NGŨ GIỚI

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đại Bi Chú giảng giải do Pháp Sư Thánh Ấn biên soạn :

Nam mô (quy y) – Hắc ra Đát na đa ra dạ da (Tam Bảo, tức Phật, Pháp, Tăng) – Nam mô (quy mạng ) – A lị gia (Thánh) Bà lô kiết đế (Quán) – Thước bát ra da (tự tại) – Bồ đề Tát đỏa Bà da (giác hữu tình) – Ma ha tát đỏa bà da (Đại Giác hữu tình) – Ma ha ca lô ni ca da (hữu đại bi giả, người có lòng đại bi) – Án (quy mạng) – Tát bàn a phạt duệ (nhất thiết tôn) – số đát na đát tả (vị cứu tế hết thảy mọi sự khủng bố) – Nam Mô (quy mạng) – tất kiết lật đỏa (ư bỉ, ở kẻ kia)-Y mông a lị gia (ngã thánh, thánh của ta) – Bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà (Quán tự tại Hương Sơn) – nam mô (quy mạng) – na ra cẩn trì (đó là uy lực của Thánh Quán Tự Tại, tên là Thanh cảnh chi tâm chân ngôn) – Hê rị ma ha bàn đá sa mế (ta nay tuyên thuyết) – Tát bà a tha đậu du bằng (vị có hết thảy mọi hy vọng viên mãn, có ánh sáng rực rỡ) – A thệ dựng (không gì sánh được) – Tát bà tát đá (hết thảy mọi quỷ thần không thể đánh thắng được ) – Na ma bà dà (đồng chân) – Ma phạt đạt đậu (người có đạo thời khiến cho cõi mê tự nhiên thanh tịnh) – Đát điệt tha (có nghĩa là) – Án (quy mạng) – A Bà Lô Hê (bậc có trí tuệ sáng suốt) – Lô Ca Đế (Quán Tự Tại) – Ca ra đế (Đấng Siêu Việt thế gian) –Di Hê Lị (sư tử vương; Đại bi chú cú giải của HT Tuyên Hóa thì Di hê lị có nghĩa là “Thuận Giáo” ; y theo lời giáo chỉ của Bồ Tát Quán Thế Âm, cũng như quán thế âm của tự tâm để hành hóa ( trang 52) – Ma ha bồ đề tát đỏa (Đại Bồ Tát) – Tát bà tát bà (hết thảy hết thảy) – Ma ra ma ra (ghi nhớ, ghi nhớ) – Ma hê ma hê rị đà dựng (tâm chân ngôn) – Cu lô cu lô kiết mông (làm sự nghiệp) – Đồ lô đồ lô (bảo trì, bảo trì)- Phạt xà da đế (du không giả, người chơi ở trên không) – Ma ha phạt xà da đế (Đại du không giả) – Đà la đà la (bảo trì) - Địa rị ni (kẻ trì tụng) – Thất Phật ra da (Đế Vương Tự tại) – Dá ra dá ra (hành động) – Mạ mạ phạt ma ra (vô cấu giả, không buị bám) - Mục đế lệ (vô cấu thể, thể không dơ) – Y hê Y hê (giáo ngữ) – Thất na thất na (hoằng thệ, lời thề rộng rãi) – A ra sâm (vương, vua) – Phật ra xá lợi (giác kiên cố tử) – Phạt sa phạt sâm (hoan hỷ) – Phật ra xá da (trừ diệt mọi độc hại do tham sân si gây ra) – Hô lô hô lô ma ra (tác pháp vô cấu, làm phép không nhiễm bụi dơ) – Hô lô hô lô hê rị (mau chóng, mau chóng, tóc đã bạc rồi) – Ta ra ta ra (kiên cố giải) – tất rị tất rị (hoặc hoa sen) – tô rô tô rô (cọng hoa sen) – Bồ đề dạ bồ đề dạ (tỉnh ngộ tỉnh ngộ) – Bồ đà dạ bồ đà dạ (giáo ngộ giáo ngộ, dạy bảo và tỉnh ngộ) - Di đế rị dạ (kẻ có lòng từ ái) – Na ra cẩn trì (thanh cảnh, cổ xanh) – Địa rị sắt ni na (kiêm lợi, bền chắc, linh lợi) – Ba dạ ma na (danh văn, nghe tên) – Ta bà ha (lòng mong mỏi được gặp sẽ được ảnh hiện, sanh lòng hoan hỷ, viên mãn, tới Niết Bàn) - Tất đà dạ (nghĩa) – Ta bà ha (bậc đã được thành tựu) Ma ha Tất Đà Dạ (Đại Nghĩa) – Ta Bà Ha (bậc đã được đại thành tựu) – Tất đà du nghệ (vô vi) – Thất bàn ra dạ (bậc đại tự tại) – Ta bà ha (bậc tự tại bởi tất địa và du già) – Na ra cẩn trì (hiền ái) – Ta bà ha (vì thanh cảnh viên mãn nên thành tựu) – Ma ra na ra (có kẻ mặt heo) – ta bà ha (thành tựu) – Tất ra tăng a mục khư gia (ái ngữ đệ nhất nghĩa, nghĩa thứ nhất của tiếng yêu) – ta bà ha (tay cầm hoa sen); Ta bà ma ha (đại thành tựu) – A tất đà dạ (vô tỷ, không có gì sánh được) – Ta bà ha (thành tựu)-Giả kiết ra a tất đà dạ (không gì so sánh được) – ta bà ha (thành tựu) – Ba đà ma kiết tất đà dạ (đại nghĩa) – Ta bà ha (Đấng được khai ngộ vì nghe được tiếng pháp loa) – Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ (bậc hiền thủ thánh tôn) – ta bà ha (thành tựu) – Ma bà rị thắng kiết ra dạ (anh hùng uy đức sanh tính) – Ta bà ha (chinh phục con ma sắc đen ở vai bên trái) – Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da (quy mệnh tam bảo: Phật, pháp, tăng) – Nam mô (quy mạng) – Alị gia (thánh) – Bà lô kiết đế (Quán) – Thước bàn ra dạ (tự tại) – Ta bà ha (thành tựu) – Án (quy mệnh) – tất điện đô (khiến cho tôi được thành tựu) – Mạn đà ra (chân ngôn)-Bạt đà giạ (câu) – ta bà ha (thành tựu)

1.3.b Đại ý

Kính cẩn khấu đầu trước Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Xin quy y theo đức Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, Quy mạng Đức Đại Bồ Tát đại từ đại bi, mà cầu xin thành tựu được sự giác ngộ, nhằm cứu tế những kẻ mê muội do mọi sự khủng bố trên thế gian này. Vì vậy, chúng con xin quy mạng nơi Đức Đại Bồ Tát có lòng đại từ bi. Nhất tâm thệ nguyện truyền bá rộng rãi lòng từ bi của Đức Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, lắng nghe tâm chân ngôn đại oai thần lực (tổng trì pháp môn tâm chân ngôn và Phật nội chứng), vâng theo mệnh của Bổn tôn là Đại Bi tâm Đà la ni này hết lòng xưng tụng công đức Quán Tự Tại Bồ Tát, tất cả mọi hy vọng đều được viên mãn, mà làm sáng tỏ tính chất đồng thể đại bi thanh tịnh viên minh và làm cho tất cả quỷ thần đều không thể đánh thắng được oai lực lớn của Ngài. Với những kẻ có tâm đạo, không bao giờ bị sự vô minh phiền não mê hoặc, không bao giờ bị đắm vào cõi mê, và được dẫn dắt tới thế giới quang minh của đức Đại Bồ Tát. Trí tuệ quang minh được biểu hiện siêu tuyệt nhất thế gian, là Đức Bồ Tát có công đức vô cùng vĩ đại. Có đấng quy mạng, giống như Đức Tự Tại Sư Tử Vương Đại Bồ Tát, ức niệm nói chung bản thể tâm chân ngôn, Bồ Tát cũng giống như đi ở trên không để mở cuộc đại diễn thuyết tự tại, hoặc là làm công việc tư duy về một sự nghiệp lớn. Cũng như các bậc đế vương, bất kể việc gì, đều được đức Bồ Tát làm một cách tự do tự tại. Được hành động bởi một thân thể thanh tịnh, không mảy may dơ bẩn, hoặc để trừ diệt mọi hành vi dơ bẩn của ba cái độc hại là tham, sân, si, cũng như trừ diệt mọi ác ma độc hại ở trên thế gian này. Như vậy sẽ nhanh chóng có mái tóc hoa đẹp đẽ, hoặc một bông hoa sen thanh tịnh, và cầm được bông hoa sen của đức Bồ Tát. Giáo hóa được nghiệp ngu si của ta và chứng ngộ được lòng đại bi ái. Nếu như muốn thấy được con chim cổ xanh, có thể khiến nó hiện hình trước mắt, khiến sinh lòng hoan hỷ của Quán tự tại Bồ Tát.

Muốn được tới cõi Niết Bàn (thành tựu viên mãn) sẽ được thấy cõi Niết Bàn, và cũng được tới tất địa (nơi ngộ đạo) với Du Già (tương ứng hiệp nhập) được tự do tự tại. Trong đó cũng có kẻ mặt heo cổ xanh, có kẻ mặt sư tử, còn từ bi thì biểu thị tay cầm hoa sen, để đeo ngọc hoàn mà đánh ma quỷ phiền não. Nghe tiếng pháp loa vi diệu mà được chuyển mê khai ngộ. Tay cầm bông sen lớn, mắt nhìn về phía tay trái nhắm vào các loại ma sắc đen, và hết thảy đều quy y chân thực tam bảo.

Nam mô Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, khiến cho con được tới cõi Niết Bàn, để trì tụng lời chân ngôn này ở nơi Niết Bàn u tịnh”.
----------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tôi còn nhớ, lúc còn trẻ học Triết học , ai cũng biết câu nói bất hủ của Descartes:

"Tôi Suy Tư, vậy là Tôi Hiện Hữu "

Sau này trong thực tế, những người bị mê man, bất tỉnh hoặc chết giả, họ có suy nghĩ gì đâu mà cơ thể họ vẫn sống, họ vẫn hiện hữu, dù chỉ là một thân thể "Không biết Suy Tư"

Đến lúc bắt đầu học Thiền, tôi nhận thấy:


"Tôi Thở, vậy là Tôi Hiện Hữu"


Ngưng Thở tự nhiên (hết thở được) là không còn tồn tại được nữa . (Nín thở chỉ là ngưng thở nhân tạo .)

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
LỤC NGỌC QUAN ÂM (TARA) TÂY TẠNG :



Lục cứu độ Phật Mẫu

Nam mô thị hiện TARA Phật

Biêng biếc mắt xanh chiếu Ta Bà

Vì độ quần sanh làm thân nữ

Tam giới liên hoa ngọc lệ thành.

Bổn tôn thân toàn màu LỤC, dung mạo hiền từ , ngồi bán già trên Nhật Nguyệt Luân của hoa sen có tám cánh, màu trắng hơi hồng, chân phải để xiên, chân trái co lại, mỗi tay đều cầm một cánh hoa ba lạp, đầu đội mũ bán có năm đức Phật, thân trên áo bay lất phất như cờ hiệu, thân dưới quấn ngoài một tấm y rộng, bên trong quần hẹp, quanh cổ đeo ba vòng châu, vòng thứ nhất ở trên ngực, vòng thứ hai đến tim, vòng thứ ba đến rốn, vòng đeo tay, vòng cổ tay, vòng khủy tay, chuông nhỏ đeo cổ chân, các đồ trang sức đều trang nghiêm. Còn hai mươi tôn độ mẫu, tư thế ngồi trên tòa cùng y phục và trang sức cũng giống như Lục Độ Mẫu, chỉ khác màu sắc. Bổn Tôn xưa gọi là Đà La Quán Tự Tại Bồ Tát (Dhara Avalokiteshvara Bodhisaha) tức Nam Hải Phổ Đà Sơn Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nay lược thuật pháp tu trì Lục Độ mẫu như sau: “thân ngồi ngay thẳng, không sinh một niệm nào. Trong khoảng sát na quán tưởng tự thân hành lục Độ Mẫu, đầu đội mũ bán có năm Đức Phật (tức là Đức Phật A Di Đà – Amitabha Bouddha, Đức Đại Nhật Như Lai – Vairocana Bouddha, Đức PhậtA Súc Bệ – Asobhya Bouddha, Đức Phật Bảo Sanh – Ratna Sambhava Bouddha, Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai – Amoghasiddhi Bouddha), trong đỉnh có Đức Phật A Di Đà. Lại quán nơi tâm mình có hoa sen, trên hoa có Nhật Nguyệt Luân, Nhật Luân màu hồng, Nguyệt Luân màu trắng. Chữ TÂM lập ngay chính giữa Nguyệt Luân, mặt chữ xoay về phía trái, bên ngoài từ phía trước theo hướng phải có Lục Độ Mẫu tự chú bao quanh thành hình tự luân. Chữ Chủng Tử và Chú Tự Luân đều phóng quang mầu lục, cúng dường Chư Phật khắp mười phương. Mười phương Chư Phật cũng phóng quang tương ứng. Công đức của Chư Phật khắp mười phương theo ánh sáng nầy hồi nhập vào tự thân hành giả. Thân, khẩu, ý của hành giả trở thành thân, khẩu, ý của Độ Mẫu. Lại do chữ TÂM phóng quang phổ chiếu khắp hết chúng sanh, tiêu diệt tất cả tội nghiệp của hết thảy, làm cho rời khổ được an vui, sự sự như ý đều thành độ mẫu, phóng quang tương ứng. Lại quán hào quang nầy hồi nhập vào trong chủng tử của tự thân. Rồi bắt đầu niệm chú càng nhiều càng tốt. Trong lúc niệm quán ngoài tự luân, có hào quang mầu lục từ phía trước, hướng về phía trái chuyển vòng lại. Niệm xong, dùng công đức ấy bố thí cho hết thảy chúng sanh, gọi là hồi hướng.

Lục cứu Độ Mẫu chú như sau : OĂM –A REN- DUDA REH – DUREH- SOHA- TA RE-TUTARE-TURE-SVAHA

Bổn Tôn là chủ tôn trong 21 Độ Mẫu, Lục Độ Mẫu chú cũng là chú căn bản trong 21 chú, thường chuyên niệm tụng có thể cắt đứt gốc rễ luân hồi, diệt trừ tất cả ma chướng, bệnh ôn dịch, tiêu trừ tất cả tai nạn, nước lửa, đao binh, trộm cướp, tăng tuổi thọ, tăng phúc tuệ, phàm cầu việc gì đều được như ý, mệnh chung vãng sinh cực lạc. Thành tâm phụng trì, linh ứng dội đến, liền như tiếng vang, công đức rất lớn, không thể nói hết. Như lúc triều lễ Nam Hải Phổ Đà Sơn, trì tụng chú nầy, cảm ứng đặc biệt.
-----------------------
Kim Cương Thượng Sư người Tây Tạng Tây Khang NẶC NA HÔ ĐỒ KHẮC ĐỒ
Hàn Lâm học sĩ Thừa Chí Trung phụng Đại Phu An Tạng dịch.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Cây cỏ cũng có trí tuệ (!)

Ngay khi tiến sĩ Backester chuẩn bị các dụng cụ để đốt lá cây ráy thơm, cây đã nhận biết và phát ra những tín hiệu chứng tỏ nó đang sợ hãi.

Nhiều nhà khoa học cho rằng cây cối có thể nói chuyện với nhau.
Thực vật không có giác quan và tế bào thần kinh, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng chúng vẫn có cảm xúc, tri thức, có thể giao tiếp với nhau và với những loài sinh vật khác. Nhiều người còn tin rằng cây cối cũng có cảm xúc yêu mến hoặc sợ hãi, nhận ra các điệu bộ, cử chỉ của con người.
Jandish Chandra Bose (Ấn Độ) là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này. Ông bắt đầu các thực nghiệm trên thực vật từ năm 1900. Bose cho rằng, thực vật có thể cảm nhận được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất độc trong vài phút. Các thực nghiệm của ông cho thấy cây lớn nhanh hơn trong môi trường âm nhạc có giai điệu ngọt ngào, và chậm phát triển trong âm thanh ồn ào.
Nếu như vậy, thực vật liệu có cảm giác đau đớn? Liệu chúng có hiểu được tác động, hay nhận biết những ý định của con người? Cleve Backester - người Mỹ, chuyên gia hàng đầu về máy ghi dao động vật lý - đã chọn nghiên cứu theo hướng đó. Ông đã từng thực hiện hàng trăm cuộc thực nghiệm trên động thực vật và nhận thấy: Khi lấy phần lá cây, trứng-tinh trùng hoặc tế bào ở người... thì các tế bào được tách ra đó vẫn có những liên hệ mang tính điện-hóa với trạng thái cảm xúc của cơ thể mẹ, ngay cả khi cách khá xa về mặt không gian.
Dự án nghiên cứu về tri giác của thực vật của Backester bắt đầu vào năm 1966, với đối tượng là cây ráy thơm. Ông cho gắn các đầu đo của máy ghi vật lý vào tất cả các lá cây, và xác định đồ thị chuẩn của các dao động chứng tỏ lá cây đang ở trạng thái bình thường. Rồi ông suy nghĩ trong đầu rằng sẽ đốt những chiếc lá. Backester mới chỉ dự định và đang chuẩn bị các dụng cụ để thực hiện, thậm chí chưa chạm vào những chiếc lá, nhưng đồ thị đã dao động mạnh. Ông kết luận, những chiếc lá cây đã biết ông sắp đốt và chúng đã rất sợ hãi.
Để tìm hiểu xem thực vật và động vật có liên lạc được với nhau không, ông đã cho cây ráy thơm “chứng kiến” những con tôm biển bị luộc trong nước sôi và ghi lại những dao động. Backester kết luận chúng hiểu được cảm giác đau đớn của động vật.
Các nghiên cứu của ông đăng tải trên tạp chí Cận tâm lý học quốc tế đã gây một cuộc tranh luận lớn. Nhiều nhà khoa học sau đó đã làm lại thí nghiệm của ông và khẳng định chưa đủ để dẫn đến những kết luận trên.
Tuy nhiên, một nhóm khoa học người Australia lại khẳng định, thực vật còn có thể biểu lộ tình cảm thành những tiếng kêu. Họ gắn đầu đo vào lá cây, tín hiệu điện từ được đưa tới một bộ loa. Khi cây thiếu nước, các âm thanh phát ra giống như tiếng kêu la. Trước khi cây bị khô héo và chết, âm thanh của chúng phát ra giống như tiếng khóc than thảm thiết. Những người có ý kiến đối lập cho rằng, âm thanh đó chẳng qua chỉ là tiếng chuyển động của nước trong các mạch được khuếch đại lên.
Hiện nay, những tranh luận liệu thực vật có khả năng tri giác hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, có một thực tế đã được khẳng định: Thực vật có khả năng đáp ứng các stress rất tốt. Chúng còn học cách ngụy trang từ các loài sâu bọ nhằm đánh lừa chúng đến, giúp cho việc thụ phấn. Như vậy, thực vật “biết” nhiều hơn chúng ta tưởng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
-------------------------------
Source: VnExpress.net
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Những đoạn đời khác nhau .

Hai Lãnh chúa tuyên thệ đánh nhau tới chết. Thế là thời kỳ chiến tranh khốc liệt đã đến.

Một sư trẻ thể lực rất tốt bị gọi đầu quân.

Sư bản tính hiền hòa phong nhã. Rất lo âu, sư gặp thầy, hỏi:

- Bạch thầy, bổn phận con phải làm gì?

- Làm bổn phận của anh.

Ra trận, chàng trai trẻ chẳng bao lâu nổi tiếng với biệt hiệu “Chó điên sát địch”, khiến quân địch rất sợ hãi, đồng đội rất ngưỡng mộ. Khi cuộc chiến tranh đẫm máu kết thúc, chiến thắng trở về, ông sư nhà binh đến thiền viện, khôi giáp huy hoàng rực rỡ, kiếm hiệp sĩ mạ vàng lóng lánh bên hông.

Sư bạch thầy:

- Thưa thầy, con đã về. Nhưng con không còn thích hợp để sống với các huynh đệ hiền thiện nữa.

- Vào đây. Anh đã làm bổn phận mình. Còn bây giờ bổn phận anh là thiền định. Vào đi. Nhưng hãy cởi chiếc áo giáp ngô nghê kia ra và lau chân anh trước đã.

----------------------------------
Lời bàn: Dù có bổn phận khác, nhưng sau cùng cũng dứt bỏ hết để quy về bổn phận chính .

Mến,
 

Hoa TÂm

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2006
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
NGHI THỨC TRÌ TỤNG

KINH BÁO ÂN CHA MẸ

(lời dặn cần thiết)

Để sự trì tụng được đầy đủ lòng thành khẩn và nhiều linh-nghiệm, trước khi vào khóa lễ các vị Phật tử phải làm như sau :

- Khi rửa tay thầm niệm lời chú nầy :
Lấy nước rửa tay, nguyện cho chúng sanh, đặng tay trong sạch, thọ trì pháp Phật. (niệm câu chú) :
An chủ ca ra da tóa ha (3 lần)

- Khi rửa mặt thầm niệm lời chú nầy :
Lấy nước rửa mặt, nguyện cho chúng sanh, đặng sạch pháp môn, hằng không nhơ nhớp.
(niệm câu chú) :
Án lam tóa ha (7 lần)

- Khi súc miệng thầm niệm lời chú nầy :

Súc miệng tâm liền tịnh,
Phun nước trăm hoa thơm,
Ba nghiệp thường trong sạch,
Đồng Phật về Tây phương.
(niệm câu chú) :
Án hám án hản tóa ha (3 lần)

Sau khi thân tâm đã được trong sạch và lễ phục tề chỉnh Phật-tử vào trước Phật-điện mắt nhìn thấy hình tượng Phật Bồ-Tát thì liền niệm lời chú nầy :

Con được thấy Phật, nguyện cùng chúng sanh, được vô ngại nhãn, thấy tất cả chư Phật.
Án A mật lật đế hồng phấn tra (3 lần)
Niệm chú nầy xong thân tâm thành kính hướng về Phật xá một xá, rồi sẽ lên hương đèn và vào khóa lễ.

NGHI THỨC KHAI KINH

(Trước hết kính lễ Tam Bảo 3 lạy)

- Nhứt tâm đảnh lễ thường trụ Tam-Bảo khắp pháp giới mười phương.
(Xướng một câu đánh một tiếng chuông lạy một lạy)
Chấp tay dâng 3 cây nhang và quỳ đọc bài nguyện hương :

Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phưởngphất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam-Bảo,
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sanh,
Cầu Phật từ gia hộ;
Tâm Bồ đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.

(Đứng dậy cắm hương và tiếp nguyện)

Đấng Pháp vương vô-thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng,
Thầy dạy khắp Trời, Người
Cha lành chung bốn loại,
Con nay xin quy y,
Cầu diệt nghiệp ba kỳ,
Xưng dương và tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.

- Nhứt tâm đảnh lễ Đức Từ-phụ Bổn Sư Thích-Ca Mưu Ni Phật.
(3 tiếng chuông lạy 1 lạy)

(Đứng chấp tay đọc bài tán Phật)

Như-Lai thân tướng đẹp,
Thế-gian không gì bằng.
Chẳng sánh nghĩ bàn được,
Nên nay con đảnh lễ,
Thân Phật đẹp vô-ngần,
Trí-huệ Phật vô-biên,
Thường trụ tất cả pháp.
Vì thế con quy y,
Trí lớn nguyện lực lớn,
Khắp độ cả chúng sanh,
Khiến lìa thân nhiệt não.
Sinh sang nước Thanh-lương.
Con nay tịnh ba nghiệp
Quy Y và tán lễ,
Nguyện cùng các chúng sanh
Đồng sanh về cõi Phật.

Án phạ nhựt ra hồng (3 lần)

(Xướng 9 danh hiệu Phật Tây-Phương, mỗi hiệu mỗi lạy)

- Nhứt tâm đảnh lễ, Phật A-Di-Đà Thân Thanh-tịnh Diệu-pháp ở cõi Thường-Tịch-Quang, cùng khắp pháp giới mười phương chư Phật.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Phật A-Di-Đà, Thân Vi trần tướng-hải, ở cõi Thật báo Trang-nghiêm, cùng khắp pháp giới mười phương chư Phật.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Phật A-Di-Đà, Thân giải-thoát tướng-nghiêm ở cõi phương tiện Thánh cư, cùng khắp giới mười phương chư Phật.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Phật A-Di-Đà, Thân Đại-thừa căn giới, ở cõi Tây-Phương An-lạc, cùng khắp pháp giới mười phương chư Phật.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Phật A-Di-Đà, thân hóa khắp mười phương ở cõi Tây phương An-lạc, cùng khắp pháp giới mười phương chư Phật.

- Nhứt tâm đảnh lễ, ba kinh Giáo, Hạnh, lý Tuyên Dương cả Y, Chánh, ở cõi Tây-phương An-lạc cùng khắp pháp giới mười phương chư tôn Pháp.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, thân vạn ức Tử-kim ở cõi Tây-phương An-lạc cùng khắp pháp giới mười phương chư Bồ-Tát.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Thân Quang-trí vô biên, ở cõi Tây-phương An-lạc cùng khắp pháp giới mười phương chư Bồ-tát.

- Nhứt tâm đảnh lễ, Thánh chúng trong hải hội Thanh-tịnh, thân mãn phần nhị nghiêm, ở cõi Tây-phương An-lạc cùng khắp pháp giới mười phương chư Thánh Chúng.

Con nay vì bốn ân, ba cõi : pháp giới chúng sanh, nguyện dứt trừ ba chướng và quy mạng sám hối. (3 lạy)

(Quỳ tụng lời sám hối)

Đệ tử .... hôm nay, xin chí thành sám hối.
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp,
Đều do nguồn gốc tham, sân, si
Từ thân miệng ý phát sanh ra,
Tất cả con nay xin sám hối.
Hết thảy bao nhiêu nghiệp chướng ấy,
Điều tiêu diệt sạch như hư không
Niệm niệm trí soi khắp pháp giới
Rộng độ chúng sanh đều thành Phật.

Quy mạng lễ A-Di-Đà Phật cùng hết thảy Tam-Bảo ở khắp pháp giới mười phương. (3 tiếng chuông 1 lạy)

(lạy xong quỳ hoặc ngồi trì tụng)

Cung kính kỉnh lễ Kinh Đại báo Phụ Mẫu Trọng Ân

BÀI TÁN DƯƠNG

Trầm hương vừa đốt, khói thơm xông khắp pháp giới Mười phương chư Phật đều cảm ứng, thị hiện kết mây lành, lòng thành chí thiết, chư Phật hiện toàn thân.

Nam mô Hương vân cái bồ tát ma ha tát (3 lần)

Chú tịnh khẩu nghiệp :

Tu lị, tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, tát bà ha (3 lần)

Chú tịnh thân nghiệp :

Án tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị ta bà ha (3 lần)

Chú tịnh tam nghiệp :

Án ta phạ, bà phạ, xuật đà ta phạ, đạt ma-ta phạ, bà phạ xuật độ hám. (3 lần)

Chú An-thổ-địa :

Nam mô Tam mãn đa, một đà nẫm, án độ rô, độ rô, địa vĩ tát bà ha. (3 lần)

Chú Phổ cúng dường :

Án nga nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhựt ra hộc (3 lần)

BÀI PHÁT NGUYỆN :

Cúi lạy tam giới tôn,
Quy mạng mười phương Phật.
Con nay xin phát nguyện,
Thọ trì kinh báo ân.
Thấu nghe tám thứ tiếng,
Hiểu rõ năm hoằng thệ.
Vâng làm các khổ hạnh,
Ơn sanh thành khó trả.
Con nay nguyện tinh tiến,
Tụng kinh lạy Tam-Bảo.
Hầu mong đáp bốn ơn,
Cứu giúp ba đường khổ.
Như có người nghe thấy,
Liền phát tâm Bồ-đề.
Cùng đáp ơn cao dày,
Sống, thác đều lợi lạc.
Chỗ rốt ráo cùng tột,
Sâu kín của kinh này.
Xin Phật mở pháp mầu,
Vì chúng con khai thị.

Nam Mô Bổn Sư Thích-Ca Mưu Ni Phật (3 lần)

KỆ KHAI KINH

Pháp Phật cao thâm rất vi diệu
Muôn nghìn ức kiếp khó được gặp.
Con nay nghe thấy xin trì tụng,
Nguyện hiểu chơn thật nghĩa Như-Lai.

Nam Mô Khai Bảo Tạng Bồ-Tát Ma Ha Tát (3 lần)
_____________________

NAM MÔ ĐẠI BÁO PHỤ MẪU ÂN TRỌNG KINH

Phật nói kinh báo đáp ân sâu của Cha, Mẹ.

