Lovingthesilenttears

Tâm lực là gì? Hoặc trường hợp này thì nhà Phật định danh là gì, và cách bồi dưỡng nó

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Kính chào và tái ngộ các bác
Sau 1 thời gian quy ẩn, em trở lại với một thắc mắc nho nhỏ, mong được các bác chỉ giáo.

Có phải đó là do tâm lực - hay là 1 thứ gì đó với tên gọi khác?
Nó là cái gì, nó vận hành như thế nào?
Làm sao để làm nó mạnh lên? Có nhiều các làm nó mạnh lên không?

Mô tả cái em đang tìm kiếm bằng ví dụ này nhé:

Trong 1 đợt thất tình, thất bại gì đó, hoặc ốm đau bệnh tật, chúng ta có thể cảm thấy tất cả mọi thứ đều thành vấn đề, và chúng ta mất niềm tin hoàn toàn vào bản thân, vào mọi người.

Tuy nhiên, mọi việc sẽ tồi tệ dần cho đến 1 hôm ngủ dậy, chúng ta thấy mình khỏe mạnh, tinh thần khoáng đạt, cảm giác có thể cân được cả thế giới. Toàn bộ những thứ hôm qua vốn là vấn đề, thì giờ lại trở thành đơn giản, không thứ gì làm ta hoài nghi hay sợ hãi nữa

Sự khác nhau ở 2 trạng thái trên là gì mà chỉ qua 1 đêm là thay đổi? Trí não ư - chắc chắn không phải rồi vì tại cả 2 trường hợp, trí não đều rất thông minh.
Thế thì phải là 1 thứ liên quan đến tâm! Nó là gì? Tạm gọi là tâm lực đi, thế thì trở lại mấy câu hỏi bên trên của em

Em đang thực sự cần câu trả lời từ các bác!
Chúc các bác an lạc!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4/6/15
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Có phải đó là do tâm lực - hay là 1 thứ gì đó với tên gọi khác?
Nó là cái gì, nó vận hành như thế nào?
Làm sao để làm nó mạnh lên? Có nhiều các làm nó mạnh lên không?

Mô tả cái em đang tìm kiếm bằng ví dụ này nhé:

Trong 1 đợt thất tình, thất bại gì đó, hoặc ốm đau bệnh tật, chúng ta có thể cảm thấy tất cả mọi thứ đều thành vấn đề, và chúng ta mất niềm tin hoàn toàn vào bản thân, vào mọi người.

Tuy nhiên, mọi việc sẽ tồi tệ dần cho đến 1 hôm ngủ dậy, chúng ta thấy mình khỏe mạnh, tinh thần khoáng đạt, cảm giác có thể cân được cả thế giới. Toàn bộ những thứ hôm qua vốn là vấn đề, thì giờ lại trở thành đơn giản, không thứ gì làm ta hoài nghi hay sợ hãi nữa

Sự khác nhau ở 2 trạng thái trên là gì mà chỉ qua 1 đêm là thay đổi? Trí não ư - chắc chắn không phải rồi vì tại cả 2 trường hợp, trí não đều rất thông minh.
Thế thì phải là 1 thứ liên quan đến tâm! Nó là gì? Tạm gọi là tâm lực đi, thế thì trở lại mấy câu hỏi bên trên của em

Em đang thực sự cần câu trả lời từ các bác!
Chúc các bác an lạc!

Bạn Lovingthesilenttears mến.

Theo mình nghĩ. Nó chính là Tâm- Ý- thức, hay còn gọi là "vọng tâm".

Đức Phật dạy rằng: " Này các Tỳ kheo, chớ quá tự tin, ỷ lại. Ý các thầy chưa thể tin được, phải dè dặt,..."
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Bạn Lovingthesilenttears mến.

Theo mình nghĩ. Nó chính là Tâm- Ý- thức, hay còn gọi là "vọng tâm".

Đức Phật dạy rằng: " Này các Tỳ kheo, chớ quá tự tin, ỷ lại. Ý các thầy chưa thể tin được, phải dè dặt,..."

Lý do khiến bạn cho đó là vọng tâm? Bạn giải thích rõ hơn nhé
Trân trọng!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Lý do khiến bạn cho đó là vọng tâm? Bạn giải thích rõ hơn nhé
Trân trọng!

đó gọi là thích nghi :D giải thích theo khoa học thôi :D giống bạn tập luyện thể dục vậy :D khi mới tập thì chưa quen khi tập nhiều rồi quen, từ quen sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, rồi sẽ muốn nâng cao. Giống một người lớn khi nâng vật 20 kg sẽ khác với đứa nhỏ nâng 20kg thế thôi.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
đó gọi là thích nghi :D giải thích theo khoa học thôi :D giống bạn tập luyện thể dục vậy :D khi mới tập thì chưa quen khi tập nhiều rồi quen, từ quen sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, rồi sẽ muốn nâng cao. Giống một người lớn khi nâng vật 20 kg sẽ khác với đứa nhỏ nâng 20kg thế thôi.

Sai luôn! Nếu là thích nghi thì không giải thích được việc có trạng thái tệ hơn của tâm lực kể cả hôm trước vừa thấy cân được thế giới, hôm sau lại thấy nghi ngờ mọi thứ
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Sai luôn! Nếu là thích nghi thì không giải thích được việc có trạng thái tệ hơn của tâm lực kể cả hôm trước vừa thấy cân được thế giới, hôm sau lại thấy nghi ngờ mọi thứ

cũng bình thường thôi bạn :D vì hôm sao bạn vui quá mà sinh buồn vốn là trạng thái tâm lý thôi :D bộ não đang tự tìm cách để cân bằng cảm xúc của bạn mà thôi :D giống như khi dự tiệc thì rất vui nhưng khi tiệc tàn thì lại cảm thấy tiếc rồi sinh ra buồn thôi :D
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
cũng bình thường thôi bạn :D vì hôm sao bạn vui quá mà sinh buồn vốn là trạng thái tâm lý thôi :D bộ não đang tự tìm cách để cân bằng cảm xúc của bạn mà thôi :D giống như khi dự tiệc thì rất vui nhưng khi tiệc tàn thì lại cảm thấy tiếc rồi sinh ra buồn thôi :D

Cảm ơn bạn đã trả lời, nhưng mình không đi tìm câu trả lời từ tư duy logic biện chứng:eek:nion03:
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Đôi khi cũng có nhiều việc khó giải thích,như có thời gian tôi đọc truyện đọc liên tục đọc ngày đêm đến nỗi 2mắt đau nhức gần như là sắp mù.rồi lúc đó tôi lại có chút cơ duyên với đạo nhắm mắt lại 1chuyệt vừa thông bỗng lạc vào hương vị của thiền 1thứ gì đó dịu mát rât nhanh làm cho 2mắt liền khỏi lúc đó tôi thấy thật thần kỳ.lại có lần đang nằm nhắm mắt trong đầu tự nhiên nổ 1tiếng sét đánh khiến ù cả tai.
Đối với trường hợp của đạo huynh hỏi ở trên đệ cũng đồng tình cho đó là vọng tâm,huynh nếu là phan duyên thì cái cảm giác sầu,bi,khổ,não là thường,còn huynh bảo trong 1đêm lại có được sự thay đổi ấy gọi là xả (thủ,xả) nên mới chạm được 1chút vô thường Phật lực.nếu còn giữ cái tâm thủ,xả thì cũng chỉ là lúc mưa lúc nắng mà thôi.hì

trường hợp của huynh gọi là thủ xả hỷ lạc sanh tâm đi
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
vậy bạn muốn tìm gì ở đây :D nếu trong khả năng mình có thể giúp bạn
Bạn đã vẫn kiên trì trả lời tiếp sau câu nói móc của mình ^^
Thật ra thì dù bạn đã chứng ngộ rồi thì điều bạn nói ra cũng không diễn tả hết được trạng thái của bạn
Và kể cả có diễn tả tốt đi nữa thì cái tâm mình đang ở cấp độ nào, thì nó cũng sẽ chỉ tiếp nhận được tầng nghĩa ở cấp độ đó thôi.
Bạn vẫn hoan hỉ giúp mình tìm kiếm câu trả lời, mình nhận được thông điệp đó và thấy tuyệt rồi
Một sự hoan hỉ bằng vạn câu trả lời...
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Đôi khi cũng có nhiều việc khó giải thích,như có thời gian tôi đọc truyện đọc liên tục đọc ngày đêm đến nỗi 2mắt đau nhức gần như là sắp mù.rồi lúc đó tôi lại có chút cơ duyên với đạo nhắm mắt lại 1chuyệt vừa thông bỗng lạc vào hương vị của thiền 1thứ gì đó dịu mát rât nhanh làm cho 2mắt liền khỏi lúc đó tôi thấy thật thần kỳ.lại có lần đang nằm nhắm mắt trong đầu tự nhiên nổ 1tiếng sét đánh khiến ù cả tai.
Đối với trường hợp của đạo huynh hỏi ở trên đệ cũng đồng tình cho đó là vọng tâm,huynh nếu là phan duyên thì cái cảm giác sầu,bi,khổ,não là thường,còn huynh bảo trong 1đêm lại có được sự thay đổi ấy gọi là xả (thủ,xả) nên mới chạm được 1chút vô thường Phật lực.nếu còn giữ cái tâm thủ,xả thì cũng chỉ là lúc mưa lúc nắng mà thôi.hì

trường hợp của huynh gọi là thủ xả hỷ lạc sanh tâm đi

Em trải nghiệm sầu, bi, khổ, não là thường như thế nào, kể anh nghe nhé. Cấm không lôi lý thuyết ra, chỉ nói trải nghiệm cá nhân nhé:eek:nion60:
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4/6/15
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Lý do khiến bạn cho đó là vọng tâm? Bạn giải thích rõ hơn nhé
Trân trọng!
Kính Bạn.

Kinh Tạp A-hàm (kinh số 289): “Tâm-ý-thức, trong một ngày đêm, từng thời khắc, thoáng chốc sinh, thoáng chốc diệt, biến đổi không ngừng…”;

Luận Câu-xá (quyển 4) nói: “Nó tập khởi nên được gọi là tâm. Nó tư duy trù lượng nên được gọi là ý. Nó phân biệt nhận thức nên được gọi là thức… Tâm, ý và thức, ba tên gọi cùng chỉ một nội hàm. Nghĩa tuy khác nhau nhưng thể là một.”

Kinh Bát nhã nói: "Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt v.v..."

Như vậy theo lời Phật dạy: Tâm có 3 tầng bậc:

1/. Chân Tâm: Bất sanh, bất diệt, tĩnh lặng, vô vi....

2/. Từ chân tâm, hiện bóng (như mặt trăng thứ 2 do bị nhặm mắt), tích tụ các nghiệp, và nhận nghiệp làm tự ngã, lúc đó gọi là "Thức".

3/. Trong 8 thức, Ý thức là tinh diệu nhất, nó hay triển chuyển, tu duy, trù lượng, nhận thức sự vật.

Do vậy, mà biết 2 trạng thái 2 và 3 là "vọng tâm", từ nơi thể Chân Tâm (1), mà vọng hiện.

Kính.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Kính Bạn.

Kinh Tạp A-hàm (kinh số 289): “Tâm-ý-thức, trong một ngày đêm, từng thời khắc, thoáng chốc sinh, thoáng chốc diệt, biến đổi không ngừng…”;

Luận Câu-xá (quyển 4) nói: “Nó tập khởi nên được gọi là tâm. Nó tư duy trù lượng nên được gọi là ý. Nó phân biệt nhận thức nên được gọi là thức… Tâm, ý và thức, ba tên gọi cùng chỉ một nội hàm. Nghĩa tuy khác nhau nhưng thể là một.”

Kinh Bát nhã nói: "Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt v.v..."

Như vậy theo lời Phật dạy: Tâm có 3 tầng bậc:

1/. Chân Tâm: Bất sanh, bất diệt, tĩnh lặng, vô vi....

2/. Từ chân tâm, hiện bóng (như mặt trăng thứ 2 do bị nhặm mắt), tích tụ các nghiệp, và nhận nghiệp làm tự ngã, lúc đó gọi là "Thức".

3/. Trong 8 thức, Ý thức là tinh diệu nhất, nó hay triển chuyển, tu duy, trù lượng, nhận thức sự vật.

Do vậy, mà biết 2 trạng thái 2 và 3 là "vọng tâm", từ nơi thể Chân Tâm (1), mà vọng hiện.

Kính.

Cảm ơn câu trả lời rất cẩn thận và nghiêm túc của bạn, rất dễ hiểu và đi vào lòng mình. Mình cần thêm chia sẻ từ trải nghiệm thực sự của bạn về vấn đề này nữa nhé.
Mong bạn hoan hỉ chia sẻ tiếp
Kính!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Em trải nghiệm sầu, bi, khổ, não là thường như thế nào, kể anh nghe nhé. Cấm không lôi lý thuyết ra, chỉ nói trải nghiệm cá nhân nhé:eek:nion60:
ko lôi lý thuyết thì không lôi lý thuyết em chỉ chả lời bằng 1câu: Nắng ít mưa lại nhhiều
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Nếu một ngày chỉ toàn ánh nắng thì mưa ở đâu?[/QUOTE

huynh hỏi kỳ thế mưa nếu là ví dụ cho khổ ,vô thường,vô ngã,bất tịnh thì nắng ví cho tứ đức niết bàn là thường,lạc,ngã,tịnh.
huynh thích cuộc sống đủ mùi vị có khổ có lạc có yêu có hận nhân gian hữu tình đúng không?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Nếu một ngày chỉ toàn ánh nắng thì mưa ở đâu?

để mình trả lời cho bạn :D không thể nào có một ngày toàn nắng đâu bạn :D cho dù nắng có gắt như thế nào vẫn có những đám mây lỡn vỡn xung quanh :D giống như mình còn có thân thì còn tình cảm chỉ là mình có kiểm soát được nó hay không mà thôi :D nếu kiểm soát được thì không khổ, không kiểm soát được thì khổ từ đó mà sinh
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính chào và tái ngộ các bác
Sau 1 thời gian quy ẩn, em trở lại với một thắc mắc nho nhỏ, mong được các bác chỉ giáo.

Có phải đó là do tâm lực - hay là 1 thứ gì đó với tên gọi khác?
Nó là cái gì, nó vận hành như thế nào?
Làm sao để làm nó mạnh lên? Có nhiều các làm nó mạnh lên không?

Mô tả cái em đang tìm kiếm bằng ví dụ này nhé:

Trong 1 đợt thất tình, thất bại gì đó, hoặc ốm đau bệnh tật, chúng ta có thể cảm thấy tất cả mọi thứ đều thành vấn đề, và chúng ta mất niềm tin hoàn toàn vào bản thân, vào mọi người.

Tuy nhiên, mọi việc sẽ tồi tệ dần cho đến 1 hôm ngủ dậy, chúng ta thấy mình khỏe mạnh, tinh thần khoáng đạt, cảm giác có thể cân được cả thế giới. Toàn bộ những thứ hôm qua vốn là vấn đề, thì giờ lại trở thành đơn giản, không thứ gì làm ta hoài nghi hay sợ hãi nữa

Sự khác nhau ở 2 trạng thái trên là gì mà chỉ qua 1 đêm là thay đổi? Trí não ư - chắc chắn kthông phải rồi vì tại cả 2 trường hợp, trí não đều rất thông minh.
Thế thì phải là 1 thứ liên quan đến tâm! Nó là gì? Tạm gọi là tâm lực đi, thế thì trở lại mấy câu hỏi bên trên của em

Em đang thực sự cần câu trả lời từ các bác!
Chúc các bác an lạc!

Chào Bạn,
Theo sự nhận hiểu của d/đ thì sở dĩ chúng ta có 2 trạng thái khác nhau chỉ qua 1 đêm là vì khi chúng ta đau buồn chán nãn đến tột cùng thì dễ xảy ra trạng thái buôn xuôi. Do buông xuôi nên vô tình chúng ta thực hành pháp xả. Do xã mà trí chúng ta sáng. Mà trí và lực thì lúc nào cũng đi đôi. Nên theo d/đ thì không cho đó là do tâm lực mà là do trí lực.
Vì như lời Bạn kể thì tâm trong trạng thái càng lúc càng tồi tệ nên trong trường hợp này tâm không làm chủ.

Còn sự vận hành của trí và tâm thì thuộc về đặc tính của Phật tánh mà chúng sanh đều riêng có.
d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ
Thân
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8/12/15
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Nếu một ngày chỉ toàn ánh nắng thì mưa ở đâu?[/QUOTE

huynh hỏi kỳ thế mưa nếu là ví dụ cho khổ ,vô thường,vô ngã,bất tịnh thì nắng ví cho tứ đức niết bàn là thường,lạc,ngã,tịnh.
huynh thích cuộc sống đủ mùi vị có khổ có lạc có yêu có hận nhân gian hữu tình đúng không?

Hồi đó chấp nhận sống với nhân gian hữu tình vì tâm lực chưa đủ mạnh
Giờ thì "bị thích" niết bàn
Hồi đó cũng "bị thích" niết bàn
Giờ vẫn "bị thích" niết bàn
Nhưng khác nhau...
Có điều khi nói chuyện và chia sẻ với những người chuyên dùng Minh Sát để quán chiếu thì thường không hiểu ý nhau.
Cá nhân anh thấy con đường Minh Sát là con đường thấu hiểu đến tận cùng để giác ngộ.
Còn con đường anh đi lại là con đường hòa nhập đến tận cùng để giác ngộ.
Minh sát chỉ chú ý đến cách đi, chỉ cần đi đúng thì đích sẽ hiển lộ
Con đường anh đi thì chỉ cần chú ý đến đích. Nhìn thẳng đến đích thì tự con đường sẽ hiển lộ.
Con đường anh đang đi gạt bỏ vai trò tiên quyết của tư duy trong việc tu tập, chỉ tập trung hướng đến luyện tâm lực cùng với việc nhìn thẳng đến niết bàn.
Tư duy lúc này cũng chỉ còn là 1 phương tiện trong rất nhiều phương tiện để giúp mình đi đến cái đích mình cần.
Mỗi khi tâm lực mạnh lên, cái thấu hiểu về cái đích của ngày hôm nay và ngày hôm qua lại khác nhau. Nhưng có 1 điểm chung, đích vẫn là đích, dù hiểu đến tận cùng hay chả hiểu mấy, thì nó vẫn là nó thôi.
Muốn hỏi em và mọi người xem, có pháp tu nào giống như vậy không? Để anh nghiên cứu và bồi đắp thêm phương pháp mà anh đang tu tập.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Cái này đơn giản mà, đọc truyện buồn thì khóc, đọc truyện vui thì cười, chỉ tự mình mê hoặc chính mình chứ chẳng có ai vào đây :eek:nion12:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên