Chiếu Thanh

Những câu chuyện ....

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[FONT=Arial,Helvetica]Thằng Cu Trắng [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Thuở xưa, có một thiếu nữ gia đen kết hôn với một người gia trắng, cuộc hôn nhân dị chủng này gây sự bất bình cho cả hai dân tộc da đen lẫn gia trắng. Người vợ bị gia đình cô từ bỏ, trong khi xã hội da trắng cũng không chấp nhận cô, tất cả đều khinh rẽ và đối xử với cô rất đen bạc. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ðứa con đầu lòng của người thiếu phụ đáng thương này chào đời như một ân sủng của Thượng đế. Chú bé trắng trẻo khôi ngô khiến ai trông thấy cũng phải nựng nịu. Chúng ta gọi nó là thằng cu Trắng cho tiện. Cu Trắng được nhận vào lớp học dành riêng cho dân da trắng lúc nó lên 5 tuổi. Sự thông minh đĩnh ngộ của thằng bé khiến mọi người phớt lờ đi nguồn gốc da đen của nó. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Cu Trắng đi học được ít lâu thì người mẹ hạ sanh thêm một đứa em. Lần này Thượng đế không thiên vị nữa, một thằng cu đen thủi đen thui chào đời. Chúng ta gọi nó là thằng cu Ðen cho tiện. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Cu Trắng đem lại cho bố mẹ nó bao nhiêu niềm vui thì cu Ðen đem đến cho họ bấy nhiêu khổ sầu. Cu Ðen biết thân mình chỉ lẩn quẩn ở bên mẹ, không dám và không được đi chơi với bố cùng anh. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Lên 5 tuổi, cu Ðen cũng được bố mẹ chạy chọt cho vào học chung trường với cu Trắng. Nó bị bạn bè da trắng trêu chọc, hành hạ dữ dội. Cu Trắng cũng khổ sở vì sự hiện diện của thằng em không ít. Cuối cùng cả hai anh em đều bị chủng tộc da trắng đuổi ra khỏi trường. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Túng thế, bố mẹ của chúng phải sắp xếp như thế này: Cu Trắng được gởi đến một trường học nội trú của dân da trắng, thật xa để không ai biết đến nguồn gốc da màu của mẹ và em nó. Còn cu Ðen thì được gởi về quê ngoại theo học tại một trường nô lệ dành riêng cho dân da màu. Ông bố tiếp tục đi làm, bà mẹ thui thủi một mình ở nhà mà lòng nhớ con khôn tả. Sự hợp chủng kỳ diệu của hai dòng máu bất chấp sự kỳ thị của loài người đã khiến cu Trắng thành một đứa bé thông minh vượt bực. Ðiều này là nguồn an ủi cho bà mẹ và nàng thiếu phụ đáng thương này đặt hết hy vọng vào đứa con đầu lòng. Riêng thằng cu Ðen, màu da đen đúa đã xác định hẳn số phần hẩm hiu của nó. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ở trường học dành riêng cho dân da trắng, cu Trắng được thầy cô yêu mến, bạn bè kính nể, không một ai có mảy may ngờ vực về nguồn gốc da màu của nó. Riêng thằng cu Trắng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mọi người biết được sự thật về mẹ và em mình, sẽ tống cổ nó ra khỏi trường. Vì thế cu Trắng rất lấy làm khổ sở khi phải tiếp xúc với mẹ và em. Những ngày nghỉ học, cu Trắng thường la cà ở nhà bạn bè để cho bà mẹ ở nhà mỏi mòn trông đợi, và bà đã chết trong nỗi buồn thương đó, bố chúng cũng không sống được bao lâu. Sau khi bố mẹ qua đời, cu Trắng liền cắt đứt liên lạc với em. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Về sau, cu Trắng trở thành một chàng trai học thức, đẹp trai... Nó vào lính làm đến đại úy, rồi giải ngũ về làm biện lý tại một thành phố lớn, sống một cuộc đời giàu sang danh vọng như bao nhiêu người Âu khác, có khác chăng là lòng lúc nào cũng hồi hộp lo sợ người ta khám phá ra dòng máu lai đen của mình, dù cu Trắng đã khôn khéo thay tên đổi họ. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Riêng thằng cu Ðen, thì không được may mắn như anh, màu da của nó đã xác định sẵn địa vị của cu Ðen trong xã hội. Biết anh không thích mình nên cu Ðen chỉ làm bạn với sách vở và những người bạn cùng màu da. Hai anh em đều khôi ngô, thông minh như nhau. Có khác chăng là hai màu da và cu Ðen sống hoàn toàn thoải mái không có nỗi lo sợ bị lộ tung tích ám ảnh suốt ngày đêm như cu Trắng. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Sau mười mấy năm trời cách biệt, một hôm cu Ðen tình cờ đến gần anh. Ðược cu Trắng chấp thuận cu Ðen đến thăm anh. Vì cuộc gặp gỡ này một tai nạn xảy ra, mọi người đều biết chàng cu Trắng là dân da màu. Tất cả những gì cu Trắng đã dày công gây dựng như danh vọng, tình yêu, sự nghiệp đều nhất loạt sụp đổ. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Em thân mến! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Câu chuyện trên đây được rút ra từ quyển sách “Hãy để ngày ấy lụi tàn” của một văn sĩ người Anh. Ở đây tôi không cốt ý kể cho em nghe về một chuyện tình bi thảm của thế gian giới, tôi chỉ muốn hỏi em về tâm trạng của anh chàng cu Trắng trong mỗi con người chúng ta – tôi và em – Có phải dù chúng ta có cố gắng gìn giữ tập luyện tu hành để tạo cho mình một dáng dấp đàng hoàng thuần hậu, thánh thiện đến đâu đi nữa.... thì trong tận cùng thân tâm em và tôi đều phải đau khổ và ghi nhận rằng cái lý lịch đen, tức phần ác xấu, bất thiện vẫn còn ngũ ngầm ở đó. Và y hệt như anh chàng cu Trắng, nếu màu da bên ngoài của chàng ta được xã hội ưu đãi, mến chuộng bao nhiêu thì dòng máu lai đen nằm trong thân thể tạo thành một nỗi mặc cảm dày vò, bứt rứt, bấy nhiêu. Có bao giờ em thấy điều đó không? Sau những đức tính từ bi hỷ xả, tế nhị dịu dàng, đắc nhân tâm... những điều kiện ắc có và đủ để tạo thành con người hợp thời trang, lịch sự nhất mực đó, có phải em đã từng xót xa ghi nhận rằng những mầm móng tham sân, ganh ghét, độc ác, ích kỷ vẫn còn nằm sờ sờ ra đó... Có lạ chăng là mọi người chưa nhận thấy... Và vì thế, người chung quanh càng thương mến, ái mộ bao nhiêu thì em càng thấy mình lố bịch, giả dối bấy nhiêu. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Trong câu chuyện khi nào cu Ðen gặp gỡ hay liên lạc với cu Trắng thì cái thế giới hư danh, ảo vọng của chàng cu Trắng liền bị đe dọa sẽ sụp đổ. Chúng ta cũng thế sau biết bao là công khó tập luyện để có một phong thái tu hành rất mực thì chỉ cần một cơn giận, một nụ cười mỉa mai, một cái nhìn ganh tị đến viếng thăm... là tất cả cái bề ngoài sơn son thếp vàng đó liền sụp đổ tan tành. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bi kịch của câu chuyện ở chỗ chàng cu Trắng chối bỏ dòng máu lai đen của chàng, cố gắng khỏa lấp để mạo nhận mình là da trắng 100% nên lúc nào chàng ta cũng phải nơm nớp lo sợ bị lộ tung tích. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tại sao chàng trai lại cam chịu sống một cuộc đời đầy sợ hãi, giả dối và bấp bênh như thế? Chính cái thế giới phù hoa, những đặc quyền ưu tiên dành cho dân da trắng đã khiến chàng thèm thuồng và ao ước được hưởng như họ. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Trở lại của chúng ta ngay từ thơ bé, chúng mình đã được ba mẹ và thầy cô giảng dạy rằng... phải cố gắng làm sao để trở thành một đứa bé ngoan ngoãn, tử tế, dễ thương. Lúc dần dần lớn lên, xã hội lại cho ta một cái khuôn: thế nào là một người lịch sự, đắc nhân tâm, được mọi người yêu mến. Và khi em bước chân vào chùa, người xung quanh liền khen em là đại trượng phu, là sa môn, là thầy của mọi người v.v... [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Hơn lúc nào hết đây là lúc em chối bỏ cái bản ngã thật sự của mình để cố gắng rập khuôn theo một hình bóng, một nhân dáng nào mà người chung quanh em chờ đợi và ca tụng. Ðó là lúc mà chàng cu Trắng đang cố gắng chứng tỏ mình là dân da trắng 100%.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Em thân mến! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Nếu em đã thành công nghĩa là em đã trở thành một bậc chân tu thánh thiện, trắng bạch như vỏ ốc, không ai có thể tìm ra một chút xíu tỳ vết nào... và nhất là em rất bằng lòng về con người của em, và những đức tính mà em đã dày công tập luyện, cùng những quyền lợi phụ tùng mà thế nhân đã cung kính dành cho cái vỏ khả kính ấy, thì câu chuyện này xin ngừng lại nơi đây. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Nhưng nếu em thoáng thấy đã có một cái gì trục trặc, bất ổn, giả dối... trong con người đầy mâu thuẫn của mình, thì đâu hãy thử một lần, lấy hết can đảm nhìn kỹ mình, nó ra sao thì nhận như thế đó. Hãy thử đừng nỗ lực, cố gắng biến cải bản ngã khác mà em cho là tốt đẹp hơn. Chàng cu Trắng mà dám nhìn nhận mình là dân da màu thì ... hơi đau thật đấy, có nghĩa là chàng sẽ mất tất cả những uy danh và quyền lợi mà xã hội đã dành cho thế cấp da trắng... Cũng thế khi em chịu nhận mình là một tôn giả chúng sanh đầy đủ tham sân si... như trăm ngàn chúng sanh tầm thường khác thì em sẽ đánh mất hết lòng ái mộ, tôn kính của người chung quanh đã dành cho em. Nhưng bù lại chàng cu Trắng được sống hồn nhiên, thoải mái... không còn phập phòng lo sợ bị lộ tẩy... em sẽ thấy có một khung trời kỳ diệu mở ra trước mặt. Ðau đớn biết bao khi ta phải chứng kiến ngày lâm chung của cái huyễn ngã mà ta đã khổ công che đậy, tập luyện... nhưng bù lại ta sẽ không còn sợ hãi lo ngại... nghĩa là “vô hữu khủng bố, bô quái ngại” (không còn sợ hãi, lo ngại... cái quái gì hết). [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chấp nhận mình có những tánh xấu không có nghĩa là em sống si mê, buông mình theo vô minh dục vọng, mà chấp nhận có nghĩa là bình thản quán sát, theo dõi để thấu đáu toàn thể cái cơ cấu được mệnh danh là TA, là “bản ngã” của ta. Ðây cũng chính là chỗ mà ngài Huyền Giác quả quyết khẳng định: “Vô minh thật tánh tức Phật tánh” đó em!
[/SIZE]
[/FONT]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[FONT=Arial,Helvetica]Bàn Tay Ðã Mất [/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica]Xưa, có một chàng trai lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự. Giặc tan, chàng trở về và bỏ lại một bàn tay ở chiến trường. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Từ dạo đó, trong những đêm hôm khuya khoắt chàng mơ hồ cảm thấy mình đau nhứt dữ dội ở bàn tay đã mất. Cơn đau ngày càng gia tăng, bệnh tưởng đã thành bệnh thật, chàng tìm đến một y sĩ. Y sĩ hỏi: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Anh đau ra sao?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thưa tôi bị nhức nhối ở bàn tay mặt nhất là khi về đêm. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Y sĩ mỉm cười: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Anh đưa bàn tay đau cho tôi xem nào. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh nhân sửng sốt hồi lâu ấp úng: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thưa bác sĩ, bàn tay mặt của tôi không có ạ![/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thế thì tôi đã chữa bệnh cho anh rồi. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh nhân liền ra về với một nụ cười. Hóa ra lâu nay chàng mắc loại bệnh tưởng.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ít lâu sau thanh niên cùng đến thăm y sĩ với một thanh niên bạn, người bạn này cũng mắc một chứng bệnh tương tự để nhờ y sĩ chữa giùm. Lần lần bệnh nhân tự bảo: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thưa bác sĩ, dù rằng đã biết bàn tay mình không có nhưng trong giấc ngủ chập chờn tôi lại thấy đau nhức dữ dội ở bàn tay đã mất xin bác sĩ chữa bệnh cho tôi. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Y sĩ liền hí hoái biên toa, xong căn dặn:[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Toa thuốc này có hai loại, một để uống và một để thoa lên vết thương. Anh về điều trị tuần sau khám lại. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh nhân thứ hai y lời về mua thuốc, nhưng chàng không biết bôi thuốc vào đâu, vì bàn tay đã không còn thì làm gì có vết thương. Loay hoay tìm kiếm hồi lâu anh bật cười bảo: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Lão bác sĩ này gạt mình thật! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Từ dạo đó anh lành bệnh. Hai anh bệnh nhân đã lành bệnh trên, về sau lại gặp một người bạn cũng mang chứng bệnh tương tự. Cả hai đều trổ hết kinh nghiệm và sở trường của mình điều trị song cơn đau vẫn không thuyên giảm. Bệnh nhân liền được đưa đến phòng mạch. Y sĩ hỏi: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Những lúc nào anh bị đau nhức?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thưa, tôi bị đau nhức liên tu bất tận.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thế không có lúc nào ngừng đau à?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thưa có, những lúc nào tôi say mê đọc sách hay nghe nhạc thì cơn đau dường như không còn nữa.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Thế thì… toa thuốc của anh đấy, khi nào thấy đau đớn hãy lấy sách báo đọc hoặc là nghe nhạc… [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh nhân y lời, bệnh tình ngày một thuyên giảm. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Em thân mến![/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Có phải chúng ta tất cả đều mang một chứng bệnh tưởng như ba anh chàng trên đây không?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Chúng ta cứ than van suốt ngày “Tôi buồn, tôi khổ, tôi mệt mỏi, tôi chán nản, tôi tuyệt vọng…” Và nếu có ai hỏi “cái tôi” ấy ở đâu thì chúng ta không khỏi giật mình. Thấu đáo cho rõ CÁI TÔI này thì căn bệnh mới chữa tận gốc. Tôi là thân hay tâm? [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Thông thường, chúng ta cho cái suy nghĩ phân biệt, thương ghét, buồn giận đó là tôi. Và cái tôi này quả là loạn động, rối bời, xao xuyến. Chúng ta nghe cuộc gặp gỡ giữa hai người y sĩ Bồ Ðề Ðạt Ma và bệnh nhân Huệ Khả như sau:[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh nhân thưa:[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Tâm con bất an, xin Ngài dạy con phương pháp an tâm. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Y sĩ mỉm cười bảo:[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Ðưa tâm ra đây ta xem! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh nhân lúng túng:[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Con tìm tâm không ra [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Y sĩ:[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Vậy thì ta đã chữa bệnh an tâm cho ông rồi. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Huệ Khả liền đại ngộ, tức là hết bất an, hết kêu than là khổ sở, đau đớn quá nữa.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Trường hợp của Tổ Huệ Khả tương tự như trường hợp anh thương binh thứ nhất, sau một lần đến phòng mạch là lành bệnh. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Trường hợp bệnh nhân thứ hai là những hành giả phải gia công quán chiếu tu trị những tâm thức vọng động của mình bằng các phương pháp trị tâm hay tu tâm. Cho đến bao giờ hành giả chợt thấy rằng “năm uẩn đều không” thì “vượt qua tất cả khổ ách” Ðây là lúc anh chàng thương binh đang loay hoay tìm cách rịt thuốc lên vết thương thì bỗng khám phá ra bàn tay mình không có, vết thương cũng không luôn nên vứt gói thuốc đi và lành bệnh. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Trường hợp thứ ba, chỉ những lúc hì hục tu hành, say mê hạ thủ, tụng kinh lễ bái, niệm Phật trì chú… hành giả mới cảm thấy vơi sầu, bớt khổ não, tâm dần an định… giống như anh chàng thương binh thứ ba, khi nghe nhạc hoặc đọc sách thì không thấy đau đớn gì cả. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ba chàng thương binh trên đây mang bệnh tưởng vì ngờ rằng bàn tay có thật, bàn tay có thật nên sự đau nhức cũng có thật, sự đau đớn có thật nên thưốc chữa cũng có thật: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]“Có thì có tự mảy may”[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](Tác hữu trần sa hữu) [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bệnh của họ được chữa lành khi họ khám phá ra rằng bàn tay không có, bàn tay không có nên bệnh cũng không, bệnh không nên thuốc cũng không. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]“Không thì cả thế gian này cũng không.”[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](Vi không nhất thiết không) [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Chúng ta cũng thế, bao nhiêu khổ đau rắc rối đều thành hình khi ta ngỡ rằng mình là một cái này, một cái nọ… Do có “ta” nên có cái “của ta.” Và hỷ, nộ, ái, ố… cũng bắt đầu từ đó. Hành giả chỉ hết khổ khi thấu hiểu được rằng “cái ta không có.” Chỗ này, Lục Tổ bảo rằng: “Bản lai vô nhất vật” vậy! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Thầy thuốc xem bệnh nhân bình đẳng như nhau, nhưng tùy theo tình chấp của mỗi người mà cách chữa trị có khác. Các pháp môn tu của Phật cũng thế, tùy theo tình chấp của chúng sanh mà có thiên sai vạn biệt. Chúng ta không thể nói rằng pháp môn này cao pháp môn kia thấp… mà chỉ có thể nói rằng: “Cố chấp của tôi nhiều, tình chấp của anh ít hơn mà thôi.” [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Em có thấy như thế không? [/FONT]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
:khicon17:
KÍNH
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[FONT=Arial,Helvetica]Năm Con Lừa [/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica]Xưa, có một anh chàng nọ, thuộc hàng danh gia vọng tộc, con nhà nhàu có, đẹp trai hẳn hoi nhưng lại ngu ơi là ngu. Vì thế, thời nhân gọi anh ta là chàng ngốc. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Hôm nọ, Ngốc đi chợ phiên mua được năm con lừa với một giá rất phải chăng. Lòng mừng khấp khởi, anh thót lên lưng một con lừa và dắt bốn con kia về. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Dọc đường, Ngốc chợt nảy ra ý định phải kiểm lại số lừa của mình: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Một, hai, ba, bốn... Chết cha! Ðâu mất một con rồi? [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Hốt hoảng, Ngốc tụt xuống lưng lừa, đếm lại cẩn thận: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Một, hai, ba, bốn, năm... A, đủ rồi! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Yên tâm, Ngốc leo lên lưng lừa. Ði một đỗi anh bắt đầu đếm: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Một, hai, ba, bốn... Í, đâu mất một con rồi? [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ngốc lại tuột xuống: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Một, hai, ba, bốn, năm... đủ rồi! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Sự tình cứ thế mà tiếp diễn, hễ chàng Ngốc cỡi lừa thì cả bầy chỉ còn lại bốn con, nhưng nếu chàng đi bộ thì bầy lừa còn đủ năm con. Cuối cùng, Ngốc đành tuột xuống đi bộ. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Khách qua đường thấy anh mồ hôi nhễ nhại, chạy lúp xúp theo bầy lừa, ngạc nhiên: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Sao anh không cỡi một con đi cho đỡ mệt? [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ngốc đáp một cách quả quyết: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Cứ mỗi lần tôi leo lên lưng lừa là mất một con. Vì vậy, thà rằng tôi đi bộ để còn nguyên cả bầy... Cực khổ một chút mà không phải mất mát, mỗi con đến hàng trăm quan đấy, bác ạ! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Em thân mến![/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Trên đây là một câu chuyện vui, có thể là không bao giờ xảy ra, nhưng tôi và em, há chẳng ngốc nghếch giống hệt anh chàng trong truyện đó sao?
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Chả phải là mỗi lần hạ thủ công phu, giải quyết sinh tử, miên mật, tinh tấn, khẩn thiết, ta đều bị mệt nhoài vì đã phí không biết bao nhiêu tâm lực để chăn trâu, hàng phục, điều ngự vọng tâm... Những lúc ấy, có ta, có pháp, có người tu và có pháp tu hẳn hòi đấy nhé! Có tất cả nhưng mệt ơi là mệt![/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Rồi cũng có những lúc lòng ta êm ả, trống vắng, không còn phảng phất một ý niệm nào về ta và người, thiện lẫn ác, phải quấy, tốt xấu, tăng tục... những phút giây như thế, ngày nào chả có? Thật thoải mái, khỏe khoắn, nhẹ nhàng... nhưng eo ơi! Sao mà trống trải, mất mát quá đỗi! Ta đâu rồi, cái gì là ta đó nhỉ? Cái ta thân yêu cùng vô vàn phụ tùng quen thuộc nhưng không kém phần rắc rối của nó bỗng dưng biến đâu mất như chú lừa của chàng ngốc trên đây.[/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica]Anh chàng ngốc trong câu chuyện đã tuột xuống lưng lừa vội vàng ra sao thì chúng ta cũng khởi niệm mau lẹ như thế đó. Phải tu, phải hành, phải hạ thủ, phải dán chữ tử trên trán, phải hì hà hì hục... Một, hai, ba, bốn, năm... A, đủ cả rồi! Cả ta lẫn người, ta và pháp đấy nhé! Bởi giống hệt nhau nên thay vì vô tâm, buông xả hoàn toàn những thứ vướng vít trong lòng thì lúc nào ta cũng đăm đăm, đau đáu, nhăn nhăn, nhó nhó lo chuyện tu hành. Chẳng thà mệt một chút mà được có, được còn... hơn là khỏe khoắn mà mất sạch sành sanh.
[/FONT]


[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1](Lội suối, trèo non, mồ hôi mẹ mồ hôi con,vác bao Chánh Pháp. Chi bằng, an nhiên tự tại, bình thản với có không)
[/SIZE]
[/FONT]
 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
[NEN=http://i920.photobucket.com/albums/ad48/manhhung2009/vetchantrencat2.jpg]





Chiếu Thanh sưu tầm ở đâu ra loạt bài nầy hay quá.
Phải chi thiên hạ, ai cũng sáng suốt được như người viết loạt bài nầy.
Mong sao có một hoặc hai Phật tử "hồi đầu hướng Không" thì loạt bài nầy đã có công đức rồi.
Cám ơn thiệt nhiều nhé !


[/NEN]
 

cát trắng

Registered
Phật tử
Reputation: 4%
Tham gia
15/3/11
Bài viết
29
Điểm tương tác
5
Điểm
3
"Rằng hay thì thiệt là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !"
Thiền tông mà sao lại phổ biến bài của một người không tên tuổi như thế này ?
Cái kiểu này Cát trắng phải kêu Công An kiểm tra giấy phép xuất bản mới được.
Nếu không phải do Thiền Sư tên tuổuiii viết thì ...a-lê-hấp tịch thu chở về bót đấy nhé !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
"Rằng hay thì thiệt là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !"
Thiền tông mà sao lại phổ biến bài của một người không tên tuổi như thế này ?
Cái kiểu này Cát trắng phải kêu Công An kiểm tra giấy phép xuất bản mới được.
Nếu không phải do Thiền Sư tên tuổuiii viết thì ...a-lê-hấp tịch thu chở về bót đấy nhé !

Đây là loạt bài của Sư Cô Thích Nữ Như Thủy _ Viết ở Thiền Viện Viên Chiếu.

Ợ...ơ ! Xì.... Của ai thì ... có mắc mớ gì !

Khi lột trần tất tần tật ... chữ " con" trong "con người" (đừng hiểu sai! đấy nhé), cho chúng ta có dịp thưởng lãm. Rồi chúng ta củng có dịp ngắm lại chữ "con" trong mỗi con người chúng ta , (này nếu thấy hay thì đừng quên nhấn "thank" đấy nhá).

Hư Hư Lục ...mà. (Lục lại mấy đồ hư, Hi hi!)
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[FONT=Arial,Helvetica]Những Ðiều Vô Lý [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Thiền sư Triệu Châu nói: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]- Lúc ở Thanh Châu ta có may một cái áo bằng lông rùa nặng đến bảy cân. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Câu nói này vô lý đến bốn lần: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]1. Rùa làm gì có lông?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]2. Lông đã không thì làm sao dệt thành vải được?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]3. Vải không làm sao may thành áo?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]4. Áo đã không thì làm sao cân nặng đến 7 cân? [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Em có đồng ý như thế không?
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Vậy mà, có một chuyện này càng vô lý hơn nữa, nhưng chúng ta vẫn chấp nhận. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]1- Ta khởi lên những vọng tưởng, nhìn cho kỹ thì chúng biến mất, tìm không ra tung tích, cũng hư ảo như là lông rùa vậy.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]2- Những vọng tưởng hư ảo đó được nối kết với nhau thành một cái “tâm của ta.”[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]3- Cái tâm này khác cái tâm kia nên dường như có những bản ngã cá biệt nhau, cái xấu cái tốt, thánh phàm lộn xộn.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]4- Và chúng ta than thở “Cái nghiệp của tui nó nặng quá chời” (thế là hơn 7 kí lô của Ngài Triệu Châu rồi đấy).[/FONT]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
CHIẾU THANH KÍNH .

Khỉ con thấy đâu có cái gì đâu đựng mờ đồng ý - mà cũng đâu có cái gì đâu để mờ không đồng ý .
Khỉ con thưa xong rồi hỏng biết CHIẾU-THANH có đồng ý không ?:khicon30:
KÍNH
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Không mất mát gì

Sư đang đi kinh hành. Một thiền sinh đến hỏi:
- Làm sao thấy được chân tướng của vạn pháp?
Sư nói:
- Bỏ ý nghĩ đó đi.
- Như thế không cần thấy chân tướng của vạn pháp sao?
Sư mắng:
- Ngươi thấy hay không thấy thì chân tướng của vạn pháp đâu có mất mát gì.


Lời góp ý:

Thấy tánh thấy tướng mà còn khởi “ý niệm thấy” thì tánh tướng đó chỉ hoa đốm giữa hư không trước con mắt bệnh. Dầu có ai thấy hay không thấy thì tánh tướng vẫn y nhiên thong dong tự tại. Vậy chẳng thà đừng thấy còn hơn thấy lầm thấy bậy. Vì thấy lầm chỉ khổ cho mình, cho người chứ tánh tướng có mất mát gì đâu.
Kinh Aggi-vacchagotta nói: “Kết luận pháp là thường, vô thường, hữu biên, vô biên, đồng nhất, dị biệt, có, không, vừa có vừa không, không có không không…. đều là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, tàn hại, não hại, nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly tham, đọan diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn”.
Vậy, chớ có bắt chước Thánh nhân mà gán cho pháp những nhãn hiệu vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh hay thường, lạc, ngã, tịnh rồi đảo điên tánh tướng, bôi bác chân như (yathàbhùta), nhiễu loạn tín chúng.
Xưa kia có đứa con ngu dốt, mời thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Thầy thuốc bắt mạch, kê toa, dặn dò liều lượng chu đáo. Quả nhiên mẹ uống vài thang đã hoàn toàn bình phục. Đứa con thấy thuốc hay, liền tự xưng thầy thuốc, chữa bệnh cho người. Bất kỳ bệnh gì anh cũng cho toa thuốc đó với liều lượng y nguyên.
Bệnh chẳng thấy lành, nhiều người chết oan. Cuối cùng bị vua bắt đem ra pháp trường xử trảm.

Thấy thì nên nói thấy


Không thấy cứ bảo không

Chẳng thà rằng không thấy


Còn hơn thấy bông lông.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Mọt sách

Sư đang giảng trước thính chúng. Có gã thanh niên đứng dậy hét:
- Xưa Lâm Tế chỉ với một tiếng hét đủ khai được đạo lớn,đâu cần lắm lời như vậy?
hét!

Gã thanh niên chịu không nỗi tiếng hét quá lớn giật mình thối lui. Sư nói:
- Tưởng đâu con cháu Lâm Tế, té ra chỉ là loài mọt sách.


Lời bàn

Hét, đánh hay dụng ngữ đều chỉ là phương tiện, vấn đề là ở chỗ phương tiện đó có như ngón tay chỉ được mặt trăng hay không mà thôi. Còn đã là phương tiện thì cứ tuỳ nghi mà sử dụng. Người dùng biết tùy cơ mà khai thị được chân lý mới là phương tiện thiện xảo. Bằng không, lấy phương tiện này bỏ phương tiện kia chỉ là trò chấp trước.

thanh niên cho rằng thiền thì phải “bất lập văn tự” nên phải hét chứ không được nói, không biết rằng hét cũng chỉ là một loại ngôn ngữ, hơn nữa, anh chỉ biết tiếng hét qua sách vở văn tự mà thôi, chứ anh có bao giờ được chính tai nghe tiếng hét của Thiền sư Lâm Tế ra làm sao đâu? Và anh có bao giờ biết rằng Lâm Tế hét mà trong tiếng hét hoàn toàn im lặng không?

Trong “bất lập văn tự” thì văn tự không sai mà “lập” mới sai, cũng như trong “tri kiến lập tri” thì tri kiến có thể là Phật tri kiến, Thánh tri kiến, Chánh tri kiến v.v… chỉ có “lập tri” mới đích thực là “vô minh bổn”. (tri kiến lập tri thị vô minh bổn_Một câu trong kinh Thủ Lăng Nghiêm_CT)

Đúng là đối với người giác ngộ thì vạn pháp đều chân, đối với người mê thì muôn sai đều vọng, có chấp cái này bỏ cái kia thì mê vẫn hoàn mê, vọng còn nguyên vọng.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Tiền bối Chiếu-Thanh !
Gã thanh niên cho rằng thiền thì phải “bất lập văn tự” nên phải hét chứ không được nói, không biết rằng hét cũng chỉ là một loại ngôn ngữ, hơn nữa, anh chỉ biết tiếng hét qua sách vở văn tự mà thôi, chứ anh có bao giờ được chính tai nghe tiếng hét của Thiền sư Lâm Tế ra làm sao đâu? Và anh có bao giờ biết rằng Lâm Tế hét mà trong tiếng hét hoàn toàn im lặng không?

Thưa ! Với đoạn văn trên quả thật là bangtam không thể hiểu được nên bangtam chỉ biết mong chờ Tiền Bối chỉ dạy thêm cho .[ bangtam có đọc về chuyện tâm của 2 vị thiền sinh động - chớ không phải lá cờ động - trong Pháp Bảo Đàn Kinh - thì có phải Tiền Bối muốn chỉ Tâm bất động như trong câu trên hay không ?] .
Kính tri ơn Tiền Bối .

KÍNH
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Tiền bối Chiếu-Thanh !
[/COLOR]
Thưa ! Với đoạn văn trên quả thật là bangtam không thể hiểu được nên bangtam chỉ biết mong chờ Tiền Bối chỉ dạy thêm cho .[ bangtam có đọc về chuyện tâm của 2 vị thiền sinh động - chớ không phải lá cờ động - trong Pháp Bảo Đàn Kinh - thì có phải Tiền Bối muốn chỉ Tâm bất động như trong câu trên hay không ?] .
Kính tri ơn Tiền Bối .

KÍNH
bangtam
...hét mà trong tiếng hét hoàn toàn im lặng !
Kính Cô BangTam!
CT chỉ biết trình bày điều mình hiểu thôi! Cao quá thì xin thưa cùng đại chúng vậy và ngử điệu của CT có phần không trau chuốt mặc dù cố gắng lắm mong BT hoan hỉ!

Như chúng ta đi gặp một bà điên, suốt ngày cứ lảm nhãm, nhưng ta thử so sánh "ta và bà điên ấy" có khác nhau chổ nào? "ta" và bà điên ấy khác nhau ở chổ "đối môi không nhấp nháy" mà thôi!
Có phải vậy không? Và còn gì nửa!
Còn khác nhau ở chổ "bà nói thì bà quên liền tức thì còn ta nói có những chuyện không quên liền được". Có phải như vậy không?

Tâm thức của một người chưa giác ngộ thì củng như vậy mà thôi ! đó Phật Học gọi "Thiên lưu", nghĩa là "Suối".
Người nào thoát khỏi "thiên lưu" và đứng nhìn "SUỐI" chảy thì mới là người "Giác Ngộ" (chử GIÁC NGỘ này nên hiểu theo nghỉa là "Thoát").



Thiền Sư Lâm Tế hét, người nghe có nghe được "
hét mà trong tiếng hét hoàn toàn im lặng" hay không? Nghe được thì là môn đồ Thiền Sư, còn nghe chẳng được theo Sư Viên Minh (tác giả câu chuyện) củng là con mọt sách thôi !

Có một câu chuyện Phật :

Có một triết gia đến gặp Phật hỏi như thế này:
_ Thưa Ngài Cù Đàm, "không nói không phải là không nói" Ngài có thể cho con biết sự thật này không?
Đức Phật im lặng.
Lúc sau, triết gia ấy đảnh lể Phật thưa rằng:
_ Bạch Đức Thế Tôn, dưới ánh sáng từ bi của Đức Phật Thế Tôn soi vào tâm con, làm tâm con dứt trừ mê vọng, bước vào Chánh đạo
Ông triết gia nói như thế rối đảnh lể Phật ba lạy rồi về.
Lúc bấy giờ Ngài ANan đứng cạnh Phật không hiểu chuyện gì đã xảy ra nên hỏi Phật.
Đức Phật nói:
_Con chiến mã chỉ thấy bóng roi là phi nước đại.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nam mô thường bất khinh



Một số thiền sinh đang ngồi bàn cải về ý nghĩa một câu kinh. Mỗi người đưa ra một kiến giải khác nhau, ai cũng cho mình đúng, kẻ khác sai.
Sư đi ngang, ngâm bài kệ:

Cũng chỉ một lời kinh
Tuỳ căn cơ sai khác
Kiến giải bất đồng tình
Nam mô Thường Bất Khinh.


Lời góp ý:
Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.
Cho nên, trừ phi các Bậc Giác ngộ đã thấy sự thật không còn y thứ vào ngôn thuyết, những người học Phật khác không nên tự cho chỗ hiểu của mình là tiêu chuẩn.


Với những người đang đi tìm ý nghĩa trong kinh giáo như thế, chắc chắn kiến giải sẽ bất đồng, nhiều môn phái nhiều kinh luận ra đời tranh nhau chỗ đứng, ai cũng tự cho mình là nắm được ý chỉ của Phật, nhưng khó mà biết được ai đúng ai sai, ai tà ai chánh.

Sở dĩ kiến giải khác biệt như thế là do căn cơ trình độ bất đồng, điều đó không thể nào tránh được. Người bi quan một chút sẽ than rằng giáo pháp đã bị lu mờ hoặc xuyên tạc, không còn người liễu giải. Nhưng lạc quan một chút thì sẽ thấy rằng Phật pháp giống như nước mưa, trăm cây ngàn cỏ cứ tuỳ mình sức mà sử dụng. Cây lớn dùng theo sức lớn, cây nhỏ dùng theo sức nhỏ, rồi biến hóa theo cách riêng của mình, đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái mà làm đẹp cho đời.

Đã hưởng được lợi ích của mưa pháp thì tuỳ duyên tuỳ sức mà cống hiến cho đời, đừng nên tranh chấp hơn thua sai đúng. Cái sai không phải ở tầm vóc hiểu biết mà ở chỗ ngã mạn cố chấp cho mình là đệ nhất thiên hạ. Không có kinh giáo nào của Phật tự cho là đệ nhất. Những kinh luận tự cho mình là đệ nhất đều do người sau thêm thắt theo tư kiến tư dục của họ mà thôi.


 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Những chuyện tích _ triết lý Đạo Phật
Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức.
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.
Những ai đã từng suy nghĩ về đạo lý, nhưng tâm trí vẫn còn có điều ngờ vực, sẽ thấy được nơi đây có những điểm tương hợp suy nghĩ của mình. Những ai đã từng nghiêng về chủ nghĩa thần quyền, cho rằng mọi sự thành bại đều không phải tự nơi mình, mà do bởi nơi trời, nơi Phật, sẽ thấy rõ ra rằng nhân quả, nghiệp báo, thật sự là tự mình gây ra và nhận lãnh lấy, dù đó là khổ đau hay an lạc.
Cho đến thông hiểu đạo lý, giác ngộ, giải thoát cũng đều do nơi chính mình. Nếu tự thân không có sự nỗ lực, thì không một vị Phật, Thánh nào có thể cứu độ cho mình được.


Đoàn Trung Còn_
Tỳ Kheo Thích Hồng Tại

Tứ Đại

Ngày kia, đức Phật thuyết pháp với cư sĩ Kê-hoa-đa rằng:
Này Kê-hoa-đa, lúc trước có một vịtỳ-kheo suy nghĩ rằng: “Không biết bốn đại là đất, nước, gió, lửa, tới đâu
là cùng tột?”
Lúc ấy, vị tỳ-kheo liền nhập định. Khi tinh thần và tư tưởng đã yên định, vị ấy dùng thần thông đã chứng đắc để bay lên cõi trời. Này Kê-hoa-đa, bấy giờ vị tỳ-kheo gặp chư thiên theo hầu bốn vị Thiên vương, hỏi rằng:

“Các ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Chư thiên theo hầu bốn vị Thiên vương nghe hỏi như vậy, bèn đáp rằng:

“Bạch đại đức, anh em chúng tôi không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tận. Nhưng còn có bốn vịThiên vương trí đức cao hơn chúng tôi, có lẽ các ngài biết được.”

Vị tỳ-kheo liền đến ra mắt bốn vị Thiên vương và hỏi rằng:

“Các ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Bốn vị Thiên vương nghe hỏi như vậy, bèn đáp rằng:

“Bạch đại đức, chúng tôi không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tận. Nhưng còn có các vThiên Tử ở trên cõi trời Đao-lỵ trí đức cao hơn chúng tôi, có lẽ các ngài biết được.”

Vị Tỳ-kheo đến viếng các vị Thiên tử ở cõi trời Đao-lỵ, nhưng kết quả cũng không tốt hơn. Vị ấy lần lượt đi dần lên, tìm đến đức vua trời Đế-thích.
Rồi vị Tỳ-kheo lên đến cảnh trời Dạ-ma, tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy, đến cảnh trời Đâu-suất, tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy, đến cảnh trời Hóa-lạc và tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy, đến cảnh trời Tha hóa tự tại và tìm gặp vị Thiên chủ ở cảnh ấy. Vị tỳ-kheo đến đâu cũng lập lại câu hỏi trước, nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng, vị ấy nhận được câu trả lời rằng:

“Bạch đại đức, chúng tôi không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tận. Nhưng có đức Đại Phạm thiên
trí đức lớn hơn cả, có lẽ ngài biết được.”

“Các ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Này Kê-hoa-đa, lúc ấy vị tỳ-kheo liền hỏi đến nơi ngự trị của đức Đại Phạm thiên, nhưng không ai biết nơi ngài ngự. Người ta nói khi nào thấy có hào quang chiếu sáng rực rỡ là khi ấy ngài ngự đến.
Vị tỳ-kheo quan sát và chờ đợi, đến khi thấy được hào quang chiếu sáng rực rỡ, vị ấy liền tìm đến và gặp được đức Đại Phạm thiên. Vịtỳ-kheo đến gần bên ngài và hỏi rằng:

“Thưa ngài, ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”
Đức Đại Phạm thiên đáp rằng:

“Phải, ta là Đại Phạm thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài.”

Vị tỳ-kheo liền nói với Đại Phạm thiên rằng:

“Tôi không hỏi rằng ngài có phải là Đại Phạm-thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông
nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài hay không? Tôi chỉ muốn hỏi ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”
Đức Đại Phạm thiên lại đáp rằng:

“Phải, ta là Đại Phạm thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài.”

Vị tỳ-kheo lại hỏi lần thứ ba rằng:

“Thưa ngài, tôi không hỏi rằng ngài có phải là Đại Phạm-thiên, là đấng Chí tôn, Đấng cao cả, thông hiểu
mọi vật, trông nom mọi vật, là đấng tạo hóa, cha chung của muôn loài hay không? Tôi chỉ muốn hỏi ngài có biết đất, nước, gió và lửa tới đâu là cùng tột hay chăng?”

Bấy giờ, đức Đại Phạm-thiên nắm tay vị tỳ-kheo, dẫn đi sang một bên và nói nhỏ rằng:

“Bạch đại đức, hết thảy chư thiên đều ngỡ rằng ta đây thấy biết mọi việc, thấu hiểu mọi việc. Cho nên trước
mặt họ ta không thể đáp ngay lời của đại đức hỏi. Thật ra, chính ta đây cũng không biết bốn chất ấy đến đâu là cùng tột. Tại sao đại đức không đem việc này đến hỏi đức Phật, lại phải lặn lội khắp nơi xa xôi khó nhọc như thế. Xin đại đức cứ trở về hỏi đức Phật, ngài sẽ giảng giải cho đại đức.”

Này Kê-hoa-đa, vị tỳ-kheo liền rời khỏi cung Đại Phạm thiên, nhanh chóng trở về trước mặt ta. Vị tỳ-kheo lễ bái ta một cách cung kính, rồi lui lại, ngồi xuống một bên, hỏi rằng:

“Bạch ThếTôn, các chất đất, nước, gió và lửa đến đâu là cùng tột?”

Khi tỳ-kheo ấy hỏi xong, Ta đáp rằng:

“Này tỳ-kheo, thuở xưa có mấy người lái buôn cùng vượt biển trên một chiếc thuyền, đem theo một con chim. Khi thuyền đi ra rất xa, không còn trông thấy đất liền, họ bèn thả con chim. Chim bay về các phương đông, tây, nam, bắc, và cả bốn phương phụ, tìm chỗ có đất liền để bay đến. Nhưng không thấy ở đâu có đất liền, chim đành bay trở lại thuyền. Tỳ-kheo ơi, ngươi cũng giống như vậy, đã đi khắp nơi, đến tận cõi trời của Đại Phạm thiên, nhưng không ai đáp được câu hỏi ấy, buộc lòng mới phải trở v hỏi Ta.

“Này tỳ-kheo, câu hỏi ấy không phải hỏi như vậy.Ngươi nên hỏi như thế này mới đúng: ‘Bốn chất đất, nước, lửa và gió đến đâu là không còn vững chắc? Hết thảy những tính chất dài ngắn, tốt xấu, thiện ác và hình sắc, tên gọi có thể cùng tận và hoại mất đi chăng?’
“Và nên đáp lại như thế này:
Trong tâm thức không xao động, sáng suốt và bao la, các chất nước, đất, lửa và gió đều không còn vững chắc. Cũng ở trong tâm thức ấy,những sự dài ngắn, tốt xấu, thiện ác và hình sắc, tên gọi đều tan biến hết thảy. Vì vậy cho nên khi tâm đã dứt thì các món kia cũng đều tựnhiên hoại mất hết.
Sau khi nghe Phật thuyết pháp nhưvậy, cưsĩ Kê-hoa-đa trong lòng hết sức vui mừng, hoan hỷ, liền thành kính lễ Phật mà lui ra.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
2. NÓI NHIỀU CÓ HẠI​


Lúc ấy, Phật đang ởtại thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Nhân chuyện tỳ-kheo Cổ-cát-ly-ca
vừa bỏ mình, Phật dạy rằng: “Tỳ-kheo ấy mạng vong cũng là do lời nói. Trong nhiều đời trước, tỳ-kheo ấy cũng đã từng phải chịu cái chết tương tự như vậy.” Liền đó, đức Phật thuật lại chuyện tiền thân đời trước như thế này:
“Thuở xưa, lúc vua Phạm-ma-đạt-đa đang trị tại thành Ba-la-nại, có vị Bồ-tát giáng sanh vào nhà một
quan cận thần có thế lực. Khi lớn lên, ngài được phong chức tể tướng, trở thành một đại thần chuyên lo những việc về chánh trị và tôn giáo. Lúc ấy, vua có thói quen nói quá nhiều. Khi vua đã nói thì không còn biết nhường lời cho ai nữa. Bồ-tát muốn làm cho vua bỏ thói quen xấu ấy đi. Ngài suy nghĩ để tìm một phương cách.
Thuở ấy, tại miền Hy-mã-lạp-sơncó con rùa ở dưới một cái hồ. Một hôm, có hai con vịt trời nhân khi đi kiếm ăn, làm quen và thành ra thân thích với rùa. Đã làm bạn với nhau rồi, hai con vịt mới nói với rùa rằng: “Chị ơi! Trong vùng Hy-mã-lạp-sơn có một đỉnh núi đẹp gần cái hốvàng. Đó là chỗ bọn em ở. Chỗ đó ở sướng lắm. Chị hãy lên đó với hai em.” Rùa đáp: “Chị đây nặng nề, chậm chạp, làm sao đi với hai em được?” Vịt trả lời: “Chúng em sẽ đem chị đi. Nhưng chị phải ngậm miệng không được nói năng gì hết.” Rùa nhận: “Được, chị sẽ biết giữ gìn, hai em cứ đem chị cùng đi với.”
Hai con vịt đưa một cái cây cho rùa ngậm. Rồi chúng dùng mỏ cắn chặt hai đầu cây và bay trên không. Có một lũ trẻ thấy rùa nhờ hai con vịt đưa đi, cùng nhau la rằng: “Xem kìa, hai con vịt dùng một khúc cây mà đem con rùa đi.” Rùa nghe vậy, liền buộc miệng nói: “Hai em ta đưa ta đi như thế nào, can hệ gì tới bọn bay, lũ trẻ ác độc kia.” Nhưng nó vừa mở miệng thì, ôi thôi, đã rơi ra khỏi khúc cây rồi.Hai con vịt bay nhanh quá, nên lúc ấy đã tới thành Ba-la-nại, ngang bên trên cung vua. Rùa rơi vun vút từ
trên cao xuống, ngay trước sân của vua, mu nó đập mạnh xuống sân gạch bể ra làm hai miếng, chết ngay lúc ấy. Mọi người nhìn thấy đều lấy làm lạ, gọi nhau nói rằng: “Có một con rùa rơi từ trên không trung xuống trước cung vua và bể ra làm hai mảnh.” Vua liền ngự đến xem cùng với cảquần thần. Vua hỏi quan tểtướng là Bồ-tát rằng: “Này hiền khanh, con rùa ấy vì sao mà từtrên không trung rơi xuống chết ở đây?” Bồ-tát tựnghĩ: “Lâu nay ta đang tìm lời thích hợp đểthức tỉnh nhà vua. Đây quảlà dịp tốt rồi. Ta quan sát biết con rùa này đã làm bạn với hai con vịt. Hai con vịt ấy rủnó đi chơi lên vùng Hy-mã-lạp-sơn. Nó nghe theo và ngậm vào một khúc cây, nhờvịt cắn hai đầu cây đưa đi. Khi nghe tiếng lũtrẻla, nó không ngậm được, mởmiệng ra nói nên rớt từtrên không trung xuống mà chết trước sân cung vua.” Ngài liền tâu rằng: “Tâu Bệ hạ, những kẻ không biết giữ gìn lời nói, thường hay gặp nạn chết người.” Rồi ngài đọc một bài kệrằng:
Rùa kia số chết chỉ vì mình,
Hay nói làm chi, chẳng nín thinh!
Trước đã miệng ngậm cây chắc chắn,
Sau vì ngứa lưỡi phải tan thân.
Lấy đó làm gương đểgiữmình,
Hoặc là khéo nói, hoặc lặng thinh,
Thân rùa đã nát, còn tiếng xấu,
Những ai hay nói hãy xét mình.
Vua nghe xong, nghĩrằng: “Lời nói này là hướng về ta đó.” Vua liền nói với Bồ-tát: “Hiền khanh muốn cảnh tỉnh ta đó chăng?” Bồ-tát nói: “Tâu bệhạ, dầu cho là bệ hạ hay bất cứ người nào khác, nếu nói quá nhiều mà không cẩn thận lời nói, cuối cùng đều phải gặp nạn như thế cả.”
Từ đó vềsau, vua bỏ được thói quen hay nói nhiều, và rất thận trọng trong lời nói.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Một đứa la lớn:

- Anh em ơi! Ra đây coi nè! Hai con cò tha một con rùa! A ha! Vui quá!

Bọn trẻ đồng thanh la ầm lên, một thằng lớn nhất trong bọn hét lên:

- A ha! Thật giống hai thằng mổng dắt một anh thầy bói! A ha! Thầy bói! Thầy bói!

Không dằn được tức giận, rùa định bụng trả lời: "Mặc kệ chúng tao, mắc mớ gì chúng mày. Đồ nhãi con!" Nhưng tội nghiệp thay, vừa mới mở miệng, rùa ta đã rơi xuống và tan thân vì đụng nhằm tảng đá.

Đức Phật dạy: "Ở đời biết bao nhiêu người vì không giữ được cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa như trường hợp con rùa trên đây. Vậy phải nên giữ gìn cái miệng".

Chép một đoạn trong bài "Họa Tùng Khẩu Xuất" của quyển sách "Những Câu Chuyện Thiện Ác, do Thích Tâm Thuận sưu tập, trang 9-15" nói về cái chết của con rùa... Trong chuyện kể có hai từ "thằng mổng" tôi không hiểu nghĩa là gì! Kính xin bác và quý vị giải thích dùm, vì xa quê quá lâu nên không nhớ hiểu được.

Kính.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính huynh Tuấn Tú!
Về câu hỏi của Huynh CT củng chẳng biết nửa! . Nhưng thiết nghỉ 'Đây củng là câu hỏi ngoài lề, thuộc về danh tự nên Huynh hỏi ngay tác giả vậy.'
Về danh tự thì thường theo trào lưu, theo thổ ngữ, theo ... thí dụ như ở Việt nam bây giờ có từ "tuổi xì_tin", mấy ông cụ, bà lảo thì bó tay luôn.
Nói nhiều có hại, thôi vậy hén.
Chỉ biết là vui khi có huynh đọc bài!
Kính.
Chuyện bầy khỉ

Thuở xưa ở một vùng biển có cụm rừng chạy dài hàng mấy trăm dặm. Trong rừng có hơn năm trăm con khỉ sinh sống. Một hôm, trên mặt biển bổng xuất hiện một hòn núi bọt, cao và rộng mấy trăm thước, trông giống như một hòn núi tuyết. Hòn núi ấy trôi theo dòng nước tấp vào bờ.
Bầy khỉ nhìn thấy nói với nhau rằng: "Nếu ta nhảy lên hòn núi nầy thì tha hồ chạy nhảy vui chơi, chắc là thích thú lắm!"

Một con nhảy lên đầu tiên, lún tuộc xuống rất nhanh vào trong bọt nước chìm xuống đáy biển sâu. Những con khỉ khác thấy vậy ngac nhiên nói:"Quái, sao nó ở lâu quá vậy, chắc là phía sau hòn núi có điều gì thích thú nên ở mãi chẳng chịu ra!"

Cả bọn nhảy nhót tranh nhau đến gần hòn núi bọt. Rồi kéo nhau nhảy ùm "lên" hòn núi bọt khổng lồ ấy . Tất cả đều chết chìm dưới đáy biển sâu.
Nhân chuyện ấy, Đức Phật thuyết giảng rằng:


Biển kia, là biểu hiện của vòng sanh tử trầm luân. Hòn núi bọt tượng trưng cho ngủ uẩn hợp thành thân thể. Bầy khỉ tức là tâm mê vọng của con người. Vì không nhận biết rằng thân thể ngũ uẩn chẳng phải là có thật, nên con người luôn bị những tình dục và sự ham muốn làm cho tối tăm, u ám, chìm mãi vào biển khổ luân hồi mà không thể thoát ra được.”
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính chú Chiếu Thanh !

Hoangtri thấy chủ đề này đa phần chỉ là những câu chuyện Phật giáo, chứ không có CHẤT THIỀN, mà để chễm chệ trong Box Thiền Tông thì thấy ........hơi không được thích hợp.

Theo h/t thì trong Chuyên Mục Các vấn đề liên quan Phật giáo có box Thơ & Truyện Phật giáo, chỗ đó có lẻ thích hợp cho chủ đề này hơn.

Ý các Mod thế nào ? Nếu chú Chiếu Thanh đồng ý thì tự tay di chuyển đi nhé !

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính chú Chiếu Thanh !

Hoangtri thấy chủ đề này đa phần chỉ là những câu chuyện Phật giáo, chứ không có CHẤT THIỀN, mà để chễm chệ trong Box Thiền Tông thì thấy ........hơi không được thích hợp.

Theo h/t thì trong Chuyên Mục Các vấn đề liên quan Phật giáo có box Thơ & Truyện Phật giáo, chỗ đó có lẻ thích hợp cho chủ đề này hơn.

Ý các Mod thế nào ? Nếu chú Chiếu Thanh đồng ý thì tự tay di chuyển đi nhé !

Kính !
Kính Tổng Quản HoangTri
Xin Hoangtri tùy ý xếp đặt lại.
Theo CT thì, xin thưa rằng, lời Phật dạy đầy đủ chất Thiền, Tịnh, Mật. Như câu dạy của Lục Tổ với Thầy Huệ Minh.
Huệ Minh nghe nói rồi, liền rất tỏ sáng, lại hỏi: “Ngoài các lời nói và ý chỉ mật nhiệm do trên truyền xuống từ xưa đến nay, còn có ý chỉ mật nhiệm nào nữa chăng ?”

Huệ Năng này nói: “Chỗ tôi nói với ông đó, chẳng phải mật nhiệm (kín-nd). nếu ông soi trở vào trong , thì thấy chỗ mật nhiệm ấy ở bên ông.”
Củng vậy, chất Thiền, hay Tịnh hay Mật là tùy ở từng căn cơ, còn lời dạy của Phật chỉ có một.
Thí dụ nhỏ: Bốn chất hay gọi là tứ đại: đất, nước, gió, lửa, trong tâm của chúng sinh thì bốn chất đó củng còn có Thiện và bất thiện. Lửa nung nấu thức ăn, sưởi ấm là lửa thiện, Lửa thêu rụi mấy chục căn nhà là lửa bất thiện. Nước giúp cây trái sinh trưởng, mùa màng xanh tốt là nước thiện, nước tràn bờ vở đê ngập lụt gây bao cảnh tang thương là nước bất thiện.
v.v.
Đây là chất Thiền chứ còn gì nửa!
Còn muốn nói nhiều nửa, nhưng nghỉ lại, "Nói nhiều,có hại" nên thôi. tùy ý hoangtri xếp đặt.
Thành kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top