Thắc mắc kinh Pháp Hoa, ph1

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
bangtam nghe đồn đãi là bậc thiện tri thức thì nơi 5 căn không động, ý chẳng phan duyên,!

Thưa cô bangtam.

Xin cho con hỏi: bậc thiện tri thức thì nơi 5 căn không động, ý chẳng phan duyên là Bậc thiện tri thức ấy còn sống hay đã chết, mà hy hữu thế ?

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Thưa cô bangtam.

Xin cho con hỏi: bậc thiện tri thức thì nơi 5 căn không động, ý chẳng phan duyên là Bậc thiện tri thức ấy còn sống hay đã chết, mà hy hữu thế ?

Kính.

bậc thiện trí thức ấy không sống mà cũng không chết (vô sanh mà cũng vô diệt). A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Thưa cô bangtam.

Xin cho con hỏi: bậc thiện tri thức thì nơi 5 căn không động, ý chẳng phan duyên là Bậc thiện tri thức ấy còn sống hay đã chết, mà hy hữu thế ?

Kính.

Chào đạo hữu Vấn Đạo

_ "năm căn không động, ý chẳng phan duyên" chỉ là một cách nói (theo tàu) về bậc thiện nhân đã điều ngự lục căn, bên ngoài là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt và thân không khao khát (ái dục) bên trong là ý (căn) bất động vì sạch bóng kiến chấp (thường chỉ bậc chứng sơ thiền).

_ Gọi là Vấn Đạo, mà sao chỉ thấy hỏi toàn chữ nghĩa, ngôn từ??? hề hề, hay là bậc "chân nhân bất lộ tướng" bởi đạo không hề ở trong ngôn từ, chữ nghĩa mà cũng không ngoài chữ nghĩa ngôn từ nhưng, phải ở bên ngoài rồi mới nói được cái bên trong chớ không hề ngược lại (hay là có ngược lại nhưng bởi do "mạn" mà vô tri!!!)

Mến, Trừng Hải
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bôí!
là Bậc thiện tri thức ấy còn sống hay đã chết, mà hy hữu thế ?
Thưa, bangtam không biết việc sống hay chết cuả vị thiện tri thức, mà bangtam chỉ biết rằng không hy hưũ 1 chút xiú nào hết, vì không hy hưũ nên bangtam và các tiền-bôí đều cùng hay cùng biết mà, còn nêú ngược lại thì không hề được vâỵ, cho nên không phaỉ là hy hưũ.


Kính.
bangtam
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính các tiền-bôí!
là Bậc thiện tri thức ấy còn sống hay đã chết, mà hy hữu thế ?
Thưa, bangtam không biết việc sống hay chết cuả vị thiện tri thức, mà bangtam chỉ biết rằng không hy hưũ 1 chút xiú nào hết, vì không hy hưũ nên bangtam và các tiền-bôí đều cùng hay cùng biết mà, còn nêú ngược lại thì không hề được vâỵ, cho nên không phaỉ là hy hưũ.


Kính.
bangtam



_ "năm căn không động, ý chẳng phan duyên" chỉ là một cách nói (theo tàu) về bậc thiện nhân đã điều ngự lục căn, bên ngoài là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt và thân không khao khát (ái dục) bên trong là ý (căn) bất động vì sạch bóng kiến chấp (thường chỉ bậc chứng sơ thiền).

_ Gọi là Vấn Đạo, mà sao chỉ thấy hỏi toàn chữ nghĩa, ngôn từ??? hề hề, hay là bậc "chân nhân bất lộ tướng" bởi đạo không hề ở trong ngôn từ, chữ nghĩa mà cũng không ngoài chữ nghĩa ngôn từ nhưng, phải ở bên ngoài rồi mới nói được cái bên trong chớ không hề ngược lại (hay là có ngược lại nhưng bởi do "mạn" mà vô tri!!!)


Đàn kinh có đoạn:

NGOẠ LUÂN THIỀN SƯ



164. Có một vị Tăng đọc lại bài kệ của Ngoạ Luân Thiền sư:

Ngoạ Luân có nghề giỏi,

Dứt trăm tư tưởng rụi.

Đối cảnh chẳng sanh lòng,

Bồ đề thêm lớn cội.


155. Tổ nghe qua bèn nói rằng: Bài kệ này chưa tỏ được tâm địa mình. Nếu y theo đó mà tu hành, thì thêm sự trói buộc. Nhơn đó, Tổ mới kệ rằng:

Huệ Năng không tài giỏi,

Chẳng hề dứt tư tưởng.

Đối cảnh tâm khởi luôn,

Bồ đề nào lớn cội.



LƯỢC GIẢI



Nếu y theo bài kệ của Ngọa Luân thiền sư mà tu hành, thế nào cũng thành cây khô cá chết.

Vả chăng tác dụng của tư tưởng (là vọng tâm) tuy khác với tâm bồ đề, nhưng bản thể chỉ có một. Tư tưởng ví như sóng, tâm bồ đề ví như nước. Từ vọng tâm hoàn về chơn tâm (tâm bồ đề) cũng như từ sóng hoàn lại nước, chớ không ai dứt mất vọng tâm bao giờ. Nếu vọng tâm mà dứt mất, thì chơn tâm cũng không còn. Cũng như muốn cho dứt hết sóng, lại ra công tát cho hết sóng, sóng dứt, thì nước cũng không còn. Chẳng khác nào trị bịnh con mắt mà móc luôn cái tròng.

Người đã hoàn toàn kiến tánh, toàn lý tức trí, toàn vọng tức chơn, toàn tâm tức cảnh, tâm cảnh chẳng khác, chẳng ngại, chẳng trệ, tới lui tự do, trong ngoài như một, thì có phòng hại não loạn chỗ nào mà đối cảnh chẳng sanh lòng?

Hơn nữa, tâm bồ đề là tâm như như, vốn thường trụ diệu minh, bất sanh bất diệt, khi làm chúng sanh đoạ lạc luân hồi, tâm này không thêm, nghĩa là tánh nó (bất tăng bất giảm) thì tại sao lại nói "bồ đề thêm lớn cội.” Bồ đề tâm chớ có phải bồ đề thọ đâu mà lớn cội. Hiểu được lời giải này bài kệ của đức Lục Tổ, không cần phải giải thêm. Có điều nên nhắc là, Tổ nói: "Đối cảnh tâm khởi luôn” có hai nghĩa. Một là Ngọa Luân còn chấp không, nên Tổ nói có để tùy duyên mà đốn phá; hai là đối cảnh mà tâm khởi, là tùy thuận chúng duyên, chẳng phải do mê nhiễm mà khởi.


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Ồ ! Vô tri mà còn "mạn" được . Nó giống như cây khô mà trổ hoa, cá chết mà còn bơi lội.- thì quá hy hữu ạ !
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113




Đàn kinh có đoạn:

NGOẠ LUÂN THIỀN SƯ



164. Có một vị Tăng đọc lại bài kệ của Ngoạ Luân Thiền sư:

Ngoạ Luân có nghề giỏi,

Dứt trăm tư tưởng rụi.

Đối cảnh chẳng sanh lòng,

Bồ đề thêm lớn cội.


155. Tổ nghe qua bèn nói rằng: Bài kệ này chưa tỏ được tâm địa mình. Nếu y theo đó mà tu hành, thì thêm sự trói buộc. Nhơn đó, Tổ mới kệ rằng:

Huệ Năng không tài giỏi,

Chẳng hề dứt tư tưởng.

Đối cảnh tâm khởi luôn,

Bồ đề nào lớn cội.



LƯỢC GIẢI



Nếu y theo bài kệ của Ngọa Luân thiền sư mà tu hành, thế nào cũng thành cây khô cá chết.

Vả chăng tác dụng của tư tưởng (là vọng tâm) tuy khác với tâm bồ đề, nhưng bản thể chỉ có một. Tư tưởng ví như sóng, tâm bồ đề ví như nước. Từ vọng tâm hoàn về chơn tâm (tâm bồ đề) cũng như từ sóng hoàn lại nước, chớ không ai dứt mất vọng tâm bao giờ. Nếu vọng tâm mà dứt mất, thì chơn tâm cũng không còn. Cũng như muốn cho dứt hết sóng, lại ra công tát cho hết sóng, sóng dứt, thì nước cũng không còn. Chẳng khác nào trị bịnh con mắt mà móc luôn cái tròng.

Người đã hoàn toàn kiến tánh, toàn lý tức trí, toàn vọng tức chơn, toàn tâm tức cảnh, tâm cảnh chẳng khác, chẳng ngại, chẳng trệ, tới lui tự do, trong ngoài như một, thì có phòng hại não loạn chỗ nào mà đối cảnh chẳng sanh lòng?

Hơn nữa, tâm bồ đề là tâm như như, vốn thường trụ diệu minh, bất sanh bất diệt, khi làm chúng sanh đoạ lạc luân hồi, tâm này không thêm, nghĩa là tánh nó (bất tăng bất giảm) thì tại sao lại nói "bồ đề thêm lớn cội.” Bồ đề tâm chớ có phải bồ đề thọ đâu mà lớn cội. Hiểu được lời giải này bài kệ của đức Lục Tổ, không cần phải giải thêm. Có điều nên nhắc là, Tổ nói: "Đối cảnh tâm khởi luôn” có hai nghĩa. Một là Ngọa Luân còn chấp không, nên Tổ nói có để tùy duyên mà đốn phá; hai là đối cảnh mà tâm khởi, là tùy thuận chúng duyên, chẳng phải do mê nhiễm mà khởi.


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Ồ ! Vô tri mà còn "mạn" được . Nó giống như cây khô mà trổ hoa, cá chết mà còn bơi lội.- thì quá hy hữu ạ !


Chào đạo hữu Vấn Đạo

_ E hèm, trao đổi bằng cách thiết lập khuôn mẫu làm nền tảng qua việc trích dẫn luận này thuyết nọ rồi gán lời người đối thoại thành các thành phần cấu thành nên khuôn mẫu đó là việc xưa nay Trừng Hải rất ngại, hề hề.

_ Vô tri nghĩa là "không biết", "mạn" nghĩa là nương tựa (vào). Do "không biết" nên mới nương tựa kiến giải, luận thuyết tức "mạn"; và khi "mạn" sanh ra rồi mới biết nhân bởi "vô tri" là nội dung lời Trừng Hải nói vậy ("mạn" chưa sanh mà gọi là "vô tri" là việc sai bét à nha), hề hề, nó đâu liên quan gì đến việc "cây khô trổ hoa, cá chết mà còn bơi lội" lẫn có gì đâu mà gọi là "hi hữu", hề hề

_ Điều ngự nghĩa là "làm chủ", điều ngự lục căn là "làm chủ thân tâm";
Thân thì ù lì, ưa thích ái dục, người làm chủ thân thì xa lìa ái dục nên không bị trói buộc bởi ái luyến. Tâm thì bị "tà kiến" do bởi ý là năng duyên phan duyên với a lại da thức là sở duyên gọi là kiến chấp, do bởi kiến chấp nên mới sinh tà kiến. Người làm chủ tâm thì do vắng bặc kiến chấp nên đoạn đứt tà kiến. Vì vậy phép điều ngự lục căn là công phu y pháp phụng hành (Phật Đà được chư cổ đức gọi là Bậc Điều Ngự).
Hoàn toàn đâu có liên quan gì đến đoạn luận giải mà đạo hữu trích dẫn???

_ Nếu muốn luận "đúng-sai" về công phu tu tập của Ngọa Luân thiền sư thì phải biết "tư tưởng là gì? công phu tu tập của Ngọa Luân thiền sư là cái chi chi?" thay vì dựa vào "kiến giải" của "người nào đó", hề hề (Pháp Bảo Đàn Kinh, bản Đôn hoàng động không có đoạn văn nói về Ngọa Luân)

Mến, Trừng Hải
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Biển dậy sóng là do gió thổi,gió thổi biển động sóng dâng trào.gió ngưng thì biển cũng lặng,nên ngưng nghỉ các duyên chớ sanh 1niệm
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Biển dậy sóng là do gió thổi,gió thổi biển động sóng dâng trào.gió ngưng thì biển cũng lặng,nên ngưng nghỉ các duyên chớ sanh 1niệm

Chào đạo hữu Bình Đẳng Giác

Trên cõi trần gian thì vạn sự, vạn pháp đều là do nhân duyên mà thành, mà duyên ấy chính luật của vũ trụ làm sao mà ngưng nghĩ nó được???

_ Theo Duy Thức tôn thì vạn pháp đều do thức sanh hay nói cách khác là do tâm phóng chiếu (không có cảnh pháp khách quan bên ngoài tâm = ngoài tâm thì không pháp) nên khi thức là không (do ý không phan duyên chủng tử thức nên hiện hành không sanh) thì pháp (giả hữu) làm sao sanh, cũng dụ như gió thổi mặt hồ đóng băng vậy.

_ Theo Trung Quán Bát Nhã tôn thì duyên khởi là bát bất nên cảnh giới bát nhã là KHÔNG, không nước cũng không gió thì làm gì mà có sóng dâng trào.

_ Theo Thiền tôn thì, tâm vốn là "không tịch" nên cơ linh uyển chuyển tùy cơ tùy cảnh mà hoặc nắm, hoặc buông, hoặc cũng nắm cũng buông - không nắm cũng không buông gọi là "tùy cơ ứng biến", nên pháp duyên khởi không đủ nhân để theo duyên mà sanh. Dụ như "tức cảnh sinh tình", nếu không có cảnh thì tình nào sinh.

Mến, Trừng Hải
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Dạ làm sao mà ngưng nghỉ nó được thì đối với các pháp vô tình thì nó tự ngưng tự nghỉ.còn đối với pháp hữu tình thì cháu nghĩ là có thể làm nó ngưng nghỉ.như khi khách đến nhà chú chó sủa ta liền hét lên hay đánh nó thì nó sẽ thôi sủa chắc đó là ta đã làm nó ngưng nghỉ các duyên.hay có người đến hỏi chuyện trọng đại ta nói trước hết hãy ăn bánh uống trà đi đã.còn về mình thì con nghĩ là đừng nhớ đừng nghĩ nữa thì các duyên tự nó ngưng nghỉ ạ
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Vấn-Đạo !
Ồ ! Vô tri mà còn "mạn" được . Nó giống như cây khô mà trổ hoa, cá chết mà còn bơi lội.- thì quá hy hữu ạ !
Thưa, Cá chết lội bơi sông thêm lớn - Hoa trổ cành khô lộng biếc xanh - Việc đồng trước mắt ai không biết - Có pháp nào riêng một chúng sanh ?. Cho nên bangtam vẫn thấy không hy hữu.
hihi!

Kính
bangtam
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính tiền-bối Vấn-Đạo !
Ồ ! Vô tri mà còn "mạn" được . Nó giống như cây khô mà trổ hoa, cá chết mà còn bơi lội.- thì quá hy hữu ạ !
Thưa, Cá chết lội bơi sông thêm lớn - Hoa trổ cành khô lộng biếc xanh - Việc đồng trước mắt ai không biết - Có pháp nào riêng một chúng sanh ?. Cho nên bangtam vẫn thấy không hy hữu.
hihi!

Kính
bangtam

Ồ !

Băng Tâm hy hữu !

Hy hữu Băng Tâm !

Thấy pháp Bất Nhị ?

Hay giỏi phỉnh phờ ?

Cá lội ngược dòng.

Cây khô trổ lộc.

Thật là hy hữu ....

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Dạ làm sao mà ngưng nghỉ nó được thì đối với các pháp vô tình thì nó tự ngưng tự nghỉ.còn đối với pháp hữu tình thì cháu nghĩ là có thể làm nó ngưng nghỉ.như khi khách đến nhà chú chó sủa ta liền hét lên hay đánh nó thì nó sẽ thôi sủa chắc đó là ta đã làm nó ngưng nghỉ các duyên.hay có người đến hỏi chuyện trọng đại ta nói trước hết hãy ăn bánh uống trà đi đã.còn về mình thì con nghĩ là đừng nhớ đừng nghĩ nữa thì các duyên tự nó ngưng nghỉ ạ

Hề hề, đang trao đổi về "sóng, nước và gió", gió dụ cho cảnh giới bên ngoài, nước dụ cho tâm, do gió cảnh giới bên ngoài thổi mặt nước làm tâm ở bên trong nổi sóng (phan duyên) nên Trừng Hải mới mới đề cập đến chỗ "lập cước" để ngăn ngừa tâm nổi sóng thuộc pháp trụ, pháp vị khi DUYÊN LỰ khi pháp chưa cấu thành hay chưa sanh.
Còn chuyện con chó sủa khi gặp người lạ thì la mắng nên nó ngưng sủa hay đang cơn nóng giận thì sinh hoạt chậm lại để bình tâm lại thuộc về pháp đối trị (con chó đã sủa rồi hay tâm đang gấp rút) tức pháp đã cấu thành hay đã sanh ra rồi.

Mến, Trừng Hải

Note: nên tự tìm hiểu để rõ hơn về chữ DUYÊN
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
hy hữu là hiếm có chứ ko phải ko có khả năng xảy ra. cá hồi bơi ngược dòng cây tre kho héo khi chặt ngọn nhưng gốc vẫn còn thì vẫn đâm chồi nảy lộc. phật pháp nhiệm màu chuyển những điều ko tưởng thành hiện thực. ví như 1 người khô héo cạn kiệt chỉ hấp hối chuẩn bị ra đi nhưng thành tâm niệm phật tâm chỉ huong phật và có thiện tri thức hộ niệm mà sống lại. a di đà phật
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Hề hề, đang trao đổi về "sóng, nước và gió", gió dụ cho cảnh giới bên ngoài, nước dụ cho tâm, do gió cảnh giới bên ngoài thổi mặt nước làm tâm ở bên trong nổi sóng (phan duyên) nên Trừng Hải mới mới đề cập đến chỗ "lập cước" để ngăn ngừa tâm nổi sóng thuộc pháp trụ, pháp vị khi DUYÊN LỰ khi pháp chưa cấu thành hay chưa sanh.
Còn chuyện con chó sủa khi gặp người lạ thì la mắng nên nó ngưng sủa hay đang cơn nóng giận thì sinh hoạt chậm lại để bình tâm lại thuộc về pháp đối trị (con chó đã sủa rồi hay tâm đang gấp rút) tức pháp đã cấu thành hay đã sanh ra rồi.

Mến, Trừng Hải

Note: nên tự tìm hiểu để rõ hơn về chữ DUYÊN

Hì hì ở phần trước bác đã đưa ra các luận điểm của duy thức,trung quán và thiền tông để ngăn ngừa tâm phan duyên nếu con nói thêm nữa là thừa.chi bằng nói cái lúc đã phan duyên đi,thì nên ngừng nghỉ các duyên
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Quan-Âm-Các!
Hay giỏi phỉnh phờ ?

Cá lội ngược dòng.

Cây khô trổ lộc.

Thật là hy hữu ....

_____Hay giỏi, phỉnh phờ củng chẳng hai,
Bởi Hành theo (duyên) Ý có đâu sai
Ý vốn là chân, đâu pháp nhiễm
Tịnh còn không thấy, thấy chi hay ?.

*Thưa, do bangtam thấy cái Ý có thích, ghét, thủ, xả v.v...không thật, thì cái thấy Chân Thật vốn nó đã chân thật, nên các Pháp (cảnh bên ngoài và trong ý thức) củng không có đẹp, xấu v.v...Đến đây mới thấy là 6 căn cùng các pháp không cần phải gọi là Tịnh nữa huống chi gọi nhiễm ô. Cho nên đoạn trước bangtam nói 5 căn chẳng động là vẫn thấy nghe bình thường mà không thấy tướng tịnh hay nhiễm để Duyên (theo) Ý, còn Ý củng (suy nghĩ) bình thường mà không theo cái Thức (phân biệt) thích, ghét, tốt, xấu v.v...gì nữa , cho nên không gọi đó là Phan Duyên.
Kính trình các tiền-bối ! bangtam tha thiết mong được chỉ dạy thêm.

Kính
bangtam
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Như cũi hết lửa tắt.


Quán trí.- Ví như lửa,

Phiền não.- Ví là cũi .

Lửa cháy.- Biết còn cũi.

Khi cũi hết, lửa tắt,

Cơm Niết Bàn chín tới.


fire1.gif


 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Khi trao đổi với bác trừng Hải,xem cô băng tâm và mọi người viết tôi lại nhớ đến bài kệ cuối cùng của Lục Tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn
Ngây ngây chẳng tu thiện,

Bừng bừng chẳng tạo ác.

Tịch tịch dứt thấy nghe,

Luôn luôn chẳng dính mắc


Tịch tịch dứt thấy nghe là sao?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bối !
Khi trao đổi với bác trừng Hải,xem cô băng tâm và mọi người viết tôi lại nhớ đến bài kệ cuối cùng của Lục Tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn
Ngây ngây chẳng tu thiện,

Bừng bừng chẳng tạo ác.

Tịch tịch dứt thấy nghe,

Luôn luôn chẳng dính mắc


Tịch tịch dứt thấy nghe là sao
?

-Thưa, bangtam chỉ có thể nói một câu khả dĩ theo ngu ý của bangtam là: " chưa từng chọn lựa !".
Kính mong tiền-bối chỉ dạy thêm.


Kính
bangtam
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Con đâu có gì để chỉ dạy.chỉ là lúc trao đổi với bác trừng Hải về sóng và gió lúc đó tư duy như nào con cũng quên mất rồi mà cũng không phải là tư duy,thì tự nhiên hướng đến không thấy sóng không thấy gió đồng thời nhớ đến câu nói của Lục Tổ Tịch tịch dứt thấy nghe.và cảm nhận thoáng qua tịch tịch nhưng con không theo vậy là hết.hì

6căn chẳng có 6trần cũng không,thếy rỗng không mà không nhãn giới biết hoàn toàn thức giới cũng không...vv
Con cũng xin đưa ra ngu ý là: Theo ý con thì bài kệ của Lục Tổ ý là ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ạ
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối !
xin đưa ra ngu ý là: Theo ý con thì bài kệ của Lục Tổ ý là ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ạ
Thưa, sao tiền-bối không nói theo ý tiền-bối đi.

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên