Phật Tri Kiến

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
664
Điểm tương tác
601
Điểm
93
Bài 9.- (Nhập) Tri- Kiến (kiểu) Phật (của chính ta) ?

PHẬT là GIÁC.

Kinh thường nói: Chỉ PHẬT với Phật mới biết Được THẬT NGHĨA. - Ý là PHẬT (toàn giác) nói kinh cho chúng sanh nghe.- Chỉ khi nào Chúng Sanh "Giác" (tức Phật ) mới thấy được THẬT NGHĨA.- Nghĩa là phải dùng Giác Tâm, Giác Tánh, Giác Tri Kiến mới thấy được THẬT NGHĨA.
Giác Tâm, Giác Tánh, Giác Tri Kiến Ở kinh Pháp Hoa gọi là TRI KIẾN PHẬT.

Dùng TRI KIẾN PHẬT mới tri nhận được THẬT TƯỚNG, THẬT NGHĨA mà PHẬT TOÀN GIÁC dạy.

Thế nào là TRI KIẾN PHẬT ?

Đáp: Tri kiến Phật. Không có nghĩa là Tri Kiến (của) Phật.- Mà là Tri- Kiến (kiểu) Phật (của chính ta).

Kinh Pháp Hoa nói: "Các đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai tri kiến Phật để được thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời."

Thế nào là : Tri- Kiến (kiểu) Phật (của chính ta) ?
Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tri kiến Vô Kiến tư tức Niết Bàn. Tri kiến lập Tri, tức vô minh bổn".
Nghĩa là: Thấy biết mà vựng lập nơi Thấy biết là gốc của Vô Minh; Thấy biết mà không vựng lập nơi Thấy biết là gốc Niết Bàn.

Các Kinh điển hệ Nikaya có nói về 4 cấp độ Tri kiến:

+ Tưởng tri: giống như đứa trẻ không biết gì khi trông thấy đồng tiền, vì nó chỉ thấy cái tướng của đối tương như màu xanh, vv. Hoặc như người chưa có Chánh kiến, chỉ thấy biết bằng tưởng uẩn.

+ Thức tri: Sự biết bằng 6 giác quan, bằng Ý thức phân biệt.

+ Thắng tri (abhijànàti) nghĩa là thấy biết thù thắng, vượt lên trên sự hiểu biết thông thường của thế gian, sự thấy biết đưa đến ly tham, phát khởi nhờ tu tập Tăng thượng giới (Adhisìla), Tăng thượng tâm (Adhicitta), Tăng thượng trí tuệ (Adhipanna), thấy biết trực diện, thuộc Chánh niệm (Sammàsati) và Chánh định.

+ Liễu Tri: Sự Thấy biết của Bậc giác Ngộ, không còn Vô minh che tâm.

* Trong kinh Pháp Môn Căn Bản (Kinh Trung Bộ), Thế Tôn nói có đến 4 hàng người:
Phàm Phu (giống đứa bé) thì TƯỞNG TRI về sanh vật đến chư thiên.
Hữu học (giống người nhà quê) thì có thể THẮNG TRI về sanh vật đến chư thiên
A La hán (giống người nhà quê) thì đã THẮNG TRI về sanh vật đến chư thiên.
Phật (giống người đổi tiền) thì LIỄU TRI về sanh vật đến chư thiên.

Kính các Bạn:

+ Tưởng Tri và Thức Tri là Tri Kiến Phàm phu và chúng sanh.- Nó đầy dẩy phân biệt, suy lường theo Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.- Nên là Vọng Tưởng, Vọng Tâm.

  • Thắng Tri: Là sự Thấy biết qua Thiền Định của Thanh Văn Duyên Giác.
  • Liễu Tri: Là ""Tri kiến Vô Kiến tư tức Niết Bàn".- Sự Thấy biết bằng Thập Trí Lực của Chư Phật, Thấy biết Như Thị Nhân, Như Thị Duyên, Như Thị Cứu Cánh Bản mạc. v.v....- Đây là TRI KIẾN PHẬT.

Như vậy.

  • Chúng ta nên tự quán, tự chiếu xem mình dùng cái Tri kiến nào để Văn- Tư- Tu hầu tri nhận được THẬT NGHĨA của Kinh Phật dạy.
  • Điều trọng yếu là chúng ta nên sống bằng Tri- Kiến (kiểu) Phật (của chính ta).- Đó là Nhập Tri Kiến Phật.
Phật Tri Kiến ? Va_phy11
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Kính thầy Viên Quang và mọi người !

Tại sao kinh nói Phật tánh Như Như Bất Động?

Như trước là đương thể

Như sau là dụng Thể

Vì trí Liễu nhất thể nên đang khởi tức đang Viên.

Trước sau đều viên nên nói Như Như Bất Động

Tuy trí sanh khởi mà khởi để biết sự viên mãn đang tiếp diễn nơi Nhất Thể nên sinh mà được cảm thọ sự tự tại vui vẻ trong Viên Mãn :D

Thực tánh Vô Minh tức Phật Tánh

Trên đường Vô Minh là đường Vô Sanh


Hì hì. :D
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
664
Điểm tương tác
601
Điểm
93
Bài 10.- Tri Kiến Phật tìm thấy ở đâu ?

Kinh Pháp Bảo Đàn, có pháp thoại:
"Tổ lấy áo cà-sa che quanh, chẳng cho ai trông thấy, rồi giảng kinh Kim Cang cho nghe. Đến câu ‘Nên sanh tâm từ nơi chỗ chẳng trụ vào đâu cả.’ Huệ Năng vừa nghe liền đại ngộ, hiểu rằng hết thảy muôn pháp chẳng rời tự tánh. Liền bạch Tổ rằng: ‘Ngờ đâu tự tánh vốn tự thanh tịnh. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Ngờ đâu tự tánh vốn tự đầy đủ. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng lay động. Ngờ đâu tự tánh sanh ra muôn pháp.’ " (Hết trích. )
Kính các Bạn. Tự Tánh của Ta có đủ cả. Có cả TRI KIẾN PHẬT đó.
Kinh Đại Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh."
Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.(hết trích)
Kính các Bạn:
Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ.
Xoay lại tự Tâm, không theo ngoài cảnh.- Dùng cái Tri kiến Phật ấy, Tức là Phật Tâm của ta lắng nghe Đức Phật toàn giác nói Thật Nghĩa. Ấy là:
“Duy PHẬT (toàn Giác) dữ Phật (Phật Tâm ta) nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng (Thật nghĩa)”.
Tóm lại: Tri được Tâm mình, Thấy được Tánh mình (Thấy Phật Tánh).- Tức là Thấy biết Chân Tâm Thật Tánh là Tri Kiến Phật.- Sống bằng Tri Kiến Phật ấy- Là Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.- Sở dĩ chúng sanh không thấy biết được Tri Kiến Phật ấy.-
là do chấp Ngã và Chấp Pháp mà bị che chướng. Như bài kệ dạy:
Nhất pháp năng minh vạn Pháp Đồng,
Chỉ nhơn sai biệt (Tưởng- Thức Tri) trí nan thông.
Cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,
Chấp trước na năng liễu Tánh Không.

nghĩa:
Đắc nhất tâm thì liễu đạt chỗ 84 vạn pháp môn đều vô phân biệt (Không).
Do vậy, kẻ thấy có sự sai biệt chỉ bởi do trí chưa khai thị Phật tri kiến.
Muốn đắc chỗ huyền vi (Đạo) ấy thì tâm phải ly rời danh, sắc.
Bởi còn bám chấp vật thì làm sao liễu đạt Tánh Không,
(Bác Trừng Hải dịch thoát)

Phật Tri Kiến ? Lic_tz11

Nghĩa là: Không còn các chấp mắc thì Chân Tâm- Phật Tánh đã sẳn Tri Kiến Phật.- Ngộ Nhập Tri Kiến Phật tức là Ngộ Nhập Chân Như Tâm.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
664
Điểm tương tác
601
Điểm
93
Bài 11.- Là cách nào để loại trừ các chấp mà vào Tri kiến Phật ?

Như trên chúng ta đẫ thấy: Tri Kiến Lập Tri là Vô Minh- Tri Kiến Vô Kiến là Tri Kiến Phật.- Mà Vô Minh chính là Các Chấp Ngã và Pháp. Chúng là "Vọng Thức".

Muốn nhập Tri Kiến Phật.- Chúng ta cần loại trừ "Vọng Thức" (Ngã Chấp- Pháp Chấp) mà thể nhập "Chơn Thức".

Thế nào là Vọng Thức & Chơn Thức ?

* Chơn Thức.- Tức CHƠN GIÁC là gì ?

Đáp:

* Chơn Thức.- Tức CHƠN GIÁC là:
Mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một "Thức" - qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay, thức đó là Chơn thức , chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan CHƠN GIÁC.- Đức Phật dùng Giác Trí này để thuyết Kinh thuộc Tục Đế.- Đây là PHẬT TRI KIẾN.

* Vọng Thức là gì là:
Cũng nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Qua một sát-na sau, thức ấy lập lại mà ta xem như là còn lưu lại, đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên.- Vì có sự định kiến của sở tri, của thất tình, lục dục xen vào.- Nên thành Vọng Thức .- Vọng thức là Tri Kiến Lập Tri, Tri Kiến Chúng Sanh.(Cần phải hóa giải để vào Nguyên Thức).

Nói chung Lục căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần ( sanh ra Lục Thức Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp) hay gọi là Tâm Thức (Do ý trí tác động bởi các Căn sanh ra Cảm Giác và Giác Thức). Trong đời sống, tâm lý được biểu hiện bằng tình cảm, lý trí và hoạt động. Kinh qua học hỏi, va chạm trong cuộc sống, tâm chúng ta đã chứa đựng trong tàng thức những tri kiến hỗn tạp. Sáu thức ra vào sáu căn, nhân đó có tham trước muôn cảnh tạo thành nghiệp dữ, che khuất bổn thể chơn như. Do ba độc (Tham Sân Si) sáu giặc (lục thức hay sanh lục tặc), nên chúng ta bị mê hoặc và rối loạn thân tâm, trôi giạt trong sanh tử luân hồi, lăn lóc trong sáu đường (lục đạo: Thiên, Nhơn, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy và Địa Ngục), chịu cảnh khổ đau. Nghiệp thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi. "Vọng Hiện" của chơn tâm là vọng Tâm.

* Vọng Thức là chạy theo trần cảnh và giác quan, chạy theo sự thấy, nghe, hay, biết cuốn theo đệ nhị sát na.

* Chơn Giác là chơn Thức, lúc chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan Đệ nhất sát na.- khế hợp Chân Như.- Là PHẬT TRI KIẾN.

* Cũng gọi là Chân Như là Bản Thể Tâm,- Là PHẬT TRI KIẾN. .

* Bản Thể và Vọng Hiện vốn không tách rời.- Chỉ đừng Lầm Chấp là Khế hợp Chân Như.

* Nhiều người theo Phật giáo chỉ chú trọng đến vô thường, vô ngã mà quên biến mất Chân Thường, Chân Ngã. Như vậy mới là biết Biến Thiên chưa biết Hằng Cửu, mới biết hiện tượng chưa biết Bản Thể, mới biết Luân Hồi chưa biết Niết Bàn.

Biết Hiện Tượng, chưa biết Bản Thể gọi là chưa "Nhập Tri Kiến Phật"; thấy Bản Thể mà không thấy hiện tượng cũng chưa gọi được là "Ngộ Tri Kiến Phật" .

Giác Ngộ là phải thông suốt lẽ biến - hằng, thông suốt hai phương diện thể dụng trong trời đất và lòng người.

Nhiều người khảo cứu về Đạo Phật rất bạo dạn khi nói về thuyết vô ngã Anatta, Anatman, nhưng không dám đả động đến Chân Ngã. Nhưng may thay, cũng còn có nhiều người dám bàn về Chân Ngã, ... nhiều cổng chùa, còn có viết bốn chữ đại tự: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (đó là sự mai mắn của người học Đạo Phật).

Kinh Đại Niết Bàn viết: «Kiến nhất thiết Không, bất kiến bất Không, bất danh Trung Đạo, nãi chỉ kiến nhất thiết Vô Ngã, bất kiến Ngã giả, bất danh Trung Đạo. Trung Đạo giả, danh vi Phật Tánh.»
nghĩa là:
«Thấy tất cả đều là 'Không', mà chẳng thấy cái 'chẳng Không', thì chẳng gọi là Trung Đạo, thấy tất cả là 'Vô Ngã' mà chẳng thấy có 'Ngã' thì cũng chẳng gọi là Trung Đạo. Trung Đạo ấy gọi là Phật Tánh.»

Chủ trương Phật giáo chính là: con người hữu hạn hàm tàng Chân Như vô hạn. Như vậy, phương châm và mục đích tu luyện sẽ được vạch rõ:

Từ Vọng Ngã nhỏ hẹp ta sẽ phát huy Đại Ngã rộng lớn, mênh mông; trong sắc thân phàm tục, ta sẽ cố phát huy pháp thân siêu việt; trong phàm thân dễ bị hủy hoại, sẽ cố phát huy kim cương thân bất khả tiêu diệt; trong u minh, ta sẽ làm bừng sáng lên ngọn đuốc Chân Tâm.

Chữ Diệt Ngã, hiểu cho đứng đắn, là phá tan mọi hình tướng để tìm ra Chân Tính (khiển tướng, chứng tính); làm lu mờ tan biến mọi nhỏ nhen, ti tiện cho quang minh chính đại hiện ra (ẩn liệt, hiển thắng). Mục đích tối hậu là khế hợp với Tuyệt Đối, là hoà hợp với Bản Thể Tuyệt Đối.

Thế là đi từ Hữu Vi, Hữu lậu trở về Vô Vi, Vô lậu; rũ bỏ hết mọi phiền trược, buộc ràng, mà sống ung dung tự tại; vất bỏ hết mọi giả tạo, để tìm ra Chân Thực trường tồn (khiển hư, tồn Thực); rũ bỏ mọi tạp thù, để giữ nguyên thuần tuý (xả lạm, lưu thuần); bỏ ngọn nghành, chi mạt, để trở về gốc gác, căn nguyên (nhiếp mạt, lưu bản).-

Suy ra thì nhẽ Phản Bản, Qui Nguyên trước sau chỉ là một, từ ngữ tuy thay đổi, cách diễn tả tuy không đồng nhất, nhưng tinh thần muôn đời vẫn chẳng có hai.

Như vậy: Gọi là loại bỏ, mà Không có Lấy Bỏ.- Mà gọi là "Bỏ" vậy thôi.- Thì vào Tri kiến Phật.
Phật Tri Kiến ? Phyt_t14
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,426
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Thực tánh Vô Minh tức Phật Tánh

Trên đường Vô Minh là đường Vô Sanh
CẨN THẬN = Kẻo NHẬN GIẶC LÀM CON !...
Thế Nào Là :

Thế Nào Là :
- ???.....

KINH LĂNG GIÀ :
..."TẤT CẢ PHÁP có TỰ TÁNH,chẳng tha tánh như trâu ,ngựa.Đại Huệ !Ví như CON TRÂU CHẲNG CÓ TÁNH NGỰA,CON NGỰA CHẲNG CÓ TÁNH TRÂU.Kỳ thật phi hữu phi vô NGHĨA ẤY CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Như thế Đại Huệ ! TẤT CẢ CÁC PHÁP CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TƯỚNG,có tự tướng NHƯNG VÔ NGÃ ,chẳng phải phàm phu dùng vọng tưởng có thể biết.Nói TẤT CẢ PHÁP KHÔNG,VÔ SANH,VÔ TỰ TÁNH, nên biết NGHĨA NHƯ TRÊN .

...Thế Tôn ! Nếu chỉ có VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH,CHẲNG CÓ PHÁP TỰ TÁNH KHÁC làm đối đãi thì các pháp đều chẳng tự tánh.Há chẳng phải Thế Tôn nói "TẬP KHÍ PHIỀN NÃO với THANH TỊNH NIẾT BÀN THẨY ĐỀU VÔ TÁNH Ư ". Nếu NHIỄM TỊNH ĐỀU HOẠI, há chẳng phải CÓ CÁI LỖI CÁC PHÁP ĐOẠN DIỆT ư ! Tại sao Thế Tôn nói TẤT CẢ PHÁP CHỈ LÀ TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG , là PHI TÁNH,CHẲNG CÓ THẬT THỂ ? Há chẳng phải THÀNH KIẾN CHẤP ĐOẠN DIỆT Ư ?
Phật bảo Đại Huệ: Đúng thế ,đúng thế ! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ ! NHƯ THÁNH TRÍ có TÁNH CỦA TỰ TÁNH là THÁNH TRI,THÁNH KIẾN ,THÁNH HUỆ NHÃN, như thế TÁNH CỦA TỰ TÁNH TỰ TRI ,chẳng như TÁNH CHẤP của phàm phu, CHO VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH Là CHƠN THẬT. Cái VỌNG TƯỞNG NÀY chẳng PHẢI CÓ TÁNH TƯỚNG của TỰ TÁNH vậy "... (Hết Trích )
-------
-Đừng Vội Chê LĂNG GIÀ .==> LY KINH NHẤT TỰ THÌ ĐỒNG MA THUYẾT. (hãy Soi Lại Những KIẾN NHẬN Của MÌNH có KHẾ NHẬP Với CHỈ DẪN của CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC Thuyết Giảng TRONG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP ...Để Biết Có BỊ LẠC LỐI Không Mà Đi Tiếp )
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
CẨN THẬN = Kẻo NHẬN GIẶC LÀM CON !...
Thế Nào Là :

Thế Nào Là :

- ???.....

KINH LĂNG GIÀ :
..."TẤT CẢ PHÁP có TỰ TÁNH,chẳng tha tánh như trâu ,ngựa.Đại Huệ !Ví như CON TRÂU CHẲNG CÓ TÁNH NGỰA,CON NGỰA CHẲNG CÓ TÁNH TRÂU.Kỳ thật phi hữu phi vô NGHĨA ẤY CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Như thế Đại Huệ ! TẤT CẢ CÁC PHÁP CHẲNG PHẢI KHÔNG CÓ TỰ TƯỚNG,có tự tướng NHƯNG VÔ NGÃ ,chẳng phải phàm phu dùng vọng tưởng có thể biết.Nói TẤT CẢ PHÁP KHÔNG,VÔ SANH,VÔ TỰ TÁNH, nên biết NGHĨA NHƯ TRÊN .

...Thế Tôn ! Nếu chỉ có VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH,CHẲNG CÓ PHÁP TỰ TÁNH KHÁC làm đối đãi thì các pháp đều chẳng tự tánh.Há chẳng phải Thế Tôn nói "TẬP KHÍ PHIỀN NÃO với THANH TỊNH NIẾT BÀN THẨY ĐỀU VÔ TÁNH Ư ". Nếu NHIỄM TỊNH ĐỀU HOẠI, há chẳng phải CÓ CÁI LỖI CÁC PHÁP ĐOẠN DIỆT ư ! Tại sao Thế Tôn nói TẤT CẢ PHÁP CHỈ LÀ TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG , là PHI TÁNH,CHẲNG CÓ THẬT THỂ ? Há chẳng phải THÀNH KIẾN CHẤP ĐOẠN DIỆT Ư ?
Phật bảo Đại Huệ: Đúng thế ,đúng thế ! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ ! NHƯ THÁNH TRÍ có TÁNH CỦA TỰ TÁNH là THÁNH TRI,THÁNH KIẾN ,THÁNH HUỆ NHÃN, như thế TÁNH CỦA TỰ TÁNH TỰ TRI ,chẳng như TÁNH CHẤP của phàm phu, CHO VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH Là CHƠN THẬT. Cái VỌNG TƯỞNG NÀY chẳng PHẢI CÓ TÁNH TƯỚNG của TỰ TÁNH vậy "... (Hết Trích )
-------
-Đừng Vội Chê LĂNG GIÀ .==> LY KINH NHẤT TỰ THÌ ĐỒNG MA THUYẾT. (hãy Soi Lại Những KIẾN NHẬN Của MÌNH có KHẾ NHẬP Với CHỈ DẪN của CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG GIÁC Thuyết Giảng TRONG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP ...Để Biết Có BỊ LẠC LỐI Không Mà Đi Tiếp )

Ha ha....

Hê lô ông bác!

Ku cháu chúc ông bác ngày mới tốt lành! :D

Để ku cháu nói cho ông bác nhanh gọn dễ hiểu nhé! :D

Khi 1 niệm chưa sanh nơi ông bác trở về trước khi cha mẹ sinh ra ông bác là Phật Tánh. :D

Còn bây giờ khi trụ nơi thân căn thì ông bác gọi đó là Vô Minh
:D

Ông bác cứ nói sợ người ta lọt vào vọng thức này ý thức nọ nhưng ông bác còn không biết trước mắt ông bác chỉ là cái biển thức tánh :D

Đạo đã sẵn sàng nhưng lý Đạo cần người thể nghiệm tức khám phá và sống hợp Đạo.

Nếu đọc kinh không thể tự nói như việc nói chuyện bình thường hàng ngày thì phải y dựa vào lời Phật. Như vậy là trái ý Kinh ? :D

Nếu trích kinh tức mang lời Phật nói rồi nói lại chứ không phải tự mình thể nghiệm thì giảng 1 câu, 1 nghĩa trong kinh cũng vẫn trái ý Kinh, chứ đừng nói là chỉ trích không có giảng :D

Chúc ông bác sớm ngày không cần chống gậy mà tự đi thong thả an lạc :D

PS:

Trước khi cha mẹ sinh ra việc này đã có

Sau khi cha mẹ sinh rồi việc này ở đâu? :D

Mời ông bác nói 1 câu đi nào? :D

Ha ha.... :D
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,426
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Khà Khà....
Chúc ông bác sớm ngày không cần chống gậy mà tự đi thong thả an lạc :D
Cám Ơn Đã Chúc ,Mình Chống Gậy Cho Khỏi NGÃ .

PS:

Trước khi cha mẹ sinh ra việc này đã có

Sau khi cha mẹ sinh rồi việc này ở đâu? :D

Mời ông bác nói 1 câu đi nào? :D

Ha ha.... :D

Chưa MẸ...Chơi Tắm Ta Bà,
Uống Nhằm Ngụm Nước ...Thế Là Hết Bay .
Kẹt Lại Từ Đó ...Tới Nay ,
Tự Xưng " Phật Xóm "....Chẳng Hay Thế Tình .
Hoa Cà Tím Thể Mặc Tình,
Che Ngăn ,Bít Lấp Ánh Lành Chiếu Soi.
Tổ Chảng...Mượn Gậy Đi Rồi !
Còn Con ,Còn Cháu sao Ngồi Mãi Đây ???
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
664
Điểm tương tác
601
Điểm
93
Bài 12.- Như Thật Tri Kiến.

Cái biết "Đệ nhất sát na- Nguyên Thức- Còn gọi Như Thật Tri Kiến.)TĐ PH online:
如實知見; S: yathābhūtaṃ-jñānadarśana; P: yathābhūta-ñāṇadassana; tức là »Nhìn nhận vạn vật như chúng đích thật là.- Mục đích tối thượng của đạo Phật và là điểm khác nhau giữa một phàm phu và một bậc Giác ngộ. Trong khi bậc giác ngộ đã đạt Như thật tri kiến thì những người còn u mê cứ quanh quẩn mãi trong cái tranh cãi, vướng mắc vào những Ðảo kiến, phân biệt, thị phi, cho tất cả những hiện tượng xung quanh là thật, là trường tồn, là có tự Ngã. Ðó chính là yếu tố trói buộc chúng sinh vào Luân hồi.( hết trích )

* Chân Như là Bản Thể, là Như Lai siêu xuất trên hình thức, sắc tướng, siêu xuất trên mọi vọng tưởng, vọng niệm, cho nên muốn thấy Bản Thể phải lìa bỏ hình tướng, đi ngược lại dòng tư tưởng, niệm lự; đi sâu vào chỗ dục tình chưa phát xuất; chỗ tư tưởng chưa manh nha; hư không, trạm tịch mới chứng quả được. - Từ đó tiếp cận được Như Thật Tri Kiến.

Không Thuyết .- Cách thức tri nhận Chân Như.

* Để Tri Nhận được Chân Như. Đức Phật dùng 2 Chân Lý, cũng là 2 thứ lớp để người đệ tử Phật Tri nhận . Đó là: Tục Đế . và Chân Đế.

  • Để vào được Bản Thể Chân Như phải dùng Chân Đế mà "Trực Nhận".- Nghĩa là phải dùng "Không thuyết"
  • Thế nào là Không Thuyết ?

+ Ý Thức có 4 biểu hiện: 1.lời nói, 2.suy nghĩ, 3.văn tự, 4.luận bàn.- Đây là NGÔN THUYẾT. (mà Đức Phật đã dùng trong Tục Đế) .

* Nhị Đế Dung Thông (Kết hợp Tục Đế và Chơn Đế) là con đường vào Chân Đế:

* Nẽo vào Không Thuyết . Thể Nhập Chân Đế.

1a). Đương Niệm Hiện Tiền.- Nẽo vào Không Thuyết.

Bản Thể Tâm hay còn gọi là "Chân Như", vốn Tịch diệt . Trong thể tánh Tịch Diệt uyên nguyên tỉnh lặng ấy, vẫn hàm chứa 2 đặc tính: TỊCH & CHIẾU (hay: Động & Tịnh).

Chúng sanh sai lầm chỉ nhận lấy phần CHIẾU (động) làm tự Ngã. mà bỏ quên mất phần TỊCH (Tĩnh).

+ Thế nào là .- Nhận phần Chiếu làm Tự Ngã ?

- Đó là: Mắt thấy sắc liền chạy theo Nhãn Thức, tai, mũi, lưỡi, thân... nhẫn đến Ý đối Pháp Trần chạy theo suy nghĩ phân biệt. v.v...sanh ra các Thức.

* Vì chỉ là thể Bất Toàn (chỉ có Chiếu, mà thiếu Tịch), nên Không bao giờ là Chân Thật Tâm, mà luôn nhận biết sai lệch (ở đây gọi là Vọng Tâm).

Vọng Tâm luôn nhận biết sai lệch.- Nên chỉ là CHẤP NIỆM.

Nói chung đó là KHỞI NIỆM CHẤP NIỆM. Chấp chuổi Vọng Niệm đó làm Tự Ngã, Thành ra Vô Minh mà che lắp Tâm Chơn Như.

* Nay muốn trở về Chân Như Tâm (Để Như Thật Tri Kiến). - Tất yếu phải trở về nguồn cội Tâm Chân Như. Nguồn cội ấy chính là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN (Nguyên Niệm).- Đó chính là nẽo vào Không Thuyết.

2a). Kinh Phật dạy về Đương Niệm Hiện Tiền.

* Kinh Nhất dạ hiền giả

Đức Thế Tôn dạy:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.

Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.

Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
(K.Trung Bộ Nikaya 132)

* Thiền Định.- Nẽo vào không Thuyết.

* Thiền "Hiện pháp lạc trú" là đề mục Thiền định cúa Phật giáo. Ở Đại thừa, pháp này được triển khai sâu hơn .-Gọi là Đương Niệm hiện Tiền

- Nội dung là:

* Thanh Văn: khi đi biết là mình đi, khi đứng biết là mình đứng; khi ngồi biết là mình ngồi ; khi thân hành động như thế nào cũng biết mình hành động, khi đi, khi đến, khi nhìn, khi nhìn ngó, khi co duỗi chân tay, khi cuối đầu, khi ngẩng đầu, khi mặc áo Tăng Già Lê, khi cầm bát, khi ăn uống, khi nói năng,..., dẫn đến khi nhập thiền, khi xuất thiền cũng đều như vậy cả..- Đó là hiện pháp lạc trú. Để từ đây đi vào 4 Thiền định, và an trú vào 4 Thiền định dẫn đến an trú vào Diệt tận định, diệt thọ tưởng định. Làm cho mình được vào Niết bàn tịch diệt.

* Bồ tát: khi đi biết là mình đi, khi đứng biết là mình đứng; khi ngồi biết là mình ngồi ; khi thân hành động như thế nào cũng biết mình hành động, khi đi, khi đến, khi nhìn, khi nhìn ngó, khi co duỗi chân tay, khi cuối đầu, khi ngẩng đầu, khi mặc áo Tăng Già Lê, khi cầm bát, khi ăn uống, khi nói năng,..., dẫn đến khi nhập thiền, khi xuất thiền cũng đều như vậy cả. Nhưng cũng biết rõ chẳng có thân giác, chẳng có tâm giác, chẳng có pháp giác. Vì tất cả là bất khả đắc. Do bất khả đắc nên chẳng thấy có thân quán, tâm quán, giác quán, pháp quán v.v... Để từ đó đi vào 4 Thiền định, và cũng chẳng trú chấp vào 4 Thiền định dẫn đến chẳng trú vào Diệt tận định, diệt thọ tưởng định. chẳng trụ tất cả thiền vị, chẳng mong cầu Niết bàn. Do vậy, mà nhất tâm, tinh tấn trừ tham ưu thế gian. Đó là "Thực tại tuệ giác".-HAY CÒN GỌI LÀ ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.

  • HT. Thích Nhất Hạnh gọi là "Tỉnh thức ngay hiện tại "
  • HT. Thích Thanh Từ gọi là "Biết vọng không theo"
  • HT. Thích Thiện Trí gọi là "Đương Niệm hiền Tiền".

Gọi chung là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.

Tóm lượt: Đương Niệm Hiện Tiền.- Là cái biết ở Nguyên Niệm (đệ nhất sát na) chưa có các Thức tình xen tạp, mà là Biết bằng TRÍ .- Bản Thể hàm chứa Trí là Chân Như.- Bởi vậy nên nói là: Đương Niệm Hiện Tiền.- Nẽo vào Không Thuyết.- Không Thuyết tức Chân Như.

*Con đường dẫn từ LUÂN HỒI lên tới NIẾT BÀN chính là Định & Tuệ .- tức là Thiền.

THIỀN .- Chính là Nẽo vào không Thuyết đi đến "Như Thật Tri Kiến" (Phật Tri Kiến).

Phật Tri Kiến ? Thy_ng12
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Chỉ người vô tâm mới vô niệm được như thế, chưa vô tâm thì thấy gì cũng chỉ là tri kiến lập tri.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
664
Điểm tương tác
601
Điểm
93
Bài 13.- Như Thị Tri Kiến.

Phật Tri Kiến cũng là Như Thị Tri Kiến.
  • Phật từ NHƯ mà đến nên gọi là Như Lai.
  • Pháp từ NHƯ mà ứng hiện nên gọi là Như Thị.
  • Thị Hiện các thế nào mà khế hợp với Chân Như. (có 10 Pháp.- gọi là Thập Như).
"Như" (nyo) của Hán ngữ nghĩa là Chân Như (shinnyo), tức là “cái gì hằng cố và bất biến” Như thị (nyoze) nghĩa là “như thế” hay “như vậy” và cũng có nghĩa là “một cách nhất định”, “không hư bại”, hay “không lầm lạc”.

Kinh Phật diễn giải 10 pháp Như, còn gọi là Thập Như Thị. Gồm:

1+ Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất định có sắc tướng.
Như thị tướng (tướng như vậy). Tướng là tướng mạo hiện ra bên ngoài có thể nhận thức, phân biệt rõ ràng.- Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “như thị tướng”.

2+ Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính:
Như thị tánh (tánh như vậy). Tánh tức là tính chất, tính thuộc bên trong, có sai biệt và định tính.- - Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “như thị Tánh”.

3+ Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. - Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “như thị thể”.

4+ Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực. Đây gọi là “như thị lực”.
Như thị lực (lực như vậy). Lực tức là lực dụng.- Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “Như Thị Lực”.

5+ Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là “như thị tác”. Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" và hiện tác (đi chỉ đi, thấy chỉ thấy v.v...mà không theo vọng thức), y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “Như Thị Tác” (hành tác như vậy).

6+ Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác.Đó là Như thị nhân (nhân như vậy). Nhân tức là nguyên nhân được tích tập. Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" cái nguyên nhân như vậy, duyên như vậy v.v...mà không theo vọng thức), y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “Như Thị Nhân”.

7+ Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Như thị quả (quả như vậy). Quả tức là kết quả.- Một cơ hội hay điều kiện như thế được gọi là “như thị duyên” (nguyên nhân thứ yếu như thế). -Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" các Duyên mà không theo vọng thức, y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “Như Thị Duyên” .

8+ Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên.-Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" Quả báo như thật tri kiến mà không theo vọng thức, y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh".- Đây gọi là “Như Thị Quả ” .

9+ Như Thị Báo: quả đó báo như thế nào là do Tâm. Các pháp đều do tâm sanh hiện bày, chúng ta làm thiện thì báo thiện, làm ác thì báo ác, không sai khác được. Tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả và báo như thị.

10+ Như thị bổn mạt cứu cánh (trước sau rốt ráo như vậy): Từ Như thị tướng đầu tiên gọi là bổn (trước) cho đến Như thị báo gọi là mạt (sau), trước sau đồng nhất thật tướng, bình đẳng không hai. Một pháp nào xuất hiện cũng diễn biến từ chín đặc tính vận hành và tồn tại, đó là sự thực.- Khi ở trạng thái Nguyên Thức thì chỉ "Nhận thức" Quả báo như thật tri kiến mà không theo vọng thức, y như bản chất của chúng mà không xen vào "Tri kiến chúng sanh". Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối).
Tất cả các pháp kể cả con người, và những liên hệ giữa các pháp với nhau, điều này được thiết lập bởi quy luật gọi là Thực tính của Toàn bộ Hiện hữu (Chư pháp thực tính).- Đây gọi là “Như Thị bổn mạt cứu cánh".

* Tóm lại mà nói, giáo lý Thập như thị như một công thức chuẩn mực giải trình mọi hiện tượng hiện hữu. Đây là chìa khóa giúp cho con người nhận thức về nhân sinh và vũ trụ.- Đúng như Thật Tế chúng diễn tiến mà không xen vào chủ kiến chủ quan của chúng sanh tâm.

Tri Kiến 10 Như Thị.- Đó là Tri kiến Phật . - Giáo lý Thập Như Thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện, kinh Diệu pháp liên hoa mà Đức Phật đã khai thị.

Phật Tri Kiến ? Tri_ki13
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 8)
Bên trên