tapchoi82

Tâm tánh phàm phu linh tinh luận - tapchoi82

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Kính sư phụ!

Mê ngộ cách nhau có một chử "Giác", mà cảnh giới "Tự Giác" thì lại chẵng thể nói được thành lời, nay con vào chổ "Bất động địa" này cũng chưa rỏ ràng 3 cửa thiền tông là thế nào ( vì con không có công phu Tham khán lâu ngày )? xin thầy từ bi giảng giải chổ 3 cửa này để con ứng chiếu xem mình đang ở chổ nảo? xin sư phụ từ bi khai thị cho con!

Kính!

Đạo hữu tapchoi82 mến,

Hề hề, Thiền tông vốn giương danh lập dạng bằng chiêu bài "Giáo ngoại biệt truyền" (Truyền giáo không dựa vào giáo pháp tức kinh văn kết tập) nên chỗ "cách tam trùng quan" là chỗ "giáo nội vị liễu" tức chỉ có người trong cuộc như thầy với trò trong thiền lâm mới am tường cái gọi "trùng quan" mà thôi. Hề hề, vô môn quan là lối vào không cửa, không có cửa thì chỗ nào chẳng là chỗ vào cửa nhưng vẫn có người được tôn sư gọi là ngoài cửa, hêhê, bể cái đầu.

Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Đạo hữu tapchoi82 mến,

Hề hề, Thiền tông vốn giương danh lập dạng bằng chiêu bài "Giáo ngoại biệt truyền" (Truyền giáo không dựa vào giáo pháp tức kinh văn kết tập) nên chỗ "cách tam trùng quan" là chỗ "giáo nội vị liễu" tức chỉ có người trong cuộc như thầy với trò trong thiền lâm mới am tường cái gọi mà thôi. Hề hề, vô môn quan là lối vào không cửa, không có cửa thì chỗ nào chẳng là chỗ vào cửa nhưng vẫn có người được tôn sư gọi là ngoài cửa, hêhê, bể cái đầu.

Mến, Trừng Hải

Ặc! đi câu mãi hôm nay dính câu rồi :044: tạ ơn sư phụ ban thưởng!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Đạo hữu tapchoi82 mến

_ "Thấy" chưa hẳn đã là "biết", biết chưa hẳn đã là "hiểu" hay nói cách khác từ thấy cho đến biết và hiểu còn một đoạn đường dài phải đi qua nhiều giai vị như giáo môn thì chia làm Tư lương vị, Gia hành vị...., mà Thiền tôn thì gọi là cửa vào (trùng quan) thì phải có ba...mới đạt đến chỗ an nhiên tự tại sống giữa trần gian vì am tường (biết) vạn hữu giai không (chân không) "chẳng có kẻ ngược xuôi, xuôi ngược..." mà thông đạt diệu pháp (diệu hữu) nhờ HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT mà đến chỗ rốt ráo "như thật là vui" (cứu cánh Niết Bàn).

_ Hai chữ "tịch mịch" mà trí giả latuan (vốn là người tâm cơ sắc bén) dụng chỉ là lời cảm thán cảnh cô tịch người già mệnh căn tâm lực suy mòn chỉ biết lấy kỹ niệm làm niềm vui mà thôi.

_ Trừng Hải chỉ rảnh vào diễn đàn vào buổi sáng, nên đừng "phiền" vì trả lời chậm nha?

Mến, Trừng Hải

Cảm ơn bác Trừng Hải đã ra sức! Xem ra môn đệ của trưởng bối học rộng, biết nhiều nhưng ngạo khí xung thiên, dưới mắt không người, trên chỉ trọng bác Trừng Hải nên hẳn sẽ khiến bác nhiều lao nhọc. Song minh sư tất sẽ xuất cao đồ latuan sẽ chờ xem chỗ thành tựu đáng mong đợi của tiểu bồ tát tapchoi82. Kính!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Việc hôm qua rỗng không
Ngày mai thì chưa tới
Bây giờ lại chẵng dừng
Sanh chỉ các duyên sanh
Diệt chỉ các duyên diệt

Khắp các chổ rỗng không
Giống như người nằm mộng
Sinh diệt chẵng có chổ
Xưa nay chẵng mê ngộ
Mê tức có Đốn, Tiệm
Tỉnh rồi không một vật
Tự tánh là NIẾT BÀN
Tánh này thường sáng tỏ
Đâu nhọc sức tu, hành
Tình sanh thì trí cách
Khắp các chổ dính mắc
Tự vọng khởi trần lao
Tự chui đầu vào rọ
Làm sao mà giải thoát?
Tỉnh mộng đi người ơi!

Việc hôm qua rỗng không
Ngày mai thì chưa tới
Bây giờ lại chẵng dừng
Sanh chỉ các duyên sanh
Diệt chỉ các duyên diệt
Ngay đó thường giải thoát
Ôi, Vui thay, vui thay :icon_nude:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Kiến tánh chỉ mới bước vào cửa, vào rồi thì phải tu tiếp để giác ngộ hoàn toàn. Nhiều người chỉ mới nghe, mới hiểu mới biết qua ngôn ngữ văn tự qua cái suy nghĩ phàm phu của thế gian chứ chưa được cái ngộ tỉnh giác để mà kiến tánh, nhưng cứ nghĩ mình là Phật là Tổ mà nói ra lời nào cũng y như Phật như Tổ. Nhưng không biết rằng cho dù có bắt chước như thế nào đi nữa mà không có Kiến tánh thật sự không có chân tu thật sự thì ai cũng biết mình như thế nào hết đó. Con vẹt nói tiếng giống người nhưng nó đâu phải là người. Đây là bệnh đa số người tu bậy giờ nói chung và bệnh của nhiều vị ở diễn đàn này nói chung.
Do đó, người điên khuyên quý vị hãy thật tu, cái cốt lõi của thiền tông hay bất kỳ pháp môn nào khác đó là phản quan tự kỷ nghĩa là quay vào trong nhìn lại chính mình. Nếu không làm được điều này thì có thông thạo tam tạng kinh điển, có học hết các phương tiện thiện xảo của tổ thầy thì vẫn chạy vòng vòng ngoài cửa Không Môn. A di đà Phật!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kiến tánh chỉ mới bước vào cửa, vào rồi thì phải tu tiếp để giác ngộ hoàn toàn. Nhiều người chỉ mới nghe, mới hiểu mới biết qua ngôn ngữ văn tự qua cái suy nghĩ phàm phu của thế gian chứ chưa được cái ngộ tỉnh giác để mà kiến tánh, nhưng cứ nghĩ mình là Phật là Tổ mà nói ra lời nào cũng y như Phật như Tổ. Nhưng không biết rằng cho dù có bắt chước như thế nào đi nữa mà không có Kiến tánh thật sự không có chân tu thật sự thì ai cũng biết mình như thế nào hết đó. Con vẹt nói tiếng giống người nhưng nó đâu phải là người. Đây là bệnh đa số người tu bậy giờ nói chung và bệnh của nhiều vị ở diễn đàn này nói chung.
Do đó, người điên khuyên quý vị hãy thật tu, cái cốt lõi của thiền tông hay bất kỳ pháp môn nào khác đó là phản quan tự kỷ nghĩa là quay vào trong nhìn lại chính mình. Nếu không làm được điều này thì có thông thạo tam tạng kinh điển, có học hết các phương tiện thiện xảo của tổ thầy thì vẫn chạy vòng vòng ngoài cửa Không Môn. A di đà Phật!


Cảm ơn bạn ! bạn là người rất thật thà, mình rất quý trọng bạn, Thiền là chổ Tâm hành, hành đến thì nói mới đến, không hành đến mà nói thì bị khám phá ra ngay, mà cửa THIỀN của Tổ sư lại chẵng cho ai vào cả, phàm, thánh đều đuổi thì mới có cửa vào, Thiền chỉ trọng thực hành chứ lời nói chỉ là nơi để cho Tâm lấy chổ mà bám víu vào thôi, hì hì bạn chớ có lo lắng nhiều mà khởi tâm trần lao lên làm gì.:icon_nude:
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kiến tánh chỉ mới bước vào cửa, vào rồi thì phải tu tiếp để giác ngộ hoàn toàn. Nhiều người chỉ mới nghe, mới hiểu mới biết qua ngôn ngữ văn tự qua cái suy nghĩ phàm phu của thế gian chứ chưa được cái ngộ tỉnh giác để mà kiến tánh, nhưng cứ nghĩ mình là Phật là Tổ mà nói ra lời nào cũng y như Phật như Tổ. Nhưng không biết rằng cho dù có bắt chước như thế nào đi nữa mà không có Kiến tánh thật sự không có chân tu thật sự thì ai cũng biết mình như thế nào hết đó. Con vẹt nói tiếng giống người nhưng nó đâu phải là người. Đây là bệnh đa số người tu bậy giờ nói chung và bệnh của nhiều vị ở diễn đàn này nói chung.
Do đó, người điên khuyên quý vị hãy thật tu, cái cốt lõi của thiền tông hay bất kỳ pháp môn nào khác đó là phản quan tự kỷ nghĩa là quay vào trong nhìn lại chính mình. Nếu không làm được điều này thì có thông thạo tam tạng kinh điển, có học hết các phương tiện thiện xảo của tổ thầy thì vẫn chạy vòng vòng ngoài cửa Không Môn. A di đà Phật!
Nên tự phản quan tự kỉ đi! Tự chữa trị bệnh si cuồng của mình là hơn. Đạo hữu cũng từng nói như người uống nước nóng lạnh tự biết kia mà. Đâu phải cứ vác thân lên diễn đàn này nói ta hành thiền, ta niệm Phật, ta trì chú là có hành, có tỏi, có ngô, có khoai. Nhưng cảnh tỉnh học nhân như thế cũng là hạnh bồ tát vậy.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Ôi, hỏi cỏ một câu mà cũng không chịu đáp! ta thì vào khắp các pháp giới mà chẵn có chổ vào, vui thay, vui thay :icon_nude:
Cứ tiếp tục múa lửa đi. Coi cũng được đấy!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Nên tự phản quan tự kỉ đi! Tự chữa trị bệnh si cuồng của mình là hơn. Đạo hữu cũng từng nói như người uống nước nóng lạnh tự biết kia mà. Đâu phải cứ vác thân lên diễn đàn này nói ta hành thiền, ta niệm Phật, ta trì chú là có hành, có tỏi, có ngô, có khoai. Nhưng cảnh tỉnh học nhân như thế cũng là hạnh bồ tát vậy.


Sao ông chẵng chịu Phản quan tự kỷ mà cứ ló đầu ra khuyên người khác vậy? :icon_nude:
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Sao ông chẵng chịu Phản quan tự kỷ mà cứ ló đầu ra khuyên người khác vậy? :icon_nude:
Việc của ta không phải là phản quan tự kỷ ông phiền lo nghĩ cho ta để mà làm gì? Ai bệnh phản quan tự kỷ thì mới cần phản quan tự kỷ, chút đạo lý nhỏ nhoi ông cũng chẳng biết thì nói chi thiền, nói gì đạo.
Ông có bệnh tìm bắt lỗi người sao? Thể nào bác Trừng Hải cũng sẽ dạy dỗ lại cách tu đạo của ông. Bảo nhậm nhé!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Cứ tiếp tục múa lửa đi. Coi cũng được đấy!


Chỉ vì ta Kính sư phụ nện được tặng một gậy truyền "Tâm" ấn, ông thì chẵng có cửa đâu, hê hê .... :icon_nude:
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chỉ vì ta Kính sư phụ nện được tặng một gậy truyền "Tâm" ấn, ông thì chẵng có cửa đâu, hê hê .... :icon_nude:
Bằng vào việc cậy thế bác Trừng Hải chăng? Hạng cuồng đồ như ông cũng biết mơ mộng hão huyền đấy! Ráng lo dùi mài đi để đến ngày còn được nhắm mắt xuôi tay.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Bằng vào việc cậy thế bác Trừng Hải chăng? Hạng cuồng đồ như ông cũng biết mơ mộng hão huyền đấy! Ráng lo dùi mài đi để đến ngày còn được nhắm mắt xuôi tay.


Hê hê, ông lại ghen tỵ chăng? ông cứ lo việc cho cái túi da của ông đi, đi đứng, nằm ngồi, nhớ để ý đến TA đấy! :icon_nude:
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Hê hê, ông lại ghen tỵ chăng? ông cứ lo việc cho cái túi da của ông đi, đi đứng, nằm ngồi, nhớ để ý đến TA đấy! :icon_nude:

này đạo hữu :D tông chỉ của thiền tông là gì :D
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Hê hê, ông lại ghen tỵ chăng? ông cứ lo việc cho cái túi da của ông đi, đi đứng, nằm ngồi, nhớ để ý đến TA đấy! :icon_nude:
Tội cho trẻ nhỏ vô tri đi đứng phải cần người trông nom. Thôi được nể mặt bác Trừng Hải ta sẽ dòm chừng ông.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Mê ngộ cách nhau có một chử "Giác", mà cảnh giới "Tự Giác" thì lại chẵng thể nói được thành lời, nay con vào chổ "Bất động địa" này cũng chưa rỏ ràng 3 cửa thiền tông là thế nào ( vì con không có công phu Tham khán lâu ngày )? xin thầy từ bi giảng giải chổ 3 cửa này để con ứng chiếu xem mình đang ở chổ nào? xin sư phụ từ bi khai thị cho con!

Kính!

Chủ đề do đạo hữu lập ra để thọ giáo đạo hữu Trừng Hải nên VNBN không muốn xen vào nhưng thấy đạo hữu tự nhận đã vào được chỗ "bất động địa" thì VNBN cảm thấy mặt đất vốn im lìm nay bổng cũng rung rinh. Nhân đây xin phép trích dẫn một số Kinh Điển nói về "Bát Động Địa", có tâm xin tìm hiểu kinh Hoa Nghiêm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật.
VNBN nêu ra để đạo hữu tham khảo về chỗ mà đạo hữu cho là đã chứng được, chứ không có ý gì cả!

Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
THẬP ĐỊA

l. A Nan! thiện nam tử ấy, khéo được thông đạt nơi Đại Bồ Đề, chỗ giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới của Phật, gọi là HOAN HỶ ĐỊA.

2. Tánh dị nhập đồng, tánh đồng cũng diệt, gọi là LY CẤU ĐỊA.

3. Trong sạch thì phát ra ánh sáng, gọi là PHÁT QUANG ĐỊA.

4. Sáng tỏ thì giác tánh sung mãn, gọi là DIỆM HUỆ ĐỊA.

5. Tất cả đồng dị đều chẳng thể đến, gọi là NAN THẮNG ĐỊA.

6. Tánh trong sạch hiển lộ. Chơn Như vô vi gọi là HIỆN TIỀN ĐỊA.

7. Cùng tột bờ bến của Chơn Như, gọi là VIỄN HÀNH ĐỊA.

8. Nhất tâm chơn như, gọi là BẤT ĐỘNG ĐỊA.

9. Chơn như phát dụng, gọi là THIỆN HUỆ ĐỊA.

10. A Nan, công hạnh tu tập của Bồ Tát từ trước đến đây, công đức viên mãn, cũng gọi địa này là Tu Tập Vị, tức dùng đám mây nhiệm mầu, đầy đủ từ bi trí huệ, che chở chúng sanh, khắp biển Niết Bàn, gọi là PHÁP VÂN ĐỊA.

Kinh Hoa Nghiêm:
Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu nhẫn này liền được nhập đệ bát bất động địa.

Bực này là thâm hạnh Bồ Tát, khó biết được, vô sai biệt. Lìa tất cả tướng, tất cả tưởng,tất cả chấp trước. Vô lượng vô biên tất cả thanh văn, bích chi phật không thể kịp được.

Bực này xa lìa những huyên náo tránh luận, tịch diệt thường hiện tiền.

Ví như tỳ kheo đầy đủ thần thông được tâm tự tại tuần tự nhẫn đến nhập diệt tận định, tất cả động tâm ức tưởng phân biệt thảy đều dừng dứt.

Ðại Bồ Tát này cũng như vậy, trụ động địa liền bỏ tất cả công dụng hạnh, được pháp vô công dụng, thân, khẩu, ý nghiệp niệm sự đều dứt, trụ nơi báo hạnh.

Ví như có người trong giấc mơ thấy mình té trong sông lớn, vì muốn thoát nạn nên phát đại dũng mãnh, hành đại phương tiện. Do đại dũng mãnh và đại phương tiện nên liền được thức tỉnh. Khi đã thức giấc thời những việc làm trong giấc mơ liền dứt cả.

Cũng vậy, Bồ Tát thấy thân chúng sanh ở trong tứ lưu, vì cứu họ mà phát đại dũng mãnh khởi đại tinh tấn. Do dũng mãnh tinh tấn nên đến bực bất động địa này. Ðã đến bực này tất cả công dụng đều dứt cả. Hành tướng của hai hạnh đều chẳng hiện tiền.

Chư Phật tử ! Như sanh trời phạm thế, những phiền não của dục giới đều chẳng hiện tiền.

Bồ Tát trụ bất động địa cũng như vậy, tất cả tâm ý thức đều chẳng hiện tiền.

Ðại Bồ Tát này còn chẳng hiện khởi tâm Bồ Tát, tâm phật, tâm Bồ đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian.

Chư Phật tử ! Bồ tát này do sức bổn nguyện nên chư Phật Thế Tôn đích thân hiện ra trước mặt ban cho Như Lai trí, khiến bực này được vào trong môn pháp lưu. Chư Phật bảo ! Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam tử! Trí nhẫn này đệ nhứt thuận các Phật pháp. Nhưng này thiện nam tử ! Thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng của chư Phật, nay ông chưa được. Ông phải vì được thành tựu những Phật pháp ấy mà phát khởi tinh tấn, chớ có bỏ nơi môn trí nhẫn này.

Lại này Thiện nam tử ! Ông dầu được tịch diệt giải thoát, nhưng hàng phàm phu chưa chứng được, họ còn đủ các thứ phiền não, bị các thứ giác quán xâm hại nhau. Ông phải thương những chúng sanh đó.

Lại này Thiện nam tử ! Ông phải nhớ lại bổn thệ nguyện làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh đều làm cho họ được vào môn trí huệ bất tư nghì.

Lại này Thiện nam tử ! Những pháp, pháp tánh này, hoặc Phật xuất thế hay không xuất thế, luôn thường trụ không khác. Chư Phật chẳng do được pháp này mà gọi là Như Lai. Tất cả hàng nhị thừa cũng có thể được pháp vô phân biệt này.

Lại này Thiện nam tử ! Ông xem chư Phật chúng ta đây : thân tướng vô lượng, trí huệ vô lượng, quốc độ vô lượng, phương tiện vô lượng, quang minh vô lượng, âm thanh thanh tịnh cũng vô lượng. Ông phải thành tựu những pháp này.

Này Thiện nam tử ! Nay ông vừa được một pháp minh này, chính là tất cả pháp vô sanh phân biệt.

Này Thiện nam tử ! Pháp minh của Như Lai vô lượng nhập, vô lượng tác, vô lượng chuyển, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể biết được. Ông phải tu hành thành tựu pháp này.

Này thiện nam tử ! ông quán mười phương vô lượng quốc độ chúng sanh, vô lượng pháp, khác nhau vô lượng, đều phải thông đạt tất cả đúng như thiệt.

Chư Phật tử ! Chư Phật thế tôn trao cho Bồ Tát này vô lượng môn khởi trí như vậy, khiến Bồ Tát này có thể khởi vô lượng vô biên trí nghiệp sai biệt.

Chư Phật tử ! nếu Chư Phật chẳng ban môn khởi trí này cho Bồ Tát, thời Bồ Tát này liền nhập cứu cánh Niết Bàn rời bỏ tất cả công hạnh, lợi ích chúng sanh.

Do Chư Phật ban vô lượng vô biên khởi trí môn như vậy nên khoảng một niệm Bồ Tát này phát sanh trí nghiệp, đem công đức hạnh tu hành trí nghiệp, đem công hạnh tu hành từ sơ phát tâm đến bực Đệ Thất Địa để so sánh thời trăm phần không bằng một, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha phần không bằng một, vô số phần, ca la phần, phần, toán phần, số phần, dụ phần, ưu ba ni sa đà phần cũng chẳng bằng một.

Tại sao vậy ? Chư Phật tử ! Bồ Tát này trước kia dùng một thân khởi hạnh. Nay trụ bực này được vô lượng thân, vô lượng âm thanh, vì làm cho tất cả chúng sanh, vô lượng trí huệ, vô lượng thọ sanh, vô lượng tịnh quốc, giáo hoá vô lượng chúng sanh, cúng dường vô lượng Chư Phật, nhập vô lượng pháp môn, đủ vô lượng thần thông, có vô lượng chúng hội đạo tràng sai biệt, trụ vô lượng thân, ngữ, ý, nghiệp, tập họp tất cả hạnh Bồ Tát. Vì do pháp bất động vậy.

Chư Phật tử ! ví nhu ngồi thuyền buồm muốn vào biển lớn. khi chưa đến thời phải dùng nhiều công lực. Nếu đã đến biển chỉ theo gió mà thuyền đi chẳng cần nhơn lực. Ðem sự thuyền đi khi chưa đến biển sánh sao kịp với lúc đã vào biển.

Cũng vậy, đại bồ tát chứa nhóm tư lương thiện căn rộng lớn, ngồi thuyền đại thừa đến biển Bồ Tát hạnh. Trong khoảng một niệm dùng trí vô công dụng nhập cảnh giới nhứt thiết chủng trí. Những hạnh hữu công dụng trước kia dầu trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng sánh kịp được.

Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực Đệ Bát Địa dùng trí đại phương tiện thiện xảo, phát khởi vô công dụng giác huệ quán cảnh sở hành nhứt thiết chủng trí. Như là quán thế gian thành, thế gian hoại, do nghiệp này họp mà thành, do nghiệp này hết hoại, bao nhiêu thời gian thành, bao nhiêu thời gian hoại, bao nhiêu thời gian thành trụ, bao nhiêu thời gian hoại trụ, đều biết đúng như thiệt. Lại rõ biết địa giới tướng nhỏ, tướng lớn, vô lượng tướng, sai biệt tướng. Biết thủy, hỏa, phong giới nhỏ lớn v.v… cũng như vậy.biết vi trần tướng vi tế, tướng sai biệt, vô lượng tướng sai biệt. Tùy trong thế giới nào có nhóm vi trần và vi trần tướng sai biệt đều biết như thiệt. Tùy trong thế giới nào có bao nhiêu địa, thủy, hoả, phong giới đều có bao nhiêu vi trần, thân chúng sanh có bao nhiêu vi trần, thân quốc độ có bao nhiêu vi trần đều biết như thiệt. Biết thân lớn thân nhỏ của chúng sanh đều có bao nhiêu vi trần thành. Biết thân địa ngục, thân súc sanh, thân ngạ quỷ, thân a tu la, thân trời người đều có bao nhiêu vi trần họp thành. Ðược trí biết vi trần sai biệt như vậy. Lại biết dục giới, sắc giới, vô sắc giới thành, dục, sắc, vô sắc giới hoại. Biết dục, sắc, vô sắc giới tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng sai biệt. Ðược trí quán tam giới sai biệt như vậy.

Chư Phật tử ! Bồ tát này lại khởi trí minh giáo hoá chúng sanh. Như là khéo biết thân sai biệt của chúng sanh, khéo phân biệt thân chúng sanh, khéo quán sát chỗ sanh ra, tuỳ chỗ đáng độ mà hiện thân giáo hoá cho họ được thành thục.

Bực Bồ Tát này nơi tam thiên đại thiênthế giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác, dùng trí quang minh khắp hiện thọ sanh. Như thế hoặc hai hoặc ba nhẫn đến trăm ngàn cho đến bất khả thuyết đại thiên thế giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác thị hiện thọ sanh khắp trong đó.

Vì Bồ Tát này thành tựu trí huệ như vậy nên ở nơi một cõi phật, thân ngài bất động, nhẫn đến trong chúng hội ở bất khả thuyết cõi Phật đều hiện có thân ngài.

Chư Phật tử ! Bồ tát này các chúng sanh thân tâm tín giải các loại sai khác, ở trong chúng hội của cõi Phật đó mà hiện thân. Như là ở trong chúng sa môn thời thị hiện thân sa môn. Trong chúng bà la môn thời thị hiện thân bà la môn. Trong chúng sát lợi thời thị hiện thân sát lợi. Như vậy trong chúng tỳ xá, thủ đà, cư sĩ, tứ thiên vương, đao lợi thiên, dạ ma thiên, đâu suất thiên, hoá lạc thiên, tha hoá tự tại thiên, ma vương chúng, phạm thiên chúng nhẫn đến chúng sắc cứu cánh thiên, đều theo chúng ấy mà tu hiện thân.

Lại người đáng được độ bởi thân thanh văn thời Bồ Tát này hiện thân thanh văn. Người đáng được độ bởi thân bích chi phật thời hiện thân bích chi phật.người đáng được độ bởi thân Bồ Tát thời hiện thân Bồ Tát. Người đáng độ bởi thân phật thời hiện thân Phật.

Chư Phật tử ! Bồ tát này ở trong tất cả thân tướng sai biệt, trụ nơi bình đẳng.

Bồ Tát này biết thân chúng sanh, thân quốc độ, thân nghiệp báo, thân thanh văn, thân độc giác, thân Bồ Tát, thân Như Lai, trí thân, pháp thân,hư không thân.

Bồ Tát này biết tâm sở thích của các chúng sanh, có thể dùng thân chúng sanh làm thân mình, cũng làm thân quốc độ, thân nghiệp báo nhẫn đến thân hư không.

Lại biết tâm sở thích của các chúng sanh, Bồ Tát này có thể lấy quốc độ thân làm thân mình, cũng làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân nghiệp báo, nhẫn đến thân hư không.

Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, Bồ Tát này có thể lấy thân nghiệp báo làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân quốc độ nhẫn đến thân hư không.

Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, có thể lấy tự thân làmthân chúng sanh, thân quốc độ, nhẫn đến thân hư không.

Tùy tâm sở thích của chúng sanh chẳng đồng, nên ở nơi thân này, Bồ Tát hiện những thân như vậy.

Bồ Tát này biết chúng sanh : thân tập nghiệp, báo thân, phiền não thân, sắc thân, vô sắc thân. Lại biết thân quốc độ : tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng nhiễm, tướng tịnh, tướng rộng, tướng đảo trụ, tướng chánh trụ, tướng phổ nhập, tướng phương võng sai biệt.

Biết thân nghiệp báo là giả danh sai biệt. Biết thân thanh văn, thân độc giác, thân Bồ Tát là giả danh sai biệt.

Biết thân Như Lai có Bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân,ý sanh thân, phước đức thân, pháp thân, trí thân.

Biết trí thân tướng khéo suy lường, tướng quyết đoáng thânđúng thiết, tướng nhiếp về quả hành, tướng sai biệt của thế gian và xuất thế gian, tướng sai biệt của tam thừa, cộng tướng, bất cộng tướng, xuất ly tướng, học tướng, vô học tướng.

Biết pháp thân tướng bình đẳng, tướng bất hoại, tướng tùy thời tùy tục giả danh sai biệt, tướng chúng sanh phi chúng sanh pháp sai biệt, tướng phật, pháp, tăng sai biệt.

Biết thân hư không tướng vô lượng tướng châu biến, tướng vô hình, tướng vô dị, tướng vô biên, tướng hiển hiện sắc thân

Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu thân trí như vậy rồi, được mạng tự tại, tâm tự tại, tài tựtại, nghiệp tự tại, sanh tự tại, nguyện tự tại, giả tự tại, như ý tự tại, trí tự tại, pháp tự tại.

Vì được mười môn tự tại này, thời là bực trí bất tư nghì, bực trí vô lượng, bực trí quãng đại, bực trí vô năng hoại.

Bồ Tát này nhập như vậy rồi, thành tựu như vậy rồi thời được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp rốt ráo không lỗi. Thân ngữ ý luôn hiện hành theo trí. Bát nhã ba An Lạc mật tăng thượng, đại bi làm đầu, phương tiện thiện xảo, khéo hay phân biệt,khéo khởi đại nghuyện, Phật lực gia hộ, thường siêng tu tập trí lợi ích chúng sanh, ở khắp vô biên thế giới sai khác.

Chư Phật tử ! tóm lại, Bồ Tát an trụ bực đệ bát bất động địa này, thân, ngữ, ý có chỗ làm, đều có thể chứa họp tất cả Phật pháp.

Chư Phật tử ! Bồ tát này được khéo trụ thâm tâm vì tất cả phiền não chẳng hiện hành. Ðược khéo trụ thắng tâm lực vì chẵng rời nơi đạo. Ðược khéo trụ đại bi lực vì chẳng bỏ lợi ích chúng sanh. Ðược khéo trụ từ lực vì cứu hộ tất cả thế gian. Ðược khéo trụ đà la ni lực vì chẳng quên nơi pháp, được khéo trụ biện tài lực vì khéo quán sát phân biệt tất cả pháp. Ðược khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên thế giới. Ðược khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên thế giới. Ðược khéo trụ đại nguyện lực vì chẳng bỏ công hạnh của Bồ Tát. Ðược khéo trụ ba la mật lực vì thành tựu tất cả Phật pháp. được Như Lai hộ niệm lực vì Nhứt thiết chủng trí hiện tiền.

Bồ Tát này được trí lực như vậy, có hiện tất cả việc làm, trong công việc không có lỗi lầm.

Chư Phật tử ! trí địa của Bồ tát này gọi là bất động địa không bị trở hoại. Gọi là bất thoái chuyển địa vì trí huệ bất thối. Gọi là nan đắc vì tất cả thế gian không lường được. Gọi là đồng chơn địa lìa tất cả lỗi lầm. Gọi là sanh địa vì tùy thích tự tại. Gọi là thành địa vì không còn sở tác.gọi là cứu cánh địa vì trí huệ quyết định. Gọi là biến hoá địa vì tùy nguyện thành tựu. Gọi là lực trì địa vì người khác chẳng làm động được.Gọi là công dụng địa vì trước đã thành tựu.

Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu trí huệ như vậy nhập phật cảnh giới, phật công đức chiếu đến, thuận phật oai nghi, phật cảnh hiện tiền, thường được phật hộ niệm. phạm vương, thiên đế, tứ thiên vương, kim cang lực sĩ thường theo thị vệ.

Bồ Tát này luôn chẳng bỏ lìa các đại tam muội, có thể hiện vô lượng thân sai khác. Mỗi thân có thế lực lớn, báo đắc thần thông tam muội tự tại. Tùy nơi nào có chúng sanh đáng được hóa độ thời thị hiện thành chánh giác.

Chư Phật tử ! Bồ tát này nhập hội đại thừa, được đại thần thông, phóng đại quang minh, nhập vô ngại pháp giới, biết thế giới sai biệt, thị hiện tất cả những công đức lớn tùy ý tự tại, khéo thông đạt tiền tế, hậu tế dẹp phục tất cả đạo ma tà, thâm nhập cảnh giới của chư phật nơi vô lượng quốc độ tu Bồ Tát hạnh. Bởi được pháp bất thối chuyển, nên gọi là trụ bất động địa.

Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực bất động địa này rồi, do sức tam muội, thường được hiện thấy vô lượng Chư Phật, thường chẳng rời bỏ phụng thờ cúng dường.

Bồ Tát này nơi mỗi mỗi kiếp, mỗi mỗi thế giới thấy vô lượng trăm Phật, vô lượng ngàn Phật, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha phật, đều kính trọng cúng dường.

Ở chỗ Chư Phật được pháp tạng thậm thâm của Như Lai. Thọ được vô lượng pháp thế giới sai biệt thảy.

Nếu có ai đến vấn nạn những sự như thế giới sai biệt v.v.. không ai khuất phục Bồ Tát này được.

Như vậy trải qua vô lượng trăm kiếp, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.

Ví như chơn kim đem làm mão báu, đặt trên đầu thánh vương diêm phù đề, những món trang nghiêm của tất cả thần dân không thể sánh kịp.

Cũng vậy, những thiện căn của bực bồ tát này hơn tất cả những thiện căn của nhị thừa nhẫn đến Đệ Thất Địa bồ tát.

Bởi Bồ Tát trụ bực này, đại trí quang minh diệt trừ tối tăm phiền não của khắp chúng sanh, vì khéo hay khai môn huệ.

Chư Phật tử ! ví như đại phạm thiên vương chủ ngàn thế giới, có thể khắp vận từ tâm, khắp phóng quang minh đầy ngàn thế giới,

Cũng vậy, Bồ Tát này hay phóng quang minh chiếu khắp trăm vạn phật sát vi trần số thế giới, làm cho chúng sanh đập tắt lửa phiền não mà được thanh lương.

Trong mười môn la la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về nguyện ba la mật, các món khác thời tùy sức, phần mà tu tập.

Ðây gọi là nói lược về Bồ Tát đệ bát bất động địa. Nếu nói rộng thời trải vô lượng kiếp cũng không thể cùng tận.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát trụ bực này phần nhiều làm đại phạm thiên vương chủ ngàn thế giới, tối thắng tự tại, giỏi giảng thiết các nghĩa. Có thể ban đạo ba la mật cho hàng thanh văn, bích chi phật, chư Bồ Tát.

Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, đều chẳng rời niệm phật, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí.

Bồ Tát hảy lại nghĩ rằng : tôi sẽ ở trong tất cả chúng sanh là thượng thủ, là thắng nhẫn đến là bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí,

Bồ Tát này nếu dùng sức phát khởi đại tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn đại thiên thế giới vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm vạn đại thiên thế giới vi trần Bồ Tát làm quyến thuộc.

Nếu dùng nguyện lực tự tại thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.

Kinh Giải Thâm Mật:
Vào lúc bấy giờ, đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói mười Bồ tát địa: thứ nhất là Cực hỷ địa, thứ hai là Ly cấu địa, thứ ba là Phát quang địa, thứ tư là Diệm tuệ địa, thứ năm là Nan thắng địa, thứ sáu là Hiện tiền địa, thứ bảy là Viễn hành địa, thứ tám là Bất động địa, thứ chín là Thiện tuệ địa, thứ mười là Pháp vân địa, lại nói Như lai địa làm thứ mười một; các địa như vậy được bao gồm vào mấy sự thanh tịnh và mấy phần (viên mãn)?

Lúc ấy đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, nên biết các địa như vậy bao gồm vào bốn sự thanh tịnh và mười một phần viên mãn. Bốn sự thanh tịnh bao gồm được các địa là một, sự thanh tịnh do ý lạc tăng thượng thì bao gồm địa thứ nhất, hai, sự thanh tịnh do giới tăng thượng thì bao gồm địa thứ hai, ba, sự thanh tịnh do tâm tăng thượng thì bao gồm địa thứ ba, bốn, sự thanh tịnh do tuệ tăng thượng thì trong các địa sau đó càng siêu việt và tinh tế hơn lên nên bao gồm từ địa thứ tư cho đến Như lai địa. Đó là bốn sự thanh tịnh bao gồm tất cả các địa.

Thiện nam tử, mười một phần viên mãn bao gồm được các địa là (một), các vị Bồ tát trước tiên ở Giải hành địa (133) dùng mười pháp hạnh (134) mà rất khéo tu tập về thắng giải và thắng nhẫn, nên vượt qua địa ấy mà nhập vào chánh tánh ly sanh của Bồ tát. (Hai), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ nhất đã viên mãn; nhưng chưa thể chánh trí tu hành (135) trong hiện hành của sự lầm lỡ vi phạm rất nhỏ, vì vậy mà phần địa thứ hai chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Ba), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ hai đã viên mãn; nhưng chưa thể đạt được đẳng trì đẳng chí viên mãn và văn trì đà la ni viên mãn thuộc loại thế gian, vì vậy mà phần địa thứ ba chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Bốn), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ ba đã viên mãn; nhưng chưa thể làm cho pháp bồ đề phần nào đã được thì tu tập nhiều lên, tâm trí chưa bỏ được định ái và pháp ái, vì vậy mà phần địa thứ tư chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Năm), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ tư đã viên mãn; nhưng chưa thể chính xác quán sát các đế lý, chưa bỏ được cái tác ý một chiều bỏ sinh tử hướng niết bàn, chưa tu được các pháp bồ đề phần bao gồm trong phần phương tiện, vì vậy mà phần địa thứ năm chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Sáu), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ năm đã viên mãn; nhưng chưa thể chính xác quán sát sự sinh tử lưu chuyển, lại vì quá chán sự sinh tử lưu chuyển ấy, nghĩa là chưa thể ở nhiều trong sự tác ý về vô tướng, vì vậy mà phần địa thứ sáu chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Bảy), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ sáu đã viên mãn; nhưng chưa thể làm cho sự tác ý về vô tướng được không thiếu sót không gián đoạn và tu tập nhiều, vì vậy mà phần địa thứ bảy chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Tám), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ bảy đã viên mãn; nhưng chưa thể hết được sự dụng công về vô tướng, lại chưa được tự tại với hữu tướng, vì vậy mà phần địa thứ tám chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Chín), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ tám đã viên mãn; nhưng đối với những danh và những tướng diễn đạt khác nhau về hết thảy chủng loại để tuyên thuyết chánh pháp thì chưa được đại tự tại, vì vậy mà phần địa thứ chín chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Mười), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ chín đã viên mãn; nhưng chưa thể hiện tiền chứng thọ pháp thân viên mãn, vì vậy mà phần địa thứ mười chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được. (Mười một), các vị Bồ tát này do lý do này mà phần địa thứ mười đã viên mãn; nhưng đối với toàn thể cảnh giới sở tri, vẫn chưa được cái trí thấy biết tinh tế không còn vướng mắc không còn chướng ngại, vì vậy mà phần địa thứ mười một chưa viên mãn; để phần này được viên mãn nên tinh cần tu tập thì chứng được -- Chứng được phần này viên mãn là viên mãn tất cả các phần. Đó là mười một phần viên mãn bao gồm hết cả các địa.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Ôi, cảm ơn VNBN rất nhiều vì tôi không hay đọc kinh nên không biết tại vì thấy chổ này nó :Bất Động :D, hóa ra mới đến chổ Sơ Hoan Hỉ Địa ( hèn gì cứ thấy, vui vẻ, vui vẻ cả ngày :D), đường về sao xa xôi thế? đến đây thì thôi kệ cho nó trôi đi vậy hi hi...
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Ôi, cảm ơn VNBN rất nhiều vì tôi không hay đọc kinh nên không biết tại vì thấy chổ này nó :Bất Động :D, hóa ra mới đến chổ Sơ Hoan Hỉ Địa ( hèn gì cứ thấy, vui vẻ, vui vẻ cả ngày :D), đường về sao xa xôi thế? đến đây thì thôi kệ cho nó trôi đi vậy hi hi...
Haha! Cũng hay! Thành hoan hỷ địa rồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên