VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch
Đâu là SỰ THẬT, THỰC TẠI của cuộc sống?
Ý nghĩa của HIỆN HỮU là gì?
Cách chúng ta NHẬN THỨC về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn NHỊ NGUYÊN và hầu như KHÔNG THAY ĐỔI trong suốt sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Nó là một cái NHÌN (tà kiến) chấp nhận sự PHÂN LY giữa mình và kẻ khác.
Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau.
HẬU QUẢ là tạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó.
Những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên, SIDA, ma túy, nghèo đói, đồi bại trong tôn giáo, chính trị và kinh doanh.
Tất cả đều LIÊN HỆ với CÁCH chúng ta hiểu về cái NGÃ.(ta, tôi).
Cách chúng ta hiểu về NGÃ cũng là CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ, và CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ quyết định CÁCH chúng ta LIÊN HỆ với nó, điều chúng ta LÀM đối với nó, và CÁCH chúng ta SỐNG trong đó.
Chú thích: Phật Tri Kiến KHÔNG PHẢI chỉ nhìn SỰ THẬT dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vạn pháp, muôn vật KHÔNG PHẢI chỉ nhìn dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vũ trụ KHÔNG PHẢI chỉ nhìn muôn vàn VŨ TRỤ là xong đâu.
Cái thấy Đức Phật vô biên, vô lượng, vô tận.
Kinh Hoa Nghiêm cho THẤY Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh.
Ngài THẤY được những kiếp quá khứ của Ngài và THẤY sự tiến hoá của các PHÁP bắt nguồn từ NGŨ ẤM, tiến đến QUỐC ĐỘ (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) và TẠO thành chúng sanh.
Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh Văn, rồi tu hành quán pháp NHÂN DUYÊN theo Duyên Giác.
Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
Đức Phật sử dụng Trí thân để quán sát MUÔN PHÁP, thấy chúng đều chung một gốc là NGŨ UẨN (như lai tạng) mà sanh ra và TRONG đó có cả Ngài.
Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN.
PHÁP THÂN bao hàm muôn loài và ĐIỀU KHIỂN tất cả vạn vật theo TRÍ GIÁC viên mãn, thường được gọi là Tỳ-lô-giá-na Pháp thân hay Phổ Quang Minh Chiếu.
Thành đạo đạt đến quả vị Vô Thượng Đẳng Giác,
Đức Phật trang nghiêm bằng Trí Thân, Pháp Thân, nên đối với ngoại giới, Ngài không bị xã hội THIÊN NHIÊN (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) chi phối và đối với nội giới, Ngài không còn bị lệ thuộc bởi tham vọng, tình cảm.
Đức Phật hoàn toàn TỰ TẠI giải thoát trước MUÔN SỰ MUÔN VẬT. Sự giải thoát trọn vẹn của
Đức Phật được chính Ngài KHẲNG ĐỊNH rằng Ngài đã TÌM được người thợ xây ngôi nhà (nguyên nhân duyên khởi tạo tác) và từ đây KHÔNG CÒN người thợ nào có thể xây nhà cho Như Lai dược nữa.
HT. Thích Trí Quảng
Chú thích:
Đức Phật, chúng ta, chúng sinh, MUÔN SỰ MUÔN VẬT, trái đất trong muôn vàn vũ trụ vô biên, vô lượng, vô tận = Như Lai = NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI TÁNH.
Bồ Tát sợ NHÂN tức KHÔNG CÒN nguyên nhân duyên khởi tạo tác.SANH TỬ LUÂN HỒI.
làm sao ông có thể nói ra những lời tuyệt vời như vậy, tự độ. à không, có lẽ nó chỉ tuyệt vời đối với tôi, vì nó giống cách nghĩ của tôi. tôi biết suy nghĩ trước kia của tôi là chưa hoàn thiện và kể cả bây giờ cũng vậy, việc đắm mình trong trải nghiệm thực tế như ông nói:
Chú thích: Phật Tri Kiến KHÔNG PHẢI chỉ nhìn SỰ THẬT dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vạn pháp, muôn vật KHÔNG PHẢI chỉ nhìn dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vũ trụ KHÔNG PHẢI chỉ nhìn muôn vàn VŨ TRỤ là xong đâu.
không đưa ta đến với "phật". ngược lại, nó là một mảnh ghép cần thiết để hoàn thiện bức tranh "pháp thân" này (pháp thân là từ ngữ mà ông đề cập). tức là phải cần có nó, ta mới nhận ra được thứ lớn lao hơn, quan trọng hơn.... như chìa khóa của chiếc hộp hạnh phúc, ông cố gắng đong đầy nó bằng những giọt cam lồ mát lành. tất nhiên không phải chiếc khóa nào cũng khớp và mở được chiếc hộp đó, bởi vì ai cũng có một chiếc hộp riêng tư và nhận thức của mỗi người là mỗi khác. tôi ko quan tâm việc ông đã biết trước tâm ý người nghe để nói cho phù hợp hay nói ngẫu nhiên như kiểu mò để mở khóa nữa, vì ông đã mở được rồi. tôi sẽ tiếp nhận quan điểm của ông như một sự thừa nhận con người thật của tôi. ~
vật chất hay tinh thần? nếu ta đã vô tình nhìn thấy ngọn lửa và bị những vọng tưởng của nó chi phối, hay dừng suy nghĩ về nó và lại gần xem xét thật kỹ chứ không phải dừng suy nghĩ và an trú trong cái thấy giả tạo. cho nên đừng sợ hãi và ngần ngại đứng về phe vật chất hay tinh thần, điều quan trọng là hãy nắm lấy mảnh ghép này. tôi đang nói với những người đang phân vân giữa các đức tin của mình, đang phân vân giữa thiện và ác, đang phân vân giữa tiếp tục hoặc dừng lại. bởi họ đang sống trong sợ hãi phải trả giá cho lựa chọn sai lầm của bản thân nên mới phó thác niềm tin vào tay kẻ khác, kẻ đó là ai? nếu anh ta chỉ khiến người khác sanh tâm ngưỡng mộ, anh ta không khuyến khích hay thúc đẩy người đó đưa ra lựa chọn về con đường của riêng họ, vậy thì anh ta chỉ là kẻ cản đường vô dụng. tại sao chúng ta phải "tự thắp đuốc lên mà đi"? đó là để ta thấy được những hiện thực qua cái nhìn nhị nguyên này:
Cách chúng ta NHẬN THỨC về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn NHỊ NGUYÊN và hầu như KHÔNG THAY ĐỔI trong suốt sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Nó là một cái NHÌN (tà kiến) chấp nhận sự PHÂN LY giữa mình và kẻ khác.
Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau.
HẬU QUẢ là tạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó.
Những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên, SIDA, ma túy, nghèo đói, đồi bại trong tôn giáo, chính trị và kinh doanh.
nếu chọn vật chất, hãy xem xét luận điểm... vật chất chỉ tồn tại trong nhận thức của chúng ta, điều này đồng nghĩa với việc vật chất không thể tồn tại độc lập nếu không có tinh thần nhận thức và tạo ra thế giới xung quanh. nếu chọn tinh thần, hãy xem... giả sử không có vật chất, ta sẽ không tồn tại bởi vì cơ thể chúng ta đều được cấu thành từ vật chất. cả hai đều phi thực tế nhưng lại là nền tảng tranh luận cho những trường phái khác nhau ngay cả khi đạo phật chưa ra đời. trong bối cảnh thực tế, vật chất và tinh thần không thể hoàn toàn tách rời nhau. sự tồn tại của vật chất tạo điều kiện cho sự phát triển và biểu hiện của tinh thần, ngược lại, tinh thần cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức và tương tác với thế giới vật chất. vậy tại sao chúng ta phải phân biệt 2 mặt này trong khi chúng ko thực tế để tách rời? ~
Tất cả đều LIÊN HỆ với CÁCH chúng ta hiểu về cái NGÃ.(ta, tôi).
Cách chúng ta hiểu về NGÃ cũng là CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ, và CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ quyết định CÁCH chúng ta LIÊN HỆ với nó, điều chúng ta LÀM đối với nó, và CÁCH chúng ta SỐNG trong đó.
sự phân ly và bóc tách chỉ là đang hiện thực hóa mơ ước hiểu về bản chất cái tôi, vũ trụ hay sự tồn tại. đó là cái nhìn nhị nguyên, đương nhiên không phải sự thật trọn vẹn nhưng là mảnh ghép cần thiết. có nhiều người đọc nhiều kinh sách, nghe nhiều giáo lý nhưng ngay cả cái nhìn nhị nguyên cũng ko thoát ra được. vì sao? vì theo tôi, họ đâu đủ can đảm để bước qua cánh cửa khi không biết bên kia là gì. rồi mắc kẹt lại một chỗ mà vẫn ảo tưởng chứng đắc hay giác ngộ gì rồi, lúc quan trọng để đưa ra quyết định thì lại trốn chạy, răm rắp đọc kinh, niệm phật, giảng pháp, phần lớn mắc kẹt nhiều ở đây. like an angel with cruel and merciless intent, go forth, young boy, and you'll become a legend (như một thiên thần tàn nhẫn và không có lòng nhân ái, hãy tiến lên, chàng trai, và con sẽ trở thành một huyền thoại) - tự thắp đuốc mà đi. ~
tôi sẽ kể lại theo đúng dòng tâm tư của ký ức này, với ông, tự độ. rằng sau khi tôi biết thế nào là thoát ra khỏi nhị nguyên và hướng đến nhất nguyên. đó là lúc mà việc nhìn ngắm thế giới qua nhiều khía cạnh và góc nhìn đã trở nên quá nhàm chán với tôi (ko còn quan trọng nữa). tôi có thể mô tả cảm giác đó giống như sự bất lực, tuyệt vọng tột cùng, vì sự phân chia qua cái nhìn nhị nguyên gần như vô hạn (quá nhiều cái để hóa thân), nó muốn nuốt chửng và nhấn chìm tôi trong màn đêm vĩnh cửu. những ngày đó, tôi thực sự có cảm giác bản thân là thánh thần... bởi vì tôi tìm ra thuyết nhất nguyên - một sự cứu rỗi hoàn hảo. nhất nguyên, tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là biểu hiện của một thực thể duy nhất, không có sự phân ly thực sự giữa các sự vật. không phân chia giữa vật chất và tinh thần dẫn đến việc nhìn nhận tất cả sự vật và hiện tượng như những biểu hiện khác nhau của một thực tại chung. điều này giúp xóa bỏ những giới hạn nhân tạo mà chúng ta thường đặt ra giữa "vật chất" và "tinh thần", đồng thời nhận ra rằng mọi thứ đều kết nối và hòa hợp với nhau, không có sự tách biệt giữa bản thân và vũ trụ. nó thật sự mang lại cảm giác lớn lao và gần với "thánh thần". ~
chính cảm giác giả tạo này lại khiến cho nhiều người tiếp tục mắc kẹt nơi đây 1 lần nữa. điều gì đã xảy ra? à, ko có gì đâu, tôi kể một câu chuyện nhơ? thuở sơ khai, tại vườn địa đàng, thiên chúa có 2 loại cây - đó là "cây phân biệt thiện ác" và "cây sự sống đời đời". cây phân biệt thiện ác có "trái cấm" mà chính adam và eva đã ăn (2 con người đầu tiên). họ đã làm trái ý chúa và phải chịu trừng phạt là đày xuống nhân gian. thực ra, đó chỉ lòng nhân từ của thiên chúa, ngài đã giấu cây sự sống đời đời (trái bất tử) đi để tránh adam và eva ăn phải. bằng cách này, ngài đã gián tiếp trao quyền lựa chọn cho nhân loại (đại diện là adam, eva), chúng ta đã chọn tự do ý thức (phân biệt thiện ác) mà không chọn bất tử. theo các con chiên, việc chúa giấu đi trái bất tử khi phát hiện adam, eva ăn trái cấm là để ngăn chặn sự hỗn loạn. chỉ khi con người tự nhận thức và đưa ra lựa chọn đúng đắn thì họ mới có thể hưởng sự sống đời đời mà không gây ra sự hỗn loạn. ~
ở đây, chúng ta không thoát ra được cái nhìn nhất nguyên có lẽ là bởi ta ảo tưởng mình đang ở trạng thái đúng đắn và hoàn hảo lắm rồi (trạng thái của thần), giống như việc ta ăn một lúc 2 trái tượng trưng (trái nhận thức và trái bất tử) là 2 đại diện dung hòa của tinh thần và vật chất. lại thêm việc am hiểu phật pháp, cữ ngỡ đó là con đường trung lập không vướng mắc nhưng đâu biết đã sa vào lưới ma. đó có phải là cái trung lập không thiên về vật chất hay tinh thần, mà thừa nhận cả hai đều như nhau không? quá khứ của tôi có chứa nhận thức ấy, những sự đối lập 2 bên đã mất đi ý nghĩa và hòa làm 1 với cái nhìn nhất nguyên, kết hợp với đôi mắt của thần thì khi ấy tôi hoàn toàn tự tại và không âu lo về các tác động thực tại bên ngoài. đâu biết được rằng cái lồng trống không do bản thân tạo ra này là quá lớn, suốt ngày đi dạo trong nó mà có biết đến ngoài kia (bên ngoài chiếc lồng):
Cái thấy Đức Phật vô biên, vô lượng, vô tận.
quay lại hiện tại, mảnh ghép nhất nguyên lại được tôi nhặt lên. các dòng tư tưởng tà ma dần tiêu diệt:
"cách chúng ta hiểu về ngã cũng là cách chúng ta hiểu về vũ trụ. khi chúng ta nhìn nhận mình như một thực thể riêng biệt, tách biệt khỏi người khác và vũ trụ, chúng ta không thể hiểu đúng về bản chất của sự thật, bởi vì ngã không phải là một thực thể cố định và độc lập. ngược lại, khi hiểu đúng về ngã, chúng ta cũng sẽ hiểu đúng về vũ trụ và cách mà chúng ta liên hệ với nó. ngã chỉ là một sự kết hợp tạm thời của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), và không có một bản ngã cố định nào tồn tại vĩnh viễn. khi chúng ta nhận ra sự vô ngã, chúng ta không còn phân biệt giữa mình và thế giới, từ đó có thể sống hòa hợp và giải thoát khỏi những khổ đau do sự chấp ngã gây ra. khi một người đạt được sự giải thoát, họ không còn bị ràng buộc bởi sự phân biệt giữa ngã và vũ trụ, và có thể sống hòa hợp với tất cả vạn vật." - đúng vậy, đó là những chướng ngại khi muốn thoát khỏi nhất nguyên và "nhặt" nó lên, ta sẽ thoát khỏi chiếc lồng to lớn đó. ~
tự độ có cần một luận điểm để phá tan chiếc lồng này một cách chắc chắn? tôi nghĩ nó ko cần thiết bởi vì ông đã bao hàm nó cả rồi.
Kinh Hoa Nghiêm cho THẤY Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh.
Ngài THẤY được những kiếp quá khứ của Ngài và THẤY sự tiến hoá của các PHÁP bắt nguồn từ NGŨ ẤM, tiến đến QUỐC ĐỘ (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) và TẠO thành chúng sanh.
Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh Văn, rồi tu hành quán pháp NHÂN DUYÊN theo Duyên Giác.
Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
Đức Phật sử dụng Trí thân để quán sát MUÔN PHÁP, thấy chúng đều chung một gốc là NGŨ UẨN (như lai tạng) mà sanh ra và TRONG đó có cả Ngài.
Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN.
cái nhìn của phật về sự thật không chỉ giới hạn trong một phạm vi cụ thể mà là một cái nhìn vĩ mô, thấu suốt toàn bộ cội nguồn vạn pháp. ngài đạt đến sự giải thoát hoàn toàn và không còn bị lệ thuộc vào những đối tượng hay những khái niệm phân biệt. "phật tri kiến" là cái nhìn đúng đắn, thấu suốt cội nguồn của mọi hiện tượng, và khi đạt được điều này, người ấy sẽ không còn bị cuốn theo những ảo tưởng của thế giới vật chất hay tâm lý. nó khác biệt rõ ràng với việc vẽ là một chiếc lồng "công bằng" để tự do đi lại trong nó với những thứ đã biết, ngài chính là hiện thực của bức tranh (pháp giới) đang vẽ ra. cho nên nếu một nét vẽ nhỏ được thêm vào bức tranh ấy, toàn bộ bức tranh cũng sẽ thay đổi - đó là "pháp thân", là hiện tại "đang là" chứa những nét vẽ (mảnh ghép) từ quá khứ và biết sự biến đổi của những nét vẽ tiếp theo. chính vì là toàn bộ thực tại nên không hề bị giới hạn bởi chiếc lồng nào, như lời ông nói, ngài xem pháp giới cũng chính là mình nên sự tự tại ấy là không thể diễn tả. ~
tôi biết bản thân vẫn đang dần hoàn thiện, những lời tôi nói ở trên rồi cũng sẽ bị chính tôi nhặt lên và ghép vào "bức tranh của sự thật" trong tương lai. nhưng tôi nghĩ nó vẫn mang một ý nghĩa nào đó đối với tôi ở hiện tại, tôi không phải là người hiểu ý nghĩa đó, người đó là như lai. các phật tử mang tư tưởng hiện đại như ông là khá ít tự độ à, tôi thấy toàn là loại pha tạp giữa tư tưởng xưa và áp đặt lên người tu theo hướng cực đoan, mê tín. mấy ông như thích trúc thái minh, thích chân quang,... là ví dụ. với luận điểm "pháp giới" là "pháp thân" của ông, ta thấy rằng phật luôn "hiện hữu", có điều là ai nhận ra mà thôi. đúng như cái tên của ông, muốn thành phật thì ai cũng phải "tự độ" hết =). chúc ông sang năm sẽ nhận được vô số sự bao dung của mọi người, bởi vì tôi thấy ko ít người cảm thấy khó chịu với ông. ~