- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,968
- Điểm tương tác
- 786
- Điểm
- 113
1. Mở đầu
Toàn bộ giáo lí và quá trình thuyết giảng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được VNBN tóm trong một câu:
Phật Tánh là Chân Lí tối hậu, Bát Nhã là lối vào, Duyên khởi là phương tiện!
Thí dụ: như một người trúng phải mũi tên độc. Việc đầu tiên phải giúp người ấy đào thải hết chất động trong người để tâm trí được bình tĩnh; kế tiếp mới truy tìm mũi tên độc ấy từ đâu mà có để đào bỏ tận gốc hiểm họa.
Cũng như vậy, Đức Thế Tôn, sau khi giác ngộ Ngài đã thuyết giảng giáo lý giúp chúng sanh đào thải chất độc "tham sân si", giúp họ được thanh tịnh bình tĩnh, sau đó mới dạy họ "Bát Nhã" được cái nhìn khách quan trước tất cả hiện tượng; và cuối cùng Ngài mới giảng dạy cái Chân Lí mà Ngài đã giác ngộ được chính là Phật Tánh, là bản chất thật nơi mỗi chúng sanh hằng có từ nào giờ mà do phiền não che đậy, chúng sanh không biết được.
2. Duyên Khởi là Phương Tiện
Đây là cấp bậc đầu tiên cần phải lĩnh hội của người muốn dấn thân vào Phật Đạo. Chúng xem như là cấp 1.
Nhưng ngặt nổi, nhiều người học Phật cứ tưởng Phật Pháp chỉ có Duyên Khởi thôi, ngoài đó ra không còn gì nữa. Và họ chỉ tin vào Kinh Điển hệ Nam Truyền, trong hệ kinh điển này đương nhiên không có bàn đến Phật tánh, vì ở đây Phật chỉ mới chỉ dạy cách làm sao đào thải ba độc tham sân si, chứ chưa chỉ dạy về nguồn gốc của mũi tên.
Họ chẳng biết rằng Phật Tánh mới là chân lý cuối cùng để truy tìm và tiêu trừ tận gốc nguồn gốc của mũi tên độc.
a. Kinh Thủ Lăng Đức Phật dạy: Xét về bản chất thì vạn pháp KHÔNG DO NHÂN DUYÊN SANH, CŨNG KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN.
Nghĩa là bản chất thật của các pháp không phải do "Duyên Khởi", cũng không phải có sẵn.
b. Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Nếu nói Phật pháp quyết định vô ngã nên đức Như-Lai dạy hàng đệ tử tu tập pháp vô ngã. Lời trên đây là điên đảo."
Nghĩa là Đức Như Lai dạy đệ tử không chỉ có pháp vô ngã mà còn dạy về Ngã chính là Phật Tánh. Người nào chỉ thấy vô ngã mà phủ nhận Phật Tánh thì là điên đảo.
c. Kinh Giải Thâm Mật: chỉ rõ pháp tạm có 3 tầng: Biên Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi Tánh, Viên Thành Thật Tánh.
Y Tha Khởi Tánh chính là Duyên Khởi đó, chỉ là phương tiện tịnh hóa.
Bản chất tối hậu là Viên Thành Thật Tánh. Thật Tánh gì? Chính là Phật Tánh.
d. Kinh Pháp Hoa: khi đức Phật chuẩn bị nói về Phật Tánh và đạo quả Như Lai thì hội chúng bỏ đi khá nhiều, đó là những người chỉ tin Duyên Khởi mà không tin Phật tánh, tưởng rằng Duyên Khởi là tối hậu. Tuy nhiên Đức Phật có nói là họ chưa đủ nhân duyên để tiếp lãnh đại pháp Phật Thừa.
Sau đó, Đức Thế Tôn chỉ rõ: Phật Quả mới là tối hậu, tức là giác ngộ toàn giác về Phật tánh và thọ kí cho các vị A LA HÁN, Duyên giác sẽ thành Phật trong đời vị lai.
e. .......rất nhiều Kinh khác ..........
3. Phật Tánh là chân lí tối hậu
Đức Phật giảng nói điều đó trong hầu hết Kinh Điển Đại Thừa, không nói trong Kinh Điển về Đạo Quả Thanh Văn A LA HÁN, Duyên giác.
Điển hình như: Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng già,.....
Và hệ Thiền Tông Tổ Sư truyền từ Ấn Độ.
Các bạn hãy nghiên cứu!
Tuy nhiên, không phải dễ dàng nghiên cứu. Vì Phật Tánh rất thâm sâu vi diệu vô cùng. Đức Phật phải giáo hóa tiệm trợ để hàng để tử thuần thục các giáo lý tịnh hóa và đợi nhân duyên chính mùi mới giảng nói cho họ. Không đủ nhân duyên thì Đức Phật chẳng nói.
Công Cụ để tham cứu liễu ngộ Phật tánh chính là Trí Bát Nhã.
4. Bát Nhã là lối vào liễu ngộ Phật Tánh
Thí dụ như nước có lẩn cặn, nước dụ cho Phật tánh, cặn dụ cho phiền nào. Muốn nước trong thì phải dừng lại các nhân tố làm cho cặn bẩn bị quấy động. Bởi vì nếu nhân tố quấy động còn thì cặn bẩn sẽ cứ bay lẩn quẩn trong nước. Chẳng hạn cái ly cứ lắc lư thì cặn bẩn nhân đó sẽ bay lẩn quẩn. Đừng lắc lư nữa thì cặn bẩn sẽ dần dần lắng xuống.
Cũng vậy: Bát nhã giống như việc "dừng lắc lư cái ly" phải giữ yên.
Sự lắc lư chính là tâm niệm dính mắt vào "nhị nguyên" hay hai thái cực hay hai mặt,....
Bát Nhã cũng chính là Trung Đạo, cũng chính là Vô Sở Đắc.
Người tham cứu Phật Tánh, không được bám chấp vào các pháp hữu vi, cũng chẳng được trụ đắc nơi Niết Bàn vô vi, cũng chẳng được bám chấp vào lý thuyết Bát Nhã. Nếu bám vào thì liền mất tính khách quan trong nhìn nhận thực tướng các pháp, do đó không thể lĩnh hội Phật tánh.
Như vậy, muốn liễu ngộ Phật Tánh thì công cụ chính là Bát Nhã Trí.
Bát Nhã Trí được thực hiện xuyên suốt trong quá trình lĩnh hội Phật Tánh, chứ không phải lĩnh hội Phật tánh mới có Bát Nhã Trí. Tất cả chư Phật, trước khi thành đạo, các Ngài đều đã có Bát Nhã Trí từ rất lâu trước đó, dụng trí ấy thực hành đạo nghiệp, từng bước thâm nhập Phật Tánh cho đến khi toàn giác thì mới hoàn toàn trở về với Phật Tánh của chính mình.
5. Luôn thân cận thiện tri thức nói về Phật Tánh và chia sẽ cho người khác
Thiện Tri Thức bậc nhất đó chính các Đức Phật. Vì các Ngài chính là người đã thực chứng, còn mình đang là người học tập.
Kế tiếp là các vị Bồ Tát
Tiếp nữa là các bậc nghiên cứu, tu tập theo Kinh Điển Đại thừa.
Chúng ta có công cụ Bát Nhã nhưng chúng ta quên lãng việc tham cứu Phật Tánh hoặc tự mãn thì sự nghiệp thành đạo rất lâu và cũng khẳng định chúng ta chưa thật sự có trí Bát Nhã. Vì trí này không bám đời, không trụ đắc xuất đời mà chỉ hướng về Phật tánh.
Vì vậy, đời đời vẫn tham cứu Phật tánh cho đến khi thật sự giác ngộ, sống trọn với tánh Phật ấy mới thôi.
Toàn bộ giáo lí và quá trình thuyết giảng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được VNBN tóm trong một câu:
Phật Tánh là Chân Lí tối hậu, Bát Nhã là lối vào, Duyên khởi là phương tiện!
Thí dụ: như một người trúng phải mũi tên độc. Việc đầu tiên phải giúp người ấy đào thải hết chất động trong người để tâm trí được bình tĩnh; kế tiếp mới truy tìm mũi tên độc ấy từ đâu mà có để đào bỏ tận gốc hiểm họa.
Cũng như vậy, Đức Thế Tôn, sau khi giác ngộ Ngài đã thuyết giảng giáo lý giúp chúng sanh đào thải chất độc "tham sân si", giúp họ được thanh tịnh bình tĩnh, sau đó mới dạy họ "Bát Nhã" được cái nhìn khách quan trước tất cả hiện tượng; và cuối cùng Ngài mới giảng dạy cái Chân Lí mà Ngài đã giác ngộ được chính là Phật Tánh, là bản chất thật nơi mỗi chúng sanh hằng có từ nào giờ mà do phiền não che đậy, chúng sanh không biết được.
2. Duyên Khởi là Phương Tiện
Đây là cấp bậc đầu tiên cần phải lĩnh hội của người muốn dấn thân vào Phật Đạo. Chúng xem như là cấp 1.
Nhưng ngặt nổi, nhiều người học Phật cứ tưởng Phật Pháp chỉ có Duyên Khởi thôi, ngoài đó ra không còn gì nữa. Và họ chỉ tin vào Kinh Điển hệ Nam Truyền, trong hệ kinh điển này đương nhiên không có bàn đến Phật tánh, vì ở đây Phật chỉ mới chỉ dạy cách làm sao đào thải ba độc tham sân si, chứ chưa chỉ dạy về nguồn gốc của mũi tên.
Họ chẳng biết rằng Phật Tánh mới là chân lý cuối cùng để truy tìm và tiêu trừ tận gốc nguồn gốc của mũi tên độc.
a. Kinh Thủ Lăng Đức Phật dạy: Xét về bản chất thì vạn pháp KHÔNG DO NHÂN DUYÊN SANH, CŨNG KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN.
Nghĩa là bản chất thật của các pháp không phải do "Duyên Khởi", cũng không phải có sẵn.
b. Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Nếu nói Phật pháp quyết định vô ngã nên đức Như-Lai dạy hàng đệ tử tu tập pháp vô ngã. Lời trên đây là điên đảo."
Nghĩa là Đức Như Lai dạy đệ tử không chỉ có pháp vô ngã mà còn dạy về Ngã chính là Phật Tánh. Người nào chỉ thấy vô ngã mà phủ nhận Phật Tánh thì là điên đảo.
c. Kinh Giải Thâm Mật: chỉ rõ pháp tạm có 3 tầng: Biên Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi Tánh, Viên Thành Thật Tánh.
Y Tha Khởi Tánh chính là Duyên Khởi đó, chỉ là phương tiện tịnh hóa.
Bản chất tối hậu là Viên Thành Thật Tánh. Thật Tánh gì? Chính là Phật Tánh.
d. Kinh Pháp Hoa: khi đức Phật chuẩn bị nói về Phật Tánh và đạo quả Như Lai thì hội chúng bỏ đi khá nhiều, đó là những người chỉ tin Duyên Khởi mà không tin Phật tánh, tưởng rằng Duyên Khởi là tối hậu. Tuy nhiên Đức Phật có nói là họ chưa đủ nhân duyên để tiếp lãnh đại pháp Phật Thừa.
Sau đó, Đức Thế Tôn chỉ rõ: Phật Quả mới là tối hậu, tức là giác ngộ toàn giác về Phật tánh và thọ kí cho các vị A LA HÁN, Duyên giác sẽ thành Phật trong đời vị lai.
e. .......rất nhiều Kinh khác ..........
3. Phật Tánh là chân lí tối hậu
Đức Phật giảng nói điều đó trong hầu hết Kinh Điển Đại Thừa, không nói trong Kinh Điển về Đạo Quả Thanh Văn A LA HÁN, Duyên giác.
Điển hình như: Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng già,.....
Và hệ Thiền Tông Tổ Sư truyền từ Ấn Độ.
Các bạn hãy nghiên cứu!
Tuy nhiên, không phải dễ dàng nghiên cứu. Vì Phật Tánh rất thâm sâu vi diệu vô cùng. Đức Phật phải giáo hóa tiệm trợ để hàng để tử thuần thục các giáo lý tịnh hóa và đợi nhân duyên chính mùi mới giảng nói cho họ. Không đủ nhân duyên thì Đức Phật chẳng nói.
Công Cụ để tham cứu liễu ngộ Phật tánh chính là Trí Bát Nhã.
4. Bát Nhã là lối vào liễu ngộ Phật Tánh
Thí dụ như nước có lẩn cặn, nước dụ cho Phật tánh, cặn dụ cho phiền nào. Muốn nước trong thì phải dừng lại các nhân tố làm cho cặn bẩn bị quấy động. Bởi vì nếu nhân tố quấy động còn thì cặn bẩn sẽ cứ bay lẩn quẩn trong nước. Chẳng hạn cái ly cứ lắc lư thì cặn bẩn nhân đó sẽ bay lẩn quẩn. Đừng lắc lư nữa thì cặn bẩn sẽ dần dần lắng xuống.
Cũng vậy: Bát nhã giống như việc "dừng lắc lư cái ly" phải giữ yên.
Sự lắc lư chính là tâm niệm dính mắt vào "nhị nguyên" hay hai thái cực hay hai mặt,....
Bát Nhã cũng chính là Trung Đạo, cũng chính là Vô Sở Đắc.
Người tham cứu Phật Tánh, không được bám chấp vào các pháp hữu vi, cũng chẳng được trụ đắc nơi Niết Bàn vô vi, cũng chẳng được bám chấp vào lý thuyết Bát Nhã. Nếu bám vào thì liền mất tính khách quan trong nhìn nhận thực tướng các pháp, do đó không thể lĩnh hội Phật tánh.
Như vậy, muốn liễu ngộ Phật Tánh thì công cụ chính là Bát Nhã Trí.
Bát Nhã Trí được thực hiện xuyên suốt trong quá trình lĩnh hội Phật Tánh, chứ không phải lĩnh hội Phật tánh mới có Bát Nhã Trí. Tất cả chư Phật, trước khi thành đạo, các Ngài đều đã có Bát Nhã Trí từ rất lâu trước đó, dụng trí ấy thực hành đạo nghiệp, từng bước thâm nhập Phật Tánh cho đến khi toàn giác thì mới hoàn toàn trở về với Phật Tánh của chính mình.
5. Luôn thân cận thiện tri thức nói về Phật Tánh và chia sẽ cho người khác
Thiện Tri Thức bậc nhất đó chính các Đức Phật. Vì các Ngài chính là người đã thực chứng, còn mình đang là người học tập.
Kế tiếp là các vị Bồ Tát
Tiếp nữa là các bậc nghiên cứu, tu tập theo Kinh Điển Đại thừa.
Chúng ta có công cụ Bát Nhã nhưng chúng ta quên lãng việc tham cứu Phật Tánh hoặc tự mãn thì sự nghiệp thành đạo rất lâu và cũng khẳng định chúng ta chưa thật sự có trí Bát Nhã. Vì trí này không bám đời, không trụ đắc xuất đời mà chỉ hướng về Phật tánh.
Vì vậy, đời đời vẫn tham cứu Phật tánh cho đến khi thật sự giác ngộ, sống trọn với tánh Phật ấy mới thôi.