Mộng Du

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. tiếp nhé [smile]

đoạn kinh Sa Môn Quả đó .. đức Phật lần lượt đi trình bày con đường tu hành từ khởi đầu .. cho tới sự im lặng tuyệt đối .. tất cả đều từ TÂM mà ra .. chứ không ở đâu khác

và cái ÔNG ĐẠI VƯƠNG được nghe hết câu truyện .. SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI "CỦA TÂM BẤT NHỊ" đó là gì ... làm sao có được ... chính là VUA A XÀ THẾ ... vị vua đã 1 lần KHIẾP SỢ SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI ĐÓ [smile]

- từ bắt đầu giới hạnh .. chánh niệm tỉnh giác .. tới tứ sắc thiền .. rồi tới vô sắc .. rùi tới TAM MINH LỤC THÔNG .. đều là sự "IM LẶNG" ở những mức độ khác nhau có thể khiến người ta GIỰT MÌNH [smile]

ờ mà đúng không ?




76. Này Ðại vương, ... Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

77. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.


78. Này Ðại vương, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

79. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú thiền thứ ba. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

80. Này Ðại vương, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này Ðại vương Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

81. Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

82. Này Ðại vương, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

83. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

84. Này Ðại vương, ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và một sợi giây được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi giây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Một người có mắt cầm hòn ngọc ấy trên tay sẽ thấy: Hòn lưu ly bảo châu này, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và sợi giây này được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi giây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt. Trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu và thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

86. Này Ðại vương, ví như mọt người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: Ðây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra. Này Ðại vương, ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Này Ðại vương, ví như một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: Ðây là con rắn, đây là xác rắn, con rắn khác, xác rắn khác, và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra. Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến sự hiện hóa một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý tạo thành, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

87. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.

88. Này Ðại vương, ví như một người thợ gốm khéo tay, hay đệ tử người thợ gốm, với đất sét khéo nhồi nhuyễn, có thể làm các loại đồ gốm tùy theo sở thích. Này Ðại vương, ví như một người thợ ngà khéo tay, hay đệ tử người thợ ngà, với ngà khéo đẽo dũa có thể làm các loại đồ ngà tùy theo sở thích. Này Ðại vương, ví như người thợ vàng khéo tay hay đệ tử người thợ vàng, với vàng khéo tinh nhuyễn có thể làm các loại đồ vàng tùy theo sở thích. Cũng vậy này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các thần thông một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; độn thổ trồi lên, ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như còn chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trời và mặt trăng, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.

Này Ðại vương đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

89. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến thiên nhĩ thông. Tỷ-kheo với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và Người, xa và gần.

90. Này Ðại vương, ví như một người đang đi qua đường, nghe tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng loa, tiếng xập xõa và tiếng kiểng. Người ấy nghĩ: "Ðây là tiếng trống lớn, đây là tiếng trống nhỏ, đây là tiếng loa, tiếng xập xõa, tiếng kiểng". Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến thiên nhĩ thông. Tỷ-kheo với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và Người, xa và gần.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

91. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến tha tâm thông. Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:

Tâm có tham, biết là tâm có tham. Tâm không có tham, biết là tâm không có tham.
Tâm có sân, biết là tâm có sân. Tâm không có sân, biết là tâm không có sân.
Tâm có si, biết là tâm có si. Tâm không có si, biết là tâm không có si.
Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.
Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm. Không phải đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.
Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng, Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.
Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát.

92. Này Ðại vương, ví như một người đàn bà, một người đàn ông, một thiếu niên trẻ hay một thanh niên ưa trang sức, nhìn mặt của mình trong tấm gương trong sạch, sáng suốt hay một chậu nước trong. Nếu mặt có tỳ vết, liền biết mặt có tỳ vết; nếu mặt không có tỳ vết, liền biết mặt không có tỳ vết. Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến tha tâm thông. Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của mọi người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:

Tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không có tham, biết tâm không có tham.
Tâm có sân biết tâm có sân. Tâm không có sân, biết tâm không có sân.
Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không có si, biết tâm không có si.
Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.
Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm; không phải là đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.
Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.
Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát.

93. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

94. Này Ðại vương, ví như một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại trở về làng của mình. Người ấy nghĩ: "Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã trở về làng của ta". Như vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại kiếp và thành kiếp. Vị ấy nhớ: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra chỗ nọ, tại đây, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

95. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: "Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.

96. Này Ðại vương, ví như một tòa lầu có thượng đài, giữa ngã tư đường, một người có mắt đứng trên ấy, sẽ thấy những người đi vào nhà, đi từ nhà ra, đi qua lại trên đường, ngồi ở giữa ngã tư hay trên đài thượng. Người ấy nghĩ: "Những người này đi vào nhà, những người này đi từ nhà ra, những người này đi qua lại trên đường, những người này ngồi giữa ngã tư, trên đài thượng". Cũng vậy, này Ðại vương với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh.

Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: Này các Hiền giả, những chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm các thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Này Ðại vương, đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.

97. "Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật "đây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.


98. Này Ðại vương, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ". Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước. Này Ðại vương, không có một quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn nào vi diệu và thù thắng hơn quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn này.

99. Ðược nghe nói vậy, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch Thế Tôn: "Thật là vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chúng, con trọn đời quy ngưỡng. Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh, để đạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chận về tương lai".

100. - Ðại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, Ðại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì Ðại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chánh pháp, Ta nhận tội ấy cho Ðại vương. Ðó là một sự tiến bộ, này Ðại vương, trong luật pháp của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, thú tội đúng với Chánh pháp, và ngăn chận ở tương lai.

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

sau khi được đức Phật trình bày "CON ĐƯỜNG THANH TỊNH" ---> mà SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI ấy là "Ở ĐÂY, Ở BÊN TRONG" .. thì Vua A Xà Thế cũng khởi tâm kính trọng đức Phật ..

tuy nhiên .. ổng cũng không theo gì mấy con đường ấy ... vẫn còn gốc tham khởi chiến tranh .. hận thù ... có khi còn hỏi đức Phật làm quân sư làm sao đánh thắng nước kia nữa chứ .. nhưng đức Phật nói:

- Thôi ..nước kia DÂN CHỦ TỰ LỰC TỰ CƯỜNG DỮ DỘI LẮM .. đánh hỏng lại đâu [smile]

cuối cùng ... mí chục năm sau .. chính ổng cũng bị CON ỔNG GIẾT ĐOẠT NGÔI [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
97. "Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật "đây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.
Theo giáo pháp nguyên thuỷ thì khi đắc Chánh Định (chi phần trong Bát Chánh Đạo) có các cặp tâm sở Thiện của thân và tâm như Tịnh, Khinh, Nhu, Thích, Thuần, Chánh .v.v... sinh khởi lên mạnh mẽ đầy đủ trong tâm. Nhờ các tâm sở thiện này, nên người tu mới tác ý hướng tâm dễ dàng, dẫn tâm theo ý muốn đến một đối tượng nào đó mà người tu muốn để thấu hiểu. Chứ không phải là có một cái Tâm Gốc, Tâm Thức Vũ Trụ, hay One Mind gì đó đặc biệt mà nó hướng mình hiểu cả. Phàm phu như mình có muốn hướng, hướng, hướng... cũng đâu có thấy được gì. Chỉ thấy mây mù trên đỉnh núi cao. :)

Đức Phật tuyên bố, khi ở định Tứ Thiền thì người tu có thể tác ý hướng đến bất cứ pháp nào trong tam giới thì đều có thể thấy, hiểu được. Sự kỳ diệu, thù thắng của Tứ Thiền!


Hát:

Phố núi cao,
Phố núi đầy sương,
Phố xá không xa,
Trời đất thật buồn.
Anh khách lạ,
Đi lên đi xuống,
Mai mà có em
Đời còn dễ thương... :)


:035:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha haha ... Đại Ca nè [smile]:

lâu rùi hỏng nói chuyện với đại ca .. chúng ta cứ tạm lấy một vấn đề:

CHƠN TÂM + DUYÊN KHỞI ---> THỨC --> DANH/SẮC --> XÚC THỌ .. ÁI THỦ HỮU --> SANH


như vậy khi mà TÂM ĐỘNG .. thì là:

"DUYÊN KHỞI" = ĐỘNG ?

"DANH/SẮC" = ĐỘNG ?

XÚC THỌ ÁI THỦ HỮU, SANH = ĐỘNG ?


vậy thì CHƠN TÂM có ĐỘNG không ? [smile]


cho nên .. con đường "IM LẶNG" mà vua A XÀ THẾ hoảng sợ .. là TÁCH TÂM RA KHỎI "SẮC" qua giai đoạn TỨ SẮC THIỀN .. và CÁI TÂM ĐÓ .. gọi là TÂM ĐỊNH TĨNH, NHU NHUYỄN, DỄ SỬ DỤNG và KHÔNG ĐỘNG [smile]

chắc là đức Phật coi cái đó là CHÁNH ĐỊNH đó ... [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
ha haha ... Đại Ca nè [smile]:

lâu rùi hỏng nói chuyện với đại ca .. chúng ta cứ tạm lấy một vấn đề:

CHƠN TÂM + DUYÊN KHỞI ---> THỨC --> DANH/SẮC --> XÚC THỌ .. ÁI THỦ HỮU --> SANH


như vậy khi mà TÂM ĐỘNG .. thì là:

"DUYÊN KHỞI" = ĐỘNG ?

"DANH/SẮC" = ĐỘNG ?

XÚC THỌ ÁI THỦ HỮU, SANH = ĐỘNG ?


vậy thì CHƠN TÂM có ĐỘNG không ? [smile]


cho nên .. con đường "IM LẶNG" mà vua A XÀ THẾ hoảng sợ .. là TÁCH TÂM RA KHỎI "SẮC" qua giai đoạn TỨ SẮC THIỀN .. và CÁI TÂM ĐÓ .. gọi là TÂM ĐỊNH TĨNH, NHU NHUYỄN, DỄ SỬ DỤNG và KHÔNG ĐỘNG [smile]

chắc là đức Phật coi cái đó là CHÁNH ĐỊNH đó ... [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:


Thôi, đừng có dụ... :)


Thỉnh thoảng anatta vào đây thì chia sẻ, trao đổi vài posts okay chứ hả. Vả lại chữ nghĩa của anatta cũng kém. Thời giờ cũng không có nhiều.

Khuclunhlinh không đồng ý/hay đông ý thì cứ tự nhiên nói ra ý mình, vậy là đủ rồi. Đó cũng là sự chia sẻ của KLL.
Hơn nữa, đâu cần phải có anatta mà KLL mới có dịp trình bày ý tưởng quan niệm của mình.
Trời đất ơi, đọc cái thread này you viết nhiều quá rồi bộ chưa đã chắc ... :).


:eusa_boohoo:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... Dạ .. mời đại ca một ly trà [smile]:

ở đây đâu có AI DỮ đâu ... đại ca SỢ KHỔ từ đâu ra vậy ?

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha....

Kính khúc huynh!

Các bậc thánh duyên giác thường thích ở nơi núi rừng . Xa lánh thế tục

Nhớ đoạn công án có ông tăng hỏi :

- Hòa thượng sao lại tự đeo gông vào cổ?

Đáp:

- Tội lỗi của lão tăng!

Hoặc.

- Hòa thượng bận rộn suốt ngày như thế để làm gì?

- Có 1 người muốn

- Sao chẳng bảo y tự làm

- Y chẳng có việc nhà!

:icon_gott:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

bí ẩn trong lòng người .. cứ như là BÍ MẬT TRÀ HOA VIÊN vậy [smile]

trong lòng không ngằn mé .. thì KHỔ ở đâu ra ?

nếu ở không gian "BIỆT LẬP CỦA MÌNH" thì trong lòng không ngằn mé .. vậy ở KHÔNG GIAN NÀY .. NGẰN MÉ ở đâu ra ?

--> LỜI NÓI .. tự dưng cũng có NGẰN MÉ .. bởi vì NGẰN MÉ = NÓ VỐN CÓ SẴN TRƯỚC rùi [smile]


hồi tui còn 15-16 tuổi .. lúc đó .. đi vượt biên có một mình .. tới lúc tới đảo tị nạn gặp một vị sư phụ .. một sĩ quan cũ thôi, nhưng ổng nói tới một triết lý gọi là ĐỒNG BIỆT .. ai dè .. mí chục năm sau tới khi học DUY THỨC HỌC và Kinh Phật .. tui mới biết rằng: CHƯ PHẬT, CHƯ TỔ .. cũng là ngay nơi NGẰN MÉ mà LÃNH HỘI rất là nhiều [smile]


thật ra trong lòng chúng ta .. AI CŨNG RẤT SỢ NGẰN MÉ .. LÚC NGẰN MÉ [smile]

tất cả thế gian
SỐNG, CHẾT nối nhau

SỐNG theo đường thuận
CHẾT theo đường khác

Khi vừa mệnh chung, chưa dứt hơi ấm

- Thiện Ác một đời

đồng thời hiện ra

cái thuận của sống cái nghịch của chết

hai luồn tập khí .. xen kẽ lẫn nhau


Tât cả thế gian

lầm mình là vật

bỏ mất tâm tánh

nếu biết CHUYỂN VẬT

thì đồng với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn sáng suốt

nơi đạo trường bất động đó

dù là cọng cây ngọn cỏ cũng ngầm chứa thập phương quốc độ
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm


cho nên NGẰN MÉ là nơi SINH TỬ NHỊ KHÍ xuất hiện ..

-->> cũng là nơi ...

- là VẬT

hay,

- là TÂM, TÁNH ...

chúng ta: MÊ hay là TỈNH ... [smile]



chỗ đó:

- là ĐẠO TRÀNG

hay

- KHÔNG là ĐẠO TRÀNG


Chỗ đó:

- là "CÓ ĐƯỜNG RA" ... TÂM KINH

hay

- là "CHẲNG CÓ" .. TÂM KINH



ngày xưa .. nghe nói QUỶ CỐC TỬ .. cũng ngay nơi NGHĨA ĐỊA, SINH TỬ NHỊ KHÍ THỐNG THIẾT mà thiết lập được hệ thống triết lý của ông ta [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. tiếp nhé [smile]:

À .. còn nữa ...


CHỖ ĐÓ . cũng là nơi:


SANH [lục đạo luân hồi ] .... --> làm ra PHÁP

hay là

VÔ SANH ---> làm ra PHÁP [bởi vì cái pháp này khó đứng ở vị trí SANH mà thấy .. nên "NGƯỜI ĐÃ SANH" phải tự lùi vài bước .. nên mới có tên gọi là PHÁP NHẪN ]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha haha .. tiếp nhé [smile]:

“Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vị.


] Này các tỷ kheo,

nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,


-->> thời dở đây ---> không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi.


Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi”.



cho nên .. phải CÓ CÁI MÓN: VÔ SANH KHÔNG NGẰN MÉ .. KHÔNG BỊ LÀM trước đã ... [smile]

- khó tìm ... [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Tiểu đệ đang sống sờ sờ nên sợ chết lắm. Nhưng dù sợ chết thì cũng phải đi khám phá cái chỗ chết đó nó như thế nào. Nếu biết chắc chắn không lối thoát thì trốn cũng không được. Ấy vậy mà mấy ông già bảo có thể liễu thoát sinh tử thật là tuyệt vời hì hì....


Nếu tiểu đệ đoán không nhầm thì khi sống thì mê, khi chết thì ngộ. Tại vì tiểu đệ xem phim thấy mấy tay ác ma cùng mình lúc sắp chết lại rất tỉnh táo mà phát thiện tâm, ví như đưa ra thuốc giải độc, khai ra kẻ chủ mưu hí hí....

Bởi thấy mình qua một đời vô ích quá nên muốn làm lại cuộc đời, thế là đi sống để sửa sai. Nhưng kiếm được cái thân mới thì lại ngựa quen đường cũ hí hí....

Nên sống mà không chịu tu thì còn ăn hành dài dài phải không?


P/S: trên đây chỉ là chỗ phỏng đoán của Tịch Nhiên do hay xem phim thôi. Tịch Nhiên chưa chết nên không biết chết nó thế nào hì hì.... :icon_crazy:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn TN một ly trà [smile]:

HỎI CHÚNG TA [smile]:

--> bao nhiêu lần đứng trước NGẰN MÉ: SINH TỬ THỐNG THIẾT rồi ?


Thiện Hội có lần bảo Sư: Sống chết là việc lớn, cần phải giải quyết ngay.

Sư hỏi: Khi sống chết đến, làm sao tránh khỏi?

Hội đáp: Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.

Sư hỏi: Thế nào là chỗ không sống chết?

Hội đáp: Ngay trong sống chết nắm lấy nó mới được.



và những lần ấy ... bao nhiêu lần CHÚNG TA NẮM ĐƯỢC "CÁI KHÔNG SỐNG KHÔNG CHẾT" ?


TN đếm thử TN năm được bao nhiêu lần rùi ? [smile]

vậy thì NHỚ LẠI NHỮNG LẦN ẤY ... CHÚNG TA ... NẮM ĐƯỢC GÌ MÀ THOÁT

*** nếu mà NẮM LUNG TUNG THỨ MÀ THOÁT .. thì là KHÔNG ĐÚNG ... câu trả lời ĐÚNG NHẤT chỉ có: MỘT thôi ...LÀ CÁI GÌ ... ?? [smile]



chữ rằng: LỤC, THẤT nguyệt gian

ai mà ngẫm được ... mới gan anh tài - Sấm Trạng Trình





ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]


LÀ CÁI GÌ ?? ... LÀ NẮM ĐƯỢC CÁI GÌ ?? ... LÀ CÁI GÌ ??

Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"
Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"
Dược Sơn bảo: "Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"
Sư không đáp được. Dược Sơn hỏi tiếp: "Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".
Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử." [smile]


Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"
Sư thưa: "Hai mươi năm". Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."


Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"
Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"

Dược Sơn bảo: "Sao chẳng sớm nói như thế! Ngày nay do ngươi mà ta được thấy Hải huynh."

Sư nghe câu này triệt ngộ.




Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"
Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"


Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"
Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"


Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"
Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"


Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"
Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]

trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm .. ANan khẩn cầu đức Phật nói rõ: ĐẦU MỐI của GIẢI THOÁT và ĐẦU MỐI của SINH TỬ

thì đức Phật không trả lời một mình mà 10 phương chư phật đều trả lời:


LỤC CĂN ... là ĐẦU MỐI của SINH TỬ

LỤC CĂN .. là ĐẦU MỐI của GIẢI THOÁT


như vậy .. SINH TỬ và GIẢI THOÁT ... NẮM ĐƯỢC ĐẦU MỐI ... LÀ AI ??

-->> người giữ GIỚI chăng ?


nhưng người đó .. có BIẾT MÌNH nắm giữ "ĐƯỢC CÁI GÌ ĐÓ KHÔNG ?" [smile]


LÀ CÁI GÌ ?

LÀ CÁI GÌ ?

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

SONG MÔN DỊP

Cửa Sanh và Cửa Tử hai cánh cửa khi mở cùng một lúc .. khổ lắm .. bởi vì:

- Cửa Tử thì là những tiếng yêu xưa, ... dư âm tràn trề .. đủ loại hương sắc, hơi ấm ... AI CŨNG MUỐN QUAY VỀ đó cho BIỂN MẶN [smile]

- còn Cửa Sanh .. thì nhạt nhẽo vô tình .. con đường vô định [smile] .. sao mà biết được ..


vậy thì NHỮNG LÚC SONG MÔN DỊP = HAI CÁNH CỬA SANH và TỬ đồng mở một lúc ... lần nào cũng vậy ... lần nào cũng VẤT VẢ

NẮM ĐƯỢC CÁI GÌ .. CHO ĐỠ KHỔ đây ... cho đỡ VẤT VẢ đây ... ??


là CÁI GÌ ... ha ha hahahahahahahhahahaha


là CÁI GÌ ... ha ha hahahahahahahhahahaha


là CÁI GÌ ... ha ha hahahahahahahhahahaha


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Kính khúc huynh!

Thật ra thì mọi người hay thích Leo núi vì biết có thể leo. Chứ nếu không thể leo được thì lại an ổn rồi hì hì...

Mọi người thường nói chỉ còn một tia hi vọng là vẫn quyết làm. Dù mua sổ số đến nỗi bán nhà, ngập nợ vẫn biết mình có cơ hội hì hì...

Người ta hay nói " chó cùng dứt dậu". Là biết con chó cũng hiểu đạo Lý. Không dứt thì chỉ có chết, khi không còn sự lựa chọn thì thì cái việc muốn làm đó được làm một cách trọn vẹn hì hì...

Tại vì là muốn làm rất nhiều thứ và quá nhiều thứ để chọn lựa thì làm hoài không hết, đời người được mấy gang tay sao ôm đồm nhiều thứ để làm gì nhỉ?

À quên huyên thuyên chưa trả lời câu hỏi khúc huynh!

Tiểu đệ nghĩ bình thường thì sống, chấp vào thì chết. Ví như khi bình thường nghe âm thanh thì tiếng nào cũng nghe. Nhưng khi chấp trước vào một tiếng nào riêng biệt thì đã mang tâm trụ vào chỗ chết rồi hì hì...

Tâm dính việc thì chết. Bình thường vô sự thì sống . Cũng gọi không chỗ trụ vì nó chẳng nương tựa bố con pháp nào hì hì...

Huynh thấy thế nào? Hì hì...:icon_crazy:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. tiếp nhé [smile]:

NẮM CÁI NÀY .. NẮM CÁI KIA
Chí đạo vô nan

Chí đạo vô nan mạc đạo nan,
Hồi đầu chuyển não giác man can.
Tương tam cước hướng cầu tâm tiệm,
Đại tự niêm ngư thướng trúc can.



Dịch nghĩa

Đạo lớn không khó đừng nói khó,

Quay đầu, động não, cảm thấy mờ mịt.

Nếu lấy con lừa ba chân mà đi tìm tâm,

Thì có khác gì con cá măng leo lên được cần trúc.



Đạo Lớn không khó .. đừng nói KHÓ ...

Chỗ KHÓ ... là tại vì QUEN NẮM ĐẦU NÀY ... mà CHẲNG BAO GIỜ NẮM ĐẦU KIA ... cho nên là chỗ khó ... [smile]


mà CHỖ NGƯỜI TA KHÔNG NẮM ... là CHỖ GÌ ? ... là CÁI GÌ ? [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha...

Tâm dính việc thì chết. Bình thường vô sự thì sống . Cũng gọi không chỗ trụ vì nó chẳng nương tựa bố con pháp nào hì hì...

Huynh thấy thế nào? Hì hì...:icon_crazy:



Ha ha hah ... tiếp nhé [smile]

Ơ




CHÂN LÝ phải là CỤ THỂ .. .đức PHẬT và CHƯ VỊ BỒ TÁT .. TÔN ĐỨC bao nhiêu kinh sách để lại .. đâu phải để là: NÓI CHƠI .. NGAY LÚC SANH TỬ CHẲNG CÓ GÌ CỤ THỂ MÀ NẮM ĐƯỢC [smile]


vì vậy ... NẮM ĐƯỢC CÁI GÌ RÙI NÈ ?? [smile]

NẮM ĐƯỢC CÁI KHÔNG SỐNG KHÔNG CHẾT thì SỐNG ...

CÒN KHÔNG NẮM ĐƯỢC CÁI KHÔNG SỐNG KHÔNG CHẾT --> thì cũng chắc chắn phải là THẬP TỬ NHẤT SINH ... LUÂN HỒI SINH TỬ .. [smile]




ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha.. tiêp nhé [smile]:

thí du như là:


Có vị tổ nói: CĂN + TRẦN không đụng nhau là GIẢI THOÁT

->> như vậy là NẮM NGAY CHỖ "KHÔNG LUI TỚI LAI VÃNG" = "CHỖ ĐÃ SANH" nữa .. mà thoát .. như vậy chỗ đó là NẮM được chữ "LY" ....


đức Phật nói: SƠ THIỀN là LY --> SANH --> HỶ LẠC ĐỊNH



có Có Vị Tổ lại nói: ngay chỗ đó NẮM CÁI KHÔNG SỐNG KHÔNG CHẾT ... như vậy là NẮM "NHƯ LAI TẠNG" ...

Như Lai Tạng = có sống có chết không ? = chắc là không bởi vì CÓ chữ "NHƯ LAI" là không sống không chết rùi ...


Kinh Thủ Lăng Nghiệm lại nói: NẮM LẤY TÂM TÁNH --> để mà CHUYỂN VẬT ..

như vậy cái chỗ NẮM LẤY đó là TÂM và TÁNH


Đức Phật lại nói: CÓ CÁI KHÔNG LÀM KHÔNG BỊ LÀM KHÔNG HỮU VI ... vì có cái ấy mới trình bày được sự XUẤT SANH ...

Kinh Kim Cang Phẩm Đại Thừa Chánh Tông lại nói: chư bồ tát lớn nhờ KHIẾN vố số 12 loài chúng sanh vào VÔ DƯ NIẾT BÀN mà được DIỆT ĐỘ .. như vậy là NẮM ĐƯỢC VÔ DƯ NIẾT BÀN


Đức Phật lại nói tới những THẮNG XỨ của GIẢI THOÁT .. mỗi một thắng xứ người ta NẮM ĐƯỢC "MỘT XỨ GIẢI THOÁT" hay nhiều "XỨ GIẢI THOÁT" ĐÃ ĐI QUA .. ĐÃ NẮM ĐƯỢC [smile]



như vậy trong BÀN TAY ĐƯC PHẬT mở ra ... cái NẮM ĐƯỢC --> NHIỀU NHƯ RỪNG [smile]

những thứ đó .. CHÚNG TA NẮM ĐƯỢC TRONG BÀN TAY mình là bao nhiêu [smile] ?

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]:

vậy những thứ NẮM ĐƯỢC để làm gì ?

- để KHÔNG CÓ SINH TỬ ?

hay là

- ĐỂ SINH TỬ không làm được gì ? ... không bị VÔ MINH SAI SỬ ?


các vị Bồ Tát Lớn vẫn còn "DIỆT ĐỘ" vô lượng số các loài trong 12 loài chúng sanh mà ... [smile]

cho nên SINH TỬ đâu có hết ... [smile]



PHẢI LÀM QUEN ... VỚI NGẰN MÉ .. CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ THÔI [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên