NGŨ GIỚI

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
-----------------------------
Một trong những thiền định quan trọng nhất mà quý vị cần thành tựu để thực sự phát triển con đường đưa tới giác ngộ trong tâm quý vị là sự định tĩnh. Để chứng ngộ shamatha, quý vị cần có nhiều kỷ luật, sự bảo vệ, và giới hạnh; quý vị phải tiệt trừ những phóng dật (xao lãng). Ngay cả trong một cuộc thiền định tốt đẹp kéo dài một giờ, quý vị cũng cần cắt đứt các phóng dật, áp dụng kỷ luật, và từ bỏ tham luyến. Nếu quý vị chạy theo tham luyến, quý vị không thể thiền định ngay cả trong một phút. Nếu tâm quý vị bị các đối tượng tham muốn xâm chiếm, chẳng hạn như các bạn trai hay bạn gái, quý vị không thể thiền định ngay cả trong một giây. Vì thế, trên nền tảng của ví dụ đơn giản đó, quý vị có thể hiểu được rằng việc sống trong Tăng đoàn khiến cho sự thực hành trở nên dễ dàng hơn ra sao.

----------------------------------
Lama Zopa Rinpoche
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(32)
Kẻ thù trên thế gian,
Tuổi trời chỉ hữu hạn,
Giặc phiền não trong tâm,
Sống lâu không kỳ hạn.


(33)
Nếu chiều lòng kẻ địch
Họ có thể lợi mình,
Còn tùy thuận phiền não
Chỉ gặp thương tổn khổ!


(34)
Kẻ địch từ vô thỉ,
Ẩn núp trong tâm này,
Chỉ tìm cách hại ta,
Sao không sợ sinh tử?


Ở trong sinh tử, tức là ở chung với kẻ thù phiền não này. Kẻ thù này ngày đêm tìm đủ mọi phương cách tàn hại pháp thân tuệ mệnh của chúng ta. Người có trí tuệ lẽ đâu không sợ? Nếu muốn được an vui, phải tìm đủ mọi cách giết sạch kẻ thù này, thoát ly tam giới.

(35)
Lũ cai tù sinh tử,
Cùng bọn quỉ địa ngục,
Nếu còn trong tâm này,
Ta làm sao an lạc?


Lũ cai tù sinh tử: Ở đây muốn chỉ vô minh. Nó là nguyên nhân chính giam nhốt chúng ta trong ngục sinh tử này.

(36)
Nếu mà chưa giết được,
Kẻ địch phiền não này,
Trong suốt cả cuộc đời,
Thệ nguyện sẽ tinh tiến!
Bị người hơi xúc phạm,
Còn sinh lòng buồn giận,
Chưa giết sạch vô minh,
Người trí không ngủ yên.

--------------------------
Đường Vào Bồ Tát Hạnh
(BT Tịch Thiên)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ngài Bồ Đề Đạt Ma giảng về Pháp Môn Niệm Phật:

“Niệm Phật là pháp môn tu Chánh niệm. Liễu nghĩa là chánh. Không liễu nghĩa là tà. Chánh niệm thì chắc chắn được vãng sanh. Còn tà niệm thì làm sao mà đến được cõi Phật? Phật nghĩa là giác, tức là kiểm soát được thân tâm, không tạo tác các điều ác. Niệm là nhớ. Nhớ cái gì? Nhớ hành trì giới luật, không phóng dật, luôn tinh tấn. Đó là ý nghĩa của hai chữ niệm Phật. Cho nên, phải biết rằng, niệm là niệm ở nơi tâm, không phải niệm nơi miệng. Cũng giống như nhờ nơm mà bắt được cá, được cá thì bỏ nơm. Nhờ lời mà hiểu ý, được ý thì quên lời. Đã xưng danh niệm Phật thì phải biết phương pháp niệm Phật. Nếu tâm không thật, không tha thiết, miệng chỉ niệm suông, trong tâm tam độc không trừ, nhân ngã đầy lòng, đem cái tâm đầy vô minh tìm cầu Phật ở bên ngoài, thì chỉ uổng công mà thôi”.


“Hai chữ tụng niệm cũng có đạo lý nhiệm mầu lắm. Miệng đọc gọi là tụng, trong tâm nhớ nghĩ gọi là niệm. Cho nên, niệm là phát xuất từ nơi tâm. Đó gọi là cánh cửa đi tới sự giác ngộ viên mãn. Tụng từ nơi miệng là tướng của âm thanh. Chấp ngoài cầu lý, rốt cuộc đều là hư vọng. Vì vậy, trong quá khứ chư Thánh Hiền tu tập pháp môn niệm Phật đều chẳng phải niệm suông bên ngoài miệng mà là niệm ở trong tâm. Tâm là nguồn gốc của tất cả các điều thiện, tâm là chủ nhân của vạn đức. Niết bàn thường lạc sanh ra từ chơn tâm, mà tam giới luân hồi cũng từ tâm mà khởi. Tâm là cánh cửa của thế giới, là bến bờ giải thoát. Đã biết cửa ngõ há nghĩ khó vào, rành bến bãi sao lo chẳng đến?” (Thiếu thất lục môn tập, Đại Chánh tạng, tập 48).
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
MÊ LẦM

A- CHÓ MÊ LẦM
Một hôm trời nắng, Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng. Ði được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa(1) ở nhà một người bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm(2).

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

Anh là Dương Chu(3) chạy ra bảo: "Ðừng dánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử(4) con chó trắng nhà ta, lúc đi thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ vực được không?"

LIỆT TỬ(5)
----------------------
Chú Thích:

(1) Áo thâm: Áo sắc đen.
(2) Ẩn mưa: Núp một chỗ để tránh mưa.
(3) Giả sử: Ví bằng.
(4) Dương Chu: Người đời Chiến Quốc xướng lên các học thuyết "vị kỷ".
(5) Liệt Tử: Sách của Liệt Ngữ Khẩu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khẩu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Ðường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư chân kinh hay Sung Hư chi đức chân kinh.
---------------------------------------

B-NGƯỜI MÊ LẦM

Nước Tống(1) có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm(2), níu(3) lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa.

"Ông mặc áo thâm, tôi biết đấy là đâu? Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra". Anh kia nói: "Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất dầy, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy cái áo thâm mỏng của chị đền áo thâm dầy cho tôi, còn phải nói gì lôi thôi nữa?

TỬ HOA TỬ
----------------------------------
Chú Thích:

(1) Nước Tống: Một nước chu hầu thời Xuân Thu sau bị nước Tề lấy mất, ở vàohuyện Thương Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

(2) Thâm: Sắc đen.
(3) Níu: dằng ai giữ lại không cho đi.
----------------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Người Tỉnh Can Người Mê
(Từ Bi Sinh Trí Tuệ)


Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây(1) người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu, thấy thế ngăn lại, hỏi vua rằng:

- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước?(2)

Cảnh Công ngơ ngác nhìn, nói:

- Thôi, hãy buông ra(3), đem giam xuống ngục để rồi trị tội.

Án Tử nói rằng:

- Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục(4).

Vua nói: "Phải".

Án Tử bèn kể tội rằng: Nhà người có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà giết ngựa đi, là một tội đáng chết. Lại giết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ(5) nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, người giết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán hận, nước ngoài có bụng dòm ngó(6), là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...

Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân".

ÁN TỬ XUÂN THU.
---------------------------------------
Chú Thích
(1) Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.
(2) Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa...: Câu này hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không còn lối mà trả lời. Thời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.
(3) Thôi hãy buông ra: Theo sách Án Tử Xuân Thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra), theo Hàn Thi NgoạiTruyện thì lạilà "Túng chi" (buông ra). Đây dịch là buông ra để cho ăn nghĩa với câu trên.
(4) Hạ ngục: Đời xưa bao nhiêu tội nhân đã hạ xuống ngục tối, là phải xử tử cả.
(5) Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.
(6) Dòm ngó: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.

LỜI BÀN:

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa, là đang cơn tức giận không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được, là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công, làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ÂM NHẠC


Âm là tự lòng người ta mà sanh ra. Lòng người có cảm giác(1), mới phát động(2) ra âm. Âm tuy thành ở ngoài miệng, mà thực hóa tự trong lòng.

Cho nên, nghe âm thanh mà biết được phong tục(3), xét phong tục mà biết được chí hướng(4), xem chí hướng mà biết được đạo đức(5), thịnh suy(6), khôn dại, hay dở, đều hiện ra âm nhạc khôn dấu được ai. Bởi vậy, cứ lấy âm nhạc mà nghiệm(7) được một nước như thế nào.

Đất xấu thì cây cối khẳng khiu; nước đục thì tôm cá gầy còm. Đời suy thì lễ nghĩa phiền(8), mà âm nhạc dâm. Những âm nhạc dâm đảng, tà khúc(9), những âm nhạc trên bộc trong dâu(10), mà dưới dân gian lấy làm thích là nước loạn(11), mà trên vua chúa lấy làm vui là đức suy.

Âm nhạc đã không có tiết tấu(12), không được trang nghiêm(13), thuần một màu dâm đảng đã xuất ra, thời chỉ cảm được cái lòng dâm đảng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian ngụy(14) vậy.

Cho nên người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chỉnh lại đức để làm âm nhạc, hòa nhạc để cho thành thuận(16), mà nhạc có hòa thì mới chỉnh đốn(16) được mọi việc.

Cổ Thư
---------------------------------------------------------------------
Chú Thích:
(1) Cảm giác: Thắm thía, phát động và hiểu biết.
(2) Phát động: Nẩy hiện ra.
(3) Phong tục: Những cái người trên làm cho người dưới bắt chước gọi là phong; thói quen kẻ dưới tập nhiễm nhau gọi là tục.
(4) Chí hướng: Lòng thích muốn việc gì.
(5) Đạo đức: Cách ăn ở hợp với cương thường, lẽ phải.
(6) Thịnh suy: Thịnh là hay hơn lên mãi; suy là kém dần đi.
(7) Nghiệm: Ngẫm xem mà biết.
(8) Phiền: Nhiều quá.
(9) Dâm đảng, tà khúc: Trai gái chơi bời, nghĩ xằng làm bậy.
(10) Trên bộc trong dâu: Dịch ở bốn chữ: Tang trung, bộc thượng, nghĩa là trên bờ sông Bộc, ở trong bãi dâu, hai nơi này là chỗ trai gái chờ hẹn nhau.
(11) Loạn: Rối lên, không được bình yên.
(12) Tiết tấu: Điệu âm nhạc lúc mau, lúc khoan, lúc trầm, lúc bổng.
(13) Trang nghiêm: Đứng đắn, có vẻ oai vệ.
(14) Gian nguy: Khốn khó nguy vong.
(15) Thành thuận: Cảnh nào ra cảnh ấy, trên dưới có trật tự.
(16) Chỉnh đốn: Thu xếp cho ngay ngắn.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH :

Ta nên biết để đừng Vướng Mắc .

Trong y học cổ truyền chia làm 3 nguyên nhân gây bệnh :

- Nội nhân : do thất tình : vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ.

- Ngoại nhân : do lục khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.

- Bất nội ngoại nhân : do té ngã, đả thương, trùng thú cắn.

1.Nội nhân :

- Hỉ : (vui mừng) - Hại đến tâm khí.

- Nộ : (giận) - Hại đến can khí.

- Ưu, bi : (sầu, muộn) - Hại đến phế khí.

- Tư : (lo lắng) - Hại đến tỳ khí.

- Khủng, kinh : (hoảng, sợ) - Hại đến thận khí.

Bảy thứ tinh chí nói trên thực chất là những rối loạn về tâm lý xã hội đưa đến rối loạn chức phận của tinh thần, gây ảnh hưởng đến công năng hoạt động của các tạng phủ.

2. Ngoại nhân :

- Phong : gió chủ khí mùa xuân , thường kết hợp với các khí khác như : phong hàn, phong nhiệt, phong thấp.

- Hàn : lạnh chủ khí của mùa đông , hay làm tắc lại không ra mồ hôi, thường có phong hàn, hàn thấp.

- Thử : nắng chủ khí về mùa hạ có đặc tính làm sốt cao, thường có : thương thử, trúng thử và thấp thử.

- Thấp : độ ẩm thấp trong không khí, có các triệu chứng về tiêu hoá, thường có phong thấp, thấp thử và hàn thấp.

- Táo : chủ khí của mùa thu, độ khô của không khí, thường gây những bệnh sốt cao, táo nhiệt.

- Hoả : nhiệt, đặc tính của các bệnh dịch khí, lệ khí, truyền nhiễm. Thường có thấp nhiệt, phong nhiệt, thử nhiệt.

3.Bất nội ngoại nhân :

Do sang chấn té ngã, đâm, chém, tai nạn, ăn uống, lao động, tình dục là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

B. BÁT CƯƠNG, BÁT PHÁP :

I. BÁT CƯƠNG : (8 cương lĩnh).

Trước tình trạng diễn biến phức tạp của triệu chứng bệnh, người thầy thuốc cần phải dựa vào 8 cương lĩnh chung nhất để đánh giá tình trạng, phân tích và qui nạp giúp cho việc chẩn đoán được chính xác.

Tám cương lĩnh gồm : Âm , Dương, Biểu , Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực.

1. BIỂU LÝ :

Là hai cương lĩnh phân tích và đánh giá về mức độ nông sâu của bệnh.

Biểu : bệnh còn ở bên ngoài, ngoại cảm, còn ở kinh lạc biệu hiện sự viêm long khởi phát sốt có mồ hôi hoặc không mồ hôi, đau đầu cứng gáy tuỳ mức độ hư thực. Chưa có những rối loạn cơ năng trầm trọng.

Lý : bệnh đã vào bên trong cơ thểcác triệu chứng diễn biến toàn phát có kèm theo những biến loạn cơ năng về tạng phủ, cũng như về tinh thần. Trong thực tế có những bệnh diễn biến vẫn còn bên ngoài nhưng nguyên nhân bệnh đã có từ bên trong.

Giữa biểu lý lại có triệu chứng bán biểu, bán lý như lúc nóng, lúc lạnh, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng không thể giải biểu, không thể thanh lý, thanh nhiệt, mà phải dùng phương pháp hoà giải.

2. HÀN NHIỆT :

Là hai cương lĩnh biểu hiện trạng thái khác nhau của bệnh tật.

Trên lâm sàng thường có những triệu chứng hàn nhiệt lẫn lộn. Nên khi xét những biểu hiện ta cần chú ý đến các mặt sau đây :

Hàn : sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, người ít nói, co ro, không khát thích ấm, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, tay chân lạnh.

Nhiệt : sắc mặt đỏ, rêu lưỡi dày vàng, chất lưỡi đỏ, hay nói, miệng hôi, khát, thích uống mát, tiểu tiện sẻn, đỏ, rắt, táo bón, tay chân nóng.

2. HƯ THỰC :

Là hai cương lĩnh đánh giá về chính khí và tà khícủa cơ thểđể xem lại tác nhân gây bệnhvà sức chống lại của cơ thể.

Về hư ta nhận xét âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư.

Về thực ta đánh giá mức độ khí trệ huyết ứ, thực nhiệt, thực hàn.

3 .ÂM DƯƠNG :

Là hai cương lĩnh tổng quát, gọi là tổng cương dùng để đánh giá xu thế chung nhất của bệnh tật. Vì những triệu chứng biểu lý, hàn nhiệt, hư thực thường hay lẫn lộn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tật có thể âm thắng hay dương thắng.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
BÁT PHÁP :

Là 8 phương pháp dùng thuốc uống trong y học cổ truyền gồm : Hản, Thổ, Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ.

1.HẢN PHÁP : (Làm cho ra mồ hôi).

Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi đưa các tác nhân gây bệnh ra ngoài, khi bệnh còn ở biểu phận. Trên lâm sàng hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm do phong hàn thấp nhiệt.

- phát tán phong hàn

- Phát tán phong nhiệt

- Phát tán phong thấp.

Chống chỉ định : khi bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mất máu, mùa hè không nên cho ra mồ hôi nhiều.

2. THỔ PHÁP : (Gây nôn).

Dùng các vị thuốc để gây nôn khi ngộ độc thức ăn, thức uống, thuốc độc.v.v.. Lúc bệnh còn ở thượng tiêu. Phương pháp này ít dùng trên lâm sàng.

3. HẠ PHÁP : (Tẩy xổ, nhuận trường).

Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trường để đưa các chất ứ động ra ngoài bằng đường đại tiện như : phân táo, huyết ứ, đàm ứ.v.v..

Chỉ dùng phương này khi bệnh thuộc về thực chứng. Gồm có các cách :

- Ôn hạ : Dùng các vị thuốc xổ có tính cay ấm như bả đậu để tẩy hàn tích.

- Nhuận hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ nhẹ nhuận trường như : mồng tơi, rau muống.

- Hàn hạ : Dùng các vị thuốc có tính lạnh như : Ðại hoàng, phát tiêu để tẩy nhiệt tích.

- Công hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ mạnh như : lư hội, tả diệo để trừ thực tích hạ tiêu.

- Phù chính công hạ : Cũng dùng thuốc xổ mạnh nhưng vì tỳ vị hư yếu nên phai phối hợp với thuốc kiện tỳ.

Chống chỉ định : khi bệnh còn ở biểu, sốt mà không táo, người già yếu, phụ nữ có thai hay sản hậu.

4. HOÀ PHÁP (Hoà hoãn)

Dùng chữa các bệnh ngoại cảm còn bán biểu bán lý. Hàn nhiệt vãng lai không giải biểu được không thanh lý được, các bệnh rối loạn sự tương sinh tương khắc của Tạng Phủ, một số bệnh do sang chấn tinh thần.

Trên lâm sàng thường dùng chữa một số bệnh như : Cảm mạo, lúc nóng lúc lạnh, rối loạn chức năng Can Tỳ, rối loạn kinh nguyệt.

Chống chỉ định : Không dùng khi bệnh còn ở biểu hay vào lý.

5/ THANH PHÁP : ( Làm cho mát ).

Dùng các vị thuốc mát để làm hạ sốt khi tà khí đã vào lý phận. Trên lâm sàng thường dùng 3 cách:

- Thanh nhiệt lương huyết : Dùng các vị thuốc mát huyết như : Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm.

- Thanh nhiệt Tả hoả : Dùng các vị thuốc để trừ hoả nhiệt như : Huyền sâm, sinh địa, thạch cao.

- Thanh nhiệt giải độc : Dùng các vị thuốc để giải nhiệt độc như : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Chi tử, Nhân Trần.

- Chú ý : Dùng thận trọng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài.

6/ ÔN PHÁP: ( Làm ấm nóng )

Dùng các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn, quyết lảnh hồi dương cứu nghịch. Trên lâm sàng thường dùng các vị thuốc như: Nhân sâm,Phụ tử, Nhục quế, Sanh cương.

7/ TIÊU PHÁP : ( Làm cho tan )

Dùng để phá tan các chứng ngưng trệ, ứ đọng do hiện tượng ứ huyết,. Ứ nước do khí trệ gây ra. Trên lâm sàng thường dùng các cách như :

- Tiêu đạo : Dùng Hương phụ, Sa nhân để chữa đầy hơi, khí uất.

-Tiêu thũng : Dùng các vị như :Ý dỉ, Phục linh, Mã đề, Mộc thông để lợi tiểu khi bị thuỷ thũng .

- Tiêu ứ : Dùng các vị thuốc như : Ðơn sâm, Hồng hoa, Tô mộc, Ðào nhơn để trị các chứng ứ huyết.

- Tiêu tích : : Dùng các vị thuốc như : Miết giáp, Tạo giác thích, để trị các chứng ung nhọt, kết hạch.

Chống chỉ định : Không nên dùng trong trường hợp người có thai. Vì đây là phương pháp chữa triệu chứng nên cần phối hợp với các vị thuốc chữa nguyên nhân.

8/ BỔ PHÁP : ( Bồi dưỡng cơ thể )

Dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gọi là chính khí hư. Nhằm mục đích nâng cao thể trạng và giúp cho cơ thể thắng được tác nhân gây bệnh.

Trên lâm sàng thường sử dung 4 nhóm chính :

- Bổ Âm : Thường dùng thang Lục vị hoàn để chữa chứng Thận âm hư.

- Bổ dương : Thường dùng thang Bát vị hoàn để chữa chứng Thận dương hư.

- Bổ Khí : Thường dùng thang Tứ quân để chữa hội chứng suy nhược toàn thân.

- Bổ huyết : Thường dùng thang Tứ vật để chữa các chứng : Bần huyết, mất huyết.

Ngoài bốn phương thức trên người ta còn dùng phép bổ trực tiếp các tạng phủ như : Phế hư bổ Phế, Tỳ hư bổ Tỳ hoặc Tâm hư bổ Tâm hoặc theo phương thức bổ mẹ sinh con .


---------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Vật vô tình, hữu tình,
Đều tổn hại chúng ta,
Sao chỉ sân hữu tình?
Thế nên phải an nhẫn!


Nếu chúng ta có thể nhẫn được sự tổn hoại của vô tình, như mưa, gió, nóng, lạnh v.v..., mà không sinh sân hận, thì do sự quán sát về nhân duyên hoà hợp không tự tính, chúng ta cũng có thể an nhẫn được sự tổn hại mà hữu tình đem đến cho chúng ta.

Kẻ vì ngu làm ác,
Người vì ngu nổi sân,
Trong đây kẻ nào lỗi?
Kẻ nào không có lỗi?


[Behold] Vì do sân hận mà tổn hại người khác, hoặc vì do sân hận mà trả thù, cả hai hành động hoàn toàn chỉ là sự nô lệ của vô minh, đều không đáng được khích lệ.
--------------------
BT Tịch Thiên
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
BỆNH KHỔ

Con luôn luôn bị dằn vật vì thân bệnh. Từ lâu mang theo người hành trang đau khổ của bệnh tật và trông chờ vô cùng ngày được giải thoát khỏi căn bệnh của mình: Con chờ đợi gì? Phép lạ chăng? Một môn thần dược được tình cờ mách bảo hay một thầy thuốc thượng thặng mà tài ba sẽ thay đổi mệnh đời con?

Không! Mẹ có thể nói ngay rằng, sự mong chờ ấy chính là môi trường tạo bệnh, không thể mang lại sự lành mạnh mà con cầu. Con mong chờ ngày được thoát bệnh sẽ làm việc này, việc nọ, sẽ hạnh phúc, sẽ vui. Nếu ngày ấy không đến thì con sẽ không bao giờ được vui trọn vẹn. Nếu ngày ấy đến, thì đau khổ đã qua của con, có phải đã trở thành thừa thãi? Ðâu có lẽ do con đã khổ đau vì bệnh mà bệnh hết? Cho nên, người có lý trí không hành xử như thế.

Lại nữa, có gì đảm bảo được rằng khỏi chứng bệnh này, con sẽ không vướng chứng bệnh khác? Như thế thì, niềm vui được khỏi bệnh, không hoàn toàn trọn vẹn.

Phiền muộn, ưu tư thì con không buồn thở, biếng ăn, từ suy nhược tinh thần, bệnh đã có môi tlường để sinh trưởng. Thái quá trong 1 sinh hoạt nào đó cũng sinh bệnh. Có những thói quen gây nên bệnh tật cũng như có những môi trường sống tạo mầm cho bệnh: Ðó là thân nghiệp, đó là ý nghiệp, khiến con phải vương vào. Mà nghiệp là do tâm hỗn loạn tạo thành. Như thế thì bệnh là do tâm, do hành tưóng của tâm huân tập từ bao kiếp, con mang thân bệnh ngày nay.

Cho nên bệnh là do con, mà hết bệnh cũng là do con, không vì thuốc hay là thầy thuốc. Có những người thác vì một căn bệnh nhẹ, lại có người được chữa lành khỏi căn bệnh hiễm nghèo. Ðấy không phải là do Tâm ư? Nếu bệnh chỉ thuần ở thân tướng, thì theo qui luật của vật chất, bệnh nhẹ không thể gây tử vong và bệnh nặng ắt khó lành.

Bấy nhiêu điều đã nói rằng thân bệnh là do tâm bệnh hiện hành. Tâm bệnh gì? Ðó là trong cuộc đời huyễn mộng lai thấy mình có thật. Vì thấy mình có thật, nên con có giận, ghét, buồn, thương. Tâm hỗn loạn như thế, làm sao khí huyết điều hòa? Không điều hoà ắt có bệnh.

Vậy thì ở nơi giải thoát không thể có tật bệnh. Nhưng tại sao Ðức Phật lại thị hiện có thân bệnh? Phật thị hiện có thân bệnh không khác Phật thị hiện nhập Niết Bàn. Vì thị hiện có tướng nên thị hiện hoại tướng. Ở nơi có tướng hay hoại tướng, tâm Như Lai đồng bất động. Nên ở con bệnh là khổ, nơi Đức Phật bệnh nào có khiến Ngài rời chánh định, sinh khổ trí như con! Cho nên nói Như Lai ở nơi vô thường mà thoát sinh, bệnh, lão, tử là sự giải thoát ngay trong đời.

Con phải hiểu rõ căn bệnh để trị dứt gốc bệnh. Gốc bệnh ở đâu? nơi tâm con.

Con có thấy bầu trời những ngày không mây và nắng dịu bao la xanh ngát một màu. Tâm con không vẩn đục bởí tham, sân, si cũng trong sáng bao la như thế.

Bệnh là dị tướng làm hỏng sự thuần khiết của tâm như mây đen làm hỏng bầu trời quang đảng. Nhưng ngoài bầu trời tươi đẹp ấy còn có một bầu trời tươi đẹp mãi, bất diệt. Đó là bầu trời cõi không có thời gian.

Niết bàn vượt ngoài tâm tưởng và ý thức hành thiện. Nơi ấy không đau khổ nào đến được và nơi ấy không phải cao hơn, không phải thấp hơn đau khổ, nơi ấy không có tướng, chỉ nơi ấy là không có bệnh khổ.

Con hãy an tâm về bệnh trạng của mình. Chưa được giải thoát tức còn nghiệp chướng. Chưa giải thoát tức có bệnh. Ðó là lẽ tự nhiên, thì trong bệnh khổ lại chồng thêm nỗi khổ tâm về bệnh làm gì? Muốn mau khỏi bệnh phải tự quán tu tâm là điều mà con thường nghĩ chẳng liên quan đến bệnh tật của con. Chính sự điều phục tâm mình, tấn tu là cách chữa bệnh hay nhất. Tấn tu trong khi bệnh thì nghiệp bệnh mau được hóa giải. Con hãy điều phục tâm mình khi có bệnh, đó mới thật là niệm Ðức Phật Dược Sư.
---------------------------
Vô Danh
(Dòng Pháp Quán Thế Âm)

Chú thích: Dòng Pháp này không liên quan gì đến Pháp Môn Quán Âm của Thanh Hải VTS.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
GIẢI CÔNG ÁN

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

( Trí huệ, hãy đi, hãy đi, hãy đi đến bờ kia, hãy đến bờ kia. Ta bà ha. )

Trí huệ: Người độn lợi căn khác nhau nên nhận định sự việc khác nhau. Nhưng dù trí hay ngu đều đi từ cái thấy của mình là ngu trí. Ngu tức là kết quả của tâm mờ. Tâm mờ vì ngũ căn là của bất túc thu nhận không chính xác các sự vật cực kỳ quang minh, đó gọi là bờ bên này của trí. Tên gọi bờ bên này vì tâm còn bị buộc, trong đó ý phát triển mạnh mẽ là căn của Trí nhưng Trí đây, vẫn là buộc, nên trí là ý mà thôi. Bặt dứt các thấy, nhận hiểu này, lý giải vì không thể thấy, nghe, biết, nghĩ, cảm được mọi sự một cách hoàn toàn là vứt bỏ vô minh.

Hãy đi: suy xét không bao giờ có thể nghe một người xa vạn dặm nói bằng tai hoặc tai điếc không thể nghe người đứng sát bên nói. Nhĩ căn là lừa dối, các căn khác cũng thế, quán tiếp bằng suy nghĩ của ta là ta lặng đi.

Hãy đi dến bờ kia: Như thế phải tìm sự vật bên ngoài, bên kia của ngã, sau mắt tai thăm thẳm–phía sau là gì? - Không cùng.

Hãy đến bến bờ kia: Các căn không có tội, ngã có tội. Ngã sinh ra từ đâu? từ căn ngã không tội. Thế thì điên đảo vọng tưởng sinh từ đâu? Từ yêu cái ta, yêu cái ngã mà sinh biết chúng sanh. Không yêu, không ghét cái ta ấy thì thấy bờ kia–Ngã bình đẳng với niết bàn.

Ta bà ha: phải thế, phải thế. Chư Phật trong vô lượng kiếp đều đắc quả do quán nghĩa ngã, niết bàn là không. Chư đệ tử hãy tín đạo và phụng hành.

Bồ đề không xứ sở, tánh sân cũng không xứ sở. Tự tánh của Bồ Ðề là bất lai, bất khứ, bất hoại, thường trụ trong các pháp, pháp bất thiện không sanh vì không mầm móng, pháp thiện không sanh vì thường tồn. Vũ trụ này chỉ có một nhịp đập đó là Thiện, không ai đủ sức đi ngược mãi quy luật này nên mệt mõi vì đã đi quá xa trong cuộc đời mình tạo, con người trở lại với chính mình đó là Phật tánh.
------------------------
Vô Danh
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TRÀ HOA

Cắm hoa là một phương pháp viết kinh, lòng không tịnh sẽ sinh pháp bất tịnh. Cho nên không có đẹp hay xấu theo nghĩa thường tình mà sự cảm nhận đại đạo theo từng bậc khác nhau. Ðời sống của một kiếp hoa ngắn ngủi là thế, mà có thể chuyên chở Phật pháp chứa nhóm từ lũy kiếp, hà huống một con người. Con hãy ngắm họ như ngắm một bình hoa; người tham dục – con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là bất tịnh; người sân hận đến, con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là Ðịa ngục; người khinh hũy, con hãy im lặng và cảm ơn người giúp con diệt ngã.

Cắm hoa là nói trong im lặng, là tìm về nguồn cội, là đi hành hương về đất Phật nơi con. Chính là thiền Ðịnh, thiền Ðịnh là trong lìa sợ hãi, ngoài lìa tướng.

Phật tánh là chân thiện mỹ và từ bi. Khi con rung dộng trước cái đẹp thật, mở tầm nhìn vào thế giới bất diệt rồi con không còn có thể rung cảm trước những điều xa lạ với thế giới ấy. Học cắm hoa là học mở cửa nhìn vào hư vô, tại sao con không định tâm được. Vì con chấp tâm và chấp tướng định.

Cho nên cắm hoa là hành đạo. Con hãy trân trọng và chân thành để lòng lắng xuống không vội vã; tràn ngập một tình cảm tri ân của người sắp nghe Phật thuyết, tràn ngập niềm yêu mến loài vật, thiên nhiên mà học. Ðối diện mỗi bình hoa sắp cắm, con hãy nhớ đến Tịnh Bình của mẹ.

Tìm dáng bình hoa sắp cắm trong bó hoa đang có, không nên trước tạo khung rồi đặt hoa vào hoa sẽ rất thô, cứng và mang nét giả tạo.

Không có lòng yêu ghét riêng một loài hoa hay cỏ nào mới được tâm bình đẳng cảm nhận vẻ đẹp của mỗi loại. Từ đó yêu mến cái phong phú của thiên nhiên.

Hoa có thể phối hợp với những loại quả hay mọi vật có thể xa lạ với nó nhất, tùy chủ đề.

Trà hoa là gì, trà là lọc, hoa là đi lên; trà hoa là lọc sạch Tâm để đi lên. Lại nữa trà là hư không, hoa là đẹp? Trà hoa là trống không mà bao hàm muôn vẻ đẹp. Lại nữa, trà là tĩnh lặng, hoa là tuyệt diệu. Trà hoa là thưởng thức cái tĩnh lặng tuyệt diệu của các cõi.

Khi con uống trà con hãy nghĩ con là ngụm trà ấy: Con sẽ thấy mọi vật dưới cái nhìn khác hẳn, tất cả đều giản dị. Trong ấy hoa chứ không phải một hình thái sống nào khác đưa con người đến gần đạo nhất.

Con sẽ biết quý từng ngọn cỏ, từng cành khô. Chúng sẽ nói với con. Ðời sống thật ở ngoài tướng sống chết; mỗi chiếc lá vàng là cả một mùa thu và hoa dại là những loài hoa đẹp nhất vì đẹp chỉ một mình.

Phái: hư. Con không nên chú ý đến qui luật của các phái cắm hoa, dù Nhật Bản hay nước khác. Từ tâm mà sinh ra các qui luật thẩm mỹ. Cho nên ta đạt đến Niết Bàn tối thượng thì qui luật cũng tương ứng, ngược lại theo những qui luật do bậc giải thoát đề ra cũng dẫn đến nghệ thuật tối thượng nếu không chấp pháp. Đây là một số qui luật đó con cứ y theo mà hành, sẽ dẫn đến trà hoa. Bình cao: Hoa thiên cao – chiều cao bình + chiều rộng bình + 2 rộng là chiều cao bình thường. Phá thể là cao hơn, nếu thấp hơn thì chiều cao sẽ nằm trong cành khác và ở ngoài bình (lượn xuống) hoặc ở chiều ngang của thiên.

- Bình cao: hoa địa = 1/5 chiều cao thiên, hoa nhân=3/5 thiên.

- Bình thấp: hoa thiên = chiều cao bình + rộng + 1 cao. Hoa khác như bình cao. Chỉ nên cắm hoa 2 lá–hoặc 2 hoa, 3 lá cho bình cao.

Nhưng con phải cắm cách nào, chiếc lá ấy trở thành biểu tượng mang tất cả không khí của thiên nhiên và đặc điểm của riêng nó. Tất cả hoa lá trong bình đều như trổ từ một cành duy nhất, không có vẻ xa lạ với nhau dù là khác loại, hoa phải có cái tươi mát của hoa, chứ không nên lấy số nhiều để tạo vẻ tươi thắm.

Chỉ riêng một cánh hoa cũng đủ để tượng trưng cả loài hoa. Cắm hoa như người Tây phương không phải cắm mà gọi là chưng hoa thì đúng hơn. Con có khuynh hướng nghiêng về lối cắm ấy. Ðó là tâm hãy còn chuộng tướng không bỏ chấp.

Bình thấp cắm nhiều lá, hoa hơn bình cao vẫn tôn trọng qui luật trên. Ở bình thấp chú ý đến hoa địa, cành phụ, thấp và ở gần cành chính.

Ðừng sợ cô đơn. Sợ cô đơn là còn khổ nên trong cách cắm sẽ thích cắm nhiều hoa lá và tính khí nóng nảy. Nếu không có người hiểu con thì cũng là lẽ thường, không có người giống con cũng là lẽ thường–Khổ cũng là lẽ thường–Nếu cô đơn là đau khổ thì Ðức Phật là người khổ nhất trần gian.

Sự phù du của vẻ đẹp hoa cắm trong bình cũng là sự cô đơn.

Con cắm hoa mà không thấy mình là người cắm, không có hoa để cắm lòng không lay động cũng không thấy mình không lay động, thì bình hoa ấy là bình hoa tự nở ra như thế đó là hoa Đạo.

Cũng như đau khổ làm gì có thật, nhưng phải mượn đó mà tỏ bày an lạc. Con không có khổ vì sự khổ đau thật sự hiện diện, mà vì đó là pháp môn gần nhất và dễ nhất dẫn đến nhận thức lạc. Nhận thức này chính là thiền định, là đại Ðịnh là giải thoát.
--------------------------------

VÔ DANH
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
BỒ TÁT GIỚI

Tại sao con lại sợ chữ Bồ Tát giới? Ðó là sợ Bồ Tát hay sợ Giới? nếu sợ Bồ Tát thì con sợ Từ, Bi, Hỉ, Xã, sợ mở cửa lòng mình, cố giữ lấy cái Tôi mà không thấy điều vô lý của người giữ gìn một tài sản đã mất hết tự bao giờ. Bồ tát là hạ mình, con sợ hạ mình sao? Bồ Tát là làm tôi của mọi chúng sanh mà tâm thật bình an. Bồ tát là thường vui đừng từ chối niềm vui ấy. Bồ Tát là đôi mắt, đẫm lệ mà nụ cười trên môi. Bồ Tát là trái tim nức nở nhịp khổ trần gian. Bồ Tát là đi qua cuộc đời mà không để lại vết tích của mình. Bồ Tát là vui buồn, theo nỗi vui buồn của tất cả chúng sanh. Bồ Tát là ôm tất cả vũ trụ vào lòng mà an ủi. Bồ Tát trông chúng sanh như người mẹ trông con, ngày đêm không chợp mắt. Chớ sợ Bồ Tát. Con đang vui, hãy tưởng đến Bồ Tát, Ngài sẽ khiến con thêm vui. Con đau khổ, hãy tưởng đến Bồ Tát, Ngài sẽ mang gánh khổ đau thế cho con. Con sợ hãi, con cô đơn, hãy cầu cứu các Ngài. Bồ Tát sẽ xua tan ngay ảo ảnh đó. Tại sao, khi thương người này, con phải ghét người khác? Bồ Tát thương con và kẻ thù của con đồng như nhau, không một kẻ nào đáng bị bỏ rơi.

Giới không phải để thọ. Giới là phát ra không thể khác hơn thì thành Giới. Sự vô lượng thì giới vô lượng. Giới là sức mạnh bên trong bẻ gãy mọi tướng để ra ngoài. Cho nên chẳng phải chỉ có năm, mười, hai trăm, ba trăm... giới, mà là TÂM ĐỊA GIỚI. Nơi Tâm là đất sinh trưởng giới như mặt đất là nơi cây trái sinh trưởng. Giới không là buộc, Giới là hằng thể. Tội lỗi không nhân thì Giới cũng không sanh. Tội lỗi không tướng, thì Giới cũng không tướng. Và không có ý thức về tội thì chẳng nên sợ Giới.

Giới là chiếc cầu để qua sông. Người đại lực giả sử không qua sông bằng cầu lại tự bơi qua mà vẫn đến thì hành động ấy vẫn là Giới, vẫn là qua cầu. Ðại Bồ Tát thị hiện phá giới để độ kẻ cang cường là thế.

Giới không thể đếm được vì Giới là Tâm–Tâm an thì Giới nào là chẳng thuận? Tâm bất an thì Giới nào lại chắng sợ? Bỏ cái chấp trước vào tướng Giới, thì mới có Giới.

Thọ Bồ Tát Giới là thọ vô lượng ân đức của chúng sanh để trang nghiêm cõi Phật. Thọ Bồ Tát Giớì là thọ lãnh pháp thân:Thể tánh bình đẳng biến khắp đại thiên thế giới. Bao trùm tất cả chúng sanh. Thọ Bồ Tát giới là lãnh thọ chiếc chìa khoá mở kho pháp bảo, tha hồ lựa chọn và tiếp nhận tùy thích.

Giới là định tâm. Khi con còn sợ hãi, là sự phá giơi còn rình rập. Không còn sợ hãi thì Giới là những giọt cam lồ rót trên đường đến giải thoát. Giá dụ, trước một hoàn cảnh, một con người khiến con sợ hãi, con liền niệm Phật. Tại sao niệm Phật lại được tiêu tan sợ hải? Khi con niệm Phật là con niệm giác Tánh của con và của kẻ ấy, giác tánh, Phật tánh đó là viên dung, đâu có ta và người, đâu có thời gian, đâu có không gian, đâu có phân cách, đâu có thù hằn, đâu có thể xô ngã hay tận diệt. Chính trong lúc ấy, không có nhân thì quả cũng không, sợ hãi không có thì nguy hiểm cũng không đến. Nên chí thành niệm Phật được tiêu tan tai ách là thế.

Niệm danh một vị Phật trong lúc nguy nan, được Phật phương tiện chỉ cho thấy tánh viên giác ngay lúc ấy, nên gọi là thí vô úy. Thấy Phật tánh ấy thì muôn vạn sự thế gian có tướng nên có hoại, chỉ là một trò đùa nghịch, chỉ đáng một nụ cười nhẹ mà thôi. Như thế giữ gì lại là có Giới? Không giữ gì lại là phá giới?

Như Lai dạo biển đại tịch diệt là dạo chơi trong biển Giới. Không thọ Bồ Tát Giới thì Giới đó cũng đã có sẵn trong con, dù con có muốn thấy hay không. Con có thể nào chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt trên thân phận mình? Chưa bao giờ khóc cho nỗi khổ của người mình thương? Chưa bao giờ thấy kẻ mình ghét cũng không hoàn toàn hạnh phúc? Đau khổ không có tướng nhất định, thiên hình vạn trạng, đau khổ không phân biệt loài giống, tuổi tác, giới tính, đau khổ đến với mọi chúng sanh, và nơi đâu có khổ đau thì nơi đó có Bồ Tất. Không chấp trước vào tướng người thọ khổ, không qui định cho nỗi khổ một chủ thể, thì Bi tâm tràn lan khắp mọi nơi có tiếng kêu than, đó là Bồ Tát giới.

Chúng sanh chấp ngã thì Tứ vô lượng Tâm: Từ - Bi - Hỉ - Xã có tướng ngã. Bồ Tát không có ngã thì Tứ vô lượng tâm không bị ngăn che, tự tại nương theo chỗ sở cầu của vô lượng chúng sanh trong quá khứ, hiện tại, vị lai mà hiện tướng.

Bồ Tát thị hiện vào nơi bất tịnh để độ kẻ tham dục, thì Giới ở đâu? Giới chính là tâm Từ vậy.

Không nên chống lại đau khổ khi nó đến, mà hãy tiếp nhận bình thường như tiếp một người thân. Con chống lại đau khổ là chống lại sức mạnh của Nghiệp mà không ai chống nỗi Nghiệp đâu! Chỉ có đối thoại với đau khổ mới hoá giải được nó. Đau khổ là mình, nhưng mình không phải là đau khổ: thu nạp được đau khổ chỉ có lòng Từ vô lượng.

Không nghĩ đến nỗi khổ của mình, cảm nỗi khổ cũa kẻ khác: đó là Bi tâm.

Lập các phương tiện để biến sự cảm thương thành lực nội tại là Giới. Không có lực này thì thương kẻ khác chỉ là thương suông mà thôi, không thể có lợi ích cho ai.

Bấy nhiêu việc, thco sỡ nguyện thành tựu, tự tánh phát điều thường vui là Hỉ.

Chẳng vì mình cầu lợi ích cho chúng sanh, hành trình theo Phật không mòn mõi, không động mà vẫn động theo nỗi khổ chúng sinh là Xã.

Có Giới thì mới có thể Ðịnh Tâm, có Ðịnh thì mới có Huệ, tuy là ba nhưng thật tánh chính là Không, tức là Một. Từ căn bản này sự tu tập các Pháp giải thoát không bị chướng ngại, Nên con hãy xin thọ Giới. Con và người bạn đời của con dù thương yêu nhau đến mấy, tình yêu đó cũng không che chở các con khỏi tất cả những đau khổ của cuộc đời, mà chính tình yêu ấy cũng là đau khổ. Biến ái dục ấy thành tình anh em mới là thương yêu nhau thật sự: giúp người mình thương thoát khỏi luân hồi. Hy sinh cả cuộc đời cho nhau, hy sinh mạng sống cho nhau, cũng không thay đổi được kiếp người là thọ khổ. Tuyệt đỉnh của hạnh phúc là gặp nhau trong cõi sống không cùng, không còn chia ly bởi sinh tử, không còn phải tìm nhau qua các kiếp.

Con hãy xin thọ Giới.
------------------------------
VÔ DANH
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ĐỊA NGỤC

Ðịa ngục!

Chúng là hình bóng của đau khổ và Địa ngục đã đương nhiên trở thành một đối tượng cẩn mật trong trái tim trí tuệ của Ðịa Tạng Vượng Bồ Tát với thệ nguyện vang lừng 3 cõi:

“Ðịa ngục vị không – thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận – phương chứng Bồ Ðề”

Ðịa ngục! Hôm nay, ta sẽ giảng cho con nghe thế nào là Ðịa ngục?

Khi một chúng sanh trong một phút giây nào đó chợt thấy mình có mặt giữa cuộc đời chợt nhìn lại mình trên hành trình sinh tử, và bắt đầu băn khoăn về thân phận thì cũng từ lúc ấy Ðịa ngục là hình ảnh rõ ràng dần trong ý thức. Ðó là những ý niệm mơ hồ đậm nhạt về nỗi đau khổ xen lẫn trong chập chùng niệm tưởng trong biết bao ước mơ về danh lợi, hạnh phúc.

Phải chăng ý thức con người tạo nên Ðịa ngục hay tôi khổ chỉ vì tôi cho rằng đời là bể khổ. Xa hơn nữa, có phải chăng ở thế giới bên kia các thảm cảnh dầu sôi, lửa bỏng chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng phóng đại? và tại sao ở các cõi trời phi tưởng, Địa ngục vẫn theo đuổi chúng sanh như hình với bóng? Vậy thì địa ngục khởi đầu và kết thúc nơi đâu? Thật có hay không thật có hoặc do phủ nhận, xác nhận mà địa ngục tồn tại hay diệt vong? Con ơi! Dù cho con chưa một lần nghĩ đến, Ðịa ngục đã sừng sững nơi tâm tự bao giờ, âm ỉ trong những nổi buồn không tên, thiêu đốt tâm hồn trong dục vọng, vang động không nguôi trong biết bao điều dang dở của cơn mộng đời. Và không chỉ thế, còn vây hãm lấy con ngay cả trong niềm vui tưởng chừng như bất tận. Con đã từng nghe về các cõi Trời, thọ mạng chúng sanh nơi ấy dài không kể xiết, hoan lạc chẳng lúc nào vơi. Nhưng là gì, nếu không là Ðịa ngục khi nỗi lo âu về tương lai bất ổn của niềm hoan lạc ấy vẫn thường trực ẩn núp trong lòng. Vì có thọ mạng dài nào mà không kết thúc. Như vậy, địa ngục là biểu tượng của đau khổ. Nhưng con hiểu Ðịa ngục theo nghĩa nào?

Nước mắt ta không ngừng tuôn rơi, dù chỉ còn một sinh linh phải đọa đày. Không có Địa ngục nào được xem là nhẹ, không có khổ đau nào không đáng kể, không một chúng sanh nào ở nơi bất kỳ cảnh giới nào mà không hít thở bầu không khí bất an, vô thường.

Vô lượng chúng sanh không thể chỉ hiểu là vô lượng sinh mệnh, mà còn phải hiểu là vô lượng sinh tử xảy ra trong một kiếp sống. Thế nên khi nói một chúng sanh được thành Phật, vô lượng chúng sanh được giải thoát chính là nói về thật nghĩa bình đẳng.

Địa ngục ở đâu? Ở nơi nào mà con trụ tâm, dù con trụ vào Niết Bàn tối thượng. Khi tâm con - dòng sinh hóa thường hằng -ngưng đọng lại, tâm ấy đã xa lìa tự tánh của muôn pháp, tâm ấy hóa thành chủ khách, mở đầu cho một chuỗi niệm tưởng hư vọng đăng đẳng liền nhau muôn kiếp sống. Trụ tâm là Ngã, vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của Ngã. Chủ thể mà con tưởng lầm là mình, chỉ là màn sương khói vô minh che phủ chân tánh. Khách thể mà con tưởng lầm là khác mình thật ra chỉ là muôn vàn ảo ảnh biến hiện trong màn vô minh ấy. Chủ thể và khách thể đoạn diệt, thăng trầm theo nghiệp quả. Từ đó cái mà người ta gọi là định mệnh của con chính là định mệnh của Nghiệp và Nghiệp là sản phẩm của trụ tâm, của tâm bất định, tâm phân biệt. Nghiệp là Ngã đấy.

Trong vòng lẫn quẫn mê lầm đó, Ðịa ngục hiện diện trong mỗi thân phận chúng sanh dù khắt khe nhưng rất công bằng. Cho nên, hiểu Ðịnh mệnh như người đời thường hiểu là sai lầm vô cùng lớn. Từ đó, nảy sinh 2 thái độ, hoặc đối kháng, đấu tranh để vượt qua số phận bằng tất cả sức lực bình sinh mà thắng hay bại đều đắp đổi bằng mất mát của mình hay của kẻ khác. Ðó là Ác, được ngụy trang bằng ngôn từ hoa mỹ, được bào chữa bởi mọi điều nhân danh. Không ai mà không thích cuộc đời, đã cướp đoạt của mình sự trong sáng ban sơ. Nhưng dòng đời tự nó vẫn luôn luôn tuôn chảy theo quy luật tự nhiên của vũ trụ mà vũ trụ là chí thiện. Đấu tranh, đối kháng như thế, không phải là sinh tồn mà là tự hũy. Ðó là chấp Đoạn. Hoặc xuôi tay theo định mệnh, như thể định mệnh là một thành lũy nặng nề, kiên cố, vây chặt thân phận tối tăm, bé nhỏ của mình. Tôi sinh ra đời như thế, lìa đời cũng sẽ như thế, chẳng có gì đáng vui hay đáng buồn. Tôi và Ðau khổ chấp nhận nhau như là một đôi bạn song hành?

Nhưng có thật đó là sự an ổn hay không? Ðó là an ổn thua vì không thể thắng. Ðó là chấp nhận một kiếp sống lê thê, lưu đày, chấp nhận chết vĩnh viễn–Trong khi chết là điều không thể có, cũng là Ác vì kẻ ấy đã phủ nhận sự hiện diện thiêng liêng của mình, đồng thời phủ nhận cả thế giới chung quanh. Ðó là chấp thường.

Khác với thái độ của một người thức tỉnh, không chấp nhận sự phi lý muôn thuở của thân phận mình trong luân hồi, nghiệp quả. Dành tất cả nổ lực cho một hành trình về phía mặt trời, dưới giông tố tơi bời của Nghiệp, dành đời mình cho bao cuộc hoá sinh, để đi đến cuộc hoá sinh vĩ đại cuối cùng là giải thoát.

Hai thái độ trên, do đó đều không ổn thoả, đều là vong thân, đều là nền tảng của bao nền triết học hiện thời, không có định mệnh, chỉ có định nghiệp, Ðịnh nghiệp là Ngã, Ngã là huyễn mộng. Hiểu như thế, thay vì phải gian truân vô ích vì nhân thế, con sẽ định hướng cuộc đời, xứng đáng với sự có mặt của mình. Không ai có thể chạy trốn Ðịnh nghiệp, làm sao có thể chạy trốn chính mình, cũng không ai có thể phán xữ, hay đặt để cho ai một Ðịa ngục, nếu tâm người đó không sẵn sàng bước vào. Lại càng không một ai có thể cứu thoát cho ai. Cuối cùng, Địa ngục cũng không là nơi giam giữ chúng sanh đời đời như nhiều người thường thấy nghĩ. Hình ảnh ma vương, quỷ vương canh giữ tội nhân, cùng những khổ hình nơi 12 cửa ngục, chính là sự phóng rọi, biến hiện và trói buộc của Nghiệp cảm. Mỗi người đều có một ngài Diêm chúa nơi tâm mà không tự biết, đó là sự lên tiếng mãnh liệt của Chân tánh, sự phán xét sau cùng của Chí thiện.

Như xưa kia, miếng cơm tự tay Bồ Tát Mục Kiền Liên đến miệng Thanh Đề hoá thành viên sắt lửa, nhưng vào giây phút này đây, một Thanh Ðề nào đó đang phải chịu khổ hình nặng hơn, miếng cơm sẽ thành quả cầu gai lửa, không thể nhã ra mà phải nuốt vào, nuốt đến đâu, cái nóng bén nhọn chạy đến đó, quả cầu gai lửa lại hoá thành vô số quả cầu gai lửa khác cào xé và thiêu đốt toàn thân. Khi cơn nóng ấy tạm ngưng, cơn đói khủng khiếp lại dâng lên khiến tội nhân lại đòi ăn cơm, để chịu khổ hình tiếp tục. Nhưng cơm từ đâu mà có? Cũng như các khổ hình kia, cơm từ vọng thức, từ tham lam độc ác hoá thành. Ðiều đó cho con thấy, Nghiệp cảm của chúng sanh trong thời mạt thế sâu dầy biết bao.

Sao gọi là Ðịa ngục vô gián? Vì Ngã vô gián hay niệm tưởng mê vọng vô gián. Khi Ðức Thế Tôn thuyết về Ðịa ngục Ngài phương tiện phân biệt các cảnh giới mê ấy cùng các tội hình nặng nhẹ cốt để chúng sanh biết ghê sợ tội lỗi nơi mình mà từng bước hành thiện. Mục đích tối hậu của Ngài khi thị hiện nơi thế gian này là khai thị nghĩa rốt ráo của Địa ngục, khai thị tri kiến giải thoát giải quyết tận gốc rễ biển sợ hãi trong tâm tưởng chúng sanh.

Ðịa ngục là huyễn mộng vì Ngã huyễn mộng, thật tánh địa ngục là không, liễu ngộ thật nghĩa Ðịa ngục là liễu ngộ Niết Bàn. Thâm quán Ðịa ngục là bắt đầu hành trình về cõi Phật, là hành thâm Bát nhã Ba la mật, chính là nội quán.

Niết Bàn vô tướng, nên Ðịa ngục vô tướng. Niết Bàn không xứ sở, nên Ðịa ngục không xứ sở. Lại nữa, vì sao khi con niệm Ðịa ngục, Ðịa ngục hiện tiền. Khi con niệm Niết Bàn, Niết bàn lại không hiện hữu? vì niệm chính là Ngã. Vô niệm là nơi niệm mà không trụ cũng không lìa là vô ngã. Diệt Ngã là diệt mọi ý niệm về Ngã, phi Ngã, diệt cả ý niệm diệt. Ngã diệt tận, địa ngục liền diệt tận.

Ðó là đại định. Không phải tâm phân biệt thiện ác mà là tâm vượt qua, là tâm chí thiện nơi con, thể nhập vào đại dương mênh mông đồng nhất thể, bình đẳng với chư Phật, cũng là chư Phật tận độ chúng sanh. Khi ấy, dù con sống nơi Ðịa ngục, tâm thường lìa Ðịa ngục. Hiện tướng hoà cùng muôn khổ lụy của chúng sanh. Tâm thường lìa phiền não, vì con không còn có ý lựa chọn cho mình một định nghiệp, nên không một định nghiệp nào trói buộc được con.

Tâm thường lìa Địa ngục, không trụ Niết bàn, tâm vô trụ là Ðại Bát Niết Bàn.

Con hãy thâm quán Ðịa ngục–Quán đến bao giờ không còn thấy Địa ngục, không còn người quán, không còn thấy quán và không quán, khi ấy Địa ngục trong con hoá hiện Niết bàn, khi ấy khổ đau không bến bờ hạn lượng của chúng sanh nơi con hoá thành công đức vô lượng vô biên, được chư Phật 10 phương đồng khen ngợi.

Chính là đại nguyện của ta đã thành tựu vậy.

Tâm không vạn sự đều không
Tâm chơn vạn Pháp cũng đồng qui chơn!
(Pháp Bảo Ðàn Kinh)

----------------------------------------------
VÔ DANH
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ÁI DỤC

Con thường nghĩ ái dục là vấn đề đơn giản, là tình cảm giữa trai gái. Ở người lập gia đình thì ái dục chính là ngoại tình, chỉ nghĩ đến người hôn phối và con cái thì đó không là ái dục. Nghĩ như thế thật quá ư sai lầm.

Dục ái chính là vấn đề lớn nhất của sinh tử luân hồi, tức là giải thoát là giải quyết triệt để vấn đề ái dục, như thế Ái dục mang hình tướng nào và thực chất chính là gì?

Dục là gì?

Thân là Dục. Ngã sinh Ái. Khi con nghĩ rằng: “Mình là người Nữ” đó là Dục. Dục chính là sự phân biệt ra hai một cái gì đồng thể, không cứ phải nghĩ đến hành dâm mới gọi rằng dục. Vã lại Dục là phân hai tức nảy sinh ra một cái khác nguyên bản, nên trong bất cứ hành xử + tư tưởng nào có ý phân biệt Ngã, nhân thì đó là Dục. Khi có ngã, nhân đây đó thì Ái liền sanh và luân hồi chuyển bánh.

Như thế mọi Dục sinh mọi Độc – Dục là nghiệp lớn sinh ra muôn nhân quả kết thành nghiệp mới. Dục tức là động của thức. Dục chính là động của Tâm. Dục là thể của ái, ái là Tướng của Dục. Từ Ái nảy sinh yêu ghét thuận nghịch, mọi cảnh khổ thế gian, từ Dục hình thành Ngã hay nhân cách của một người. Yêu thích mình và tính cách của mình là lẽ tự nhiên vì Ái đâu tách rời khỏi Dục nên từ nơi có yêu là có ghét. Thích màu này, màu này hợp với tôi... Đó chính là tiếng nói sâu thẳm của Ái dục vọng lên trong từng niệm khởi. Yêu người cũng là Dục, yêu chính bản thân cũng là Dục. Yêu điều thiện ghét ngã cũng còn vướng vào Ái dục. Trong cảnh yêu ghét với hai tướng chấp nhận và không chấp nhận mầm mống đấu tranh còn thì con còn đau khổ.

Tại sao con có thể yêu thích người này, không thích người khác ngay lần gặp gỡ đầu tiên?

Có thể nói rằng vì nhân quả tiền kiếp, nhưng tự nguyên thuỷ nhân ban đầu sinh mọi nghiệp luân hồi chính là Ái Dục.

Có thân, có ngã, bất cứ điều gì hợp với ngã thì được giữ lại thành sở thích, thành thiên hướng mà ngã thì có thể thay đổi yêu thích. Thích hành thiện cũng chưa là Thiện.

Sở thích của con khi còn bé và ngày nay rất khác nhau. Như thế ngoại vật có thể thay đổi mà ái Dục thì không.


Hễ còn một hơi thở ra vào là còn thở hơi Ái Dục. Ái Dục không chỉ đơn thuần tồn đọng trong quan hệ lứa đôi hay nam nữ mà cả trong những tình cảm tưởng chừng như thiêng liêng nhất. Con có thể thấy Ái Dục trong những phóng tâm vô tình nhất, trong những ràng buộc nhặt nhiệm nhất với cuộc đời.

Ái là phóng Ngã hướng về một đích dến. Có mục đích là có định hướng, có hệ lụy, có trông chờ, có phản hồi. Như thế thì Ái là nguyên nhân đau khổ vì Ái tự khởi thủy. Ðã có mầm mống bất toàn. Nói cách khác Ái mang bản chất bất toàn.

Thân lìa Ái dục phải quan sát tánh của Dục. Dục là Ðộng, nếu không động thì đồng lúc với giả duyên chấm dứt.

Tánh Dục hiện tiền: đó chính là Chân Như hay Như Lai tánh. Và từ nơi không động là Như Lai tánh hiện động thì động ấy chính thật là Từ Bi.

Con hãy thật hành ly Dục.
-------------------------------------------
VÔ DANH
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ÂM NHẠC

Âm nhạc là chuỗi tiếng động sắp xếp theo tâm tư của từng người. Trong mỗi con người, trong mỗi chúng sinh là một nguồn nhạc, ý tuôn tràn. Những giận hờn, những đau khổ, những niềm vui tuôn ra từ đó.

Cho nên lắng nghe thế giới với tất cả những âm thanh đa dạng là một niềm vui bất tận, vì đó là âm nhạc. Những câu chưỡi rủa là nhạc của tâm hồn dao động đến cực điểm, những bài hát là âm nhạc của thi nhân và tất cả là bài hát bất tận của sinh, trụ, hoạt, diệt là âm thanh của sự sống tức là hình tướng của Ðạo.

Tiếng chân bước trên đường vắng, tiếng lá khô rơi tụng, tiếng sương khuya trên mái, tiếng dế kêu, tiếng đàn và cả những âm thanh mà con không nghe bằng nhĩ căn được như tiếng mây trôi, tiếng hạt nước mưa chạm nhau trên không, tiếng thì thầm của hoa cỏ, tiếng của người xa con là những âm thanh kỳ diệu của cuộc đời.

Biết thưởng thức tất cả những âm thanh của cuộc sống là sống trong âm nhạc. Con có hiểu âm thanh là gì thì mới thật sự cảm được âm nhạc của đời.

Hãy nghe đây! Chỉ biết nghe những âm thanh mà con thích thì con chưa thưởng thức được cái kỳ diệu của âm thanh. Con rất ghét nghe những lời chê bai và thích nghe những lời khen ngợi thì nhĩ căn chỉ làm việc một nửa. Ðó là khuyết tật, đó là sự bất toàn của thân, đó là thân bất túc. Tất cả mọi âm thanh đều là vui, tất cả mọi âm thanh đều là pháp. Những lời nói dữ là pháp thử thách sự kiên định của Tâm. Là pháp rèn tâm, là pháp điều phục Tâm xao động. Như thế nhửng lời nói dữ là giả tướng của lời Phật thuyết, là pháp. Như thế những lời nói dữ tự bản tánh không dữ mà con chấp rằng đó là dữ, vì con còn vướng mắc vào âm thanh, không nhận thấy thật tánh của ngôn ngữ. Quan sát âm thanh đơn thuần là âm thanh thì hiểu được Ðạo. Mỗi âm thanh đều có độ ngã của nó vì thế mà âm thanh là âm nhạc.

Những lời khen tự nó không xấu nhưng chấp vào thì nó trở thành độc dược. Khen hay chê đều không biến con thành kẻ khác, những người chỉ chuyên chê bai kẻ khác là Bồ Tát hóa thân (*). Chính nơi những vị ấy con học được điều Phật dạy. Nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi rỗng không. Khi con điềm nhiên trước những âm thanh kia là con độ được tâm mình, độ được kẻ ấy và chính là kẻ ấy độ con.

Nghèo, xấu: những âm thanh đi thẳng vào tim làm con khổ sở, là vì con chỉ nghe một nửa. Chính điều ấy mới là thân tướng xấu, chính điều ấy mới là sự nghèo nàn.

Ðây là thần chú trị bịnh ấy, hãy dán chữ ấy trong tiếng trống, tiếng đàn, phổ trong một đoản khúc cho đến khi con trân trọng âm thanh ấy thì đó là con đã thấy tự tánh ngôn ngữ là không.
-------------------------------------------------------
VÔ DANH
--------------------------------------------------------
(*) Đây là nói về chê bai đúng cách, đứng đắn, trong trường hợp ai đó có phạm lỗi thật, nên chấp nhận lời chê bai . Nên tránh bạn xấu để khỏi nghe những lời chê bai lầm, xúc phạm đến phẩm cách của mình .
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
HẠNH PHÚC

Hạnh phúc phải chăng là những nụ cười, niềm vui không tắt? Hạnh phúc có phải là một sự đánh đổi hay nằm trong tay một ai đó mà mỗí phán quyết là định nghiệp của đời con? Hạnh phúc thật ra là gì?

Con một lần nhìn lại đờì mình, tự hỏi mình có hay không hạnh phúc? Và để nước mắt rơi thương mình bất hạnh. Và để nói rằng hạnh phúc thật mong manh. Phải chăng con đã tìm thấy hạnh phúc, bằng xương thịt hoá thân là những người con thương yêu, mà nay thay đổi khiến con không còn nhận ra bóng hình của hạnh phúc?

Nếu đó là hạnh phúc đích thực, thì dù mang tướng nào bản chất vẫn không hề thay đổi. Có nghĩa là vĩnh viễn mang lại niềm vui trọn vẹn cho con. Nếu hạnh phúc ấy, còn có thể không là hạnh phúc, người hay cảnh hạnh phúc ấy chưa thuộc về con, thì chưa là chân hạnh phúc. Nói cách khác, hạnh phúc đến từ bên ngoài, dù thọ lượng bao nhiêu cũng có ngày không còn tướng đến. Vì có đến tất có đi, có tướng là có hoại. Hạnh phúc nào từ chính mình phát ra nuôi dưỡng mình, làm ánh sáng cho mình, hoàn toàn thuộc về mình, không có ngày bị một hoàn cảnh nào một con người nào mang đi, là hạnh phúc vĩnh viễn vượt thời gian.

Vậy thì, hạnh phúc có phải là sự ích kỷ, thương yêu chính cái tôi của con? Không đâu con, chính sự chia hai này, Tôi và ý thức về tôi, làm mất đi hạnh phúc. Tôi, Ngã của con được chia hai, mang hai bộ mặt và bộ mặt này được che dấu hay không đem đến sự thoả mãn cho bộ mặt kia, thay thế cho Hạnh phúc đến từ người khác. Nhưng đâu chỉ là dối gạt chồng lên dối gạt, tự tâm mình chứng kiến từng giờ sự vô vị của thứ Hạnh phúc bình an giả tạm này. Hạnh phúc là một trạng thái cho nên không thể chỉ dùng lý trí mà đến được trong hạnh phúc. Một trạng thái thì tùy duyên mà có sắc thái.

Nếu hạnh phúc không là Tôi chia chẽ, không là người hay hoàn cảnh nào thì Hạnh phúc ở đâu?

Trước hết, tạm tìm xem trạng thái hạnh phúc có thể mang tướng biểu lộ nào. Ðó là trạng thái vui vẻ, tràn đầy và không bao giờ mất hay giản đoạn. Như vậy, hạnh phúc phải mang một tướng tuyệt đối nào đó rồi. Và chính vì lý trí không là hiện thân của hạnh phúc nên trạng thái biết mình hạnh phúc trong hạnh phúc là Tỉnh thức trong hạnh phúc. Hay Tỉnh thức (của Chân Hạnh phúc).

Sự Tỉnh thức trong một niềm vui bất tận hay an lạc, không hề bị bất cứ điều gì chi phối, niềm vui hoàn toàn thuộc về mình, dù chính con không hề có ý thức sở hữu chính là thấy pháp thân của mỗi người và sống trong hạnh phúc, chính là sống với pháp thân mình. Sống với pháp thân là sống với Phật tánh. Bất cứ một người nào còn đau khổ, đều muốn đến với hạnh phúc, dù mình họ chưa rõ chân dung, muốn hạnh phúc là muốn đến với pháp thân của mình và trong vô tận thời gian, có tướng đi tất có tướng đến, mỗi người sẽ đến với Phật tánh của mình.

Sau bao nhiêu cuộc bôn ba giữa những đỉnh non hay vực thẳm của Tâm mình, con hãy tìm bóng mát bình yên của hạnh phúc chân như là Pháp thân bất diệt, bằng con đường bao hành giả đã đi qua, sau khi đã trên khổ đau và hạnh phúc như con bây giờ. Hãy đi đến đích. Hạnh phúc bất tận (hiện hữu từ kiếp sống chết này sang kiếp sống chết khác), phải chăng là pháp thân Như Lai bất diệt đó ư?

Vậy thì Phật quốc chẳng ở đâu xa, con đã đến với cả một thế giới hạnh phúc, bình yên. Làm sao để sống được với Pháp thân? Thường hạ Tâm mình, thường kính trọng người. Hành trì một thời gian con sẽ ly dần tánh chúng sanh, là nguyên nhân của mọi đau khổ. Khi ấy, ánh sáng của pháp thân sẽ từng bước theo nhịp tâm mà soi đường hạnh phúc. Con sẽ là nguồn sáng chan hoà cùng muôn ánh sáng của hằng hà sa số Phật tâm mang chân hạnh phúc lan tỏa từ tâm mình xoa dịu bao nỗi đau tràn thế.

Con hãy tin và tìm hạnh phúc bằng mọi nổ lực của con.
--------------------------------------------------------------------------
VÔ DANH
--------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TUYỆT ĐỐI

Đi tìm tuyệt đối... Ðôi khi như thoáng bắt gặp rồi thất vọng, con hoài nghi sự hiện hữu của Thiện tánh và từ đó mất Tín tâm, con hãy thử theo Mẹ tìm xem tuyệt đối ở đâu.

Một tình cảm tuyệt đối đến chết không phai, có phải là một tình yêu tuyệt đối? Ở người này như thế là trọn vẹn, nhưng với người khác, kiếp này ngắn ngủi, họ muốn cùng nhau đi đến thiên thu, hoặc kẻ kia, chỉ mong sống trong hiện tại, duy nhất với nhau là đủ, là tuyệt đối. Ở trong tình yêu nam nữ, tuyệt đối đã có nhiều tướng khác nhau, trong những tình cảm khác, như tình mẫu tử, hiếu đễ, tình bạn hữu, tình đồng bào, tướng của tuyệt đối càng nhân lên thiên hình vạn trạng–Và một người muốn đi tìm tuyệt đối trong tất cả các mối liên hệ nhân duyên ở đời, càng khó thực hiện ước mơ tuyệt đối của mình. Trọn vẹn cho tình yêu nam nữ tất khó có thể tuyệt đối trong tình mẫu tử, hay hiếu để vì thời gian và không gian, vì thân tướng mà con mang không cho phép con vừa xã thân cho người này lại vừa có mặt nơi khác với người kia.. và người đi tìm tuyệt đối bổng trở thành người phiêu lưu nhất.

Có những người đi tìm Tuyệt đối bằng phương pháp loại trừ. Tình yêu không phải là điều tuyệt đối, tình mẫu tử cũng được phân tích và loại trừ... cùng nhiều điều khác nữa. Có người bi quan hơn cho rằng điều Ác là tuyệt đối, vì điều Ác ngự trị thế gian. Ðiều thiện thì ở đâu đó ngoài trái đất.

Thế thì tuyệt đối ra sao? Có tướng nào hay không hiện hữu?

Con đang đứng trên mặt đất. Bầu trời trên đầu bên phải, bên trái, cũng là phải trái của mọi người trên trái đất, dù ở xứ nào. Cá sống trong nước, phía trên có lẽ được tả khác hơn và loài có cánh hình dung mặt đất và bầu trời khác con nhiều. Tất cả những cái nhìn nhận này đều lấy Tâm trái đất làm chuẩn, giả dụ không lấy tâm trái đất làm chuẩn con sẽ có cái nhìn khác hẵn. Ðứng phía này quả đất có thể là đứng “dưới quả đất”, không phải trong lòng đất hoặc ở cánh phải hay trái quả đất, nếu lấy một nơi nào đó trên quả đất làm chuẩn mực.

Như thế, ngay cả những điều tưởng như tuyệt đối cũng chỉ đúng theo tầm nhìn của loài người, hay của loài sống ngay trên mặt đất. Ðó là Bản Ngã của mỗi loài. Ở trong mỗi người, ngã càng biến tướng tuyệt đối theo bản sắc của mình đến vô cùng.

Vậy muốn thấy tuyệt đối, chỉ có cách duy nhất là thoát khỏi Bản Ngã. Trong vô ngã sẽ thấy điều chân thực. Vì thế mà Tuyệt đối thật sự hiện diện, không phải chỉ là một ước mơ, nhưng để ngộ chân lý muôn đời bất diệt, con phải quên mình. Khi tất cả đã im lắng, khi những xôn xao của Tâm đã tan biến trong bình an, khi con đã xã sự tìm kiếm tuyệt đối, khi con không còn gì, là lúc con Ngộ hình tướng thật của tuyệt đối.

Tuyệt đối, hay vĩnh cữu hay chân lý, ... dù con gọi bằng ngôn từ nào, vẫn chỉ là một và tồn tại ngoài thấy-nghe của Ngã.

Phật đã chứng minh Ngài không có bản ngã mà đại thể ở trong Ngài, nên con có thể tin lời Phật là tuyệt đối.

Thí dụ Luật nhân quả thô thiển hay vi tế, con có thể nghiệm thấy bằng kinh nghiệm của mình, rằng Nhân quả hay luân hồi quả báo là có thật. Vậy nhân quả báo ứng là chân lý, là tuyệt đối không bao giờ sai chạy.

Từ bi, tâm bình đẳng thương kẻ oán người thân như nhau là thứ tình cảm tuyệt đối mà hành theo sẽ chẳng bao giờ làm con khổ như tình yêu nam nữ. Tâm Hỉ Xã là con đường mà càng đi, con càng hạnh phúc. Bây giờ, con hãy đi tìm tuyệt đối.

--------------------
VÔ DANH
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
DIỆU PHÁP

Nghe Kinh Pháp Hoa và trì tụng, con được an ổn thân tâm. Nhưng để hiểu và hành thì con chưa đạt được điều ấy. Vấn đề phải tìm hiểu và quán, tu trong kinh là Tri Kiến Phật.

Tri Kiến Phật, đó là sự thấy biết của Phật đà. Đó là Trí huệ viên mãn tột cùng. Nói tất cả mọi người, mọi vật đều có Phật tánh, là nói tất cả chúng sanh đều sẽ được Tri Kiến Phật. Hay chúng sanh đều là Phật. Điều này con thật khó mà tin được. Vì sao? Vì con chưa thấy, chưa được, chưa ngộ phật Tánh–Phật Tri Kiến–nên không nhìn thực tế như nó vẫn thường hằng.

Như khi con buồn, tìm an ủi, quân bình cho tâm hồn trong sự chiêm ngưỡng tượng Phật. Ðau khổ ngập trong lòng nên trông tượng Ðức Di Lặc, con không “cảm” được từ tâm của Ngài. Vì tượng Di Lạc Bồ Tát là biểu tượng của pháp Hỷ, sự an ổn vô song về mặt tâm linh, điều cực kỳ xa cách với tâm trạng hiện tại của con. Con trông tượng Ðức Phật Tổ thấy Ngài không gần gũi trần gian, con nhìn tượng tạc vị Bồ Tát với nét thương cảm chúng sanh qua gương mặt đượm buồn, và nhận rằng, đích thật đây là “Phật của con”. Con cảm thấy một mối giao cảm đặc biệt với vị ấy và mở lòng cầu nguyện. Thật ra Chư Phật vẫn đồng tâm thương xót chúng sanh chỉ vì kiến chấp của con mà Phật hóa chẳng đồng.

Ở nơi không hai mà lập các pháp là chư Phật tùy tâm địa của chúng sinh mà thuyết giảng. Với người thích giáo pháp Thanh Văn, Phật vì đó nói pháp ấy là Thanh Văn. Với người thích Ðại Thừa, Phật vì đó nói pháp ấy là Đại thừa. Nhưng đâu phải vì danh tự Tiểu thừa, Ðại thừa mà giáo pháp không cùng xuất sanh từ Phật tri kiến? Các pháp sai biệt ở văn tự, bản tánh vốn là sự giác ngộ của Phật, không hề có khác nhau. Vì thế muôn pháp đều dẫn đến Giác Ngộ, dù hàng thanh văn, không biết không hay Phật đã gieo Phật trí nơi mình.

Một người cư xử không phải với con, ức hiếp con, con thở than, buồn bã hay giận dữ. Tại sao? Tại sao? Con cần phải phản ứng lại sự việc trên như thế? Có phải vì trong con những ý niệm về ức hiếp, bất công... vẫn còn đầy dẫy, nên con cảm thấy sự bất công, tức là chính con cũng không khác người kia. Như thế, con có thật sự “tốt” hơn người kia, con là “Thiện” và họ là “Ác” không? Tuy con không hành Ác nghiệp, nhưng tâm không lìa ác, nên tất cả giai đoạn nhân quả của điều ác, vẫn diễn biến đầy đủ trong con. Đó là sự thấy biết chúng sanh.

Nếu trong cảnh tắng hội đó, đau khổ của con chuyển thành thuận cảnh, con sung sướng biết bao. Thế nghĩa là trong đau khổ có mầm hoan lạc. Hạnh phúc đến; sau khi vượt qua đau khổ là hạnh phúc có sự dự phần của trí Huệ. Trí Huệ là giai đoạn mở đầu Tri kiến Phật.

Trong một hoàn cảnh tuyệt vọng, con vẫn còn niềm tin vào điều vượt ngoài phạm trù của lý trí, sẽ xóa tướng tuyệt vọng mà con đang nhận biết rõ ràng. Niềm tin ấy khiến con niệm Phật cầu thoát khổ–cầu điều “kỳ diệu”. Ðó chính là niềm tin vào Bản tánh thiện vẫn chi phối vũ trụ. Sợ hãi là tin vào sự chiến thắng của điều ác. Nếu có một sự tin tưởng tương đương vào điều thiện thì sợ hãi tiêu tan. Phải chăng giây phút cầu nguyện ấy, con vượt qua tướng thời gian nên vượt qua tướng sinh tử. Ðã nói vớì hiểm nguy, với tứ đại, với giả duyên, với tam nghiệp, rằng bất chấp sự cản trở của các ngươi, bất chấp sự trói buộc mà các ngươi đang giam giữ ta, ta vẫn tiến lên, tiến mãi về phía trước, về cảnh giới có tri kiến tuyệt đối sẽ giải thoát cho ta khỏi hoàn cảnh hiện tại. Ðó là vươn tới Phật và tri kiến Phật, như một phép mầu. Sẽ đưa con vào nước trí. Sự mầu nhiệm mà con mong cầu phải đến, vì bản thể của Phật vốn không hạn lượng, không tranh nên không gặp cảnh tranh luôn là thuận cảnh. Ðề Bà Ðạt Ða là Phật vì đã chỉ cho chúng sanh thấy Ðịnh lực cũa Phật Tổ. Đề Bà Đạt Ða là Phật vì đã phỉ báng Phật: Ghét Phật vì Phật là Phật. Hình ảnh của Phật, là hình ảnh mà ông chối bỏ–tức là ý niệm về Phật có trong ông. Người ta không thể phản đối một hình tượng không hề hiện hữu. Nghiệp chướng, chúng sanh kiến, ngăn trở Đề Bà Ðạt Ða cảm Phật, hoà nhập vào Phật, thấy Phật nơi mình. Nhưng Phật trong ông vẫn hiển hiện. Tại sao con lại nghĩ rằng ông ta “ghét” Phật mà không biết rằng ông chưa bao giờ không kính Phật? Ghét hay thương, chỉ là hai cách nhìn một tiền đề sẵn có.

Cách này hay cách kia là phương tiện diễn đạt, nên tướng ghét cũng như tướng thương kính mà thôi. Ðề Bà Ðạt Ða là Phật thị hiện làm Bồ Tát độ oán tắng.

Phải biết rằng mọi sự con vẫn cho là thuận nghịch từ chỗ đứng của con đều không đúng. Tâm con đem vào những phán đoán mà tự thể các hiện tượng hay pháp đó không có. Thí dụ: con vẫn cảm thấy mặt đất rất vững chắc. Tự bao kiếp vẫn cho rằng vòng tay của Ðất đáng tin cậy vô cùng. Nhưng hãy thử tưởng tượng, nếu mặt đất trở thành trong suốt thì bầu trời mênh mông, đáng sợ trên đầu, vẫn lại có dưới chân, con không có nơi trú ẩn an tâm. Con sẽ thấy chân lý Trời trên đầu, đất dưới chân trở thành nghịch lý. Nước chảy xuôi chỉ là giả tướng, hãy tìm tướng xuôi ngược nơi tâm, và luôn nhớ không thể tin vào con để quyết định chân tướng của sự vật.

Vì sao con phải lễ Phật? Vì Phật ở ngoài, không đãnh lễ vì Phật ở trong ư? Như thế vẫn chưa thấy Phật, đãnh lễ Phật mà không hướng vào đâu, không hướng về phía trước, không hướng về phía sau, không trên, không dưới, không phía trong, chẳng phải không phía trong. Lìa tướng quì, tướng đứng vào nơi vô biên, đó là ngộ nhập Phật Trị kiến.

Hoa sen mọc từ bùn nhơ, có mùi thơm ngào ngạt đó là nhờ mọc từ bùn mà có hương hay bản chất của sen là thơm? Từ nơi muội manh lại nảy điều cao quý, chính vì tánh của bùn vốn không nhơ, tướng bùn lầy là phương tiện cho hạt giống nảy mầm. Vì muốn chỉ tánh của bùn và sen là một nên hoa phải chấp tướng hiện hữu.

Nếu không muốn chỉ tánh ấy, thì vắng bặt tướng tịnh và bất tịnh, vắng bặt nói năng, tên gọi, không có tướng Thiện ác, chúng sanh và Phật. Tánh không tên ấy khi động thì hóa ra vũ trụ, không động thì vô hình, rắn hơn sắt đá tạm gọi là Tánh Không.

Ngộ Tánh Không của vạn vật là ngộ Phật tri kiến. Không ghét người xấu, không chuộng người lành, không ngại đau khổ, không ưa niết Bàn, với sức kham nhẫn vô biên, thề tận độ chúng sanh thành Chánh Gìác, tất cả chúng sanh chưa thành Phật thì con nguyện chưa thành Phật đó là pháp môn tự tu dẫn đến Tri kiến Phật. Có phát tâm như thế mới có thể hiểu kinh pháp Hoa, mới thật trì kinh Pháp Hoa. Đó chính là thật hành Diệu pháp.

Con hãy phát tâm.

--------------------
Vô Danh
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên