi triết lý hay tôn giáo nào khác
Vậy thì , cái phong cách Thiền này là gì ?Nói vắn tắt ,phong cách Thiền gồm cái ngôn ngữ bí ẩn , những thái độ kỳ quặc ,và phương pháp lạ lùng mà các Thiền Sư áp dụng trong giáo lý và pháp tu tập của họ.
Ví dụ , một ông tăng hỏi , " Thế nào là ý của Tổ Đạt Ma từ Tây Trúc qua đây ? "( thế có nghĩa là chân lý là gì ?). Thiền sư đáp : "Cây trắc bá ngoài sân ". Cũng câu hỏi đó đem hỏi một Thiền Sư khác . Thiền sư đáp : "Các khứa của tấm ván mọc lông ". Người ta có thể giải thích là những câu trả lời này hàm ý biến tại tính của thực tại ; vì chân lý ở mọi nơi và thâm nhập ở tất cả : cây trắc bá . hay ngọn gió thổi , hay con chó hú , ngay cả tấm ván mọc lông tất cả đều sống động trong cái bây giờ và ở đây hiện tiền .Ý của việc Tổ Đạt Ma từ Tây Trúc qua là để giải minh cái chân lý đại đồng này . Người ta cũng có thể giải thích mục đích chính của câu đáp " các khứa của tấm ván mọc lông " là một ý định của Thiền sư để đẩy đệ tử ra khỏi con đường suy tưởng quen thói và tuần tự của hắn và đưa hắn trực tiếp đến cảnh giới siêu việt bằng một câu trả lời rõ rệt là phi lý và lạc đề . Người ta còn có thể đi xa hơn nữa mà nói rằng Thiền Sư không hề có ý trả lời câu hỏi ; ông chỉ bày tỏ một cách giản dị và trực tiếp những gì ông thấy và cảm vào lúc mà câu hỏi được đặt ra cho ông ...."
( Thiền Đạo Tu Tập _ TS Ch CH CH )