T

Như Thị Luận

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hỏi: chân như là thế nào?

Đáp: Như Thị!

Hỏi: Thế nào là tri kiến lập tri tức căn bản Vô Minh?

Đáp : Trong như thị ngươi lập tưởng pháp tôi thấy cái xe kia.

Hỏi: việc này hiển nhiên, vô minh chỗ nào?

Đáp: ngươi gọi thấy cái xe thì cái nhà, cái núi, cái thôn làng.., ngươi có thấy không?

Hỏi: đều thấy!

Đáp: nếu tất cả đều thấy thì chỗ nào là chỗ không thấy? Nếu không có chỗ không thấy thì sao ngươi còn nói là tôi thấy?

Hỏi: À ! Vì như thị đã sẵn sàng nên gọi thấy không chỗ thấy phải không?

Đáp : Đúng! Là nghĩa đó!

Hỏi: Vì như thị đã sẵn sàng nên muốn lập pháp cái xe thì phải lập pháp cái cây, hạt bụi, sông, núi,... Tóm lại lập một pháp thì vạn pháp đều có tên trong Như Thị phải không?

Đáp: Đúng vậy. Chỉ là giả lập Danh, Sắc. Các pháp thế gian đều như vậy!

Hỏi: vậy thì làm sao để trụ vào Như Thị?

Đáp: Ngươi chẳng cần khởi tưởng cần phải trụ hay chẳng trụ thì tự vô trụ mà trụ.

Hỏi: không hiểu?

Đáp: Thực hành vô phân biệt. Giữ cái tâm rỗng rang thuần thục ngươi sẽ ngộ!

Hỏi : Như Thị vốn sẵn sàng sao còn bảo người tu

Đáp: nếu ngươi ngộ Như Thị đã sẵn sàng vốn vô sở đắc thì còn sanh vọng tưởng làm gì? Vì người mê lầm mới lập pháp thuyết, pháp hành. Nếu đã vô sự tự ngươi sinh sự làm gì?

Hỏi: Vì Như Thị đã sẵn sàng nên Ngộ pháp này thì kiến lập cũng được, chẳng kiến lập cũng được, lý đã thông thì sự cũng không có trái hì hì...

Đáp: Khá!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

cổ học tinh hoa có kể câu truyện có người thợ vẽ tranh dâng Vua Tề mí bức tranh họa ... vua hỏi:

- vẽ gì khó ?

- dạ thưa [smile]: vẽ chó vẽ ngựa khó

- vẽ gì dễ ?

- vẽ ma vẽ quỷ dễ bởi vì không âi thấy biết gì hết nên vẽ sao cũng được ...


đức Phật là người thợ toàn là vẽ HÌNH MINH HỌA KHÓ ... [smile] bởi vì đau khổ của con người .. quyết định của con người đối với những vui buồn, thăng trầm trong đời sống của họ .. --> toàn là CHUYỆN KHÓ .... nên ngài cứ vẽ toàn những nét khó: khó thấy, khó hiểu, khó làm .. khó coi ... khó ăn khó ở ... :


Tất cả hành vô thường

Với tuệ quán như vậy

Đau khổ được nhàm chán

--> Chính con đường thanh tịnh.



Tất cả hành đau khổ

Với tuệ quán như vậy

Đau khổ được nhàm chán

-->> Chính con đường thanh tịnh. - Kinh Pháp Cú



tại vì những cái KHÓ, cái Đau Khổ ở trong lòng con người ... đức Phật vẽ được .. nên người người gặp ngài đều GIẢI ĐƯỢC TÂM KẾT và họ gọi ngài là:

- Điều Ngự Trượng Phu [smile]

- Thiên Nhân Sư [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Có khi quán cuộc đời đau khổ quá có người lại mua thuốc ngủ về uống luôn đấy!!!