(Đời Dao-Tần Ngài Tam-Tạng pháp-sư tên Cưu-Ma-La-Thập phụng chiếu chỉ phiên dịch)

A-Nan - Tôi nghe như vầy : "Một thuở nọ Đức Thích-Ca ngự lại thành Vương Xá, trong vườn ông Cấp-Cô-Độc (rừng cây, ông Kỳ-Đà thái tử thuộc nước Xá-vệ), cùng hai vạn tám ngàn vị Đại Tỳ-khưu và các bậc đại Bồ-Tát.

Bấy giờ Đức Thế-Tôn, thống lãnh tất cả đại-chúng, hướng về phương nam, giữa đường Ngài gặp một đống xương khô Đức Thế-Tôn liền cúi đầu lễ bái .

A-Nan bạch Phật : Thưa Đức Thế-Tôn, Như-Lai là đấng Chí-tôn bậc thầy của ba cõi, cha lành chung bốn loại ; Trời người đều quy kỉnh, vì sao Ngài lạy đống xương khô kia?

Phật bảo A-Nan : Ông tuy là đệ-tử thượng túc của ta, xuất gia lâu năm, nhưng kiến thức còn nông cạn.

- Nầy A-Nan ! những đống xương khô kia, hoặc là ông bà hoặc là cha, mẹ nhiều kiếp của ta ; bởi thế cho nên ta chí thành kỉnh lễ.

- Nầy A-Nan, ông đem xương nầy phân làm hai cụm : nếu là Nam phái, thì xương đầu sắc trắng lại nặng.

Nếu là nữ phái thì xương đầu sắc đen lại nhẹ.

A-Nan bạch Phật : Kính lạy đức Thế-Tôn, theo con được hiểu nam phái ở đời : mạng đai, hia, mão, nên ai cũng nhận biết đó là đàn ông.

Còn về nữ phái : hương, hoa, phấn, sáp vòng, vàng, xuyến nhẫn... nên ai cũng nhận biết, đó là đàn bà.

Ngày nay khuất bóng, xương trắng một màu, Phật tuy dạy rành rẽ, con vẫn khó nhận hai phần nam, nữ.

Phật lại dạy rằng : "Nầy ông A-Nan ! Những người con trai, lúc còn sinh tiền thường hay tới lui các nơi Am, Tự nghe tụng kinh điển, lễ bái Tam-Bảo, niệm danh hiệu Phật ; bởi vậy nhờ nhân duyên đó nên xương đầu sắc trắng lại nặng.

Những người con gái, trong lúc sinh tiền, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tốn hao khí huyết, mỗi một kỳ sinh, máu đặc thường ra, ba đấu ba thăng, sửa cho con bú hết thảy tám thùng bốn đấu, cho nên xương nhẹ sắc đen".

A-Nan sau khi nghe lời Phật dạy, thương xót vô cùng, lòng đau như cắt, lụy nhỏ dầm dề, mà bạch Phật rằng :

"Bạch Đức Thế-Tôn, công ơn cha mẹ, cao dày non biển, chúng con làm sao báo đáp ? Cúi xin Đức Thế-Tôn, nhủ lòng thương xót, ban bố cho chúng con phương pháp báo đền công ơn cha mẹ.

- Phật bảo A-Nan ! Ông hãy lắng nghe, ta vì các ông mà phân biệt tỏ bày.

Nầy A-Nan ơi ! Ơn hoài thai của mẹ, trong vòng mười tháng, nặng nề cay đắng... không sao kể xiết.

- Hoài thai tháng thứ nhất, tựa giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ, buổi sớm đang còn, chiều lại biến mất, ban mai tụ lại, trưa đã tiêu tan, mất còn khó giữ.
- Hoài thai tháng thứ hai : giống như sữa đặc, vẫn còn chưa chắc.
- Hoài thai tháng thứ ba : dạng tựa hòn máu, vì chưa thành tượng hình.
- Hoài thai tháng thứ tư : vừa mới tượng hình mong manh tợ bọt bể.
- Hoài thai tháng thứ năm : mới đủ năm hình ; chân tay, đầu óc và thân hình.
- Hoài thai tháng thứ sáu : lục tinh mới đầy đủ ; mặt tai, mũi, miệng, lưỡi và ý thức.
- Hoài thai tháng thứ bảy : đầy đủ ba trăm sáu mươi đốt xương, tám vạn bốn ngàn chân lông.
- Hoài thai tháng thứ tám : Tạng phủ của hài nhi đều đầy đủ, ý chí cùng thông với chín khiếu.
- Hoài thai tháng thứ chín : Hài nhi trong bụng mẹ, uống ăn bằng nguyên khí, không ăn rau quả, ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thục tạng hướng lên, có một tòa núi chia làm ba đỉnh : một là núi Tu-di, hai là núi nghiệp, ba là núi huyết. Núi nầy một lúc lỏng ra, hóa làm giòng máu rót vào trong miệng của hài nhi để nuôi dưỡng.
- Hoài thai tháng thứ mười : Thân thể vẹn toàn, mới đến kỳ sinh. Nếu là con hiếu thì chấp tay thu hình, êm ái mà ra, không xót đau lòng mẹ. Nếu là đứa con ngỗ nghịch đạp nhoài, giẫy, giụa, bức, nắm, cào, xé, làm cho lòng mẹ đau như trăm ngàn dao nhọn rạch xé tâm can... kể sao cho xiết ! Sinh được con rồi mẹ cha mừng vui vô hạn.

Phật bảo A-Nan, ơn đức mẹ cha, gồm có mười điều, phải luôn ghi nhớ dốc lòng báo đáp. Những gì là mười ân ?

- Ân thứ nhứt : Mẹ cưu mang nặng nhọc, giữ gìn bảo toàn cho con.
- Ân thứ hai : Mẹ sinh đẻ đớn đau muôn nghìn cay đắng.
- Ân thứ ba : Mẹ sinh con chỉ biết có con quên nghĩ đến mình.
- Ân thứ tư : Mẹ nuốt đắng ; nhả ngọt cho con.
- Ân thứ năm : Bên ướt mẹ chịu, bên ráo con lăn.
- Ân thứ sáu : Mẹ ẵm bồng, bú mốm cho con lúc còn thơ ấu.
- Ân thứ bảy : Mẹ chịu bao dơ dáy, tắm rửa giặt giụa.
- Ân thứ tám : Xa con một phút, mẹ trông nhớ khôn nguôi,
- Ân thứ chín : Mẹ nuôi nấng con mà cam lòng tạo bao ác nghiệp.
- Ân thứ mười : Mẹ suốt đời lo lắng cho con.
_____________________

ÂN THỨ NHỨT

Cưu mang nặng nhọc, gìn giữ bảo toàn cho con !
Nhân duyên nhiều kiếp nặng,
Mới vào mẫu bào thai,
Tháng đầy sinh năm tạng,
Bảy bảy sáu tinh khai.
Thân nặng như non nhạc,
Động tịnh sợ phong tai,
Áo the đành xốc sếch,
Gương sáng biếng trang đài.

ÂN THỨ NHÌ

Sinh đẻ đớn đau, muôn ngàn cay đắng !
Cứu mang mười tháng trọn,
Sinh nở đã đến kỳ,
Bình minh lâm bịnh nặng,
Chiều mê mệt lâm ly.
Lo lắng lòng sợ sệt,
Sầu não lệ thâm y,
Ngậm ngùi bảo quyến thuộc,
Tử thần sớm dắt đi.

ÂN THỨ BA

Sinh con chỉ biết có con quên nghĩ đến mình !
Những ngày mẹ sinh con,
Ngũ tạng sưng phù ra,
Thân tâm đều mê mẩn,
Máu huyết ướt chan hòa.
Sinh rồi mong con mạnh,
Vui mừng dạ thiết tha,
Đương mừng lo lại đến,
Con ốm lòng mẹ đau.

ÂN THỨ TƯ

Nuốt đắng nhả ngọt cho con !
Mẹ, cha tình non biển
Thương con lòng chẳng nguôi.
Nhả ngọt nào có tiếc.
Nuốt đắng chẳng rùng môi
Dạ mến yêu chân thật
Ơn sâu khó đắp bồi
Những mong con no ấm
Mẹ đói, rách cũng vui.

ÂN THỨ NĂM

Bên ướt mẹ chịu bên ráo con lăn!
Chỗ ướt mẹ nằm lên
Ấm, ráo để con thơ
Hai vú phòng đói khát
Hai tay che gió hàn
Đêm đêm mẹ mất ngủ
Thương con sánh ngọc vàng
Những mong con vui vẻ
Lòng mẹ mới được an.

ÂN THỨ SÁU

Ẵm bồng bú mốm cho con lúc còn thơ ấu !
Đức mẹ dày như đất
Ân cha thẳm tợ trời
Nuôi con đều bình đẳng
Lòng mẹ chẳng chia phôi
Không ghét con mù, điếc
Không hiềm tật chân tay
Con cùng chung máu mủ
Lòng thương chẳng đổi thay

ÂN THỨ BẢY

Chịu bao dơ dáy tắm rửa giặt giụa!
Vốn người có nhan sắc
Lại thêm phấn, sáp, bông
Mày xanh như liễu lục
Má đỏ tợ sen hồng
Giặt dũ khăn cùng tã
Dơ dáy chẳng đổi dung
Mong sao quần áo sạch
Tóc búi gọn là xong.

ÂN THỨ TÁM

Xa con một phút lòng mẹ khôn nguôi!
Tử biệt lòng không nhẫn
Sinh ly đôi ngã đường
Con đi xa muôn dặm
Lòng mẹ ở cố hương
Ngày đêm thường tưởng nhớ
Tất dạ quặn can trường

ÂN THỨ CHÍN

Vì nuôi nấng con mà tạo bao điều ác nghiệp!
Mẹ, cha dày gian khổ
Công lao sánh tợ trời
Bế bồng cùng nuôi nấng
Mong con vui ăn chơi
Nhường cơm con no lòng
Mẹ đói rách vẫn vui
Lớn khôn tìm đôi lứa
Gây dựng cho nên người

ÂN THỨ MƯỜI

Suốt đời thương mến lo lắng cho con!
Công đức mẹ cùng cha
Cao thâm tợ hải hà
Đứng, đi lòng thương trẻ
Nhớ nghĩ lúc gần xa
Mong cho ân oán hết
Mẹ cha trăm tuổi già
Vẫn thương con tám chục
Đến chết còn thiết tha.

Phật bảo A-Nan "Ta xem chúng sanh, tuy được làm người nhưng tâm hạnh mờ tối, không nghĩ đến ân đức cao dày của cha mẹ, không sanh tâm cung kỉnh, bội ân phản đức, lòng không nhớ nghĩa, không thảo không ngay. Nghĩ như : mẹ mang thai, chín tháng mười ngày, đứng ngồi mệt nhọc, như gánh gánh nặng, ăn uống khó khăn, khác nào bịnh tật, tháng ngày đã đủ, chịu bao đau khổ, lo sợ vô thường, như giết trâu dê, máu loang đầy đất. Mẹ ta chịu biết bao đau khổ như thế, mới sinh được thân nầy. Ngoài ra, mẹ còn nuốt đắng nhả ngọt ẵm bồng nuôi nấng, giặt rửa dơ dáy, chẳng quản nhọc nhằn, chịu bao nóng lạnh. Không từ cay đắng, nhường chỗ ráo cho con, bên ướt mẹ nằm. Trải hơn ba năm, cho con bú sữa, mới được lớn khôn, dạy bày lễ nghĩa gây dựng gia đình, đầy đủ sản nghiệp, chẳng quản gian nan. Suốt đời đau khổ mẹ không hề than thở, rủi con đau ốm, cha mẹ xót xa, con được mạnh khỏe, lòng mẹ mới an. Sự nuôi nấng của mẹ, cha cao dày như thế, muốn cho con sớm nên người hữu dụng, nhưng khi con đã lớn khôn, trở lại bất hiếu, chẳng kể mẹ cha, đôi co cáu kỉnh, nói năng vô lễ, dương mắt trợn trừng, háy nguích lại cha mẹ, khinh rẻ chú bác, đánh đập mắng chưởi anh em, làm cho tủi nhục dòng họ, ở không lễ nghĩa, chẳng vâng nghe lời thầy và cả cha mẹ, tự ý tự chuyên, không theo giáo huấn, anh em can ngăn, lại dùng lời hỗn xược. Khi đi về chẳng kể sớm chiều, không một lời thưa gởi với mẹ cha, nói năng hành động đều trái ngược, làm việc tự ý, chẳng tuân mẹ cha. Tuổi còn thơ ấu, người chẳng chấp nệ, nay đã trưởng thành lại càng ương ngạnh mọi điều, cha mẹ quở phạt, chú bác dạy bày, trở lại giận hờn, làm điều bất nghĩa ; theo bọn hoang đàng bỏ hàng bạn tốt, tập những thói quen, si mê cuồng dại, bị người phỉnh dụ, trốn bỏ quê hương, phản bội mẹ cha, bỏ nhà biệt xứ, hoặc theo buôn bán, hay lại đầu quân, lần lữa tháng năm, đem lòng lưu luyến, tự dựng hôn nhân chẳng nhớ quê nhà, buông lung xứ lạ, tập tính cẩu thả, mưu mô đàng điếm, làm việc ngang tàng, mắc vòng lao lý ngục tù giam giữ, hoặc vì đau ốm, ách nạn buộc ràng, đói khổ nguy nan, không nơi nương tựa, bị người khinh ghét, vất vưởng lang thang ; do đó, mạng chung, không ai mai táng sình ương hủy hoại, nắng gió mưa dầu, xương thịt rã rời, thây phơi xứ lạ.

Đến khi mẹ cha thân thuộc, biết được tin buồn, sầu đau than thở, hoặc nhơn than khóc, lụy ứa đêm ngày, mắt sinh mù quáng, hoặc quá bi ai, kết thành bịnh hoạn, hoặc nhân thương nhớ ; ôm khối hận sầu, vàng vỏ héo khô cho đến tuyệt mạng, làm quỷ giữ hồn khó bề siêu thoát.

Hoặc nhân vì con bỏ học bỏ hành, không chuyên sự nghiệp, theo thói dị đoan, vô loại hoang đàng, làm điều vô-ích, đánh dành trộm cướp, thâu đoạt của người, rượu chè cờ bạc, gian phi lầm lỗi, liên lụy anh em, thân thuộc cha mẹ. Vừa sớm đã đi, tối khuya mới về, mẹ cha lo lắng. Không nghĩ đến cha già mẹ yếu, ấm lạnh cơ hàn, sớm tối hỏi han, quạt nồng đắp lạnh, chăn gối hầu hạ, con chẳng một mảy may biết đến, chẳng hề thăm hỏi sức khỏe mẹ cha, tình như nước lã. Cha mẹ tuổi già hình vóc yếu gầy, con thấy mẹ cha như thế, chẳng chút xót xa , lại nở sinh lòng khinh khi hất hủi.

"Hoặc là cha mẹ đơn côi, gìn giữ cửa nhà, con thì như người khác trọ, ở gởi qua đường, mẹ cha đói rét con nào biết đến, bỏ mặc cho mẹ cha ngày đêm than thở, tự sầu tự thương.

Còn như dọn cơm đem nước, dâng lên cha mẹ, e dè xấu hổ, cho rằng những kẻ bàng quan, khi cười sĩ diện, mà chẳng thành tâm cung kính. Trái lại, tài của, vật thực cung cấp cho vợ con, thì như mặt dạn mày dày không hề xấu hổ, thê, thiếp sai bảo, mọi việc đều nghe. Người tôn trưởng quở trách đứa con ngỗ nghịch, trọn không kính nể phục thiện.

- Nói về con gái, khi chưa xuất giá, còn giữ chút lòng hiếu thuận, đối với mẹ cha, khi đã theo chồng, lòng sanh chẳng thảo, mỗi lần thăm viếng mẹ cha có điều trách nhẹ, liền sanh oán hận. Bên chồng đánh mắng, nhịn nhục cam tâm. Kìa như khác họ tha tông, tình thâm huyết trọng. Ngược lại tình thâm cốt nhục, lại trở thành sơ.

Hoặc khi theo chồng, làng xa quận khác, rời khỏi quê hương, lòng không lưu luyến tưởng đến mẹ cha, biệt tăm tin tức để cho cha mẹ thương nhớ, ruột gan đòi đoạn, mong mỏi tin con.

Ân đức mẹ cha vô lượng vô biên, những tội lỗi lầm bất hiếu kể sao cho hết .

Lúc bấy giờ đại chúng nghe Phật nói rõ ân đức sâu dày của cha mẹ, liền đứng dậy chắp tay cúi đầu đảnh lễ sát đất, dập đầu máu chảy, lụy nhỏ dầm dề, cho đến các lỗ chân lông ứa ra máu đỏ, có người chết ngất, lúc lâu mới tỉnh. Tất cả đại chúng đều đồng thanh lớn tiếng than rằng : đau khổ thay ! đau khổ thay !

"Hết thảy chúng con, tội sâu như biển, ngày trước chưa biết, mờ mịt tối tăm như người đi đêm, ngày nay đã rõ những điều tội lỗi, lòng dạ xót đau như bị nghiền nát. Cúi xin Đức Thế-Tôn, xót thương chúng sanh mở đường cứu vớt. Làm sao báo đáp được công ơn cao dày của cha mẹ ?".

Lúc bấy giờ Đức Như-Lai, tức thời dùng tám thứ tiếng Phạm-thinh, thấu suốt các cõi thế giới mà bảo Đại-chúng : các ông lắng nghe, ta vì chúng sanh mà dạy bày phương pháp :

- "Giả sử có người vai trái cõng cha, vai mặt cõng mẹ" thịt nát thấu xương, xương nát thấu tủy, đi vòng quanh khắp núi tu-di, trải trăm ngàn kiếp, máu tuôn ướt đất, cũng không có thể đền đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, gặp kiếp vận đói khát, lóc hết thịt trên thân mình, để dâng cha mẹ, trải trăm ngàn kiếp. Tình hiếu ấy cũng chỉ như hạt bụi nhỏ, không đền đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, trải qua trăm ngàn kiếp, tay cầm dao bén, tự móc mắt mình, dâng lên cha mẹ, để làm lương thực, cũng không thể đền đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, vì thương bịnh tình cha mẹ, tay tự cầm dao mổ lấy tim, gan, máu tuôn lai láng, chỉ vì cha mẹ, không từ đau khổ, trải qua trăm ngàn kiếp, cũng không có thể đền đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, vì hiếu đạo, đối với mẹ cha, chịu trăm ngàn dao máy, quay tròn đâm xén thân mình, luân chuyển ra vào hai bên tả hữu, trải qua trăm ngàn kiếp, cũng không thể đền đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, vì chí hiếu đối với mẹ cha, tự treo mình châm dầu đốt lên làm cây đèn thịt, cúng dường Như Lai cầu cho cha mẹ, trải trăm ngàn kiếp cũng không thể đền đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, vì lòng hiếu đạo, đập xương lấy tủy để chữa bịnh cha mẹ, hay dùng trăm ngàn mũi nhọn, tự chích vào thân, trải trăm ngàn kiếp, cũng không hay báo đáp được công ơn sâu dày của cha mẹ.

- Giả sử có người, vì cứu mẹ cha, tự nuốt hoàn sắt nóng, cháy sém khắp cả châu thân, như thế trải trăm ngàn kiếp, cũng không thể báo đáp được công ơn cao dày của cha mẹ.

* * *

Tất cả chúng hội, nghe Phật nói rồi, lòng dạ đớn đau như cắt, lụy nhỏ dầm dề, khóc than bi thiết, cùng đồng thanh bạch Phật : - "Lạy Đức Thế-Tôn : chúng con biết làm cách gì để báo đáp được ơn sâu dày của cha mẹ ?".

Đức Phật dạy rằng - Phật tử muốn báo được thâm ân, - phải vì cha mẹ, hoặc biên chép, hoặc in kinh này thành sách, cho mọi kẻ xa gần tụng niệm công đức ấy hồi hướng về cho cha mẹ.

- Phải vì cha mẹ, tụng đọc kinh nầy.
- Phải vì cha mẹ, sám hối tội khiên.
- Phải vì cha mẹ, cúng dường Tam-Bảo.
- Phải vì cha mẹ, ăn chay giữ giới.
- Phải vì cha mẹ, bố-thí tu-phước.

Nếu người Phật-tử làm được như vậy ; thì mới hay báo được công ơn sâu dày của cha mẹ. Đó mới gọi là người con có hiếu. Nếu người Phật-tử không làm những hạnh như thế, thì gọi là bất hiếu.

Phật bảo A-Nan, những người bất hiếu, sau khi đã chết liền đọa vào A-tỳ-địa-ngục. Ngục nầy rộng lớn, tám vạn do-tuần, bốn phía đều thành bằng sắt, bao bọc đều bằng lưới sắt, lửa đỏ từ lòng đất cháy lên hừng hực, sức nóng thiêu đốt mãnh liệt, sấm sét chớp giăng, tiếng rền vang khủng khiếp : nào là lò than nước độc, nước đồng sôi nấu chảy, phun lên không trung, cứ tìm cửa miệng tội nhơn mà rót thẳng vào ; nào là chó đồng rắn sắt, phung ra khói lửa mịt mù, sức nóng như thiêu đốt ; rang, nướng ! thịt mở đều cháy tiêu, đau đớn vô cùng, tội nhơn không sao chịu nỗi. Lại có câu đồng móc sắt, rừng kiếm, núi đao những thứ ấy đều tự bay vòng quanh lộn trên không trung, như mưa như mây, từ trên bay xuống, cứ tìm móc, hoặc vít, hoặc đâm ; đau đớn trăm bề, chịu những nỗi đau như thế, trải qua nhiều kiếp, không có thời gian gián đoạn.

Tiếp đó lại vào trong địa-ngục khác, đầu đội chậu lửa, xe sắt phân thây, ruột gan xương thịt, nát bắn tứ tung, nội trong một ngày, ngàn lần sống, thọ khổ đau chết muôn vạn lần , chịu những nỗi khổ đau như thế, đều nhân ở đời phạm tội ngũ-nghịch bất hiếu.

Phật dạy : Nếu người thiện nam, thiện nữ vì ông, bà, cha mẹ mình mà in kinh này, mới thật là báo đáp ơn sâu dày của cha mẹ.

Ai hay :

- Tạo được một quyển, thì thấy được một Đức Phật.
- Tạo được mười quyển, thì thấy được mười Đức Phật.
- Tạo được trăm quyển, thấy được trăm Đức Phật.
- Tạo được ngàn quyển, thấy được ngàn Đức phật.
- Tạo được vạn quyển, thấy được vạn Đức Phật.

Nhờ duyên lực tạo kinh này, thường được chư Phật luôn luôn ủng hộ, khiến cho cha mẹ của người tạo kinh, mau được sinh lên cõi trời, xa lìa những khổ đau nơi chốn địa-ngục.

Bấy giờ ông A-Nan và các đại-chúng cùng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Dạ-xoa, La-sát, Nhơn và Phi-nhơn v.v? nghe Phật nói rồi, đều đồng thanh phát nguyện :

"Tất cả đệ-tử chúng con, nguyện mãi mãi về sau cho đến đời vị lai xa thẳm thà chịu nát thân, trải trăm ngàn kiếp thề không dám trái lời giáo huấn của Như Lai.

- Chúng con thà chịu trải qua trăm ngàn kiếp, kéo lưỡi ra ngoài dài trăm do-tuần, dùng cây sắt bừa lên, máu chảy thành sông, chứ thề không dám trái lời giáo huấn của Như-Lai.

- Chúng con thà chịu trăm ngàn mũi dao nhọn, quanh lộn trong thân, rạch khắp tả hữu, thề nguyện không trái với thánh giáo của Đức Như-Lai.

- Chúng con thà chịu, lưới sắt trói buộc quanh mình, trải trăm ngàn kiếp, thề nguyện không dám trái lời thánh giáo của Đức Như-Lai.

- Chúng con thà chịu, đao máy cối giã, nghiền nát thân mình, trăm ngàn muôn mảnh, da, thịt, gân, xương, thảy đều rời rã, trải trăm ngàn kiếp thề không dám trái lời thánh giáo của Đức Như-Lai".

Bấy giờ A-Nan bạch Phật rằng - Kính lạy Đức Thế-Tôn kinh nầy tên gọi là gì ? Cúi xin Đức Thế-Tôn chỉ dạy để chúng con được biết phụng trì ?

Phật bảo A-Nan, tên kinh này gọi là "ĐẠI BÁO PHỤ MẪU ÂN TRỌNG KINH" đó là danh tự các ông nên phụng trì.

Bấy giờ hết thảy Đại-chúng nghe Phật dạy rồi, tất cả đều hoan hỷ tín thọ phụng hành, đều lễ Phật mà lui.

________________________

Thần chú kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân :

Án Nga Nga Nẳng Tát Bà Ha (108 biến)

Thần chú vãng sanh :

Án Truật Đế Luật tát, Ta Bà Ha (108 biến)

PHẦN HỔI HƯỚNG :

(Tụng Tâm Kinh Bát Nhã....._)

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT

Bồ Tát Quán Thế Âm

Đồng danh Quan Tự Tại

Thực chứng Trí Tuệ lớn

Quán chiếu tất cả pháp

Thấy Năm Uẩn đều không

Độ thoát các khổ ách !

Nầy ông Xá Lợi Tử :

Sắc chẳng khác gì Không

Không chẳng khác gì Sắc

Sắc cũng tức là Không

Không cũng tức là sắc,

Các Uẩn, Tho Tưởng, Hành,

Và Thức cũng như vậy.

Nầy ông Xá Lợi Tử :

Các Pháp không có Tướng,

Không tướng Sanh tướng Diệt

Không tướng Sạch tướng Dơ

Không tướng Thêm tướng Bớt

Cho nên trong cái Không,

Là không Sắc không Thọ,

Không Tưởng và Hành,Thức,

Kể cả Mắt, Tai, Mũi

Cũng như Lưỡi, Thân, Ý.

Pháp trần, Tiếng, Mùi thơm,

Vị, Xúc, Pháp ? Cũng vậy.

Không giới phận của Mắt

Không giới phận Ý-Thức.

Không có tên Mê-Mờ (vô-minh)

Không tên hết Mê Mờ,

Và những tên Gia, Chết

Cũng như hết Già Chết.

Luôn cả, Kho嬠Tập, Diệt,

Và Đạo, trong Bốn Đế.

Không Trí và không-Đắc,

Do nơi không-sở-đắc,

Cho nên Bậc Bồ-Đề,

Giác ngộ chúng Hữu-tình :

Nương vào Trí Tuệ lớn

Đến tột bờ cứu cánh.

Tâm không còn ngăn ngại,

Vì không có ngăn ngại

Nên không còn sợ hãi

Điên đảo và mộng tưởng .

Rốt ráo thường vắng lặng (niết-bàn)

Ba đời các Đức Phật ,

Đều từ Trí Tuệ lớn

Bên kia bờ Giải Thoát

Đã chứng bậc Vô-Thượng

Chánh Đẳng Giác cao tột.

Cho nên biết :

Bát Nhã Ba La Mật,

Là chú lớn Đại Thần.

Là Chú Sáng Đại Minh.

Là Chú Cao Vô Thượng.

Là Chú không gì sánh.

Chú trừ tất cả khổ

Chân thật không hư dối !

Nên nói chú Bát-Nhã ?

Phật tuyên nói chú rằng :

YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỔ ĐỀ TÁT BÀ HA.

Bạt nhất thế nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ đà la ni.

Nam mô A di đa bà dạ đa tha da đa dạ đa diệt dạ tha, a di rị đô bà tì ; a di rị đa tất đam bà tì, a di rị đa tì ca lăng đế, a di rị đa tì ca lăng đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)

Phật A-Di-Đà thân Kim sắc. Tướng tốt Quang-minh tự trang nghiêm.
Năm tu di uyển chuyển bạch hào. Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc.
Trong hào quang hóa vô số Phật. Vô số Bồ-Tát hiện ở trong.
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh. Chín phẩm sen vàng lên giải thoát.
Quy mạng lễ A Di Đà Phật. Ở phương Tây thế giới An lành.
Con nay xin nguyện vãng sanh cho Cha Mẹ . Cúi xin Đức Từ bi tiếp-độ.

Nam Mô A Di Đà Phật (108 biến)
Nam Mô Quan-Thế-Âm Bồ-Tát (10 biến)
Nam Mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát (10 biến)
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ-Tát (10 biến)
Nam Mô Thanh-Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-Tát (10 biến)

(Lễ Chư Phật)

- Nhứt tâm đảnh lễ Tận Hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai chư Phật, Pháp, Tăng thường trú Tam Bảo (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Ta Bà Giáo-chủ Bổn Sư Thích-Ca Mâu Ni Phật (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ đương lai Giáo-chủ Di-lặc Tôn Phật (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Đại-bi Quan-Thế-Âm Bồ-Tát (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Đại-Thế-Chí Bồ-Tát (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Đại-trí Văn Thù Sư-Lợi Bồ-Tát (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Đại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Đại nguyện Địa-Tạng Vương Bồ-Tát (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ Thập phương tam thế nhứt thế chư đại Bồ-Tát (1 lạy)
- Nhứt tâm đảnh lễ phụng vì Phụ-Mẫu đại trọng ân Đảnh lễ Thập phương thường trú Tam Bảo (3 lạy)

(Quỳ tụng bài sám-hối hồi hướng)
BÀI TỤNG SÁM-HỐI HỔI HƯỚNG

Đệ tử chúng con
Ma nghiệp mê chướng
Ngu độn nhiều kiếp.
Tự nhiên tưởng sanh,
Sai quấy vẫn vơ,
Bởi vậy cho nên,
Lòng duyên ngoại cảnh,
Lầm lộn kinh văn,
Âm vận không chừng,
Hiểu theo tà kiến,
Tâm không chú trọng,
Đương khi tụng niệm,
Gián đoạn khoảng cách,
Tụng niệm hồi lâu,
Nhân việc trái ý,
Phật đài thanh tịnh,
Thiếu lòng thành kỉnh,
Thân, khẩu không sạch,
Cúng lễ sai phép,
Trải bày dưới đất
Tất cả đều do,
Hôm nay chúng con,
Vì sự tạo tác,
Thần chí thác loạn
Sáu căn tăm tối,
Ra những ý nghĩ,
Nhiều lớp điên đảo
Mắt nhìn kinh văn,
Tụng sai cú Pháp,
Tiếng tụng nặng nhẹ,
Lòng lại chấp nệ,
Theo sự bỏ lý,
Vào trong kinh điển,
Ngồi đứng chẳng yên,
Bỏ mất thứ tự,
Sinh ra biếng nhác,
Lòng nổi sân hận.
Làm cho ô uế
Khinh lờn dễ dãi,
Y phục chẳng ngay,
Kinh sách nghiêng ngữa,
Đổ rớt nhơ nhớp,
Bất chuyên bất kỉnh.
Hết lòng sợ hãi.
Cúi xin chư Phật,
Tất cả thánh chúng.
Thiện thần, Hộ-pháp,
Mở lượng Từ-bi,
Các tội lỗi lầm.
Kỉnh thành sám hối,
Trì kinh tụng chú,

Đệ-tử chúng con,
Lo sự phiên dịch,
Hoặc kẻ thừa truyền,
Âm thích nhầm lẫn,
Hoặc vì sửa đổi,
Hoặc các vị thầy,
Con nay thảy đều,
Nhờ thần lực Phật,
Sớm được tiêu trừ
Cứu vớt hữu tình
Tụng kinh trì chú,
Thánh thần ba cõi,
Cầu bao phước thiện,
Vô thượng Bồ-đề,
Đều được chung vào,
Pháp giới Bồ Tát
Khắp cõi hư không,
Thiên Long Bát-bộ.
Xót thương tha thứ,
Con xin thành tâm,
Khiến cho công đức,
Viên mãn tròn đầy.
Tâm nguyện hồi hướng,
Sai lầm chú giải,
Có điều sai lạc,
Những tội lỗi lầm :
In, khắc, biên, chép,
Hay những người khác,
Cầu xin sám hối.
Khiến cho các tội,
Xe pháp thường luân
Hết thảy công đức,
Thành tâm hồi hướng,
Giữ chốn già-lam,
Trang nghiêm chánh đạo,
Khắp nguyện chúng sanh
Vào Biển tánh chư Phật.
Nguyện tiêu ba chướng và phiền não
Nguyện được trí-tuệ tỏ chơn-minh
Nguyện bao tội chướng đều tiêu diệt
Kiếp kiếp thường tu hạnh Bồ-Tát
Nguyện về cõi tịnh Phật Tây phương,
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ,
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh,
Các bậc Bồ-Tát là bạn hữu,

Chúng sanh vô biên thề độ hết .
Phiền não vô tận thề dứt sạch.
Pháp môn vô lượng thề tu học,
Đạo Phật vô thượng thề viên thành,
Công đức tối thắng tụng kinh nầy,
Bao nhiêu phước lớn xin hồi hướng,
Khắp nguyện đền đáp bốn trọng ân
Mau về cõi Phật vô lượng quang.

- Nhứt tâm đảnh lễ, tiên báo nhị thân ân, hậu thành chánh giác chư Bồ-Tát. (3 lạy)

ĐẢNH LỄ BA TỰ QUY-Y

- Tự quy y Phật, nguyện khắp chúng sanh, hiểu được đạo cả, phát lòng vô thượng.
- Tự quy y Pháp, nguyện khắp chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.
- Tự quy y Tăng, nguyện khắp chúng sanh, suốt cùng đại chúng, thảy đều không ngại.

Nguyện đem công đức này
Trải khắp cho tất cả
Con cùng với chúng sanh
Con cùng với cha mẹ
Đều trọn thành Phật đạo.

NAM MÔ LONG HOA GIÁO CHỦ ĐƯƠNG LAI TỪ THỊ DI-LẶC TÔN PHẬT LONG HOA HỘI LONG HOA TAM HỘI ĐỆ-TỬ NGUYỆN TƯƠNG PHÙNG. (TAM BÁI).

--- HẾT ---
 

Hoa TÂm

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2006
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Kinh Vu Lan Bồn

Ullambana Sutta



1. Phật nói Kinh Vu Lan Bồn
Ta từng nghe lời tạc như vầy:

Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả,
Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
Bèn dùng huệ-nhãn dưới trên kiếm tầm.
Thấy vong-mẫu sanh làm ngạ-quỷ,
Không uống ăn tiều-tụy hình-hài.
Mục-liên thấy vậy bi-ai,
Biết mẹ đói khát ai-hoài tình thâm.

1. The Yu-lan-p'en Sutra
Thus have I heard.

Once, the Buddha resided in the kingdom of Sravasti,among the Jetavana trees in the garden of Anathapindika. The Great Mu-chien-lien began to obtain the six penetrations. Desiring to save his parents to repay the kindness they had shown him in nursing and feeding him, he used his divine eye to observethe worlds.
He saw his departed mother reborn among the hungry ghosts: she never saw food or drink, and her skin hung off her bones.

2. Lo phẩm-vật đem dâng từ-mẫu,
Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu.
Thấy cơm mẹ rất lo âu,
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn-xẻn tiền-căn chưa dứt,
Sợ chúng ma cướp dựt của bà.
Cơm đưa chưa tới miệng đà,
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.
Thấy như vậy âu-sầu thê-thảm,
Mục-kiền-liên bi-cảm xót thương,
Mau mau về đến giảng-đường,
Bạch cùng sư-phụ tìm phương giải nàn.

2. Mu-lien took pity, filled his bowl with rice, and sent it to his mother as an offering. When his mother received the bowl of rice, she used her left hand to guard the bowl and her right hand to gather up the rice, but before the food entered her mouth it changed into flaming coals, so in the end she could not eat.
Mu-lien cried out in grief and wept tears. He rushed back to tell the Buddha and laid out everything as it has happened.


3. Phật mới bảo rõ ràng căn-cội,
Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu.
Dầu ông thần-lực nhiệm-mầu,
Một mình không thể ai cầu được đâu.
Lòng hiếu-thảo của ông dầu lớn,
Tiếng vang đồn thấu đến cửu-thiên
Cùng là các bực Thần-kỳ
Tà, ma, ngoại-đạo, bốn vì Thiên-vương
Cộng ba cõi sáu phương tu-tập,
Cũng không phương cứu-tế mẹ ngươị
Muốn cho cứu đặng mạng người,
Phải nhờ thần-lực của mười phương Tăng.

3. The Buddha said, "The roots of your mother's sins are deep and tenacious. It is not within your power as a single individual to do anything about it. Even though the fame of your filial devotion moves heaven and earth, still spirits of heaven and spirits of earth, harmful demons and masters of the outer paths, monks and the four spirit kings of heaven cannot do anything about it.
You must rely on the mighty spiritual power of the assembled monks of the ten directions in order to obtain her deliverance.


4. Pháp cứu-tế ta toan giải nói
Cho mọi người thoát khỏi ách-nàn
Bèn kêu Mục-thị đến gần,
Truyền cho diệu-pháp ân-cần thiết thi
Rằm tháng bảy là ngày Tự-tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Phải toan sắm sửa chớ chầy
Thức ăn trăm món trái cây năm màu
Lại phải sắm giường nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang, dầu,
Món ăn tinh-sạch báu mầu
Ðựng trong bình-bát vọng-cầu kính dâng
Chư Ðại-đức mười phương thọ-thực
Trong bảy đời sẽ đặng siêu thiên
Lại thêm cha mẹ hiện-tiền
Ðặng nhờ phước-lực tiêu-khiên ách-nàn.

4. I shall now preach for you the method of salvation, so that all beings in trouble may leave sadness and suffering, and the impediments caused by sin be wiped away."
The Buddha told Mu-lien, "On the fifteenth day of the seventh month, when the assembled monks of the ten directions release themselves, for the sake of seven generations of ancestors, your current parents, and those in distress, you should gather food of the one hundred flavors and five kinds of fruit, basins for washing and rinsing, incense, oil lamps and candles, and mattresses and beđing; take the sweetest, prettiest things in the world and place them in a bowl and offer it to the assembled monks, those of great virtue of the ten directions.


5. Vì ngày ấy Thánh-tăng đều đủ
Dầu ở đâu cũng tụ-hội về.
Như người Thiền-định sơn-khê
Tránh điều phiền-não chăm về thiền-na
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả
Công tu-hành nguyện thỏa vô-sanh
Hoặc người thọ hạ kinh-hành
Chẳng ham quyền-quý ẩn-danh lâm-tòng
Hoặc người đặng lục-thông tấn-phát
Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn
Hoặc chư Bồ-tát mười phương
Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh
Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh
Ðạo-đức dày, chánh-định chơn-tâm
Tất cả các bực Thánh, Phàm
Ðồng lòng thọ-lãnh bát cơm lục-hòa

5. On this day, the entire assembly of saints - those in the mountains practicing meditation and concentration; those who have attained the fruit of the four paths; those who practice pacing under trees; those who use the six penetrations to be free; those who convert others, hear preaching, and awaken to causality; and the great men, those bodhisattvas of the ten stages who provisionally manifest the form of a bhiksu - all of those who are part of the great assembly shall with one mind receive the patra [bowl] of rice.
[A monk who] possesses fully the purity of the precepts and the Way of the assembly of saints - his virtue is vast indeed.


6. Người nào có sắm ra vật-thực
Ðặng cúng-dường Tự-tứ Tăng thời
Hiện-tiền phụ-mẫu của người
Bà con quyến-thuộc thảy đều nhờ ơn
Tam-đồ khổ chắc rằng ra khỏi
Cảnh thanh-nhàn hưởng-thọ tự-nhiên.
Như còn cha mẹ hiện-tiền
Ðó nhờ cũng đặng bá niên thọ-trường
Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân

6. When you make offerings to these kinds of monks as they release themselves, then your current parents, seven generations of ancestors, and six kinds of relatives will obtain release from suffering in the three evil paths of rebirth; at that moment they will be liberated and clothed and fed naturally.
If one's parents are living, they will have one hundred years of joy and happiness. If they are deceased, then seven generations of ancestors will be reborn in the heavens; born freely through transformation, they will enter into the light of heavenly flowers and receive unlimited joy."


7. Phật dạy bảo mười phương Tăng-chúng
Phải tuân theo thể-thức sau này:
Trước khi thọ thực đàn chay
Phải cầu chú-nguyện cho người tín-gia.
Cầu thất-thế mẹ cha thí-chủ
Ðịnh tâm-thần quán đủ đừng quên
Cho xong ý-định hành-thiền
Mới dùng phẩm-vật đàn-tiền hiến-dâng.
Khi thọ-dụng nên an vật-thực
Trước Phật-đài hoặc tự tháp trung:
Chư Tăng chú nguyện viên dung
Sau rồi tự-tiện thọ dùng bữa trưa

7. Then the Buddha decreed that the assembled monks of the ten directions should first chant prayers on behalf of the family of the donor for seven generations of ancestors, that they should practice meditation and concentrate their thoughts, and that they should then receive the food.
In receiving the bowls, they should first place them in front of the Buddha's stupa; when the assembled monks have finished chanting prayers, they may then individually partake of the food.


8. Pháp cứu-tế Phật vừa nói dứt
Mục-liên cùng Bồ-tát chư Tăng
Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng
Mục-liên cũng hết khóc thương rầu buồn
Mục-liên mẫu cũng trong ngày ấy
Kiếp khổ về ngạ-quỷ được tan
Mục-liên bạch với Phật rằng:
"Mẹ con nhờ sức Thánh-Tăng khỏi nàn
Lại cũng nhờ oai thần Tam-bảo
Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra
Như sau đệ-tử xuất-gia
Vu-lan-bồn pháp dùng mà độ sanh
Ðộ cha mẹ còn đương tại thế
Hoặc bảy đời có thể đặng không ?"
Phật rằng: "Lời hỏi rất thông
Ta vừa muốn nói con dùng hỏi theo

8. At this time the bhiksu Mu-lien and the assembly of great bodhisattvas rejoiced. Mu-lien's sorrowful tears ended and the sound of his crying died out.
Then, on that very day, Mu-lien's mother gained release from a kalpa of suffering as a hungry ghost.
Then Mu-lien told the Buddha, "The parents who gave birth to me, your disciple, are able to receive the power of the merit of the Three Jewels because of the mighty spiritual power of the assembly of monks. But all of the future disciples of the Buddha who practice filial devotion, may they or may they not also present yu-lan bowls as required to save their parents as well as seven generations of ancestors?"
The Buddha said, "Excellent! This question pleases me very much. It is just what I would like to preach, so listen well!


9. Thiện-nam-tử, tỳ-kheo nam nữ
Cùng quốc-vương, thái-tử, đại-thần
Tam-công, tể-tướng, bá-quan
Cùng hàng lê-thứ vạn dân cõi trần
Như chí muốn đền ơn cha mẹ
Hiện-tại cùng thất-thế tình thâm
Ðến rằm tháng bảy mỗi năm
Sau khi kiết-hạ chư Tăng tựu về
Chính ngày ấy Phật đà hoan-hỉ
Phải sắm sanh bá vị cơm canh
Ðựng trong bình-bát tinh-anh
Chờ giờ Tự-tứ chúng Tăng cúng-dường
Ðặng cầu-nguyện song-đường trường-thọ
Chẳng ốm đau, cũng chẳng khổ chi
Cùng cầu thất-thế đồng thì
Lìa nơi ngạ-quỷ sanh về nhơn, thiên
Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp
Lại xa lìa nạn khổ cực thân
Môn-sanh Phật-tử ân-cần
Hạnh tu hiếu-thuận phải cần phải chuyên

9. My good sons, if there are bhiksus, bhiksunis, kings of states, princes, sons of kings, great ministers, counselors, dignitaries of the three ranks, any government officials, or the majority of common people who practice filial compassion, then on behalf of their current parents and the past seven generations of ancestors, on the fifteenth day of the seventh month, the day on which Buddhas rejoice, the day on which monks release themselves, they must all place food and drink of the one hundred flavors inside the yu-lan bowl and donate it to monks of the ten directions who are releasing themselves.
When the prayers are finished, one's present parents will attain long life, passing one hundred years without sickness and without any of the torments of suffering, while seven generations of ancestors will leave the sufferings of hungry ghosthood, attaining rebirth among gods and humans and blessings without limit."
The Buddha told all of the good sons and good daughters,


10. Thường cầu-nguyện thung-huyên an-hảo
Cùng bảy đời phụ-mẫu siêu-sanh
Ngày rằm tháng bảy mỗi năm
Vì lòng hiếu-thảo thâm-ân phải đền
Lễ cứu-tế chí-thành sắp đặt
Ngỏ cúng-dường chư Phật chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh-thành dưỡng-dục song-thân buổi đầu
Ðệ-tử Phật lo âu gìn-giữ
Mới phải là Thích-tử Thiền-môn
Vừa nghe dứt pháp Lan-bồn
Môn-sanh tứ-chúng thảy đồng hỉ-hoan
Mục-liên với bốn ban Phật-tử
Nguyện một lòng tín-sự phụng-hành !

10. "Those disciples of the Buddha who practice filial devotion must in every moment of consciousness maintain the thought of their parents, including seven generations of ancestors. Each year on the fifteenth day of the seventh month, out of filial devotion and compassionate consideration for the parents who gave birth to them and for seven generations of ancestors, they should always make a yu-lan bowl and donate it to the Buddha and Sangha to repay the kindness bestowed by parents in nurturing and caring for them. All disciples of the Buddha must carry out this law."
Upon hearing what the Buddha preached, the bhiksu Mu-lien and the four classes of disciples rejoiced and put it into practice.


* Notes :

Today is the Vu-lan festival, a Buddhist ceremony, but also celebrated by lay people in East Asia as the hungry ghost festival (lễ cô hồn). Ullambana (Vu lan bồn) is also celebrated in other Buddhist countries
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THINGKING AND DISTRACTIONS

(SUY NGHĨ VÀ NHỮNG SỰ XAO LÃNG)



Đọc sách, nói chuyện và tất cả những điều làm xao lãng khác đã làm cho một người dễ quên, một người nào đó mà họ làm quá nhiều cho bất cứ trong số những cảm xúc thật trống rỗng, không yên tĩnh chút nào và chán nãn khi không làm được những điều đó hay cái tâm nó rất mờ mịt mà lại không có những sự phấn khích.

Những cái suy tưởng sẽ làm cho hao mòn và hư bỏng chính cái tâm, suy nghĩ là một gánh nặng và là một tra tấn. Quý vị nghĩ rằng mình có thể tìm ra cách để làm cho mình hạnh phúc bằng những suy tưởng về điều đó. Quý vị đã tự lừa dối chính mình bao lâu rồi? Và quý vị sẽ tự lừa dối mình bao lâu nữa? Chỉ toàn là suy nghĩ, hãy nhìn những gì đang xảy ra mà không suy nghĩ.

Sự suy nghĩ tạo ra nhiều vấn đề, những vấn đề được tưởng tượng ra, và vẫn chưa hết, nó luôn luôn cố gắng giải quyết những vấn đề, những vấn đề được tưởng tượng ra và những giải pháp từ đó mà ra. Nó cứ tiếp tục không ngừng, nhưng khi quí vị chánh niệm thì không có vấn đề, khi quý vị muốn một điều gì thì những vấn đề không ngừng xuất hiện, tại sao nó lại khó khăn đến như vậy? Tại sao nó lại trở nên quá quan trọng? Ồ bởi vì chúng ta nghĩ rằng mình sẽ được tốt hơn và chúng ta không bao giờ cảm thấy tự nhiên trong việc chánh niệm vì thế chúng ta mãi mãi vẫn là người không có nhà. Chúng ta tìm kiếm một ngôi nhà, nhưng chỉ toàn ở những nơi không có lợi ích, ngôi nhà chính là sự tồn tại. Mọi người đã bị thu hút bởi những sự tiêu khiển, họ đã thay đổi tâm của họ từ cái sự thật của họ, những điều quan trọng trong cuộc đời. Thời gian rất là quý báu, chúng ta đã phí quá nhiều thời gian cho việc đọc sách, nói chuyện, đi đây đó chỉ để giết thời gian, tình trạng buồn chán, sự chán nãn là một vấn đề lớn, đó là tại sao mà những thú tiêu khiển trở nên quá quan trọng. Cái tâm nó luôn muốn có một thay đổi nó không thể đứng yên với một đề mục nào cả.

Chúng ta muốn mơ mộng mà lại không muốn chánh niệm, chánh niệm những gì trong hiện tại, bởi vì trong hiện tại thì không có bất cứ gì để mà mơ mộng cả. Trong cái thế giới quá đổi bận rộn, siêu âm, quá xao lãng và thật là nông cạn, thì có phải có bất cứ niềm hy vọng thật đúng đắn cho phần lớn nhân loại không?

Nếu quý vị có thể xóa sạch những chuyện ngớ ngẫn, những sự giả định và những điều dối trá từ những cuộc đối thoại thì quý vị sẽ không có những vấn đề để bàn cải. Quý vị có thể nhìn tâm của quý vị thật đến nỗi nó sanh khởi tại một điểm mà nơi đó thì sự suy nghĩ nhưng chỉ có sự tỉnh thức về những gì đang xảy ra. Sự suy nghĩ không thể làm cho tâm được thanh bình, không có những vấn đề mà không thể giải quyết được và cách tốt nhất để đối diện với những vấn đề như thế là không suy nghĩ về chúng, những chuỗi suy nghĩ chỉ làm cho quý vị kiệt sức mà thôi, tất cả mọi người đã suy nghĩ quá nhiều mà chúng ta phải chấp nhận và chính chúng ta phải huân tập mà không buông thả mình theo những dòng suy nghĩ quá nhiều.

Một cái tâm suy nghĩ thì không thể nhìn rõ được mà suy nghĩ là mù, một cái tâm ghi nhận thì không có suy nghĩ, sự ghi nhận thì loại bỏ suy nghĩ. Sự ghi nhận thì không giống như việc dán một tờ nhản một cách hời hợt như vậy. Lúc này sự thiền tập của quý vị như thế nào? Khi quý vị không suy nghĩ và tâm của quý vị trở nên hoàn toàn yên tĩnh thì hãy cảnh giác và tỉnh thức, khi đó quý vị sẽ nhìn mọi điều rất tự nhiên thoáng qua, những sự việc đó như một giấc mơ. Một sự tường thuật khôn ngoan trong nội tâm này là một điều gây khó chịu và luôn luôn quấy rầy, nó luôn đặt một sự chú thích lên mỗi hiện tượng. Tôi đã nhận thấy rõ ràng rằng một người cần phải chấp nhận những suy tưởng mà nó đang sanh khởi trong chính họ cũng như đó là một phần về sự thực tế trong chính bản thân họ. Trong hiện tại luôn luôn có những điều sự thật và những điều giả dối, nhưng nó không ràng buộc mà nó luôn diễn biến không đổi.

Sự hiện hữu của những dòng suy tưởng thì càng quan trọng hơn là cái sự xét đoán chủ quan về chúng, nhưng cũng đừng kềm hãm những sự xét đón này vì nó cũng là những dòng suy tưởng tồn tại, nó cũng là một phần trong toàn bộ cái bản chất thật của tâm. Đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng làm quá nhiều, có thể hoàn toàn khi không quá bận rộn, không nên nói chuyện nhiều và cũng không cho phép mình ngủ quá nhiều, nên hoan hỷ trong tình trạng cô độc một mình, nên tỉnh thức với tất cả 6 căn và tiết độ trong việc ăn uống.

-----------------------------------
U JOTIKA
-----------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TÌNH ĐỜI Ý ĐẠO


Yêu là khổ

Ngoài bản chất từ bi hay thương người và sẵn sàng cảm thông giúp đỡ, Ðại đức Ananđa rất khiêm nhã, phong cách uy nghi, lại thêm sắc diện sáng tươi khả ái đã vô tình khiến cho một thiếu nữ say mê cuồng nhiệt. Câu chuyện như vầy:

Có một hôm mùa hè nóng bức, Ðại đức hữu sự đi đường xa, lúc trở về Kỳ viên tịnh xá ánh nắng gay gắt như đốt cháy thịt da, khiến Ðại đức khát nước khô cổ, mồ hôi nhễ nhại. Vừa lúc ấy, một thiếu nữ đang xách nước xuất hiện như một cứu tinh. Quá vui mừng, Ðại đức đến gần và lên tiếng:

- Này tín nữ, bần đạo đi đường xa nên khát nước, nếu không thấy phiền xin tín nữ vui lòng cho bần đạo ít nước giải khát.

Nghe lời nói vô cùng lịch sự tao nhã, thiếu nữ ngước lên nhìn, nàng giựt mình mất bình tĩnh, vừa bước lui vừa nói:

- Thưa Ðại đức, tôi không dám dâng nước cho Ðại đức đâu. Ðại đức cũng không nên uống nước này vì Ðại đức là dòng dõi quí tộc, còn tôi là dòng nô lệ thấp hèn.
- Tín nữ không nên nghĩ như vậy. Bần đạo là người vô giai cấp. Bần đạo là Thích tử Sa môn chứ không phải vua chúa, bà la môn, thương gia hay lao động, mà chỉ là một con người như tín nữ vậy.
- Tôi chỉ sợ làm hoen ố đến Ðại đức vì Ðại đức nhận nước từ tay người khác giai cấp, mà kẻ ấy lại là tôi, một giai cấp hèn hạ, nô tỳ và chính cá nhân tôi cũng bị đắc tội. Chớ thực ra tôi đâu tiếc rẻ gì với Ðại đức - Nàng trả lời với giọng nhẹ nhàng và xúc động.
- Tín nữ này, sự hoen ố và tội lỗi không bao giờ có nơi người nặng lòng từ bi và nhiều nhân ái. Sự hoen ố và tội lỗi chỉ có trong hành vi bất thiện. Như vấn đề này, bần đạo là người xin nước, tín nữ là người thí nước, tất cả đều là hành động đạo lý, mà hành động đạo lý thì không thể bị hoen ố và có tội, trái lại nó là chất nước trong sạch để tẩy rửa những vật dơ bẩn. Truyền thống giai cấp mà Bà la môn giáo chủ xướng không tạo được sự bình đẳng mà chỉ tạo thêm sự ngăn cách, làm tổn thương nhân phẩm. Ðức Tôn Sư của bần đạo có dạy rằng: không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có sự bất bình đẳng trong giọt nước mắt cùng mặn. Tất cả sự thật, bần đạo đã giải bày, nếu tín nữ có thể cho được thì xin đổ nước vào cái bát này. . . . . . .

(XEM TIẾP TẠI WEBSITE DƯỚI ĐÂY)

http://www.quangduc.com/Danhnhanthegioi/42anan.html
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
YÊU VÀ ĐAU KHỔ

Một hôm, tỳ khưu Vangisa cùng đi khất thực với A Nan Ða. Trên đường đi, Vangisa bổng cảm thấy chán nản cảnh độc thân, một tâm bệnh nguy hiểm vào bậc nhất của các hàng tu sĩ. Tâm tư ông tự nhiên nổi đầy buồn phiền, rồi đòi hỏi nhục dục. Tức khắc ông nhận thấy đời sống của một tu sĩ thật vô nghĩa, còn hoàn tục lấy vợ và tạo một mái gia đình thì hấp dẫn và hạnh phúc hơn nhiều.

Tỳ khưu Vangisa vốn là một người làm thơ có tài. Ông chợt dùng lời thơ (trong điển Phật Giáo gọi là kệ ngôn) yêu cầu A Nan Ða giúp ông thực hiện ý muốn ra đời.

A Nan Ða khi hiểu được những gì đang nung nấu trong tâm tư của người bạn đồng hành, bèn khuyên nhủ ông bằng những lời thanh thoát sau đây:

“Ðời chỉ đẹp khi tình yêu nung nấu…

Kẻ mê đời không biết sẽ sầu đau…

Yêu trong đời là tình yêu sân khấu!

Màn buông xong… son phấn có gì đâu?!

Nầy sư đệ đừng để lòng phóng túng.

Hãy gom tâm niệm tưởng biết mình thôi!

Khi mê sắc tưởng đời tu vô dụng.

Tịnh tâm rồi hạnh phúc thấy mọi nơi!

(Nguyễn Ðiều thoát dịch theo Tôn Túc Kệ Ngôn số 1224-1225: Theragàthà 1224-1225).

Trong bài kệ ngôn trên đây, A Nan Ða đã chỉ cho Vangisa thấy rằng:”Vì ông đang bị ái dục nung nấu trong tâm tư, nên Vangisa không thể nào nhận ra chân lý đau khổ (khổ đế), nhất là đau khổ trong tình trạng bị sắc đẹp của phái nữ quyến rũ. Khi sự thèm khát tình yêu chiếm trọn tâm tư rồi thì con người dễ trở thành nhụt chí và thất vọng. Trường hợp nếu nạn nhân là một đạo sĩ thì nó sẽ làm cho họ chán ghét đời sống phạm hạnh. Vì vậy A Nan Ða khuyên Vangisa phải bình tỉnh nhớ lại mọi hình dung trên đời, như vẽ đẹp trên sân khấu, tuy bề ngoài có vẽ đẹp đẽ, đáng ôm ấp, nhưng thực tế bề trong rất xấu xa, đáng nhờm gớm… để ông hiểu rằng “xác thân nầy, dù đẹp hay xấu, bệnh hoạn hay khoẻ mạnh, tàn tật hay nguyên vẹn, vốn là nguồn gốc của những đau khổ trên đời!”. Sa môn nào quán xét thấy rõ được như vậy, sẽ hoan hỷ tiếp tục đời sống phạm hạnh!).

-----------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
LINH MỤC THỈNH BÀI NIỆM CHÚ ĐỂ NGHE TỤNG:


Testimonial:

Hi:

We heard about (your music) when you were on with Mike Hagen, a few weeks ago. I downloaded what you had on the website and absolutely loved it, I have a collection of CD's that are similar to yours but your's is the best I have heard. We will definitely be purchasing more, as it comes out.

I put the tracks on CD in the Mp3 format and play them in the DVD player that is digitally linked to a 100w per channel surround system, incredible. Last night I put a few tracks on the i-pod and took it to bed, WOW, only wish I had put in a few more tracks. Please keep doing what you are doing.

Thank you.
Rev. George Marshall, Lindsay, Canada
---------------------
Bài do Linh Mục George Marshall thỉnh:

White Tara June 28 2006.mp3 (14.8M) (Bạch Ngọc Quan Âm Chú)
Harmonic meditation loop.mp3 (4.3M) (Nhạc Thiền)

Đạo Hữu nào muốn thỉnh hai bài này gửi message trong hinhdongphatgiao .com tới tôi .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nhiều người thích bàn chuyện cao xa, Vô Tướng, nhưng cũng có người thích bàn chuyện Hữu Tướng .

Bánh (mì) vốn làm bằng bột . Bột do Hạt lúa mì mà ra, nếu Hạt lúa vẫn giữ "hình tướng" là Hạt thì ta chắng bao giờ có bánh .
Tuy nhiên nếu Hạt không có Hình Tướng tốt thì chẳng bao giờ ta có bánh ngon . Đó là Phương Tiện vậy thôi !

Phi Vân

Tu tướng là thế nào? Tại sao phải tu tướng?
(Thích Chân Tuệ)

Chúng ta biết rằng mọi người sinh ra trên thế gian này đều có hình tướng khác nhau, kẻ to lớn người nhỏ nhắn, kẻ cao lêu nghêu người thấp lè tè, kẻ mập mạp người gầy nhom. Người có hình tướng thông minh lanh lợi, kẻ lù đù chậm chạp, người có hình tướng giàu sang đài các, kẻ nghèo hèn xấu xí. Điều này không có gì cần phải bàn đến nhiều. Việc chúng ta cần đề cập đến là "cái tướng" của con người trong bốn động tác: đi, đứng, nằm, ngồi. Nói một cách khác, đó là bốn oai nghi của người tu trong mọi hoàn cảnh xử thế hằng ngày. Người ta khó có thể chấp nhận một người tu ăn mặc xốc xếch, nói năng thô tháo, cười giỡn ồn ào, múa tay múa chân, phùng mang trợn mắt.

Tu tướng nghĩa là chúng ta cố gắng giữ gìn hình tướng bên ngoài, sửa soạn y phục cho trang nghiêm, đàng hoàng. Người tại gia thường tuân theo các lễ nghi, văn hóa, phong tục, tập quán của xã hội để giữ gìn hình tướng bên ngoài, để sự giao tế trong xã hội được văn minh, lịch sự, tốt đẹp, tương kính, nề nếp và tôn ti trật tự. Người xuất gia phải tuân theo giới luật để giữ gìn oai nghi tế hạnh, tạo tín tâm và gây ấn tượng tốt đẹp cho mọi người chung quanh. Do đó tu tướng là điều rất cần thiết cho người muốn tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia.

Tu tướng còn có nghĩa là tu tập các việc làm có thể nhìn thấy được, qua hình tướng bên ngoài, chẳng hạn như là: đi chùa, lễ Phật, quy y, thọ giới, bái sám, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, xây chùa tháp, ấn tống kinh sách, nói chung là các phương tiện tạo phước báu, còn gọi là tu phước, mà bất cứ người Phật Tử nào cũng nên làm.

---------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Vài Phương pháp Nhập Thế

1- Bố Thí

2- Ái Ngữ

3- Tự Lợi, Lợi Tha

4- Hoà Thuận, Hợp Tác .

-------------------------------

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Hỏi: Bậc cao đức ngày xưa dạy người niệm Phật, cần phải: “Niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm. Niệm và vô niệm nhồi thành một khối, đó mới là công phu cao tột”. Hiện nay, người mới học trong lúc rảnh rang có thể trì niệm chẳng quên, nhưng khi gặp việc tiếp duyên bỗng nhiên quên mất. Lúc niệm thì có, khi chẳng niệm thì không. Như thế đã chia làm hai, sao có thể nhồi thành một khối? Nay muốn làm cho lúc rảnh rang, tâm tỉnh giác sáng tỏ không mờ, khi gặp việc tiếp duyên luôn giữ được câu niệm Phật, thì bằng phương pháp nào mới phù hợp?

Đáp: Niệm Phật có hai mặt: niệm về Lý, có niệm về Sự.

Nếu niệm Phật về Sự, thì chỉ nhất tâm niệm, quan trọng là niệm làm sao cho mỗi chữ rõ ràng, từng câu được nối nhau liên tục. Nếu mỗi chữ chẳng rõ ràng tức là bị hôn trầm, từng câu chẳng liên tục tức là tán loạn. Không hôn trầm, không tán loạn, một câu Phật hiệu rõ ràng hiện tiền, lâu dần tự nhiên thành tựu Niệm Phật Tam Muội.

Niệm về mặt Lý, là thấu suốt được tâm hay niệm và Phật được niệm hiện giờ do nhân duyên hợp thành, vốn không có gì, ngay nơi bản thể là tánh không. Như thế là niệm mà vô niệm.

Tuy tánh không mà tâm hay niệm và Phật được niệm luôn rõ ràng ở trước mắt, như thế chính là vô niệm mà niệm.

Tuy nhiên, niệm mà vô niệm là pháp Quán Không. Vô niệm mà niệm là pháp Quán Giả. Không và Giả chẳng hai, thì Pháp thân hiện giờ chính là pháp Quán trung đạo. Nếu có thể hành trì tương ưng với quán hạnh này, thì biết rõ Ta bà và Tịnh độ chỉ ở một nơi, Di Đà và bản thân mình vốn chẳng phải hai người khác biệt.

Niệm Phật như thế, chắc chắn vãng sinh lên thượng phẩm nơi Tịnh độ. Đó gọi là:

“Sinh thì quyết định sinh,
Đi thì thật không đi”.

Nếu chưa rõ lý tánh, thì đều chấp chặt vào mặt “có niệm”, mà không biết đạo lý “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”. Lý đã chưa tỏ, mà muốn cầu tương ưng, thật là khó khăn.

Nay chẳng luận là Sự hay là Lý, chỉ cần chuyên tâm trì niệm một câu danh hiệu Phật.

Bạch Hương Sơn nói:

“Đi cũng A Di Đà, ngồi cũng A Di Đà, cho dù bận rộn đến đâu cũng chẳng rời câu A Di Đà Phật. Lâu dần thuần thục, thành tựu chánh định. Tự nhiên rỗng rang thì tỉnh giác tỏ sáng không mờ, nên khi tiếp duyên xúc cảnh cũng không quên chánh niệm”.

-----------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Căn Nguyên Của Niềm Tin Có Tạo Hóa

Theo bài kinh nầy, khi một hệ thống thế gian trôi qua, vào một lúc sau đó một hệ thống thế gian mới sẽ bắt đầu vận chuyển đến. Vị Phạm Thiên của hệ thống thế gian trước xuất hiện và nghĩ: "Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên, Người Chinh Phục Không Thể Chiến Bại, bậc Toàn Giác, Toàn Tri, là Chúa, là người Làm Ra, người Tạo Nên, bậc Thánh Cao Thượng Hơn Tất Cả, là người Ðịnh Ðoạt Số Phần của tất cả, người đã thành tựu mọi chứng đắc, là Cha của tất cả chúng sanh trong quá khứ và vị lai."

Những vị Phạm Thiên đến sau cũng nghĩ rằng mình là vị Ðại Phạm Thiên. Trong số những vị Phạm Thiên đã viên tịch từ cảnh giới Phạm Thiên và tái sanh vào cảnh người, có vài vị còn có thể hồi nhớ kiếp sống của mình trong cảnh Phạm Thiên. Những vị nầy bạo dạn quả quyết rằng "Ðại Phạm Thiên tạo chúng sanh trong thế gian. Chính vị Tạo Hóa, vị Ðại Phạm Thiên, là thường còn, vĩnh viển trường tồn; nhưng những tạo vật mà Ngài đã tạo nên thì không thường còn, họ phải qua đời, chết." Những người nghe lời bạo dạn được tuyên ngôn xuyên qua kinh nghiệm bản thân ấy, sẵn sàng tin tưởng và chấp nhận. Ðức Thế Tôn giải thích rằng đó là nguyên do vì sao có ý niệm rằng "chỉ có vị Tạo Hóa, người tạo nên sự vật, là thường còn".

Từ những đoạn vừa trích dẫn trên ta có thể phỏng đoán rằng cái được gọi là Ðấng Thượng Ðế, vị Thần Linh đã tạo nên tất cả chúng sanh, vị Tạo Hóa được nói là ở trên một Cảnh Trời, có thể là vị Ðại Phạm Thiên đã xuất hiện đầu tiên ở cảnh giới Phạm Thiên vào lúc sơ khai của hệ thống thế gian. Ta cũng có thể nói rằng parama attā, Ðại Ngã, hay Ðại Hồn, là tự ngã, cái "ta" của vị Ðại Phạm Thiên ấy. Lời dạy của Ðức Phật cho thấy rõ ràng rằng parama attā, cái Ðại Hồn ấy của vị Ðại Phạm Thiên, trên căn bản là một với cái jīva attā, tiểu hồn, của những chúng sanh khác; đó chỉ là luồng trôi chảy liên tục của tiến trình danh và sắc được khái niệm một cách sai lầm. Trong thực tế không có gì như tự ngã, một cái "ta" hay một linh hồn vĩnh cửu trường tồn, ngoài hiện tượng tâm-vật lý; đó chỉ là một giả thuyết do trí tưởng tượng tạo nên.

Lại nữa, những đặc tính tâm-vật lý của vị Ðại Phạm Thiên cũng như đặc tính tâm-vật lý của các chúng sanh khác, đều nằm trong định luật vô thường. Khi tuổi thọ khô cạn thì vị Ðại Phạm Thiên cũng phải đối diện với cái chết và tịch diệt. Trong thực tế vị Ðại Phạm Thiên không thể viên mãn thành tựu tất cả những gì mình muốn; Ngài không thể bảo trì những đặc tính vật lý của thân theo ý muốn. Do đó, thân của vị Ðại Phạm Thiên cũng là vô ngã, anattā .
----------------------------
Kinh Vô Ngã Tướng
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
LÒNG TỪ BI ĐÃ DÙNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ CỨU NGƯỜI KHỎI ÁC NGHIÊPVÀ GIÚP NGƯỜI BIẾT ĂN NĂN:

Một hôm trong cung vua bỗng bị kẻ trộm lấy mất một vương miện bằng ngọc quý giá. Ngự lâm quân lục xét khắp nơi, mà vẫn không tìm ra. Tất cả thứ phi, cung tần, mỹ nữ trong cung cấm đều hồi hộp lo sợ, lo ngại mình sẽ bị nghi oan.

Khi A Nan Ða vào cung thuyết pháp như thường lệ, thì thấy toàn thể "tín nữ hoàng gia" vẻ mặt phiền muộn, không vui tươi nghe pháp như trước nữa. óng bèn hỏi nguyên nhân thì biết được tự sự.

Bằng một tâm từ bi, A Nan Ða vội đến yết kiến đức vua, và hiến cho nhà vua một phương pháp để vương gia thu hồi chiếc vương miện bằng ngọc quý ấy, mà không vì phẫn nộ gây ra ác nghiệp (ý nói hành hình kẻ trộm...). Ðồng thời để tạo lại bầu không khí êm ấm trong hoàng cung, hầu các phu nhân, vương phi có thể yên tâm nghe pháp.

A Nan Ða đã đề nghị với vua Ba Tư Nặc như thế này:

Quốc vương phải ra lệnh cho quân lính không được lục xét bất kỳ ai trong cung cấm nữa. Ðoạn hoàng gia cần tuyển chọn, thợ khéo dựng lên một chiếc lều lớn, chỉ có một cửa vào và một cửa ra, tại trung tâm vườn thượng uyển. Trong lều có một chiếc bình đựng nước cổ rất cao. Bất cứ ai làm việc trong hoàng cung, cũng phải vào lều rửa tay trong chiếc bình ấy, để chứng minh sự "thành thật" của mình một lần theo thứ tự, và cấm hai người cùng vào một lúc. Ðây chính là cơ hội cho kẻ tham lam biết ăn năn, có thể giấu chiếc vương miện trong mình rồi đem bỏ vào trong đáy bình nước ấy, mà không sợ bị bắt quả tang, đưa đến sự mất tánh mạng.

Kết quả, chiếc vương miện bằng ngọc của nhà vua đã được tìm thấy trong chiếc bình đựng nước "thành thật" này! Và khung cảnh tươi vui của mọi người liền trở lại trong cung cấm. Tất nhiên kẻ trộm không ai khác hơn là một trong những vương phi, đã ăn năn, đem trả lại vật quý, và được tránh khỏi tội chết! (còn chiếc bình cao cổ để chứng minh rằng không ai có thể đụng tay tới đáy để có thể nghi rằng người vào lều sau mình, hay trước mình là kẻ gian cả).

-------------------------------------
Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
PHƯƠNG PHÁP ĂN CHAY

1/ CHẤT BÔT (glucide).

Người ăn chay trường nên ăn ngũ cốc còn lức, tức là còn cám (cơm và bánh mì điều phải lức).
Trong cuốn ắn chay’ của bác sĩ Đào Tuấn Kiệt xuất bản 1966 tại Long Xuyên bác sĩ đã phân tách trong một kho gạo lức có 100 gram chất đạm cho một năng lượng là 3437 calo trong khi thịt bò cho 1330 calo và đậu nành cho 3173 calo. Vậy kể về nhiệt lượng những người ăn cơm gạo lứt có đủ sức để làm các công việc như người ăn mặn (thịt,cá..) và có sức chịu lạnh cao!

Trong gạo lức có đầy đủ các loại chất bổ mà không có thức ăn nào dù động vật hay thực vật có đủ để thay thế cho nó cả. Như các loại acid amin, chất béo, chất bột, chất xơ, các loại sinh tố, các loại khoáng nói tóm lại là món ăn trường sinh tăng tuổi thọ vô địch mà không có loại thuốc quí nào của đông tây y có thể thay thế (dù sâm nhung).

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đều ca tụng gạo lức như nha sĩ Hồ Quan Phước trong cuốn ‘Mạnh Khỏe Trẻ Trung Do Thực Phẩm Hợp Thời’, bác sĩ kiêm dược sĩ Trương Kế An trong ‘Thuật Dưỡng Sinh’, bác sĩ Nguyễn Huy Dung và Phạm Kiến Nam trong ‘Y Học và Tuổi Già’ tập 1 .. do kinh nghiệm cho thấy các tăng sĩ trong Phật Giáo xưa kia như các vị tăng thống và nhiều vị khác có tuổi thọ khá cao từ 90 đến 100 tuổi đều có cách ăn chay dùng gạo lức làm căn bản (vì ngày xưa đâu có gạo xay bằng máy) mà chỉ giã bằng chày và cối là một chứng minh sống động và hùng hồn nhất! Ngoài gạo, bánh mì nên dùng nếp lức, kê lức, bo bo lức và riêng hắc mạch (buckwheat) rất tốt để trị ung thư.

2/ CÁC MÓN ĂN (protides):

Để có đủ chất đạm (protides) mà người ăn mặn có trong thịt cá và các loài động vật, người ăn chay có chất đạm trong các loại đậu.

Đứng đầu là đậu nành (soy hay soya bean) 1 kí lô đậu nành có đủ chất đản bạch của 31 quả trứng hay 7 lít sữa hoặc 1 kí lô thịt. Đậu nành có trong đậu phụ hay đậu khuôn (soya cake), tương nước (tamari), tương đặc (miso) hay đậu hũ. Tương nên làm mặn không nên chua; ăn có hại cho bao tử. Chao ăn ít vì lên men có thể sình bụng, no hơi, khó tiêu. Đậu xanh có nhiều chất sắt, mát gan, lọc máu dùng trong mùa hè nóng nực. Giá đậu xanh; nhiều sinh tố E. Đậu đỏ (red bean hay azuki) bổ thận âm và dương. Đậu đen (black bean) bổ tỳ, bổ thận dương. Đậu trắng, đậu ván (ở Úc không có loại này. Ở miền Trung tại Huế và Nha Trang có trồng nhiều) an thần, ngủ ngon, giải nhiệt. Đậu phụng (hay lạc, peanut): có nhiều acid amin tốt cho tuổi già. Mè (vừng, seame): rất bổ, được các tài liệu đông và tây y công nhận (mà ăn chung với đậu phụng vì trong mỗi thứ có một số acid amin mà thứ kia không có, ăn cả hai thứ cùng một lúc mới đủ bổ). Các loại đậu như O-ve (haricot vert) đậu petit pois, đậu lentilles (lentil) đậu Hòa Lan, đậu Đũa v.v.. đều bổ.

3/ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT BÉO (lipide):

Có trong các loại dầu thảo mộc (đậu phụng, đậu nành, mè, hướng dương (sun flower) bắp (corn) oli (olive)) .. và trong các loại bơ (butter) thảo mộc hay trong các hột (seeds), trái dừa , trái bơ..

4/ CÁC SINH TỐ:

Xếp theo âm dương thì sinh tố A, D dương các sinh tố B âm dương quân bình có trong gạo lứt rất nhiều và sinh tố C thì âm có trong các trái cây và rau dưa. Sinh tố A có trong cà rốt, các loại khoai có màu vàng trong ruột, trái trứng gà, bí ngô, các loại dầu, bắp, tương do đậu nành làm ra, đậu xanh và đỏ, lá rau dền, diếp quan (chicorec), xoài, đu đủ, hồng…

Sinh tố D có nhiều trong các dầu thảo mộc, bơ thảo mộc, dầu thảo mộc.

Sinh tố E có nhiều trong các phần của thảo mộc như lá, búp non, các mầm và mộng (mộng lúa, giá sống) các loại dầu thảo mộc.

Sinh tố P có trong lá trà (chè) xanh, chanh, cam, quít, đậu phụng.

Sinh tố V có trong các cải bắp. Sinh tố K lá các loại rau.

Sinh tố F trong các loại dầu thảo mộc (có nhiều iode). Sinh tố C có nhiều trong các trái cây và rau dưa nhiều nhất trong ớt loại to, rau dền, cải, su bông, chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam ,chanh v.v..

Chúng ta không hoàn toàn kiêng cữ các sinh tố loại C vì âm. Người mạnh vẫn có thể ăn vừa phải trừ khi có bệnh (và tùy một số bệnh quá âm thì phải kiêng cữ) nếu ta dùng gạo lứt và bánh mì lứt làm món ăn chính.

5/CÁC CHẤT KHOÁNG

Có nhiều trong gạo lứt, tương, nước suối thiên nhiên và rong biển (sea vegetable). Theo tiên sinh Ohsawa vì nước biển là âm mà rong ở dưới đó nên nó rất dương, nhất là loại rong Hiziki màu đen vì nó ở dưới độ sâu của biển. Sau này các môn đệ của Ohsawa đã thay công thức muối mè của ông bằng rong biển trong nhiều loại bệnh nhất là trong tất cả các loại bệnh ung thư họ đều khuyên ăn rong (vì rong ở biển nó hấp thụ muối thiên nhiên rất quý trong các tế bào của nó vì sống trong môi trường đó nên thứ muối này rất quý còn hơn muối ta ăn và vì tính cách dương của nó còn hơn cây mè trên đất liền).

THỬ PHÂN TÁCH THÀNH PHẦN CỦA BỮA ĂN:

Theo Tây y thì một bữa ăn bổ phải có đủ thành phần của chất bột (glucide) chất đạm (protide) và chất béo (lipide), sinh tố và khoáng. Theo nhiều tại liệu thì người Việt Nam trung bình cần 2300 calori một ngày gồm có:

Thành phần (glucide - bột) 76% cho 1748 calo - (protide - đạm) 12% cho 276 calo - (lipide - béo) 12% cho 276 calo

Thực đơn này áp dụng cho người ăn chay trường là đúng vì rất ít chất đạm và béo của (thịt, mở).

Nếu tính 1 gram glucide cung cấp cho cơ thể 4.1 calo, 1 gram lipide cung cấp cho cơ thể 9.3 calo thì số lượng ăn trong một ngày là: - glucide 1748/4.1 = 426 gram-lipide 276/9.3 = 29 gram-protide 276/4.1 = 67 gram.

Như vậy khẩu phần ăn ‘chính sẽ là gạo lứt, bánh mì lứt, các loại bột lứt.. tổng cộng 426 gram chưa đầy nữa kilo,tức là 2 lon gạo (lon sữa) các đồ ăn cũng ít, không nhiều. Nếu bạn là thanh niên hay lao động mà ăn chay trường thì cần thêm gạo và đồ ăn sao cho đủ sức làm việc vào khoảng 3000 calo mỗi ngày. Nếu bạn là đàn ông thì cần calo nhiều hơn đàn bà, và về mùa đông giá lạnh thì cần tăng thêm ba thành phần trên để đủ sức chống lạnh.

Theo Ohsawa khi đến Việt Nam năm 1965 ông đã căn cứ vào một xứ nhiệt đới để đưa ra thành phần bữa ăn như sau:

từ 50-60% các cốc loại (gạo và các ngũ cốc)

từ 30-40% các thức ăn phụ như các loại đậu, củ, các chất béo,rau, dưa.

5% (canh hay xúp) rong biển, rau củ..

5% (trái cây các loại)

Nhà Ohsawa ( do nhóm Anh Minh Ngô Thành Nhân) ở Sài Gòn sau 30 năm nghiên cứu đưa ra một thực đơn gồm có:

- thức ăn chính 50-60% gạo lứt (cơm, cháo hay bột gạo lứt làm các loại bánh, hủ tiếu, mì..) và các loại ngũ cốc khác như bắp, nếp,bobo, kê v.v..

- muối mè và đậu phụng độ 1% hoặc các loại bơ mè đậu phụng 29-35% thức ăn phụ gồm các món ăn: rau, củ, tương, rong biển, v.v..

10% các loại đậu hạt ( như đậu đỏ, đậu đen..nấu chung với cơm tức là độn thêm hoặc là nấu chung với rau củ...)

5-10% trái cây.

Theo chúng tôi vì ở Úc khí hậu khác với Việt Nam và mùa đông tương đối lạnh hơn Sài Gòn, số lượng trái cây nên giảm xuống về mùa đông từ 2% đến 5% (bớt âm) và tăng phần dương lên bằng 5% (canh hay xúp rong biển vì ở Việt Nam rong biển khó mua ít nhập cản rất đắt) và tăng phần gạo lứt tối đa 60% bữa ăn để thêm calo chống lạnh và giảm còn 50% gạo lứt vào mùa nóng.

THỨC UỐNG:

Uống nước đung sôi, để nguội. Gạo lứt rang vàng sậm làm trà nấu uống rất tốt (mùa hè bỏ thêm hoa cúc cho mát và thơm, mùa đông bỏ ít tí gừng dễ tiêu, và ấm cơ thể). Nếu có được lá cây chè (tea) xanh và già, người Nhật gọi là bancha uống rất quý. Chúng tôi đề nghị mỗi chùa có đất nên trồng một số cây chè để hái lá uống tốt hơn là uống trà Tàu dễ bị ung thư và kích thích khó ngủ. Tránh uống các loại nước ngọt như coca cola, cam.. cà phê nên hạn chế dùng nhiều mất ngủ, có thể bị ung thư tuyến tiền liệt sinh bí đái và không dùng đường các trắng. Có thể dùng đường các vàng (mía) hay mật ông nếu thèm đồ ngọt và hạn chế vì dùng nhiều đồ ngọt và trái cây một số người ăn chay trường bị bệnh đái đường. Tránh kẹo, bánh, mứt, làm bằng đường. Trong cơm có nhiều chất ngọt rồi, nếu ăn nhiều chất ngọt nữa thì bị bệnh. Mùa nóng có thể uống Artichaut, tim sen, lá dâu. Có thể rang đậu đỏ nước uống bổ thận.

CÁCH ĂN VÀ UỐNG:

Ăn cơm phải nhai cho nhỏ va do nước miếng nên rất bổ. Ăn chậm rãi không nên ăn mau có hại bao tử. Không nên chan canh vào với cơm để lùa cho mau vì sẽ khó tiêu. Sau bữa ăn độ 10 phút sẽ uống nước và ít vì đã có canh rồi nếu uống nhiều khó tiêu hóa. Uống nước theo số tiểu tiện mỗi ngày - đàn ông đi tiểu độ 4 lần (cả đêm) đàn bà (3 lần là vừa, nếu quá thì phải hạn chế bớt nước uống.

Có người theo phương pháp Ohsawa (ăn chay trường) vì ít uống nước,sau bị sạn thận phải mổ vì họ hiểu lầm kiêng ít uống nước.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH ĂN ĐỦ VÀ ĐÚNG?

Đúng nhất là cần thức ăn, định thành phần, tính calo tuy không ai làm vì quá phiền phức nên xem kết quả sau bữa ăn sẽ rõ.

Ăn đủ là sau khi ăn cảm giác vừa no, không nặng nề, dễ chịu, làm việc bình thường cho đến bữa ăn sau bắt đầu đói và thèm ăn.

Hằng tháng nên cân để xem có lên cân hay sụt (đối vời tuổi trẻ thì lên cân) còn lớn tuổi và già thì số cân không thay đổi hay lên rất ít, nếu thấy sụt cân là ăn thiếu.

Ăn đúng cách thì xem các triệu chứng sau:

Ăn xong không bị rối loạn về tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, trung tiện, sình bụng, ựa chua, nất cục, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, lạnh hay nóng.. ). Đi phân tốt có lọn màu vàng sậm, đi nhanh không phải ngồi lâu rặn, ít mùi hôi. Có khi dùng giấy vệ sinh lau không thấy có phân dính vào giấy chỉ tỏ món ăn rất quân bình (trong một tháng có một hai ngày tôi đi phân như vậy). Ngày đại tiện 1 hay 2 lần nếu ăn nhiều.

Đi tiểu mỗi ngày từ 3 đến 4 lần cho đàn ông và từ 2 đến 3 lần cho đàn bà (kể cả ban đêm tính 24 giờ) nước tiểu màu vàng đi thông không bị bí đái, số lượng nước tiểu nhiều, không đái dầm, đái són.

Giấc ngủ được ngon, dễ ngủ, không bị mộng mị, ngủ và thức đúng giờ.

Làm việc bền bỉ có sự dẻo dai không biết mệt dù lao động trí óc hay chân tay không bị các chứng vọp bẻ, uể oải, nhức mỏi, ít bị bệnh lặt vặt như cảm cúm, sỗ mũi, đau đầu.. Không bị các bệnh nan y và bệnh nặng. Vi trùng khó tấn công và thắng, vì cơ thể đủ sức chống cự.
------------------------------------------------------
Chúc Các Đạo Hữu ăn ngon
------------------------------------------------------
Ngoài ra có thể đọc thêm
http://community.vietfun.com/showthread.php?t=304848
---------------------------
Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ta vẫn nghe nói Đạo Phật dạy con người phải diệt "Dục= Sự Ham Muốn", điều này có đúng không ?

Đạo Phật không dạy phải hoàn toàn diệt "Dục", chỉ diệt những dục nào liên quan đến Tham, Sân, Si, Sát, Đạo, Dâm , . . . nói tóm lại là những tà dục đưa đến những tà kiến, vọng niệm .
(Thiểu Dục Vô Vi , Kinh Bát Đại Nhân Giác )

Không thể nào diệt được "Dục", Dục là Động Lực thúc đẩy hành động để đi đến thành công . Dục đây có thể gọi là "Dục" trong Chánh Tinh Tiến, Dục đây là Sự Ham Muốn đi đến thành công nó đem Nghị Lực đến cho sự Tinh Tiến . Muốn đi đến thành công tức phải Tu Tập (chọn Pháp Môn), khi đã tìm được Pháp Môn thì sự ham muốn đi đến kết quả càng mạnh, đẩy mạnh sự Tư Duy, Quán Chiếu, cho đến mức cùng tột của nguyện vọng và lúc đó thực sự diệt được "Dục" vì chẳng còn ham muốn gì nữa .

Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên