Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số thành viên bình chọn
    15
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Hắc-Phong kính !
Qua câu chuyện trên thì bangtam học được là : Phiền não cùng trí huệ chỉ là 1 thôi .

1- Vì từ cái tâm hơn thua tranh chấp của thầy trò cậu A - y như cái ý thức thích tranh chấp hơn thua nơi bangtam đâu có khác - nên biết vậy thì bt sẽ cố gắng tu tập [ buông bỏ cái tranh chấp hơn thua vô ích ] thì vô minh tức khắc sẽ là Trí liền vậy !

2- Còn cậu B thì tâm không ghét phiền não - không cầu thanh tịnh - nên lời lẽ rất nhẹ nhàng trong sáng - không vướn mắc - cậu B đã trả lời với cậu A không khác gì như cậu đang nói với chính mình .
Kính xin Hắc-Phong chỉ dạy thêm cho bangtam .

KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
89. Đối Thoại Thiền

Các thiền sư hay huấn luyện cho đệ tử tự biểu lộ. Hai Thiền viện có hai cậu bé thiền sinh
được gởi gắm. Một cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường.
"Anh đi đâu đấy?" cậu A hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu B trả lời.
Câu trả lời như thế làm cậu A bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ
bảo, "khi con gặp tên nhải ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó: ‘Giả sữ anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó."Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.
"Anh đi đâu đấy?" cậu A hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu B trả lời.
Thế là cậu bé A ngẫn ngơ, thiểu não về tìm gặp thầy.
"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.
Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau (lần thứ ba.)
"Anh đi đâu đấy?" cậu A hỏi.
"Tôi ra chợ mua rau," cậu B đáp.

-----------
Kính quý đạo hữu !

Liệu chúng ta có thể học được gì qua câu chuyện trên nhỉ ?

Kính !
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính chị Hắc phong, chi bangtam và quý đạo hữu !

Còn đây là bài "thu hoạch" của "hoa bé xíu" :


_ Phải chăng mục đích của Thiền là......."đập vở cái tháp ngà bản ngã" để nhìn thấy bầu trời Phật pháp mênh mông, trong sáng ?

_ Đập bằng cái gì ? Bằng búa chăng ?
_ Hình như không phải vậy ?! Mà đa phần là bằng lời nói (đôi khi là bằng những hành động nghịch thường _ cho ăn hèo, véo mủi, .....v....v.....) hoặc cả hai, ví dụ như :


Lúc ngài Bá Trượng còn làm Thị Giả của Mã Tổ. Ngài với Mã Tổ đi dạo vườn thấy bầy vịt trời bay ngang, Mã Tổ hỏi: "Cái gì đó?" Tổ Bá Trượng trả lời: "Dạ, bầy vịt trời." Mã Tổ hỏi: "Bay đi đâu?" Ngài Bá Trượng trả lời: "Bay qua mất rồi." Thế ngài nắm lỗ mũi của ông vặn một cái đau điếng la thất thanh. Mã Tổ bảo: "Sao không nói bay mất rồi ?" Ngay đó ông tỉnh ngộ.


Khi ánh mắt là "cửa sổ tâm hồn" thì lời nói là biểu hiện của CHẤP NHẤT hay TRÍ TUỆ, lời nói thể hiện kết quả tu hành.

Hãy xem như cậu A dù học thuộc lời của Thầy (mà không có Trí Tuệ) thì ........chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.


Còn ở cậu B, có chứng ngộ gì hay không chúng ta chưa biết, nhưng ít nhất cậu ta KHÔNG PHẢI LÀ CÁI MÁY CASSETTE.


Hoatihon nghĩ thế, xin được chỉ giáo thêm.


Kính !



[/NEN]
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




lời nói thể hiện kết quả tu hành.




Kính !



[/NEN]
Vậy hoatihon cho choconxauxi được hỏi :

Phượng Hoàng đậu cành gì ?

:icon_irre::icon_irre::icon_irre:
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Choconxauxi kính !
bangtam hơi hơi nghi nghi là Hoatihon sẽ nói Phượng Hoàng đậu cành ...cây ...Đa ! hahaha!

KÍNH
bangtam
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Vậy hoatihon cho choconxauxi được hỏi :

Phượng Hoàng đậu cành gì ?

:icon_irre::icon_irre::icon_irre:

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]






than dong.webp


Hi....hi.....! Biết "chít" liền.






[/NEN]
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
89. Đối Thoại Thiền

Các thiền sư hay huấn luyện cho đệ tử tự biểu lộ. Hai Thiền viện có hai cậu bé thiền sinh
được gởi gắm. Một cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường.
"Anh đi đâu đấy?" cậu A hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu B trả lời.
Câu trả lời như thế làm cậu A bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ
bảo, "khi con gặp tên nhải ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó: ‘Giả sữ anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó."Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.
"Anh đi đâu đấy?" cậu A hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu B trả lời.
Thế là cậu bé A ngẫn ngơ, thiểu não về tìm gặp thầy.
"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.
Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau (lần thứ ba.)
"Anh đi đâu đấy?" cậu A hỏi.
"Tôi ra chợ mua rau," cậu B đáp.

-----------
Kính quý đạo hữu !

Liệu chúng ta có thể học được gì qua câu chuyện trên nhỉ ?

Kính !

Chào bác Ngọc Quế
Chào Hắc Phong
Chào Hoàng Trí
Chào Hoa Ti Hon
Chào CCXX
Chào các ĐH Băng Tâm , Thành Tâm , Vọng Ngã

Theo mình nghĩ câu truyện trên là khuyên chúng ta không nên chấp vào những chuyện chẳng có gì là quan trọng , như việc đi chợ , hay đi làm , đi chơi... vì nếu chúng ta chấp vào những việc không quan trọng lắm ( như Hoa Tí Hon chấp mình là Phượng Hoàng còn Hoàng Trí chỉ là "Que cứt khô " chẳng hạn _ hì hì )thì chúng ta sẽ mất đi sự tự do và an lạc của chúng ta

Còn về
Phượng Hoàng đậu cành gì

Thì mình không rõ ,mình chỉ nghe nói loài chim quý hiếm này hay ẩn ở trên mây chứ không phải như chim Cò:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con

Mình ghi lại bài này để cám ơn HTH đã cho câu chuyện Mã Tổ với Thiền sinh và con cò bay.
Xin bạn ghi lại cho bài thơ chim nhạn bay mình quên mất rồi
Nhạn Quá Trường Không
Thân chào các người bạn Già cũng như bạn Trẻ của tôi nhé
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]






than dong.webp


Hi....hi.....! Biết "chít" liền.






[/NEN]

thandong2.jpg


Hay lắm cô bé ! Câu trả lời hay lắm !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Tiền Bối HTH !
Thưa Tiền Bối - có phải :
"Nhạn hóa trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm ."
Là do Thiền Sư Hương-Hải sáng tác không ? hihi!
" biết " chít " liền " còn " không biết có " chít " không Tiền Bối ?" hihi!

Kính
bangtam
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính Tiền Bối HTH !
Thưa Tiền Bối - có phải :
"Nhạn hóa trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm ."
Là do Thiền Sư Hương-Hải sáng tác không ? hihi!
" biết " chít " liền " còn " không biết có " chít " không Tiền Bối ?" hihi!

Kính
bangtam

[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]


Kính chị bangtam !

Đúng là bài đó của Thiền sư Hương Hải (T.Sư Việt Nam), tuy nhiên bài của chị nhớ đã sai một từ :

"Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm ."

(Chữ "QUÁ" này có nghĩa là bay ngang qua)

bong chim.webp

Kính !



[/NEN]
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]






anh tram han thuy.webp

Nhạn bay qua biển Bắc
Nước hiện bóng lung linh
Nhạn nào đâu cố ý
Nước cũng vẫn vô tình.


Anh chocon ơi ! hôm trước anh đố hoatihon và em đã trả lời rồi, "bi chừ" hoatihon đố lại :

_ Nhạn bay qua biển Bắc "mần" chi ?

Kính !


[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Choconxauxi kính !
"Choconxauxi mà trả lời với Hoatihon là Ccxx lập tức biến thành con nhạn ở trong hình " liền đó hihi ! .

KÍNH
bangtam
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]






anh tram han thuy.webp

Nhạn bay qua biển Bắc
Nước hiện bóng lung linh
Nhạn nào đâu cố ý
Nước cũng vẫn vô tình.


Anh chocon ơi ! hôm trước anh đố hoatihon và em đã trả lời rồi, "bi chừ" hoatihon đố lại :

_ Nhạn bay qua biển Bắc "mần" chi ?

Kính !


[/NEN]

manchi.jpg
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Hay lắm, hay lắm !

Những vấn đề "nhạy cảm" đã được minh họa.

Ôi ! những vấn đề "nhạy cảm", vì chỉ chạm nhẹ là vỡ, làm sao đề cập đến "nó" (mà không vỡ) ?



botvo.webp




[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Hoàng-Trí Kính !
Thưa ! Ý , Thức và " nó " không là 2 - thì đừng chạm nhẹ vào nó - mà " quýnh Bốc " với nó - Nhưng không bám vô nó - mà củng không tránh nó .
hihi! Kính xin Tiền -Bối chỉ dạy .

KÍNH
bangtam
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Chào các bác
Chào các bạn trẻ
. Xin mời tìm hiểu
Ngộ Thiền là gì ?
<FONT face="Times New Roman"><FONT size=5>Ngộ là trái tim của Thiền : nhưng cái kinh nghiệm ngộ này là gì và nó độc nhất hay đa thù ?<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
o:p><FONT alt=
Câu trả lời giản dị được đề ra trong định nghĩa về ngộ : “Ngộ là thực nghiệm trực tiếp về sự nhìn thấy ,khai mở , hay thực hiện tâm tính một cách viên mãn . Ngộ vốn chiếu diệu mà trống không , tĩnh mà động ; siêu việt mà nội tại , tự do nhưng lại dung nhiếp tất cả . Những kinh nghiệm NGỘ là độc nhất mà cũng là đa thù _ độc nhất vì chúng đồng nhất nơi bản chất ; đa thù bởi vì chúng dị biệt nơi thâm độ , sáng suốt ,và mức thúc luyễn" .

Đó là một ý niệm vắn tắt về ý nghĩa và bản chất của Ngộ .<o:p></o:p>
Bây giờ trước khi khảo sát kinh nghiệm Ngộ cặn kẽ hơn nữa , trước hết chúng ta hãy khảo sát ý nghĩa của chữ Trung Hoa “ Ngộ “ . Ngộ có nghĩa là phát tỉnh thực tại , . Trong truyền thống Thiền chữ này được dùng để chỉ những kinh nghiệm nội tại của sự phát tỉnh được chân lý Bát Nhã ( cái chân lý giác ngộ được nhờ trí huệ siêu việt ) không phải một với Chánh Đẳng Giác ( Samyaksambodhi ) , sự Giác Ngộ tối hậu và viên mãn của Phật . Các Thiền Sư Trung Hoa ít khi nói đến Chánh Giác (Sambodhi ) hoặc nói về kinh nghiệm Thiền của họ như là Giác ( Bodhi ) . Mặc dù Giác và Ngộ rất gần gũi , giữa chúng vẫn có một dị biệt . Ngộ có phần ám chỉ cái kinh nghiệm thức tỉnh trong ý nghĩa lập tức của nó , trong khi Giác biểu thị Ngộ thường trực và viên mãn . Chẳng hạn Đại Giác chỉ dùng để Đức Phật và hiếm khi được dùng để chỉ những Thiền Sư lừng danh ngoài trừ với một ý nghĩa tán tụng trong những danh hiệu danh dự . Có rất nhiều những lý do khác chứng thực rằng những kinh nghiệm Ngộ là dị biệt với sự Giác Ngộ tối hậu , toàn thiện ,và viên mãn của Phật Quả như ta thường hiểu . Việc các Thiền gia sử dụng chữ Ngộ thay vì Giác giải minh điểm này .<o:p></o:p>
Vì ngộ nói chung ra là một kinh nghiệm về sự thức tỉnh về chân lý Bát Nhã . Người đạt được kinh nghiệm này có thể không có khả năng đầy đủ để chế phục , đào sâu ,và thành thục nó . Cần phải tôi luyện rất nhiều để tôi luyện cái tâm Bát Nhã bao la khôn dò này trước khi nó khai mở viên mãn . Trước khi đạt được ToànThiện ,phải vất bỏ nhiều thời gian mới vất bỏ được những tư tưởng Nhị Nguyên , vị kỷ , và theo thói quen , đã bắt rễ sâu xa phát sinh từ những tham dục . Điều này được biểu lộ rõ rệt trong nhiều truyện ký Thiền , và trong châm ngôn Thiền ,chẳng hạn :”Lý tuy đốn ngộ , sự sự thành tựu viên mãn phải tiệm tu “<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Như thế , sự Ngộ Thiền , biến thiên rất nhiều , từ cái nhìn thoáng nông cạn được tâm tính của những người sơ học cho đến Phật Quả viên mãn được thành tựu bởi đức Phật và một ít Thiền Sư lỗi lạc , tuy nhiên những kinh nghiệm này chỉ dị biệt ở thâm độ , chứ không dị biệt nơi bản chất hoặc nơi nguyên lý nền tảng . Do đó để hiểu Phật Giáo Thiền Tông , ta phải nghiên cứu các khóa bản liên hệ đến chủ đề này , chẳng hạn như Mục Ngưu Đồ , Tam Quan , Ngũ Vị Quân Thần , Tứ Liệu Giản của Lâm Tế , và các tài liệu khác cùng với những bình luận . Thiếu đôi chút kiến thức về những chủ đề này , ta khó mong hiểu được Thiền dù chỉ hiểu một cách thô thiển
( THIỀN ĐẠO TU TẬP _ Thiền Sư CCC)
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Chị Phithuydu !
Nếu :
"Thiếu đôi chút kiến thức về những chủ đề này , ta khó mong hiểu được Thiền dù chỉ hiểu một cách thô thiển "
Thưa chị ! đọc câu trên khiến cho em không khỏi nghỉ ngợi lo lắng cho những người đang mới làm quen với "Thiền "- mặc dù em thầm biết ý của Thiền Sư CCC muốn dùng tính hiếu kỳ của người đọc để dể dàng thưởng thức những tác phẩm nổi tiếng về Thiền như :"Mục Ngưu Đồ , Tam Quan , Ngũ Vị Quân Thần , Tứ Liệu Giản của Lâm Tế , và các tài liệu khác cùng với những bình luận . "
Nhưng theo em thì nếu người nào mới làm quen với Thiền thì trước tiên nên biết rõ bước đầu tu tập của Ngài "Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa thời , chiếu kiến ngủ-uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách ....." Để cho có 1 khái niệm về Thiền thật vửng - để thật sự làm ngài Quán-Tự-Tại Bồ-Tát "thô thiển " - trước khi bước vào rừng kiến thức ngôn ngử mà Thiền Sư CCC đã giới thiệu qua .
Kính xin thỉnh ý chị .

Kính
bangtam
 

thanh tam

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
30/5/11
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
"Nơi nào không bị ảnh hưởng bởi đạo phật thì nơi đó thể hiện rõ nhất bản chất của phật giáo" = NIẾT BÀN
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính Chị Phithuydu !
Nếu :
Thưa chị ! đọc câu trên khiến cho em không khỏi nghỉ ngợi lo lắng cho những người đang mới làm quen với "Thiền "- mặc dù em thầm biết ý của Thiền Sư CCC muốn dùng tính hiếu kỳ của người đọc để dể dàng thưởng thức những tác phẩm nổi tiếng về Thiền như :"Mục Ngưu Đồ , Tam Quan , Ngũ Vị Quân Thần , Tứ Liệu Giản của Lâm Tế , và các tài liệu khác cùng với những bình luận . "
Nhưng theo em thì nếu người nào mới làm quen với Thiền thì trước tiên nên biết rõ bước đầu tu tập của Ngài "Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa thời , chiếu kiến ngủ-uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách ....." Để cho có 1 khái niệm về Thiền thật vửng - để thật sự làm ngài Quán-Tự-Tại Bồ-Tát "thô thiển " - trước khi bước vào rừng kiến thức ngôn ngử mà Thiền Sư CCC đã giới thiệu qua .
Kính xin thỉnh ý chị .

Kính
bangtam

Kính ĐH Băng Tâm
Thật ra P cũng không thể dám nói mình nẳm rõ
Theo sự suy nghĩ của P .
Tuy nói đó là kiến thức nhưng mà là loại kiến thức dẫn đến Bát Nhã, kiến thức vô kiến thức ?
Có câu : "Con đường nào cũng dẫn đến La Mã "
Từ điểm A đến điểm O có nhiều đường đi
Từ ý thức đến Bát Nhã có nhiều đường, trong đó có hai đường :
_ Quán Ngũ Uẩn Tánh Không
_ Tham thoại đầu
Đại Ý là như vậy
Nếu sai xin nhờ thiện tri thức chỉ dạy
Các ĐH cho ý kiến
Kính
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
"Nơi nào không bị ảnh hưởng bởi đạo phật thì nơi đó thể hiện rõ nhất bản chất của phật giáo" = NIẾT BÀN
Kính anh thành tâm !

Thể theo khuyến cáo của Tổng Quản, chocon đề nghị anh chịu khó viết hoa từ "Phật" vì 2 lẻ :
1. Thể hiện sự tôn kính.
2. Giữ nề nếp cho tiếng Việt.

Kính !
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
"Nơi nào không bị ảnh hưởng bởi đạo phật thì nơi đó thể hiện rõ nhất bản chất của phật giáo" = NIẾT BÀN

PHẬT Ở ĐÂU?
Những người chủ nghĩa duy lý không hiểu sao người ta lại cứ ngồi lâm râm niệm Phật từ giờ này qua giờ khác, thật là mê tín, vô ích, vô lý và rõ ràng là thiếu cơ sở.
Một người trong nhóm họ không chịu nổi sự vô lý đó nên đến hỏi Sư cho ra lẽ:
- Không ai thấy Phật ở đâu sao người ta lại niệm?
Sư nói :
- Nhưng nếu có Phật ở đâu thì ai lại niệm làm gì?

۞
Lời góp ý:
Nguyên nghĩa của niệm Phật không phải là lâm râm khấn vái danh tánh của một vị Phật hay Bồ Tát để cầu xin một điều gì. Niệm Phật là ghi nhớ đức tánh của bậc giác ngộ. Như Araham là tánh thanh tịnh giải thoát, Buddho là tánh giác, Vijjà-carana-sampanno là tánh sáng suốt và công hạnh viên mãn v.v... Niệm Phật như vậy là để phát huy tánh giác nơi chính người niệm, nhờ thế những đức tánh như tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, từ bi, hỷ xả,... sẵn có nơi mọi người được khai mở và sử dụng. Và chính những đức tính Phật này cứu họ ra khỏi thất niệm bất giác của vô minh ái dục, phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử. Đó chính là niệm Phật tại tâm vậy.
Nhưng về sau, để vận dụng cho căn cơ đức tin, các nhà hoằng pháp đặt ra phương pháp niệm nhiều danh hiệu Phật và Bồ Tát tượng trưng cho những đức tánh từ bi, tánh giác, vô sanh, thanh tịnh v.v... Nhờ tin ở Phật và Bồ Tát bên ngoài này, người ta cố gắng niệm Phật ngày đêm mà vô tình phát huy được chánh niệm, tỉnh giác, từ bi, thanh tịnh ngay nơi tự tánh của họ.
Như, do niệm Phật thành tâm mà lòng từ phát khởi, khổ báo được yên nên nhân cách hóa Đức Quán Thế Am. Do niệm Phật trong lành mà phát khởi thiện tâm, không thoại hóa vào đường ác, nên nhân cách hóa thành Đức Địa Tạng. Do niệm Phật thanh tịnh mà tâm hồn sáng suốt thoát khỏi mê đồ, nên nhân cách hóa thành Đức Di đà. Do niệm niệm trầm tĩnh mà chân khí hoàn nguyên, tiêu tan tật bịnh nên nhân cách hóa thành Đức Dược Sư ...
Vậy người niệm Phật đến chỗ vô biệt niệm thì đâu cần phải có Phật ở đâu, vì ngay nơi một niệm bất động bất thối chuyển thì cả tam thiên đại thiên thế giới đều trở thành vô nghĩa, huống gì nói đến cái gọi là “cơ sở” của người trần mắt thịt!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top