V

Thắc mắc kinh Pháp Hoa, ph1

  • Người khởi tạo VQ6
  • Ngày bắt đầu
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Con đã đưa ra cái ý của con rồi thây còn ý nào nữa ạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính tiền-bôí !
Dạ ! Vốn không có chỗ nghi, thỉnh tiền-bôí muốn nghe bangtam noí ý gì .


Kính
bangtam
 

VQ6

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 22%
Tham gia
25/3/15
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Ngã không- Pháp không là gì ?

Ngã không- Pháp không là gì ?

Kính thưa Quí Thầy và quí Đạo hữu:

Ở phần giảng giải kinh Pháp hoa. HT. Thích Thiện Trí có giảng:

+ Chấp tay, : Là sự dung thông được các pháp, đã diệt trừ được sự đối đãi của những cặp phạm trù NGÃ và PHÁP, quy ngưỡng về Nhất tâm thanh tịnh,quán triệt được Ngã không và Pháp không, bước vào Phật Đạo.

Xin cho con hỏi: Ngã không- Pháp không là gì ? Mà khi quán triệt thì bước vào Phật Đạo ?

Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã không- Pháp không là gì ?

Kính thưa Quí Thầy và quí Đạo hữu:

Ở phần giảng giải kinh Pháp hoa. HT. Thích Thiện Trí có giảng:

+ Chấp tay, : Là sự dung thông được các pháp, đã diệt trừ được sự đối đãi của những cặp phạm trù NGÃ và PHÁP, quy ngưỡng về Nhất tâm thanh tịnh,quán triệt được Ngã không và Pháp không, bước vào Phật Đạo.

Xin cho con hỏi: Ngã không- Pháp không là gì ? Mà khi quán triệt thì bước vào Phật Đạo ?

Kính.

Kính các Bạn. VQ xin phép thảo luận cùng các bạn về câu hỏi này:

Chúng ta sẽ bắc đầu khảo sát từ câu "Phật đạo".

+ Phật đạo: Là để phân biệt với Nhơn Thiên đạo, Thanh Văn đạo, Duyên giác đạo, Bồ tát đạo. "Đạo" là con đường, mà khi đi trên đó sẽ dẫn đến cảnh giới tương ưng.

- ví dụ như:

- Tu 10 thiện nghiệp: thân có 3: không sát, không đạo, không tà dâm. Miệng có 4: không nói dối, không đâm thọc, không nói lời hung ác, không nói thêu dệt.- Đó là chúng ta đi trên con đường Nhơn Thiên đạo, sẽ dẫn đến cảnh giới tương ưng là làm người và Trời.

- Tu 4 Thánh đế, và 8 Thánh đạo: Khổ, tập, diệt, đạo và
Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
Chánh nghiệp là làm vô số thiện nghiệp, hành động chân chánh.
Chánh mạng là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.
.- Đó là chúng ta đi trên con đường Thanh Văn đạo, sẽ dẫn đến cảnh giới tương ưng là 4 quả Sa Môn là: Tu- đà- hoàn, Tư- đà- hàm, A- na- hàm, và A- la- hán.

- Tu quán 12 nhân duyên, từ vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, thuận hành và nghịch hành.- Đó là chúng ta đi trên con đường Duyên giác đạo, sẽ dẫn đến cảnh giới tương ưng là Bích Chi Phật.

- Tu lục độ, vạn hạnh: hành 6 pháp Ba- la- mật kia. Từ Đàn Ba- la- mật… dẫn đến Bát nhã Ba- la- mật .- Đó là chúng ta đi trên con đường Bồ tát đạo, sẽ dẫn đến cảnh giới tương ưng là 52 quả vị thập tín, thập địa, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, đẳng giác, diệu giác.

- Phật Đạo: Là , Nhất thiết chủng trí, là Vô Thượng Bồ Đề. Thể nhập Chơn Như.



(còn tiếp)
 
  • Like
Reactions: VQ6

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã không là gì ?

Ngã là gì ?

Ngã là một “cái ta” độc lập, trường tồn, không phụ thuộc, Trong đạo Phật không chấp nhận một cái Ngã chấp như vầy, mà đức Phật dạy: Tất cả đều nương gá vào nhau mà có nên bản chất tất cả đều là “vô ngã”.

Thế nào gọi là VÔ NGÃ ?

Duy thức luận dạy:
Khi nói VÔ NGÃ gồm có hai món đó là NHƠN VÔ NGÃ và PHÁP VÔ NGÃ.
Người đời thường cho rằng thân , tâm nầy thật là MÌNH, là TA, như thế là NHƠN NGÃ, tất cả những vật quanh ta như núi, sông, đất, nước v.v... là thật có như thế là PHÁP NGÃ. Thế nhưng theo luật vô thường chi phối là kể cả NHƠN và PHÁP đều có đó nhưng sẽ băng hoại, không trường tồn vĩnh viễn nên trong Duy Thức Học nói "Tất cả Pháp Vô Ngã" tức là Nhơn Vô Ngã và Pháp Vô Ngã.

Ngã không là gì ?

Là một pháp quán của hệ giáo lý Bát nhã Tánh không. Ở đây hành giả quán chiếu rằng: Ngã không có tự tánh (dù ngã là con người, hay ngã của sự vật cũng thế), Ngã thuộc về con người, nó có là do 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức duyên hợp với nhau, mà thấy có Ngã, nếu loại bỏ các uẩn, thì tìm không thấy có ngã. Ngã của sự vật cũng vậy, nó có là do nhiều nhân duyên giả hợp mà thành. Do vì do duyên hợp mới có, nên nó không có tánh độc lập, tự chủ, mà nó phụ thuộc vào nhau. Do vậy nó là không có tự tánh hay còn gọi là Ngã Không.
Ngã không là không có tự tánh, chứ không phải không có Ngã.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,931
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Ngã-Pháp

VO-NHAT-BAT-NHI xin phép cùng tham gia.

Ngã và Pháp là hai khái niệm được nói rất nhiều nên VO-NHAT-BAT-NHI không nhắc lại.
Ngã không - Pháp không là nói lên bản chất vốn có của Ngã là KHÔNG, Pháp cũng là KHÔNG. Từ đó bắt gặp Ngã và Pháp cùng bản chất là KHÔNG.

Quán triệt ngã không, pháp không là ngộ ra chỗ gặp nhau giữa chủ và khách, giữa TA và VẬT, ... cùng một bản chất (KHÔNG), ngay cả cái "KHÔNG" cũng không luôn! Cái "KHÔNG" này, Đức Phật đã thuyết giảng rất nhiều. Ai thấy được cái "KHÔNG" này thì sẽ không trụ đắc vào bất kì một quả vị nào (ngay cả cái "KHÔNG" cũng không luôn), dẫn đến Phật Quả, thế mới nói là bước vào Phật Đạo.
 
Sửa bởi Amin:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trân trọng lời bàn của ĐH VO-NHAT-BAT-NHI

014_Vectordepvn_botat.jpg


Kính xin được cúng dường một tòa sen báu.
 
Sửa lần cuối:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Pháp không là gì ?

Ở hệ tư tưởng Thanh Văn và Duyên Giác thừa, hành giả dùng pháp quán chiếu "chư pháp vô ngã", nghĩa là các pháp không có một cái ngã độc lập, mà do các nhân, các duyên nương gá lệ thuộc vào nhau mà tồn tại.

+ Ví như cái xe là do những bộ phận phụ tùng của xe dung hợp với nhau mà thành ra một chiếc xe.

+ Ví như con người là do 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức duyên hợp với nhau, mà thấy có Ngã,

Và Nhị thừa kết luận rằng: Ngã không- Pháp hữu. Nghĩa là không có ngã, chỉ có các duyên dung hợp mà sanh ra Ngã tướng.

như bày kinh sau:

Đức Phật dạy: “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật, thấy Phật là sự giác ngộ tối thượng”, vì duyên sinh là thực tính của vạn pháp. Trong kinh Tạp A Hàm, Phật dạy: “Dù Như Lai có xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, mọi sự vật hiện tượng vẫn tồn tại, vận hành theo nguyên tắc duyên sinh. Khi những yếu tố, những điều kiện mất đi thì mọi sự vật hiện tượng không tồn tại. Vạn pháp không nằm ngoài nguyên lý: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt”.

Lời giải:

Theo giáo lý tương tức tương nhập, trong cái này có chứa cái kia và chi phần nào cũng vừa là nhân đồng thời cũng vừa là quả, nêu lên mối quan hệ nhân quả. Khi nào vô minh, tham ái và chấp thủ chưa được đoạn tận thì con người luôn bị chi phối bởi sự vận hành của nguyên lý này. Tuy nhiên, pháp Duyên khởi không phải là một hệ thống triết học, càng không phải là một học thuyết nhằm giải thích về sự luân hồi sinh tử hay vũ trụ nhân sinh, mà duyên khởi là một pháp hành cần phải được nhận thức rõ ràng để ứng dụng vào đời sống tu tập nhằm thoát ly đau khổ, đạt được hạnh phúc tối thượng, an định trong Niết bàn.

Pháp Duyên khởi được Đức Phật dạy trong kinh Tương Ưng như sau: “Do vô minh có hành sinh, do hành có thức sinh, do thức có danh sắc sinh, do danh sắc có lục nhập sinh, do lục nhập có xúc sinh, do xúc có thọ sinh, do thọ có ái sinh, do ái có thủ sinh, do thủ có hữu sinh, do hữu có sinh sinh, do sinh có lão tử sầu bi khổ ưu não sinh, như vậy toàn bộ khổ uẩn sinh khởi. Do sự đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên đưa đến hành được đoạn diệt, do hành diệt nên thức diệt, do thức diệt nên danh sắc diệt, do danh sắc diệt nên lục nhập diệt, do lục nhập diệt nên xúc diệt, do xúc diệt nên thọ diệt, do thọ diệt nên ái diệt, do ái diệt nên thủ diệt, do thủ diệt nên hữu diệt, do hữu diệt nên sinh diệt, do sinh diệt nên lão tử ưu bi khổ não diệt, như vậy toàn bộ khổ uẩn diệt”.

Và được đúc kết là : Vô minh, ái, thủ tam phiền não. Hành hữu nhị chi thuộc nghiệp đạo, tùng thức chí thọ tinh sanh tử, thất chi đồng danh viết khổ đạo.
www.tangthuphathoc.net

Ở bày kinh trên, được cô động là: Con người sở dĩ có sanh, giá, bệnh, chết (sanh tử) là do 12 nhân duyên.

Như vậy Nhị thừa cho rằng: Ngã Không, còn các nhân duyên tạo ra Ngã là Vô minh ,ái và thủ là có thật, nên ra sức diệt trừ chúng nó, hầu qua đó mà thoát khỏi sanh tử.


MuoiHaiNhanDuyen.jpg


(Còn tiếp)
 
  • Like
Reactions: VQ6

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã không & Pháp không.

Pháp không là gì ? (tt).

* Đối với hệ tư tưởng Bát Nhã Ba- la- mật. Thì : Tất cả pháp đều là không có tự tánh, đều là vô ngã, đều là do các nhân, các duyên hợp lại mà thành. Nhưng kể cả các nhân, các duyên để hợp thành các pháp cũng đều là không có tự tánh, và truy tìm mãi mãi không không có được một cái nguyên nhân đầu tiên, cũng không có nhân duyên cuối cùng.- Gọi là các pháp Trùng trùng duyên khởi, vô thỉ, vô chung-.

Thí dụ: Như một cây cổ thụ cao hàng chục mét.

20121119-muc-kich-vuon-cay-canh-bac-ty-o-nam-dinh-13.jpg"


Cây cổ thụ này không do tự nhiên mà có, mà phải do hạt mầm nho nhỏ, lại do nước, do gió, do con người không phá hoại, do mặt trời chiếu soi v.v...

Rồi mỗi nhân mỗi duyên đó lại do rất nhiều nhân duyên nữa để tạo thành. Như nước đâu phải tự nhiên mà có, phải do mưa, mưa là do có đám mây, đám mây có là do có trái đất v.v... Cứ như vậy mà truy tìm , và không thể tìm ra điểm dừng lại. Đó gọi là Nhân không, hay Pháp không (các pháp để tạo ra sự vật cũng là tánh không).

* Có một câu hỏi cần đặt ra. là:

Ngã không và Pháp Không có phải là hư vô không ?...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã không & Pháp không.

* Hư Vô khác với Ngã không & Pháp không .

Hư vô là gì ?

+ có mà như không, thực mà như hư, đạo Lão dùng để chỉ bản thể của cái gọi là đạo, cơ sở vật chất đầu tiên của vũ trụ, đồng thời cũng là quy luật của giới tự nhiên, có ở khắp nơi, nhưng không có hình tượng để thấy được.
hoàn toàn không có gì tồn tại hết
cõi hư vô
Đồng nghĩa: hư không.

+ Như vậy: Hư vô là một từ ngữ trừu tượng để chỉ một cái không hề có, ví như lông con rùa, sừng con thỏ.- Chúng vĩnh viển không hiện hữu. Nhà Phật gọi là Ngoan Không.

* Trái lại. Cái Không của "Ngã không & Pháp không" là cái không chẳng phải đoạn diệt, mà là "Chơn Không Diệu hữu" , nghĩa là cái không mà vi diệu cái hữu ở bên trong. Được diễn đạt bằng câu: Chiếu mà thường tịch; tịch mà thường Chiếu.

Ví dụ như: Hình hài một đứa trẻ là không có tự tánh (không cố định). Vì không có tự tánh nên đứa trẻ mới có thể lớn lên và trở thành một ông già.- Đó là nghĩa Chơn không diệu hữu. Nếu đứa trẻ là hư vô, thì không thể từ đó mà có ra ông già được.

UJQF23v.jpg


Cái nền tảng Chơn không Diệu Hữu đó nhà Phật gọi là Phật tánh, là Tánh không, là Chơn Như, là Niết Bàn vậy.
 

VQ6

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 22%
Tham gia
25/3/15
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Niết Bàn là gì ?



+ Vô Trụ Xứ Niết Bàn là gì ?

Các Bác giải thích dùm.

Xin cảm ơn
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


+ Vô Trụ Xứ Niết Bàn là gì ?

Các Bác giải thích dùm.

Xin cảm ơn

* Đôi nét về: Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

Thưa các Bạn:

Niết bàn là một thuật ngữ của Đạo Phật, mà khó có ai thấu triệt hoàn toàn. Vì đó là cảnh giới "tu chứng". huống chi chúng ta chỉ là người trên đường tu học, nên những sự kiến giải của chúng ta, cũng chỉ là phần kiến mà thôi.

Theo kinh điển.- Niết bàn chỉ cho trạng thái, không còn tham, sân, si, vượt thoát sanh tử, và chỉ có bậc Thánh mới có thể thể nhập được.

* Tùy theo trường phái tu học, mà hành giả sẽ hiểu biết và hướng đến các dạng niết bàn. Như sau:

+ Theo tiểu thừa:, người ta phân biệt hai loại Niết-bàn:

1. Hữu dư niết-bàn .- Niết-bàn là trạng thái của các bậc thánh nhân đã dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn Ngũ uẩn, còn có nhân trạng nên gọi "hữu dư". Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình trạng thiền định nhất định.

2. Vô dư niết-bàn . Là Niết-bàn không còn 5 uẩn , 12 xứ, 18 giới. Niết-bàn vô dư đến với một vị A-la-hán sau khi chết, không còn tái sinh. (Vô sanh).

Ngay trong Tiểu thừa thì quan điểm của mỗi phái cũng khác nhau. Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivāda) luận về Niết-bàn với khái niệm khả quan, cho rằng Niết-bàn là thể không sinh thành hoại diệt, có thể dần dần đạt đến bằng cách loại trừ khổ. Cứ diệt một loại khổ thì đạt được một cảnh giới của Niết-bàn. Vì thế mà có nhiều loại Niết-bàn và hầu như Niết-bàn là một cảnh giới cụ thể. Đối với Kinh lượng bộ(zh. 經量部, sa. sautrāntika) thì Niết-bàn chỉ là dạng chấm dứt khổ, nhưng không phải là một cảnh giới vĩnh hằng. Độc Tử bộ (zh. 犢子部, sa. vātsīputrīya) cho rằng có một cá nhân (sa. pudgala, dịch âm là Bổ-đặc-già-la 補特伽羅) thường còn, hiểu Niết-bàn là cõi mà cá nhân đó tiếp tục tồn tại. Đối với Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. mahāsāṅghika)—được xem là tiền thân của phái Đại thừa—thì khái niệm Niết-bàn vô dư không còn quan trọng nữa. Từ đây các bộ phái sau bắt đầu phát triển và sử dụng danh từ Vô trụ xứ niết-bàn (sa. apratiṣṭhita-nirvāṇa). Đó là trạng thái Niết-bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa muốn hoàn toàn tịch diệt.

Ở kinh Nikaya đức Phật dạy:

Các Tỳ Kheo, có hai thứ Niết bàn (nibbânadhâtu). Những gì là hai? Niết bàn có dư y và Niết bàn không dư y. Các Tỳ kheo, thế nào là Niết bàn có dư y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A la hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm, đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiết sử, giải thoát do chánh trí. Nơi vị ấy, 5 căn vẫn tồn tại; Vì bản thân không bị tiêu hoại nên vị ấy lý giải điều vừa ý và điều không vừa ý, và cảm giác vui khổ. Các Tỳ kheo, nơi vị ấy tham hết, sân hết, si hết, ấy gọi là Niết bàn có dư y.
Các Tỳ kheo, thế nào gọi là Niết bàn không dư y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A la hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm, đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiết sử, giải thoát do chánh trí. Các Tỳ kheo, ở đây, nơi vị ấy, tất cả cảm giác không hỷ lạc (sabbavedayitâni anabhinanditâni) đều mát dịu; Các Tỳ kheo, ấy gọi là Niết bàn không dư y.
Các Tỳ kheo, đây là hai thứ Niết bàn.


+ Trong tư tưởng Đại thừa. Ở Trung quán tông. Tổ long thọ dạy rằng:

" Niết-bàn nằm trong tính Không (không tính, zh. 空性, sa. śūnyatā), đó là sự "chấm dứt cái thiên hình vạn trạng", cái chấm dứt đó là sự vắng bóng của mọi ràng buộc thế gian. Niết-bàn là sự thống nhất với Chân như (zh. 真如, sa. tathatā) không diễn tả được, là cái luôn luôn hiện hữu, nhưng không ai nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau, đứng trên phương diện lí tính tuyệt đối mà nói. Chính cái thức vô minh của chúng ta ngăn cản không cho nhận ra cái lí tính tuyệt đối đó. "

Tóm lại: Vô Trụ xứ Niết Bàn, là trạng thái tâm, đã hoàn toàn thoát ra khỏi vô minh lầm chấp, tự thân thể nhập Chơn Như. Như bài kệ của HT Thích từ Thông diễn tả:

Ngủ nhắm mắt, cảnh vật hoàn toàn không, thấy có: MỘNG
Thức mở mắt, cảnh vật giả có, thấy thực có: TƯỞNG

Thấy do MỘNG TƯỞNG là thấy ĐIÊN ĐẢO

Viễn ly MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO, tức thân Thành Phật
Rong chơi chốn chốn Niết bàn


20624815136_429aa96bdb_o.jpg
 

Ngọc Hoa

Registered
Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
3/2/16
Bài viết
23
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Kính thưa Quý Thầy và Quý vị trưởng lão ở diễn đàn.

Khi xem các bài kinh trên diễn đàn, con rất thích. nhưng có một số trở ngại là nhiều thuật ngữ mà con không rõ nghĩa.

Như bài kinh Pháp hoa trong phẩm Tín giải như sau:

"Kẻ kiêu mạn biếng lười,

Vọng so chấp lấy ngã,

Chớ vì nói kinh này,"


Xin quý Thầy giảng cho con hiểu: Ngã là gì ? Vô ngã là gì ? Thế nào là chấp ngã ? thế nào là thường ngã ? Thế nào là từ Ngã Không tiến vào Pháp Không. v.v.... ?

Con xin cảm ơn.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

Kính cô Ngọc Hoa và các bạn.

NGÃ: Là một từ ngữ rất trừu tượng, nhưng rất quan trọng trong nghiêng cứu kinh điển Phật Giáo.

Ngã .- Chỉ cho cái “ta” , được cho là một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Nó độc lập, tự chủ và không bị lệ thuộc vào cái khác.

Trong triết học và Tôn giáo cổ ở Ấn Độ, có một từ ngữ là THẦN NGÃ. «thần ngã» thì ám chỉ cái không thể thấy được, hay «linh hồn» sau khi chết. Cái thần ngã này thường là bất biến, con người có linh hồn con người, con vật có linh hồn con vật v.v...

Đối lập với Ngã là Nhân

Theo đạo Phật, ý nghĩ cho rằng có “ngã”, có “nhân” – những đơn vị độc lập không phụ thuộc vào nhau – chính là Vô minh, si mê. Chấp có Thần ngã, có linh hồn là thường kiến ngoại đạo.

Theo Phật dạy.- Tất cả pháp VÔ NGÃ.

Vậy Vô ngã là gì ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

* Ngã không & Vô Ngã.

Để diễn đạt chân lý về "Ngã". Trong PG có 2 hệ thống Đại thừa và Tiểu thừa.

* NGÃ KHÔNG là cách diễn đạt về chân lý (NGÃ) của Đại thừa PG: . - Bằng giáo lý . Như sau:

"Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị KHÔNG,
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh TRUNG ĐẠO nghĩa"

(Trung quán luận)

Có nghĩa là : các pháp (mọi sự mọi vật) do nhân duyên sanh (do nhiều yếu tố duyên hợp hình thành) nên Phật nói là KHÔNG, tức là không có thật thể, không có cố định. Không thật thể, không cố định chứ không phải là không có sự hiện hữu của pháp. Các pháp vẫn đang hiện hữu, nhưng sự hiện hữu của chúng chỉ là giả tướng, giả danh thôi. Cần khẳng định thêm là KHÔNG trong Bát Nhã không phải là không đối với có, cũng không phải là không ngơ hay hư không. Thấy được giả tướng, giả danh không có thật thể của các pháp như thế là cái thấy TRUNG ĐẠO, cái thấy đệ nhất nghĩa, cái thấy của người tỉnh giác, của người có trí tuệ Bát Nhã, người đủ khả năng vượt thoát sinh tử luân hồi .

* VÔ NGÃ là cách diễn đạt về chân lý (NGÃ) của Tiểu thừa PG.- Bằng giáo lý . Như sau:

Vô ngã (無我, sa. anātman, pi. anattā), là một trong Ba pháp ấn . Chân lý Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó.

Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi. Để dễ hiểu, cần nhớ câu này: cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã.

Như vậy.- Ngã không, hay Vô ngã là các cách thức diễn đạt chân lý về NGÃ theo lời Phật dạy.

+ Tiểu thừa PG. do phân tích Ngã, là do 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giả hợp mà có. Do phân tích mà thấy được tính chất Vô ngã, nên gọi là "Tích không quán" (phân tích mà thấy không có ngã).

+ Đại thừa PG. Do quán sát Ngã do nhân duyên hợp lại mà thành, nhưng kể cả các nhân duyên đó cũng không tìm ra đầu mối khởi thỉ ban đầu, nó là vô thỉ, vô chung, không thật có, chỉ là một thể Tánh không. Do thấy đương thể là không, nên gọi là "Thể không quán" (đương thể cũng là không).

Như vậy: Ngã không hay Vô ngã là 2 từ ngữ đều chỉ chân lý về Ngã, chỉ là sâu cạn mà thôi.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

* Vô ngã & Chơn ngã.

Ở Duy Thức luận, dạy về Vô ngã như sau:

Luận chủ trả lời câu hỏi thứ hai: "Sao gọi là vô ngã?"

CHÁNH VĂN

Nói "vô ngã", lược có 2 món:

1. Nhơn vô ngã, 2. Pháp vô ngã.

LƯỢC GIẢI

Chúng sinh chấp thân, tâm này thật là mình (ta), như thế là "Nhơn ngã" ; chấp núi, sông, đất, nước, tất cả sự vật bên ngoài là thật có, như thế là "Pháp ngã".

Vì "nhơn" không thật có và "Pháp" cũng không thật có, nên Phật gọi rằng: "Tất cả Pháp vô ngã"; tức là "Nhơn không thật" và "Pháp không thật" vậy.

Như thế là Luận chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ hai: "Thế nào là vô ngã".

Như vậy:

* Ngã là một tự ngữ chỉ cho tính chất tự tại riêng biệt của tất cả từ con người (nhân) cho đến đối tượng biết của con người (pháp).

* Vô ngã là một tự ngữ chỉ cho tính chất không có tự tại, mà phải do nương gá nhiều cái không phải "Ngã", mới có được cái "ngã".

+ Ví như cái nhà, có ra là do gắn kết, vay mượn nơi những cái không phải là nhà, như cột, kèo, cây, ngói v.v... mà có ra.

+ Ví như con người, có ra là do tích tụ 5 uẩn. sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà có được con người.

YcZPbQ4.jpg


Nhưng nếu người đệ tử Phật chỉ chấp vào Vô ngã, thì rơi vào Đoạn kiến, nghĩa là chấp chết rồi là hết.- Vì không có con người, chỉ có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thì khi sắc, thọ, tưởng, hành, thức tan rả không tồn tại, thì rơi vào "hư vô". Đạo Phật không dạy để vào "Hư vô".

Do vậy. Đằng sau cái "vô ngã" là một bản thể thường trụ bất biến, nên chúng sanh mới có tái sanh, mới có tu hành thành Phật.

Bản thể thường trụ bất biến đó là CHƠN NGÃ....
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

* Huyễn ngã .

Trong Đại thừa giáo pháp.- Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, kể cả các duyên sanh pháp, đều không có tự tánh (Tánh không). Luận Đại Trí Độ dạy: Tánh không đó chính là pháp tánh thật tế của hết thảy pháp.

Thí dụ: Con người là do 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà hợp thành. Nhưng sắc (thọ, tưởng, hành, thức), đều là cũng không có tự tánh, không thể tìm ra một cái nhân ban đầu (vô thỉ), hay cái nhân rốt sau (vô chung), tất cả chúng nó đều vận hành như huyễn, như hóa.

Về vấn đề này ĐT ĐL dạy:

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Nếu hết thảy các pháp đều là không, chẳng có căn bản, đều là Như huyễn, Như hóa, thì chúng sanh trú ở chỗ nào, mà Bồ tát phải dẫn dắt họ ra khỏi ?

Phật dạy: Chúng sanh chỉ trú trong danh tướng hư vọng mà ức tưởng phân biệt, nên Bồ tát phải hành 6 pháp Ba- la- mật để cứu vớt họ ra khỏi danh tướng hư vọng.


* Như vậy "Ngã tướng" của chúng sanh, là như huyễn, chỉ do ức tưởng hư vọng mà thấy có. Ngã mà chúng sanh chấp trước, đó là HUYỄN NGÃ.

Goi là huyễn ngã, vì nó chỉ như bóng trong gương, như cảnh trong mộng, có nhưng không tự tại,, sớm còn tối mất....

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

* Chơn Ngã.

Với hệ tư tưởng Bát nhã của Đại thừa PG, thì Ngã là từ "Như" mà đến, đến rồi về "Như" (tùng Như sở lai, diệt Như sở khứ.- Cố danh Như Lai. - Kinh Kim Cang), mà "Như" cũng là Chơn Không, nên chẳng có chỗ đến, cũng chẳng chỗ về (vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai.- Kinh Kim cang).
[MOVRIGHT]NHƯ là CHƠN KHÔNG.[/MOVRIGHT]

Có thể tóm tắt Như sanh ra tất cả các pháp, ( kể cả NGÃ). CŨng đồng nghĩa Chơn không sanh các pháp, còn gọi là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU.

Cũng nên lưu ý. Có 4 tầng bậc KHÔNG, mà người học Phật cần biết rõ ràng minh bạch:

1/. Ngoan không: Đây là cái không "hư vô", không có thật, ví như lông con rùa, sừng con thỏ, cái không thể nào có được. Cái ngoan không này chẳng thể sanh được bất cứ cái gì cả.

2/. Sắc không đối đãi: Đây là cái không đối đãi với cái có, thuộc về vọng tưởng phân biệt của ý thức, vì là vọng tưởng, nên bản chất nó là THỨC TRI, chỉ sanh được phiền não, vô minh, sai lầm...

3/. Sắc không bất dị: Nghĩa là Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc cũng là duyên hợp giả tướng, không cũng là duyên hợp giả tướng nên là bình đẳng, bất dị. Cái không này thuộc về quán tưởng thiền định, thấy sâu vào bản chất các pháp, nên là THẮNG TRI, cái không này sanh được Trí huệ Bát nhã.

4/. Sắc Không tuyệt đãi: Đây là cái không tuyệt đối, cái không này là NHƯ, là nền tảng sanh ra các pháp, Không này chứa đựng tất cả chủng tử Có. nên gọi là Chơn không Diệu Hữu. Nơi đây lìa ngôn ngữ, bặt suy lường, vì đây cảnh giới Liễu Tri, vượt khỏi ý thức và 7 thức kia. Cái không này Chính là Chơn Ngã đó.

Có thể tạm so sánh như vầy để khái niệm về Chơn Ngã:

WC6jBj8.jpg


+ Hình ảnh trong màn hình là "huyễn ngã".

+ Bóng tối là vô minh, làm nền cho huyễn ngã đậm nét. - Chỉ cho trạng thái Thức Tri.

+ Ánh sáng giúp, các hình ảnh nổi bậc và nếu người có quán sát, thì sẽ biết đây là sân khấu.- Chỉ cho trạng thái Thắng Tri.

+ Nghệ sĩ và đạo diễn là tâm và nghiệp tạo tác ra các vai diễn.

+ Nghệ sĩ và đạo diễn khi nghỉ ngơi an ổn , khi ấy không còn những giả cảnh lăng xăng , là Chơn Ngã. là Như. Chỉ cho trạng thái Liễu Tri.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

* Vị trí lý Chơn ngã, trong hệ thống kinh điển Đại thừa PG.

Chơn ngã là giáo lý tột cùng của hệ thống tu học PG. Để diễn đạt chơn lý này, trong các kinh Đức Phật dùng các tên khác nhau, để diễn tả các khía cạnh khác nhau của cùng một chơn lý.

Thí dụ:

+ Ở kinh Pháp hoa, đức Phật gọi là PHẬT TRI KIẾN.

+ Ở kinh Niết Bàn, đức Phật gọi là Đại Bát Niết Bàn.

+ Ở kinh Viên Giác, đức Phật gọi là Viên Giác Diệu Tâm.

+ Ở kinh Bát Nhã, đức Phật gọi là Bát Nhã Ba- la- mật.

+ Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật gọi là Chơn Tâm thường trú.

+ Ở kinh hoa Nghiêm, đức Phật gọi là Pháp giới.

+ Hầu hết các tông phái Phật giáo Đại thừa thường dùng khái niệm Chơn Ngã là Chơn như.

Chơn Như là gì?

Định nghĩa tổng quát:

* Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, bất khứ, bất lai”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.

Đơn cử một số từ ngữ trong Luận Đại Thừa Khởi Tín thì Chân Như là: Tâm Chân Như (đối lại với tâm sinh diệt), Pháp tánh Chân Như, Như Lai tạng, Nhất Tâm, Thể Đại tổng tướng của Nhất Pháp giới, tánh Không, Pháp thân, Bản giác, Cứu cánh giác, cái gương như hư không, tánh giác, Tâm, Pháp giới tánh, Phật thể… v.v...

* 4 đức Niết bàn là: Chơn Thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh là đặc tánh nổi bậc của Chơn như.

Gọi là Chơn Ngã, vì nó đáp ứng được như cầu về Ngã tính.- Ngã .- Chỉ cho cái “ta” , được cho là một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Nó độc lập, tự chủ và không bị lệ thuộc vào cái khác.

Nếu nói về sự mầu nhiệm, sâu lắng của Chơn như, thì bao nhiêu giấy mực ở thế gian này cũng không đủ để tả hết, chỉ có hành giả tu trì quán chiếu mới có thể dần dần thấy được sự mầu nhiệm đó. Ở đây chỉ xin đơn cử nói về một góc nhỏ quán sát đặc tính bất sanh, bất diệt của Chơn Ngã làm biểu mẫu.

Thí dụ như: Chúng ta. ai nếu học về kinh Thủ lăng nghiêm sẽ biết rằng. Con người chúng ta do tập hợp 7 nguyên tố , (còn gọi là thất Đại) là. địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến thức .

Ở đây chúng ta quán sát lửa.

a_fire.gif


- Lửa là do cũi chăng ? Chưa đủ
- Lửa là do không khí chăng ? chưa đủ.
- Lửa là do tác động của con người chăng ? chưa đủ.
- v.v... và v.v...

Nhưng hội họp đủ các nhân các duyên, thì khi ấy lửa hiện ra. Ký thực nhân tố lửa đã ở sẵn khắp hư không, nơi nào đủ duyên thì lửa hiện, khi thiếu duyên thì lửa ẩn. Hiện ra không phải là sanh (vì đã có tiềm ẩn sẳn trong vũ trụ), mất đi không phải là lửa diệt (Vì trở lại tìm ẩn trong vũ trụ). Như vậy là lửa “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, bất khứ, bất lai”. Lửa từ Chơn Như (chơn Ngã) mà hiện, lửa là CHƠN NHƯ- BẤT SANH, BẤT DIỆT. 7 Đại đều như vậy. Suy ra con người do 7 đại bất sanh, bất diệt duyên hợp thành, nên con người thật tế cũng bất sanh, bất diệt. Sở dĩ thấy có sanh diệt, là do vọng tưởng điên đảo, mà nơi không sanh lại thấy sanh, bất diệt lại thấy diệt.

Kinh Hoa Nghiêm nói:

"Tất cả pháp vô-sanh

Tất cả pháp vô-diệt

Nếu hiểu được như vậy

Chư Phật thường hiện tiền.

Pháp-tánh vốn không tịch

Vô-thủ, cũng vô-kiến

Tánh không, tức là Phật

Chẳng thể nghĩ lường được.

......"
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ngã là gì ?

* Chơn Ngã khác với Đại Ngã.

Trong tín ngưỡng Độc Thần giáo và Bà la môn Ấn Độ, quan niệm ĐẠI NGÃ, chỉ cho đấng toàng năng, là Thượng Đế. Đại ngã sanh ra tiểu ngã là linh hồn, và người ta tu hành để Tiểu ngã hòa nhập trở về cùng Đại ngã.

Theo thuyết của Ba La Môn giáo thì Đại Ngã là một thể duy nhất hay được cấu tạo từ nhiều Tiểu Ngã. Tức là, các Tiểu Ngã nhập đồng nhất thành Đại Ngã duy nhất và không còn Tiểu Ngã tồn tại hay Đại Ngã là một tập hợp các Tiểu Ngã vậy

CHƠN NGÃ, thì không như vậy. Mỗi chúng sanh là một CHƠN NGÃ tồn tại độc lập, sở hữu bỡi chính nó. Nó không được chiết ra từ một thể khác và các Chơn ngã không nhập thành một thể duy nhất. Đó là sự khác nhau giữa sự thật về Chơn ngã và quan niệm Đại Ngã/Tiểu Ngã trong thuyết Bà La Môn giáo.

Đặc tính của Chơn Ngã là “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, bất khứ, bất lai” .- Nên chơn ngã không sanh ra cái gì cả, bởi vì tất cả các pháp là bóng dáng huyễn hư mà nương nơi chơn ngã huyễn hiện (Như huyễn, huyễn không rời như), các pháp cũng không đến, nên không có lúc trờ về (với chơn ngã).

CHƠN NGÃ là liễu nhân, chẳng phải sanh nhân.
(liễu nhân : ví như đèn soi sáng các vật,
sanh nhân : ví như hạt giống sanh ra cây cỏ).

CHƠN NGÃ chẳng phải là Tiểu Ngã, vì CHƠN NGÃ chẳng sinh , chẳng diệt
CHƠN NGÃ chẳng phải là Linh hồn :
Một trong những khác biệt chính yếu giữa Phật Pháp và các đạo chủ trương có Đại ngã là : Họ chủ trương Linh hồn bất biến còn Phật Pháp thì ngược lại.
Mấu chốt vấn đề là ở chỗ : Linh hồn không bất biến, chớ chẳng phải là không có Linh hồn

CHƠN NGÃ là Chân Tâm, không có luân hồi sanh tử. Linh hồn không bất biến là Vọng Tâm, nên có luân hồi sanh tử.

Những từ đông nghĩa với Chơn Ngã:

_Chân Như
_Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
_Đại Niết Bàn (là Niết Bàn của Phật, khác với Niết Bàn của A La Hán)
_Bản Thể của Tâm
_Bản Lai Diện Mục
_Tánh Thiên Chân ( thuật ngữ cổ xưa, hiện không còn dùng)
_Tánh Thực
_Chân Tánh
_Tự Tánh
_Tánh (viết hoa)
_Chân Tâm
_Tự Tâm
_Diệu Tâm
_Tâm Vương
_Kiến Tinh ( thuật ngữ dùng trong Kinh Lăng Nghiêm)
_Chân Ngã
_Chân Không Diệu Hữu (Chân Không + Diệu Hữu)
_Như Lai Tạng
. . .


PlYXFhU.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top