LaughingHaHa

Mộng Du

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha .... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

đâu có cần lôi gì .. dù là BAO NHIÊU NGÀY tui cũng cứ lôi CÁI NÀY RA COI HOÀI vậy thôi [smile]




MINH TRIẾT là --->> Ở ĐÂY [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:

vậy thì xem cho hết.
bbbbbbbbbbbbbbbbb.webp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

cái HAY này NGẮN QUÁ NHỈ ... phải chi nó dài dài dài dài ... và rộng như là CHÂN LÝ nhỉ ? [smile]


sớm nở tối tàn .. một kiếp hoa

xem gà .. xem chó .. CHÓNG MAU QUA

sát na chủ thể --> TRƯỢNG PHU THỨC

một thoáng riêng tư ... HỆT THẾ NÀY [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah ... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

cái HAY này NGẮN QUÁ NHỈ ... phải chi nó dài dài dài dài ... và rộng như là CHÂN LÝ nhỉ ? [smile]


sớm nở tối tàn .. một kiếp hoa

xem gà .. xem chó .. CHÓNG MAU QUA

sát na chủ thể --> TRƯỢNG PHU THỨC

một thoáng riêng tư ... HỆT THẾ NÀY [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
Hahahahaahahahahahhaha..... sớm nở tối tàn mà thấy cứ loa loa loa cả năm vẫn loa loa loa .hahahahahahaahahahhaha.....
Lại còn trượng phu thức với tiểu nhân thức nữa mới gọi là đại thức phải không . ahahahahahaahahahahaha......
cho nên uổng luống bụng kinh bồ chữ chi mà thế này Đại Ca.
Híc suốt ngày nói chân lý mà chỉ cái lý có chân của Đại Ca không chỉ được . híc......
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]:

Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu

Ờ nhỉ để đem lên coi lại coi ... sao lại là HAY QUÁ NHỈ ...


NGON như ... là TRÁI TÁO CHÍN

THƠM .. như .. VƯỜN HOA KÍN [smile]

mong manh --> như dây tơ TRẦM

nhẹ nhàng như ... --> làn mây TÍM ...


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]:



Ờ nhỉ để đem lên coi lại coi ... sao lại là HAY QUÁ NHỈ ...


NGON như ... là TRÁI TÁO CHÍN

THƠM .. như .. VƯỜN HOA KÍN [smile]

mong manh --> như dây tơ TRẦM

nhẹ nhàng như ... --> làn mây TÍM ...


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Đối không được thì đem hai vế về nhà dùng cho vui mỗi khi ca hát trên đây thấy chán , thấy mệt nhé Đại Ca . giờ thì trả lại cho Đại Ca cái sân bóng ni để Đại Ca đá một mình cho thỏa thích . híc.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a...kính bạn ADP một ly trà [smile]:

thì cứ phải coi đi coi lại hoài để thấy ... MINH TRIẾT chính là Ở ĐÂY .. ha hahahahahaha

Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu

ờ mà đúng không ? [smile]



:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah a...kính bạn ADP một ly trà [smile]:

thì cứ phải coi đi coi lại hoài để thấy ... MINH TRIẾT chính là Ở ĐÂY .. ha hahahahahaha



ờ mà đúng không ? [smile]



:lol: :lol:

thói thường cái kẻ có vẻ lắm chữ nhưng khi dồn cho đến đít không trở được thì làm cái động tác xoa má xoa mông . hahahaahahahahahahaaha..... nếu Dậu không xong thì cứ Khuyển cũng được có ai ngăn cản đâu . hahahaahahaahahahaha......
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]:

KHÔNG .. đừng có HIỂU LẦM .. MINH TRIẾT chính là Ở ĐÂY [smile]

Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]:

KHÔNG .. đừng có HIỂU LẦM .. MINH TRIẾT chính là Ở ĐÂY [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
đấy là hiển nhiên có gì để bàn cãi . chỉ là hơn một ngày mà Đại Ca rặn không ra thôi . hahahaahahahahahaha
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]:

MINH TRIẾT chính là Ở ĐÂY ... phải coi cho thiệt kỹ mới được ...

Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]:

MINH TRIẾT chính là Ở ĐÂY ... phải coi cho thiệt kỹ mới được ...



ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:

Đầu chó
Ruột cầy
Cẳng khuyển
Nhắm rượu tây
Tuất vẫn hoàn tuất .

Hahahahahaahahahahaahahahha..... minh triết chính là đây . hahahaahahahaahahahahaha.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

Ờ .. đúng rồi .. MINH TRIẾT của ADP chính là ĐÂY ... đi đâu cũng là MINH TRIẾT như vậy nhỉ ?? [smile]

Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... tiếp nhé [smile]:

Câu chuyện của ĐÔI GIÀY nghìn dặm .. chính là vậy ..

BỀ NGOÀI SỰ MINH TRIẾT của ADP chính là vậy .. bạn ADP không dám tự nhận ĐÓ LÀ SỰ MINH TRIẾT của bạn sao ? [smile]


Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah a... kính bạn ADP một ly trà [smile]:

Ờ .. đúng rồi .. MINH TRIẾT của ADP chính là ĐÂY ... đi đâu cũng là MINH TRIẾT như vậy nhỉ ?? [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
đối không được giờ không dám nhận câu đối à Đại Ca , vậy cứ dùng Dậu đi mà nhậu . hahahahaahahahaahhaha..... khi nào chán Dậu thì xơi Khuyển cũng chẳng sao . hahahahaahahahaahahahahhaha.....
Đại Ca nên nhớ là tui ra vế đối để Đại Ca đối mà đối không được, còn triết với không triết thì mặc ai tôm tép mặc ai ù ,hahahahahaahahahahahahaha...

bbbbbbbbbbbbbbbbb copy.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... tiếp nhé [smile]:

bên phải SỰ MINH TRIẾT của ADP là vậy ... bên trái SỰ MINH TRIẾT của ADP là vậy [smile]

chẳng phải là SỰ MINH TRIẾT BỀ NGOÀI của ADP là vậy sao ?? ... của mính mà không dám nhận là CỦA MÌNH nhé ...

Hề đối đi Đại Ca
Đít gà
Lòng dậu
Cánh kê
Tiềm thuốc bắc
Dậu không là dậu

Ờ ... mà còn SỰ MINH TRIẾT "Ở BÊN TRONG" KHÔNG PHẢI BÊN PHẢI BÊN TRÁI của ADP là gì nhỉ ??

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Đố Vui Để Học


Im Lặng Sấm Sét

1. Chắc các bạn đều biết Phật giáo có nói đến Pháp Môn Bất Nhị. Pháp Môn Bất Nhị (hay Pháp Môn Không Hai) được nói đến trong Kinh Duy Ma Cật. Trong Ấn Giáo cũng có Pháp Môn Bất Nhị mà ở nguyên chữ là Advaita (Advaita = not-two = không hai). Advaita được coi là triết học cao nhất của Ấn Giáo và cũng là đường lối tu tập cao nhất. Còn trong Phật Giáo thì Pháp Môn Bất Nhị cũng được coi là Giáo lý Tối Thượng Thừa như trong lời giới thiệu bản dịch Kinh Duy Ma Cật của dịch giả Thích Huệ Hưng:

Bộ Kinh Duy Ma Cật này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện chỉ rõ chỗ diệu dụng của bản tâm thanh tịnh, là Pháp Môn Giải Thoát Bất Khả Tư Nghị mà Ngài Duy Ma Cật lặng thinh, đức Văn Thù tán thán, hàng Nhị thừa sửng sốt, không thế lấy trí suy nghĩ phân biệt biết nổi, không thể dùng lời nói luận bàn đến được. Giáo lý Tối Thượng Thừa này thật siêu thắng, trong đời ít có, khó gặp.

Câu hỏi của KKT là: Tại sao lại gọi là Pháp môn Không Hai (Pháp môn Bất Nhị) mà không gọi là Pháp môn Chỉ Một ? :icon_winkle: Vì lẽ nếu không hai (not two) thì có nghĩa là chỉ một (only one) phải không ? :icon_winkle: Thế nhưng cụm từ Pháp Môn Chỉ Một không được dùng là tại sao ? :icon_winkle:

2. Tại sao Pháp Môn Bất Nhị lại được gắn liền với sự Im Lặng Không Lời như trong Kinh Duy Ma Cật sau khi các Bồ Tát mỗi vị trình bày chỗ hiểu của mình thế nào là vào Pháp Môn Bất Nhị thì đến lượt Ngài Văn Thù và Duy Ma Cật phát biểu chỗ hiểu của mình:

Các Bồ Tát nói như thế rồi, hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?
Ngài Văn Thù Sư Lợì nói :
- Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn không hai.
Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?
Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: “Hay thay ! Hay thay ! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn không hai.


Tại sao sự im lặng không nói của Ngài Duy Ma Cật mới "thật là" vào pháp môn không hai ? :icon_winkle: Sự im lặng của Ngài Duy Ma Cật được gọi là Im Lặng Sấm Sét / Thunderous Silence / Lôi Minh Trầm Mặc 雷鳴沉默 :icon_winkle: Thêm một vài ví dụ về sự Im Lặng Không Lời này:

* Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử có nói rằng:
Có nơm là vì cá;
Đặng cá hãy quên nơm.
Có dò là vì thỏ;
Đặng thỏ hãy quên dò.
Có lời là vì ý;
Đặng ý hãy quên lời.
Ta tìm đâu đặng người biết quên lời,
hầu cùng nhau đàm luận.

(Nguyễn Duy Cần dịch)

* Vào đời Tây Tấn (266-316) bên Tàu có 7 vị hiền sĩ thường tụ họp gặp nhau trong rừng trúc bàn chuyện huyền đàm. Họ nói chuyện đến cái lý tột cùng thì ... ngồi im lặng nhìn nhau cười. :icon_winkle: (tỉnh như nhặng!) :icon_winkle: Dân gian gọi họ là Trúc Lâm Thất Hiền (bảy vị hiền sĩ rừng trúc).

* Thấm thoát chín năm qua, Bồ Đề Đạt Ma muốn trở về Thiên Trúc, bèn gọi môn nhân đến bảo :
- Ngày ta lên đường sắp đến, các người thử trình xem chỗ sở đắc của mỗi người về đạo Thiền.

“Bấy giờ ông Đạo Phó bạch: - Theo chỗ thấy của tôi, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đó là chỗ sở dụng của Đạo.
Tổ nói: Ông được phần da của tôi.

“Ni Tổng Trì bạch : - Chỗ thấy của tôi nay như Khánh Hỹ (A Nan) nhìn vào nước Phật A Súc (Bất Động), thấy một lần không thấy lại được.
Tổ nói: Bà được phần thịt của tôi.

“Đạo Dục bạch: - Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng thật, chỗ thấy của tôi là không có gì sở đắc hết.
Tổ nói: Ông được phần xương của tôi.

“Rốt hết đến Huệ Khả. Khả đảnh lễ Sư, rồi cứ thế mà đứng thẳng, không nói gì.
Tổ nói: Ông được phần tủy của tôi”


Như vậy thì cái lý tột cùng là không lời. Nhưng tại sao cái lý tột cùng lại là không lời ? (câu trả lời phải "rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên mà thấy rõ lòng bàn tay như thế nào") :icon_winkle:

3. Cái lý tột cùng thì không lời. Nhưng muốn độ người thì vẫn phải mở miệng. Nên Lục tổ Huệ Năng bảo rằng khi mở miệng dạy người thì phải dùng cách nói đối (như bên dưới đây). Nhưng tại sao lại phải dùng cách nói đối ? Lục tổ giải thích dùng nói đối là để khi nói thì không mất bản tông, không lìa tự tánh vì nói đối thì không kẹt vào hai bên (vì ngôn ngữ và khái niệm tự thân là hai bên / nhị nguyên / duality; nên mở miệng là ngay đó kẹt vào hai bên). Như vậy chính xác thì tự tánh là cái gì ? (câu trả lời phải "rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên mà thấy rõ lòng bàn tay như thế nào") :icon_winkle: KKT có thể trả lời các câu hỏi này nhưng KKT không trả lời vì muốn các bạn tự trả lời. :icon_winkle:


:icon_prost:

Pháp Bảo Đàn Kinh đã viết:
PHẨM THỨ MƯỜI: PHÓ CHÚC

Một hôm Tổ gọi đệ tử là Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như v.v... bảo rằng: “Các ông không đồng với những người khác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm Thầy một phương, nay tôi dạy các ông nói pháp không mất bản tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thành ba mươi sáu đối, ra vào tức lìa hai bên, nói tất cả pháp chớ lìa tự tánh; chợt có người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đãi, đều lấy pháp đối đi lại làm nhân cho nhau, cứu kính hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi.

Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhập vậy. Ấm là ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhập là thập nhị nhập, ngoài có sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trong có sáu cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; giới là thập bát giới: sáu trần, sáu cửa và sáu thức. Tự tánh hay gồm muôn pháp gọi là hàm tàng thức, nếu khởi suy nghĩ tức là chuyển thức sanh sáu thức ra sáu cửa, thấy sáu trần, như thế thành mười tám giới, đều từ nơi tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh thì khởi mười tám chánh, gồm ác dụng tức là dụng chúng sanh, thiện dụng tức là dụng Phật, dụng do những gì ? Do tự tánh mà có.

Đối pháp, ngoại cảnh vô tình có năm đối: Trời cùng đất đối, mặt trời cùng mặt trăng đối, sáng cùng tối đối, âm cùng dương đối, nước cùng lửa đối, đây là năm đối.

Pháp tướng ngữ ngôn có mười hai đối: Ngữ cùng pháp đối, có cùng không đối, có sắc cùng không sắc đối, có tướng cùng không tướng đối, hữu lậu cùng vô lậu đối, sắc cùng không đối, động cùng tịnh đối, trong cùng đục đối, phàm cùng thánh đối, tăng cùng tục đối, già cùng trẻ đối, lớn cùng nhỏ đối, đây là mười hai đối vậy.

Tự tánh khởi dụng có mười chín đối: Dài cùng ngắn đối, tà cùng chánh đối, si cùng tuệ đối, ngu cùng trí đối, loạn cùng định đối, từ cùng độc đối, giới cùng lỗi đối, thẳng cùng cong đối, thật cùng hư đối, hiểm cùng bình đối, phiền não cùng bồ-đề đối, thường cùng vô thường đối, bi cùng hại đối, hỉ cùng sân đối, xả cùng bỏn sẻn đối, tiến cùng thối đối, sanh cùng diệt đối, pháp thân cùng sắc thân đối, hóa thân cùng báo thân đối, đây là mười chín pháp đối vậy.”

Tổ bảo: “Ba mươi sáu pháp đối này nếu hiểu mà dùng tức là đạo, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức lìa hai bên, tự tánh động dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối với không mà lìa không, nếu toàn chấp tướng tức là tăng trưởng tà kiến, nếu toàn chấp không tức tăng trưởng vô minh, người chấp không là có chê bai kinh.

Nói thẳng chẳng dùng văn tự, đã nói chẳng dùng văn tự thì người cũng chẳng nên nói năng, chỉ lời nói năng này liền là tướng văn tự. Lại bảo: Nói thẳng chẳng lập văn tự tức hai chữ chẳng lập này cũng là văn tự, thấy người nói liền chê bai người ta nói là chấp văn tự. Các ông nên biết tự mình mê thì còn khả dĩ, lại chê bai kinh Phật, không nên chê bai kinh vì đó là tội chướng vô số.

Nếu chấp tướng bên ngoài mà tác pháp cầu chân, hoặc rộng lập đạo tràng, nói lỗi lầm có không, những người như thế nhiều kiếp không thể thấy tánh; chỉ nghe y pháp tu hành, lại chớ có trăm vật chẳng nghĩ, mà đối với đạo tánh sanh chướng ngại; nếu nghe nói chẳng tu khiến người biến sanh tà niệm, chỉ y pháp tu hành, bố thí pháp mà không trụ tướng.

Các ông nếu ngộ, y đây mà nói, y đây mà dùng, y đây mà hành, y đây mà tạo tác, tức không mất bản tông. Nếu có người hỏi nghĩa ông, hỏi có thì đem không đáp, hỏi không thì đem có đáp, hỏi phàm thì đem thánh đáp, hỏi thánh lấy phàm đáp, hai bên làm nhân cho nhau sanh ra nghĩa trung đạo, như một hỏi một đáp, bao nhiêu câu hỏi khác đều y đây mà khởi tác dụng, tức không mất chân lý.

Giả sử có người hỏi sao gọi là tối thì đáp rằng: Sáng là nhân, tối là duyên, sáng mất tức là tối, dùng sáng để hiển tối, dùng tối để hiển sáng, qua lại làm nhân cho nhau thành nghĩa trung đạo, ngoài ra hỏi những câu khác thảy đều như đây mà đáp. Các ông về sau truyền pháp y đây mà chỉ dạy cho nhau, chớ làm mất tông chỉ.”

thuvienhoasen.org

Kinh Duy Ma Cật đã viết:
IX. PHẨM VÀO “PHÁP MÔN KHÔNG HAI” (1)

Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng :
- Các Nhân giả ! Thế nào là Bồ Tát vào “pháp môn không hai” ? Cứ theo chỗ thích của mình mà nói.

Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói :
- Các Nhân giả ! “Sanh”, “diệt” là hai. Pháp vốn không sanh, cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

Bồ Tát Đức Thủ nói :
- “Ngã”, “ngã sở” là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không có ngã thời không có ngã sở đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Bất Thuấn nói :
- “Thọ”, “không thọ”(2) là hai. Nếu các pháp không thọ thời không có “được”, vì không có “được”, nên không thủ xả, không gây không làm đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Đức Đảnh nói :
- “Nhơ”, “sạch” là hai. Thấy được tánh chơn thật của nhơ, thời không có tướng sạch, thuận theo tướng diệt, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thiện Túc nói :
- “Động”, “niệm” là hai. Không động thời không niệm, không niệm thời không phân biệt; thông suốt lý ấy là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thiện Nhãn nói :
- “Một tướng”, “Không tướng”(3) là hai. Nếu biết một tướng tức là không tướng, cũng không chấp không tướng mà vào bình đẳng, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Diệu Tý nói :
- Tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn là hai. Quán tướng của tâm vốn không, như huyễn như hóa, thời không có tâm Bồ Tát, không có tâm Thanh Văn, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Phất Sa nói :
- “Thiện”, “bất thiện” là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc không tướng mà thông suốt được, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Sư Tử nói :
- “Tội”, “phước” là hai. Nếu thông đạt được tánh của tội, thì tội cùng phước không khác, dùng tuệ kim cang quyết liễu tướng ấy, không buộc không mở, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Sư Tử Ý nói :
-“Hữu lậu”, “vô lậu” là hai. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thời không có tướng hữu lậu và vô lậu, không chấp có tướng cũng không chấp vô tướng, đó là vào phảp môn không hai.

Bồ Tát Tịnh Giải nói :
- “Hữu vi”, “vô vi” là hai. Nếu lìa tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Na La Diên nói :
- “Thế gian”, “xuất thế gian” là hai. Tánh thế gian không tức là xuất thế gian, trong đó không vào không ra, không đầy không vơi, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thiện ý nói :
- “Sanh tử”, “Niết bàn” là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, hiểu như thế đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Hiện Kiến nói :
- “Tận”, “không tận” là hai. Pháp đến chỗ rốt ráo thời tận hoặc không tận đều là tướng “vô tận”. Tướng “vô tận” tức là không, không thời không có tướng tận và không tận, được như thế đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Phổ Thủ nói :
- “Ngã”, “vô ngã” là hai. “Ngã” còn không có, thời “phi ngã” đâu có được. Thấy được thật tánh của ngã không còn có hai tướng, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Điển Thiên nói :
- “Minh”, “vô minh” là hai. Thật tánh vô minh tức là minh, minh cũng không thể nhận lấy, lìa tất cả số, ở đó bình đẳng không hai, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Hỷ Kiến nói :
- “Sắc”, “Không” là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không, tánh sắc tự không ; thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Thức và không là hai. Thức tức là không, chẳng phải thức diệt rồi mới không, tánh thức tự không. Thông hiểu lý đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Minh Tướng nói :
- “Tứ đại” khác (4) “không đại” khác là hai. Tánh tứ dại tức là tánh không đại, như lớp trước lớp sau không, thời lớp giữa cũng không. Nếu biết được thật tánh các đại thời đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Diệu Ý nói :
- “Con mắt”, “sắc trần” là hai. Nếu biết được tánh của mắt thời đối với sắc không tham, không sân, không si, tức là tịch diệt. Tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp cũng là hai. Nếu biết được tánh của ý thời đối với pháp không tham, không sân, không si tức là tịch diệt. Nhận như thế đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Vô Tận Ý nói :
- “Bố thí”, “hồi hướng nhứt thiết trí” là hai. Tánh bố thí tức là tánh hồi hướng nhứt thiết trí. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền đinh, trí tuệ, hồi hướng nhứt thiết trí cũng là hai. Tánh trí tuệ tức là tánh hồi hướng nhứt thiết trí, ở trong đó vào “một tướng” là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thâm Tuệ nói :
- “Không”, “vô tướng”, “vô tác” là hai. Không tức là vô tướng, vô tướng tức là vô tác. Nếu không vô tướng, vô tác thời không có tâm, ý thức. Một món giải thoát là ba món giải thoát, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Tịch Căn nói :
- “Phật”, “Pháp”, “Chúng” (Tăng) là hai. Phật tức là Pháp, Pháp tức là Chúng. Ba ngôi báu ấy đều là tướng vô vi, cũng như hư không. Tất cả pháp cũng vậy, theo được hạnh ấy là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Tâm Vô Ngại nói :
- “Thân”. “thân diệt” là hai. Thân tức là thân diệt. Vì sao ? Thấy thật tướng của thân thời không thấy thân và thân diệt. Thân và thân diệt không hai, không khác, theo đó chẳng kinh chẳng sợ là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Thượng Thiện nói :
- “Thân thiện”, “khẩu thiện”, “ý thiện” là hai. Ba nghiệp này là tướng “vô tác”. Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Phước Điền nói :
- Làm phước (5) làm tội (6), làm bất động là hai. Thật tánh của ba việc làm tức là “không”, “không” thời không làm phước, không làm tội, không làm bất động. Ở ba việc làm này mà không khởi là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Hoa Nghiêm nói :
- Do “ngã” mà khởi ra hai là hai. Thấy được thật tướng của “ngã”, thời không khởi ra hai pháp. Nếu không trụ hai pháp thời không có “thức”. Không có thức là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Đức Tạng nói :
- Có tướng “sở đắc” là hai. Nếu không có sở đắc thời không có lấy bỏ. Không lấy bỏ là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Nguyệt Thượng nói :
- “Tối”, “sáng” là hai. Không tối, không sáng thời không có hai. Vì sao? Như vào định diệt thọ tưởng thời không có tối, không có sáng. Tất cả pháp tướng cũng như thế ; bình đẳng vào chỗ ấy là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Bảo ấn Thủ nói :
- Ưa Niết bàn, không ưa thế gian là hai. Nếu không ưa Niết bàn, không chán thế gian thời không có hai. Vì sao ? Nếu có buộc thời có mở, nếu không buộc thì nào có cầu mở. Không buộc, không mở, thời không ưa, không chán, đó là vào pháp môn không hai.

Bồ Tát Châu Đảnh Vương nói :
- “Chánh đạo”, “tà đạo” là hai, ở chánh đạo thời không phân biệt thế nào là Tà, thế nào là Chánh, lìa hai môn phân biệt đó là vào Pháp môn không hai.

Bồ Tát Nhạo Thật nói :
- “Thực”, “Không thực” là hai. Thực thấy còn không thấy thực, huống là không thực thấy. Vì sao ? Không phải mắt thịt mà thấy được, chỉ có mắt tuệ mới thấy được. Nhưng mắt tuệ không có thấy mà chỗ nào cũng thấy cả, đó là vào pháp môn không hai.

Các Bồ Tát nói như thế rồi, hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?

Ngài Văn Thù Sư Lợì nói :
- Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn không hai.

Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?

Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: “Hay thay ! Hay thay ! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn không hai.

Khi nói phẩm vào Pháp Môn Không Hai này, trong chúng có năm nghìn Bồ Tát đều vào pháp môn không hai, chứng Vô sanh Pháp nhẫn.

Chú thích của phẩm IX

1. Pháp môn không hai : “Không hai” là lý thể chơn thật duy nhứt, ly tướng vắng lặng như như bĩnh đẳng, không có kia, đây, sai khác. Pháp môn : là pháp tắc khuôn mẫu của Phật đạo, các bực Hiền Thánh đều nương theo đó mà nhập đạo. Bồ tát ngộ vào lý nhứt thật bình đẳng, gọi là vào “pháp môn không hai”.

2. Thọ, không thọ : Thọ là có xúc đối lãnh thọ chấp tướng thuộc hữu lậu. Không thọ là không lãnh thọ chấp tướng thuộc vô lậu.

3. Một tướng, không tướng : Một tướng là đối với 2, 3 mà nói. Hai, ba, là những cái sai khác, một là nghĩa không sai khác. Thật tướng của vũ trụ là một chứ không hai; sở dĩ nói “một” cũng chỉ là mượn mà nói, chứ thật “một” ấy cũng là tuyệt đối, là không, nên cũng tức là không tướng. Nhưng nếu nghe nói “một” nói “không” mà không biết là lời nói để phá chấp hai, chấp có, trở lại chấp có một tướng cũng thành ra hai vậy.

4. Tứ đại khác : Tức là bốn đại : Địa, Thủy, Hỏa, Phong khác với hư không, vì 4 đại có chất ngại, hư không không chất ngại nên khác nhau.

5. Làm phước : Làm những công hạnh phước thiện trong cõi dục.

6. Làm tội : Làm 10 nghiệp chắng lành. Thân có ba nghiệp chẳng lành : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm ; Miệng có 4 : Nói dối, nói thêu dệt, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác ; ý có 3 : Tham lam bỏn sẻn, hờn giận ganh ghét, si mê tà kiến.

7. Làm bất động : Tu những hạnh nghiệp thiền định theo cõi trời Sắc và Vô Sắc giới.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

vậy pháp môn BẤT NHỊ bao gồm cái gì mà nói là là KHÔNG HAI [smile]

đức Phật có miêu tả cụ thể: TẠI SAO GỌI LÀ KHÔNG HAI không ?

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

thật ra ... IM LẶNG không phải là SẤM SÉT ... có nhiều khi, có nhiều câu hỏi bế tắc của vấn để KHỔ ... = NÓI CHO CÙNG NGƯỜI CÓ KHỔ phải tự mình tìm hiểu để giải quyết vấn đề khổ đó của mình .. nên gọi là TỰ GIÁC TỰ NGỘ

chỗ khó của những câu trả lời .. là sẽ bị "LÔI CUỐN VÀO ĐÓ luôn" .. rùi tự mình cũng --> CÓ KHỔ luôn ...


Nam Hoa Kinh, Phẩm Trí Bắc Du, TRÍ lên phương Bắc chơi tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phân gặp Vô Vi Vị, bảo:

tôi muốn hỏi ông ít điều:

i. muốn biết Đạo .. phải suy nghĩ những gì, ra sao ?

ii. muốn ở yên trong Đạo .. phải cư xử ra sao, hành động ra sao ?

iii. muốn đắc Đạo, phải theo cách nào đường nào ? [smile]



như vậy cả BA CÂU HỎI đều thuộc về CÂU HỎI CÓ Ý NGHĨA: TÌM KIẾM, HỌC HỎI TÌM ĐẠO ...

nhưng Vô Vi Vị IM LẶNG

Trí hỏi ba câu đó mà Vô Vi Vị không đáp câu nào cả, không phải không muốn đáp, mà vì KHÔNG BIẾT ĐÁP RA SAO ?




Trí hỏi ba câu đó mà Vô Vi Vị không đáp câu nào cả, không phải không muốn đáp, mà vì KHÔNG BIẾT ĐÁP RA SAO ?

Chúng ta ở đời cũng vậy. .. có những câu hỏi thật là đúng, thật là tha thiết thí dụ:

một đứa bé ba tuổi hỏi làm sao con có thể trở thành một phi công, một bác sĩ, một phi hành gia ??

thì dù chúng ta có biết câu trả lời đi chăng nữa .. cũng không thể trả lời .. bởi vì CÂU TRẢ LỜI --> SẼ TRỞ THÀNH DÀI QUÁ [smile]


Tuy nhiên, cũng phải nói thiệt là muốn có NGƯỜI GIÚP BÉ ẤY = TRỞ THÀNH MỘT BÁC SĨ .. trả lời hết tất cả những câu hỏi để rút ngắn khoảng cách .. để vượt qua khoảng cách ...

-->> phải thật sự CẦN CÓ MỘT NGƯỜI TẬN TÂM, TẬN SỨC làm điều đó [smile] ... mà KINH PHẬT là những điển hình, chư Phật, Bồ Tát tận tâm tận sức trả lời TỈ MỈ CẶN KẼ TỪNG VẤN ĐỀ MỘT [smile]

Vì vậy ... có hai lý do cho sự IM LẶNG:

i. Thứ nhất là vấn đề KHOẢNG CÁCH .. trong một câu hỏi vốn đã có NGÀN NGÀN CÂU HỎI ... VẠN VẤN ... mặc dù .. người hỏi cũng chưa chắc đã hỏi tới VẠN CÂU [bởi vì họ cũng đâu có muốn hỏi tới vạn câu ? ] [smile]


ii. thứ hai là vấn đề TẬN TÂM .. cũng chả mấy ai TẬN TÂM TẬN SỨC giúp đỡ người ta vượt qua khoảng cách đó ... rút ngắn khoảng cách đó ...


iii. còn vấn đề thứ ba nữa: IM LẶNG ĐỂ CHE GIẤU VÌ KHÔNG BIẾT TRẢ LỜI [smile]


có nhiều câu chuyện những vị tổ .. đến gặp nhau ..hỏi nhau .. rùi ở lại với nhau ... có vị phải ở lại với vị kia cả tám năm .. như trường hợp NAM NHẠC HOÀI NHƯỢNG Ở VỚI LỤC TỔ chỉ vì một câu hỏi .. vốn đã ngầm chứa cả ngàn câu hỏi khác [smile]

Đến Tào Khê gặp Tổ Huệ Năng,

Tổ hỏi: "Ở đâu đến?"
Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến."

Tổ hỏi: "Vật gì đến?"

Sư trả lời không được bèn ở lại. --> Sau tám năm, sư chợt tỉnh,

đến trình Tổ câu trả lời sau: "Nói là một vật là không đúng."

Tổ hỏi: "Lại có thể đạt được chăng?"
Sư đáp: "Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được."

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

phần sau thì sự IM LẶNG cũng giống hệt như vậy ... ai chẳng biết HUỆ KHẢ một lòng cầu Phật Đạo .. chí thành tới độ dám chặt luôn cả một cánh tay ....

nhưng mà chúng ta để ý coi:

từ một HUỆ KHẢ = dũng mãnh .. xông xáo .. tìm học hiểu phật đạo .. nhất lòng cầu xin làm môn hạ của Đạt Ma Tổ Sư

--> tới một Huệ Khả lòng thanh tịnh như mặt nước chiều thu .. đi tới bái tạ Đạt Ma Tổ Sư .. an nhiên tự tại .. tìm tâm không thấy

thì có nghĩa là: PHẬT ĐẠO TU HÀNH TẠI TÂM .. HUỆ KHẢ đã học hỏi từ nơi Tổ Đạt Ma .. đạt được ý nghĩa chân chính của PHẬT ĐẠO nơi tâm mình:

- Tự Giác

- Tự Ngộ ...

và khi đã tới đó .. thì không phải là ĐẠO mà ĐẠT MA TỔ SƯ muốn truyền bá sao ?



vì vậy ... cũng không phải là IM LẶNG ... mà trong sự IM LẶNG ĐÓ .. đã có cái gọi là CHÍ THÀNH .. CHÍ TÂM CẦU ĐẠO .. và CÓ MỘT VỊ THÀY ĐÃ TẬN TÂM TẬN LỰC ở từ buổi đầu tiên .. cho tới lúc cuối cùng [smile]

- TA đã AN TÂM cho con [smile].



Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.

Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện (vô cùng hoàn thiện).



Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh,

Tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc.


Biết được cái mục đích cần đạt đến mà sau đó mới có sự kiên định (đã định được việc đúng đắn). Định rồi mới có thể yên ổn (không còn thay đổi nữa). Yên rồi mới có thể an tâm, thư thái. An tâm rồi thì sau mới lo nghĩ, mưu sự. Lo nghĩ cho chu đáo rồi sau mới có thể đạt thành.


có nghĩa là trong lòng của HUỆ KHẢ cũng đã có sự KIÊN ĐỊNH ... --> tu hành thành PHẬT đạo.



Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ.

Mọi vật đều có gốc ngọn, mọi sự việc đều có đầu đuôi, biết được cái chỗ có trước có sau đó thì đã gần với cái đạo rồi.



Đúng là mọi việc đều có gốc ngọn... trong trường hợp này .. người biết rõ gốc ngọn đó chính là Đạt Ma Tổ Sư .. ở với ổng một thời gian .. thì đương nhiên HUỆ KHẢ với sự kiên định vững chắc đó .. làm sao hỏng thành phật đạo ?


ờ mà đúng không?

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16/4/09
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Im Lặng Sấm Sét !

ha ha haha ... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

thật ra ... IM LẶNG không phải là SẤM SÉT ... có nhiều khi, có nhiều câu hỏi bế tắc của vấn để KHỔ ... = NÓI CHO CÙNG NGƯỜI CÓ KHỔ phải tự mình tìm hiểu để giải quyết vấn đề khổ đó của mình .. nên gọi là TỰ GIÁC TỰ NGỘ

chỗ khó của những câu trả lời .. là sẽ bị "LÔI CUỐN VÀO ĐÓ luôn" .. rùi tự mình cũng --> CÓ KHỔ luôn ...


Nam Hoa Kinh, Phẩm Trí Bắc Du, TRÍ lên phương Bắc chơi tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phân gặp Vô Vi Vị, bảo:

tôi muốn hỏi ông ít điều:

i. muốn biết Đạo .. phải suy nghĩ những gì, ra sao ?

ii. muốn ở yên trong Đạo .. phải cư xử ra sao, hành động ra sao ?

iii. muốn đắc Đạo, phải theo cách nào đường nào ? [smile]



như vậy cả BA CÂU HỎI đều thuộc về CÂU HỎI CÓ Ý NGHĨA: TÌM KIẾM, HỌC HỎI TÌM ĐẠO ...

nhưng Vô Vi Vị IM LẶNG

Trí hỏi ba câu đó mà Vô Vi Vị không đáp câu nào cả, không phải không muốn đáp, mà vì KHÔNG BIẾT ĐÁP RA SAO ?



Trí hỏi ba câu đó mà Vô Vi Vị không đáp câu nào cả, không phải không muốn đáp, mà vì KHÔNG BIẾT ĐÁP RA SAO ?


Chào bạn khuclunglinh,

Vô Vi Vị không đáp, không phải là vì Vô Vi Vị KHÔNG BIẾT ĐÁP RA SAO như bạn nghĩ đâu. Sự im lặng của Vô Vi Vị không khác với sự im lặng của Duy Ma Cật. Đó là cái Im Lặng Sấm Sét / Mặc Như Lôi 默如雷! Hãy đọc lại nguyên phần trích dẫn sau đây và chú ý những khúc in đậm:

Nam Hoa Kinh - Trí Bắc Du

Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phần, gặp Vô Vi Vị.

Trí gọi Vô Vi Vị bảo: "Tôi muốn hỏi ông ít điều. Nghĩ làm sao, lo làm sao mà biết được Đạo ? Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo ? Theo đâu và đi đường nào mà tìm được Đạo ?"

Hỏi ba lời, Vô Vi Vị không đáp. Chẳng phải không đáp, mà là không biết phải đáp làm sao.

Hỏi không được, Trí trở lại Bạch Thủy, ở phương Nam, lên núi Hồ Quyết, gặp Cuồng Khuất. Trí cũng đem ba câu hỏi trước, hỏi Cuồng Khuất.

Cuồng Khuất nói: "À ! Tôi biết, để tôi nói cho." Nhưng vừa muốn nói, thì lại quên mất chỗ mình muốn nói.

Trí không hỏi ai được, bèn trở lại đế cung ra mắt Hoàng đế để hỏi.

Hoàng đế nói: "Không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gì mới rõ Đạo. Không theo đâu, không đi đường nào cả mới được Đạo."

Trí hỏi Hoàng đế: "Tôi cùng ông biết Đạo chăng ? Còn hai người kia không biết Đạo chăng ? Ai phải ?"

Hoàng đế nói: "Vô Vi Vị mới thật là phải. Cuồng Khuất cũng giống như Vô Vi Vị. Rốt lại, chỉ có Ta và Ngươi là không gần Đạo mà thôi. Vả, kẻ biết thì không nói, kẻ nói là không biết. Nên chi, bậc Thánh nhân mới thực hành cái lối dạy mà không cần đến lời...." (Nguyễn Duy Cần dịch)


Nếu so sánh đoạn trích dẫn trên trong Nam Hoa Kinh với phẩm Pháp Môn Bất Nhị trong Kinh Duy Ma Cật thì có thể nói rằng: Vô Vi Vị là Duy Ma Cật, Cuồng Khuất là Bồ tát Văn Thù, còn Hoàng đế là như những vị Bồ tát khác trong phẩm trên. :icon_winkle:

Dịch giả Nguyễn Duy Cần cũng bàn về đoạn này như sau: Trí, cái Trí la tập nhị nguyên mà đi tìm hiểu Đạo, thì chẳng làm thế nào hiểu được. Vô Vi Vị (tượng trưng tiếng nói Vô Vi) không thể đáp lại với những câu hỏi của Trí, không phải là vì không hiểu Đạo, mà là vì Đạo không thể dùng lời nói của giới nhị nguyên mà miêu tả được. Nên làm thinh. Đó là để chứng minh câu: "tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" của Lão tử.

Có thể Đạo thì không thể dùng lời nói của giới nhị nguyên mà miêu tả được (miêu tả = lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra). Nhưng vẫn có thể dùng lời để diễn tả được. Xưa nay vô số những người đắc đạo vẫn dùng lời mà giảng dạy cho người, tức là vẫn diễn tả Đạo được. Cho nên cái chuyện im lặng không nói (im lặng sấm sét) khi đứng trước cái lý tột cùng chẳng phải là vì không nói được, không diễn tả được nó, mà là vì tự thân của cái tột cùng là sự im lặng ! Cho nên giữ sự im lặng (sấm sét!) chính là cách thể hiện linh động và hùng hồn nhất cái lý tột cùng này. Khi chứng ngộ cái lý tột cùng này thì sẽ biết tại sao nó lại là sự im lặng. Dĩ nhiên rằng chuyện chứng ngộ cái lý tột cùng này là chứng ngộ thật trên thực tế chứ không phải là chuyện lý thuyết mà nói chuyện lấp lửng, mơ hồ. :icon_winkle: Tức là sự chứng ngộ này là nhận biết cái lý tột cùng << rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên mà biết rõ lòng bàn tay như thế nào >> :icon_winkle:


:icon_prost:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. laughinghaha
Bên trên