Phật đạo khác với ngoại đạo là dùng thắng nhân của cảnh giới Tự Giác Thánh Trí mà tu thành quả Phật. Nên không giống ngoại đạo chấp thường. Cũng không giống ngoại đạo chấp đoạn! :icon_verlegen:

Thiên Thai Tông chia thời giáo của Thế Tôn thành từng phần thích ứng với trình độ nhận thức của đệ tử theo từng bậc hoàn toàn có lý hì hì... :icon_mrgreen:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

phật đạo tu hành TẠI TÂM .. cho nên Kinh Hoa Nghiêm mới nói là muốn hiểu chư phật ba đời là gì ... thì cũng phải qua con đường tâm hết ...

Nhược nhân dục liễu tri,

tam thế nhất thiết Phật,

ưng quán pháp giới tánh,

---> nhất thiết duy tâm tạo.


vì vậy ... cổ đức cũng nói với chúng ta ... cần nhất là phải CHỈ TÂM ... BIẾT TÂM .. THẤY RÕ CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG của TÂM ..

biết thì gần ... mà hỏng biết thì xa ....


Mạc đạo tây phương viễn

tây phương vạn thập trình

Di Đà thường tiếp dẫn

vô tử diệc vô sanh


chớ bảo TÂY PHƯƠNG gần ... hành trình về Tây Phương dài vạn dặm ... đức Phật A Đi Đà thường tiếp dẫn mới thoát khỏi tử sanh ...


mạc đạo tây phương viễn

tây phương --> tại mục tiền

thủy lưu quy đại hải

nguyệt lạc bất ly thiên


chớ bảo TÂY PHƯƠNG là XA ... tây phương ngay trước mặt ... như nước chảy về biển .. như trăng hỏng lặn khỏi bầu trời ...



cho nên ... đức PHẬT phải vẽ toàn là những CÁI KHÓ ... THIỆT LÀ CỤ THỂ ...

- VẼ GẦN ... VẼ XA [smile] ... hay là VẼ TÂM .. vẽ TÂM KẾT [smile]

ở mà đúng không ?

:lol: :lol
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha haha .. tiếp nhé [smile]:

cái câu cuối cùng ... nguyệt lạc bất ly thiên .. có lẽ cần nên chú thích 1 chút [smile]

- trăng mọc .. trăng lặn ... cùng với ngày và đêm ... là tại vì: CHÚNG TA ĐỨNG YÊN ở một chỗ .. mà quán sát .. nên mới thấy ngày đêm, thấy trăng mọc trăng lặn

nhưng nếu chúng ta CHUYỂN ĐỘNG .. luôn không rời MẶT TRĂNG trên đầu .. thì đã tự mình di chuyển cùng với chuyển động của mặt trăng ... bởi vì đâu phải là TRĂNG lặn mất

mà sự thật như thị là: NGUYỆT lạc bất ly thiên ... trăng đâu có lặn ra khỏi bầu trời [smile]

chắc có lẽ .. đó là nguyên lý của CHƠN TÂM ... thường trú [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Vâng ngoài TÂM chẵng có pháp. vì vậy muốn liễu TÂM thì phải QUÁN TÂM.

Trở lại câu hỏi của Tứ Tổ hỏi ngài Lại Dung : TÂM LÀ VẬT GÌ? AI LÀ KẺ QUÁN?

Khúc huynh có thể chia sẽ kinh nghiệm QUÁN TÂM của mình không? Tiểu đệ cũng thấy việc này cần thiết trao đổi nên sẽ dành thời gian nói về QUÁN TÂM PHÁP hì hì... :icon_mrgreen:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn TN một ly trà [smile]:

khi Bồ Đề Đạt Ma giảng cho Lương Võ Đế .. thì ông giảng về TÂM ... và ông dặn kỹ rằng: HỎNG RỜI XA ÁNH SÁNG CỦA TÂM

hiện tượng LY TÂM xảy ra .. hay nói trường hợp TRĂNG LẶN RA KHỎI TRỜI .. khi ta đứng yên 1 chỗ ... là vì TRĂNG ở PHÍA BÊN KIA của TRÁI ĐẤT kìa .... vì vậy, đôi mắt không thấy trăng đâu nữa ... là do tại vì "ĐỨNG IM 1 CHỖ" bị hiện tượng .. chính cái TRÁI ĐẤT che khuất không cho chúng ta thấy MẶT TRĂNG [smile]


vì vậy ... CÁI CHƯỚNG NGẠI ĐÓ --> chính là ... "CHÍNH TA" cái NGĂN NGẠI làm hỏng che thấy trăng luôn [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Khi nói quán tức khởi niệm Quán. niệm này không giống niệm thường ( để mọi người tự so sánh nhé :icon_mrgreen: )

Bình thường theo thứ tự là dùng cái biết thể sau để biết cái biết thể trước đã qua, chỗ cái thể trước diệt lại làm cảnh cho cái biết sau, cái biết sau vừa biết đương thể vừa biết bóng thể trước => Tương tục thành thức câu sanh luân hồi

Khi quán TÂM miên mật không gián đoạn .Niệm trước là Niệm Quán nên cái biết sau lấy niệm quán làm cảnh giống như người tự lấy gương soi mặt, cái biết sau vừa biết đương thể lại vừa biết cái rỗng không của thể trước => Tương tục thành TUỆ KHÔNG. cũng gọi là cảnh giời TRÙNG HUYỀN cái Biết trước không diệt vì nó nằm gọn trong cái biết sau, cái biết sau chẵng sanh vì cái biết trước chẵng diệt. giống như 2 mặt gương chiếu nhau ánh sáng dung thông không ngăn ngại, không phân biệt được nữa khi đó chỉ còn một dòng TUỆ KHÔNG tương tục như trăng sáng giữa trời. Nhờ vậy chiếu tột nguồn TÂM xưa nay. đây là cảnh giới hậu đắc trí TRÙNG HUYỀN cũng gọi là NGỘ.

Quán pháp chưa thuần thục chỉ ngưng ý, dứt niệm hoặc tham thoại đầu sơ cơ chỉ đến chỗ vô thỉ vô minh chứ chưa sanh ra TUỆ KHÔNG. muốn vượt cảnh giới vô thỉ, vô minh mà không có tín tâm thực hành lâu dài thì khó thành tựu được. rất nhiều người thấy chỗ hầm sâu đen tối hoảng sợ liền quay đầu đi học theo ngoại đạo thật đáng thương hì hì... :icon_mrgreen:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Khi nói quán tức khởi niệm Quán. niệm này không giống niệm thường ( để mọi người tự so sánh nhé :icon_mrgreen: )

Bình thường theo thứ tự là dùng cái biết thể sau để biết cái biết thể trước đã qua, chỗ cái thể trước diệt lại làm cảnh cho cái biết sau, cái biết sau vừa biết đương thể vừa biết bóng thể trước => Tương tục thành thức câu sanh luân hồi

Khi quán TÂM miên mật không gián đoạn .Niệm trước là Niệm Quán nên cái biết sau lấy niệm quán làm cảnh giống như người tự lấy gương soi mặt, cái biết sau vừa biết đương thể lại vừa biết cái rỗng không của thể trước => Tương tục thành TUỆ KHÔNG. cũng gọi là cảnh giời TRÙNG HUYỀN cái Biết trước không diệt vì nó nằm gọn trong cái biết sau, cái biết sau chẵng sanh vì cái biết trước chẵng diệt. giống như 2 mặt gương chiếu nhau ánh sáng dung thông không ngăn ngại, không phân biệt được nữa khi đó chỉ còn một dòng TUỆ KHÔNG tương tục như trăng sáng giữa trời. Nhờ vậy chiếu tột nguồn TÂM xưa nay. đây là cảnh giới hậu đắc trí TRÙNG HUYỀN cũng gọi là NGỘ.

Quán pháp chưa thuần thục chỉ ngưng ý, dứt niệm hoặc tham thoại đầu sơ cơ chỉ đến chỗ vô thỉ vô minh chứ chưa sanh ra TUỆ KHÔNG. muốn vượt cảnh giới vô thỉ, vô minh mà không có tín tâm thực hành lâu dài thì khó thành tựu được. rất nhiều người thấy chỗ hầm sâu đen tối hoảng sợ liền quay đầu đi học theo ngoại đạo thật đáng thương hì hì... :icon_mrgreen:

Ha Ha ha
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

có nhiều tổ nói: ĐẠO gần với tự nhiên ... câu nói này dễ hiểu . vì có khổ thì người có khổ "TỰ CHUYỂN ĐỘNG TÂM của họ" ... cho nên CÓ TÂM CHUYỂN và KHÔNG CÓ BẤT ĐỘNG thì là được rùi ...

ưng quán pháp giới tánh,

---> nhất thiết duy tâm tạo.

thủy lưu quy đại hải ...

nguyệt lạc bất ly thiên


*** mí cái chữ "duy", "quy" ... "bất ly" này ... sao mà có cái gì ràng buộc hay quá xá [smile]
cho nên .. đức Phật cũng nói vậy thôi .. tự nhiên KHỔ hoài . ngằn mé hoài .. thì kinh nghiệm sẽ dông dài, phong phú ... cho nên ngài dạy:

"Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.


Này các tỷ kheo,

nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, --> thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi.


Vì rằng, này các tỷ kheo,

có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi".



cho nên .. trong tất cả các duyên gặp gỡ .. thì cái duyên GẶP được CÁI ĐÓ ĐÓ .. là cái ĐẠI DUYÊN LỚN NHẤT ... bởi vì CÁI ĐÓ ĐÓ = CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ dùng để tu tới TAM MINH LỤC THÔNG mà


Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, ---> hướng tâm đến các thần thông.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, --> hướng tâm đến tha tâm thông.

....

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, --> hướng tâm đến túc mạng minh. - Kinh Trường Bộ .. Kinh Sa Môn Quả


cho nên ... nói cụ thể về Tâm ... những cụ thể về những chuyển động "THUẦN NHIÊN" của tâm đối với khổ ... chắc chắn luôn là rất gần với ĐẠO [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
BIẾT cái KHÔNG BIẾT mới là THẬT BIẾT KO

Bây giờ trong đầu còn đầy nghẹt cái BIẾT thì làm sao mà quán?

Quán cái gì cũng BIẾT hết thì làm sao NHƯ THỊ được?

NHƯ THỊ làTRONG THẤY CHỈ CÓ THẤY!
Chẳng THẤY trước! Chẳng THẤY sau! Chẳng THẤY một! Chẳng THẤY hai!

Thiền Tông quán THOẠI ĐẦU là không cho cái BIẾT khởi động!
Vừa mới quán là BIẾT cái gì rồi thì hỏng rồi.

NHƯ THỊ nói một cách khó thực hiện được là "QUÁN cái gì mình KHÔNG BIẾT?"

Chỉ có Quán như vậy mới không cho cái BIẾT khởi động!

Ai cũng có cái KHÔNG BIẾT mà không một ai có thể giúp mình BIẾT được.

Có phải BIẾT cái mình KHÔNG BIẾT là GIÁC NGỘ?



- "Ai đang đối diện với trẫm đây?" Vũ Đế

- "không biết." Bồ-đề-đạt-ma
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hì hì..

Chào bạn Vô Minh!

Dạy quán thoại đầu chỉ là 1 phương tiện tùy đương cơ của Thiền Tông. Bởi hành giả do đến mà chẳng tự biết nên thiết lập phương tiện chẳng cho biết mà đi về.

Còn Huyền chỉ là chỉ thẳng Tâm người xưa nay rõ ràng thường biết. Vốn là đã sẵn sàng, không có một hạt bụi nào khác để mà cầu.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hì hì..

Chào bạn Vô Minh!

Dạy quán thoại đầu chỉ là 1 phương tiện tùy đương cơ của Thiền Tông. Bởi hành giả do đến mà chẳng tự biết nên thiết lập phương tiện chẳng cho biết mà đi về.

Còn Huyền chỉ là chỉ thẳng Tâm người xưa nay rõ ràng thường biết. Vốn là đã sẵn sàng, không có một hạt bụi nào khác để mà cầu.

Tâm không thể do lời nói mà nhận hiểu, dựa vào ngữ lục mà đạt tới đâu?

Nghe Phật, Tổ nói Tâm rồi cho là CÓ cái gọi là Tâm?

Vậy cho hỏi:

Nếu không được gọi bất cứ cái gì là Tâm thì cái gì thường biết cái gì?
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Sẵn sàng rồi. Nên pháp này đâu có phải ở trên lời nói? Cũng chẳng có nếu!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Bây giờ có 2 thứ bệnh phổ biến:

1. Cho rằng mình đã Ngộ Nhập bản thể của vạn hữu.

2. Cho rằng người thời nay không thể Ngộ Nhập bản thể của vạn hữu.

Cả 2 tri kiến này đều chướng Đạo. Cần nên lấy bài kệ sau của Ngài Văn Thù làm y chỉ:

"Nếu chẳng trừ dục lậu,
Chấp nghe thành lỗi lầm.
Dùng nghe chấp lời Phật,
Đâu bằng nghe Bản văn.

Nghe chẳng tự nhiên sinh,
Do tiếng có tên nghe.
Xoay nghe thoát khỏi tiếng,
Đặt tên nghe cho ai ? "


* Dục lậu là cái hiển hiện ngay nơi bản thân mỗi người, khi chỉ có một mình cũng như khi gặp cảnh trái ý hay thuận lòng, nó sẽ phơi bày ra cho những ai thường tự soi chiếu những gì đang xảy ra nơi bản thân mình.

* Nghiệp lực vô cùng mạnh mẽ vì nó dùng chính sức mạnh của Đạo lực để nuôi dưỡng nó, nghe thì phi lý mà có thể tự kiểm nghiệm sự đúng sai của nhận định đó.


Dù thế nào đi nữa, tất cả chúng sinh rồi sẽ thành Phật.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

câu hỏi của bạn hay quá .. xin luôn nhé [smile] .... trong kinh Trường Bộ đức Phật có nói đoạn này:

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm -->> đến tha tâm thông.

Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:

Tâm có tham, biết là tâm có tham.

Tâm không có tham, biết là tâm không có tham.

Tâm có sân, biết là tâm có sân.

Tâm không có sân, biết là tâm không có sân.

Tâm có si, biết là tâm có si.

Tâm không có si, biết là tâm không có si.

Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú.

Tâm tán loạn, biết là tâm tán loạn.

Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm. [smile]

Không phải đại hành tâm, biết không phải là đại hành tâm.

Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng,

Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng.

Tâm thiền định, biết là tâm thiền định.

Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.

Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát.

Tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát.



chắc lúc nào cũng biết .... thì là luôn BIẾT ÁNH SÁNG của TÂM ... nó mạnh nó yêu sao đó [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

nếu chúng ta để ý thì đức Phật nói như vầy [smile]

Này các tỷ kheo,

nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi --> thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi.


Vì rằng, này các tỷ kheo,

có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi".







Bây giờ đoạn kinh Trường Bộ nói tới 1 đống CÁI BIẾT ... có cái nhìn vào BIẾT = HỎNG XONG rùi ... cho nên, BIẾT CẢ ĐỐNG HỎNG XONG ... mà hỏng có GƯƠM BÁU TRONG TAY thì hỏng được .. cho nên đức Phật mới ví CÁI NÀY CHÍNH LÀ GƯƠM BÁU NÈ:


Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, --> hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.



86. Này Ðại vương, ví như một người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: Ðây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra.

Này Ðại vương, ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm ; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra.
- Kinh Sa Môn Quả, Kinh Trường Bộ


cho nên ... chắc là BIẾT CẢ ĐỐNG NHƯ VẬY .. thì CÁI GƯƠM BÁU có chỗ xài rùi [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bây giờ trong đầu còn đầy nghẹt cái BIẾT thì làm sao mà quán?

Quán cái gì cũng BIẾT hết thì làm sao NHƯ THỊ được?

NHƯ THỊ làTRONG THẤY CHỈ CÓ THẤY!
Chẳng THẤY trước! Chẳng THẤY sau! Chẳng THẤY một! Chẳng THẤY hai!

Thiền Tông quán THOẠI ĐẦU là không cho cái BIẾT khởi động!
Vừa mới quán là BIẾT cái gì rồi thì hỏng rồi.

NHƯ THỊ nói một cách khó thực hiện được là "QUÁN cái gì mình KHÔNG BIẾT?"

Chỉ có Quán như vậy mới không cho cái BIẾT khởi động!

Ai cũng có cái KHÔNG BIẾT mà không một ai có thể giúp mình BIẾT được.

Có phải BIẾT cái mình KHÔNG BIẾT là GIÁC NGỘ?



- "Ai đang đối diện với trẫm đây?" Vũ Đế

- "không biết." Bồ-đề-đạt-ma

vienquang6;126932 * Chân Như- Chân Ngã không thể dùng Tri Kiến của Phàm phu mà biết được. Đức Phật dạy Phải Dùng Trí Huệ Bát Nhã mà thể nhập. Thế nào là Bát Nhã Trí ? Ở Hiển Tông Ký. Tổ Thần Hội nói: [B đã viết:
"Bát Nhã Vô Tri, Vận Lục Thông, Nhi Hoàng Tứ Trí"

"Bát nhã không biết (Bát Nhã Vô Tri) mà vận lục không thành tựu tứ trí".
[/B]



Bát nhã không có cái biết, chạy theo sáu trần giả tướng bên ngoài mà có cái biết tứ trí sáu thông nên gọi là:

"Không biết mà biết".​
(hết trích)


Bát Nhã Chân Trí cũng tức là CHÂN NHƯ TRÍ.


Cái gì cũng BIẾT hết thì làm sao NHƯ THỊ được?
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Như Thị vốn sẵn sàng rồi nên không có được, hay "không được ".

Cái câu Bát nhã vô tri nhưng không có chỗ nào bất tri. Là nói cái việc sẵn sàng ngay trước mắt. Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan. Minh oan dùm thầy Viên Quang! Hì hì...

Phàm là lời nói đều là dùng phương tiện chỉ bày. Ví như nói biển thì chẳng ai hiểu nên nói băng, sóng, nước để hiện nghĩa Biển. Tâm cũng vậy Tạm chia ra căn, trần, thức để thuyết nhưng nó là một thể nhất như. Giống như nói chân, tay.. để hiện nghĩa báo thân vậy. Nói căn, trần, thức để hiện nghĩa nhất thể Tam Bảo.

Người mê chấp ngoài Tâm thật có pháp nên gọi là điên đảo tưởng thôi. Hì hì...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Các pháp chẳng ngoài tâm, xum la vạn tượng chẳng ngoài "biển tánh".

Lý này tạm tin vì như mắt thường thấy gần nào cây cỏ hoa lá, thêm cái ống nhòm hay kính thiên văn thì thấy xa như thiên hà tinh tú. Vì năng thấy trùm khắp nên sở thấy mới vô vàn, nhưng rốt sau thì chẳng ngoài năng thấy.

Còn mà "ngoài tâm có pháp" thì tâm này ắt nhỏ hẹp. Thế còn pháp trong tâm thì sao ? Cũng chẳng thật có, cũng do điên đảo mà thành ư ?

Cái này mỗi người nên tự thành thật với chính mình vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên