vienquang2

Phật Tri Kiến

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Kính thưa Bác Trừng Hải. Đao Hữu VNBN và các Bạn.

Cổ Đức nói: Tìm Hiểu, Đọc kinh là cốt rõ được Thật nghĩa Phật đã dạy trong kinh. Bởi vậy VQ xin thành tâm sám hối với Bác Trừng Hải, với ĐH VNBN vì VQ thiểu trí nên không thể làm sáng tỏ được nghĩa của kinh. Do vậy mà ĐH VNBN hiểu lầm mà sanh ra bất mãn, dẫn đến làm cho Bác Trừng Hải phải nhọc tâm.

Để phần nào bổ khuyết lỗi lầm trên. VQ xin phát nguyện sưu tầm kinh luận của Phật và Tổ để viết một bài chủ đề : NHỊ ĐẾ DUNG THÔNG.- Ở mục Giao Lưu Tư Tưởng.

Ở chủ đề này VQ kính thỉnh:

  • Bác Trừng Hải từ bi góp ý thêm cho sáng tỏ.
  • ĐH VNBN nếu có góp ý thảo luận kính xin căn cứ vào Kinh Luận của Phật Thích Ca và chư Tổ.- Vì VQ trí kém, nếu chỉ nói "cương" thì kém lĩnh hội mà phí công của Bạn.
  • Nhất là kính cung thỉnh Các Bạn Đạo ở Diễn Đàn mình góp ý thảo luận và xây dựng.

VQ Kính Thỉnh.

soi111.jpg

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT.
Kính Thầy, thảo luận nên vô tư, nếu bản thân một người nào đó không chịu nổi thì đạo lực người đó kém, dù tự cho là đang tu pháp thượng thừa.

Do vậy, chúng ta không nên chấp văn từ, chấp thái độ,... mà phải xem "nhận thức" của người thảo luận như thế nào để chỉ rõ.

Diễn đàn thảo luận là chỗ học hỏi lẩn nhau, không phải là chỗ truyền thụ 1 chiều.

Nếu những ai ngại đụng chạm, ngại thảo luận khi người khác phản biện tư tưởng của mình thì VNBN cũng tùy hỷ; nhưng phải hiểu rằng những người như vậy chỉ là đang tự sướng với bản thân.

Trân Trọng!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,117
Điểm tương tác
709
Điểm
113
Kính Thầy, thảo luận nên vô tư, nếu bản thân một người nào đó không chịu nổi thì đạo lực người đó kém, dù tự cho là đang tu pháp thượng thừa.

Do vậy, chúng ta không nên chấp văn từ, chấp thái độ,... mà phải xem "nhận thức" của người thảo luận như thế nào để chỉ rõ.

Diễn đàn thảo luận là chỗ học hỏi lẩn nhau, không phải là chỗ truyền thụ 1 chiều.

Nếu những ai ngại đụng chạm, ngại thảo luận khi người khác phản biện tư tưởng của mình thì VNBN cũng tùy hỷ; nhưng phải hiểu rằng những người như vậy chỉ là đang tự sướng với bản thân.

Trân Trọng!

Hề hề,

Vô tư, theo nghĩa tục là không tư lợi (Tiền tài, danh, thực) nghĩa Phật học thì rốt ráo hơn, ngoài thì không tham luyến tài, sắc, danh, thực, thụy trong thì bình đẳng không thiên vị.
Phàm ở đời hô khẩu hiệu bao giờ cũng dễ hơn là làm vì vậy cổ nhân bao giờ cũng khuyên "Tiên trách kỷ; Hậu trách nhân". Hề hề, VN ta thì có câu ca dao "Chân mình thì lấm lem bùn; Cứ quơ cây đuốc rê rê chân người" cũng mang nghĩa vậy.

Đạo lực? Hê hê, thế gian này nhan nhãn những kẻ giương chính danh này nọ để làm biết bao nhiêu việc ác cũng do bởi kẻ mặt dày với người đại lượng nhìn vẻ bên ngoài thì không khác biệt.

Thế gian theo Phật học thì làm gì có chuyện một chiều bởi vạn sự đều do nhân duyên tương tác nên không thể có tiếng vỗ một bàn tay. Kẻ nghĩ đến chuyện một chiều đa phần do ái kỷ mà sanh tâm phá hoại mọi sự trừ ngã, ngã sở.

Phật Pháp là vô thượng nên là bảo vật trân quý nhất trần gian gọi là Pháp Bảo. Người có tâm cầu Pháp vô thượng phải có tâm địa tương ưng mới nên thảo luận mà cổ nhân gọi là đồng thanh tương ứng. Bằng không, như ngài Huệ năng từng phó chúc, thì nên tránh đi vậy.

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu



Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,117
Điểm tương tác
709
Điểm
113
Kính thưa Bác Trừng Hải. Đao Hữu VNBN và các Bạn.

Cổ Đức nói: Tìm Hiểu, Đọc kinh là cốt rõ được Thật nghĩa Phật đã dạy trong kinh. Bởi vậy VQ xin thành tâm sám hối với Bác Trừng Hải, với ĐH VNBN vì VQ thiểu trí nên không thể làm sáng tỏ được nghĩa của kinh. Do vậy mà ĐH VNBN hiểu lầm mà sanh ra bất mãn, dẫn đến làm cho Bác Trừng Hải phải nhọc tâm.

Để phần nào bổ khuyết lỗi lầm trên. VQ xin phát nguyện sưu tầm kinh luận của Phật và Tổ để viết một bài chủ đề : NHỊ ĐẾ DUNG THÔNG.- Ở mục Giao Lưu Tư Tưởng.

Ở chủ đề này VQ kính thỉnh:

  • Bác Trừng Hải từ bi góp ý thêm cho sáng tỏ.
  • ĐH VNBN nếu có góp ý thảo luận kính xin căn cứ vào Kinh Luận của Phật Thích Ca và chư Tổ.- Vì VQ trí kém, nếu chỉ nói "cương" thì kém lĩnh hội mà phí công của Bạn.
  • Nhất là kính cung thỉnh Các Bạn Đạo ở Diễn Đàn mình góp ý thảo luận và xây dựng.

VQ Kính Thỉnh.

soi111.jpg

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT.

Kính Thầy Viên Quang

Xin tán thán lời phát nguyện.

Nam Mô Sakya Mâu Ni Phật

trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,724
Điểm tương tác
796
Điểm
113
Cổ đức có câu "trong ba người đi cùng, ắt có một người là Thầy ta", nay Ba Tuần đồng quan điểm với Thầy Vienquang về việc Phật tánh và Tri kiến Phật là không hai.

Đạo hữu VNBN nên xem lại phẩm Định Huệ của Pháp bảo đàn Kinh, trong đó Tổ thí dụ và khẳng định chớ nên cho trước Định sau Huệ vì Định là thể, Huệ là dụng, Định như ngọn đèn, Huệ như ánh sáng.

Tánh Phật tức tánh Không là Định, cũng gọi là Đại, là tâm lượng quảng đại như hư không, còn gọi là Ma Ha. Bát Nhã Ba La Mật là Huệ, cũng gọi là Trí, cũng gọi là Phật tri kiến, gồm thâu có 4: Đại viên cảnh, Bình đẳng tánh, Diệu quán sát, Thành sở tác, là bản chất của Chúng sanh tri kiến, gồm thâu có 8 Thức.

Tổ nói: " Thiện tri thức, chơn như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại. ".

"Chơn như tự tánh tức" là Phật tánh, là định.
"Khởi niệm" là Phật tri kiến, là huệ. Cái Huệ này chẳng do cảnh sinh, mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo có nói: Đối cảnh vô tâm ( ở đây không phải là không có tâm niệm, mà không phải niệm trên cảnh sinh, vì thế tức là Thiền ).

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps: Chỉ có công phu nội tâm, khiến vọng tưởng lắng dịu, thời đối với Kinh Giáo chẳng lọt vào nhị biên, lìa dần thức tình, ngộ nhập thật nghĩa.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Hề hề,

Vô tư, theo nghĩa tục là không tư lợi (Tiền tài, danh, thực) nghĩa Phật học thì rốt ráo hơn, ngoài thì không tham luyến tài, sắc, danh, thực, thụy trong thì bình đẳng không thiên vị.
Phàm ở đời hô khẩu hiệu bao giờ cũng dễ hơn là làm vì vậy cổ nhân bao giờ cũng khuyên "Tiên trách kỷ; Hậu trách nhân". Hề hề, VN ta thì có câu ca dao "Chân mình thì lấm lem bùn; Cứ quơ cây đuốc rê rê chân người" cũng mang nghĩa vậy.

Đạo lực? Hê hê, thế gian này nhan nhãn những kẻ giương chính danh này nọ để làm biết bao nhiêu việc ác cũng do bởi kẻ mặt dày với người đại lượng nhìn vẻ bên ngoài thì không khác biệt.

Thế gian theo Phật học thì làm gì có chuyện một chiều bởi vạn sự đều do nhân duyên tương tác nên không thể có tiếng vỗ một bàn tay. Kẻ nghĩ đến chuyện một chiều đa phần do ái kỷ mà sanh tâm phá hoại mọi sự trừ ngã, ngã sở.

Phật Pháp là vô thượng nên là bảo vật trân quý nhất trần gian gọi là Pháp Bảo. Người có tâm cầu Pháp vô thượng phải có tâm địa tương ưng mới nên thảo luận mà cổ nhân gọi là đồng thanh tương ứng. Bằng không, như ngài Huệ năng từng phó chúc, thì nên tránh đi vậy.

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu



Trừng Hải
hjjjhjjjjj
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Cổ đức có câu "trong ba người đi cùng, ắt có một người là Thầy ta", nay Ba Tuần đồng quan điểm với Thầy Vienquang về việc Phật tánh và Tri kiến Phật là không hai.

Đạo hữu VNBN nên xem lại phẩm Định Huệ của Pháp bảo đàn Kinh, trong đó Tổ thí dụ và khẳng định chớ nên cho trước Định sau Huệ vì Định là thể, Huệ là dụng, Định như ngọn đèn, Huệ như ánh sáng.

Tánh Phật tức tánh Không là Định, cũng gọi là Đại, là tâm lượng quảng đại như hư không, còn gọi là Ma Ha. Bát Nhã Ba La Mật là Huệ, cũng gọi là Trí, cũng gọi là Phật tri kiến, gồm thâu có 4: Đại viên cảnh, Bình đẳng tánh, Diệu quán sát, Thành sở tác, là bản chất của Chúng sanh tri kiến, gồm thâu có 8 Thức.

Tổ nói: " Thiện tri thức, chơn như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại. ".

"Chơn như tự tánh tức" là Phật tánh, là định.
"Khởi niệm" là Phật tri kiến, là huệ. Cái Huệ này chẳng do cảnh sinh, mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo có nói: Đối cảnh vô tâm ( ở đây không phải là không có tâm niệm, mà không phải niệm trên cảnh sinh, vì thế tức là Thiền ).

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps: Chỉ có công phu nội tâm, khiến vọng tưởng lắng dịu, thời đối với Kinh Giáo chẳng lọt vào nhị biên, lìa dần thức tình, ngộ nhập thật nghĩa.
Kính Ngài, VNBN này không phản biện việc Phật Tánh và Phật Tri Kiến không hai. Mà VNBN đang phản biện, ý của Thầy VQ viết Phật Tánh và Phật Tri Kiến bị nhập thành một.

VNBN hỏi thẳng Ngài: khi vừa chào đời sanh ở thế giới này, Ngài có Phật Tri Kiến sẵn chưa? Hay là phải qua quá trình tìm cầu, trao đồi nghiên cứu và tham cứu thì dần dần mới xuất hiện?

Lại nữa. Ngài nói: Tánh Phật tức tánh Không là Định, "Chơn như tự tánh tức" là Phật tánh, là định.
VNBN lại hỏi thẳng ngài, vậy tất cả ai có Phật Tánh thì có sẵn định hết rồi, vậy tu học để làm gì? Nếu tu học để có định rồi huệ thì định, huệ ấy đã không có sẵn rồi.

Thưa Ngài, vạn pháp là biểu hiện của Phật Tánh. Phật Tri Kiến cũng là pháp, là hiện tượng Phật Tánh biến chiếu mười phương. Do đó, nói Phật Tri Kiến có sẵn là trật, mà nói do mới được làm ra cũng sai. Giống như mặt trời (Phật Tánh) khi không còn mây che thì ánh sáng tỏa khắp mười phương (Phật Tri Kiến). Nếu nói ánh sáng tỏa khắp có sẵn thì trật; nếu nói ánh sáng tỏa khắp ấy là cái gì đó mới được tạo ra thì là sai vì vốn là của mặt trời.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,724
Điểm tương tác
796
Điểm
113
Kính Ngài, VNBN này không phản biện việc Phật Tánh và Phật Tri Kiến không hai. Mà VNBN đang phản biện, ý của Thầy VQ viết Phật Tánh và Phật Tri Kiến bị nhập thành một.

VNBN hỏi thẳng Ngài: khi vừa chào đời sanh ở thế giới này, Ngài có Phật Tri Kiến sẵn chưa? Hay là phải qua quá trình tìm cầu, trao đồi nghiên cứu và tham cứu thì dần dần mới xuất hiện?

Lại nữa. Ngài nói: Tánh Phật tức tánh Không là Định, "Chơn như tự tánh tức" là Phật tánh, là định.
VNBN lại hỏi thẳng ngài, vậy tất cả ai có Phật Tánh thì có sẵn định hết rồi, vậy tu học để làm gì? Nếu tu học để có định rồi huệ thì định, huệ ấy đã không có sẵn rồi.

Thưa Ngài, vạn pháp là biểu hiện của Phật Tánh. Phật Tri Kiến cũng là pháp, là hiện tượng Phật Tánh biến chiếu mười phương. Do đó, nói Phật Tri Kiến có sẵn là trật, mà nói do mới được làm ra cũng sai. Giống như mặt trời (Phật Tánh) khi không còn mây che thì ánh sáng tỏa khắp mười phương (Phật Tri Kiến). Nếu nói ánh sáng tỏa khắp có sẵn thì trật; nếu nói ánh sáng tỏa khắp ấy là cái gì đó mới được tạo ra thì là sai vì vốn là của mặt trời.
Đạo hữu,

Câu hỏi của đạo hữu rất hay,

1. Là sẵn có hay do nhân duyên hợp thành ? Ví dụ trong tay có hạt giống như lúc mới sinh ra đời, bón phân tưới nước dụ cho học tập nghiên cứu, khi đơm hoa kết trái thì ấy là Phật tri kiến xuất hiện.

Lại như biển lặng dụ cho lúc mới sinh ra đời, gió thổi nước động dụ cho học tập nghiên cứu, sóng biển cuồn cuộn dụ cho Phật tri kiến.

Lại như trời quang mây tạnh là lúc sinh ra đời, mây đen sấm giật là học tập nghiên cứu, mưa bão nổi lên là Phật tri kiến.

Cả ba thí dụ trên từ biển, đất, trời đều là thứ sinh diệt biến hoại chẳng thể thí dụ cho Phật tánh, tại vì sao ? Vì có nơi để sinh, có lúc để biến động, mà Phật tánh thì cùng khắp pháp giới, như như bất động. Vì Phật tánh trùm khắp bất động nên Phật tri kiến cũng là chánh biến tri.

Vì do chấp mê nên chẳng ngộ ra sẵn sàng đầy đủ, như người tự bịt mắt chẳng thấy được ánh sáng, lại nghe người mắt sáng nói về sự thấy của việc mở mắt bèn chấp vào cái thấy mở mắt nhưng lại dùng sự thấy khi nhắm mắt để hiểu, khiến cho không rõ được chỗ "vô nhất bất nhị" của Phật tánh và Phật tri kiến vậy.

2. Nếu đã sẵn định tu học để làm gì ? Vì tu học không phải lấy thêm cái biết cái hiểu, mà là quên đi cái hiểu cái biết sai lầm, nên đạo lộ lấy xả ly (tiểu thừa), chẳng trụ (đại thừa) để nhận ra vốn thường tự tại tự định, chẳng do tu mà thành, chẳng có cái mà đắc. Do đạo hữu chấp lời người mắt sáng, lại dùng cái thức tình của "kẻ tự bịt mắt" nên thành ra chấp trước vào nhân duyên, kẹt cứng vào tự nhiên sẵn có, nên không rõ ấy thôi.

3. Mặt trời cũng là pháp sinh diệt, nên thí dụ ra thì cũng giống cái mục 1, chẳng rõ được chỗ này.

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps: Chỉ có công phu nội tâm, vọng tưởng lắng dịu, đối với giáo nghĩa Đại thừa tâm chẳng lầm lẫn, thẳng tiến về Bồ Đề, lấy từ bi hỷ xa làm chỗ thay cho sân, si, mạn, nghi.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Đạo hữu,

Câu hỏi của đạo hữu rất hay,

1. Là sẵn có hay do nhân duyên hợp thành ? Ví dụ trong tay có hạt giống như lúc mới sinh ra đời, bón phân tưới nước dụ cho học tập nghiên cứu, khi đơm hoa kết trái thì ấy là Phật tri kiến xuất hiện.

Lại như biển lặng dụ cho lúc mới sinh ra đời, gió thổi nước động dụ cho học tập nghiên cứu, sóng biển cuồn cuộn dụ cho Phật tri kiến.

Lại như trời quang mây tạnh là lúc sinh ra đời, mây đen sấm giật là học tập nghiên cứu, mưa bão nổi lên là Phật tri kiến.

Cả ba thí dụ trên từ biển, đất, trời đều là thứ sinh diệt biến hoại chẳng thể thí dụ cho Phật tánh, tại vì sao ? Vì có nơi để sinh, có lúc để biến động, mà Phật tánh thì cùng khắp pháp giới, như như bất động. Vì Phật tánh trùm khắp bất động nên Phật tri kiến cũng là chánh biến tri.

Vì do chấp mê nên chẳng ngộ ra sẵn sàng đầy đủ, như người tự bịt mắt chẳng thấy được ánh sáng, lại nghe người mắt sáng nói về sự thấy của việc mở mắt bèn chấp vào cái thấy mở mắt nhưng lại dùng sự thấy khi nhắm mắt để hiểu, khiến cho không rõ được chỗ "vô nhất bất nhị" của Phật tánh và Phật tri kiến vậy.

2. Nếu đã sẵn định tu học để làm gì ? Vì tu học không phải lấy thêm cái biết cái hiểu, mà là quên đi cái hiểu cái biết sai lầm, nên đạo lộ lấy xả ly (tiểu thừa), chẳng trụ (đại thừa) để nhận ra vốn thường tự tại tự định, chẳng do tu mà thành, chẳng có cái mà đắc. Do đạo hữu chấp lời người mắt sáng, lại dùng cái thức tình của "kẻ tự bịt mắt" nên thành ra chấp trước vào nhân duyên, kẹt cứng vào tự nhiên sẵn có, nên không rõ ấy thôi.

3. Mặt trời cũng là pháp sinh diệt, nên thí dụ ra thì cũng giống cái mục 1, chẳng rõ được chỗ này.

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps: Chỉ có công phu nội tâm, vọng tưởng lắng dịu, đối với giáo nghĩa Đại thừa tâm chẳng lầm lẫn, thẳng tiến về Bồ Đề, lấy từ bi hỷ xa làm chỗ thay cho sân, si, mạn, nghi.

sen1.png

..........................................................................Rất hay ạ. VQ kính cúng dường bậc Trí giả.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Đạo hữu,

Câu hỏi của đạo hữu rất hay,

1. Là sẵn có hay do nhân duyên hợp thành ? Ví dụ trong tay có hạt giống như lúc mới sinh ra đời, bón phân tưới nước dụ cho học tập nghiên cứu, khi đơm hoa kết trái thì ấy là Phật tri kiến xuất hiện.

Lại như biển lặng dụ cho lúc mới sinh ra đời, gió thổi nước động dụ cho học tập nghiên cứu, sóng biển cuồn cuộn dụ cho Phật tri kiến.

Lại như trời quang mây tạnh là lúc sinh ra đời, mây đen sấm giật là học tập nghiên cứu, mưa bão nổi lên là Phật tri kiến.

Cả ba thí dụ trên từ biển, đất, trời đều là thứ sinh diệt biến hoại chẳng thể thí dụ cho Phật tánh, tại vì sao ? Vì có nơi để sinh, có lúc để biến động, mà Phật tánh thì cùng khắp pháp giới, như như bất động. Vì Phật tánh trùm khắp bất động nên Phật tri kiến cũng là chánh biến tri.

Vì do chấp mê nên chẳng ngộ ra sẵn sàng đầy đủ, như người tự bịt mắt chẳng thấy được ánh sáng, lại nghe người mắt sáng nói về sự thấy của việc mở mắt bèn chấp vào cái thấy mở mắt nhưng lại dùng sự thấy khi nhắm mắt để hiểu, khiến cho không rõ được chỗ "vô nhất bất nhị" của Phật tánh và Phật tri kiến vậy.

2. Nếu đã sẵn định tu học để làm gì ? Vì tu học không phải lấy thêm cái biết cái hiểu, mà là quên đi cái hiểu cái biết sai lầm, nên đạo lộ lấy xả ly (tiểu thừa), chẳng trụ (đại thừa) để nhận ra vốn thường tự tại tự định, chẳng do tu mà thành, chẳng có cái mà đắc. Do đạo hữu chấp lời người mắt sáng, lại dùng cái thức tình của "kẻ tự bịt mắt" nên thành ra chấp trước vào nhân duyên, kẹt cứng vào tự nhiên sẵn có, nên không rõ ấy thôi.

3. Mặt trời cũng là pháp sinh diệt, nên thí dụ ra thì cũng giống cái mục 1, chẳng rõ được chỗ này.

Mến kính,
Ba Tuần.

Ps: Chỉ có công phu nội tâm, vọng tưởng lắng dịu, đối với giáo nghĩa Đại thừa tâm chẳng lầm lẫn, thẳng tiến về Bồ Đề, lấy từ bi hỷ xa làm chỗ thay cho sân, si, mạn, nghi.
VNBN nhắc lại rằng: có người cho rằng Phật Tri Kiến là có sẵn nên VNBN mới viết phản hồi.
Trong thí dụ của Ngài thì: hạt giống Phật Tri Kiến và Phật Tri Kiến nó không phải là một (tất nhiên cũng không phải hai).

Mỗi người đều có Phật Tánh sẵn hết của mình nhưng để có Phật Tri Kiến hiển lộ thì rõ ràng phải dung bồi các điều kiện như giới, định, các thứ trí quán,.... chứ Phật Tri Kiến không hề có sẵn dù rằng Phật Tri Kiến hiển lộ từ cái có sẵn là Phật Tánh.

Thầy VQ đã viết như sau:
"Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."


VNBN phân tích ra như sau:

- Câu "Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT" thì không vấn đề nhưng phải hiểu Tri Kiến Phật là sự hiển lộ của Phật Tánh. Như mặt trăng và mặt trăng trong nước, không phải hai nhưng cũng chẳng là một.

- Câu: TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."
=> Như vậy, theo lời viết này thì Phật Tri Kiến có sẵn trong tâm. Có sẵn cái tri kiến của Phật rồi thì tu học để làm gì? Chỉ cần thay thế cụm từ Tri Kiến Phật thành từ Phật Tánh là ổn. Tức là: "PHẬT TÁNH ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."

TÓM LẠI: Phật Tánh là Nhân, Tri Kiến Phật là Quả. Nhân vô sanh, quả vô sanh; nhân cùng quả không phải một cũng chẳng hai.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,117
Điểm tương tác
709
Điểm
113
VNBN nhắc lại rằng: có người cho rằng Phật Tri Kiến là có sẵn nên VNBN mới viết phản hồi.
Trong thí dụ của Ngài thì: hạt giống Phật Tri Kiến và Phật Tri Kiến nó không phải là một (tất nhiên cũng không phải hai).

Mỗi người đều có Phật Tánh sẵn hết của mình nhưng để có Phật Tri Kiến hiển lộ thì rõ ràng phải dung bồi các điều kiện như giới, định, các thứ trí quán,.... chứ Phật Tri Kiến không hề có sẵn dù rằng Phật Tri Kiến hiển lộ từ cái có sẵn là Phật Tánh.


Thầy VQ đã viết như sau:
"Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."


VNBN phân tích ra như sau:

- Câu "Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT" thì không vấn đề nhưng phải hiểu Tri Kiến Phật là sự hiển lộ của Phật Tánh. Như mặt trăng và mặt trăng trong nước, không phải hai nhưng cũng chẳng là một.

- Câu: TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."
=> Như vậy, theo lời viết này thì Phật Tri Kiến có sẵn trong tâm. Có sẵn cái tri kiến của Phật rồi thì tu học để làm gì? Chỉ cần thay thế cụm từ Tri Kiến Phật thành từ Phật Tánh là ổn. Tức là: "PHẬT TÁNH ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."

TÓM LẠI: Phật Tánh là Nhân, Tri Kiến Phật là Quả. Nhân vô sanh, quả vô sanh; nhân cùng quả không phải một cũng chẳng hai.

Hề hề,

Lời của Thầy Viên Quang rất đơn giản rõ ràng có gì mà phải băn khoăn bàn tới luận lui nhỉ!???

"Phật Tri Kiến đã có sẵn trong tâm nên chỉ cần xoay lại tự tâm là đủ"...là nói trong giai đoạn Ngộ Nhập. Ở giai đoạn này do tâm chúng sanh đã được khai thị nên Phật Tri Kiến hiển bày (chư cổ đức gọi là đầy đủ công đức) nên chỉ cần quán tâm hay "xoay lại tự tâm."
Còn vấn đề của VNBN là nói đến giai đoạn còn là kẻ phàm phu, Phật Tánh được ví như vàng trong quặng (được Tâm tông gọi là mần Bồ đề) cần phải lọc sạch mới trở thành vàng mười tinh sạch tức quá trình tu học Khai Thị.

Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
Hề hề,

Lời của Thầy Viên Quang rất đơn giản rõ ràng có gì mà phải băn khoăn bàn tới luận lui nhỉ!???

"Phật Tri Kiến đã có sẵn trong tâm nên chỉ cần xoay lại tự tâm là đủ"...là nói trong giai đoạn Ngộ Nhập. Ở giai đoạn này do tâm chúng sanh đã được khai thị nên Phật Tri Kiến hiển bày (chư cổ đức gọi là đầy đủ công đức) nên chỉ cần quán tâm hay "xoay lại tự tâm."
Còn vấn đề của VNBN là nói đến giai đoạn còn là kẻ phàm phu, Phật Tánh được ví như vàng trong quặng (được Tâm tông gọi là mần Bồ đề) cần phải lọc sạch mới trở thành vàng mười tinh sạch tức quá trình tu học Khai Thị.

Trừng Hải
anh-bau-troi-xanh-hd.jpg


Lời Bác Trừng Hải, sáng tỏ như Bầu trời trong xanh. Mô Phật.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,457
Điểm tương tác
179
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
VNBN nhắc lại rằng: có người cho rằng Phật Tri Kiến là có sẵn nên VNBN mới viết phản hồi.
Trong thí dụ của Ngài thì: hạt giống Phật Tri Kiến và Phật Tri Kiến nó không phải là một (tất nhiên cũng không phải hai).

Mỗi người đều có Phật Tánh sẵn hết của mình nhưng để có Phật Tri Kiến hiển lộ thì rõ ràng phải dung bồi các điều kiện như giới, định, các thứ trí quán,.... chứ Phật Tri Kiến không hề có sẵn dù rằng Phật Tri Kiến hiển lộ từ cái có sẵn là Phật Tánh.


Thầy VQ đã viết như sau:
"Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."


VNBN phân tích ra như sau:

- Câu "Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT" thì không vấn đề nhưng phải hiểu Tri Kiến Phật là sự hiển lộ của Phật Tánh. Như mặt trăng và mặt trăng trong nước, không phải hai nhưng cũng chẳng là một.

- Câu: TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."
=> Như vậy, theo lời viết này thì Phật Tri Kiến có sẵn trong tâm. Có sẵn cái tri kiến của Phật rồi thì tu học để làm gì? Chỉ cần thay thế cụm từ Tri Kiến Phật thành từ Phật Tánh là ổn. Tức là: "PHẬT TÁNH ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ."

TÓM LẠI: Phật Tánh là Nhân, Tri Kiến Phật là Quả. Nhân vô sanh, quả vô sanh; nhân cùng quả không phải một cũng chẳng hai.
-Theo Thiển Ý Của An Long :
Thấy VQ Đã VIẾT =ĐẦY ĐỦ ĐÚNG SỰ CHÂN THẬT :

Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ.
Xoay lại tự Tâm, không theo ngoài cảnh.- Dùng cái Tri kiến Phật ấy, Tức là Phật Tâm của ta lắng nghe Đức Phật toàn giác nói Thật Nghĩa. Ấy là:
“Duy PHẬT (toàn Giác) dữ Phật (Phật Tâm ta) nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng (Thật nghĩa)”.
Tóm lại: Tri được Tâm mình, Thấy được Tánh mình (Thấy Phật Tánh).- Tức là Thấy biết Chân Tâm Thật Tánh là Tri Kiến Phật.- Sống bằng Tri Kiến Phật ấy- Là Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.- Sở dĩ chúng sanh không thấy biết được Tri Kiến Phật ấy.-
là do chấp Ngã và Chấp Pháp mà bị che chướng. Như bài kệ dạy:
Nhất pháp năng minh vạn Pháp Đồng,
Chỉ nhơn sai biệt (Tưởng- Thức Tri) trí nan thông.
Cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,
Chấp trước na năng liễu Tánh Không.

nghĩa:
Đắc nhất tâm thì liễu đạt chỗ 84 vạn pháp môn đều vô phân biệt (Không).
Do vậy, kẻ thấy có sự sai biệt chỉ bởi do trí chưa khai thị Phật tri kiến.
Muốn đắc chỗ huyền vi (Đạo) ấy thì tâm phải ly rời danh, sắc.
Bởi còn bám chấp vật thì làm sao liễu đạt Tánh Không,
(Bác Trừng Hải dịch thoát)
- XOAY LẠI ==> Có NGHĨA = CHỈ CẦN TỪ BỎ,RỜI LÌA CÁC KIẾN CHẤP PHÂN BIỆT CỦA Ý ,Ý THỨC VỌNG TƯỞNG CHẤP NGÃ , CHẤP PHÁP...==> CHỨ ĐÂU PHẢI DO TẠO TÁC , HÀNH TRÌ (KIẾN LẬP PHÁP THEO Ý, Ý THỨC VỌNG TƯỞNG LỐI MÒN TƯƠNG TỤC NGÃ CHẤP )
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
717
Điểm tương tác
675
Điểm
93
-Theo Thiển Ý Của An Long :
Thấy VQ Đã VIẾT =ĐẦY ĐỦ ĐÚNG SỰ CHÂN THẬT :


- XOAY LẠI ==> Có NGHĨA = CHỈ CẦN TỪ BỎ,RỜI LÌA CÁC KIẾN CHẤP PHÂN BIỆT CỦA Ý ,Ý THỨC VỌNG TƯỞNG CHẤP NGÃ , CHẤP PHÁP...==> CHỨ ĐÂU PHẢI DO TẠO TÁC , HÀNH TRÌ (KIẾN LẬP PHÁP THEO Ý, Ý THỨC VỌNG TƯỞNG LỐI MÒN TƯƠNG TỤC NGÃ CHẤP )
sen1.png

Mô Phật. VQ xin cung kính ạ
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Hề hề,

Lời của Thầy Viên Quang rất đơn giản rõ ràng có gì mà phải băn khoăn bàn tới luận lui nhỉ!???

"Phật Tri Kiến đã có sẵn trong tâm nên chỉ cần xoay lại tự tâm là đủ"...là nói trong giai đoạn Ngộ Nhập. Ở giai đoạn này do tâm chúng sanh đã được khai thị nên Phật Tri Kiến hiển bày (chư cổ đức gọi là đầy đủ công đức) nên chỉ cần quán tâm hay "xoay lại tự tâm."
Còn vấn đề của VNBN là nói đến giai đoạn còn là kẻ phàm phu, Phật Tánh được ví như vàng trong quặng (được Tâm tông gọi là mần Bồ đề) cần phải lọc sạch mới trở thành vàng mười tinh sạch tức quá trình tu học Khai Thị.

Trừng Hải
Hjjjjj, điều này do Ngài tự suy diễn ra thôi để cứu vãn cho lời phán "Phật Tri Kiến" luôn có sẵn của Thầy VQ, còn ý VNBN không phải vậy.
Phật Tri Kiến là hiện tượng nhận thức, là pháp trong vạn pháp, thuộc về dụng.
Phật Tánh là Bản Thể.
Mỗi cá nhân đều có bản thể Phật Tánh có sẵn nhưng dụng thì tùy theo nhân duyên mà xuất hiện. Phật Tri Kiến là nhận thức, không phải có sẵn, người tu học khi huân tập đủ nhân duyên thì giác ngộ nên khi đó Phật Tri kiến mới xuất hiện.

Tóm lại, Phật tánh là sẵn có còn cái biết về Phật Tánh (Phật Tri Kiến) thì khi giác ngộ mới xuất hiện đầy đủ.

Nói Phật Tri Kiến có sẵn rồi thì trạch pháp chưa minh bạch.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
-Theo Thiển Ý Của An Long :
Thấy VQ Đã VIẾT =ĐẦY ĐỦ ĐÚNG SỰ CHÂN THẬT :


- XOAY LẠI ==> Có NGHĨA = CHỈ CẦN TỪ BỎ,RỜI LÌA CÁC KIẾN CHẤP PHÂN BIỆT CỦA Ý ,Ý THỨC VỌNG TƯỞNG CHẤP NGÃ , CHẤP PHÁP...==> CHỨ ĐÂU PHẢI DO TẠO TÁC , HÀNH TRÌ (KIẾN LẬP PHÁP THEO Ý, Ý THỨC VỌNG TƯỞNG LỐI MÒN TƯƠNG TỤC NGÃ CHẤP )
Hjjjj, thì do bạn cũng chưa có trạch pháp về Phật Tri Kiến đó thôi.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,117
Điểm tương tác
709
Điểm
113
Hjjjjj, điều này do Ngài tự suy diễn ra thôi để cứu vãn cho lời phán "Phật Tri Kiến" luôn có sẵn của Thầy VQ, còn ý VNBN không phải vậy.
Phật Tri Kiến là hiện tượng nhận thức, là pháp trong vạn pháp, thuộc về dụng.
Phật Tánh là Bản Thể.
Mỗi cá nhân đều có bản thể Phật Tánh có sẵn nhưng dụng thì tùy theo nhân duyên mà xuất hiện. Phật Tri Kiến là nhận thức, không phải có sẵn, người tu học khi huân tập đủ nhân duyên thì giác ngộ nên khi đó Phật Tri kiến mới xuất hiện.

Tóm lại, Phật tánh là sẵn có còn cái biết về Phật Tánh (Phật Tri Kiến) thì khi giác ngộ mới xuất hiện đầy đủ.

Nói Phật Tri Kiến có sẵn rồi thì trạch pháp chưa minh bạch.

Hề hề,

Phật tri kiến là Chánh Biến Tri được Thiền tông xem là chân như tràn khắp.
Trên là lời chư cổ đức tương đồng với lời Thầy VQ. Còn lời của VNBN thì hạn cuộc thiểu trí (hẹp hòi) do thiên lệch về quả vì chỉ đề cập đến Phật tri kiến nơi chúng sanh tức (phần) Dụng

Hề hề
Tịnh thổ không dung kẻ hẹp hòi


Trừng Hải
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,691
Điểm tương tác
724
Điểm
113
Hề hề,

Phật tri kiến là Chánh Biến Tri được Thiền tông xem là chân như tràn khắp.
Trên là lời chư cổ đức tương đồng với lời Thầy VQ. Còn lời của VNBN thì hạn cuộc thiểu trí (hẹp hòi) do thiên lệch về quả vì chỉ đề cập đến Phật tri kiến nơi chúng sanh tức (phần) Dụng

Hề hề
Tịnh thổ không dung kẻ hẹp hòi


Trừng Hải
Hjjjj, đạo hữu trừng hải, Thầy VQ chắc là Chánh Biến Tri (cái biết) sẵn rồi nên không cần làm chúng sanh tu học (phần Dụng).
Nói Chánh Biến Tri có sẵn thì đó là lông rùa sừng thỏ; một thứ bên ngoài chúng sanh ư?
Trạch Pháp của đạo hữu còn hạn chế nhỉ!

1. Phật Tri Kiến là Dụng của Phật Tánh, dụng này không có sự sai biệt. Phật Tri Kiến là trí tuệ sáng suốt chiếu khắp. Để có trí tuệ này, chúng sanh phải trãi qua sự học hỏi và tu tập thì mới có thể xuất hiện.

Phật Tri Kiến tuy nhờ tu tập liễu ngộ mà xuất hiện nhưng lại chẳng do bất kì công phu gì tạo nên, mà đó là sự hiển lộ của Phật Tánh khi tâm niệm hoàn toàn rỗng lặng buông xả.

=> Chốt lại là:
Phật Tri Kiến không có sẵn mà là sự hiển lộ của cái có sẵn là Phật Tánh.

2. Đạo hữu nói" Tịnh thổ không dung kẻ hẹp hòi" thì bản thân đạo hữu không có tâm Bồ Tát.

Tịnh Thổ là đất của Bồ Tát nguyện. Đất ấy bao dung rộng lớn, sẵn sàng đón tiếp tất cả chúng sanh hữu duyên đến đó tu học. Thí dụ như: Cực Lạc tiếp nhận cả ngũ thừa Phật giáo, kể cả hạng hạ phẩm hạ sanh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên