D

Tế Điên Hoà Thượng

daodietkho

Registered
Phật tử
Reputation: 22%
Tham gia
1/10/06
Bài viết
196
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Nơi ở
??n ?? r?i ra ?i
Hồi 21

Thử Tâm Thiện, Thánh Tăng Giả Chết
Rõ Người Ngay Thâu Nhận Học Trò

Nói về Trương Diệu Hưng khi thấy mình dùng tà thuật đánh ngã Tế Điên thì lòng mừng hớn hở, bảo cho Lương Viên Ngoại biết là chỉ nội buổi tối là Tế Điên phải chết. Khi về đến Tường Vân Quán hắn liền vội sai Diệu Thông đi bện một hình nhân bằng cỏ để làm phép quyết tâm yểm chết Tế Điên.

Diệu Thông thấy sư huynh vừa đi về đã sai bện hình nhân liền hỏi:

- Chẳng hay huynh trưởng lại định ám hại ai nữa ?

Diệu Hưng cười lạt mà nói:

- Hiền đệ, ý ta chẳng muốn hại người, nhưng lúc ta đến quyên giáo tại nhà Lương Viên Ngoại bỗng gặp một nhà sư gầy ốm, rách rưới, nghe xưng danh là Tế Điên dùng phép trêu ta, sau đó ta phải dùng hàng ma ấn mới đánh ngã được hắn, nhưng nghĩ giận tên Tăng Đạo dám trêu chọc tay ta nên ta quyết trấn yểm y cho kỳ chết mới hả giận này.

Diệu Thông thấy sư huynh ngang ngược, nhưng vốn tính hòa dịu nên chẳng dám hỏi han nhiều nữa mà chỉ biết lẳng lặng đi bện hình nhân. Canh ba đêm đó, Diệu Hưng mặc áo Đạo sĩ, đội mũ Tao nhân, thẳng lên pháp đàn, niệm chú bắt ấn bắt quyết, dùng chu sa vẽ bùa dán vào hình nhân. Trong lúc đang say mê dùng tà thuật hại người, chợt ngửng lên thấy một đại hán cắp đao nhảy tới, nhắm đầu Diệu Hưng chém xuống, Diệu Hưng vội né mình tránh khỏi cây đao và thuận tay vốc nắm chu sa chém vào mặt đại hán miệng niệm chú lâm râm rồi quát to:

- Ngã này !

Tiếng quát vừa dứt, đạn hán đờ người, hôn mê bất tỉnh, ngã ngay xuống đất. Diệu Hưng mặt giận phừng phừng soi đèn ngó mặt thấy rõ là một trang hảo hán, chắc là đạo tặc đến ám toán mình liền giằng lấy cây đao đại hán năm chặt cứng trong tay, toan xả cho một nhát.

Vừa khi ấy bỗng thấy Diệu Thông chạy tới miệng thở hồng hộc, nói:

- Xin sư huynh dừng tay, người này là bạn thân của đệ, chứ đâu phải là đạo tặc !

Diệu Hưng sa sầm nét mặt, quát:

- Người quen của mi, vậy ra mi định thông đồng với tên đại hán này để ám hại ta chăng ?

Diệu Thông run run đáp:

- Xin sư huynh bớt giận, chớ nghi ngờ đệ mà tội nghiệp, chẳng tin xin sư huynh hãy cứ làm cho người này hồi tỉnh rồi bắt kể lại đầu đuôi, sư huynh sẽ rõ.

Diệu Hưng liền lấy bát nước lạnh té lên mặt đại hán, phút chốc thấy đại hán lồm cồm bò dậy. Diệu Hưng liền quát hỏi:

- Mi tê họ chi ? Ai xui mi tới đây ám toán ta, mau mau khai thật, may ra ta tha cho mi tội chết !

Đại hán tuy tỉnh lại, nhưng mặt mũi ngây ngô như người buồn ngủ, nói:

- Ta đi đường thiếu lộ phí, vì bạn với Diệu Thông nên ghé thăm chơi.

- Tên mi là chi ?

- Là Trần Lượng, người phủ Trấn Giang, huyện Đơn Dương tước hiệu Thánh Thủ Bạch Viên.

- Vậy cơ chi ngươi định sát hại ta ?

Lúc ấy đại hán đã tỉnh táo hẳn, liền gíống dạc nói:

- Ta vốn bạn thân với Diệu Thông, nhưng khi đến thăm thì không gặp mà chỉ thấy ngươi làm phép tà đạo. Ta nghĩ chính ngươi đã dùng ác thuật hại mất bạn ta nên ta phải ra tay trừ quân ác độc báo thù cho bạn.

- Người lầm rồi, ta đây chính là sư huynh của Diệu Thông tên gọi Diệu Hưng.

Nghe Diệu Hưng nói vậy, Trần Lượng đổi thái độ:

- Vậy té ra Ngài là sư huynh của Diệu Thông, như vậy tôi không biết xin cam thất lễ.

Nói xong Trần Lượng cung tay rất là cung kính. Diệu Thông đáp lễ rồi nghĩ thầm chắc không có gian dối, nên cho phép Diệu Thông dẫn Trần Lượng vào nơi hậu tự, rồi lại tiếp tục lên đàn làm phép. Diệu Thông dẫn Trần Lượng vào phía sau, nơi phòng riêng, hai người bạn thân thiết khi xưa lâu ngày gặp lại, chuyện trò thật là vui vẻ. Nhân vui miệng, Trần Lượng hỏi Diệu Thông:

- Chẳng hay sư huynh của bạn đang làm phép hại ai ?

Diệu Thông cứ thực tình đáp:

- Khổ lắm ! Sư huynh tôi nghe đâu vì gặp một ông thầy chùa ở nhà Lương Viên Ngoại, bị ông ta trêu chọc sao đó, trở về tức giận liền nhất định sai tôi bện hình nhân, vẽ bùa, đọc chú quyết dùng phép đoạt mệnh, để yểm chết ông thầy chùa ấy đấy.

- Thế ông thầy chùa đó tên chi ?

- Thầy bảo người ăn mặc rách rưới gầy gò, điên điện khùng khùng sao ấy.

- Có biết ông ta tu ở đâu không ?

- Nghe sư huynh nói thì ông ta tu tại chùa Linh Ẩn, mà nghe thiên hạ đồn thì đó là một vị Thánh Tăng cứu nhân độ thế.

Trần Lượng nghe nói nghĩ thầm:

- Ta đang muốn tầm sư học đạo, may gặp chuyện này để ta làm ơn giải cứu, may ra gặp bậc cao minh của thỏa lòng ước vọng.

Đang khi suy nghĩ kế hoạch cứu người thì nghe phía ngoài, Diệu Hưng làm phép quát tháo ầm ầm, lén mắt ngó coi, thấy Diệu Hưng tay cầm một chiếc thẻ bài gõ gõ 3 lượt, quơ tay niệm chú quát lên:

- Hay cho Đại Thánh ! Giờ này còn chưa bắt dẫn hồn phách Tế Điên, còn đợi chừng nào ?

Thét xong, đốt bùa, tung lên hư không gọi thần Lục Đinh, Lục Giáp mau mau dắt dẫn hồn phách Tế Điên đến trước pháp đàn.

Lời nói chưa dứt, một trận cuồng phong vụt nổi, bao nhiêu đèn nến nghiêng ngả lập lờ, ẩn hiện bao hình ma quái, trong đó có mờ mờ hình một Hòa Thượng đứng sững trên bàn thờ.

Diệu Hưng thấy vậy giận dữ thét to:

- Giỏi cho yêu tăng, ta gọi hồn phách của mi, sao mi dẫn xác đến làm chi, đã vậy ngươi còn đứng trên bàn thờ để ta lạy sao ?

Nguyên Tế Điên đâu có bị phép ma ám hại, chẳng qua khi đến nhà Lương Viên Ngoại thấy treo chữ "Tăng đạo vô duyên" sau thấy tâm địa Lương Viên Ngoại bao la như bể, hiền đức vô cùng, lại thấy Diệu Hưng đe nẹt, liền giả chết để thử bụng họ Lương xem sẽ đối xử với mình ra sao. Và, sự tin tưởng đối với Phật Đà lên đến mức nào ?... Vạn Thặng nhân thấy Diệu Hưng làm phép thổi ngã Tế Điên thì vô cùng thương xót, tự nghĩ kẻ kia mang tâm ác độc đâu phải kẻ tu hành chân chính, còn như nhà Sư chỉ vì cố ý cứu mạng Sĩ Nguyên nên lâm đại họa thật rất đáng thương, liền kêu gia nhân vực Tế Điên vào thư phòng, dùng nước khương thang chạy chữa săn sóc thật tình.

Tế Điên thì cứ lơ mơ giả chết để thử lòng dạ Vạn Thặng xong thấy quả là một người chất phác trung hậu, có nhiều phước đức, thiện căn, lúc ấy mới chịu mở mắt nhìn sững mọi người và bảo:

- Viên Ngoại yên tâm, tôi không sao đâu ?

Vạn Thặng mừng rỡ cuống cuồng mà nói:

- Sư Phụ không làm sao chứ ? Đệ tử này lo quá, chỉ e sư phụ táng mạng mà thôi. Đạo sĩ bảo đã bắt hồn Sư Phụ đi rồi làm tôi lo quá, không biết cách nào giải cứu Sư Phụ cho được ! Nói xong ứa nước mắt mà khóc.

Tế Điên cảm nỗi lòng Vạn Thặng liền thủng thẳng ngồi dậy vỗ vai mà bảo:

- Hồn phách của tôi, tên đạo sĩ kia có cách chi mà thâu cho nổi, chính thực công tử Sĩ Nguyên mới là người bị thâu mất hồn phách, mục đích để làm tiền Viên Ngoại, để đó tôi cứu gỡ cho.

Tế Điên lại kể rõ ác tâm của Diệu Hưng, đó là một kẻ tà đạo, chuyên dùng chú thuật Lạt Ma giáo lấy sức huyền bí thiêng liêng chốn núi rừng mà sai khiến các thần Lục Đinh, Lục Giáp đi bắt hồn phách khiến người ta mê muội, có khi phát điên đi mò tôm bắt ca tựa như cảnh bùa chài tà đạo. Đối với Sĩ Nguyên vì hắn biết là con một của Viên Ngoại nên hắn làm phép thâu hồn để đe dọa, và khi Viên Ngoại biết đến hắn, nhờ hắn cúng kiếng, hắn sẽ đòi lễ thật nhiều và phải hứa hẹn suốt đời cung phụng cho hắn, bằng không thì công tử cứ nay đau mai yếu, và nhất định là phải mời cho
được hắn cúng cho mới khỏi.

Vạn Thặng phục lạy mà nói:

- Bạch Sư Phụ ! thực tình tôi nghĩ bất cứ ai bận áo Đạo sĩ cũng là bậc tu hành đạo cao đức trọng, nguyên tôi gặp phải nhiều vị Tăng già lừa lọc, nên mới nguyện Tăng Đạo vô duyên, nghĩa là không cúng dàng gì hàng Tăng chúng nữa, bởi tôi ngờ chư Tăng đã chỉ lẩn quất vào nơi cảnh chùa kiếm ăn, đến khi gặp Đạo sĩ này thì tôi tin là người quang minh chính đại chỉ lo làm phúc làm đức cho người, cũng vì hắn đoán số cho con trai tôi mà tôi thật dạ tin liền, không ngờ kẻ Đạo sĩ kia cũng lại chỉ là phường lưu manh đội lốt !

Tế Điên trầm ngâm không nói, sai lấy rượu uống cho giải khuây, chờ tới canh ba sẽ ra tay cứu thâu hoàn hồn phách cho Sĩ Nguyên. Vạn Thặng vội sai gia đình dọn tiệc. Trong tiệc nhân hỏi Tế Điên:

- Bạch Sư Phụ ! Kẻ đệ tử này nghe nói người tu hành là phải trì trai, thủ giới, cấm rượu cấm thịt, vậy xin dám hỏi Sư Phụ, cớ sao Sư Phụ cũng dùng rượu thịt mà lại đắc đạo.

Tế Điên cười mà bảo:

- Thế nhân chỉ nhìn thấy vỏ đạo đức, người tu cũng lại lấy cái vỏ đạo đức mà khoác lên mình cho người kính trọng. Ta ăn mà là không ăn, uống rượu mà là không uống, bởi cái ta ăn chẳng phải làm tâm ta chuyện động đến phải vì say đắm miếng ăn mà làm việc bậy. Ta uống rượu, nhưng không say sưa, và cũng chẳng ví rượu mà phạm vào giới điều. Ngườc lại có những hạng tu hành ngoài mặt thì rõ ra người trai giới cẩn thận mà chúng dấu diếm hoặc cũng như kẻ đạo sĩ nham hiểm hại người thì đó là chúng suốt đời ăn mặn. Ăn không vụ vì miếng ăn, uống không đam mê vào sự sống, ở không mê đắm vì chỗ ở, ngồi nằm đoan tọa trang nghiêm chẳng vụ vì chỗ ngồi nằm thế là chính đạo. Vạn Thặng vô cùng bái phục ! Đến đúng canh ba, Tế Điên dốc cả hồ rượu lên tu rồi khà một tiếng mà bảo Vạn Thắng:

- Ta phải đi đây !

Nói xong vùng đứng dậy, một vòng hào quang sáng rọi, Vạn Thặng ngước lên thì Tế Điên đã đi mất từ lúc nào, đành hối gia đình thu gọn bàn tiệc rồi vào thư phòng chờ đợi. Tế Điên thẳng tới Tường Vân Quán đúng vào lúc Diệu Hưng làm phép lần thứ hai và đang quát tháo om sòm. Chờ khi Diệu Hưng bắt ấn, gọi hồn, bấy giờ Tế Điên mới thổi phù một cái hóa ra luồng gió rồi nhảy lên bàn thờ đứng sững. Kịp khi nghe Diệu Hưng mắng nhiếc liền quát lớn:

- Yêu đạo ! Mi làm chuyện trái, thâu hồn phách người còn may ra được, chứ thâu hồn phách của ta sao nổi. Ta truyền cho ngươi biết, nếu không sớm ăn năn thì sau hối không kịp.

Diệu Hưng đang làm phép tưởng đã mười phần công hiệu, chợt thấy hình bóng Tế Điên tưởng là thần Lục Đinh, Lục Giáp bắt lầm người nào, đến khi nghe Tế Điên quát tháo mới hay là phép tà không hiện thì bủn rủn chân tay, nhưng cũng làm già mà thét lên:

- Hay cho yên tăng ! Mi chết đến nới mà chưa tỉnh ngộ, ta không những bắt lấy hồn phách ngươi mà còn thâu đoạt hồn phách của toàn gia Lương Viên Ngoại ! Hãy coi đây ! Nói dứt lời liền ngậm một ngụm chu sa phun lên, loại chu sa vốn đỏ như máu, ánh sáng lờ mờ của những cây đèn cầy lập lờ trước gió trông thật kinh hồn.

Tế Điên thấy Diệu Hưng vẫn còn ngoan cố, toan dùng phép chu sa ám hại, liền quát lên:

- Giỏi cho yêu đạo, mi làm hại cả nhà Lương Vạn Thặng mà còn không hối lỗi, ta nghĩ càng giận loài độc ác ! Nói xong giơ tay chỉ Diệu Hưng.

Diệu Hưng cũng không vừa, nghiến răng giận giữ kêu lớn:

- Tế Điên ! Tế Điên ! Nay ngươi chọc tức ta nữa, ta thề quyết chẳng đội trời chung ! Nói đoạn nhảy lên pháp đài, rút hương niệm chú, thoát thôi lửa cháy phừng phừng, nhắm về phía Tế Điên cháy tới.

Tế Điên cả cười, nói:

- Hay chi cái trò trẻ ấy mà hòng dọa ta. Nói rồi cũng giơ tay bắt ấn, bắt quyết, há miệng thổi phù một cái, tự nhiên lửa dữ cháy dội trở lại xông thẳng tới trước mặt Diệu Hưng. Diệu Hưng tránh không kịp bị lửa táp vào mặt, râu tóc cháy rụi, vội vàng bỏ trốn.

Tế Điên thấy vậy, cười ngất, bảo:

- Ngươi đã thấy chưa ? Những kẻ làm ác khác chi ngửa mặt lên trời mà nhổ, nước miếng lại rớt xuống mặt mình, hoặc cũng như ngược gió tung bụi, bụi kia làm bẩn mặt mình. Nay ngươi làm ác xua lửa đốt người thì lửa kia trở lại đốt ngươi, quả báo nhãn tiền thật rõ ràng, sao chưa hối ngộ? Đoạn bỏ mặc Diệu Hưng. Tế Điên thong thả bước lên pháp đài, lấy hình nhân bện cỏ sẽ bỏ lá bùa trấn yểm, rút chiếc đinh đóng nơi đầu và vứt bỏ lá bùa viết tên họ tuổi tác Sĩ Nguyên, châm lửa đốt hình nhân rồi quầy quả trở ra.

Nói về Trần Lượng và Diệu Thông vẫn ỡ nhà dưới, không hay biết chuyện chi, đến khi thấy lửa cháy rần rần mới vội chạy lên chữa lửa, thì cả pháp đàn cháy rụt. Diệu Hưng thì bị lửa cháy rất nặng đang nằm thiêm thiếp mê man. Hai người vội vực Diệu Hưng vào nhà sau lo phương cấp cứu. Diệu Hưng cựa mình thét lớn một tiếng, mặt mày tái mét, nôn ra cả một bãi máu, rồi coi bộ tỉnh táo như thường, giờ tay vẫy Diệu Thông lại gần và bảo:

- Thôi ta phải từ biệt Sư Đệ ! Tội của ta đã quá nhiều, chính ta sai khiến hỏa thần định đốt Tế Điên nhưng vì tâm ác độc quá nên nhiễm phảità hỏa mà tự táng thân. Ta chỉ có một lời khuyên nhủ Sư đệ là từ nay không nên học theo tà thuật nữa, phải nên quy y chính đạo mới mong tránh khỏi họa hoạn tới mình. Riêng ta hối hận quá rồi ! Nói đến đó, nước mắt chảy xuống ròng ròng, nấc lên một tiếng thở rốc ra vài cái rồi buông xuôi hai tay thoát ly tấm thân Bàng môn tả đạo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

daodietkho

Registered
Phật tử
Reputation: 22%
Tham gia
1/10/06
Bài viết
196
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Nơi ở
??n ?? r?i ra ?i
Hồi 22

Nói Chuyện Vui Tỉnh Hồn Hảo Hán
Biết Người Thiện Cho Thuốc Độ Sinh

Nói về Diệu Hưng vì làm ác nên bị Tế Điên dùng phép phản hỏa nghịch phong đến thành táng mạng dưới ngọn lửa tam muội, trước khi chết mới hết sức hối hận. Diệu Thông và Trần Lượng đều bùi ngùi thu xếp chôn cất tử thi Diệu Hưng, sau đó hai người bàn bạc.

Diệu Thông nói:

- Hòa Thượng chi mà lạ quá! Người gầy nhom mà pháp lực cao cường.

Trần Lượng vốn còn máu anh hùng niên thiếu nên tỏ vẻ không chịu, nói:

- Có lẽ Sư huynh Diệu Hưng vì sơ ý nên bị tà thuật của Tế Điên chứ chắc gì là chân chính, để tôi phải đến chỗ Tế Điên trú ngụ xem hắn ta làm những trò gì?

Hai người bàn nhau rồi phân công:

- Diệu Thông ở nhà, Trần Lượng đến Lương gia trang xem xét sự tình.

Riêng Tế Điên sau khi dùng chân tâm niệm động thần chú Đại Bi khiến tà hỏa của Diệu Hưng bừng cháy thiêu đốt tâm can đến thành táng mạng. Tế Điên liền mang lá bùa có tên Sĩ Nguyên chạy thẳng về nhà Lương Viên Ngoại, niệm chú nhập hồn cho Lương Sĩ Nguyên, thoắt thôi tỉnh táo như thường. Lương Vạn Thặng hết sức vui mừng, hối thúc gia nhân dọn tiệc đãi đằng. Trong tiệc, chợt Tế Điên quay hỏi Vạn Thặng:

- Nơi đây có kẻ dùng tà thuật, vậy chớ còn có bị giặc cướp chi không?

Van Thặng nghiêm trang thưa:

- Chuyện đạo sĩ gian tà cũng là mới có, còn nơi đây vì chúng tôi ăn ở được lòng hết thẩy mọi người, nên tự thuở nào chẳng hề có chuyện giặc cướp khuấy phá bao giờ.

Tế Điên cười bảo Vạn Thặng:

- Tôi nói kẻ cướp không phải là bảo họ xấu đâu? Trong đám giặc cũng có kẻ tốt, thực ra có khi họ đi ăn cướp mà lòng hào hiệp trừ kẻ dữ cứu kẻ lành, tâm tựa trăng soi, lòng như ngày rạng, họ ăn cướp mà làm chuyện bố thí giúp người, ngược lại có những kẻ có bộ mặt nhân từ mà lòng dạ tính toan ăn cướp. Viên Ngoại có biết hiện nay có nhiều kẻ giặc cướp nổi danh trên chốn giang hồ hay chăng?

- Dạ! Hòa Thượng dạy vậy, chứ đã gọi là kẻ cướp thì có khi nào hiền từ, vả lại nhà chúng tôi chuyên việc làm ăn lương thiện đâu có giao thiệp mà biết.

- Vậy là Viên Ngoại chưa từng trải, chưa đại lý đại tình, chưa hiểu hành vi của từng loại người trong thiên hạ!

Viên Ngoại nghe Tế Điên nói mặt cứ ngớ ra, không ngờ một nhà sư ăn mặc rách rưới, làm việc phúc thiện mà không đâu rượu vào, ngồi nói toàn chuyện trên trời dưới bể, rồi còn biết cả bọn ăn cướp có danh trên chốn giang hồ thì quả là lạ lùng quá sá!

Tế Điên thì cười lên ha hả, vớ một cái đùi gà vừa gậm vừa nhai, cầm cả hồ rượu tu thẳng một hơi, khà lên một tiếng rồi nói:

- Thôi! Viên Ngoại không biết để ta kể lại cho nghe. Ta đã từng biết một người có biệt hiệu là Khiêu Tuyết Vô Tích chính là Liễu Thụy Nhân, tập luyện võ thuật cong phu mà lại có tài lướt đi trên tuyết như bay, không hề có dấu vết. Tính tình người đó lại hào hiệp hơn ai, thấy bọn giầu sang bỏn sẻn thì ghét cay ghét đắng, thường lấy của các tham quan ô lại mà trợ cấp cho người nghèo, đó cũng có thể là một người thế gian hiếm có .

Lại có một người tên gọi Đào Phương có biệt hiệu là Đang bình Phù Thủy vì ông ta có biệt tài đi trên nước như cánh bèo nổi lướt đi như chạy trên đường bộ vậy. Tính tình ông ta cũng khoáng đạt lắm, nhà có tiền của nuôi bạn bè, trợ cấp người nghèo, tiêu sài cho hết rồi đi làm thuê kiếm ăn lần hồi, trong nhà tuyết không có lấy một đồng tư hữu.

Vạn Thặng nhân cũng tiếp cho có chuyện, chặc lưỡi mà nói:

- Trên đời có những bậc tài giỏi như vậy, thật tôi không hay không biết, đáng tiếc biết chừng nào?

- Chà, còn nhiều người kỳ tài nữa chớ, một lúc nói sao cho hết, giờ có một điều . Viên Ngoại gọi cho tôi vài ba tên gia nhân lại đây để tôi sai khiến.

Vạn Thặng chẳng biết chuyện chi nhưng cũng cho gọi Lương Phúc là gia nhân thân tín lại để Tế Điên sai bảo. Tế Điên miện sặc hơi rượu, giả tỉnh giả say, ghé sát vào tai Lương Phúc mà nói thầm, chỉ thấy Lương Phúc gật gật rồi bỏ ra đi.

Thực ra thì Tế Điên nói chuyện giang hồ đâu phải là nói tào lao, ngay từ khi vào tiệc thì Trần Lượng cũng lần đến Lương Gia Trang đứng rình để xem hành động của vị sư kỳ quái, nhân nghe nói đến những tên hảo hán, thì ra nhừng người vừa kể đều là bạn thiết với Trần Lượng, bởi chàng có tên Thánh Thủ Bạch Viên cũng cùng là một tước hiệu trong nhóm giang hồ. Vì thế trong lòng Trần Lượng hết sức nghi ngại nghĩ thầm: Hòa Thượng này lạ quá vì sao trong đám lục lâm hảo hán lão nhận biết hết cả?

Đang lúc nghĩ ngợi lan man chợt thấy vô số gia nhân tề tựu, kẻ cầm côn, người vác bổng, sách đèn, đốt đuốc, vây bọc xung quanh đương nhiên Trần Lượng bị lọt vào giữa, mà miệng chúng thì la lên: Bắt cướp! Bắt cướp!

Bấy giờ Trần Lượng mới sực tỉnh nghĩ ra, lúc Tế Điên gọi gia nhân lại gần là bảo đi triệu tập gia nhân để vây bắt mình, mà hình như nhà sư cũng đã biết rõ tông tích của mình là bạn với cánh giang hồ nên mới lôi tên Khiêu Tuyết Vô Tích và Đang Bình Phù Thủy ra hỏi Viên Ngoại mà tức là nói cho mình chột dạ.

Trần Lượng tự nhiên thấy mình khiếp phục, tuy nhiên trước sự hò hét của số đông gia nhân cũng vội rút đao thủ thế và nói to lên:

- Quí vị không cần vây, tôi đây chẳng phải giặc cướp chi đâu? Nhân đi qua đường thấy nhà sư lạ thì muốn dòm nom cho thoả tính hiếu kỳ vậy thôi, xin chớ hiểu lầm. Nói xong lựa chổ nhảy vọt ra trước ánh đèn cho mọi người trông thấy.

Khi Trần Lượng nhảy xuống thì tay cầm đao sáng loáng, nên lũ gia đinh hoa mắt đều lảnh tránh ra xa. Trần Lượng, nhân thế múa một đường đao biểu diễn cho mọi người khiếp sợ, rồi nhắm Lương Phúc chém dứ một nhát, đoạn nhảy phăng ra khỏi vòng vây, vừa toan tẩu thoát, thốt Tế Điên lắc mình một cái đã thấy hiện ra trước mặt, Trần Lượng hoảng hồn bỏ chạy không khác ma đuổi, chẳng kể Đông, Tây, Nam, Bắc, may thay thoát được ra cửa, rồi cứ thẳng đường cắm cổ chạy một mạch về Tường Vân Quán.

Tế Điên không bỏ, cứ lững thững đuổi theo, khi đên Quán Tường Vân trong lên trên chính diện đã bị cháy rụi, chỉ còn căn phía sau trông thật điêu tàn. Trần Lượng vội kêu to lên:

- Sư huynh Diệu Thông đâu, mau tiếp tay với ta!

Vừa dứt lời, ngoảnh lại thấy Tế Điên đã ở kế bên thì thốt co rúm tay chân như con cua gập ếch, mặc dầu hắn ta sức lực có thừa. Và từ xưa vốn tự nhận là tay hảo hán. Nhưng trước vẻ oai nghiêm của Tế Điên, tự nhiên đâm hoảng sợ.

Diệu Thông thì mặt mũi bơ phờ vì vừa chữa cháy xong lại gặp cảnh Diệu Hưng tử nạn, đang vô cùng xúc cảm, nên khi thấy Tế Điên chợt như người trúng phong líu lưỡi không nói nên lời, ngã ngay xuống đất.

Tế Điên thấy vậy động tâm từ bi, tiến đến cúi mình đỡ Diệu Thông dậy, ôn tồn bảo:

- Đạo gia! Cớ chi mà sợ hãi vậy?

Diệu Thông hồi tỉnh ngước mắt khẩn cầu:

- Xin Thánh Tăng đại phát từ bi, tôi vốn chẳng phạm tội chi, chỉ bởi sư huynh tôi là Diệu Hưng muốn có tiền của xây cất lại Tường Vân Quán mà ra nông nỗi. Khi sư huynh tôi mất đã tỏ ra hối hận mà trốn trăng, cũng vì nghiệp ác quá nhiều mà vướng khổ, không dám oán trách Thánh Tăng, cầu xin Thánh Tăng cứu vớt cho tôi.

Tế Điên cười, dịu dàng vỗ vai Diệu Thông:

- Ta vốn biết tâm địa của con khá tốt! Ta đến đây cốt cứu độ cho những ai hối lỗi, nay Diệu Hưng trước khi nhắm mắt đã biết hối quá, con mau mau dẫ ta đến cứu chữa cho hắn.

Diệu Thông khóc lớn, bạch rằng:

- Sư huynh Diệu Hưng đã chết, vừa mới chôn phía sau quán.

Tế Điên gật đầu, cười bảo:

- Không sao! Hãy dẫn ta đến nơi.

Nói xong Tế Điên phăng phăng đi trước. Diệu Thông và những người trong quán lục tục theo sau. Lương Viên Ngoại, Lương Sĩ Nguyên và gia nhân tại Lương Gia Trang cũng vừa tới nơi, thấy vậy cũng đều theo chân Tế Điên khá đông. Tới nơi mọi người nhìn thấy một nấm mộ mới đắp sơ sài nơi ấy.

Tế Điên sai người đào lên. Một người tiến lại nói:

- Người chết thật rồi, đào nữa mà chi. Họa là có phép cải tử hoàn sinh.

Vả lại đạo sĩ vì bị nhà sư đánh chết, nay có đào lên khi nhìn thấy nhà sư, cũng tức đến trào máu. Đâu còn cách gì cứu chữa được nữa.

Tế Điên ngoảnh lại như có ý hỏi Diệu Thông, để thử tâm tính. Diệu Thông thì chân thực, nhất tâm khẩn nguyên nên không có sự nghi ngờ, quỳ xuống đính lễ, một hai xin Thánh Tăng ra tay cứu vớt.

Tế Điên mặt mày hớn hở khen rằng:

- Lành thay! Lành thay! Những người đã biết vị người mà hối quá.

Diệu Hưng đã có phần phúc duyên cũng bởi tại con, để ta ra tay tế độ.

Nói xong quay bảo gia nhân của Lương Gia Trang kịp mau khai quật phần mộ Gia nhân kẻ cuốc, người thuổng đào bới một chốc lôi xác Diệu Hưng lên. Mọi người thấy xác đã bị cháy đen lở loét. Tế Điên tự tay sốc thây Diệu Hưng lên, đoạn ghé miện thổi phù một cái rồi thét to:

- Người biết hối lỗi, lỗi đà tiêu diệt. Hồn phách Diệu Hưng tan dần ác kết, nhập xác phàm, giải trừ oan nghiệt!

Tiếng thét của Tế Điên vừa dứt, mọi người thấy đôi mắt Diệu Hưng đang nhắm nghiền, chợt động đậy rồi dần dần mở ra. Một giọt nước mắt cũng từ khóe mắt ứa ra. Tế Điên cười lên ha hả bảo:

- Diệu Hưng, ngươi chưa sám hối, còn đợi đến bao giơ .

Diệu Hưng vẫn nằm y nguyên, nhưng miệng lắp bắp:

- Con xin sám hối! Xin Sư Phụ từ bi cứu độ!

Tế Điên liền móc trong túi ra một viên thuốc đen đen, một viên đo đỏ, sai lấy chén nước, hòa đều hai viên cho Diệu Hưng uống một nửa, còn một nửa thì bôi vào các chỗ bị cháy xém.

Lạ thay, thuốc bôi đến đâu, người Diệu Hưng chẳng khác cây khô tươi lại. Diệu Hưng chợt nhỏm dậy, quỳ mọp bên gối Tế Điên. Mọi người hiện diện thấy phép lạ cũng đều quỳ xuống một lượt.

Chợt phía trái nhà có tiếng lao xao:

- Quả thật Thánh Tăng! Quả thật Thánh Tăng.

Mọi người nhìn ra thì là Trần Lượng. Tế Điên ngắc tay bảo:

- Tên kẻ cướp kia! Ngươi còn chưa chịu qui y còn đợi đến bao giờ!

Trần Lượng nghe gọi mình là kẻ cướp, thì lòng tự ai thốt nổi lên, liền nhảy vọt ra quắc mắt đứng nhìn, nói giọng hằn học:

- Cớ chi nhà sự gọi ta là kẻ cướp ? Trong suốt một đời, ta chưa hề lấy không của ai, cũng chẳng giết người, sao là kẻ cướp được!

Tế Điên chậm rãi:

- Không lấy không, không giết người! Nhưng nhận lời đi xem xét tình hình, mà khi đã rõ ngọn nguồn lại bỏ trốn lủi một nơi, khiến người chờ mong, không biết đường sáng mà theo, đây là tâm địa của phường kẻ cướp.

Kẻ cướp lời hứa với bạn bè! Như thế có phải chăng?

Nghe Tế Điên nói đúng sự duyên, Trần Lượng vội vàng sụp lạy, xin nhận lỗi mình, và đính lễ để xin được qui y theo hầu Tế Điên làm đệ tử.

Tế Điên bảo:

- Ta nay chỉ có một manh áo rách, một chiếc gậy cằn, ăn thì bạ đâu ăn đó, rượu cũng được, cơm thiu cũng là, ngủ thì hoặc dưới gốc cây hoặc nơi miếu cổ, hay gì đâu mà nhận lấy làm thầy.

Trần Lượng cúi đầu bạch:

- Tôi vốn không vợ không con, tính tình vốn ưa chuyện lục lâm lạc thảo, lấy của người giâu giúp đỡ người nghèo, nay thấy Thầy không màng của thế gian, lòng chỉ cốt vì thế gian mà ra tay tế độ. Ấy cũng bởi Thầy ăn chẳng có nơi, ngủ không có chốn mà tôi đính lễ tôn làm Sư Phụ, còn như Tăng chúng quần áo bảnh bao, lên xe xuống ngựa, chùa miếu nguy nga thì có khác gì kẻ tục ở đâu. Lòng tôi thanh mà! Đâu chịu qui phường giả tu trần tục! Xin Sư Phục từ bi tế độ.

Tế Điên ngửa mặt lên trời cười lên sằng sặc:

- Thiện tai! Thiện tai. Âu Cùng nhân duyên tiền kiếp. Từ nay ngươi hãy theo ta.

Mọi người chứng kiến đều quỳ cả xuống xin làm đệ tử. Tế Điên khoát tay mà bảo:

- Đệ tử ! Đệ tử. Khắp thế gian ai không là đệ tử. Biết sửa điều quấy, làm điều lành, đó là đệ tử của ta và là đệ tử của Phật. Người tại gia mà biết trau sửa làm lành thì hết thẩy đều là con Phật. Kẻ bận áo tu mà chuyên làm việc dối đời đó là "khi báng Tam Bảo". Đi theo ta mà không chịu được sự khổ, theo có ích gì?

Diệu Hưng và Diệu Thông đồng năn nỉ cho được cải lốt làm Tăng. Tế Điên bảo:

- Tăng sĩ hay Đạo sĩ có khác gì đâu? Cũng tỷ như người tu theo đạo Lão Tử, thì phải niệm thiện, dùng pháp thuật học được mà cứu giúp nhân dân.

Làm điều ác là tự đốt thân. Tăng sĩ cũng vậy, nếu chỉ dựa vào chùa cảnh làm kế sinh nhai, bầy trò cúng bái thu của thập phương, riêng mình tư lợi, vinh thân, phì gia, tiêu pha sẵng của mười phương hiến cúng, ăn bám xã hội thì đó là hạng ma Tăng. Bỏ áo Đạo sĩ theo với Tăng hàng mà không làm lợi ích gì cho thiên hạ đâu bằng làm kẻ tại gia, tự nuôi tự dưỡng còn đỡ tồi tệ, vì không ăn hại của thập phương tín thí.

Mọi người nghe thuyết pháp, đồng sụp xuống lậy. Lương Vạn Thông vội tiến lên thỉnh Tế Điên về Lương Gia Thôn mở tiệc ăn mừng. Tế Điên xua tay bảo:

- Khỏi! Khỏi! Ta có việc phải đi.

Nói xong dắt Trần Lượng từ biệt mọi người thẳng nẻo bờ sông tiến bước.
 

daodietkho

Registered
Phật tử
Reputation: 22%
Tham gia
1/10/06
Bài viết
196
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Nơi ở
??n ?? r?i ra ?i
Hồi 24

Độ Cho Cậu, Tế Điên Dùng Phép Lạ
Thăm Mộ Cha, Hòa Thượng Lập Đàn Trai

Ðây nói về Binh Bộ Thượng Thư Mong An Toàn, vốn là cậu ruột Lý Tu Duyên, kể từ sau khi Tu Duyên để lại bài thơ lưu giản, biết cháu có chí xuất gia, nhưng ngặt vì anh chỉ có một con đã giao cho mình trông nom săn sóc, nhớ lời phó thác phải làm sao trọn phận người còn để được yên lòng người khuất liền sai Lý Phúc đem đủ tiền lương tìm kiếm khắp nơi.

Con Mông An Toàn năm sau thi đỗ Tiến Sĩ, làm quan Hàn Lâm, nhưng vì Mông Bìng Bộ yếu đau nên từ quan về phụng dưỡng cha gia .

Nhân một hôm Mông Toàn Chân thưa với cha:

- Con nghĩ anh Tu Duyên cốt cách thanh kỳ, nếu xuất gia đầu Phật tất cũng tìm nơi cảnh trí u nhàn thanh nhã, con muốn xin phép cha sang Ngũ Ddài Sơn, dạo cảnh Tầy Hồ đến cảnh chùa u tĩnh, may thấy được chăng?

An Toàn nói:

- Con nghĩ thế là phải lắm, anh Tu Duyên của con vốn có căn tu nhưng ta nghĩ đến dòng họ Lý, cần phải có được người hương khói phụng thờ, vậy nếu có gặp, con nên gắng khuyên nhủ anh con trở về giữ tròn hiếu đạo.

Toàn Chân được sự ưng thuận của cha liền khiến Lý Phúc sắp sửa tiền nong, hành trang đầy đủ đi tìm họ Ly .

Lý Phúc thưa:

- Con chắc rằng tiểu chủ vì hoàn cảnh có tang không được đi thi nên đã tự mình tiến kinh để quyết được danh đề hổ bảng, nên trong ba năm lăn lộn con đã đi hầu khắp các miệt kinh thành hỏi thăm tin tức, xong chẳng thấy vân mòng. Kỳ này công tử lại đi tìm thì biết tìm đâu?

Toàn Chân nói:

- Tính tình của bào huynh ta khác hẳn người thường, anh đâu phải là người ham chuộng công danh. Cứ như bài thơ lưu giản có câu:

Đài sen khuya sớm khêu nguồn giác Cảnh tịnh hôm mai tỉnh giấc nồng.

Thì chắc bào huynh ta tất xin qui y đầu Phật nhưng không hiểu sao mà gần mười năm nay không thèm lai vãng về nhà. Dù có đi tu nhưng mấy ai quên hẳn gia đình. Thường thấy thiên hạ, thân là Sa Môn, nhà cửa không nơi bám víu mà cũng cố tìm lấy vài người trong họ ngoài làng để thường đi lại, đằng này bào huynh ta của cải để lại nào có thiếu gì. Cha ta cũng mong anh về để giao lại gia cư điền sản.

Trên đường thiên lý, ngày lại ngày, hai thầy trò Toàn Chân đi khắp các nơi tìm kiếm, một ngày kia đến cảnh Tây Hồ dạo xem phong cảnh, hỏi thăm các chốn am thiền nhưng không ai biết vị Thiền Sư nào tên gọi Lý Tu Duyên.

Một ngày kia, Mông Viên Ngoại vì trông ngóng tin con tin cháu mãi chẳng thấy về, lòng những âu sầu, lại nhân tuổi già sức yếu, thành thử nhuốm trọng bệnh, coi mòi nguy kịch.

Mông Vĩnh và Hàn Quân Anh khi ấy cũng đều thi đỗ Tiến Sĩ, thụ chức Hàn Lâm ngay tại vùng quê, thường đến hầu kiến Mông Binh Bộ, khi thấy người lâm trọng bệnh vội sai gia nhân Mông Tam đi rước Toàn Chân.

Đây nói về Tế Điên, sau khi từ biệt mọi người ở Tường Vân Quán, ủy Lương Viên Ngoại xây dựng lại và khiến hai đạo sĩ Diệu Hưng, Diệu Thông cứ ở lại trụ tì, rồi dắt Trần Lượng chạy bay ra miệt bờ sông. Trần Lượng không hay sự thể, nhưng cũng đành nhắm mắt chạy liều. Khi tới mé sông, chợt thấy một chiếc thuyền dong buồm sắp chạy. Tế Điên gọi to lên:

- Bớ thuyền! Bớ thuyền! Mau mau đứng lại cho chúng tôi lên.

Trong thuyền có một chàng ăn mặc dáng vẻ vị công tử con quan và một người có vẻ tráng đinh ngó ra, thấy một nhà sư gầy guộc rách rưới thì liền ngắc tay bảo lái đó kíp dong thuyền rời bến. Tế Điên thấy vậy gọi giật lại, nhưng chiếc thuyền đã nhổ neo, vượt khỏi bờ chừng ba, bốn trượng, chỉ thấy Tế Điên phi mình một cái, thoắt thôi đã đứng ngay tại mé thuyền.

Trần Lượng là tay vũ dũng nhưng vì thuyền cách bờ khá xa nên đành cứ loay hoay không biết cách nào mà xuống cho được.

Tế Điên nhẩy xuống thuyền xong liền nắm ngay lấy tay người lái quắc mắt bảo:

- Thuyền đi, ta gọi, cớ chi không áp mạn vào bờ, lại cứ phóng ra?

Người lái đò có vẻ khinh bỉ, nhổ toẹt một cái, nói:

- Thuyền này là của một khách thuê riêng, không phải đò chung, bạ ai cũng chở. Hòa Thượng có đi thì gọi thuyền khác.

Tế Điên cười bảo:

- Ngươi ngại ta không có tiền hay sao ?

Người lái đò lặng im tỏ vẻ đồng ý. Tế Điên liền lấy ra một đĩnh bạc bảo:

- Liệu chỗ này trả đủ tiền đò chăng ? Tuy nhiên ta có việc nói chuyện với công tử con quan Binh Bộ hiện nay đang ở trong thuyền này.

Người lái đò thấy tiền thì hoa cả mắc, lại thấy nói người đi đò là con quan Binh Bộ Thượng Thư mà Hòa Thượng có quen biết thì tỏ ngay vẻ khúm núm nói:

- Bạch Hòa Thượng, xin người từ bi, để chúng con xin vào thông báo.

Tế Điên khoát tay mà bảo:

- Khỏi phải thông báo, ngươi hãy rạt thuyền vào bờ cho đệ tử của ta lên.

Người lái đò líu ríu vân lời, còn Tế Điên đi thẳng vào khoang thuyền mà gọi to lên:

- Mông Toàn Chân nhận được ta chăng?

Quả thật, công tử đi thuyền là Mông Toàn Chân và Lý Phúc nhân đi tìm Lý Tu Duyên không thấy, thầy trò thẳng nẻo Tây Hồ thuê thuyền vãn cảnh, nay nghe tiếng gọi, ngạc nhiên ngó ra, chỉ thấy nhà sư gầy guộc lúc nãy đã gọi đò nhưng ngại là phường đạo tặc nên bảo lái đò không chở, cớ sao nay lại có mặt dưới đò và gọi sách mé làm vậy?

Riêng Lý Phúc vì đã từng hầu hạ Tu Duyên lâu ngày, nay tuy đầu dãi phong sương, mặt mày hốc hác, đầu cạo trọc nhẵn, nhưng vẫn không mất phong thái thuở xưa, nên Lý Phúc chỉ ngờ ngợ mấy phút rồi thốt kêu lên:

- Phải Tu Duyên công tử đấy không?

Tế Điên cả cười:

- Ngày nay phải nói là: "Bạch Hòa Thượng Tế Điên tục danh là Lý Tu Duyên" .

Toàn Chân nghe nói vùng ôm lấy Tế Điên khóc rống lên. Lý Tu Duyên cũng khóc. Làm cho Trần Lượng khi ấy đã xuống được thuyền đứng ngẩn ra, chẳng biết đầu đuôi câu chuyện ra sao?

Toàn Chân thấy Trần Lượng là người lạ liền hỏi Tế Điên. Tế Điên liền thuật lại và cho biết đó là đệ tử theo hầu. Toàn Chân liền mời tất cả vào trong khoang thuyền sai pha trà, rồi hỏi:

- Vậy! Bạch hiền đệ Hòa Thượng đã chứng gì chưa?

- Cũng mới ăn xong, nhưng nếu có rượu uống thì càng tốt.

Toàn Chân ngạc nhiên:

- Người tu hành cũng uống rượu sao?

Tế Điên nói:

- Chuyện ấy sẽ giải thích sao! Có rượu hãy cứ lấy ra, uống cho đỡ khát.

Toàn Chân liền sai lái đò lấy rượu. Tế Điên bưng cả vò tu từng hơi ừng ực, rồi bỏ xuống khà một tiếng, nhìn ra ngoài khoang mà nói:

- Đây rồi! Đây rồi.

Mọi người đều hết sức ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chợt thấy một chiếc thuyền khác ngược chiều đi đến. Tế Điên chui ra khỏi khoang mà gọi:

- Phải thuyền Mông Vĩng, Mông Tam đấy không?

Tiếng hỏi vừa dứt, liền thấy thuyền đó từ từ áp mạn và một người từ phía trong khoang ăn mặc ra vẻ quan sang, chui ra hỏi:

- Ai gọi chi đó?

Tế Điên quay bảo Toàn Chân:

- Cựu phụ (Tức Mông An Toàn - vì Tế Điên phải gọi An Toàn là cậu ruột) đau nặng, cho người đi tìm, may gặp nơi đây, cùng sang cả một thuyền mà về cho kịp.

Ngay khi ấy hai thuyền giáp mạn, cùng nhận ra nhau. Riêng Mông Vĩnh còn ngơ ngẩn mãi mới nhận ra được Lý Tu Duyên. Và, bật cười thốt:

- Người ngợm thế này, giá thử gặp nhau giữa đường thì làm sao mà nhận ra được?

Tế Điên cười lên khanh khách, ngâm vang:

Thế gian hoa mắt áo quần sang
Hòa Thượng cần chi phải điểm trang
Đẹp lắm tổ càng đam trược lắm
Ăn nhờ tín thì chớ huênh hoang!

Tất cả đều cười rộ, riêng Tế Điên cười cười nói nói giọng điên khùng lúc có lúc không, tính tình khác hẳn khi xưa. Thậm chí Mông Vĩnh cũng không còn thấy lại được một chút gì là hình dáng tâm tính thuở xưa, nên hết sức lạ lùng. Tế Điên thì cứ thản nhiên uống rượu ừng ực, quăng vò lăn lóc trên khoang và hát vang:

Ta vẫn là ta chẳng khác gì
Người đời thấy khác bởi ngu si
Thuở xưa Công Tử giờ Hòa Thượng
Tăng, Tục đôi đường chữ tỉnh mê!!!

Mọi người sang chung một thuyền. Thuyền xuôi buồm thuận, không mấy ngày về đến Thái Châu, kéo nhau lên bờ thẳng Mông Gia Trang tiến bước.
 

daodietkho

Registered
Phật tử
Reputation: 22%
Tham gia
1/10/06
Bài viết
196
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Nơi ở
??n ?? r?i ra ?i
Ðoạn Kết

Một ngày cuối xuân, bên bờ Tây Hồ, khác thừa lương đang tấp nập ngắm nhìn phong chèo thuyền hưởng thú trăng nước vờn hoa. Chợt một nhà sư chống tích trượng, quần áo rách bươm, vừa đi vừa cười sằng sặc. Đến bên Tây Hồ kêu thuyền đi về Giang Tả. Người lá đò thấy nhà sư rách rưới ngần ngừ không chở, nhà sư liền cầm cả đĩnh bạc quăng toạch xuống thuyền vừa cười, vừa nói:

- Chú chê ta rách rưới không có tiền trả hay sao?

- Dạ, không phải thế!

- Vậy cớ sao thấy ta không chở?

- Tại vì cả ngày hôm qua chở mệt, sáng nay cũng đã làm việc quá nhiều, mong Hỏa Thượng đi thuê thuyền khác!

- Không! Ta nhắm có một thuyền của ngươi thôi, không chở được để ta chở giúp.

- Bạch! Người gầy gò như thế chở sao nổi thuyền, mệt đến đứt hơi. Vả lại Hòa Thượng là bậc tu hành sao đi làm việc thế gian cho thiên hạ phẩm bình.

- Ta đây yếu nhưng chở được thì thôi, cần chi ngươi phải lo hộ! Còn nhà sư làm việc đời thì có ngại chi. Việc đời, việc đạo. Việc đạo, việc đời.

Đạo Đạo, Đời Đời, có khác nhau là mấy. Trên thế gian hễ ai tu thiện là làm việc đạo, trái lại ai làm sự quấy đó mới là việc đáng khinh.

Nhà sư bước xuống thuyền, người lái đò đưa chèo cho chở, nhà sư sẽ chống con sào xuống nước, đẩy đi một cái, chợt như có sức mạnh vô hình con thuyền đi vùn vụt, mở lấp trong sương.

Tế Điên vừa chèo vừa hát, lời ca trong mây nước vang vang:

Đời người thấm thoát, chừ phù sinh giấc mộng!
Thân người nhỏ nhen chừ, biển trời lồng lộng
Thấm thoát qua mau, hết trẻ đến già
Ngoảnh lại người thân, bao người khuất bóng
Ta Tế Điên chừ thuở trẻ nhàn phóng
Vì ngán nỗi đời chừ danh lợi nguôi lòng
Một thân ta chừ của Thiền tìm đạo
Mang thân cứu khổ chừ thiền môn hạo hạo
Cuộc đời tao loạn chừ riêng ta với ta
Cứ đi đường chánh chừ quyết tránh lối tà
Ta Tế Điên chừ vì đời cam khổ
Áo ta rách chừ thương người khốn khó
Rượu chén say chừ thương kẻ dang say
Say trong cuộc đời chừ Trầm Luân không hay
Ta yêu nhân loại chừ yêu vì đạo pháp
Bao kẻ đam mê chừ cõi đời phúc phược
Một thân điên khùng chừ ta điên, ai điên
Một chiếc gậy cằn chừ, ai được ta được.
Ngày nay trở về chừ cứu độ gia hương
Thăm nom phần mộ chừ biết bao sót thương
Trai đàn thiết lập chừ kỳ nguyện vang vang
Hai thân siêu sinh chừ, thiên hạ cùng sang
Trần duyên đã dứt chừ ta lại lang thang
Gập cảnh trái ngang chừ ta quyết cưu mang
Báo ân Tam Bảo chừ xứng danh Tăng hàng!

Tiếng hát ngân vang trong sương, thoắt thôi nhìn lại ông lái đò thiêm thiếp ngủ vùi. Thuyền đã đến bờ, Tế Điền vươn mình một cái hoá thành một đạo hào quang sáng chói. Ông lái thức dậy thì thấy chỉ có chiếc thuyền không bồng bềnh. Không gió mà vội lìa bờ trôi đi phăng phăng không sao ghìm lại được. Khi ấy người lái thuyền mới biết đã hân hạnh gặp vị Thánh Tăng, nhưng tiếc rằng có mắt không ngươi nên cứ gọi Sư Điên. Càng nghĩ càng hối hận liền nhắm không trung quỳ xuốn lạy ba lạy. Lạy xong chiếc thuyền dừng lại, ông lái đò lúc ấy mới lấy chèo thong thả chèo đi.

Xa xa đâu đó chợt có tiếng ca vang vang:
Trời cao chứng một lời nguyền
Tôi còn chừ việc đời còn siêng
Quyết đem đạo pháp xây dựng mối giềng
Cho thiên hạ quay về nẻo "thiêng"
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top