- Tham gia
- 27/10/06
- Bài viết
- 1,775
- Điểm tương tác
- 90
- Điểm
- 48
Chương 20
Hãy Làm Điều Khó Thể Làm Đưọc
Chúng ta thường tự hạn chế trong nhiều công việc bằng cách nghĩ rằng việc nầy, việc nọ không thể thực hiện đưọc hay khả năng chúng ta chỉ có giới hạn. Nhất là trong lãnh vực tâm linh. Thật ra, nếu chúng ta có thể bỏ qua ý nghĩ về công việc khó khăn không thể thực hiện, bỏ qua những đắn đo vụn vặt -cái ta thích hay không thích, những lo âu, sợ hãi, bất mãn- chúng ta có thể tiếp thu đưọc bao bài học mới.
Chúng ta thật sự chỉ biết rất ít về những gì hiện hữu trên thế giới. Những gì chúng ta cảm nhận đưọc qua các giác quan chỉ là một phần rất nhỏ trong cái tổng thể. Các chú ong có thể nhìn thấy đưọc ánh sáng của những tia cực tím, trong khi ta không thấy đưọc. Các chú chó có thể nghe đưọc những âm thanh mà tai ta không thể nào tiếp nhận. Đó là những sinh vật kém hơn ta, nhưng đã có những giác quan vượt trội hơn ta. Và đó cũng chỉ là một vài thí dụ trong biết bao điều có thể xảy ra trong vũ trụ mà ta không hề biết tới. Sự thiếu hiểu biết khiến chúng ta tự hạn chế mình biết bao.
Chúng ta cảm thấy gần gủi với các phát minh tiến bộ khoa học, hơn là những tiến bộ tâm linh. Mọi người đều đưọc hưởng ích lợi từ các tiến bộ khoa học. Năm mươi năm trước nói đến việc lên mặt trăng là điều không tưởng, một trò đùa. (Nhưng nếu các nhà khoa học không nghĩ điều đó có thể thực hiện đưọc, họ đã không tìm tòi nghiên cứu để cuối cùng làm ra đưọc các hỏa tiễn phóng lên cung trăng). Vậy mà bây giờ, chưa hết một đời người, ta đã coi việc thám hiểm không gian là điều tự nhiên. Một điều tưởng chừng không tưởng đã thành hiện thực.
Những điều tương tự cũng có thể xảy ra trong lãnh vực tâm linh và thiền định. Không ai có thể giới hạn những gì ta có thể đạt đưọc trong thiền định, trong việc vun trồng ngôi vườn tâm linh hay lòng tin của chúng ta. Không có gì có thể ngăn trở chúng ta thực hiện điều gì -trừ sự ngăn trở từ chính chúng ta khi nghĩ rằng có bao chướng ngại không thể vượt qua đang bủa vây ta. Nhưng nếu ta có thể thay đổi cách nhìn, dám nghĩ đến những điều chúng ta có thể thực hiện đưọc, thì không tưởng có thể trở thành hiện thực. Trong cuộc đời, cũng như trong thiền định, không có gì vượt quá khả năng của ta. Ta có thể nhiếp tâm, đi sâu vào nhiều trạng thái thiền định, một khi ta đã có thể vượt qua những chướng ngại.
Chúng ta cần biết chấp nhận những gì đang có, biết từ bỏ những thói quen cũ. Biết tùy duyên, biết buông xả là những yếu tố quan trọng giúp ta thiền quán thành công. Chúng ta nương theo hơi thở, buông bỏ những suy nghĩ theo thế tục, là những suy nghĩ tự nó cũng không thật. Trong khi sự thật là vô thường, khổ và vô ngã. Tất cả những thứ khác chỉ là tư duy, ý kiến cá nhân. Nếu tâm ta luôn chứa đầy tất cả những gì ta đã suy nghĩ, đã nói năng trong ngày, thì còn chỗ nào cho sự nhiếp tâm, cho thanh tịnh, và tri kiến? Nếu ta cứ để tâm luôn phóng theo điều nầy, ý nọ, thi làm sao ta có thể đột nhiên bắt nó ngưng lại, mỗi khi ngồi xuống chiếu thiền?
Có thể chẳng bao giờ chúng ta có thể giải thích đưọc. Nhưng chình lòng thiết tha đưọc đạt đạo sẽ hướng dẫn chúng ta tìm đến sự hoàn mỹ. Nếu không có lòng thiết tha nầy, ta sẽ không bao giờ có thể chịu đựng nỗi những đau đớn, khó chịu nơi thân mà tiếp tục hành thiền. Không cần ai phải nhắc nhở ta vẫn biết rằng có nhiều thứ ta chưa đưọc nếm trãi trong cuộc sống. Ta tự biết rằng còn có sự thanh tịnh, bình an sâu thẳm của nội tâm mà ta chưa đạt đến đưọc.
Chúng ta cần phải phát huy tâm tối đa. Cần đạt đến một thế giới hoàn toàn khác, nơi mà tất cả những lo toan của cuộc sống thế gian không có mặt. Nói thế không có nghĩa là ta phải dẹp bỏ tất cả mọi công việc, bổn phận, trách nhiệm hay sinh hoạt hằng ngày của mình, nhưng ta không đưọc để chúng ảnh hưởng đến ta. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục chăm sóc hoa cỏ trong vườn, vẫn nấu ăn, may mặc, làm việc. Đó là những việc cần phải làm trong cuộc sống, chúng ta vẫn làm như thường nhật, nhưng hãy giữ tâm trong sáng, không vướng mắc. Hãy để tâm không buồn giận, thắc mắc hay buông lung. Kinh Đại Phước đã diển tả các vị A La Hán như sau: "Dầu ở trong cuộc sống thế tục, tâm của các vị không hề bị ô nhiễm. Không vướng bận, không lo buồn, luôn vững chãi, đó là những phước báu cao cả nhất". Điều đó không có nghĩa là ta không đưọc để tâm đến chuyện thế tục, nhưng phải có tâm phóng khoáng, không bị chướng ngại, ta sẽ có cái nhìn nội tâm hoàn toàn khác với người đời. Có đưọc cái nhìn đó đòi hỏi nhiều công sức, vì chúng ta cần có khả năng xả bỏ mọi thứ. Có thể chúng ta cũng nghe tiếng pháo, nhưng xả bỏ không nghĩ đến tiếng pháo. Muốn làm đưọc như thế, cần phải có sức mạnh tâm linh, một ý chí cứng rắn. Do đó, ta cần phải phát triển những sức mạnh đó -và cả lòng tha thiết, tin cậy vào sự tu tập của mình- nếu không, ta chỉ lãng phí thời gian, và sự hành thiền của ta cũng chỉ là hy vọng, cầu mong.
Hãy Làm Điều Khó Thể Làm Đưọc
Chúng ta thường tự hạn chế trong nhiều công việc bằng cách nghĩ rằng việc nầy, việc nọ không thể thực hiện đưọc hay khả năng chúng ta chỉ có giới hạn. Nhất là trong lãnh vực tâm linh. Thật ra, nếu chúng ta có thể bỏ qua ý nghĩ về công việc khó khăn không thể thực hiện, bỏ qua những đắn đo vụn vặt -cái ta thích hay không thích, những lo âu, sợ hãi, bất mãn- chúng ta có thể tiếp thu đưọc bao bài học mới.
Chúng ta thật sự chỉ biết rất ít về những gì hiện hữu trên thế giới. Những gì chúng ta cảm nhận đưọc qua các giác quan chỉ là một phần rất nhỏ trong cái tổng thể. Các chú ong có thể nhìn thấy đưọc ánh sáng của những tia cực tím, trong khi ta không thấy đưọc. Các chú chó có thể nghe đưọc những âm thanh mà tai ta không thể nào tiếp nhận. Đó là những sinh vật kém hơn ta, nhưng đã có những giác quan vượt trội hơn ta. Và đó cũng chỉ là một vài thí dụ trong biết bao điều có thể xảy ra trong vũ trụ mà ta không hề biết tới. Sự thiếu hiểu biết khiến chúng ta tự hạn chế mình biết bao.
Chúng ta cảm thấy gần gủi với các phát minh tiến bộ khoa học, hơn là những tiến bộ tâm linh. Mọi người đều đưọc hưởng ích lợi từ các tiến bộ khoa học. Năm mươi năm trước nói đến việc lên mặt trăng là điều không tưởng, một trò đùa. (Nhưng nếu các nhà khoa học không nghĩ điều đó có thể thực hiện đưọc, họ đã không tìm tòi nghiên cứu để cuối cùng làm ra đưọc các hỏa tiễn phóng lên cung trăng). Vậy mà bây giờ, chưa hết một đời người, ta đã coi việc thám hiểm không gian là điều tự nhiên. Một điều tưởng chừng không tưởng đã thành hiện thực.
Những điều tương tự cũng có thể xảy ra trong lãnh vực tâm linh và thiền định. Không ai có thể giới hạn những gì ta có thể đạt đưọc trong thiền định, trong việc vun trồng ngôi vườn tâm linh hay lòng tin của chúng ta. Không có gì có thể ngăn trở chúng ta thực hiện điều gì -trừ sự ngăn trở từ chính chúng ta khi nghĩ rằng có bao chướng ngại không thể vượt qua đang bủa vây ta. Nhưng nếu ta có thể thay đổi cách nhìn, dám nghĩ đến những điều chúng ta có thể thực hiện đưọc, thì không tưởng có thể trở thành hiện thực. Trong cuộc đời, cũng như trong thiền định, không có gì vượt quá khả năng của ta. Ta có thể nhiếp tâm, đi sâu vào nhiều trạng thái thiền định, một khi ta đã có thể vượt qua những chướng ngại.
Chúng ta cần biết chấp nhận những gì đang có, biết từ bỏ những thói quen cũ. Biết tùy duyên, biết buông xả là những yếu tố quan trọng giúp ta thiền quán thành công. Chúng ta nương theo hơi thở, buông bỏ những suy nghĩ theo thế tục, là những suy nghĩ tự nó cũng không thật. Trong khi sự thật là vô thường, khổ và vô ngã. Tất cả những thứ khác chỉ là tư duy, ý kiến cá nhân. Nếu tâm ta luôn chứa đầy tất cả những gì ta đã suy nghĩ, đã nói năng trong ngày, thì còn chỗ nào cho sự nhiếp tâm, cho thanh tịnh, và tri kiến? Nếu ta cứ để tâm luôn phóng theo điều nầy, ý nọ, thi làm sao ta có thể đột nhiên bắt nó ngưng lại, mỗi khi ngồi xuống chiếu thiền?
Có thể chẳng bao giờ chúng ta có thể giải thích đưọc. Nhưng chình lòng thiết tha đưọc đạt đạo sẽ hướng dẫn chúng ta tìm đến sự hoàn mỹ. Nếu không có lòng thiết tha nầy, ta sẽ không bao giờ có thể chịu đựng nỗi những đau đớn, khó chịu nơi thân mà tiếp tục hành thiền. Không cần ai phải nhắc nhở ta vẫn biết rằng có nhiều thứ ta chưa đưọc nếm trãi trong cuộc sống. Ta tự biết rằng còn có sự thanh tịnh, bình an sâu thẳm của nội tâm mà ta chưa đạt đến đưọc.
Chúng ta cần phải phát huy tâm tối đa. Cần đạt đến một thế giới hoàn toàn khác, nơi mà tất cả những lo toan của cuộc sống thế gian không có mặt. Nói thế không có nghĩa là ta phải dẹp bỏ tất cả mọi công việc, bổn phận, trách nhiệm hay sinh hoạt hằng ngày của mình, nhưng ta không đưọc để chúng ảnh hưởng đến ta. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục chăm sóc hoa cỏ trong vườn, vẫn nấu ăn, may mặc, làm việc. Đó là những việc cần phải làm trong cuộc sống, chúng ta vẫn làm như thường nhật, nhưng hãy giữ tâm trong sáng, không vướng mắc. Hãy để tâm không buồn giận, thắc mắc hay buông lung. Kinh Đại Phước đã diển tả các vị A La Hán như sau: "Dầu ở trong cuộc sống thế tục, tâm của các vị không hề bị ô nhiễm. Không vướng bận, không lo buồn, luôn vững chãi, đó là những phước báu cao cả nhất". Điều đó không có nghĩa là ta không đưọc để tâm đến chuyện thế tục, nhưng phải có tâm phóng khoáng, không bị chướng ngại, ta sẽ có cái nhìn nội tâm hoàn toàn khác với người đời. Có đưọc cái nhìn đó đòi hỏi nhiều công sức, vì chúng ta cần có khả năng xả bỏ mọi thứ. Có thể chúng ta cũng nghe tiếng pháo, nhưng xả bỏ không nghĩ đến tiếng pháo. Muốn làm đưọc như thế, cần phải có sức mạnh tâm linh, một ý chí cứng rắn. Do đó, ta cần phải phát triển những sức mạnh đó -và cả lòng tha thiết, tin cậy vào sự tu tập của mình- nếu không, ta chỉ lãng phí thời gian, và sự hành thiền của ta cũng chỉ là hy vọng, cầu mong.