Ai thấy được lý duyên khởi tức là Kiến Tánh KHÔNG duyên khởi.Trong Đại kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama Sutta), Trung Bộ kinh, bài kinh số 28, đức Phật nhấn mạnh: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".
Bát Nhã Tâm Kinh căn bản từ Lý Duyên Khởi mà diễn giải .
Tánh KHÔNG duyên khởi
H.T Thích Thanh Từ.
Lâu nay nhiều người thắc mắc hai điều này, nhất là giới học giả.
Vì sao nhà Phật nói sắc tức không, không tức sắc, nghe khó hiểu, khó nhận định được?
Tại sao gọi Tánh KHÔNG duyên khởi?
Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh KHÔNG, do duyên hợp thành các pháp.
Sự vật, con người v.v… có mặt trong một thời gian ngắn tạm bợ thì không thể nói nó THẬT được.
Nói Tánh KHÔNG duyên khởi thì biết các pháp đều hư dối, không thật.
Đi thẳng vào con người:
"chúng ta có phải từ TRỐNG KHÔNG, RỖNG KHÔNG duyên hợp thành CÓ chăng?"
Ai cũng bằng lòng như thế,
NHƯNG bây giờ ai nói mình GIẢ, quí vị chịu không?
Không chịu? Nổi nóng lên liền.
Phật gọi đó là si mê. Từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận.
Người học Phật phải có trí tuệ, phải giác ngộ mới thấy đúng như thật.
Khi biết thân mình duyên hợp hư dối, chúng ta sẽ có cái nhìn thế nào với cuộc đời?
Thân này là giả, nếu ai khen đẹp mình cũng cười, ai chê xấu hoặc khinh miệt mình cũng cười. Biết nó là đồ giả có gì quan trọng để vui hay buồn.
Do đó nghe khen không mừng, chê không giận.
Rõ ràng tu giỏi là từ trí tuệ thấy đúng như thật mà ra.
Không si nên không tham, không tham nên không sân.