Sự Đối Lập giữa Đại và Tiẻu Thừa khi nhân thức Niết Bàn

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,447
Điểm tương tác
1,150
Điểm
113
ha ha ha [smile]

NGƯỜI LẠ ƠI .. đã bắt đầu ... đến chỗ CÀNG CỐ CHẤP ... nhiều trần lao ... càng phải CO MÌNH GỒNG cho thật cứng [smile]

đó là hiện tượng được miêu tả trong câu 2 và câu 3 của đoạn kinh này ... HIỆN TƯỢNG ... những thứ đồng chủng xuất hiện .. và KIM LUÂN [smile]

ờ ... mà đâu cần NGƯỜI LẠ ƠI hiểu đâu ... chỉ cần LÀM THÍ DỤ thôi [smile]


Phú Lâu Na !

Tánh giác thì sáng suốt;

hư không thì bất động vô tri.

Hai thứ tác động nhau thành tánh năng dao động.

Do đó, trong thế giới có hiện tượng lay động phát sanh (gió: phong đại).

Trong tánh năng dao động, những thứ đồng chủng hóa hợp với nhau kết thành tánh chất ngại.

Đây là hiện tượng kim luân được hình thành để bảo trì quốc độ (kim luân là dị dạng của địa đại, nhiếp thuộc về địa đại).


ha ha ha [smile] --> muốn học hỏi .. thì phải NGOAN [smile] --> bớt TỰ MÃN CỐ CHẤP đi [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Viên Quang.

Cảm ơn ngài đã bỏ công giảng giải rất chi li. Thật tình tôi chỉ mong ngài giải thích 3 ngôn từ của Phật giáo:

Chân Như, Niết Bàn, Ngã

một cách thật ngắn gọn dễ hiểu.

Tìm đỏ mắt thì thấy ngài giải thích như sau:

1. Chân Như: là Thượng Đế.
2. Niết Bàn: là một trạng thái tâm linh của người đã giác ngộ.
3. Ngã: là tự tại.

Hmm...2 từ đầu tiên thì tôi hiểu, còn Ngã thì ngài lại dùng một từ khác "tự tại" để thay thế thì lại còn khó hiểu hơn :)

Giờ thì tôi rất mong ngài giảng giải về thế giới quan của đạo Phật để những người ngoại đạo hiểu về Phật giáo được chăng? Ý tôi là ngài chỉ nói ngắn gọn và dùng những ngôn từ thông thường (không phải của Phật giáo) để cho ai cũng hiểu được.

Ví dụ: Lúc đầu chỉ có Chân Như (God), sau đó nó tạo ra thế giới và con người. Con người gồm có thân xác và linh hồn. Sau khi chết thì linh hồn tái sinh luân hồi nếu là người phàm tục, còn đã giác ngộ thì linh hồn sẽ ở một trạng thái đặc biệt gọi là Niết Bàn....

Đại loại là vậy, không chỉ ngài mà bất cứ phật tử nào cũng được, hãy viết một bài ngắn gọn về thế giới quan Phật giáo. Vì đây là nơi giao lưu tư tưởng, thiết nghĩ nên có một cái nhìn tổng quan về đạo Phật để ngoại đạo vào đây tìm hiểu và giao lưu bàn luận.

Mong lắm thay.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ngài Viên Quang.

Cảm ơn ngài đã bỏ công giảng giải rất chi li. Thật tình tôi chỉ mong ngài giải thích 3 ngôn từ của Phật giáo:

Chân Như, Niết Bàn, Ngã

một cách thật ngắn gọn dễ hiểu.

Tìm đỏ mắt thì thấy ngài giải thích như sau:

1. Chân Như: là Thượng Đế.
2. Niết Bàn: là một trạng thái tâm linh của người đã giác ngộ.
3. Ngã: là tự tại.

Hmm...2 từ đầu tiên thì tôi hiểu, còn Ngã thì ngài lại dùng một từ khác "tự tại" để thay thế thì lại còn khó hiểu hơn :)

Giờ thì tôi rất mong ngài giảng giải về thế giới quan của đạo Phật để những người ngoại đạo hiểu về Phật giáo được chăng? Ý tôi là ngài chỉ nói ngắn gọn và dùng những ngôn từ thông thường (không phải của Phật giáo) để cho ai cũng hiểu được.

Ví dụ: Lúc đầu chỉ có Chân Như (God), sau đó nó tạo ra thế giới và con người. Con người gồm có thân xác và linh hồn. Sau khi chết thì linh hồn tái sinh luân hồi nếu là người phàm tục, còn đã giác ngộ thì linh hồn sẽ ở một trạng thái đặc biệt gọi là Niết Bàn....

Đại loại là vậy, không chỉ ngài mà bất cứ phật tử nào cũng được, hãy viết một bài ngắn gọn về thế giới quan Phật giáo. Vì đây là nơi giao lưu tư tưởng, thiết nghĩ nên có một cái nhìn tổng quan về đạo Phật để ngoại đạo vào đây tìm hiểu và giao lưu bàn luận.

Mong lắm thay.
Kính ngài Doccoden.

Vì chủ đề này bị lỉnh lãng , thảo luận lạc đề nên VQ chuyển về Nẽo về Tâm linh bài 6. 4 Đức Niết Bàn cho được mạch lạc hơn. Ngài nên xem lại.

Về 3 điều ngài hiểu có lẻ ngài hiểu lầm ý VQ hay sao đó !

1/. VQ không hề nói Chân Như là Thượng Đế ! Mà ngược lại con chó con mèo, cục cây, gò đất đều lầ Chân Như. Cho nên Chân Như không dành riêng cho Thượng Đế như ngài tưởng ạ.

2. Niết Bàn: là một trạng thái tâm linh của người đã giác ngộ. Cũng không hẳn là vậy. VQ đã nói Niết Bàn của Nhị thừa là Phi Sắc (nên chỉ là trạng thái Tâm, như bạn tưởng) Niết Bàn Phật là Sắc ạ. (mong ngài xem lại)

3. Ngã: là tự tại. Như vậy chưa đủ ý đâu ạ ! Ngài nên xem thêm a.

Nói chung ngài nên xem thêm;

Nẽo về Tâm Linh bài 6 ạ
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,447
Điểm tương tác
1,150
Điểm
113
Ha ha ha [smile]

Vậy là DCD còn CHƯA CÓ HIỂU [smile] ... OH .... my goodness [smile]


(1) Chân Như

khái niệm chân như nếu như không lồng vào LÝ DUYÊN KHỞI đối với hiện tượng Thường Hữu của vạn vật .. thì sẽ trở thành khó hiểu ... cho nên ...

- Chân Không Diệu Hữu: mọi vật tồn tại ... là do duyên khởi ... [smile] ...

cho nên .. CHÂN NHƯ là định nghĩa được xây dựng bởi hình tượng của 1 LOÀI HỮU TÌNH + LỒNG TRONG 1 BỐI CẢNH THỰC TƯỚNG --> là tất cả thường hữu ... đều là CHÂN KHÔNG [smile]


vì vậy định nghĩa của CHÂN NHƯ theo tự điển Phật Học Thiện Phúc ... không phải chỉ miêu tả CHÂN KHÔNG --> mà miêu tả QUAN NIỆM THỰC TƯỚNG của 1 LOÀI HỮU TÌNH ĐỐI VỚI CHÂN KHÔNG ... THƯỜNG HỮU CHÂN KHÔNG ấy [smile]

(a) CHÂN NHƯ (theo tự điển Phật Học Thiện Phúc) (Bhutatathata or Tathata)
- Tự tánh thanh tịnh [smile]
- Phật tính
- Pháp thân
- Như Lai Tạng (smile]
- thực tướng, pháp giới, pháp tính, viên thành thực tính

cho nên đúng lý ra .. thì những phần trên ... của đề tài này .. CHÂN NHƯ đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rùi [smile]

chẳng hạn như .. trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì vốn đã có sự khẳng định:

Như Lai Tàng --> rời tất cả các tướng --> là tất cả các pháp

cho nên .. Như Lai Tạng cũng là chân như ... là vậy

(ii) Niết Bàn:

vì Chân Không Diệu Hữu .. Thường Hữu Chân Không là mô hình miêu tả sự tồn tại của 1 con người, 1 loài hữu tình đối với thực tướng ...hình thành nên quan niệm về thực tướng chân thật đó ở trong tâm

nên hầu như ... KINH ĐIỂN, LUẬN GIẢI ít có nơi sử dụng danh từ TÂM LINH, là 1 từ thường được gắn liền với khái niệm linh hồn (atman) ... mà thực tế .. vì có Ý THỨC của con người đối với khởi điểm THẾ GIỚI của VỌNG NIỆM ... nên danh từ PHÁP --> thường được dùng hơn ... bởi vì Ý TRẦN --> tức là PHÁP [smile]

vì vậy ... danh từ NIẾT BÀN ... thường được gắn liền với danh từ PHÁP hơn ... và như là PHÁP THÂN bởi vì danh từ PHÁP theo định nghĩa gắn liền với tự tánh (nhiệm trì tự tánh) ... và như vậy .. 6 con đường THỨC KHỞI .. lục thức .. gắn liền với thực tại khởi nên chúng --> nguồn gốc cũng chính là Lục Căn

thực tướng của tất cả mọi ý tưởng, ý thức --> vốn là LỤC CĂN + LỤC TRẦN --> đâu có linh hồn gì ? [smile]

---> ANATMAN [smile] ... đúng chứ ?


cho nên ... định nghĩa NIẾT BÀN: Thường <--> là đối với <--> Vô Thường ... nhưng trong thực chất ... vối là Ý NIỆM <--> đối với <--> Ý NIỆM ... chỉ là 1 ý niệm gắn liền THỰC TƯỚNG CHÂN THẬT .. còn 1 Ý NIỆM thì không

cho nên ... 1 ý niệm thì gắn liền với thường --> lạc, ngã, tịnh ... còn 1 ý niệm --> thì gắn liền với điên đảo ..

vì vậy .. định nghĩa NIẾT BÀN là SẮC như đã nói trên .. thì cũng chẳng có gì xa lạ bởi vì ... SANH TỬ NIẾT BÀN --> cũng chỉ là GIẤC MỘNG "hôm qua" [smile]


(iii) Ngã --> tự tại

ha ha ha ... chắc người nói này ... đã có chân kiến, đã tới chỗ ... nhìn thấy thực tướng chân thực vắng bóng của sự phân biệt của Ý THỨC [smile] .. như là hai định nghĩa trên

cho nên .. nói vậy mà 1 HÒA THƯỢNG .. thì ý nghĩa chân thực --> cũng hơi khó nghi ngờ rùi mà [smile] ... bởi vì NGHI LỜI của HÒA THƯỢNG trong thiên hạ .. cũng hỏng lợi ích gì mấy [smile]

nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ hơn 1 tý .. thì trong sự tu hành đúng đắn .. khi đã có CHÁNH NIỆM, CHÁNH ĐỊNH rùi .. chánh tư duy .. chánh kiến rùi ..

thì chữ NGÃ đó ... nên được coi rằng ... có 1 SỰ TỰ TẠI TRONG ĐÓ ... được hình thành bởi Y THA [smile]

- có thể buông bỏ được Ý NIỆM ... thường bao hàm cả CHỦ THỂ lẫn luôn ĐỐI TƯỢNG [smile]


thí dụ [smile]

Sư không đáp được, liền dừng lại đây. Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:

"Đêm khuya sao chẳng xuống?"

Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: "Bên ngoài tối đen."

Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy,

Long Đàm liền thổi tắt.

Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái.

Long Đàm hỏi:"Ngươi thấy gì?"Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ."

cho nên ... nhìn thấy THỰC TƯỚNG .. nơi tất cả các KIẾN CHẤP TAN VỠ .. tới đó ... là TỰ TẠI rùi đó [smile]

mà hỏng gọi là NGÃ .. thì gọi là gì [smile]

ờ mà đúng chứ [smile]
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Doccoden.

Vì chủ đề này bị lỉnh lãng , thảo luận lạc đề nên VQ chuyển về Nẽo về Tâm linh bài 6. 4 Đức Niết Bàn cho được mạch lạc hơn. Ngài nên xem lại.

Về 3 điều ngài hiểu có lẻ ngài hiểu lầm ý VQ hay sao đó !

1/. VQ không hề nói Chân Như là Thượng Đế ! Mà ngược lại con chó con mèo, cục cây, gò đất đều lầ Chân Như. Cho nên Chân Như không dành riêng cho Thượng Đế như ngài tưởng ạ.

2. Niết Bàn: là một trạng thái tâm linh của người đã giác ngộ. Cũng không hẳn là vậy. VQ đã nói Niết Bàn của Nhị thừa là Phi Sắc (nên chỉ là trạng thái Tâm, như bạn tưởng) Niết Bàn Phật là Sắc ạ. (mong ngài xem lại)

3. Ngã: là tự tại. Như vậy chưa đủ ý đâu ạ ! Ngài nên xem thêm a.

Nói chung ngài nên xem thêm;

Nẽo về Tâm Linh bài 6 ạ

Kính ngài Viên Quang.

Sau khi đọc bài 'Nẽo về Tâm Linh' thì tôi bị tẩu hỏa nhập ma luôn rồi :) Tôi hỏi A là gì, ngài giải thích kiểu như A là B, chả lẽ tôi lại hỏi tiếp B là gì nữa thì phiền quá. Để rộng mở cho mọi người tiếp thu giáo lý Phật giáo được dễ dàng nhất, tôi xin lập ra một chủ đề 'Tổng quan về Phật giáo', rất mong ngài và các Phật tử cùng tham gia.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên