Mộng Du

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

nếu mà hiểu theo nghĩa KẺ BIẾT KHÔNG NÓI ... bởi vì NÓI = ĐỘNG TÂM như vậy .. thì là KHÔNG BIẾT chứ không phải là biết [smile]

cho nên .. chữ BIẾT mà KHÔNG NÓI ... chỉ có thể dịch nghĩa là: KHOẢNG CÁCH RẤT LÀ XA ... của người HỎI và người KHÔNG HỎI ...

** có một chút xíu GIAN LẬN Ở CHỖ là NGƯỜI HỎI và NGƯỜI KHÔNG HỎI: là ở cùng một nơi ... vì vậy mới có chuyện "THẢY VÀO LÝ BẤT NHỊ" ở đây ... phải hông ? [smile]



tuy nhiên .. cũng không thể nào GIẢ VỜ BIẾT, và GIẢ VỜ "BIẾT KHOẢNG CÁCH" ĐÓ LÀ GÌ .. một khi không có CỤ THỂ của CÁI BIẾT ẤY là gì được ... [smile]

tự thân của CÁI TỘT CÙNG mà dịch là IM LẶNG thì không đúng [smile]

- bởi vì ĐỨC PHẬT, CHƯ TỔ .. vô số người đã giác ngộ đạo mà vẫn nói QUÁ TRỜI CỤ THỂ luôn .. hỏng thiếu một thứ gì ... cho nên ... "IM LẶNG" = không phải là BẤT NGÔN ...

mà là NGƯỜI HOÀN TOÀN TRONG SẠCH mới là BẤT NGÔN -->> và cái NGƯỜI ĐÓ cũng chẳng có SẤM SÉT GÌ ... muốn tìm được người đó .. còn khó hơn cả BỊ SẤM SÉT ĐÁNH TRÚNG [smile] ... bởi vì AI CŨNG TRÁNH NÉ SẤM SÉT đó mà ..

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

2. Tại sao Pháp Môn Bất Nhị lại được gắn liền với sự Im Lặng Không Lời như trong Kinh Duy Ma Cật sau khi các Bồ Tát mỗi vị trình bày chỗ hiểu của mình thế nào là vào Pháp Môn Bất Nhị thì đến lượt Ngài Văn Thù và Duy Ma Cật phát biểu chỗ hiểu của mình:

Các Bồ Tát nói như thế rồi, hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?
Ngài Văn Thù Sư Lợì nói :
- Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn không hai.

Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?

Ông Duy Ma Cật im lặng không nói.

Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: “Hay thay ! Hay thay ! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn không hai.

Tại sao sự im lặng không nói của Ngài Duy Ma Cật mới "thật là" vào pháp môn không hai ? Sự im lặng của Ngài Duy Ma Cật được gọi là Im Lặng Sấm Sét / Thunderous Silence / Lôi Minh Trầm Mặc 雷鳴沉默 Thêm một vài ví dụ về sự Im Lặng Không Lời này:



Thật ra sự IM LẶNG của ngài Duy Ma Cật ... cũng không dịch nghĩa là "KHÔNG VĂN TỰ, KHÔNG HỎI KHÔNG ĐÁP, vv" đó là PHÁP MÔN BẤT NHỊ ... bởi vì những miêu tả như vậy sẽ không đúng [smile]

lý do đơn giản và dễ chứng minh thôi: CÓ BIẾT BAO NHIÊU NGƯỜI CŨNG IM LẶNG .. nhưng rồi tới khi HỌ NÓI CHUYỆN mới biết là họ chẳng có BIẾT BẤT NHỊ là nghĩa gì ? [smile]

- ai trong chúng ta chẳng đã từng IM LẶNG QUA ? [smile]

--> xong một hồi tới lúc nói chuyện thì chẳng giống cái gọi là PHÁP MÔN BẤT NHỊ .. rùi cũng vẫn TAM GIỚI sinh tử luân hồi chạy rần rần .. chứ cái "NHẤT NHỊ" là một kiếm ở đâu ra ?? [smile]


chúng ta cũng nhìn thấy các TRÚ XỨ của THỨC rồi: bao gồm TƯỞNG và PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG ... và tám thắng xứ của giải thoát bắt đầu từ SẮC ... SẮC là NGOẠI SẮC .. rùi tới NỘI SẮC .. rùi tới SẮC là thanh tịnh [smile]

như vậy .. chỗ "IM LẶNG KHÔNG NÓI" cũng như một trạng thái: tự tâm của chúng ta nó có sự hoạt động như là một --> NHÂN NGOẠI HỮU NHÂN vậy [smile]

rồi thì nó sẽ TỰ XA RỜI .. CON NGƯỜI do chính nó làm ra ... NĂNG TRỤC .. CẢNH TRẦM ..



thí dụ: nói tới con người .. thì ai cũng nói là NGŨ UẨN là SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ...

nhưng nói tới CÓ MỘT NGƯỜI THỨ NHẤT: cũng là SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC .. mà không có "TA" là một con người ở trước đó .. thì không ai nói đó là NGƯỜI ...


và vì vậy: MIÊU TẢ HIỆN TRẠNG .. MỘT CHUỖI BIẾN CỐ từ CON NGƯỜI THỨ NHẤT --> CON NGƯỜI THỨ HAI .. từ KHÔNG --> CÓ .. mà chỉ biểu hiện bằng sự IM LẶNG là làm việc ẨU TẢ ...

tại sao lại gọi là ẨU TẢ ??

bởi vì khi IM LẶNG rùi nói chuyện thì mới thấy:

À THÌ RA .. TƯỞNG VẪN CÒN .. PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG vẫn còn --> THỌ TƯỞNG còn cái đuôi "BẤT ĐỊNH" vẫn còn .. ở trong đó hết ...

rùi thì: TAM TÁNH, TAM LƯỢNG .. TAM CẢNH .. cứ coi vẫn thấy là vậy....

cho nên .. nó chẳng giống "PHÁP MÔN BẤT NHỊ" một tí nào hết [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
691
Điểm
113

Chào bạn khuclunglinh,

Vô Vi Vị không đáp, không phải là vì Vô Vi Vị KHÔNG BIẾT ĐÁP RA SAO như bạn nghĩ đâu. Sự im lặng của Vô Vi Vị không khác với sự im lặng của Duy Ma Cật. Đó là cái Im Lặng Sấm Sét / Mặc Như Lôi 默如雷! Hãy đọc lại nguyên phần trích dẫn sau đây và chú ý những khúc in đậm:

Nam Hoa Kinh - Trí Bắc Du

Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phần, gặp Vô Vi Vị.

Trí gọi Vô Vi Vị bảo: "Tôi muốn hỏi ông ít điều. Nghĩ làm sao, lo làm sao mà biết được Đạo ? Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo ? Theo đâu và đi đường nào mà tìm được Đạo ?"

Hỏi ba lời, Vô Vi Vị không đáp. Chẳng phải không đáp, mà là không biết phải đáp làm sao.

Hỏi không được, Trí trở lại Bạch Thủy, ở phương Nam, lên núi Hồ Quyết, gặp Cuồng Khuất. Trí cũng đem ba câu hỏi trước, hỏi Cuồng Khuất.

Cuồng Khuất nói: "À ! Tôi biết, để tôi nói cho." Nhưng vừa muốn nói, thì lại quên mất chỗ mình muốn nói.

Trí không hỏi ai được, bèn trở lại đế cung ra mắt Hoàng đế để hỏi.

Hoàng đế nói: "Không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gì mới rõ Đạo. Không theo đâu, không đi đường nào cả mới được Đạo."

Trí hỏi Hoàng đế: "Tôi cùng ông biết Đạo chăng ? Còn hai người kia không biết Đạo chăng ? Ai phải ?"

Hoàng đế nói: "Vô Vi Vị mới thật là phải. Cuồng Khuất cũng giống như Vô Vi Vị. Rốt lại, chỉ có Ta và Ngươi là không gần Đạo mà thôi. Vả, kẻ biết thì không nói, kẻ nói là không biết. Nên chi, bậc Thánh nhân mới thực hành cái lối dạy mà không cần đến lời...." (Nguyễn Duy Cần dịch)


Nếu so sánh đoạn trích dẫn trên trong Nam Hoa Kinh với phẩm Pháp Môn Bất Nhị trong Kinh Duy Ma Cật thì có thể nói rằng: Vô Vi Vị là Duy Ma Cật, Cuồng Khuất là Bồ tát Văn Thù, còn Hoàng đế là như những vị Bồ tát khác trong phẩm trên. :icon_winkle:

Dịch giả Nguyễn Duy Cần cũng bàn về đoạn này như sau: Trí, cái Trí la tập nhị nguyên mà đi tìm hiểu Đạo, thì chẳng làm thế nào hiểu được. Vô Vi Vị (tượng trưng tiếng nói Vô Vi) không thể đáp lại với những câu hỏi của Trí, không phải là vì không hiểu Đạo, mà là vì Đạo không thể dùng lời nói của giới nhị nguyên mà miêu tả được. Nên làm thinh. Đó là để chứng minh câu: "tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" của Lão tử.

Có thể Đạo thì không thể dùng lời nói của giới nhị nguyên mà miêu tả được (miêu tả = lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra). Nhưng vẫn có thể dùng lời để diễn tả được. Xưa nay vô số những người đắc đạo vẫn dùng lời mà giảng dạy cho người, tức là vẫn diễn tả Đạo được. Cho nên cái chuyện im lặng không nói (im lặng sấm sét) khi đứng trước cái lý tột cùng chẳng phải là vì không nói được, không diễn tả được nó, mà là vì tự thân của cái tột cùng là sự im lặng ! Cho nên giữ sự im lặng (sấm sét!) chính là cách thể hiện linh động và hùng hồn nhất cái lý tột cùng này. Khi chứng ngộ cái lý tột cùng này thì sẽ biết tại sao nó lại là sự im lặng. Dĩ nhiên rằng chuyện chứng ngộ cái lý tột cùng này là chứng ngộ thật trên thực tế chứ không phải là chuyện lý thuyết mà nói chuyện lấp lửng, mơ hồ. :icon_winkle: Tức là sự chứng ngộ này là nhận biết cái lý tột cùng << rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên mà biết rõ lòng bàn tay như thế nào >> :icon_winkle:


:icon_prost:

Nói chuyện một chút chơi, hề hề

Vô vi vị mà trả lời thì không còn gọi là Vô Vi vị
Cuồng khất khi nghe hỏi mà trả lời thì đâu phải là Cuồng khất.
Nên Vô vị vị lẫn Cuồng khất đều là kẻ vẫn còn ngụ nơi thế gian pháp (chưa am tường chỗ mạt kỳ của chư hành/Kinh Thánh Cầu).
Cho rằng việc không trả lời của Vô vị vị và Cuồng khất mới là lẽ chân thật bởi ngụ nơi thế gian xứ (Hữu pháp) thì làm sao nói chuyện phi thế gian xứ được (Vô pháp) vì câu trả lời của Hoàng đế đều là lời phủ định thế gian pháp làm người nghe dễ rơi vào chỗ hư vô bởi chưa từng chỉ ra (do vô tri) Pháp Trụ, Pháp Vị.

Trừng Hải



 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Con chào sư phụ!

3 vị này con trụ vị nào cũng thấy vị đó phải như thế mới đúng. Có lẽ con trở thành người 3 phải mất hi hi ...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. kính bác TH một ly trà [smile]:

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh ... cũng có nhiều nét phải diễn giải với một chút "Ý NGHĨA" khác ... bởi vì trong kinh có thần thông, có bồ tát .. có đủ loại thần thông thí dụ như ngài Duy Ma Cật hóa thần thông khiến 1 vị bồ tát đi khất thực đủ cho 90,000 người ăn ở chương 9 .. nhưng ở các chương 5 thì nói tới pháp hội đông như thế, khiến ngài Xá Lợi Phất lo bởi vì nó ở trong một căn phòng nhỏ [smile] ... vì vậy .. rồi còn các vị thiên vương .. Đế Thích Thiên .. vv

tuy nhiên .. có một đoạn nói tới LÝ BẤT NHỊ ... vậy chúng ta thử xem thử một ý nghĩa này:

IM LẶNG có phải là PHÁP MÔN BẤT NHỊ ?

- ha ha ha .. làm gì có chuyện đó ...


IM LẶNG là con đường đi tới "HIỂU ĐƯỢC" LÝ BẤT NHỊ ?

- ha ha ha .. cũng làm gì có chuyện đó ...


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hi hi...

Con chào sư phụ!

3 vị này con trụ vị nào cũng thấy vị đó phải như thế mới đúng. Có lẽ con trở thành người 3 phải mất hi hi ...


ha ha ha a.. kính bạn TN một ly trà [smile]:

đã nói TẤT CẢ đều là DỤNG ..của một NHẤT TƯỚNG .. thì pháp môn bất nhi --> CÁNH CỬA ĐI VÀO BẤT NHỊ

->> CÁNH CỬA ĐI VÀO ẤY --> phải là CON ĐƯỜNG ĐI TỚI NHẤT TƯỚNG [smile]


và đương nhiên .. vì NHẤT TƯỚNG .. dụng của nó .. hóa thành hiện tượng VẠN PHÁP .. thì VẠN PHÁP chính là vạn chỗ ... NHẤT TƯỚNG HÓA RA NHƯ VẬY ... và đương nhiên là mỗi chỗ hóa đó đều có sự miêu tả hình tướng riêng ..

và vì vậy phải nói là: KHÔNG CHỈ RIÊNG IM LẶNG .. .mà muôn ngàn pháp khác đều là cùng một nguồn gốc với NHẤT TƯỚNG ấy [smile]



nếu chúng ta nói như vầy:

SỰ ỊM LẶNG --> có thể DẪN TỚI --> sự nhận ra NHẤT TƯỚNG

như vậy .. SỰ IM LẶNG ấy .. chính là PHÁP MÔN BẤT NHỊ

còn không thì đâu có phải ? [smile]

** và vì vậy .. trường hợp IM LẶNG của ngài DUY MA CẬT không phải là PHÁP MÔN BẤT NHỊ ... mà chỉ là NGÔN NGỮ không miêu tả hết được phạm trù bao hàm của pháp môn BẤT NHỊ

cũng như chúng ta xem một đường thẳng ... như là TRỤC X .. từ - vô cực --> + vô cực .. chẳng lẽ phải dùng những con số cụ thể để miêu tả ĐƯỜNG THẲNG ĐÓ .. thì đúng là không đủ số ... bởi vì HẰNG HÀ SA SỐ cũng không đủ đêm mà .. [smile]

vì vậy cái IM LẶNG ĐÓ .. là nghĩa như vầy: BIẾT BẤT NHỊ .. là BIẾT HẾT TẤT CẢ CÁC NGHĨA của BẤT NHỊ .. chứ nói ra .. thì nói sao cho hết ? [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Kính khúc huynh!

Nếu không biết trả lời mà im lặng thì là cái im lặng của Vô Minh.

Nếu biết cái gốc của vạn pháp. Tức vạn pháp và cả cái biết đều từ 1 gốc không có đối đãi chẳng ngại gì nhau. Im lặng và nói không phải 2. Cho nên cái im lặng của ngài duy ma cật là câu trả lời siêu việt luôn câu hỏi. Ví như hỏi Nghĩa sóng mà đáp nghĩa Biển. Nên mới gọi là sự im lặng sấm sét!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lý Như-Huyễn

Đạo Lý ở mỗi người!

Làm gì có chuyện Đạo Lý chỉ ở 3 điều hành viên HUYỄN này thôi sao?
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Đạo Lý ở mỗi người!

Làm gì có chuyện Đạo Lý chỉ ở 3 điều hành viên HUYỄN này thôi sao?

Ha ha....

Chào bạn Vô Minh!

Đạo lý là đạo lý. Nó không thuộc về ai cả nên nó mới là Đạo Lý :icon_handy:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Đạo Lý ở mỗi người!

Chưa thấy Lý Đạo thì nói gì mà không được?

Ha ha...

Chào bạn Vô Minh!

Đạo lý là đạo lý. Ông có lý của ông. Tôi có lý của tôi thì đó đều chẳng phải là Đạo Lý.

Bởi vì Đạo Lý là Đạo Lý đơn giản vậy thôi hì hì....:Heart fill with lov
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Đạo Lý ở mỗi người!

Chưa thấy Lý Đạo thì nói gì mà không được?

Bạn nói xem, đạo lí là cái gì mà bạn khẳng định như thế? Đạo ở mỗi con người nó ra làm sao?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đạo Lý ở mỗi người

Bạn nói xem, đạo lí là cái gì mà bạn khẳng định như thế? Đạo ở mỗi con người nó ra làm sao?

Nếu bạn không có Đạo Lý thì bạn dựa vào cái gì mà nói năng hỏi đáp?

Giác ngộ thế giới này chính là giác ngộ bản thân bạn.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
H ha...

Chào bạn Vô Minh!

Thì ra bạn nói cái đạo lý là nói gã đó hả? Bạn hay gọi gã là lương tâm đó. Mỗi người đều có lương tâm. Công nhận! Cấm cải luôn hì hì...

Nhưng cái lương tâm đó nó không phải là bạn đâu. Bởi nếu là bạn thì mỗi khi làm chuyện sai quấy việc gì phải đấu tranh với nó mà dằn vặt chính mình ????? Thật ra nó chỉ ngồi đó và thấy biết tất cả cho bạn. Nó biết đúng, sai, phải trái bạn chỉ việc mượn cái biết của nó sài. Nó không hề hùa theo ý muốn của bạn. Bằng chứng là nhiều khi bạn lỡ mồm nói ra những cái bí mật mà không muốn cho người khác biết ấy hi hi....

Vậy nên bảo lương tâm là ông đạo lý của mỗi người. Nên tôi nói gì cũng có Lý là rất vô lý hì hì....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính các bạn một ly trà [smile]:

CHÂN LÝ ... phải là CỤ THỂ ... bởi vì khi không nói tới CỤ THỂ nữa .. thì bắt đầu sẽ có sự không rõ ràng .. huyền bí .. mơ hồ .. chen lẫn vào ...

- ngay cả khi chỉ là DANH TỪ ... chỉ là KHÁI NIỆM [smile]


bởi vì vậy ... cần làm rõ CỤ THỂ của danh từ LƯƠNG TÂM ... ĐẠO LÝ ... vv...

- còn không thì hơi tốn thời gian ... chạy vòng vòng ... MỘNG --->> DU ... hay là DU ---> MỘNG [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha...

Kính khúc huynh!

Nếu không biết trả lời mà im lặng thì là cái im lặng của Vô Minh.

Nếu biết cái gốc của vạn pháp. Tức vạn pháp và cả cái biết đều từ 1 gốc không có đối đãi chẳng ngại gì nhau. Im lặng và nói không phải 2. Cho nên cái im lặng của ngài duy ma cật là câu trả lời siêu việt luôn câu hỏi. Ví như hỏi Nghĩa sóng mà đáp nghĩa Biển. Nên mới gọi là sự im lặng sấm sét!

ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

làm gì có chuyện đó ... CÁI BIẾT tự nó vốn là CÁI BIẾT ... cho nên người BIẾT LÝ BẤT NHỊ ... tức là biết tất cả hiện tượng VẠN PHÁP [smile]

- vấn đề là dùng "SỰ MIÊU TẢ GÌ" .. DANH TỪ GÌ .. câu nói gì .. để miêu tả được cái LÝ BẤT NHỊ ấy .. thì họ đều đồng ý với nhau: KHÓ MÀ DÙNG DANH TỪ DIỄN TẢ ĐƯỢC CÁI LÝ ẤY ... bởi vì nó dài, nhiều cụ thể

cho nên:

NGƯỜI BIẾT LÝ BẤT NHỊ .. thì miêu tả nó sao .. cũng là BIẾT PHÁP

CÒN NGƯỜI KHÔNG BIẾT thì miêu tả sao ... cũng không phải là BIẾT PHÁP [smile]

chứ đâu phải chỉ riêng DUY MA CẬT im lặng mà ngài ấy biết .. còn các BỒ TÁT KIA miếu tả tùm lum thì là HỌ KHÔNG BIẾT ... bởi vì IM LẶNG đâu có phải là LÝ BẤT NHỊ .. NÓ CŨNG KHÔNG DẪN TỚI LÝ BẤT NHỊ luôn [smmile]

vốn là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau:

i. Hiểu Rõ 1 sự việc .. 1 vấn đề

ii. Dùng Cách Gì để Miêu Tả một sự việc .. một vấn đề .. để người ta hình dung ra được .. giống như là MODELING .. tạo chữ mẫu khuôn mẫu cho người ta dễ hiểu ..

ở chỗ này .. đánh đồng IM LẶNG = PHÁP MÔN BẤT NHỊ .. sẽ trở thành ẨU TẢ [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Nếu bạn không có Đạo Lý thì bạn dựa vào cái gì mà nói năng hỏi đáp?

Giác ngộ thế giới này chính là giác ngộ bản thân bạn.

ha hah a .. kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

đoạn này HAY ĐÓ .. cho xin để dành nghen...

tui nhớ hồi đó ... khi đọc Tín Tâm Minh do đại ca Anatta gửi tặng cho .. thì tìm đọc lời giải thích của HT Thích Thanh Từ .. ở những câu sau ..lời giải thích ấy đi vào LÝ BẤT NHỊ .. mà tới đoạn gần cuối và phần kết luận thì ông nói:

i. Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm: Tín tâm mình là chỗ không hai, tin được chỗ không hai đó là tin tâm mình.



LÝ BẤT NHỊ ... không phải là MỘT .. chẳng phải là HAI .. mà là "NHIỀU" ... bởi vì MỘT là THỂ .. còn HAI là DỤNG ... nếu đã không phân ra hai thì THÀNH NHIỀU [smile]

và ông còn nói rõ .. chính vì cái chỗ MỘT HAI và NHIỀU đó .. mà TÂM trở thành nơi NƯƠNG TỰA VỮNG CHẮC .. vì đó .. tựa đề của bài đó mới gọi là TÍN TÂM MINH


tui thấy ở bạn Hiền VM cũng có sự TIN TƯỞNG NƠI TỰ TÂM rất là CHẮC .. càng tin tưởng nó .. khi nó CÀNG TRỞ THÀNH HỮU DỤNG .. .. bởi vì NÓ CÀNG HỮU DỤNG thì lại càng TIN VÀO NÓ thì đúng là càng trở thành MINH TRIẾT ... [smile]

và muốn nó TRỞ THÀNH HỮU DỤNG .. thì phải BIẾN NÓ TRỞ THÀNH HỮU DỤNG [smile]

Ðản năng như thị,
Hà tự bất tất.
Tín tâm bất nhị,
Bất nhị tín tâm.
Dịch nghĩa:
Chỉ được như thế,
Lo gì chẳng xong.
Tín tâm bất nhị,
Bất nhị tín tâm.

Giảng giải:

Ðản năng nhu thị, hà tự bất tất:

-->> Chỉ được như thế, nào lo chẳng xong.

Ðược như thế là thấy tất cả tướng Dụng có sai biệt nhưng Thể thì không khác nhau.
Tướng Dụng không rời Thể, thể không rời tướng Dụng. Tức là có chẳng rời không,
không chẳng rời có. Chúng ta thấy tất cả pháp là không hai, lo gì chẳng xong, nhất
định sẽ viên mãn Bồ đề
- Tín Tâm Minh, Thích Thanh Từ



-->> Chỉ được như thế, nào lo chẳng xong.

-->> Chỉ được như thế, nào lo chẳng xong.


nhất định sẽ viên mãn Bồ đề. ... khi mà NIỀM TIN NƠI TỰ TÂM SINH RA ĐỦ HIỆN TƯỢNG VẠN PHÁP mà ... [smile]




À ... Tín Tâm Minh có một đoạn kết thật là tuyệt vời:

ĐẠI ĐẠO THỂ RỖNG ... = cái RỖNG RANG đó là THỂ ... như vậy chúng ta có thể đặt một câu hỏi

SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ---> CÓ RỖNG RANG KHÔNG ?

-->> nếu mà thấy nó RỖNG RANG .. thì sẽ thấy gì .... VÔ SANH PHÁP NHẪN à ? [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha ....

Kinh khúc huynh!

Về những điều huynh nói thì các vị bồ tát kia trả lời đúng câu hỏi mà ngài Văn thù đưa ra rồi nhưng tại sao lại tán thán câu trả lời của Duy Ma Cật mà không tan thán các vị kia? Bởi nó có lý do hì hì....

Thứ nhất ý nghĩa của câu hỏi được giải đáp là 1. Thứ 2 nó còn trả lời luôn chổ trước khi ngài Văn Thù hỏi và sau khi hỏi tức không 2 luôn.

Cái vế 2 các bồ tát khác đáp không tới hì hì....

Thế nên ngài Văn Thù mới tán thán . Chứ lẽ nào đi Thiên vị ngài Duy Ma hì hì....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... tiếp nhé [smile]:

cũng làm gì có chuyện đó ... ngài Duy Ma Cật nói đúng cái SUY TƯ của mọi người .. là MIÊU TẢ BAO NHIÊU CỤ THỂ cũng không đủ .. bởi vì bạn TN có đọc cái trang dài biết bao nhiêu cách tả LÝ BẤT NHỊ chưa ?

bởi vì vậy .. câu trả lời đó .. không phải là câu trả lời LÝ BẤT NHỊ NGHĨA LÀ GÌ ... mà là CÂU TRẢ LỜI ĐÁNH VÀO TÂM LÝ --> TƯ DUY của các vị bồ tát kia là:

Ờ ... NÓI BAO NHIÊU CHO ĐỦ


cũng như là hiện tượng GIÁC NGỘ PHÁP THÂN .. bởi vì BẤT NHỊ chính là NHẤT THIẾT .. là PHÁP THÂN .. thì sau khi GIÁC NGỘ PHÁP THÂN .. các thiền sư đều viết lên bài kệ PHÁP THÂN .. như là DẤU KÍ HIỆU NHẬP ĐẠO RIÊNG của mình

thì sự miêu tả ấy của các vị bồ tát .. chính là những BÀI KỆ PHÁP THÂN [smile]

--->> vì vậy ... nếu nói thêm giữa họ về LÝ BẤT NHỊ .. thì chẳng khác gì .. gọi là GÁNH CỦI VỀ RỪNG [smile] ... bởi vì HỌ ĐỀU LÀ NHỮNG CÁNH RỪNG [smile]


chứ ở đâu ra mà IM LẶNG trở thành SẤM SÉT và được ĐÁNH ĐỒNG VỚI LÝ BẤT NHỊ ... rùi cứ GIẢ VỜ IM LẶNG [smile]


cũng như hiện tượng VUA A XÀ THẾ lần đầu theo quân sư tới gặp Phật Thích Ca .. thì tới đó .. đông cả ngàn người mà ổng thấy có sự BÌNH YÊN .. YÊN LẶNG .. khác với nơi ổng ở ... chắc là xô bồ ồn ào quá ..

nên ổng hỏng tin hỏi quân sư: NGÀI PHẢN TUI CHĂNG ? .. NGÀI LỪA TUI CHĂNG ?

nhưng mà thiệt ... các vị BỒ TÁT, TẤT CẢ ĐẠI CHÚNG ĐỀU IM LẶNG THẢN NHIÊN .. UNG DUNG TỰ TẠI --->> giống như là SỰ TRANG NGHIÊM của một ĐẠO QUÂN CÓ KỶ LUẬT SẮT VẬY -->> cái đó mới làm cho VUA A XÀ THẾ HÚ HỒN ha ha hahahaha]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]:

bởi vì vậy .. IM LẶNG --> chính là IM LẶNG ...

THANH TỊNH TUYỆT ĐỐI = LÝ BẤT NHỊ --> chính là IM LẶNG TUYỆT ĐỐI


chỗ "BIỂU HIỆN SẤM SÉT" của cái sự thanh tịnh, im lặng đó ... chính là chỗ "IM LẶNG, THANH TỊNH" đến LẠ THƯỜNG của "TÂM" ... khi mà LÝ BẤT NHỊ đã được tin tưởng sâu dày ...

bởi vì không .. thì người đó sẽ CHẠY ĐÔNG CHẠY TÂY .. ĐỦ LOẠI, KHẮP NƠI .. để mà được thanh tịnh [smile]

ờ mà đúng không ?



--> À ... còn có một tí NỘI DUNG "BẤT NGỜ" nữa [smile]

Kinh Trường Bộ ... Kinh Sa Môn Quả ... cái con đường đi tới SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI ... như là RÚT KIẾM RA KHỎI VỎ .. rùi tới TAM MINH LỤC THÔNG đó ... chính là đoạn "ĐỐI THOẠI GIỮA VUA A XÀ THẾ và ĐỨC PHẬT" ... khi mà Vua A Xà Thế một lần bị KINH HÃI VÌ SỰ IM LẶNG TRANG NGHIÊM ĐẾN KHỦNG KHIẾP của các vị BỒ TÁT xung quanh đức Phật

Jìvaka Komàrabhacca vâng theo lời dạy của Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, sai người thắng năm trăm con voi cái, và con vương tượng vua thường cởi, rồi tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu Ðại vương, các kiệu voi đã sẵn sàng. Ngài hãy làm những gì Ngài xem là phải thời". Khi bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha biểu các cung phi leo lên năm trăm con voi cái mỗi người một con, còn mình thì leo lên vương tượng vua thường cởi, xuất hành ra khỏi Ràjagaha, dưới ánh sáng của các ngọn đuốc được cầm cao, với oai nghi của bậc đại vương, thẳng tiến đến vườn xoài của Jìvaka Komàrabhacca.

10. Khi Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi đến không xa vườn xoài, ngài bỗng sợ hãi, kinh hoàng, tóc dựng lên. Lúc bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha sợ hãi, kinh hoàng, tóc dựng lên, nói với Jìvaka Komàrabhacca:

- Này khanh Jìvaka, người phản ta chăng?

Này khanh Jìvaka, người lường gạt ta chăng?

Này khanh Jìvaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng?

-->> Tại sao trong một đại chúng lớn như thế này gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn?

- Tâu Ðại vương, thần không phản lại Ngài, thần không lường gạt Ngài, tâu Ðại vương, thần không nạp Ngài cho kẻ thù, tâu Ðại Vương, hãy đi thẳng tới; tâu Ðại vương hãy đi thẳng tới. Tại chỗ kia trong căn nhà tròn chỗ có những ngọn đèn đang thắp sáng.

11. Lúc bấy giờ, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi cho đến chỗ voi có thể đi được, rồi xuống voi đi đến cửa căn nhà tròn. Khi đến nơi liền nói với Jìvaka Komàrabhacca:

- Này khanh Jìvaka, Thế Tôn ở tại đâu?

- Tâu Ðại vương, vị ấy là Thế Tôn. Tâu Ðại vương, Thế Tôn ngồi dựa vào cột chính giữa, mặt hướng phía Nam, ngồi trước mặt chúng Tỷ-kheo.

12. Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha liền tiến đến chỗ Thế Tôn. Khi đến rồi, vua đứng một bên. Sau đi đứng một bên, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha nhìn khắp chúng Tỷ-kheo đang yên lặng an tịnh như một hồ nước trong, cảm hứng nói rằng: "Mong hoàng tử Udàyibhadda (Ưu-đà-di-bạt-đà) cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của các vị Tỷ-kheo này vậy".

- Ðại vương, hình như tâm trí của Ðại vương nặng nhiều về tình thương thì phải?

- Bạch Thế Tôn, con thương hoàng tử Udàyibhadda rất nhiều. Mong rằng hoàng tử Udàyibhadda cũng được sự trầm lặng như sự trầm lặng của chúng Tỷ-kheo này vậy.


:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên