doccoden

Sự Đối Lập giữa Đại và Tiẻu Thừa khi nhân thức Niết Bàn

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Chờ lâu quá không thấy ngài Viên Quang diễn thuyết tiếp, tôi xin mạn phép nhận xét về Chân Như qua cách giải thích của ngài. Đó là nó giống với...thánh Allah của Hồi giáo :)

- Theo đạo Hồi thì Allah là Thượng Đế, là đấng toàn năng sáng tạo ra thế giới này. (Ngài Viên quang cũng nói mọi thứ đều do Chân Như tạo ra)
- Allah không có hình tướng, màu sắc (Chân Như cũng vậy, nó không có tướng trạng)
- Allah là đấng tối cao nên con người không thể hiểu được ý ngài, cũng giống như sâu bọ không thể hiểu được con người (ngài Viên quang cũng nói Chân Như là cái mà con người không thể hiểu được)

Về căn bản thì cả hai có những điểm giống nhau. Nhưng chúng cũng có điểm khác nhau, chẳng hạn Allah là đấng hữu tình, biết yêu ghét thưởng phạt trong khi Chân Như là pháp vô tình, không có tình cảm hay thưởng phạt.

Nếu tôi có hiểu gì sai về Chân Như thì mong ngài Viên Quang chỉnh lại nhé. Giờ thì tôi xin chờ được nghe ngài thuyết giảng về Ngã: Ngã là gì, Vô Ngã là gì...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính các Bạn.

Nhân Ngài Doccoden có nhã hứng.- KHAI BÚT SỚM ĐẦU XUÂN.

VQ xin hưởng ứng và kính mời các Bạn cùng tham gia thảo luận, Vời Tiêu Đề:

SỰ ĐỐI LẬP GIỮA ĐẠI VÀ TIỂU THỪA KHI NHẬN THỨC NIẾT BÀN.

Vâng thưa các Bạn:

VQ xin mượn tạm một chút xíu triết học Max để dẫn nhập chủ đề này (các Bạn thông cảm).

Ở chủ đề này VQ sẽ triển khai đại khái theo định hướng như sau:

DẪN NHẬP:

* Tứ Tất Đàn. Thế Giới Tất Đàn.
* Khái niệm về sự Mâu Thuẩn trong nhận thức, tư duy:
* Khái Niệm Niết Bàn (Nirvana)
* Niết Bàn là Tâm hay Cảnh ?
* 4 ĐỨC Niết Bàn.- Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh .
* Tri Nhận Thực Tế.

A. Vô Thường- Thường.

I. Thế nào là Vô Thường ?
* Tâm (Niệm) cũng Vô Thường.
* Niết Bàn của Thanh Văn- Duyên Giác là Vô Thường.
* Niết Bàn Phật là SẮC.
II. Những gì là THƯỜNG ?
* Lý Vô Thường thị Thường.
+ Thế nào là HUYỄN CẢNH Vô Thường ?


* Vô Thường- Khổ -Vô Ngã- Bất Tịnh.

* Thường- Lạc- Ngã- Tịnh..
(Trong quá trình thảo luận có thể sẽ thêm hoặc bớt các tiểu mục).

Kính.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Dẫn nhập:

* Thế Gian Tất Đàn.


Thuở Đức Phật tại thế. Ngài đã dùng TỨ TẤT ĐÀN. Tức là 4 phương pháp để giảng dạy và Hoằng truyền Chánh Pháp.

Tứ tất đàn gồm có:

1. Thế giới tất đàn; 2. Vị nhân tất đàn; 3. Đối trị tất đàn; và 4. Đệ nhất nghĩa tất đàn.

Đây là bốn phương pháp mà Đức Phật đã tùy duyên và bất biến, giảng dạy và thành tựu viên mãn mà chúng ta có thể áp dụng ngày nay. Vì tính chất tùy duyên ở trong đạo Phật, chúng ta cũng tùy duyên sinh hoạt, giảng dạy, và hoằng Pháp cho thế hệ kế thừa những phép kỉnh sau:

1) Thế giới tất đàn: Vì sự an lạc và hạnh phúc của chúng sanh, đức Phật đã dùng phương tiện tùy thuận chúng sinh mà thuyết pháp và giảng dạy. Trong Pháp này: Chúng sanh có cách nói thế nào,, suy nghĩ như thế nào, lập luận như thế nào v.v...Thì Đức Phật thuận theo và dùng phương cách đó để giảng dạy.

2) Vị nhân tất đàn: Ngài vì tùy vào căn cơ trình độ cao hay thấp, tâm lý, chủng tử của mỗi người mà dùng phương tiện này, phương tiện khác để họ dễ tiếp thu, mau tiến hóa hầu sống hài hoà an lạc.

3) Đối trị tất đàn: Ngài vì tùy thuận chỗ mê lầm và tâm bệnh của chúng sinh mà nói Pháp đối trị, như một vị Bác sỹ giỏi tùy bệnh cho thuốc để hồi phục.

4) Đệ nhất nghĩa tất đàn: Khác với 3 tất đàn trước, chỉ là phương tiện, thì Đệ nhất nghĩa tất đàn là cứu cánh và là mục đích giáo dục của đạo Phật. Khi đức Phật thấy cơ duyên của chúng sinh đã thuần thục Ngài không dùng phép tương đối mà khai thị con đường Trung đạo và Nhị đế (hai sự thật), thật tướng của các Pháp, để thuyết cái thật tướng của vạn pháp để cho chúng sanh sớm giác ngộ.

Ở phần Dẫn Nhập này. VQ bắt chước Phật dùng Thế giới tất đàn; Bằng cách dùng một chút xíu Triết học Max qua phương pháp luận:

Quy Luật: Mâu Thuẩn. "Trong một chỉnh thể Thống Nhất luôn tồn tại các mặt đối lập".

Quy luật này được khái niệm như sau:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Kính thưa quí thầy, quí bạn.
Tự Tánh hay Bản Thể là cái không thể dùng pháp hình tướng để xác định. Dù là một kẻ ngu muội hết chỗ nói hay là bậc chí tôn thì tự tánh vẫn tiên thiên hiện hữu. Bất luận là người hay chưa là người, là hữu tình hay vô tình thì tự tánh ấy vẫn như như hiện tồn. Dù là có trí biết hay mờ mịt thì tự tánh ấy thủy chung nhất như. NHƯNG HỄ CĂN CỨ VÀO MỘT PHÁP NÀO ĐÓ MÀ CHO ĐÓ LÀ TỰ TÁNH THÌ LÀ LẦM NHẬN! CHO NÊN ĐỀ NGHỊ TẤT CẢ CHÚNG TA CẨN THẬN VỚI TRÍ NÃO VÀ NIỆM TƯỞNG CỦA CHÍNH MÌNH!

Tự Tánh là cái nói lên rằng Mình vẫn là Mình chứ không phải bất kì cái gì khác, dù là nhân duyên vô tình là đất đá cỏ cây, dù là thú, người, thần, tiên, trời , Phật; dù là pháp nhãn, pháp trí đã có hay chưa có thì vẫn vậy, quyết định rằng mình không thể khác. Chúng sanh chúng ta đây thường là vin vào nhân duyên nào đó để thể hiện sự tồn tại của mình nhưng kỳ thực khi không vin vào bất kì điều gì, đó mới là chính mình thực sự! Không vin vào bất kì điều gì thì đó là trí huệ vậy! Nhưng Mình mà chỉ có một mình mình thì không thể có sự tồn tại. Do đó có hằng hà sa số Mình, tương tác với nhau gọi là pháp giới. Pháp giới là phương tiện để cá nhân thể hiện sự tồn tại và nhận thức chính mình.

Tự Tánh sẵn có nhưng trí huệ Phật thì không phải sẵn có. Trí tuệ Phật tuy không sẵn có nhưng cũng không do nhân duyên hữu tướng nào sanh nên nó có sanh nhưng không có diệt. Sanh ra là lúc cá nhân rãi cỏ ngồi đạo tràng nhíp độ thành công tất cả các loại phiền não của chính mình, kể từ đó sáng suốt y như tự tánh không một vật vốn có nên mãi mãi không sa vào vòng sanh diệt, tức là bất diệt. Đó là cá nhân đã hoàn toàn sống với tự tánh chính mình, đó là Niết Bàn của Đại Thừa, nguồn gốc vốn là nhất như không đổi khác thì cuối cùng y như vậy! Đối với tất cả pháp thấu rõ nên chẳng khởi nên bất kì ý niệm gì, thấy rõ rốt ráo chẳng có một pháp nào trong đó được, mất, không không khổ, vô minh hay giác ngộ,... tịch diệt tự nhiên vậy.

Còn Niết Bàn của Thanh Văn Duyên Giác thì do đoạn trừ nhân gây khổ mà có. Đối với các pháp tướng thế gian, các vị ấy còn có quan niệm về Khổ, còn quan niệm về Vô Minh. Bởi vì vậy, muốn tịch diệt họ phải đoạn trừ xa lánh các pháp tướng. Nói cách khác, chỗ hiểu của họ về pháp tướng là chưa rốt ráo vậy! Tuy nhiên do đã đoạn trừ các tác nhân gây khổ nên đã đoạn trừ nhân luân hồi, hễ họ bước tiếp thì ắt phải là mở rộng sự Niết Bàn đó đến thế gian và mọi thế giới, tức là Đại Niết Bàn của Đại Thừa.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

"Đối với tất cả pháp thấu rõ --> nên chẳng khởi nên bất kì ý niệm gì, thấy rõ rốt ráo chẳng có một pháp nào trong đó được, mất, không không khổ, vô minh hay giác ngộ,... tịch diệt tự nhiên vậy. "

chỗ này, có lẽ có thể dùng CÓ KHÔNG ... NGÃ - VÔ NGÃ ... để lãnh hội .... TỰ TÁNH [smile]

nhược dĩ sắc --> KIẾN (niệm) --> ngã [smile]

dĩ âm thanh --> CẦU --> ngã [smile]

thị nhơn hành tà đạo

bất năng --> KIẾN --> NHƯ LAI - Kinh Kim Cang


ờ mà đúng hông ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Khái niệm về sự Mâu Thuẩn trong nhận thức, tư duy:

Mâu thuẫn là
sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. ... Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
(hết trích)

Thí dụ 1: Như sự đối lập giữa ngày và đêm.- Tuy đối lập nhưng không thể triệt tiêu một mặt.

Thí dụ 2: Như bên trái và bên phải của một mục tiêu.- Tuy đối lập nhưng không thể thiếu nhau.

Thí dụ 3: Như Thiện và ác.. Tuy đối lập nhưng nương vào nhau để thành lập.

Đạo Đức kinh nói:

"Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; đều biết tốt là tốt thế là không tốt vậy, bởi vì có không sinh ra nhau dễ khó thành tựu lẫn nhau, ngắn dài tạo thành lẫn nhau, trên dưới lộn lạo ra nhau, thanh âm hòa hợp với nhau, sau trước theo nhau. "
(hết trích)

Những khái niệm đó .- Là "Nhị Nguyên Đối đãi" trong Tư duy, trong nhận thức của con người.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha hah [smile]

"Đối với tất cả pháp thấu rõ --> nên chẳng khởi nên bất kì ý niệm gì, thấy rõ rốt ráo chẳng có một pháp nào trong đó được, mất, không không khổ, vô minh hay giác ngộ,... tịch diệt tự nhiên vậy. "

chỗ này, có lẽ có thể dùng CÓ KHÔNG ... NGÃ - VÔ NGÃ ... để lãnh hội .... TỰ TÁNH [smile]

nhược dĩ sắc --> KIẾN (niệm) --> ngã [smile]

dĩ âm thanh --> CẦU --> ngã [smile]

thị nhơn hành tà đạo

bất năng --> KIẾN --> NHƯ LAI - Kinh Kim Cang


ờ mà đúng hông ?
Ngay chỗ không dùng gì thì mới có thể lãnh hội, còn như đang dùng thì tức là tạo tác nhân duyên. Tánh Thật của mình hay là Tự Tánh, vốn sẵn như như bất động, thì làm sao có chuyện hội hay chẳng hội, lẽ nào mình lại lập ra cái mình thứ hai để biết mình sao. Mình xưa nay duy ngã độc tôn, có thể thấy biết mọi thứ tùy theo nhân duyên nhưng chẳng có cái mình trường tồn nào thứ hai trong suốt quá trình ấy vậy!

Nếu Mình chỉ 1 một Mình duy nhất thì Mình không có phương tiện chi để thể hiện sự tồn tại thường trực của nó. Thế nên có rất nhiều cái Mình, không thể đếm được, bất khả lập danh số. Những cái Mình tương tác với nhau mà hiện tiền tạo lập ra pháp giới, với các tướng phần. Thông qua sự tương tác với nhau mà dần dần mỗi cái Mình sẽ thấu rõ pháp tướng là ngụy, thấu rõ tất cả những gì bị thấy bị biết bị nhận thức đều là giả danh, quay ngược vào mà thấu rõ bản thân Mình. Mình đã sẵn tồn tại bao đời nay, bất luận khi là vô tình chúng sanh hay là hữu tình chúng sanh hay là Phật.

Đã biết rõ Tánh Thật của mình thì mới có thể buông xả pháp tướng đã câu nệ từ thời còn mê muội. Buông xả pháp tướng thì không phải là ngăn sông cấm chợ mà là một quá trình rõ biết tự tánh mình rồi tùy nhân duyên làm cho chúng hoàn mãn. Các duyên đã hoàn mãn thì nhân - quả đều không phân sự, trí tuệ đã viên mãn, việc làm đã hoàn thành mà vĩnh viễn không còn sanh vào pháp giới nữa.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
"Đối với tất cả pháp thấu rõ --> nên chẳng khởi nên bất kì ý niệm gì, thấy rõ rốt ráo chẳng có một pháp nào trong đó được, mất, không không khổ, vô minh hay giác ngộ,... tịch diệt tự nhiên vậy."

Niết Bàn = [thường, lạc, NGÃ, tịnh ]

cũng đồng nghĩa là trong NGÃ .. trong VẠN PHÁP ... vốn đã đầy đủ diễn biến, hiện hữu, kinh nghiệm --> để từ đó mà NHÌN THẤY ... mà KIẾN .. mà THỊ ... mà đúc kết ra đầy đủ TRÍ TUỆ của TỰ TÁNH ... mà tăng trưởng TRÍ TUỆ về TỰ TÁNH [smile]

** (hỏng biết nhìn đâu .. làm gì ... thấy gì .. hiểu gì .. học gì ... làm sao mà --> TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC ? [smile])

nhược dĩ SẮC --> KIẾN --> ngã

dĩ ÂM THINH --> CẦU --> ngã

thị nhơn --> hành tà đạo

bất năng kiến NHƯ LAI

cho nên ... đối với "NỘI TÌNH ... THỰC CHẤT CỦA NGÃ" mà nhìn thấy ... đó mới là CHÂN LÝ [smile] ... là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ

Cốc cốc cốc cốc ... [smile]

Xá Lợi Tử ... thị chư pháp .. không tướng .. không .... không không không ... thị cố không trung vô sắc ... vô vô bất bất

SẮC --> tức --> THỊ "không"

KHÔNG --> tức --> THỊ "sắc"

thọ tưởng hành thức

--> NGŨ UẨN đều thấy như vậy ....


Ở chỗ này ... THỊ --> NHÌN THẤY --> CHƯ PHÁP không không không không --> THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SĂC, VÔ .... --> là Ý NGHĨA, là THỰC TƯỚNG của VẠN PHÁP [smile] --> nên thấy rõ vạn pháp là như vậy [smile]

đó vốn là 1 LOẠI TRÍ TUỆ .... là KIẾN ... NHƯ LAI [smile]

là THẤY --> tự tánh ... là KIẾN .. TÁNH [smile]

là KHÔNG phải HAI .. là KHÔNG phải một

là VÔ NHẤT ... là BẤT NHỊ [smile]


còn vốn KHÔNG THẤY CHƯ PHÁP như vậy ... thế nào mà thấy được ? [smile]

vi vậy ... nếu "CÁI THẤY" đã không VẠN PHÁP --> QUY TÔNG --> thì cứ ngay nơi "CÁI THẤY KHÁC BIỆT ĐÓ" mà LẮM TÔNG ... NHIỀU PHÁI [smile] ...


và vì muốn nhìn thấy rõ VẠN PHÁP --> thì ngay từ BƯỚC CƠ BẢN --> cũng phải là NHÌN THẤY "TỪNG PHÁP" .. từng pháp một .... ---> vậy đó [smile]


ờ mà đúng hông [smile]
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Niết Bàn (Nirvana)

Niết Bàn (Nirvana) là mục đích tối hậu mà người đi trên đường Phật Đạo hướng đến.

Để tiến đến Niết Bàn, người đệ tử có 2 con đường, 2 khuynh hướng. Đó là Tiểu Thừa và Đại Thừa PG.

Hai khuynh hướng này, nhìn thoáng qua thì có sự mâu thuẩn với nhau. Mặc dù đều do Đức Phật chỉ dạy.

* Khái Niệm Niết Bàn .

Niết bàn là gì?


Niết bàn, theo tiếng Sanscrit là Nirvana, tiếng Pali là Nibhana. Học giả Đoàn Trung Còn giải thích: Niết bàn là “cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái”, và theo lối triết tự thì: “Niết (Nir): ra khỏi, Bàn hay Bànna (Vana): rừng, tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não”(1). Pháp sư Huyền Trang triết tự Niết bàn - Nirvana như sau: 1, Nir: ra khỏi, ly khai; vana: con đường vòng vèo, quanh quẩn, đổi thay. Nirvana là ly khai con đường quanh quẩn, chuyển dịch (bứt vòng sinh tử luân hồi); 2, Nir: không; vana: hôi tanh, dơ bẩn, Nirvana là không hôi tanh, dơ bẩn (thanh tịnh, trong sạch); 3, Nir: xa lìa, đào thải; vana: rừng rậm, Nirvana là xa lìa rừng rậm (đào thải những phiền tạp của đời sống). Mặc dù các cách hiểu này không đồng nhất song đều có chung một nghĩa căn bản: Niết bàn là sự đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Đó là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không - thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Như vậy, Niết bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không - thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo, mà là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
(trích Thư viện hoa sen)
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Niết Bàn là Tâm hay Cảnh ?

Kính các Bạn.

Với đoạn ghi chép Khái Niệm trên (có lẻ mang nội hàm thiên về Tiểu Thừa) chúng ta thấy nó đã mang nhiều mâu thuẩn Nội Tại !

+ Nếu nói rằng: Niết Bàn là CẢNH TRÍ.- Thì như vậy nó mang tính VẬT LÝ, tính ĐỊA LÝ. Thì liền ở dưới cho rằng: " Niết bàn là sự đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Đó là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không - thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. "

+ Không có Không Gian, KKhông có Thời Gian. Thì như vậy đã loại bỏ yếu tố VẬT LÝ, ĐỊA LÝ.

Vậy Niết Bàn là Tâm Lý chăng ?

Cuối cùng

Niết Bàn là Tâm hay Cảnh ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* 4 ĐỨC Niết Bàn.- Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh .

Sở dĩ có sự nhận thức không đồng nhất trong nhận thức về Niết Bàn. Theo VQ nghỉ.- Đó là do tầm mức tri nhận của hành giả. Nghĩa là do NỘI LỰC GIỚI-ĐỊNH-TUỆ chiếu kiến vào 4 lĩnh vực (còn gọi là 4 ĐỨC Niết Bàn hay 4 đặc tính trong Niết Bàn Phật).

* 4 ĐỨC Niết Bàn. Là: Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh .

+ Đối với Tiểu Thừa: Hành giả tri nhận đúng đắng: Vô Thường, Vô Lạc (khổ), Vô Ngã, Vô Tịnh là Tri nhận được Niết Bàn.

+ Đối với Đại Thừa: Hành giả tri nhận đúng đắng: Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh là Tri nhận được Niết Bàn.

Thực tế:

+ Muốn đi qua nhận thức Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh , hành giả trước phải đi qua nhận thức Vô Thường, Vô Lạc (khổ), Vô Ngã, Vô Tịnh .

+ Ngược lại: Nếu chưa tri nhận được Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh thì không làm sao thấu triệt được thực chất Vô Thường, Vô Lạc (khổ), Vô Ngã, Vô Tịnh.

Vì sao ? Vì đó là các mặt mâu thuẩn, đối lập trong một Chỉnh Thể Niết Bàn trong Phật giáo..
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
* 4 ĐỨC Niết Bàn.- Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh .

Sở dĩ có sự nhận thức không đồng nhất trong nhận thức về Niết Bàn. Theo VQ nghỉ.- Đó là do tầm mức tri nhận của hành giả. Nghĩa là do NỘI LỰC GIỚI-ĐỊNH-TUỆ chiếu kiến vào 4 lĩnh vực (còn gọi là 4 ĐỨC Niết Bàn hay 4 đặc tính trong Niết Bàn Phật).

* 4 ĐỨC Niết Bàn. Là: Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh .

+ Đối với Tiểu Thừa: Hành giả tri nhận đúng đắng: Vô Thường, Vô Lạc (khổ), Vô Ngã, Vô Tịnh là Tri nhận được Niết Bàn.

+ Đối với Đại Thừa: Hành giả tri nhận đúng đắng: Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh là Tri nhận được Niết Bàn.

Thực tế:

+ Muốn đi qua nhận thức Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh , hành giả trước phải đi qua nhận thức Vô Thường, Vô Lạc (khổ), Vô Ngã, Vô Tịnh .

+ Ngược lại: Nếu chưa tri nhận được Thường, Lạc ,Ngã, Tịnh thì không làm sao thấu triệt được thực chất Vô Thường, Vô Lạc (khổ), Vô Ngã, Vô Tịnh.

Vì sao ? Vì đó là các mặt mâu thuẩn, đối lập trong một Chỉnh Thể Niết Bàn trong Phật giáo..
Kính thưa Thầy, con rất không đồng ý với lập luận của Thầy!
Sự mâu thuẩn nằm ở ngay bản thân nhận thức luận của Thầy.

Thật vậy, Niết Bàn trong Phật Giáo dù là theo nghĩa đại thừa hay tiểu thừa đều không có sự hiện diện của các mặt đối lập. Nếu một cá nhân mà nơi tâm hiện diện sự mâu thuẩn thì không thể có Niết Bàn.

Niết Bàn của tiểu thừa chấp nhận rằng chưa phải là rốt ráo (do sự xa lánh thế gian) nhưng Niết Bàn trong đại thừa Phật giáo là rốt ráo vì đó là quả vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Mà đã là rốt ráo thì làm sao thấy có sự mâu thuẩn với cái khác!

Sự thật là, Niết Bàn mà Phật dạy, dù là tiểu thừa hay đại thừa thì Phật dạy chỉ có một, với bốn đức là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Nhưng do trình độ của hành giả tu tập nên nhận được một gốc độ nào đó, chứ không phải do bản thân Niết Bàn có các mặt đối lập!

Thường và Vô Thường không phải là hai mặt đối lập đối với Bậc Như Lai, Lạc và Vô Lạc cũng không phải là hai mặt đối lập nơi vị ấy, Ngã và Vô Ngã cũng vậy, Tịnh và Vô Tịnh cũng vậy. Thấy khác, thấy đối lập thì chẳng phải Niết Bàn, nên khéo biết Niết Bàn mà Như Lai đã dạy chỉ có một chứ không có hai, tùy theo căn duyên mà hành giả thâm nhập từ từ.


Như Lai chưa bao giờ xác nhận rằng một đệ tự là "con đã đạt Niết Bàn" mà Ngài chỉ xác nhận "con đã đoạn trừ xong tác nhân gây sanh tử luân hồi, hay là con đã chứng Vô Sanh Pháp nhẫn,....". Cho nên thú thật rằng: chỉ có Như Lai mới đích thực đạt được Niết Bàn, còn chúng ta sẽ là Như Lai của tương lai khi nương theo sự chỉ dạy của Ngài.
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
"Đối với tất cả pháp thấu rõ --> nên chẳng khởi nên bất kì ý niệm gì, thấy rõ rốt ráo chẳng có một pháp nào trong đó được, mất, không không khổ, vô minh hay giác ngộ,... tịch diệt tự nhiên vậy."

Niết Bàn = [thường, lạc, NGÃ, tịnh ]

cũng đồng nghĩa là trong NGÃ .. trong VẠN PHÁP ... vốn đã đầy đủ diễn biến, hiện hữu, kinh nghiệm --> để từ đó mà NHÌN THẤY ... mà KIẾN .. mà THỊ ... mà đúc kết ra đầy đủ TRÍ TUỆ của TỰ TÁNH ... mà tăng trưởng TRÍ TUỆ về TỰ TÁNH [smile]

** (hỏng biết nhìn đâu .. làm gì ... thấy gì .. hiểu gì .. học gì ... làm sao mà --> TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC ? [smile])

nhược dĩ SẮC --> KIẾN --> ngã

dĩ ÂM THINH --> CẦU --> ngã

thị nhơn --> hành tà đạo

bất năng kiến NHƯ LAI

cho nên ... đối với "NỘI TÌNH ... THỰC CHẤT CỦA NGÃ" mà nhìn thấy ... đó mới là CHÂN LÝ [smile] ... là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ

Cốc cốc cốc cốc ... [smile]

Xá Lợi Tử ... thị chư pháp .. không tướng .. không .... không không không ... thị cố không trung vô sắc ... vô vô bất bất

SẮC --> tức --> THỊ "không"

KHÔNG --> tức --> THỊ "sắc"

thọ tưởng hành thức

--> NGŨ UẨN đều thấy như vậy ....


Ở chỗ này ... THỊ --> NHÌN THẤY --> CHƯ PHÁP không không không không --> THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SĂC, VÔ .... --> là Ý NGHĨA, là THỰC TƯỚNG của VẠN PHÁP [smile] --> nên thấy rõ vạn pháp là như vậy [smile]

đó vốn là 1 LOẠI TRÍ TUỆ .... là KIẾN ... NHƯ LAI [smile]

là THẤY --> tự tánh ... là KIẾN .. TÁNH [smile]

là KHÔNG phải HAI .. là KHÔNG phải một

là VÔ NHẤT ... là BẤT NHỊ [smile]


còn vốn KHÔNG THẤY CHƯ PHÁP như vậy ... thế nào mà thấy được ? [smile]

vi vậy ... nếu "CÁI THẤY" đã không VẠN PHÁP --> QUY TÔNG --> thì cứ ngay nơi "CÁI THẤY KHÁC BIỆT ĐÓ" mà LẮM TÔNG ... NHIỀU PHÁI [smile] ...


và vì muốn nhìn thấy rõ VẠN PHÁP --> thì ngay từ BƯỚC CƠ BẢN --> cũng phải là NHÌN THẤY "TỪNG PHÁP" .. từng pháp một .... ---> vậy đó [smile]


ờ mà đúng hông [smile]
Cái gì THẤY cái gì???

Phật tử Tiểu Thừa nói:
CÓ cái gì thì mới THẤY CÓ cái gì!
KHÔNG BIẾT??? CÓ cái gì thì CÓ cái gì là NIẾT BÀN để thảo luận???

Phật tử Đại Thừa thảo luận= Copy and Paste
Cốc cốc cốc cốc ... [smile]

Xá Lợi Tử ... thị chư pháp .. không tướng .. không .... không không không ... thị cố không trung vô sắc ... vô vô bất bất

SẮC --.>. tức --.>. THỊ "không"

KHÔNG --.>. tức --.>. THỊ "sắc"

thọ tưởng hành thức

--.>. NGŨ UẨN đều thấy như vậy ....

Ở chỗ này ... THỊ --.>. NHÌN THẤY --.>. CHƯ PHÁP không không không không --.>. THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SĂC, VÔ .... --.>. là Ý NGHĨA, là THỰC TƯỚNG của VẠN PHÁP [smile] --.>. nên thấy rõ vạn pháp là như vậy [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tri Nhận Thực Tế.

Xin cảm ơn Các Bạn VNBN và Vô Minh cùng thảo luận.

VQ hoàn toàn đồng ý với Bạn VNBN.

Ý VQ cũng là như vậy.- Sở dĩ thấy co mâu thuẩn Đó là do tầm mức tri nhận của hành giả. Nghĩa là do NỘI LỰC GIỚI-ĐỊNH-TUỆ của chúng ta chiếu kiến vào 4 lĩnh vực Thường- Lạc- Ngã- Tịnh.

hoa sen.webp


Tổ Mã Minh.Đại Thừa Khởi Tín dạy: "Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân Như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. ".

Kính các Bạn. Chúng ta đang ở giai đoạn dùng Tri thức để Nhận thức Niết Bàn. Nghĩa là dùng cái tương đối để nhận thức Tuyệt Đối. Do vậy sẽ cảm thấy mâu thuẩn và Đối lập.

Nhiệm vụ bài viết này, là cố gắng hòa nhập TRI THỨC vào CHÂN TRÍ.- Để Tri nhận Thực Tại Niết Bàn- Xuyên qua lừi dạy của Kinh Luận. Để từ đó không còn thấy mâu thuẩn- đối lập, để có cái nhìn Trung Thực về 4 Đức Niết Bàn THƯỜNG- LẠC- NGÃ- TỊNH.
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Docoden là người cả đời TIN vững chắc vào Lý DUYÊN KHỞI thì Docoden chỉ muốn BIẾT Thiện Tri Thức Đại Thừa giải thích:

"CÓ cái gì thì mới CÓ cái gì LÀ !
KHÔNG CÓ cái gì thì KHÔNG CÓ cái gì LÀ.....ĐỐI LẬP, NHƯ LÀ!

Có thể NHẬN XÉT rằng NIẾT BÀN không thể TỰ TẠO ra ĐỐI LẬP hay NHƯ LÀ!

Phật Giáo Tiểu Thừa cũng không thể TỰ TẠO ra NIẾT BÀN ĐỐI LẬP hay NHƯ LÀ. Phật Giáo Đại Thừa cũng KHÔNG!

Có chăng là ĐỐI LẬP hay NHƯ LÀ được tạo ra bởi Thiện Tri Thức
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Khi thảo luận về Phật Giáo chúng ta phải NHẬN XÉT theo Lý Duyên Khởi là:

Từ đâu mà CÓ vấn đề???

Vô Minh TỰ NHẬN XÉT:
Vấn Đề KHÔNG THỂ TỰ SANH ra vấn đề thì Phật Giáo KHÔNG THỂ TỰ SANH ra vấn đề!

Sở dĩ chúng ta CÓ vấn đề là TỪ chúng ta TỰ KHỞI SANH ra vấn đề!


Cái mà chúng ta cần là TỰ NHẬN XÉT:
Từ đâu mà chúng ta TỰ KHỞI SANH ra vấn đề???
Từ đâu mà chúng ta CÓ vấn đề liên hệ đến sự Đối Lập Phật Giáo Tiểu Thừa với Phật Giáo Đại Thừa???

Xin mời!

Khi thảo luận về Phật Giáo chúng ta phải nói ra cái TỰ NHẬN XÉT theo cái TÂM của chính mình!

TỰ NHẬN XÉT là Tâm NHẬN XÉT! Là TỰ BIẾT, TỰ THẤY tất cả mọi sự từ cái TÂM của mình!


Thế nào TỰ NHẬN XÉT??? NHẬP THỂ.
Thế nào NHẬP THỂ???
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
A. Vô Thường- Thường. (cặp mâu thuẩn & đối lập thứ 1)

Vô Thường Nghĩa là biến dịch không thường còn - Thường là vĩnh viễn trường tồn. Đây một cặp mâu thuẫn đối lập khi quan sát đức THƯỜNG của Niết Bàn.

I. Thế nào là Vô Thường ?

Ba cõi không an dường hỏa trạch
Đâu miền chân lạc khỏi tang thương?
Người vô thường,
Cảnh vô thường!


Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.
Khởi lòng bi trí
Nguyện độ mười phương.

Ba tăng kỳ kiếp tu muôn hạnh.
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị Pháp Vương!
(???)

Vô thường (Anicca): Tất cả mọi thứ hiện hữu điều có điều kiện (sankhara) luôn ở trong trạng thái chuẩn bị biến đổi. Có thể tăng lên, giảm đi hoặc chuyển sang một dạng khác.- Điều này được Đức Phật dạy ở Tam Pháp Ấn. Đó là Pháp Ấn CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG.

+ Tất cả "Hành pháp" (các pháp hiện hành) đều Vô thường, với loài hữu tình, thì phải có sanh già, bệnh, chết. Với loài vô tình thì thành, trụ, hoại, không. Đây là chân lý không loại trừ một ai.

Vô Thường là CHÂN LÝ về mặc Tục Đế.

Người Phật tử có hiểu rõ về Vô Thường, mới không lầm chấp, không bám víu, không vô minh trong ão mộng. Từ đó phản tỉnh, cảm nhận được Niết Bàn.

Vì:

Niết: là Không. Bàn: Là Vô Minh lầm chấp. Không Vô Minh lầm chấp là có Niết Bàn.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Niệm và "VÔ" (Chánh) Niệm

loài người khác biệt với các loài hữu tình khác là trong họ có 1 TRÍ NHỚ khác biệt .. sâu ra rộng hơn ... cấu trúc não bộ của con người cũng vậy

cho nên ... chính sự GHI NHỚ này --> là bản chất của NIỆM --> là sự ghi nhớ những quy luật tinh thần và vật chất, bám víu vào đó ... làm nên hiện tượng NGÃ LẬP --> theo quy trình thập nhị nhân duyên

nhưng bằng QUÁN CHIẾU NIỆM và SỰ GHI NHỚ này ... đức Phật nhìn thấy tất cả những hiện tượng đó VÔ THƯỜNG, KHỔ và VÔ NGÃ ... là những hiện tượng tinh thần và vật lý ... làm nên nền tảng của CHÁNH NIỆM, VÔ NIỆM

"Chân không" --> bất không

"Bất không" --> nhi không

cho nên ...

vẫn là "NIỆM ĐÓ" .. nhưng khi đã được thăng hoa bởi TRÍ TUỆ về THỰC TƯỚNG ... thì trong niệm đó .. sẽ trổ ra những hoa trái của mùa xuân CHÁNH NIỆM [smile]


đối với "VỌNG NIỆM" --> NIỆM KHỞI tâm tâm khởi --> thì sự THĂNG HOA chính là "CHÁNH" NIỆM, "VÔ" NIỆM [smile]


kính chúc moi người 1 mùa xuân trong CHÁNH NIỆM nhé [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Niệm và "VÔ" (Chánh) Niệm

loài người khác biệt với các loài hữu tình khác là trong họ có 1 TRÍ NHỚ khác biệt .. sâu ra rộng hơn ... cấu trúc não bộ của con người cũng vậy

cho nên ... chính sự GHI NHỚ này --> là bản chất của NIỆM --> là sự ghi nhớ những quy luật tinh thần và vật chất, bám víu vào đó ... làm nên hiện tượng NGÃ LẬP --> theo quy trình thập nhị nhân duyên

nhưng bằng QUÁN CHIẾU NIỆM và SỰ GHI NHỚ này ... đức Phật nhìn thấy tất cả những hiện tượng đó VÔ THƯỜNG, KHỔ và VÔ NGÃ ... là những hiện tượng tinh thần và vật lý ... làm nên nền tảng của CHÁNH NIỆM, VÔ NIỆM

"Chân không" --> bất không

"Bất không" --> nhi không

cho nên ...

vẫn là "NIỆM ĐÓ" .. nhưng khi đã được thăng hoa bởi TRÍ TUỆ về THỰC TƯỚNG ... thì trong niệm đó .. sẽ trổ ra những hoa trái của mùa xuân CHÁNH NIỆM [smile]


đối với "VỌNG NIỆM" --> NIỆM KHỞI tâm tâm khởi --> thì sự THĂNG HOA chính là "CHÁNH" NIỆM, "VÔ" NIỆM [smile]


kính chúc moi người 1 mùa xuân trong CHÁNH NIỆM nhé [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]
Tổ Huệ Năng nói: "
VÔ NIỆM là tâm lìa tất cả niệm!

Ông thần nước mặn thảo luận kiểu gì mà LÒI ĐÂU RA???
Nào là: "VÔ là Chánh niệm????!"
Nào là: "loài người khác biệt với các loài hữu tình khác là trong họ có 1 TRÍ NHỚ khác biệt????? .. sâu ra rộng hơn ... cấu trúc não bộ của con người cũng vậy chính sự GHI NHỚ này????? --.>. là bản chất của NIỆM --.
.>.. đức Phật nhìn thấy tất cả những hiện tượng đó VÔ THƯỜNG, KHỔ và VÔ NGÃ ... là những hiện tượng tinh thần và vật lý ... làm nên nền tảng của CHÁNH NIỆM, VÔ NIỆM????????????.




Ngũ Uẩn vốn KHÔNG thì có cái quái khỉ gì là:
"sự GHI NHỚ??? 1 TRÍ NHỚ khác biệt?????"


Thảo luận với người Điên???????

ờ mà đúng không ? [smile]
 

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/20
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
Kính thưa Thầy, con rất không đồng ý với lập luận của Thầy!
Sự mâu thuẩn nằm ở ngay bản thân nhận thức luận của Thầy.

Thật vậy, Niết Bàn trong Phật Giáo dù là theo nghĩa đại thừa hay tiểu thừa đều không có sự hiện diện của các mặt đối lập. Nếu một cá nhân mà nơi tâm hiện diện sự mâu thuẩn thì không thể có Niết Bàn.

Niết Bàn của tiểu thừa chấp nhận rằng chưa phải là rốt ráo (do sự xa lánh thế gian) nhưng Niết Bàn trong đại thừa Phật giáo là rốt ráo vì đó là quả vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Mà đã là rốt ráo thì làm sao thấy có sự mâu thuẩn với cái khác!

Sự thật là, Niết Bàn mà Phật dạy, dù là tiểu thừa hay đại thừa thì Phật dạy chỉ có một, với bốn đức là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Nhưng do trình độ của hành giả tu tập nên nhận được một gốc độ nào đó, chứ không phải do bản thân Niết Bàn có các mặt đối lập!

Thường và Vô Thường không phải là hai mặt đối lập đối với Bậc Như Lai, Lạc và Vô Lạc cũng không phải là hai mặt đối lập nơi vị ấy, Ngã và Vô Ngã cũng vậy, Tịnh và Vô Tịnh cũng vậy. Thấy khác, thấy đối lập thì chẳng phải Niết Bàn, nên khéo biết Niết Bàn mà Như Lai đã dạy chỉ có một chứ không có hai, tùy theo căn duyên mà hành giả thâm nhập từ từ.


Như Lai chưa bao giờ xác nhận rằng một đệ tự là "con đã đạt Niết Bàn" mà Ngài chỉ xác nhận "con đã đoạn trừ xong tác nhân gây sanh tử luân hồi, hay là con đã chứng Vô Sanh Pháp nhẫn,....". Cho nên thú thật rằng: chỉ có Như Lai mới đích thực đạt được Niết Bàn, còn chúng ta sẽ là Như Lai của tương lai khi nương theo sự chỉ dạy của Ngài.
Lý như huyễn... cho nên tồn tại các mặt đối lập cũng là bình thường...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên