C

sự thật

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.
The uncaused omniscience of Vairocana.

Tỳ-lô-giá-na (tiếng Phạn: वैरोचन, Vairocana), còn được biết đến với tên gọi Tỳ-lư-xá-na hoặc Đại Nhật Như Lai (chữ Hán: 大日如来) là danh hiệu một vị Phật trong truyền thống Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa. Theo Kinh Hoa nghiêm, Tỳ-lô-giá-na chính là pháp thân của Thích-ca Mâu-ni. Trong Mạn-đà-la của Mật tông thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.
Đại Bồ Tát được sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
latuan
Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia15/4/15
Bài viết1,256
Điểm tương tác409
Điểm83
27/7/16
#2
E hèm! Đã đến lúc ta rời xa cái diễn đàn mang danh nghĩa Phật pháp hữu danh vô thực này. Lòng người quả nhiên...! Haha! Haha! Haha!

Ta dứt nợ Phật Thích Ca. Hề hề!


VO-NHAT-BAT-NHI
VO-NHAT-BAT-NHI
Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia23/8/10
Bài viết3,926
Điểm tương tác780
Điểm113
22/7/16
Add bookmark
#7
vienquang6 nói:
Kính ngài Latuan.

Món quà này quá lớn VQ không kham nổi.

Theo Bạn VQ nên làm sao ?

homage.gif

Nếu mọi người muốn VNBN phải rời diễn diễn (cà lăm???) này thì VNBN xin tùy hỷ vâng theo, quyết chẳng thấy Kinh Điển là ngụy tạo. Chỉ là chuyện nhỏ
Hi hi, Tự Độ ơi là Tự độ.
Ra đời là vậy, khó tránh khỏi va chạm. Hữu duyên thì mình tiếp tục, vô duyên thì mình ngừng. Quan trọng là mình có làm gì sai quấy hay không?

VNBN thảo luận với Tự Độ cũng chỉ là tranh luận vậy thôi, ở chỗ mỗi người thấy hữu ích thì mình học, còn không thì thôi. Còn về đối xử thì VNBN luôn xem mọi người như bạn hữu, dù có quan điểm chẳng đồng thì VNBN cũng tùy hỷ, cầu mong sao cho mỗi người đều có bước tiến trên con đường tâm linh của mình.

Tự Độ cũng là người học Phật nghiêm túc, ắt hẳn cũng có những thu hoạch nhất định. Cứ lấy đó làm hành trang bước tiếp, chuyện khác thì nên tùy theo hoàn cảnh mà đối xử. Bước ra ngoài cảm thấy cản trở thì mình lại bước trở lại về chỗ của mình, tự mà an lạc.


Chúc cho Tự Độ luôn an lạc!
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Xưa nghèo, không đất cắm dùi
Nay nghèo, không dùi mà cắm.

Cũng có thể nghĩa là
Không dùi thì không cái gì gọi là thang.
Không đất thì không hố.
Không dùi, không đất thì cũng không công thức làm bánh (Nguyên liệu, chế biến, làm bánh)
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,384
Điểm tương tác
1,011
Điểm
113
Xưa nghèo, không đất cắm dùi
Nay nghèo, không dùi mà cắm.

Cũng có thể nghĩa là
Không dùi thì không cái gì gọi là thang.
Không đất thì không hố.
Không dùi, không đất thì cũng không công thức làm bánh (Nguyên liệu, chế biến, làm bánh)

Hề hề,

Chuyện gì ra chuyện nấy. Cái thang là nói chuyện hỏi mà bị từ chối tức "Cầu bất khả đắc" còn chuyện "Nghèo không đất, không dùi" là nói chuyện hề hề, sau khi nghe cái cộp mà ngộ.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
"Chỉ có Pháp HIỆN TẠI! TUỆ QUÁN Chính Là Đây."
"Tu là để THẤY như SỰ THẬT trong HIỆN THỰC"

KINH KALAKA SUTTA:
THẤY BIẾT MÀ KHÔNG DỰNG LẬP THẤY BIẾT

thuvienhoasen.org/a24068/kinh-kalaka-sutta-thay-biet-ma-khong-dung-lap-thay-biet

“Các tỳ kheo, do vậy,
Như Lai (là HIỆN TƯỢNG NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ NHƯ)– Y HỆT KHÔNG KHÁC trong khi đối cảnh với tất cả các HIỆN TƯỢNG.

[mà tất cả các HIỆN TƯỢNG này] có thể được thấy, được nghe, được cảm thọ & được nhận biết – là “NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ NHƯ.’

“Và ta nói với các ngươi rằng: Không có một cái “NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ NHƯ” nào khác cao hơn, cũng không có gì tối thắng hơn.

“Bất cứ những gì được thấy, hay được nghe, hay được cảm thọ,
những gì bị cho như là THẬT bởi người khác,

Người đã sống được cái NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ NHƯ – giữa những kẻ tự làm phiền não
sẽ không cho gì là ĐÚNG, hay cho gì là SAI.

“Đã thấy rõ trước rằng MŨI TÊN đó
nơi nhiều thế hệ bị CHẤP vào và treo lên

-- ‘Ta biết, Ta thấy, các PHÁP (tất cả các HIỆN TƯỢNG) chỉ NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ NHƯ!’

Không hề CÓ gì mà Như Lai CHẤP vào.”


GHI CHÚ:

(1) Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Link: thuvienhoasen.org

(2) Xem: www.thientongvietnam.net

(3) Xem: thuvienhoasen.org

(4) Xem toàn văn bản Anh dịch Kalaka Sutta:

unfurl="true"]http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an04/an04.024.than.htm



Chú thích:
tất cả các HIỆN TƯỢNG có thể được thấy, được nghe, được cảm thọ & được nhận biết????
Con người là HIỆN TƯỢNG có Lục Căn tiếp xúc Lục Trần qua Tâm Thức ở Ngũ Uẩn nên có thể được thấy, được nghe, được cảm thọ & được nhận biết.
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,654
Điểm tương tác
236
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Khà Khà....
Duy Ma Mà Có Về Chơi ,
Giỏi Buôn, Khéo Bán...Bằng Thời Này Chăng !
Mực Tầu Mà Cứ Thẳng Băng ?
Sao Bằng Cành Liễu Gió Cong : VẪN LÀ...
Hương Tích Ở Mãi ...Tận Xa ,
Gần Sao Chẳng Thấy : Cơm Cà + Mắm Tôm

 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,384
Điểm tương tác
1,011
Điểm
113
Hề hề,

Mà chuyện của Hương nghiêm Trí nhàn hay ở chỗ không phải là cuốc đất, đá văng tre nghe cái cộp liền ngộ, hề hề, hạnh đầu đà - thánh đầu đường mà ở chỗ thốt lên hai câu kệ cảm thán:

Xưa nghèo, không đất cắm dùi
Nay nghèo, không dùi mà cắm.

Hê hê, ba y, một bát, ăn thì xin, ngủ thì nhờ...là nghèo theo lối hiểu thế gian (Sống có nhà chết có mồ) nên chả cần thọ (giới), chả cần nguyện, chả cần...ai. hề hề, cứ ba y một...nồi làm thánh đầu đường thì được thế gian tôn xưng là...tuyệt của tuyệt, đỉnh của...chóp.
Nhưng thật ra những hình tướng đó có xá gì so với người siêu xuất thế gian, có pháp, có thể, có hành, có giới nên thân chính là KHÔNG, nghèo ngang mực VÔ SỞ HỮU mới là chỗ TUYỆT DIỆU, vì TUYỆT nên DIỆU vì DIỆU nên TUYỆT chớ không phải ở chỗ ba y, một nồi, suốt ngày thường hành trên...quốc lộ. Hề hề


Trừng Hải

Hề hề,

Ngày đông sắp hết xuân chuyển tiếp
Tại hạ nhân gian bận kiếp người
Mai đào đơm nụ lưu hương tết
Rỗng lặng trời không không tuyết hoa.
(Trừng Hải)

Hề hề, nhàn hạ nên nói tiếp chuyện Hương nghiêm Trí nhàn.
Các hành giả khi tu căn viên thông đa phần lấy Nhĩ, Nhãn, xuất chúng lắm mới lấy...Lưỡi - Vị làm chỗ phát trí nhãn pháp mà Sư thì lại không thường, không xuất mà thuộc loại kỳ đặc nên lấy cái lỗ...mũi hê hê làm căn viên thông vốn là chỗ "Tỷ quán nan lường" mới đặt hiệu là Hương Nghiêm.
Sư vốn nổi tiếng là bậc đa văn, bác học lầu thông kinh điển. Tự mình liệt kê mọi câu hỏi nghi vấn lẫn giải đáp nên luôn tùy nghi mà hóa giải chưa một lần thất cơ.
Ban đầu sư dưới trướng Bách trượng. Sau Bách trượng tịch thì theo học Quy sơn. Quy sơ hỏi "Khi chưa lọt bào thai tức ở chỗ chẳng biết gì. Thì bổn phận sự là cái chi chi?". Sư...ngọng; về lục mọi thứ có trong...hồ lô nhân đó mới tỉnh ngộ biết mọi cái thấy, biết xưa kia đều là sở tri duyên. Lại đến thỉnh cầu sư huynh Quy sơn chỉ điểm. Quy sơn trả lời "Lời ta nói ra cũng chỉ là sở tri duyên thì giúp gì được!". Hề hề, Thiền lục không giúp được gì mà Giáo điển không tìm ra chỗ dung thân nên sư than mà phát nguyện rằng "Đời này không học Phật pháp nữa mà chỉ làm một hành cước tăng; mãi mãi ăn cơm cháo thí chủ. Khỏi lao tâm nhọc thần". Vậy nên lại có thêm hiệu là Trí nhàn, ba y một bát (chớ không phải nồi cơm điện, hề hề) hành hạnh đầu đà làm thánh đầu đường thường hành cước (hề hề, không phải trên...quốc lộ) ăn xin mà sống nên gọi là Trí nhàn.

Về sau đắc ngộ mới làm hai bài kệ cảm thán như nói ở trước
Xưa nghèo, không đất cắm dùi
Nay nghèo, không dùi mà cắm.
Cái nghèo trước là cái nghèo thế gian, sống không nơi dung thân chết thì vô địa táng. Nên cái nghèo sau mới như thực nghèo bởi, Tứ đại giai không - vô sở hữu. Nên tên gọi Trí nhàn tuy không đổi nhưng nội hàm thì cách biệt cả một trời giải thoát, hề hề.

Về sau Ngưỡng sơn nghe lời Quy sơn cho rằng Trí nhàn đã triệt ngộ mới lò dò đến gặp Trí nhàn thẩm chứng. Trí nhàn lại thốt câu kệ trên nhưng bị Ngưỡng sơn cho rằng còn là Giáo thiền (Như lai thiền) chớ chưa phải là chỗ Trực tâm (Tổ sư thiền). Trí nhàn mới trả lời chỗ trực kiến vốn là như vậy, người không hội chỉ bởi do đạo hạnh (Sadi)

Ngã hữu nhất ky
Thuần mục thị y
Nhược nhân bất hội
Biệt hoán Sadi.

Hề hề, nên gọi đó là tin tự tâm bởi thấu đáy lòng


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Chẳng phải ở chỗ trực kiến. Chẳng phải ở chỗ trực tâm
một trời giải thoát, hề hề.

Ở chỗ Vô Tâm ấy vốn TỰ giải thoát là vậy.


Là Phật, là thế giới,
Người liễu đạt pháp tánh
Không Phật, không thế giới”
(Phẩm Đâu Suất kệ tán, tập 2, trang 74)


đức Như Lai do trí nhãn thanh tịnh, vô ngại xem khắp pháp giới tất cả chúng sanh mà nói rằng:

Lạ thay, lạ thay!
Tại sao các chúng sanh này có đủ trí huệ Như Lai, mà ngu si mê lầm chẳng hay, chẳng thấy.

Ta nên đem thánh đạo này dạy cho họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước.

Từ trong thân, họ thấy được trí huệ Như Lai quảng đại, như Phật không khác.”
(Phẩm Như Lai xuất hiện, Kinh Hoa Nghiêm, tập 3, trang 408)
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,654
Điểm tương tác
236
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Khà Khà...
Kính Và Cạm Ơn Các Đạo Hữu : An Long Đã = Hội ...Hội...
Nhưng Thôi !...Để TỰ CHẮC ĂN : THỈNH ĐÔNG PHƯƠNG GIÁO CHỦ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT :XIN ĐỒ BẢO HỘ Để KHỎI BỊ " PHẠT "...Mới Bớt Tốn Tiền Mà TỰ DO ĐI LẠI ,
...Xong : THỈNH = TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT DI ĐÀ...XIN THẺ " DU LỊCH " Miễn Phí....
- Và An Long NGHĨ :TRƯỚC KHI MUỐN ĐI ĐÂU : ÍT NHẤT PHẢI CÓ CUỘC GỌI = XIN PHÉP ( Hì Hì : XIN TIỀN ) ĐỨC TỲ LÔ GIÁ NA BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT...Và Đợi :CHO PHÉP ( ...Cho Tiền )....

-Còn THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC =CÁI LÃO "QUỶ" Lai Quả Nói " CÁI KHỐI ẤY NÓ LỚN LẮM ...NHỐT TẤT CẢ ... CẢ PHẬT THÍCH CA TRONG ĐÓ..." ...Vậy CÁI BÀN TAY Của PHẬT TỔ NHƯ LAI ...Chắc CŨNG Ở TRONG ĐÓ ....

... TÀO LAO !...

Kha Kha...

Mải 8 ...Thôi Mình Về Chơi Điện Tử Đây (Hì Hì ; Ham Chơi Trò Xây Dựng Đế Chế ) :TẤT CẢ ĐỂ = " LỌ TƯƠNG " ( Không Biết Chuyển Nghĩa Thế Nào Nhỉ ..TỰ LO Hay TƯỢNG LO)

....Luồn Luồn Tổ Dế...
Bắt Con Dế Sang Sông...
Bắt Con Rồng Xuống Biển ....

( Phải NHỬ Được CON CHÚA Mới CHIẾN )

...Hiện Tai ; Đang Chiến Dịch...Ngoài Đường Lắm Cảnh Sát Giao Thông Quá ...PHẢI VÒI XIN " CÒI ƯU TIÊN " Thôi :

-
NAM MÔ ĐỨC TỲ LÔ GIÁ NA BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ....
-NAM MÔ ĐÔNG PHƯƠNG TỊNH LƯU LY GIÁO CHỦ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT...

-NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT...
NAM MÔ TIÊU TAI DIÊN THỌ DƯỢC SƯ PHẬT...
-....XXXX.....
(Ôi...Mình Già Rồi ,Có Mấy Câu Phật Hiệu Mà Nhiều Khi Lẫn Lộn Chẳng Ra Môn,Ra Khoai Gì..Thôi Chấp Nhận : Gặp Sao...VẬY VẬY...
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28

Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng​

Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng Kinh
Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch
Bản Việt dịch của Thích Trí Thủ
Phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-dai-phuong-dang-nhu-lai-tang-165146.html


Này các Thiện nam tử! Có kinh Đại Phương Đẳng tên là NHƯ LAI TẠNG.

Ta sắp nói cho đại chúng nghe nên hiện ra điềm ấy. Các ngươi nên lắng nghe và chín chắn suy xét!

Đại chúng thảy đồng thanh bạch Phật: “Sung sướng thay, chúng con xin hoan hỷ đợi nghe”.

Phật dạy:
“Này các Thiện nam tử! Như ta biến hóa vô số hoa sen, rồi
hốt nhiên sen kia tàn úa,

chỉ còn lại vô lượng hóa Phật ngồi kiết già trong hoa, tướng tốt trang nghiêm, phóng ra hào quang rực rỡ; đại chúng trông thấy việc hy hữu ấy, đều sanh lòng cung kính.

Này các Thiện nam tử!
Như vậy là ta dùng Phật nhãn quán sát tất cả chúng sanh đang ngụp lặn trong phiền não tham dục, sân nhuế, ngu si,

Nhưng vốn sẵn có trí Như lai, mắt Như lai và thân Như lai, xếp chân ngồi kiết già, nghiễm nhiên bất động.

Này các Thiện nam tử:
Hết thảy chúng sanh tuy mang thân phiền não, ra vào sáu đường mà vẫn có

NHƯ LAI TẠNG thường không nhiễm ô.
(Ở chỗ Vô Tâm ấy vốn TỰ giải thoát là vậy)
Đức tướng của NHƯ LAI TẠNG ấy đầy đủ như ta không khác.

Lại nữa, này các Thiện nam tử!
Ví như người có thiên nhãn,
khi trông hoa chưa nở mà đã thấy được trong hoa kia có toàn thân NHƯ LAI ngồi xếp chân kiết già,
thì khi trừ bỏ hoa héo đi, liền được thân Như lai hiển hiện.

Như vậy, này các Thiện nam tử!
Ta đã thấy NHƯ LAI TẠNG của CHÚNG SANH, lại muốn NHƯ LAI TẠNG ấy hiển hiện,

VÌ THẾ mà nói kinh pháp.

Nói kinh pháp là để diệt trừ phiền não, khiến hiển hiện Phật tánh.

Này các Thiện nam tử!

Pháp của hết thảy chư Phật là vậy đó.

Dù Phật có ra đời hay không ra đời,
HỘT GIỐNG NHƯ LAI tàng trữ trong mỗi một chúng sanh vẫn thường trú bất biến.

HỘT GIỐNG NHƯ LAI không xuất hiện được chỉ vì phiền não che lấp.

Như Lai ra đời, rộng nói các kinh pháp, là chỉ nhắm trừ diệt trần lao, TỊNH HÓA NHỨT THẾ TRÍ.

Này các Thiện nam tử!
Nếu có Bồ tát nào:
VUI TIN PHÁP này nên chuyên tâm tu học, sẽ được giải thoát,
Thành bậc Đẳng chánh giác, thi hành Phật sự, lợi lạc cho khắp cả thế gian”.


Bấy giờ, Thế Tôn lược tóm lại trong một bài kệ, tụng rằng:

“Ví như hoa tàn héo,
Khi nó đương còn búp,
Người thiên nhãn đã thấy
Thân Như lai vô nhiễm;
Loại trừ hoa héo rồi,
Thân kia liền tỏ hiện.
Dứt được nhơn phiền não,
Quả chánh giáo lưu xuất.
Mắt Phật quán chúng sanh,
Đều có Như lai tạng,
Vì phiền não che khuất,
Nên đem hoa héo ví.
Ta vì các chúng sanh,
Trừ diệt các phiền não,
Nên rộng nói chánh pháp
Khiến mau thành Phật đạo.
Ta dùng Phật nhãn quán
Hết thảy thân chúng sanh
Phật tạng thường núp kín
Nói pháp khiến khai hiện”.

“Lại nữa, các Thiện nam tử!
Ví như mật ngọt tinh hảo ở trong bộng cây, có vô số ong đoanh vây gìn giữ.

Lúc ấy có người dùng trí xảo phương tiện, trước tất phải đuổi bầy ong kia đi hết, rồi sau mới lấy chất mật ngọt ra, tùy ý sử dụng, hoặc đem tặng bà con kẻ xa người gần.

Này các Thiện nam tử!
Cũng như vậy đó, tất cả CHÚNG SANH đều CÓ NHƯ LAI TẠNG như mật ngọt kia ở trong bộng cây.

NHƯ LAI TẠNG bị phiền não che lấp cũng như mật kia bị bầy ong vây kín.

Ta đem Phật nhãn mà quan sát đúng như sự thật rồi dùng phương tiện thích nghi tùy cơ nói pháp, để diệt trừ phiền não, khai thông TRI KIẾN Phật rồi thi hành Phật sự cho khắp cả thế gian”.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
"Chỉ có Pháp HIỆN TẠI! TUỆ QUÁN Chính Là Đây."
"Tu là để THẤY như SỰ THẬT trong HIỆN THỰC"
Nếu lìa vọng tưởng thì NHẤT THIẾT TRÍ, TỰ NHIÊN TRÍ, VÔ NGẠI TRÍ liền HIỆN TIỀN ”.

NHẤT THIẾT TRÍ
Trí toàn vẹn, »hiểu biết tất cả«; chỉ trí huệ của một vị Phật, là điểm quan trọng, tiêu biểu nhất của một bậc Chính đẳng chính giác.
Theo quan điểm Tiểu thừa thì Nhất thiết trí được hiểu là mọi hiểu biết đưa đến giải thoát. Còn Ðại thừa cho rằng Nhất thiết trí là trí huệ hiểu biết tất cả các Pháp và thể tính thật sự của nó là KHÔNG. Trí này hay được xem là đồng nghĩa với Bát-nhã (s: prajñā). Còn gọi là Phật trí (佛智, theo Pháp Hoa kinh 法華經).

TỰ NHIÊN TRÍ
The intuitive or inborn wisdom of a Buddha. UNTAUGHT to him and outside the causal nexus.
Trí tuệ trực giác hoặc bẩm sinh của Đức Phật, TỰ NHIÊN TRÍ này có sẵn ở Đức Phật không phải do 2 người thầy DẠY DỖ (UNTAUGHT) tu tập, thiền định, và TỰ NHIÊN TRÍ nằm ngoài mối liên hệ nhân quả.
Chú thích: "UNTAUGHT to him" như những "thần đồng đã có sẵn TỰ NHIÊN TRÍ này khi còn nhỏ chưa được DẠY DỖ (UNTAUGHT)

VÔ NGẠI TRÍ
Trí thông đạt, toàn tri vô biên, vô lượng, vô tận của Đức Phật.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Phàm người cầu Pháp nên không có chỗ cầu. (chỗ Vô Tâm không có chỗ)

Không lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy,
ĐẠT TÁNH tội là KHÔNG (trống không, trống rỗng),
Mỗi NIỆM đều không THẬT.
Vì không có TỰ TÁNH nên tam giới chỉ là TÂM, sum la vạn tượng đều là cái bóng (hiện tượng) của một Pháp.

Thấy SẮC (hiện tượng) tức là thấy TÂM.
TÂM KHÔNG tự là TÂM, nhân SẮC (hiện tượng) mới có.
Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất.
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,654
Điểm tương tác
236
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Xưa nghèo, không đất cắm dùi
Nay nghèo, không dùi mà cắm.
~~ Ấy ,Ấy ~~:
-Đừng Bắt Triếc Tạp Hóa " BUÔN HÀNG QUÁ ĐÁT " !~ ...Rồi Đau Bụng .
- Ăn BÁNH VẼ ...Thì CHẲNG NO ! ~ ???

Riêng Mình Có Thơ Rằng :

- Mình Nghèo Chẳng Nổi Mua TRANH ,
Chịu Nhặt " MẢNH GÉP " Mấy Anh Nhà Giầu ...
Lau Chùi - Bảo Quản ==> Biết Đâu !
Gặp Duyên Được " MẢNH" : Thiếu = Trầu : BỨC TRANH .
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch

Đâu là SỰ THẬT, THỰC TẠI của cuộc sống?
Ý nghĩa của HIỆN HỮU là gì?

Cách chúng ta NHẬN THỨC về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn NHỊ NGUYÊN và hầu như KHÔNG THAY ĐỔI trong suốt sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Nó là một cái NHÌN (tà kiến) chấp nhận sự PHÂN LY giữa mình và kẻ khác.
Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau.
HẬU QUẢ là tạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó.

Những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên, SIDA, ma túy, nghèo đói, đồi bại trong tôn giáo, chính trị và kinh doanh.

Tất cả đều LIÊN HỆ với CÁCH chúng ta hiểu về cái NGÃ.(ta, tôi).

Cách chúng ta hiểu về NGÃ cũng là CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ, và CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ quyết định CÁCH chúng ta LIÊN HỆ với nó, điều chúng ta LÀM đối với nó, và CÁCH chúng ta SỐNG trong đó.

Chú thích: Phật Tri Kiến KHÔNG PHẢI chỉ nhìn SỰ THẬT dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vạn pháp, muôn vật KHÔNG PHẢI chỉ nhìn dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vũ trụ KHÔNG PHẢI chỉ nhìn muôn vàn VŨ TRỤ là xong đâu.

Cái thấy Đức Phật vô biên, vô lượng, vô tận.

Kinh Hoa Nghiêm cho THẤY Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh.
Ngài THẤY được những kiếp quá khứ của Ngài và THẤY sự tiến hoá của các PHÁP bắt nguồn từ NGŨ ẤM, tiến đến QUỐC ĐỘ (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) và TẠO thành chúng sanh.
từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh Văn, rồi tu hành quán pháp NHÂN DUYÊN theo Duyên Giác.

Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
Đức Phật sử dụng Trí thân để quán sát MUÔN PHÁP, thấy chúng đều chung một gốc là NGŨ UẨN (như lai tạng) mà sanh raTRONG đó có cả Ngài.

Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN.
PHÁP THÂN bao hàm muôn loàiĐIỀU KHIỂN tất cả vạn vật theo TRÍ GIÁC viên mãn, thường được gọi là Tỳ-lô-giá-na Pháp thân hay Phổ Quang Minh Chiếu.

Thành đạo đạt đến quả vị Vô Thượng Đẳng Giác,
Đức Phật trang nghiêm bằng Trí Thân, Pháp Thân, nên đối với ngoại giới, Ngài không bị xã hội THIÊN NHIÊN (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) chi phối và đối với nội giới, Ngài không còn bị lệ thuộc bởi tham vọng, tình cảm.

Đức Phật hoàn toàn TỰ TẠI giải thoát trước MUÔN SỰ MUÔN VẬT. Sự giải thoát trọn vẹn của

Đức Phật được chính Ngài KHẲNG ĐỊNH rằng Ngài đã TÌM được người thợ xây ngôi nhà (nguyên nhân duyên khởi tạo tác) và từ đây KHÔNG CÒN người thợ nào có thể xây nhà cho Như Lai dược nữa.
HT. Thích Trí Quảng

Chú thích:
Đức Phật, chúng ta, chúng sinh, MUÔN SỰ MUÔN VẬT, trái đất trong muôn vàn vũ trụ vô biên, vô lượng, vô tận = Như Lai = NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI TÁNH.
Bồ Tát sợ NHÂN tức KHÔNG CÒN nguyên nhân duyên khởi tạo tác.SANH TỬ LUÂN HỒI.
 
Sửa lần cuối:

chichi

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
Điểm
8
VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch

Đâu là SỰ THẬT, THỰC TẠI của cuộc sống?
Ý nghĩa của HIỆN HỮU là gì?

Cách chúng ta NHẬN THỨC về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn NHỊ NGUYÊN và hầu như KHÔNG THAY ĐỔI trong suốt sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Nó là một cái NHÌN (tà kiến) chấp nhận sự PHÂN LY giữa mình và kẻ khác.
Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau.
HẬU QUẢ là tạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó.

Những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên, SIDA, ma túy, nghèo đói, đồi bại trong tôn giáo, chính trị và kinh doanh.

Tất cả đều LIÊN HỆ với CÁCH chúng ta hiểu về cái NGÃ.(ta, tôi).

Cách chúng ta hiểu về NGÃ cũng là CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ, và CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ quyết định CÁCH chúng ta LIÊN HỆ với nó, điều chúng ta LÀM đối với nó, và CÁCH chúng ta SỐNG trong đó.

Chú thích: Phật Tri Kiến KHÔNG PHẢI chỉ nhìn SỰ THẬT dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vạn pháp, muôn vật KHÔNG PHẢI chỉ nhìn dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vũ trụ KHÔNG PHẢI chỉ nhìn muôn vàn VŨ TRỤ là xong đâu.

Cái thấy Đức Phật vô biên, vô lượng, vô tận.

Kinh Hoa Nghiêm cho THẤY Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh.
Ngài THẤY được những kiếp quá khứ của Ngài và THẤY sự tiến hoá của các PHÁP bắt nguồn từ NGŨ ẤM, tiến đến QUỐC ĐỘ (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) và TẠO thành chúng sanh.
từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh Văn, rồi tu hành quán pháp NHÂN DUYÊN theo Duyên Giác.

Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
Đức Phật sử dụng Trí thân để quán sát MUÔN PHÁP, thấy chúng đều chung một gốc là NGŨ UẨN (như lai tạng) mà sanh raTRONG đó có cả Ngài.

Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN.
PHÁP THÂN bao hàm muôn loàiĐIỀU KHIỂN tất cả vạn vật theo TRÍ GIÁC viên mãn, thường được gọi là Tỳ-lô-giá-na Pháp thân hay Phổ Quang Minh Chiếu.

Thành đạo đạt đến quả vị Vô Thượng Đẳng Giác,
Đức Phật trang nghiêm bằng Trí Thân, Pháp Thân, nên đối với ngoại giới, Ngài không bị xã hội THIÊN NHIÊN (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) chi phối và đối với nội giới, Ngài không còn bị lệ thuộc bởi tham vọng, tình cảm.

Đức Phật hoàn toàn TỰ TẠI giải thoát trước MUÔN SỰ MUÔN VẬT. Sự giải thoát trọn vẹn của

Đức Phật được chính Ngài KHẲNG ĐỊNH rằng Ngài đã TÌM được người thợ xây ngôi nhà (nguyên nhân duyên khởi tạo tác) và từ đây KHÔNG CÒN người thợ nào có thể xây nhà cho Như Lai dược nữa.
HT. Thích Trí Quảng

Chú thích:
Đức Phật, chúng ta, chúng sinh, MUÔN SỰ MUÔN VẬT, trái đất trong muôn vàn vũ trụ vô biên, vô lượng, vô tận = Như Lai = NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI TÁNH.
Bồ Tát sợ NHÂN tức KHÔNG CÒN nguyên nhân duyên khởi tạo tác.SANH TỬ LUÂN HỒI.
làm sao ông có thể nói ra những lời tuyệt vời như vậy, tự độ. à không, có lẽ nó chỉ tuyệt vời đối với tôi, vì nó giống cách nghĩ của tôi. tôi biết suy nghĩ trước kia của tôi là chưa hoàn thiện và kể cả bây giờ cũng vậy, việc đắm mình trong trải nghiệm thực tế như ông nói:
Chú thích: Phật Tri Kiến KHÔNG PHẢI chỉ nhìn SỰ THẬT dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vạn pháp, muôn vật KHÔNG PHẢI chỉ nhìn dưới trái đất là xong đâu.
Thấy cội nguồn vũ trụ KHÔNG PHẢI chỉ nhìn muôn vàn VŨ TRỤ là xong đâu.
không đưa ta đến với "phật". ngược lại, nó là một mảnh ghép cần thiết để hoàn thiện bức tranh "pháp thân" này (pháp thân là từ ngữ mà ông đề cập). tức là phải cần có nó, ta mới nhận ra được thứ lớn lao hơn, quan trọng hơn.... như chìa khóa của chiếc hộp hạnh phúc, ông cố gắng đong đầy nó bằng những giọt cam lồ mát lành. tất nhiên không phải chiếc khóa nào cũng khớp và mở được chiếc hộp đó, bởi vì ai cũng có một chiếc hộp riêng tư và nhận thức của mỗi người là mỗi khác. tôi ko quan tâm việc ông đã biết trước tâm ý người nghe để nói cho phù hợp hay nói ngẫu nhiên như kiểu mò để mở khóa nữa, vì ông đã mở được rồi. tôi sẽ tiếp nhận quan điểm của ông như một sự thừa nhận con người thật của tôi. ~

vật chất hay tinh thần? nếu ta đã vô tình nhìn thấy ngọn lửa và bị những vọng tưởng của nó chi phối, hay dừng suy nghĩ về nó và lại gần xem xét thật kỹ chứ không phải dừng suy nghĩ và an trú trong cái thấy giả tạo. cho nên đừng sợ hãi và ngần ngại đứng về phe vật chất hay tinh thần, điều quan trọng là hãy nắm lấy mảnh ghép này. tôi đang nói với những người đang phân vân giữa các đức tin của mình, đang phân vân giữa thiện và ác, đang phân vân giữa tiếp tục hoặc dừng lại. bởi họ đang sống trong sợ hãi phải trả giá cho lựa chọn sai lầm của bản thân nên mới phó thác niềm tin vào tay kẻ khác, kẻ đó là ai? nếu anh ta chỉ khiến người khác sanh tâm ngưỡng mộ, anh ta không khuyến khích hay thúc đẩy người đó đưa ra lựa chọn về con đường của riêng họ, vậy thì anh ta chỉ là kẻ cản đường vô dụng. tại sao chúng ta phải "tự thắp đuốc lên mà đi"? đó là để ta thấy được những hiện thực qua cái nhìn nhị nguyên này:
Cách chúng ta NHẬN THỨC về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn NHỊ NGUYÊN và hầu như KHÔNG THAY ĐỔI trong suốt sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Nó là một cái NHÌN (tà kiến) chấp nhận sự PHÂN LY giữa mình và kẻ khác.
Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau.
HẬU QUẢ là tạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó.

Những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên, SIDA, ma túy, nghèo đói, đồi bại trong tôn giáo, chính trị và kinh doanh.
nếu chọn vật chất, hãy xem xét luận điểm... vật chất chỉ tồn tại trong nhận thức của chúng ta, điều này đồng nghĩa với việc vật chất không thể tồn tại độc lập nếu không có tinh thần nhận thức và tạo ra thế giới xung quanh. nếu chọn tinh thần, hãy xem... giả sử không có vật chất, ta sẽ không tồn tại bởi vì cơ thể chúng ta đều được cấu thành từ vật chất. cả hai đều phi thực tế nhưng lại là nền tảng tranh luận cho những trường phái khác nhau ngay cả khi đạo phật chưa ra đời. trong bối cảnh thực tế, vật chất và tinh thần không thể hoàn toàn tách rời nhau. sự tồn tại của vật chất tạo điều kiện cho sự phát triển và biểu hiện của tinh thần, ngược lại, tinh thần cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức và tương tác với thế giới vật chất. vậy tại sao chúng ta phải phân biệt 2 mặt này trong khi chúng ko thực tế để tách rời? ~
Tất cả đều LIÊN HỆ với CÁCH chúng ta hiểu về cái NGÃ.(ta, tôi).

Cách chúng ta hiểu về NGÃ cũng là CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ, và CÁCH chúng ta hiểu về VŨ TRỤ quyết định CÁCH chúng ta LIÊN HỆ với nó, điều chúng ta LÀM đối với nó, và CÁCH chúng ta SỐNG trong đó.
sự phân ly và bóc tách chỉ là đang hiện thực hóa mơ ước hiểu về bản chất cái tôi, vũ trụ hay sự tồn tại. đó là cái nhìn nhị nguyên, đương nhiên không phải sự thật trọn vẹn nhưng là mảnh ghép cần thiết. có nhiều người đọc nhiều kinh sách, nghe nhiều giáo lý nhưng ngay cả cái nhìn nhị nguyên cũng ko thoát ra được. vì sao? vì theo tôi, họ đâu đủ can đảm để bước qua cánh cửa khi không biết bên kia là gì. rồi mắc kẹt lại một chỗ mà vẫn ảo tưởng chứng đắc hay giác ngộ gì rồi, lúc quan trọng để đưa ra quyết định thì lại trốn chạy, răm rắp đọc kinh, niệm phật, giảng pháp, phần lớn mắc kẹt nhiều ở đây. like an angel with cruel and merciless intent, go forth, young boy, and you'll become a legend (như một thiên thần tàn nhẫn và không có lòng nhân ái, hãy tiến lên, chàng trai, và con sẽ trở thành một huyền thoại) - tự thắp đuốc mà đi. ~

tôi sẽ kể lại theo đúng dòng tâm tư của ký ức này, với ông, tự độ. rằng sau khi tôi biết thế nào là thoát ra khỏi nhị nguyên và hướng đến nhất nguyên. đó là lúc mà việc nhìn ngắm thế giới qua nhiều khía cạnh và góc nhìn đã trở nên quá nhàm chán với tôi (ko còn quan trọng nữa). tôi có thể mô tả cảm giác đó giống như sự bất lực, tuyệt vọng tột cùng, vì sự phân chia qua cái nhìn nhị nguyên gần như vô hạn (quá nhiều cái để hóa thân), nó muốn nuốt chửng và nhấn chìm tôi trong màn đêm vĩnh cửu. những ngày đó, tôi thực sự có cảm giác bản thân là thánh thần... bởi vì tôi tìm ra thuyết nhất nguyên - một sự cứu rỗi hoàn hảo. nhất nguyên, tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là biểu hiện của một thực thể duy nhất, không có sự phân ly thực sự giữa các sự vật. không phân chia giữa vật chất và tinh thần dẫn đến việc nhìn nhận tất cả sự vật và hiện tượng như những biểu hiện khác nhau của một thực tại chung. điều này giúp xóa bỏ những giới hạn nhân tạo mà chúng ta thường đặt ra giữa "vật chất" và "tinh thần", đồng thời nhận ra rằng mọi thứ đều kết nối và hòa hợp với nhau, không có sự tách biệt giữa bản thân và vũ trụ. nó thật sự mang lại cảm giác lớn lao và gần với "thánh thần". ~

chính cảm giác giả tạo này lại khiến cho nhiều người tiếp tục mắc kẹt nơi đây 1 lần nữa. điều gì đã xảy ra? à, ko có gì đâu, tôi kể một câu chuyện nhơ? thuở sơ khai, tại vườn địa đàng, thiên chúa có 2 loại cây - đó là "cây phân biệt thiện ác" và "cây sự sống đời đời". cây phân biệt thiện ác có "trái cấm" mà chính adam và eva đã ăn (2 con người đầu tiên). họ đã làm trái ý chúa và phải chịu trừng phạt là đày xuống nhân gian. thực ra, đó chỉ lòng nhân từ của thiên chúa, ngài đã giấu cây sự sống đời đời (trái bất tử) đi để tránh adam và eva ăn phải. bằng cách này, ngài đã gián tiếp trao quyền lựa chọn cho nhân loại (đại diện là adam, eva), chúng ta đã chọn tự do ý thức (phân biệt thiện ác) mà không chọn bất tử. theo các con chiên, việc chúa giấu đi trái bất tử khi phát hiện adam, eva ăn trái cấm là để ngăn chặn sự hỗn loạn. chỉ khi con người tự nhận thức và đưa ra lựa chọn đúng đắn thì họ mới có thể hưởng sự sống đời đời mà không gây ra sự hỗn loạn. ~

ở đây, chúng ta không thoát ra được cái nhìn nhất nguyên có lẽ là bởi ta ảo tưởng mình đang ở trạng thái đúng đắn và hoàn hảo lắm rồi (trạng thái của thần), giống như việc ta ăn một lúc 2 trái tượng trưng (trái nhận thức và trái bất tử) là 2 đại diện dung hòa của tinh thần và vật chất. lại thêm việc am hiểu phật pháp, cữ ngỡ đó là con đường trung lập không vướng mắc nhưng đâu biết đã sa vào lưới ma. đó có phải là cái trung lập không thiên về vật chất hay tinh thần, mà thừa nhận cả hai đều như nhau không? quá khứ của tôi có chứa nhận thức ấy, những sự đối lập 2 bên đã mất đi ý nghĩa và hòa làm 1 với cái nhìn nhất nguyên, kết hợp với đôi mắt của thần thì khi ấy tôi hoàn toàn tự tại và không âu lo về các tác động thực tại bên ngoài. đâu biết được rằng cái lồng trống không do bản thân tạo ra này là quá lớn, suốt ngày đi dạo trong nó mà có biết đến ngoài kia (bên ngoài chiếc lồng):
Cái thấy Đức Phật vô biên, vô lượng, vô tận.
quay lại hiện tại, mảnh ghép nhất nguyên lại được tôi nhặt lên. các dòng tư tưởng tà ma dần tiêu diệt:
"cách chúng ta hiểu về ngã cũng là cách chúng ta hiểu về vũ trụ. khi chúng ta nhìn nhận mình như một thực thể riêng biệt, tách biệt khỏi người khác và vũ trụ, chúng ta không thể hiểu đúng về bản chất của sự thật, bởi vì ngã không phải là một thực thể cố định và độc lập. ngược lại, khi hiểu đúng về ngã, chúng ta cũng sẽ hiểu đúng về vũ trụ và cách mà chúng ta liên hệ với nó. ngã chỉ là một sự kết hợp tạm thời của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), và không có một bản ngã cố định nào tồn tại vĩnh viễn. khi chúng ta nhận ra sự vô ngã, chúng ta không còn phân biệt giữa mình và thế giới, từ đó có thể sống hòa hợp và giải thoát khỏi những khổ đau do sự chấp ngã gây ra. khi một người đạt được sự giải thoát, họ không còn bị ràng buộc bởi sự phân biệt giữa ngã và vũ trụ, và có thể sống hòa hợp với tất cả vạn vật." - đúng vậy, đó là những chướng ngại khi muốn thoát khỏi nhất nguyên và "nhặt" nó lên, ta sẽ thoát khỏi chiếc lồng to lớn đó. ~

tự độ có cần một luận điểm để phá tan chiếc lồng này một cách chắc chắn? tôi nghĩ nó ko cần thiết bởi vì ông đã bao hàm nó cả rồi.
Kinh Hoa Nghiêm cho THẤY Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh.
Ngài THẤY được những kiếp quá khứ của Ngài và THẤY sự tiến hoá của các PHÁP bắt nguồn từ NGŨ ẤM, tiến đến QUỐC ĐỘ (trái đất, vũ trụ trong vũ trụ, parallel universal) và TẠO thành chúng sanh.
từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh Văn, rồi tu hành quán pháp NHÂN DUYÊN theo Duyên Giác.

Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
Đức Phật sử dụng Trí thân để quán sát MUÔN PHÁP, thấy chúng đều chung một gốc là NGŨ UẨN (như lai tạng) mà sanh raTRONG đó có cả Ngài.

Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN.
cái nhìn của phật về sự thật không chỉ giới hạn trong một phạm vi cụ thể mà là một cái nhìn vĩ mô, thấu suốt toàn bộ cội nguồn vạn pháp. ngài đạt đến sự giải thoát hoàn toàn và không còn bị lệ thuộc vào những đối tượng hay những khái niệm phân biệt. "phật tri kiến" là cái nhìn đúng đắn, thấu suốt cội nguồn của mọi hiện tượng, và khi đạt được điều này, người ấy sẽ không còn bị cuốn theo những ảo tưởng của thế giới vật chất hay tâm lý. nó khác biệt rõ ràng với việc vẽ là một chiếc lồng "công bằng" để tự do đi lại trong nó với những thứ đã biết, ngài chính là hiện thực của bức tranh (pháp giới) đang vẽ ra. cho nên nếu một nét vẽ nhỏ được thêm vào bức tranh ấy, toàn bộ bức tranh cũng sẽ thay đổi - đó là "pháp thân", là hiện tại "đang là" chứa những nét vẽ (mảnh ghép) từ quá khứ và biết sự biến đổi của những nét vẽ tiếp theo. chính vì là toàn bộ thực tại nên không hề bị giới hạn bởi chiếc lồng nào, như lời ông nói, ngài xem pháp giới cũng chính là mình nên sự tự tại ấy là không thể diễn tả. ~

tôi biết bản thân vẫn đang dần hoàn thiện, những lời tôi nói ở trên rồi cũng sẽ bị chính tôi nhặt lên và ghép vào "bức tranh của sự thật" trong tương lai. nhưng tôi nghĩ nó vẫn mang một ý nghĩa nào đó đối với tôi ở hiện tại, tôi không phải là người hiểu ý nghĩa đó, người đó là như lai. các phật tử mang tư tưởng hiện đại như ông là khá ít tự độ à, tôi thấy toàn là loại pha tạp giữa tư tưởng xưa và áp đặt lên người tu theo hướng cực đoan, mê tín. mấy ông như thích trúc thái minh, thích chân quang,... là ví dụ. với luận điểm "pháp giới" là "pháp thân" của ông, ta thấy rằng phật luôn "hiện hữu", có điều là ai nhận ra mà thôi. đúng như cái tên của ông, muốn thành phật thì ai cũng phải "tự độ" hết =). chúc ông sang năm sẽ nhận được vô số sự bao dung của mọi người, bởi vì tôi thấy ko ít người cảm thấy khó chịu với ông. ~
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
"Bức tranh SỰ THẬT?"
Chính là chúng ta, muôn vật, muôn sự, muôn pháp đang ở trong đó.
Chính là thế giới này, trái đất này, vũ trụ đang ở trong đó.

"Cái gì đang vẽ bức tranh?"
Chính là chúng ta, muôn vật, muôn sự, muôn pháp đang thay đổi không ngừng từ trạng thái này qua trạng thái khác.
Chính là thế giới này, trái đất này, vũ trụ đang thay đổi không ngừng trạng thái này qua trạng thái khác.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
"Bức tranh SỰ THẬT?"
Trong thế giới NHỊ NGUYÊN này có thế giới NHẤT NGUYÊN như hai mặt của một đồng tiền.
Một đồng tiền hai mặt tức hai mặt ĐỒNG NHẤT THỂ.

Chúng ta có thể KHẲNG ĐỊNH được rằng:
"Tôi thấy bạn là tôi thấy tôi!"
"Tôi là bạn, bạn là tôi. "
NHƯ THỊ

Đó là cái thấy NHẤT NGUYÊN

Sự thật là những gì khác biệt của chúng ta không làm chúng ta khác biệt.
Sự thật là những gì khác biệt của chúng ta đang tiến hóa cuộc đời này, thế giới này

Thế giới này nếu chúng ta không khác biệt thì thế giới này là Bức tranh CHẾT.

Không có gì đồng nhất với chính nó
Cũng chẳng có gì dị biệt.
"Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN."
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch

Động Sơn khi đi ngang qua một con sông, nhìn thấy bóng mình phản chiếu dưới nước, ngài đại ngộ.
Ngài đọc bài kệ:

Đừng tìm kiếm bên ngoài,
Xa lạ với chính mình.

Ta nay đi một mình,
Nơi nơi đều gặp nó.(Pháp, chân lý, tất cả Pháp đều là Phật Pháp)
Nó giờ chính là ta,
Ta giờ không phải nó.
Thấu hiểu được việc đó,
Mới khế hợp chân như. (cái thấy NHẤT NGUYÊN)

Lời của Động Sơn
Nó giờ chính là ta, ta giờ không phải nó” cũng cùng ý nghĩa như câu:
Anh và tôi là một, nhưng tôi không phải là anh và anh không phải là tôi.”
Hai mặt cùng HIỆN HỮU đồng thời; không phải một nửa cái nầy, một nửa cái kia.
KHÔNG PHẢI là một sự HÒA TRỘN.

Đó là một cái duy nhất vượt ngoài cả hai mặt đối NHẤT NGUYÊN đãi NHỊ NGUYÊN.

Cái đó không phải là TUYỆT ĐỐI cũng không phải là TƯƠNG ĐỐI, không trên không dưới, không hiện hữu cũng không không HIỆN HỮU.

Đó là một thực tại vượt ngoài mọi tính chất nhị nguyên, và tu tập là để nhận ra cái đó.

Một trong những khó khăn trong việc tu Thiền là chúng ta thường dồn mọi chú tâm vào việc nhận ra nền tảng tuyệt đối của thực tại, và do đó không bao giờ hoàn tất.

Một mặt chúng ta phải chứng nghiệm “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;”
Mặt khác, chúng ta có cả một vũ trụ rộng lớn.

Chân lý phải được tìm thấy ở chỗ không vướng vào một cực đoan nào.

Một mặt là hữu tình, một mặt là vô tình. Một mặt là trần tục, một mặt là thiêng liêng.
Thánh thiện, phàm tục; tốt, xấu; nam, nữ; trời, đất; trên, dưới.

Tất cả mọi thứ có tính nhị nguyên đều không thể nắm bắt được cái đó.
 

chichi

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
Điểm
8
tự độ, tôi biết 90% ông là người thầy đầu tiên và cũng là cuối cùng tôi nhận trong đạo nhiệm màu này. cũng 90% là ông đang cố ý né tránh tôi như muốn khước từ mối quan hệ đó. 10% ông là một kẻ đang "bắt trước" để gây hiểu nhầm. tôi đã quá non nớt vì ko nhận ra điều này sớm hơn khi đọc bài của ông. tôi thực sự rất muốn nghe lý do ông đưa ra lựa chọn như vậy. bằng toàn bộ lòng can đảm, đây là bài viết đầu tiên tôi vươn mình ra khỏi phạm vi giới hạn để nói với ông những lời này. bằng toàn bộ sự tôn trọng, tôi sẽ lắng nghe những lời ông muốn nói một cách thấu đáo. ~

tây du ký 1986, tôn ngộ không bị chính người thầy đầu tiên của mình "đuổi đi", anh ta không hiểu mình đã phạm sai lầm gì nên đã thử hỏi lại nhiều lần... nhưng anh ấy không nhận được câu trả lời mà phải chấp nhận hiện thực đang xảy ra, nén cảm xúc rời đi. tôi không hiểu mục đích của việc này là gì, bây giờ cũng thế, ko hiểu, ko hiểu, ko thể chấp nhận. ông đừng lo về việc tôi đang bị tình cảm chi phối, là tôi đón nhận nó, ko phải do dục vọng. do nhân duyên gì mà tôi lại có cảm xúc này? là do các "nét vẽ" trong quá khứ đã ảnh hưởng đến bức tranh ở hiện tại. ~

bức tranh đó là "chân dung" của "phật" (sự thật), vì sự hiện hữu của cơ thể này, vì sự tồn tại của bản thân tôi mà bức tranh luôn thay đổi. vì bức tranh luôn thay đổi nên cảm xúc không thể cố định và biểu hiện ra trên thân xác này của tôi, những ai không khóc mà nước mắt tự rơi sẽ hiểu. tôi không vẽ đè lên nét vẽ cũ (ký ức) để xóa nó đi, tôi biết nó vẫn ở đó, chả xóa đi đâu được, chỉ là khi làm vậy, hiện thực của bức tranh sẽ thay đổi thôi. nếu tôi theo đuổi dục vọng, tôi sẽ vẽ ra những thứ mình thích, nhưng đó là một cách ngu xuẩn. ~

bởi vì sự thật là thực tại của bức tranh chứ không phải ý tưởng của các nét vẽ mới hiện lên. lúc tôi vẽ con gà, cứ ảo tưởng đó là con gà nhưng không phải, khi các nét vẽ trước đó ảnh hưởng (nhân duyên?) thì thực tại bức tranh ko phải là con gà nữa. vậy làm sao để thấy được toàn cảnh bức tranh để biết nên vẽ những nét nào cho phù hợp với ý muốn? xin lỗi tự độ, tôi không thấy được bức tranh nhiệm màu đó, phật mới là người thấy toàn bộ nó. nhưng tôi biết cách để thực hiện được cái nhìn toàn diện ấy. ~

cái nhìn nhị nguyên (phân ly, bóc tách, phân biệt) giúp ta có cái nhìn đa chiều về các pháp được quan sát (các nét vẽ). giống như tự độ nói:
"Kết quả của cái NHÌN PHÂN LY đó là chúng ta (nguyên nhân duyên khởi) đã TẠO ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… BIỆT LẬP nhau."
càng có nhiều hiểu biết, càng có nhiều trải nghiệm thị cái nhìn nhị nguyên ngày càng mở rộng, rộng đến không tưởng, nhưng không thể chạm đến hiện tại đang vẽ của bức tranh. ~

vì sao? việc bóc tách các nét vẽ và truy tìm sự thật tương tự trò giải đố, biết nét vẽ hiện tại và đoán nét vẽ liền trước, như vậy thì lặp lại vòng nhân duyên đến bao giờ để tìm được toàn bộ nét vẽ "đã từng được vẽ"? hơn nữa trong lúc tồn tại, các nét vẽ mới lại tiếp tục được hình thành rồi. mắc kẹt ở nhị nguyên, miệng đọc kinh sách, tay hành bố thí, tâm hướng di đà, mãi cũng chẳng nhìn được sự thật. chưa kể còn hay nghĩ mình hơn người vì nhìn ra được nhiều nét vẽ hơn, hiểu sâu hơn, hay nói lời sai trái nhưng vẫn nghĩ là đúng vì chỉ thấy được nhiêu đó nhân duyên (nét vẽ cũ) nên thấy sao nói vậy. ~

may sao vẫn có những người kiểm soát được hành vi và lời nói, đó là bởi họ đã thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên và hướng đến nhất nguyên rồi. nhất nguyên đã xóa bỏ ranh giới phân chia khái niệm và thống nhất nó lại làm 1. tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là biểu hiện của một thực thể duy nhất, không có sự phân ly thực sự giữa các sự vật. mọi thứ đều kết nối và hòa hợp với nhau, không có sự tách biệt giữa bản thân và vũ trụ. là sao? nếu như nhị nguyên là dựa vào nét vẽ hiện tại để suy ra các nét vẽ trước đó, ai hiểu càng sâu nhân duyên tức là suy được càng nhiều nét vẽ thì nhất nguyên kết nạp tất cả các nét vẽ "đã biết" thành 1 thể. ~

tức là nhị nguyên sẽ thấy nhiều nét vẽ rời rạc, nhưng những người có cái nhìn nhị nguyên sẽ không chịu thống nhất chúng vì họ nghĩ chúng không liên quan đến nhau và vô lý nếu quy về làm 1. cho nên có nét vẽ thì họ suy luận được nét liền trước, trước nữa hoặc trước nữa, có nét thì ko suy ra được vì thiếu dữ kiện, rốt cuộc là một mớ nét vẽ rời rạc. người có cái nhìn nhất nguyên đã từng nhìn nhận dưới góc nhìn nhị nguyên, tất nhiên, họ từ đó mà thoát ra cơ mà. ~

sự nhàm chán, bất lực trước vòng lặp vô tận của nhân duyên (quá nhiều nét vẽ rời rạc) khiến họ dần thừa nhận cái nhìn thống nhất của nhất nguyên (dần dần thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do) - họ ôm trọn, thừa nhận toàn bộ nét vẽ đã biết và khiến họ đạt tự tại trong những nét đang có. tại sao thừa nhận? vì cái nhìn nhị nguyên đã đủ lớn, sự nhàm chán và tuyệt vọng sinh ra. bỗng chợt nhận ra liên kết bấy lâu của các pháp (nét vẽ), niềm hạnh phúc lại trào dâng. ~

tuy ko còn chấp phân biệt (vì biết rằng các pháp vốn là một thể như nhau) nhưng như thế chưa đủ để thấy toàn bộ sự thật đang hiện hữu của bức tranh. họ bị mắc kẹt là vì đang rất an vui và tự tại với những gì đang có (tự vẽ ra chiếc lồng và sống trong đó), nó mang lại cảm giác gần với thần. khi chưa thể thấy tột cùng của các pháp đồng nghĩa với việc không thể thấy toàn diện bức tranh. câu này của tự độ:
"Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN."
giả sử đưa ta một bức vẽ có sẵn, ta nhìn thấy toàn bộ nét vẽ trước đó nên khi vẽ, ta luôn hiểu mình đang vẽ gì. ~

từ cái nhìn nhất nguyên, phá vỡ cái lồng ràng buộc đó thêm một lần, tức là bước gần tới phật một bước... tôi đã dừng chân tại điểm này, toàn bộ những gì tôi nói là nhận định cá nhân. đừng hỏi tôi rằng "vậy cái tôi đang ngồi vẽ ra và nhận thức cả bức tranh kia là ai?", tôi không biết trả lời, tôi đã dừng chân tại điểm này rồi. hành trình đó chưa có kết quả cho câu hỏi này. nếu tôi đang có sự sai lầm lệch lạc khiến ông đưa ra lựa chọn như vậy, hy vọng ông có thể chỉ rõ và tôi sẽ thực hiện lắng nghe như đã nói. nếu là một lý do khác, tôi sẵn sàng đối mặt, 0 lo sợ về hậu quả. nếu là sự im lặng, tôi sẽ gửi lời cảm ơn tới ông cũng trong im lặng và âm thầm rời đi, tất nhiên, ký ức của tôi in hằn tên ông, a di đà phật. ~

Cuộc đời này không có thầy.
Tất cả liên hệ chỉ là Nhân Duyên vận hành điều khiển chúng ta.
Đức Phật cũng không TỰ nhận mình là thầy. Bởi vì Chân Lý đang ở ngay muôn vật, muôn sự, muôn pháp, cho dù đức Phật có xuất hiện, hay không.

Trước nhất chúng ta cần phải thay đổi để có được cái thấy NHẤT NGUYÊN

cái thấy NHẤT NGUYÊN là cái thấy muôn vật, muôn pháp như nó đang là.

THẤY BIẾT MÀ KHÔNG DỰNG LẬP THẤY BIẾT
“Như Lai, khi thấy cái được thấy, không dựng lập một [vật như] cái được thấy.
“Như Lai không dựng lập một cái không được thấy.
“Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được thấy.
“Như Lai không dựng lập một người thấy.(không có cái ta thấy)

Khi nghe…

“Khi cảm thọ…

“Khi nhận biết cái sẽ được nhận biết, Như Lai không dựng lập một [vật như] cái được nhận biết.
Như Lai không dựng lập một cái không được nhận biết.
Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được nhận biết.
Như Lai không dựng lập một người nhận biết.(không có cái ta nhận biết)

-----

"Bức tranh SỰ THẬT?"
Chính là chúng ta, muôn vật, muôn sự, muôn pháp đang ở trong đó.
Chính là thế giới này, trái đất này, vũ trụ đang ở trong đó.

"Cái gì đang vẽ bức tranh?"
Chính là chúng ta, muôn vật, muôn sự, muôn pháp đang thay đổi không ngừng từ trạng thái này qua trạng thái khác.
Chính là thế giới này, trái đất này, vũ trụ đang thay đổi không ngừng trạng thái này qua trạng thái khác.
"Bức tranh SỰ THẬT?"
Trong thế giới NHỊ NGUYÊN này có thế giới NHẤT NGUYÊN như hai mặt của một đồng tiền.
Một đồng tiền hai mặt tức hai mặt ĐỒNG NHẤT THỂ.

Chúng ta có thể KHẲNG ĐỊNH được rằng:
"Tôi thấy bạn là tôi thấy tôi!"
"Tôi là bạn, bạn là tôi. "
NHƯ THỊ

Đó là cái thấy NHẤT NGUYÊN

Sự thật là những gì khác biệt của chúng ta không làm chúng ta khác biệt.
Sự thật là những gì khác biệt của chúng ta đang tiến hóa cuộc đời này, thế giới này

Thế giới này nếu chúng ta không khác biệt thì thế giới này là Bức tranh CHẾT.

Không có gì đồng nhất với chính nó
Cũng chẳng có gì dị biệt.
"Với trí tuệ thấu tột CỘI NGUỒN của các PHÁP như vậy, nên đối với Phật, PHÁP GIỚI cũng chính là mình, hay kinh gọi là PHÁP THÂN."
VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch

Động Sơn khi đi ngang qua một con sông, nhìn thấy bóng mình phản chiếu dưới nước, ngài đại ngộ.
Ngài đọc bài kệ:

Đừng tìm kiếm bên ngoài,
Xa lạ với chính mình.

Ta nay đi một mình,
Nơi nơi đều gặp nó.(Pháp, chân lý, tất cả Pháp đều là Phật Pháp)
Nó giờ chính là ta,
Ta giờ không phải nó.
Thấu hiểu được việc đó,
Mới khế hợp chân như. (cái thấy NHẤT NGUYÊN)

Lời của Động Sơn
Nó giờ chính là ta, ta giờ không phải nó” cũng cùng ý nghĩa như câu:
Anh và tôi là một, nhưng tôi không phải là anh và anh không phải là tôi.”
Hai mặt cùng HIỆN HỮU đồng thời; không phải một nửa cái nầy, một nửa cái kia.
KHÔNG PHẢI là một sự HÒA TRỘN.

Đó là một cái duy nhất vượt ngoài cả hai mặt đối NHẤT NGUYÊN đãi NHỊ NGUYÊN.

Cái đó không phải là TUYỆT ĐỐI cũng không phải là TƯƠNG ĐỐI, không trên không dưới, không hiện hữu cũng không không HIỆN HỮU.

Đó là một thực tại vượt ngoài mọi tính chất nhị nguyên, và tu tập là để nhận ra cái đó.

Một trong những khó khăn trong việc tu Thiền là chúng ta thường dồn mọi chú tâm vào việc nhận ra nền tảng tuyệt đối của thực tại, và do đó không bao giờ hoàn tất.

Một mặt chúng ta phải chứng nghiệm “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;”
Mặt khác, chúng ta có cả một vũ trụ rộng lớn.

Chân lý phải được tìm thấy ở chỗ không vướng vào một cực đoan nào.

Một mặt là hữu tình, một mặt là vô tình. Một mặt là trần tục, một mặt là thiêng liêng.
Thánh thiện, phàm tục; tốt, xấu; nam, nữ; trời, đất; trên, dưới.

Tất cả mọi thứ có tính nhị nguyên đều không thể nắm bắt được cái đó.


tôi hiểu rồi, ông đã nói những lời đó với suy nghĩ tự do và không có sự ràng buộc. tôi sẽ không rời đi trong lặng lẽ mà thay vào đó là "lời nhắn cuối cùng" để đáp lại lòng nhân từ của ông (ông đã phản hồi tôi). vì sao tôi lựa chọn rời đi? tôi đã 19 tuổi, tư tưởng sau này sẽ xuống tóc đi tu và sống nốt phần đời còn lại của tôi đã bị ông "lấy đi", thứ còn sót lại chỉ là một phần của bức tranh tuyệt vời. thôi cảm thấy thật may mắn khi sự xuất hiện của ông đã giúp tôi thức tỉnh và nhận ra nhiều điều quan trọng. tựa như "nét vẽ" của bức tranh sự thật, nó được khắc sâu trong ký ức này, suốt 2 năm nay. tôi không muốn những người sau khoảng thời gian đó vào đọc và thấy được dòng nhận thức của tôi, không phải vì tôi ích kỉ... vì khi ấy tôi không còn ở đây nữa, họ cần một người thầy khác để hướng dẫn chứ 0 phải tôi. với cái nhìn nhị nguyên, họ sẽ bị những lời nói đó của tôi chi phối và sa đọa. với cái nhìn nhất nguyên, họ sẽ bị mắc kẹt lại trong các pháp ấy và kìm hãm. cho nên tôi sẽ xóa đi mọi dấu vết còn hiện hữu nơi đây, đương nhiên tôi biết nó không biến mất, nó đã đọng lại trong quá khứ của ông, tôi và những người hữu duyên. ~

mùa xuân lại đến, và vẫn sẽ đến. hoa đào sẽ rơi, và tiếp tục rơi. các pháp đã sanh thời cũng sẽ diệt, nhưng không chấm dứt. như cánh đào rơi xuống, tan vào đất, bón vào cây, ươm cho hoa và lại thắm hồng khi xuân đến. cũng như tôi sẽ biến mất nhưng sự tồn tại trước khi rời đi là không vô nghĩa. nếu một ngày nào đó tôi gặp được ông, nguyện rằng tôi sẽ nhận ra đó là ông với tất cả nhân duyên hiện có. bởi tôi còn nhiều thứ phải hoàn thành ở hiện tại bao gồm cả việc đi tìm sự thật nên sẽ phó thác cảm xúc vào lời nguyện này thay vì đi tìm ông. khoảnh khắc giao thừa sẽ là khoảnh khắc cuối cùng, thời gian phù hợp cũng đã đến rồi, cái gì cần buông thì nên buông thôi. dù ông có không chịu nhận mình là thầy thì tôi cũng xem là vậy thôi, đó là sự cố chấp cuối cùng của tôi dành cho ông dù biết ông đang nhìn với cặp mắt bình đẳng, không sao, tôi cũng thế. cảm ơn ông vì tất cả những gì ông mang lại, hẹn gặp lại ông vào một mùa xuân nào đó... nơi mà thời gian và không gian không còn là trở ngại. a di đà phật. ~

- tôi đã chọn như thế, chichi -
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Chúng ta đã có một người thầy.
Nếu chúng ta không có người thầy này thì chúng ta đã chết từ khi lọt lòng rồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. sự thật
  2. Thiền
Top