Thắc mắc về thần thông và 1 vài thứ khác

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

Tôi là 1 phật tử tại gia, năm nay 25 tuổi, đã quy y đc 1 năm, pháp danh: Minh Phú. Tôi có 1 vài thắc mắc mà vẫn chưa tìm ra lời giải đáp:

1/ Cái gọi là "thần thông" của Phật và các bậc thánh có phải là có phép biến hóa ko, hay đó chỉ là cách diễn đạt trí tuệ siêu việt của Phật, ví dụ như gọi thiên nhãn thông ko phải là thấy xuyên suốt vũ trụ mà là để nói lên cái nhìn bằng tuệ giác của Phật.

2/ Ngày xưa ở mỗi kỳ pháp hội có hơn 5000 người (theo như kinh Pháp Hoa đề cập), mà lúc đó ko có micro như bây h, vậy tại sao mọi người đều nghe đức Phật thuyết pháp, phải chăng ngài đã dùng thần thông để thuyết pháp. Vì tôi đã từng đi xem kịch và khán phòng chỉ khoảng 500 người nhưng mỗi lần micro hư là người ngồi giữa ko còn nghe đc j nữa

3/ Theo tôi đc biết thời gian và không gian là không có thật, vậy chúng ta đang sống ở đâu, và vũ trụ này bao lớn.

4/ Các đức phật ở thế giới khác có phải có hình tướng giống như cư dân ở thế giới đó hay ko, sao người ta vẽ các đức phật đều hao hao Phật Thích Ca nhỉ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

Tôi là 1 phật tử tại gia, năm nay 25 tuổi, đã quy y đc 1 năm, pháp danh: Minh Phú. Tôi có 1 vài thắc mắc mà vẫn chưa tìm ra lời giải đáp:

1/ Cái gọi là "thần thông" của Phật và các bậc thánh có phải là có phép biến hóa ko, hay đó chỉ là cách diễn đạt trí tuệ siêu việt của Phật, ví dụ như gọi thiên nhãn thông ko phải là thấy xuyên suốt vũ trụ mà là để nói lên cái nhìn bằng tuệ giác của Phật.

2/ Ngày xưa ở mỗi kỳ pháp hội có hơn 5000 người (theo như kinh Pháp Hoa đề cập), mà lúc đó ko có micro như bây h, vậy tại sao mọi người đều nghe đức Phật thuyết pháp, phải chăng ngài đã dùng thần thông để thuyết pháp. Vì tôi đã từng đi xem kịch và khán phòng chỉ khoảng 500 người nhưng mỗi lần micro hư là người ngồi giữa ko còn nghe đc j nữa

3/ Theo tôi đc biết thời gian và không gian là không có thật, vậy chúng ta đang sống ở đâu, và vũ trụ này bao lớn.

4/ Các đức phật ở thế giới khác có phải có hình tướng giống như cư dân ở thế giới đó hay ko, sao người ta vẽ các đức phật đều hao hao Phật Thích Ca nhỉ



Trả lời cùng đạo hữu Minh Phú.

1- Thần thông là thật có. Sức mạnh của thần thông vượt qua các pháp hữu vi. Đối với đạo Phật, chỉ những vị A La Hán, Bích Chi Phật, Độc Giác Phật, và Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Chỉ thực hiện bằng tâm. Sức mạnh từ Chân Tâm thanh tịnh lưu xuất không thể đo lường được. Thần thông ở ngũ căn cũng do Chân Tâm lưu xuất mà các căn có sự hữu dụng đặc biệt của nó. Thần thông đối các vị tu theo Chánh đạo có được là do các Ngài lậu tận đã dứt sạch, từ Chân Tâm thanh tịnh lưu xuất, không do mong cầu và tinh luyện gì cả.

Ngoài ra tu theo ngoại đạo cũng có được thần thông, điển hình là Tiên đạo. Các vị này do ly dục, tập trung Tâm vào một phương pháp nào đó do tông môn dạy mà tu luyện. Tu tiên có rất nhiều loại, tùy theo phương pháp tu luyện mà có được công năng đặc thù như mong muốn. Ngoài ra tu tiên còn sử dụng các loại chú của ngoại đạo.

Đạo hữu nên nhớ, thần thông trong đạo Phật là do tự có trong quá trình tu học, không do tâm mong cầu. Nếu tu mà mong cầu có thần thông là đang tu theo ngoại đạo, trước sao gì cũng lọt vào ma đạo.
Các Ngài lấy Thánh quả giải thoát sanh tử là mục đích tu học. Còn ngoại đạo dầu có được chút thần thông,
có sống thọ lâu hơn người bình thường, nhưng vẫn không thoát được sanh tử luân hồi.

Và ngày nay, ít ai có duyên thấy được thần thông của các vị đạt đạo. Trừ khi đó là một cơ duyên lớn. Nên hầu như mọi người đều nghi ngờ về điều này, đó là lẽ tự nhiên.

2- Trong hội Pháp Hoa khi Đức Phật thuyết, có tất cả 4 chúng, các loài chư Thiên và chúng sanh các loài Hộ Pháp. Loài người thì nghe bằng âm thanh của loài người, chư Thiên thì nghe bằng âm thanh của chư Thiên, và các loài trong các cõi cũng vậy theo duyên nghiệp mà nghe các âm thanh thuyết pháp khác nhau. Âm thanh mà Đức Phật thuyết trong Kinh gọi là tiếng ĐàLaNi, tiếng nói xuất phát từ Chân Tâm. Tiếng nói này không dùng tâm sanh diệt vọng động của chúng ta có thể hình dung được, và đo lường được nó. Tiếng nói đi từ Chân Tâm, cảm hóa đến tâm của chúng sanh các loài. Nên bất cứ chúng sanh loài nào cũng cảm thọ và lãnh thụ được lời kinh. Nhưng liễu được nghĩa Kinh thì tùy vào duyên tu học mà thọ lãnh rốt ráo có khác nhau tùy theo từng chúng sanh riêng biệt.

3- Thời gian và không gian là không có thật trừ khi bạn đã đạt thánh quả giải thoát. Ngày nào bạn chưa thành tựu trong việc tu học thì thời gian và không gian luôn là thật có. Cũng như người còn trong mộng thì vẫn thấy mộng là thật, chỉ khi đã tỉnh mộng rồi mới thấy mộng đó không thật.

4- Các vị Phật và Bồ tát khi hóa độ chúng sanh thì sẽ theo duyên chúng sanh cõi đó mà hóa độ. Vì thoát ngoài các hình tướng và các pháp sinh diệt nên không phụ thuộc vào bất kỳ hình tướng, hiện tượng nào.

Một là hóa thân theo tâm cầu nguyện của chúng sanh mà đúng thời cứu độ. Hai là thị hiện trọn một đời sống như một chúng sanh cõi đó để tu học và giáo hóa.

Khi hóa thân thì muôn hình muôn dạng tùy theo tâm nguyện chúng sanh mà hóa thân giống như vậy để độ. Nhưng khi thị hiện thì thị hiện giống như thân tướng của chúng sanh cõi đó để giáo hóa.

Sở dĩ người ta tô, vẽ hình tượng các vị Phật có các điểm giống nhau là do tâm của người vẽ như vậy. Mỗi hình ảnh tiêu biểu của các Đức Phật lại khác nhau theo từng văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Hình ảnh của các Đức Phật đã đi vào trái tim của từng dân tộc. Từ trái tim của mỗi người, mỗi dân tộc mà hình ảnh của các Đức Phật sẽ có nét đặc trưng tiêu biểu và nét riêng theo tâm ý của con người, và của dân tộc đó. Hình ảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi vào từng dân tộc, quốc gia khi đạo Phật truyền đến. Nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy hình ảnh của các vị Phật khác cũng được tạo ra hao hao giống Ngài.



Thân !
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Tôi lại có thêm thắc mắc, mong đạo hữu hoan hỉ cho:

1/ Tại sao ngày xưa đức Phật Thích Ca ko dùng thần túc thông để đi nhiều nơi xa hơn và nhanh hơn cho chánh pháp được nhiều người biết đến. Ngài chỉ đi bộ thì có vẻ giáo pháp bị giới hạn quá, điển hình là sau 45 năm giáo hóa thì giáo pháp của ngài chỉ phổ biến ở xứ Ấn

2/ Mong đạo hữu nói rõ hơn về tiếng Đà La Ni

3/ Đây là hình tôi thường thấy về đức Phật

phathichca.jpg


còn đây là bức tranh của Phú Lâu Na vẽ đức Thế Tôn lúc ngài 41 tuổi

securedownload1do.jpg


Sao đức Thế Tôn lại để tóc dài (theo tôi biết là chân tóc xoắn, ko thể cạo sạch đc), ko thấy nhục kế, để râu và còn đeo bông tai nữa

4/ Hiện giờ Phật Thích Ca đang ở đâu, ngài đang trụ trong vô dư Niết Bàn hay tiếp tục thị hiện ở những thế giới khác để giáo hóa?

5/ Tôi thấy rất nhiều chùa dùng trồng làm bằng da trâu, tôi cũng đã có hỏi 1 số vị hòa thượng và được giải thích là: khi con trâu bị giết thịt thì da trâu cho dù nhà chùa ko mua thì cũng bỏ, do đó ko phải là tội sát sanh. Theo tôi suy nghĩ thì ko đúng lắm, vì nơi giết mổ ko bán da trâu cho nhà chùa thì cũng bán cho những người làm trống khác, và nếu nhà chùa cứ mua như thế thì họ sẽ biết nhà chùa có nhu cầu, từ đó sẽ giết mổ nhiều hơn để có đủ số lượng bán ra. Nếu tôi có suy nghĩ sai chỗ nào mong đạo hữu hoan hỉ cho

6/ Tôi thường hay niệm thần chú Bát Nhã và thần chú Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Tôi ko thể hiểu 1 chữ gì trong đó cả vì toàn là phiên âm tiếng Phạn, nhưng sau 1 thời gian tụng niệm thì thấy có kết quả rõ rệt, thần chú Bát Nhã thì khiến cho tôi minh mẫn hơn và dễ đoán được sự việc. Thần chú Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni làm cho tôi ko còn đau khổ vì nghiệp chướng nữa. Xin hỏi tại sao lại có chuyện đơn giản như vậy, phải chăng chư Phật đã gia hộ cho tôi chỉ vì tôi tụng niệm ko, vậy những người ko tụng niệm thì chư Phật có gia hộ hay ko
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cám ơn bạn vì những thắc mắc trên! Tôi cũng có những thắc mắc như bạn!

Nhưng tôi tin đạo Phật vì :
Phật (Đạo Phật) nói :
_ "Ta là Phật, và chúng sanh củng là Phật... sè thành"
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Tôi lại có thêm thắc mắc, mong đạo hữu hoan hỉ cho:

1/ Tại sao ngày xưa đức Phật Thích Ca ko dùng thần túc thông để đi nhiều nơi xa hơn và nhanh hơn cho chánh pháp được nhiều người biết đến. Ngài chỉ đi bộ thì có vẻ giáo pháp bị giới hạn quá, điển hình là sau 45 năm giáo hóa thì giáo pháp của ngài chỉ phổ biến ở xứ Ấn

2/ Mong đạo hữu nói rõ hơn về tiếng Đà La Ni

3/ Đây là hình tôi thường thấy về đức Phật

phathichca.jpg


còn đây là bức tranh của Phú Lâu Na vẽ đức Thế Tôn lúc ngài 41 tuổi

securedownload1do.jpg


Sao đức Thế Tôn lại để tóc dài (theo tôi biết là chân tóc xoắn, ko thể cạo sạch đc), ko thấy nhục kế, để râu và còn đeo bông tai nữa

4/ Hiện giờ Phật Thích Ca đang ở đâu, ngài đang trụ trong vô dư Niết Bàn hay tiếp tục thị hiện ở những thế giới khác để giáo hóa?

5/ Tôi thấy rất nhiều chùa dùng trồng làm bằng da trâu, tôi cũng đã có hỏi 1 số vị hòa thượng và được giải thích là: khi con trâu bị giết thịt thì da trâu cho dù nhà chùa ko mua thì cũng bỏ, do đó ko phải là tội sát sanh. Theo tôi suy nghĩ thì ko đúng lắm, vì nơi giết mổ ko bán da trâu cho nhà chùa thì cũng bán cho những người làm trống khác, và nếu nhà chùa cứ mua như thế thì họ sẽ biết nhà chùa có nhu cầu, từ đó sẽ giết mổ nhiều hơn để có đủ số lượng bán ra. Nếu tôi có suy nghĩ sai chỗ nào mong đạo hữu hoan hỉ cho

6/ Tôi thường hay niệm thần chú Bát Nhã và thần chú Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Tôi ko thể hiểu 1 chữ gì trong đó cả vì toàn là phiên âm tiếng Phạn, nhưng sau 1 thời gian tụng niệm thì thấy có kết quả rõ rệt, thần chú Bát Nhã thì khiến cho tôi minh mẫn hơn và dễ đoán được sự việc. Thần chú Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni làm cho tôi ko còn đau khổ vì nghiệp chướng nữa. Xin hỏi tại sao lại có chuyện đơn giản như vậy, phải chăng chư Phật đã gia hộ cho tôi chỉ vì tôi tụng niệm ko, vậy những người ko tụng niệm thì chư Phật có gia hộ hay ko



Trả lời cùng đạo hữu !

1- Đức Phật đã dạy các vị đệ tử và chính Ngài cũng hạn chế dùng thần thông khi giáo hóa chúng sanh vì các nguyên nhân sau:

* Con người mê theo những điều huyền bí, mầu nhiệm mà tìm cầu. Chạy theo pháp sanh diệt, b
ỏ quên bản thân. Sự kỳ diệu nhất chính là Chân tâm!.
Vấn đề thần thông được đề cao trong xã hội xứ Ấn, từ cổ xưa cho đến thời bấy giờ của Đức Phật. Các đạo sĩ, tu sĩ đã dùng thần thông có được trong quá trình tu tập để phô diễn cho sự đạt đạo của họ. Mà thần thông không phải là Chân lý của đạo. Không giúp con người hay chúng sanh có được một cuộc sống an lạc thật sự. Làm rối ren và sai lệch tinh thần của Đạo, vốn dĩ chính là Chân lý bất sanh bất diệt ( Phật tánh ). Họ sử dụng thần thông cho mục đích thấp kém, là mưu cầu lợi dưỡng, danh tiếng, vật chất...Mà thần thông là cái tất yếu có được nếu tu hành đến nơi đến chốn. Như ăn thì no vậy. Cái không mong cầu có được của các vị Thánh quả.
Đức Phật đã tuyệt đối không cho sử dụng thần thông để giáo hóa, trừ Ngài Đại Mục Kiền Liên vì duyên đặc biệt của kiếp trước. Mục đích Đức Phật muốn truyền dạy là Chân lý, là tu học thoát sanh tử. Chứ không vì thần thông mà tu học. Không xem trọng thần thông như ngoại đạo. Ngọn đuốc sáng rực của Đức Phật là Chánh Pháp soi sáng mọi nẻo đường lúc bấy giờ.

* Tránh sự lợi dụng của ngoại đạo vào thần thông để bôi nhọa Chánh pháp, làm sai lệch ý nghĩa đạo Phật. Tránh sự tranh đấu hơn thua giữa ngoại đạo. Vì với bọn ngoại đạo, thần thông là tuyệt đối.

Cái gì là Chân lý, thì sẽ tồn tại và lan tỏa. Sự thật là kết quả cho đến ngày nay chúng ta đã có được.
Đạo Phật đã lan tỏa năm châu bốn biển, và chúng ta sẽ kế thừa nhiệm vụ ấy. Đức Phật đã truyền dạy chánh pháp chân lý khắp xứ sở Ấn Độ ngày ấy, đã là một kỳ tích vang dội mà không có ai hay giáo chủ của bất kỳ tôn giáo nào có thể làm được. Một đất nước Ấn Độ vô cùng rộng lớn và đầy dẫy sự phức tạp tôn giáo, triết học, cũng như giai cấp. Ngài và các vị Đệ tử đã truyền đạt chân lý suốt mấy ngàn năm qua, chưa bao giờ thôi dứt.


2- Tiếng Đà La Ni, là tiếng không có âm thanh của phàm trần. Tiếng nói xuất phát từ Chân tâm, truyền đạt và cảm hóa đến chúng sanh bằng trí tuệ của Chân lý.

3- Hình ảnh của Đức Phật ngồi dưới gốc Bồ đề được vẽ ở trên, là hình ảnh của Đức Phật được vẽ qua trí tưởng tượng khi đạo Phật truyền đến Trung Hoa.

32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, là những hình ảnh được mô tả về các vị thần trong kinh Vệ Đà, về vị Chuyển Luân Vương . Khi đạo Phật du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với tiên đạo của Khổng Tử và thần đạo của kinh Vệ Đà. Tạo nên hình ảnh Đức Phật giống như tranh vẽ.

* Còn về bức tranh của Ngài Phú Lâu Na vẽ Đức Thế Tôn lúc ngài 41 tuổi có thể được giải thích như sau:

Nếu đây là bằng chứng không thể phủ nhận về lịch sử vẽ Đức Phật. Ta có thể hiểu đó chính là hình ảnh thực sự của Ngài. Rất giản dị và chân nguyên.

Người Ấn thời ấy, người nam vẫn để tóc dài và búi lại, rồi dùng trang sức tô điểm để thể hiện giai cấp cao quý và cũng là công cụ giữ cho tóc không rơi ra. Khi Đức Phật bỏ cung điện đi tìm đạo. Ngài dùng dao cắt ngang mái tóc ấy, để chứng tỏ rằng từ nay Ngài không cần đến nó cũng như trang sức nữa. Rồi khi ở rừng vắng, núi non hành hạnh đầu đà, Ngài vẫn cắt ngắn lại mỗi khi tóc dài ra. Ngài đâu có cạo đầu như chúng ta nghĩ hay biết thông qua sự truyền đạo của người Trung Hoa. Suốt cuộc đời Đức Phật chỉ cắt ngang mái tóc mà thôi. Các đạo sĩ xứ Ấn tu hành ngày ấy cũng vậy.

Ta thấy ngay như Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma cũng vậy, vẫn để tóc như Đức Phật.

Còn chuyện chiếc bông tai trong ảnh, đây biểu tượng của giai cấp Sát Đế Ly ( vua chúa ). Chỉ có giai cấp sanh ra từ vua chúa quyền quý mới có biểu tượng này. Đức Phật sử dụng biểu tượng này chính là phương tiện truyền đạo của Ngài thời bấy giờ. Giai cấp tu sĩ ngày ấy rất đa thần giáo và giai cấp phân biệt. Người dân sống trong tư tưởng giai cấp quá nặng. Chỉ có những người sanh ra cao quý mới đáng được tôn trọng nghe theo và truyền dạy đạo pháp. Họ xem thường giai cấp hạ lưu thấp hèn. Nhất là giai cấp Bà La Môn, lại càng phân biệt đối xử. Chỉ có giai cấp tu sĩ Bà La Môn và Sát Đế Ly mới có quyền đứng gần và nói chuyện với nhau. Ngoài hai giai cấp trên, tuyệt nhiên không giai cấp nào còn lại được đến gần và trò chuyện hay chạm vào họ. Chính điều khắc nghiệt đó, Đức Phật đã khéo vẫn để lại biểu tượng này trong quá trình tìm đạo, đạt đạo và truyền đạo. Biểu tượng đó như một phương tiện để Ngài có thể đến gần an ủi, trò chuyện, khai mở trí tuệ chánh pháp, cho bất cứ ai và bất kỳ giai cấp nào mà không phải gặp trở ngại. Biểu tượng đó còn nói với mọi người thời bấy giờ. Ngài là một giai cấp Sát Đế Ly giàu sang, quyền uy và cao quý nhưng vẫn giũ bỏ tất cả để đi tìm đạo, học đạo. Một giai cấp cao quý như thế đã tự tìm ra con đường giác ngộ, một trí tuệ siêu việt. Nhưng vẫn bình dị, hiền từ với muôn người. Tình thương với tất cả những ai tìm đến Ngài và gần gũi Ngài. " Ta, một Sát Đế Ly cao quý, đã tìm thấy chân lý. Chân lý mà ta tìm được, sẽ chỉ dạy cho các ngươi con đường đi đến hạnh phúc thật sự, con đường chấm dứt mọi khổ đau sanh tử. Ta, một Sát Đế Ly cao quý, nhưng không còn thấy sự tồn tại giai cấp trong trí tuệ và đạo pháp của ta. Ta, một Sát Đế Ly đã tìm thấy sự bình đẳng thật sự của mọi con người trong ánh sáng chân lý."

Cạo đầu xuất gia ( cạo râu tóc ) sau này mới có, có thể bắt nguồn từ Trung Hoa. Người Trung Hoa quan niệm cạo đầu ( cạo râu tóc ) để làm xấu đi thân thể, để từ đó việc tu học ít bị chướng ngại hơn.

32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp của Đức Phật ngay trong kinh A Hàm mô tả. Chỉ có những người có tuệ nhãn thanh tịnh mới thấy được mà thôi. Phàm phu không thấy được những tướng này của Đức Phật. Cho nên ảnh vẽ về Đức Phật sau này, có khi thì thấy có đảnh ( nhục kế ), có khi không thấy vẽ. Tùy vào dụng ý của người tạo ảnh hay tượng sau này dựa theo kinh điển mô tả mà tạo ra.

4 - Xin tìm hiểu về Niết Bàn ở bài viết : http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18516-T%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-Ph%E1%BA%ADt-Ph%C3%A1p-theo-l%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%A9c-Ph%E1%BA%ADt-Th%C3%ADch-Ca-gi%E1%BA%A3ng/page3

5- Điều này là sai, không bàn. Đây là truyền thống Trung Hoa, ảnh hưởng vào đạo Phật. Vốn dĩ từ nguyên sơ không có.


6- Công năng của trì Chú là không thể nghĩ bàn. Khi trì chú, 3 nghiệp của Thân ,Khẩu và Ý phải thanh tịnh thì công năng của chú mới đạt được to lớn. Nghĩa là người trì chú phải tu học. 3 nghiệp nơi Thân, Khẩu và Ý phải tốt, làm việc thiện. Tránh các điều dữ ở cả 3 nghiệp trên. Khi ấy trì chú sẽ hiệu lực vô cùng.

Nếu không tụng niệm chú, thì làm các điều lành. Ý nghĩ tốt, miệng nói tốt, thân làm các việc thiện. Thì phước báo cũng vô lượng. Chư Phật luôn dạy như thế !.


Mến !
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
xin cám ơn đạo hữu rất nhiều. Nếu có thắc mắc gì nữa tôi sẽ post trong topic này
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Tôi muốn hỏi là trong diễn đàn này ban điều hành gồm những ai, để tiện xưng hô. Vì ko biết nên tôi sợ có cách hành văn vô lễ với người lớn tuổi hơn và tệ hơn là vô lễ với quý thầy nữa
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Tôi muốn hỏi là trong diễn đàn này ban điều hành gồm những ai, để tiện xưng hô. Vì ko biết nên tôi sợ có cách hành văn vô lễ với người lớn tuổi hơn và tệ hơn là vô lễ với quý thầy nữa



Không sao đâu, không có vấn đề gì khi các đạo hữu ở đây đều mở lòng ra cả. Xưng hô với nhau như những đạo hữu học đạo chung một nhà Phật. Đều là con Phật, nên việc xưng hô cứ từ từ. Khi tham gia nhiều ở diễn đàn sẽ biết hết thôi mà. Nếu không biết thì gọi nhau bằng đạo hữu cũng được.


Thân!
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Tôi ngồi suy nghĩ thì lại có thêm 1 số thắc mắc xin đạo hữu hoan hỉ cho:

1/ Ngày xưa đức Phật đi khất thực thứ lớp, ai cho gì ăn đó, ko phân biệt chay mặn. Người cúng dường đức Phật cũng có khi ko biết mà cúng dường đồ mặn, sao lúc đó đức Phật ko từ chối vậy, vì nếu cứ như thế hoài thì khẩu vị quen mùi thức ăn mặn thì làm sao tâm thanh tịnh được. Đó là chưa kể các vị đệ tử đạo hạnh chưa cao rất dễ bị cám dỗ nữa

2/ Cầu nguyện có kết quả ko, vì theo như tôi biết thì ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, sao lại có thể mang việc làm tốt của mình mà nguyện cho người khác đc?

3/ Tôi bị muỗi chích, tôi giết nó thì là tội sát sanh, ko giết nó thì nó chích hoài, làm sao bây h
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Tôi ngồi suy nghĩ thì lại có thêm 1 số thắc mắc xin đạo hữu hoan hỉ cho:

1/ Ngày xưa đức Phật đi khất thực thứ lớp, ai cho gì ăn đó, ko phân biệt chay mặn. Người cúng dường đức Phật cũng có khi ko biết mà cúng dường đồ mặn, sao lúc đó đức Phật ko từ chối vậy, vì nếu cứ như thế hoài thì khẩu vị quen mùi thức ăn mặn thì làm sao tâm thanh tịnh được. Đó là chưa kể các vị đệ tử đạo hạnh chưa cao rất dễ bị cám dỗ nữa

2/ Cầu nguyện có kết quả ko, vì theo như tôi biết thì ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, sao lại có thể mang việc làm tốt của mình mà nguyện cho người khác đc?

3/ Tôi bị muỗi chích, tôi giết nó thì là tội sát sanh, ko giết nó thì nó chích hoài, làm sao bây h


Trả lời cùng đạo hữu!


1- Đúng vậy, khi Đức Phật đạt giác ngộ viên mãn, Ngài đem chánh pháp dạy bảo cho người thời bấy giờ. Đối với tất cả mọi người thời ấy còn quá mới mẽ. Danh xưng Đấng Giác Ngộ còn xa lạ thì nói gì đến quan niệm hiểu biết trong việc cúng dường thức ăn cho Đức Phật.

Buổi ban đầu của Tăng đoàn, Đức Phật và các vị Đại Tỳ Kheo đều nhận vật thực bằng tâm bình đẳng, không phân biệt. Ai cúng thức ăn dù chay mặn đều không phân biệt, thọ lãnh và chú nguyện. Lúc ban sơ này, các vị Đại Tỳ Kheo tất cả đều là Thánh Tăng, đều đã vô lậu A La Hán. Nên đối với vật thực, các Ngài không còn sanh tâm phân biệt và đắm nhiễm nữa.
Đối với dân chúng thì chánh pháp của Đức Phật còn quá mới mẽ, nên không thể dạy ngay cho họ khái niệm về sự cúng dường vật thực thế nào là đúng.
Khi Tăng đoàn ổn định và số lượng chúng Tăng phát triển. Khi ấy có những chúng Tăng chưa lậu tận. Thời điểm thích hợp, Đức Phật đã ra luật về thọ nhận vật thực. Khái niệm từ bi của đạo Phật bắt đầu được thực hiện đầy đủ. Dân chúng bấy giờ đã bắt đầu biết đến chánh pháp của Đức Phật. Sự hiểu biết của họ về cúng dường vật thực đối với chúng Tăng mới lãnh nhận một cách đầy đủ. Từ đó thay vì cúng dường thịt của các loài vật, họ đã biết cúng dường thức ăn bằng ngũ cốc, rau củ, sữa và đề hồ. Khái niệm chay lạc từ từ được hình thành và ngày một tốt hơn.


2- Cầu nguyện có kết quả khi Tâm người cầu nguyện thật sự thanh tịnh và có trí tuệ hiểu biết về Phật pháp. Người chết rồi chỉ hiểu được người sống qua Tâm mà thôi. Nghĩa là khi chúng ta nghĩ tưởng hay cầu nguyện hướng tâm về người đã chết, thì người đã chết này sẽ cảm nhận được tư tưởng đó của chúng ta. Khi chúng ta phát tâm làm việc thiện, cúng dường Tam Bảo và phát tâm hiểu biết chánh pháp gởi đến người đã chết ( như chúng ta đang trò chuyện cùng người đã chết vậy ). Người đã chết sẽ cảm nhận được tâm lành đó, hiểu được những Phật pháp đó mà khởi Tâm cùng chúng ta. Khi người chết khởi Tâm thiện và hiểu biết chánh pháp từ chư Tăng Ni hay chúng ta truyền đến. Tâm người chết sẽ có sức chuyễn hóa mạnh mẽ hơn chúng ta rất nhiều. Từ những thiện tâm này, người chết sẽ siêu thoát với tâm hỷ lạc trong nghiệp lành mà chúng ta vừa tạo.
Nếu không có Tâm, thì mọi việc làm thiện và cầu nguyện cho người đã chết sẽ không cảm hóa được họ, và giúp họ siệu thoát. Tất cả phải từ Tâm mà làm. Chúng ta có Tâm, người đã chết cũng có Tâm. Đồng hổ tương lẫn nhau, cầu nguyện sẽ thành tựu.

3- Thì hôm nào đạo hữu nhớ lời dạy của Đức Phật, tình thương nhiều thì tha thứ được, chịu đựng bỏ qua. Muỗi đốt nhiều quá thì chạy. Còn hôm nào không vui hay bực bội trong lòng thì chạy đi tìm chổ khác hay phương tiện phòng chống để khỏi phải giết. Không giết là vì lòng từ bi. ( Nhưng nếu có đốt nhang ung muỗi thì chịu vậy, tùy theo tấm lòng của từng người Phật tử ). Người Phật tử tại gia, Đức Phật khuyên giới cấm không cho sát sanh chủ yếu là không được giết người. Xa hơn là không nên giết các loài vật có tình nghĩa và gần gũi với con người. Động vật có tri giác càng cao, chúng ta đừng nên giết chúng vì chúng đã tiến hóa gần chúng ta rồi. Càng tránh được thì càng tốt, càng ít nghiệp xấu phải mang, và công đức do lòng từ bi mà có được.

Mến !.
 

tiachop911

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
11 Thg 3 2012
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Xin chào đạo hữu, tôi lại có thắc mắc rồi ^^:

1/ Trong các kinh điển thường dùng đơn vị đo là "Do tuần", vậy 1 Do tuần bằng bao nhiêu mét hiện nay

2/ Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Hiện Bảo Tháp, khi đức Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm thì từ dưới đất xuất hiện 1 bảo tháp bên trong là Đa Bảo Như Lai theo như lời nguyện của ngài trước khi tịch diệt. Rồi sao đó đại chúng muốn nhìn sắc thân của Đa Bảo Như Lai, Phật Thích Ca mới bay lên không trung mà mở cửa bảo tháp để mọi người được thấy Đa Bảo Như Lai. Tôi đọc đến đoạn này thấy rất ly kỳ, có chuyện lạ lùng như vậy thật sao, đoạn này chứa huyền cơ gì?

3/ Hết duyên thì thất đại tan rã, vậy sao khi chết chúng ta còn lại gì để tiếp tục vòng sinh tử luân hồi

4/ Thực vật cũng có sự sống, nếu ko ăn mặn mà ăn chay thì cũng là tiêu diệt sự sống -> đây là 1 người ngoại đạo hỏi tôi, tôi ko thể giải thích nên rất mong đạo hữu giải đáp

5/ Trong vòng sinh tử luân hồi, chúng ta ko phải chỉ là 1 loài động vật, có khi chúng ta là cây, cỏ, đá, núi v.v... có phải như vậy ko? nếu như vậy thì thật là vô lý quá

6/ Từ thời Nhiên Đăng Như Lai thọ ký Phật Thích Ca cho đến khi Phật Thích Ca thành tựu ngôi chánh đẳng chánh giác, thời gian được miêu tả là "Vô lượng vô biên a tăng kì kiếp", vậy xin hỏi
"Vô lượng vô biên a tăng kì kiếp" là bao lâu, sao tôi nghe mà thấy nản quá vậy đạo hữu
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Xin chào đạo hữu, tôi lại có thắc mắc rồi ^^:

1/ Trong các kinh điển thường dùng đơn vị đo là "Do tuần", vậy 1 Do tuần bằng bao nhiêu mét hiện nay

2/ Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Hiện Bảo Tháp, khi đức Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm thì từ dưới đất xuất hiện 1 bảo tháp bên trong là Đa Bảo Như Lai theo như lời nguyện của ngài trước khi tịch diệt. Rồi sao đó đại chúng muốn nhìn sắc thân của Đa Bảo Như Lai, Phật Thích Ca mới bay lên không trung mà mở cửa bảo tháp để mọi người được thấy Đa Bảo Như Lai. Tôi đọc đến đoạn này thấy rất ly kỳ, có chuyện lạ lùng như vậy thật sao, đoạn này chứa huyền cơ gì?

3/ Hết duyên thì thất đại tan rã, vậy sao khi chết chúng ta còn lại gì để tiếp tục vòng sinh tử luân hồi

4/ Thực vật cũng có sự sống, nếu ko ăn mặn mà ăn chay thì cũng là tiêu diệt sự sống -> đây là 1 người ngoại đạo hỏi tôi, tôi ko thể giải thích nên rất mong đạo hữu giải đáp

5/ Trong vòng sinh tử luân hồi, chúng ta ko phải chỉ là 1 loài động vật, có khi chúng ta là cây, cỏ, đá, núi v.v... có phải như vậy ko? nếu như vậy thì thật là vô lý quá

6/ Từ thời Nhiên Đăng Như Lai thọ ký Phật Thích Ca cho đến khi Phật Thích Ca thành tựu ngôi chánh đẳng chánh giác, thời gian được miêu tả là "Vô lượng vô biển a tăng kì kiếp", vậy xin hỏi
"Vô lượng vô biển a tăng kì kiếp" là bao lâu, sao tôi nghe mà thấy nản quá vậy đạo hữu


1- [FONT=&quot]“Do-tuần
[/FONT][FONT=&quot]”[FONT=&quot] là tiếng dịch âm từ Phạn ngữ “yojana”, dịch ý là hạn lượng, hòa hợp, một lộ trình; là đơn vị đo chiều dài lộ trình của người Ấn Độ. Lại nữa, do từ ngữ căn “yuj”, chữ yojana (Do-tuần) cũng có nghĩa là “mang ách”, tức chỉ cho chiều dài của đoạn đường mà con bò mang cái ách đi trong một ngày. Sách Đại Đường Tây Vực kí (do Phật quang đại từ điển trích dẫn) thì nói rằng, Do-tuần là chỉ cho lộ trình một ngày hành quân của vua chúa. Về cách tính toán, có nhiều thuyết không giống nhau, theo đó, một Do-tuần có thể là 12 dặm, 16 dặm, 30 dặm, 32 dặm, 42 dặm, 46 dặm;--- hoặc 7.3 km, [/FONT][FONT=&quot]8.5 km, 14.6 km, 17 km, 19.5 km, 22.8 km, v.v...; nhưng con số thường dùng là: một Do-tuần = 13.5 km. [/FONT][/FONT]

2- Giải thích ( sơ bộ, nếu muốn rỏ hơn xin xem giảng giải Kinh Diệu Pháp liên Hoa )

- Sự tướng: Niết Bàn là vô sanh diệt. Là hằng còn tịch tĩnh, không mất. Lục Tổ nói " Trống rổng sáng suốt không một vật ". Cho nên nói tuy Đức Phật Đa Bảo nhập diệt đã lâu, trên sự tướng thấy Ngài thật có nhập diệt, chứ kỳ thực chỉ là phương tiện của các Ngài. Sanh diệt chỉ là tướng vọng, như hoa đốm hiện giữa hư không nhưng không thật có, vì bệnh mắt mà thấy có hoa đốm. Chúng sanh vì thấy sanh diệt là thật, nên thấy Phật sanh ra và nhập Niết Bàn. Chứ kỳ thực, không có sanh cũng không có nhập.

- Trên nghĩa chân thật : Như Lai ( Phật Đa Bảo ) đại diện cho Phật tánh của tất cả chúng sanh. Phật tánh là bất biến, không sanh diệt. Phật tánh là bản thể của chúng sanh, có trong mỗi chúng sanh. Chỉ vì chúng sanh không tin nhận để trở về sống lại với nó. Đức Phật chỉ ra Phật tánh qua hình ảnh viên ngọc được giữ nơi búi tóc ( hay chéo áo ) mà chúng ta quên mất, lại đi ăn xin.
Vì Như Lai là hằng còn, nên Phật Đa Bảo tuy đã nhập diệt, nhưng không có cái diệt. Chính là Phật tánh không diệt. Khi thấy được Phật tánh của mình, là thấy được Phật Đa Bảo. Phật tánh và Phật Đa Bảo là một, không khác, không hai. Trên nghĩa tuyệt đối là một thể đồng nhất.

Sở dĩ Phật Thích Ca bay lên không trung, chính là thể hiện cái Không ( Trống rỗng sáng suốt ), không trụ ( kẹt ) bất cứ pháp nào là hình tướng. Mở cửa bảo tháp, chính là mở tất cả các kiến hoặc ( kiến chấp ). Không còn bị hình tướng các pháp ( sở ), các vọng tưởng ( năng ) che phủ nữa. Chân tâm hiển bày, chính là Phật Đa Bảo. Những ai thể nhập được Phật tánh, tức sẽ thấy được Phật Đa Bảo.


3-
Dù thân tứ đại vừa tắt thở, ta gọi là chết, nhưng kỳ thật lại có sự sống liên tục nối tiếp ngay sau đó, chính là thân trung ấm. Thân ( trung ấm ) tâm ( cũ ) vẫn tiếp tục nối tiếp vì Tánh là hằng còn. Lại tiếp tục nữa, thân trung ấm và tâm theo nghiệp lại tái sanh chuyển qua thân tâm cõi khác trong 3 nẽo 6 đường, Tánh vẫn hằng còn bất biến. Cái vòng sanh tử, tử sanh này liên tục không dừng nghỉ, bất tận. Nên đừng nghĩ chết ( tắt thở ) thì thân tâm hư hoại. Thân tâm chuyển liên tục qua dạng khác không một khe hở. Đối với cái nhìn không thấu của ta. Ta nghĩ có sống là có thân, chết là mất thân. Đây là sai lầm. Thân tâm bị biến đổi qua các dạng vật chất khác nhau do nghiệp chiêu cảm sanh tử hữu hạn của từng cõi mà biến đổi. Chứ làm gì có chuyện thân tâm không còn. Thân tâm như một dòng chảy biến đổi bất tận trong vô minh không lúc nào dừng, vì vọng nối tiếp sanh vọng.
Vì vô minh mà từ Tánh giác, thân tâm được sanh ra, chảy ( biến đổi ) theo một dòng liên tục bất tận cho đến ngày nay. Thân tâm chưa bao giờ hết vì vọng nối vọng. Chính Tánh ( Phật tánh ) mới là cái không bị sanh diệt chi phối, hằng còn theo suốt chúng sanh trong quá trình sanh tử triền miên đó. Tánh là Bản thể của thân tâm dù cho thân tâm biến đổi ở hình thức nào.


4- Ăn chay lạc là thể hiện lòng từ bi. Vì tình thương mọi loài mà không nở lòng ăn. Mọi loài đang tiến hóa, ta tước đi mạng sống chúng sanh chính là chặn ngang con đường tiến hóa, làm chậm trể và gây đau thương, oán hận cho chúng sanh.
Trong tất cả vật thực để làm thức ăn cho con người chúng ta, gồm có 2 loại: động vật và thực vật. Trong đó sự tiến hóa cao nằm ở động vật. Động vật đã cảm nhận được sợ hãi, đau đớn. Càng tiến hóa thì càng gần giống người. Xa thì con vật nhỏ, thấp bé. Gần thì động vật xung quanh ta. Ngay cả chó mèo, cũng đã biết thể hiện giận thương, yêu ghét rất rỏ ràng.
Vì động vật là chúng sanh hữu tình thể hiện sợ hãi, mưu cầu sự sống mạnh nhất. Khoa học gọi là bản năng sống. Đây chính là thức thứ 7 trong 8 thức của chúng sanh, chấp sự sống và níu kéo nó. Một người tu đạo không thể thiếu tình thương nở tước đi sự sống ấy chỉ vì miếng ăn của mình. Đây là điều cơ bản của tình thương xuất phát từ tâm từ của một người tu chánh đạo. Tôn trọng sự sống cũng là tôn trọng Chân lý. Đi theo Chân lý.

Thực vật cũng có sự sống, nhưng còn rất yếu và nhẹ. Cái sự sống này chưa là hữu tình thật sự rõ ràng. Sự đau đớn và sợ hãi gần như chưa có. Sự sống nhỏ ấy có thể hồi sinh tiếp sau khi mất đi một phần. Nên người tu đạo tạm chọn cây cỏ làm vật dưỡng thân, nuôi ,mạng sống để cầu đạo giải thoát.

Vì tình thương, lòng từ bi. Không nở nhìn loài khác đau đớn mất đi mạng sống chỉ vì miếng ăn nuôi mạng của mình. Vả lại, người tu đạo, vì tìm đường trở về Chân lý, tìm về Bản thể. Thấy chúng sanh và mình không khác nhau, nên tôn trọng và yêu thương. Đồng cái nhìn của Chư Phật.
Tạm mượn cây cỏ làm thức ăn, là nuôi hạt giống từ bi của Chư Phật. Sự tạm mượn nhỏ nhất này rồi có ngày sẽ thành tựu và không còn cần tạm mượn nữa. Mà trở lại phục vụ chúng sanh không bờ bến.

5- Trong vòng sanh tử luân hồi. Khi đã là chúng sanh hữu tình. Chúng ta vẫn là chúng sanh hữu tình. Vì có tình nên ta mới luân hồi. Đạo Phật chỉ rất rỏ. Tình chính là ái, buộc chúng sanh trôi nổi trong ba nẽo sáu đường. Tình này là vọng mà có. Bản thể ( Phật tánh ) là vắng lặng, chỉ vì vô minh ( dù nhỏ không thể tưởng ) mà phát sanh vọng. Vọng này như những cơn sóng, vọng sau nối vọng trước mãi không dừng. Như ta nhìn sóng trên mặt biển, tưởng chỉ là một cơn sóng từ ngoài chạy vào bờ. Chứ kỳ thực là từng lớp sóng xô nhau liên tục chạy mãi không dừng, tạo ra cơn sóng tưởng chừng chỉ là một ấy.
Chúng sanh hữu tình chỉ trôi trong sanh tử luân hồi ( nơi 3 nẽo 6 đường ). Khi lên khi xuống các thân khác nhau mà thôi. Do có tình mà trầm luân sanh tử, nên không trở thành chúng sanh vô tình đâu ( không trở thành cây cỏ, đá núi đâu thưa đạo hữu! ).


6- Từ thời Nhiên Đăng Như Lai thọ ký Phật Thích Ca cho đến khi Phật Thích Ca thành tựu ngôi chánh đẳng chánh giác, thời gian được miêu tả là "Vô lượng vô biển a tăng kì kiếp".

Ý này chính là nghĩa tuyệt đối của Phật tánh. Nhiên nghĩa là hằng nguyên trước sau không đổi. Đăng là ánh sáng, ngọn đèn. Vậy thì Nhiên Đăng tròn nghĩa chính là ánh sáng nguyên vẹn trước sau không mất. Từ trước cũng vậy, sau này cũng vậy. Nghĩa là Bản thể ( Phật tánh ) trước sau nguyên vẹn không biến đổi, không sanh không diệt.
Thọ ký cho Đức Phật Thích Ca thành Phật, chính là thọ ký cho tất cả chúng sanh đều thành Phật.
Vì sao? Vì có chúng sanh là do vọng mà có. Như hoa đốm giữa hư không. Như kẻ nằm mộng, thấy các cảnh mộng đều thật. Nhưng khi hết bệnh mắt thì hết thấy hoa đốm, vì hoa đốm không thật có. Tỉnh mộng thì hết, không còn các cảnh mộng. Vốn dĩ hư không vẫn trống không, không có hoa đốm. Vốn dĩ người tỉnh thì đâu có mộng. Vậy thì với cái nhìn của Phật Nhiên Đăng ( Cái nhìn của Bản thể ), người không bị bệnh mắt, không bị mộng, thì trước sau như một. Thì xưa cũng là Phật, nay cũng là Phật, sau này cũng là Phật. Ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều là Phật. Nên từ thời Phật Nhiên Đăng cho đến Phật Thích Ca thành đạo là Vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp ( thời gian không thể đo lường được, xem như là vô thỷ vô chung, không cùng tận). Thọ ký, là nhìn bằng con mắt Phật. Thấy ông đã là Phật, đang là Phật, sẽ là Phật. Không thấy sai biệt trước sau.

Đoạn này muốn nói lên nghĩa thâm diệu của Phật tánh. Vốn đã là Phật từ vô thỷ kiếp rồi. Chứ không nói đến thời gian ngắn dài trong việc tu đạo của chúng ta để giải thoát sanh tử.
Thời gian tu học để thoát sanh tử luân hồi có ngắn hay dài là do bản thân chúng ta quyết định. Cơn mộng có ngắn hay dài là do chúng ta muốn tỉnh hay không mà thôi.

Trà rót đầy ly có mau hay chậm là do tay người rót !.


Thân!


 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Xin chào các đạo hữu!
[/FONT]
[FONT=&quot]Hỏi: [/FONT]
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Có người chưa tin Tôn giáo, họ nói rằng: "Tôi nghe nói, Đạo Phật tu là Giải thoát. Nếu tu để Giải thoát thì đạo Phật có ích kỷ lắm không"? CSSQ, không biết trả lời sao. Kính xin Thầy và [/FONT][FONT=&quot]các đạo hữu[/FONT][FONT=&quot] chỉ dạy?[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Xin chào các đạo hữu!
[/FONT]
[FONT=&quot]Hỏi: [/FONT]
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Có người chưa tin Tôn giáo, họ nói rằng: "Tôi nghe nói, Đạo Phật tu là Giải thoát. Nếu tu để Giải thoát thì đạo Phật có ích kỷ lắm không"? CSSQ, không biết trả lời sao. Kính xin Thầy và [/FONT][FONT=&quot]các đạo hữu[/FONT][FONT=&quot] chỉ dạy?[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]
Kính thưa CSSQ!
Tôi không được như Thầy Tấn Hạnh, chỉ xin phép "tham vô" một vài tản mạn!
Thưa, riêng về Phật Giáo, chẳng có gì là ích kỷ mà còn ngược lại chính là "vị tha". Trước tiên xin mời đọc qua về ý nghĩa "Tôn giáo".

[FONT=Arial,Helvetica]
ThichPhuocTinh đã viết:
Thông thường gồm có ba tầng. Tầng thứ nhất là tôn giáo bản chất, tầng thứ hai là tôn giáo của niềm tin hay còn gọi là tôn giáo của hình thức, của nghi lễ và tầng cuối cùng là tôn giáo của tổ chức
[/FONT]
ThichPhuocTinh đã viết:
[FONT=Arial,Helvetica]– Tôn giáo bản chất.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bản chất có nghĩa là Đạo. Những vị giáo chủ đầu tiên khai sáng những tôn giáo lớn trong cuộc đời, là những người đã đạt tới chiều sâu, tới ngọn nguồn của cuộc sống. Từ thành đạt bản chất Đạo nơi tự thân, nó tỏa hương và người ta sẽ đến với các ông một cách tự nhiên.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Con đường tôn giáo bản chất là con đường vượt ra ngoài tôn giáo hình thức, nghi lễ và tổ chức. Dụng ý của những nhà lập giáo ban đầu là làm thế nào đưa chúng ta trở về nắm cho được dòng sinh mệnh của chính mình, tức là nắm cho được cái gì là không sinh, không diệt của tự thân, vượt ra ngoài nỗi khổ của thế nhân, nỗi khổ sống chết miên viễn trong cõi luân hồi.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tôn giáo bản chất ở giai đoạn đầu không hề xây dựng hình thái nghi lễ, tổ chức... họ loại trừ tất cả và điều nầy chúng ta bắt gặp được trong truyền thống nhà Thiền rất rõ ràng. Ví dụ như khi Ngài Mã Tổ mở đạo tràng độ sinh, có vị cư sĩ đến đảnh lễ và xin đi tu, ông nhìn và bảo người cư sĩ không hợp duyên với mình nên đến Thạch Đầu để tu chứ đạo tràng nầy không hợp với ông. Đó là loại tôn giáo bản chất, nghĩa là đối với các bậc thầy lớn điều đầu tiên họ muốn không phải những môn đồ, đệ tử đến với mình thật nhiều để có thế lực quần chúng, có tín đồ đông đảo, có chùa cao Phật lớn... mà điều các vị ấy muốn là làm thế nào giúp cho con người kia phát triển trọn vẹn tiềm năng Phật tự có bên trong của họ. Đó gọi là tôn giáo bản chất.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Đời sống của những bậc thiền nhân tự họ là một loài hoa tỏa hương, ta đến thì ta hưởng được hương an bình, hưởng được năng lượng tươi mát trong lành từ họ. Họ là những bậc thầy đặc biệt đều có chung một cách hành xử là nâng chúng ta lên, dựng chúng ta dậy và đẩy chúng ta ra. Không hề tạo cho chúng ta sự lười biếng, ỷ lại tựa nương vào ông thầy. Đối với những bậc thầy và những trường phái tôn giáo bản chất đúng nghĩa, họ loại trừ tính tổ chức và làm cho những con người đến với họ trưởng thành về đời sống tâm linh, đồng thời càng ngày càng bỏ bớt những vô ích của tri thức, kiến giải, khái niệm đặt ra.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Điều kỳ diệu nơi các bậc thầy của các tôn giáo lớn từ nguyên sơ là muốn giúp cho con người trở lại hoàn thiện bản chất của chính mình mà không bao giờ thao túng hay lợi dụng bất cứ một tín đồ nào, một con người nào đến với họ. Đó là loại tôn giáo cao nhất, bản chất nhất có từ trong trái tim của những vị giáo chủ và các bậc thầy lớn. Chúng ta cần phải vươn đến loại tôn giáo ở tầng thâm sâu, cao nhất nầy.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]– Tôn giáo của hình thức nghi lễ, niềm tin.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tầng thứ hai là tôn giáo của nghi lễ, hình thức và niềm tin. Đây là hình thái tôn giáo phổ thông đang có mặt hầu hết trên hành tinh chúng ta.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tâm lý chung của con người là thích ỷ lại, tựa nương. Nếu giao phó cuộc đời mình cho ai đó lo giúp, ta sẽ thấy rất dễ chịu, còn tự mình làm chủ, gánh vác cuộc đời mình, chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình thì cảm thấy rất là mệt. Cho nên có một tôn giáo nào tuyên bố chỉ cần bỏ năm đồng, mười đồng... cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp cho các anh rửa sạch tội lỗi, giúp cho các anh lên Thiên Đường, Cực Lạc... Các anh chỉ cần có niềm tin, đóng góp tài sản vật chất cho chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tất cả mọi việc cho các anh chúng ta sẽ rất thích.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Cuộc đời của chúng ta khi còn đang trẻ, năng lực ý chí còn sung mãn, cảm thấy mình còn vươn lên được thì niềm tin tự thân còn vững, nhưng đến khi già yếu cái chết cận kề và nỗi sợ hãi bắt đầu có mặt thì chúng ta cũng có thể đi tìm những dạng tôn giáo như vậy để nương tựa. Và đây là loại hình tôn giáo của tình cảm, của niềm tin.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Chúng ta đừng nghĩ rằng tình cảm, niềm tin nầy loại trừ những hạng người khoa bảng, trí thức có học hàm, học vị lớn trong cuộc đời. Có thể họ là những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu tài ba, những học giả... nhưng tôn giáo là một loại tình cảm thiêng liêng gắn bó với con người từ khi còn rất bé, cho nên lúc trẻ tuy chối từ tôn giáo nhưng về già họ vẫn quay về hướng ngày xưa mà họ đã tiếp thu.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tình cảm con người là một lập trình có sẵn trong tâm thức, từ lúc còn nhỏ đã được nhồi nhét, đã được gắn vào tâm thức nầy. Đến khi lớn lên phát giác được rằng tôn giáo mà chúng ta theo không phải là tôn giáo trao tặng cho ta tuệ giác, yêu thương, hạnh phúc, và cùng lúc cũng khám phá ra được tôn giáo nầy trong quá khứ đã từng gây biết bao nhiêu khổ đau cho nhân loại trên hành tinh nầy. Nhưng tình cảm chúng ta đã lỡ gắn bó vào tôn giáo đó, nên không cách gì quay lưng, loại trừ được những gì mà tôn giáo đã lập trình trong tâm thức ta. Cho nên ở mức độ trung bình, loại tôn giáo niềm tin là đại họa cho con người. Nó làm cho đầu óc, tâm thức của chúng ta bị hạn chế, co cứng không thể có nhận định sáng suốt để đi vào Đạo.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]– Tôn giáo của tổ chức.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Từ hình thức nghi lễ của tôn giáo tình cảm và niềm tin nầy, những tu sĩ đẩy nó đi xa hơn và nguy hiểm hơn. Và khi năng lực, sức cuốn hút của nó đối với cộng đồng, quần chúng rất mạnh thì sẽ trở thành tôn giáo của tổ chức. Đến lúc nầy, hai dạng tôn giáo của hình thức nghi lễ và tổ chức phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Nếu chúng ta không may mắn đi vào mạng lưới tổ chức của những loại tôn giáo nầy thì không có cách gì thoát ra được. Nó ràng buộc, khống chế con người. Từ mức độ tổ chức của một tôn giáo sẽ từ từ đi vào lãnh vực chính trị, xã hội rất nhẹ nhàng và biên giới giữa hai lãnh vực nầy dường như cũng không rõ ràng, chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau của hai thế lực chính trị và tôn giáo. Đây là điều đã từng xảy ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại, và có mặt hầu hết trong các tôn giáo lớn trên hành tinh chúng ta ngoại trừ Phật giáo.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Đạo Phật tu để giải thoát, chính là Tôn giáo bản chất đấy bạn.
Và hình như là "Tôn giáo là cái gì đó rất cần thiết trong mỗi con người", Bạn cứ để ý xem không ai mà không theo một tôn giáo nào cả. Thờ phượng ông bà củng là một thứ tôn giáo không cứ gì là phải theo Tin Lành, Thiên Chúa, hay Cao Đài. Vì còn tin vào kiếp sau, và con người không phải là mất đi vĩnh viển sau khi chết.
Thưa bạn CSSQ!
Bây giờ nói vô ý chính là : Đạo Phật tu để giải thoát có ích kỷ lắm không?
[/FONT]
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Cám ơn Chiêu Thanh nhiều lắm!
CSSQ cũng mong muốn được nghe thêm nhiều ý kiến trả lời nữa! ( Càng ngắn ngọn và đầy đủ tinh túy của Đạo Phật càng tốt !)
Vì đây chỉ là cuộc tham vấn ngắn của những người đã có hiểu biết về Tôn giáo người ta hỏi chỉ để xác định mức độ hiểu Đạo Phật của người đệ tử Phật ở mức nào thôi!
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
[FONT=Arial,Helvetica]Tôn giáo bản chất.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Bản chất có nghĩa là Đạo. Những vị giáo chủ đầu tiên khai sáng những tôn giáo lớn trong cuộc đời, là những người đã đạt tới chiều sâu, tới ngọn nguồn của cuộc sống. Từ thành đạt bản chất Đạo nơi tự thân, nó tỏa hương và người ta sẽ đến với các ông một cách tự nhiên.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Con đường tôn giáo bản chất là con đường vượt ra ngoài tôn giáo hình thức, nghi lễ và tổ chức. Dụng ý của những nhà lập giáo ban đầu là làm thế nào đưa chúng ta trở về nắm cho được dòng sinh mệnh của chính mình, tức là nắm cho được cái gì là không sinh, không diệt của tự thân, vượt ra ngoài nỗi khổ của thế nhân, nỗi khổ sống chết miên viễn trong cõi luân hồi.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tôn giáo bản chất ở giai đoạn đầu không hề xây dựng hình thái nghi lễ, tổ chức... họ loại trừ tất cả và điều nầy chúng ta bắt gặp được trong truyền thống nhà Thiền rất rõ ràng. Ví dụ như khi Ngài Mã Tổ mở đạo tràng độ sinh, có vị cư sĩ đến đảnh lễ và xin đi tu, ông nhìn và bảo người cư sĩ không hợp duyên với mình nên đến Thạch Đầu để tu chứ đạo tràng nầy không hợp với ông. Đó là loại tôn giáo bản chất, nghĩa là đối với các bậc thầy lớn điều đầu tiên họ muốn không phải những môn đồ, đệ tử đến với mình thật nhiều để có thế lực quần chúng, có tín đồ đông đảo, có chùa cao Phật lớn... mà điều các vị ấy muốn là làm thế nào giúp cho con người kia phát triển trọn vẹn tiềm năng Phật tự có bên trong của họ. Đó gọi là tôn giáo bản chất.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Đời sống của những bậc thiền nhân tự họ là một loài hoa tỏa hương, ta đến thì ta hưởng được hương an bình, hưởng được năng lượng tươi mát trong lành từ họ. Họ là những bậc thầy đặc biệt đều có chung một cách hành xử là nâng chúng ta lên, dựng chúng ta dậy và đẩy chúng ta ra. Không hề tạo cho chúng ta sự lười biếng, ỷ lại tựa nương vào ông thầy. Đối với những bậc thầy và những trường phái tôn giáo bản chất đúng nghĩa, họ loại trừ tính tổ chức và làm cho những con người đến với họ trưởng thành về đời sống tâm linh, đồng thời càng ngày càng bỏ bớt những vô ích của tri thức, kiến giải, khái niệm đặt ra.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Điều kỳ diệu nơi các bậc thầy của các tôn giáo lớn từ nguyên sơ là muốn giúp cho con người trở lại hoàn thiện bản chất của chính mình mà không bao giờ thao túng hay lợi dụng bất cứ một tín đồ nào, một con người nào đến với họ. Đó là loại tôn giáo cao nhất, bản chất nhất có từ trong trái tim của những vị giáo chủ và các bậc thầy lớn. Chúng ta cần phải vươn đến loại tôn giáo ở tầng thâm sâu, cao nhất nầy.[/FONT]




Cảm ơn CT đã gởi bài này!


Nếu nói đạo Phật ngày nay không dính phần nào đến tầng gọi là là " Tôn giáo của hình thức nghi lễ, niềm tin " thì e chưa hoàn toàn hẳn vậy.

Hình thức nghi lễ và niềm tin đặt trên mê muội, không có trong những lời dạy của Đức Phật. Nhưng ngày nay vẫn có những chùa chiền, tu sĩ bị đồng hóa với các nghi lễ hình thức cũng như những niềm tin mê muội ( mê tín ) vào trong việc tu học của bản thân cũng như của phật tử. Sự đồng hóa này rất khéo léo, nhẹ nhàng đến nổi chính những người tu sĩ còn không phát hiện ra sai lầm, huống hồ chi là phật tử. Sự sai lầm này đến từ nhiều yếu tố. Do bản thân không tu học cho tốt, thiếu trí tuệ, ham mê vật chất của đời, học theo sự chỉ dạy của người đi trước vốn dĩ đã sai lầm...

Dù cho yếu tố nào đi nữa, thì vẫn là tai họa cho đạo Phật, cho bản thân người đó, cũng như cho những người phật tử không hiểu đạo.

Chính những người phật tử, thay vì được sống an lạc, tự tin, trí tuệ trong những lời dạy của Đức Phật. Thì ngược lại họ bị chìm trong sợ hãi, mong cầu. Ngày càng xa rời cái bình yên thật sự của Chân lý. Chìm trong mê muội của những hình thức cúng báy, van xin.

Các chư vị Bổn sư ra sức hoằng dương chánh pháp của Thế Tôn. N
gày đêm [FONT=Arial,Helvetica]rất đau lòng vì tình thương có trong họ trước thực tế của Đạo. Lúc nào cũng mong cho tất cả đều tìm được hạnh phúc an lạc thật sự trong những lời dạy của Đức Phật. Nhưng càng ngày, rồi càng ngày, người ta cứ chạy ra ngoài tìm kiếm Phật. Người ta lười biếng khắc phục thân tâm mình. Yêu chuộng cái dục quá mức, đến nổi lười tu học. Người phật tử đến chùa chỉ để van xin, cầu may mắn, lợi lộc. Người xuất gia vì trí tuệ tu học và phổ độ chúng sanh có mấy ai?. Cứ như thế, thời gian trôi, người cũng tàn, rồi đạo cũng tàn. Thử hỏi bệnh hình thức lễ nghi và niềm tin ( mê tín ) không chen chân vào mới là chuyện lạ. Ngày xưa khi đạo Phật truyền đến các nước, vì lý do tôn giáo bản địa, ví lý do chính trị. Đạo Phật đã bị các hình thức lễ nghi và mê tín chen chân vào từ sơ khởi. Ngày qua ngày nó càng nhiễm nặng. Và cho đến ngày nay, nếu chúng ta không tu học cho tốt. Không đạt hiểu trí tuệ mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta. Thì không đảm bảo gì, trước sau chúng ta cũng lọt vào những căn bệnh kinh niên ấy. Trí tuệ và hình thức không thể đứng chung đường. Nơi nào có trí tuệ, nơi đó không có hình thức. Nơi nào nặng hình thức, nơi đó ắt thiếu trí tuệ.

Ngày xưa Kinh Phật được viết trên lá, từng chiếc lá nhỏ. Rồi hàng ngàn, hàng vạn chiếc lá mới làm thành một bản Kinh. Hiếm biết bao, mới thấy mặt mày của Kinh Phật. Ấy vậy mà chánh pháp trí tuệ bừng bừng tỏa sáng. Bao Thầy Tổ đã đi qua, nước mắt và mồ hôi, đến sinh mệnh đã đổ xuống để chánh pháp được lăn đều. Không vì một tư lợi riêng tư. Manh áo củ, mảnh chăn đấp, cho đến chổ nằm chỉ là một góc nhỏ, che bắng lá.

Vậy mà chúng ta nay thì sao? Chùa thật to, Kinh sách thì đầy ra, đủ loại, đủ hình. Đẹp biết bao từng trang bìa được ép thật bóng. Vậy mà mấy ai chạm tay vào, mấy ai bỏ các thú vui để uống từng lời dạy của Thế Tôn, mấy ai hiểu được trí tuệ của Ngài !.

Dường như nghe có một tiếng thở buồn từ hư không nào đó vọng lại!


[/FONT]
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Xin chào các đạo hữu!
[/FONT]
[FONT=&quot]Hỏi: [/FONT]
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Có người chưa tin Tôn giáo, họ nói rằng: "Tôi nghe nói, Đạo Phật tu là Giải thoát. Nếu tu để Giải thoát thì đạo Phật có ích kỷ lắm không"? CSSQ, không biết trả lời sao. Kính xin Thầy và [/FONT][FONT=&quot]các đạo hữu[/FONT][FONT=&quot] chỉ dạy?[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]



Nếu nói tu giải thoát của Đạo Phật là ích kỷ, thì chúng ta cùng nhau xét. Xem sự " ích kỷ " của Đạo Phật tuyệt vời đến thế nào.


Mục tiêu tối thượng của Đạo Phật là gì? Là tu giải thoát sanh tử cho mình và độ người khác cũng được giải thoát sanh tử.

Vậy thì để giải thoát sanh tử, chúng ta phải hiểu bản chất của giải thoát sanh tử là gì? Mục tiêu để giải thoát sanh tử? Nếu thật sự giải thoát sanh tử rồi là xong, là hết. Không còn gì để làm, để có ích cho người khác. Thì quả thật chữ ích kỷ kia không sai, không hề hư vọng.

Còn nếu, giải thoát chỉ là điểm bắt đầu của một công cuộc hoằng hóa vĩ đại không dừng nghĩ. Thì có lẽ danh từ " ích kỷ " khi đó phải được thay thế bởi một danh khác sao cho xứng với ý nghĩa cao đẹp của công cuộc này. Nhưng sẽ không có một danh từ nào có thể mô tả hết sự cao đẹp to lớn đó.

Như đã nói, bản chất của việc tu học để giải thoát sanh tử là gì? Đó chính là tinh thần Vô ngã.

Để được vô ngã, chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu cho việc tu học. Như thực hiện Tứ vô lượng tâm, Lục độ Ba la Mật, cố gắng dẹp trừ cái Ngã bằng trí tuệ Bát Nhã...

Chúng ta chưa đắc đạo, nên thấy mình chưa đủ lòng đại từ bi thương yêu tất cả chúng sinh. Vì vậy, phải cố gắng tu tập để có lòng đại từ bi, thì đó là mục tiêu.

Đặt ra nhiều mục tiêu, nhưng khi đạt rồi thì không còn mục tiêu nào. Vì sao? Vì vô ngã. Giải thoát tức là nhập Niết Bàn, không sanh tử luân hồi nữa. Người được giải thoát tức đạt đến vô ngã tuyệt đối.

Niết Bàn không có cái để chứng, không có người được chứng. Vì vô ngã.
Chứng nhập được rồi, thì đâu còn "Cái Ta" để an trụ Niết Bàn, cũng như không còn Niết Bàn để "Ta" an trụ. Do lúc đó, không còn ta và người nên không có chỗ để trụ.

Phật hay Tổ đều ở chính điểm này mà có tên gọi Niết Bàn. Trống rỗng, vắng lặng, sáng suốt vô cùng. Tổ bảo " Chổ đó, Không thể nói cùng Ông đặng ".

Chổ đó là chổ nào? Chổ của vô ngã tuyệt đối. Thấy ta và người, cùng muôn pháp nào có khác. Đồng một thể không hình tướng, không chứng đắc. Có tên gọi là Niết Bàn, nhưng thực không có cái là Niết Bàn.

Các mục tiêu giờ đây cũng không còn. Mục tiêu đặt ra để đạt được, đến khi đạt được thì trở thành vô ngã. Đạt mà không có người được đạt, cái được đạt.

Bồ Tát vẫn còn tích lũy công hạnh để thành Phật. Vậy thành Phật là gì? Trong vô lượng kiếp, Bồ Tát tùy duyên, thị hiện khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, cuối cùng để thành Phật. Thành Phật xong rồi nhập Niết Bàn. Như vậy đồng với mục tiêu của các vị A La Hán ? Nếu như vậy, thì người đạt A La Hán là được rồi, sao tu thêm chi hạnh Bồ Tát? Còn nếu nói, tu hạnh Bồ Tát để tìm đến mục tiêu cao hơn nữa là thành Phật. Nhưng thành Phật rồi thì cũng nhập Niết Bàn, không trở lại. Thế thì, nó đâu khác gì mục tiêu A la hán. Vậy tột đỉnh ý nghĩa của Giải thoát hay Niết Bàn đạt được là gì?

Chúng ta nghĩ là các Ngài bỏ tất cả lại phía sau hay sao? Bỏ lại chúng ta mà thoát hay sao? Vậy thì quá ích kỷ đúng không ?

Nói bỏ, là bỏ tất cả cái đạt được. Là vì sao? Vì vô ngã. Thấy không có ngã nữa thì làm gì có cái đạt, cái chứng. Chổ bỏ này là cái " Không " của Bát Nhã đã mô tả. Cái " Không " vi diệu. Không có gì, mà lại có tất cả!.

Riêng cái tuyệt đối còn gọi là Phật tánh hay Niết bàn, hễ đạt rồi thì giống như không còn an trụ, không còn sử dụng nữa... vậy mà vẫn đầy đủ tất cả. Tuy nói bỏ, chứ không bỏ gì hết.

Tại sao nói "Không bỏ"? Vì bao nhiêu diệu dụng đều đầy đủ để lo cho chúng sinh, chỉ còn chúng sinh để thương yêu hóa độ. Cho nên, không còn thấy "Cái Ta" để hưởng cái mục tiêu đã đạt được.


Giải thoát chỉ là điểm bắt đầu của một công cuộc hoằng hóa vĩ đại không dừng nghĩ.

Có ai hỏi bản chất của Đạo Phật là gì ? Xin thưa! Đó là từ bi, trí tuệ và giải thoát. Nhưng tất cả chỉ gói gọn trong hai từ " Vô Ngã ".



[FONT=&quot]
[/FONT]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
"Đạo Phật Tu là để giải thoát. Nếu như vậy có phải là ích kỷ lắm không?" Thưa rằng : "Không".
_Bác sỉ chửa lành cho bạn một căn bịnh, thì bạn có cãm thấy như vậy là mình ich kỷ hay không?
_Đời sống con người trầm kha rất nhiều nổi khổ, do cái lầm chấp "cái tôi" và "cái của tôi" mới sanh ra nhiều nổi khổ như thế. Và "TU" là để giải thoát, và giải thoát cái gì. Giải thoát cái lầm chấp, tức là vô minh. Khi không còn lâm chấp nữa, tức là "chẳng có cái tôi" "chăng còn cái của tôi" thì còn cái gì, có cái gì? Lúc đó, chỉ còn chút dư âm đó chính là vị tha.
Vậy tu Đao Phật là để giải thoát nôm na là giải thoát cái tính ich kỷ có sẳn trong mổi con người.
Và nếu người nào càng tu mà càng ích kỷ, vi tế hơn là càng chấp vào thân mập mạp ôm o xấu đẹp, càng chấp vào những cãm thọ vui buồn hờn giận, càng chấp vào ước mơ tưởng tượng bay bổng hoặc lo sợ vu vơ, càng chấp vào tính toán lo toan cụ thể, và càng chấp vào đúng sai của thế sự, như vậy là tu "lạc hướng" rồi đó.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43



Nếu nói tu giải thoát của Đạo Phật là ích kỷ, thì chúng ta cùng nhau xét. Xem sự " ích kỷ " của Đạo Phật tuyệt vời đến thế nào.


Mục tiêu tối thượng của Đạo Phật là gì? Là tu giải thoát sanh tử cho mình và độ người khác cũng được giải thoát sanh tử.

Vậy thì để giải thoát sanh tử, chúng ta phải hiểu bản chất của giải thoát sanh tử là gì? Mục tiêu để giải thoát sanh tử? Nếu thật sự giải thoát sanh tử rồi là xong, là hết. Không còn gì để làm, để có ích cho người khác. Thì quả thật chữ ích kỷ kia không sai, không hề hư vọng.

Còn nếu, giải thoát chỉ là điểm bắt đầu của một công cuộc hoằng hóa vĩ đại không dừng nghĩ. Thì có lẽ danh từ " ích kỷ " khi đó phải được thay thế bởi một danh khác sao cho xứng với ý nghĩa cao đẹp của công cuộc này. Nhưng sẽ không có một danh từ nào có thể mô tả hết sự cao đẹp to lớn đó.

Như đã nói, bản chất của việc tu học để giải thoát sanh tử là gì? Đó chính là tinh thần Vô ngã.

Để được vô ngã, chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu cho việc tu học. Như thực hiện Tứ vô lượng tâm, Lục độ Ba la Mật, cố gắng dẹp trừ cái Ngã bằng trí tuệ Bát Nhã...

Chúng ta chưa đắc đạo, nên thấy mình chưa đủ lòng đại từ bi thương yêu tất cả chúng sinh. Vì vậy, phải cố gắng tu tập để có lòng đại từ bi, thì đó là mục tiêu.

Đặt ra nhiều mục tiêu, nhưng khi đạt rồi thì không còn mục tiêu nào. Vì sao? Vì vô ngã. Giải thoát tức là nhập Niết Bàn, không sanh tử luân hồi nữa. Người được giải thoát tức đạt đến vô ngã tuyệt đối.

Niết Bàn không có cái để chứng, không có người được chứng. Vì vô ngã.
Chứng nhập được rồi, thì đâu còn "Cái Ta" để an trụ Niết Bàn, cũng như không còn Niết Bàn để "Ta" an trụ. Do lúc đó, không còn ta và người nên không có chỗ để trụ.

Phật hay Tổ đều ở chính điểm này mà có tên gọi Niết Bàn. Trống rỗng, vắng lặng, sáng suốt vô cùng. Tổ bảo " Chổ đó, Không thể nói cùng Ông đặng ".

Chổ đó là chổ nào? Chổ của vô ngã tuyệt đối. Thấy ta và người, cùng muôn pháp nào có khác. Đồng một thể không hình tướng, không chứng đắc. Có tên gọi là Niết Bàn, nhưng thực không có cái là Niết Bàn.

Các mục tiêu giờ đây cũng không còn. Mục tiêu đặt ra để đạt được, đến khi đạt được thì trở thành vô ngã. Đạt mà không có người được đạt, cái được đạt.

Bồ Tát vẫn còn tích lũy công hạnh để thành Phật. Vậy thành Phật là gì? Trong vô lượng kiếp, Bồ Tát tùy duyên, thị hiện khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, cuối cùng để thành Phật. Thành Phật xong rồi nhập Niết Bàn. Như vậy đồng với mục tiêu của các vị A La Hán ? Nếu như vậy, thì người đạt A La Hán là được rồi, sao tu thêm chi hạnh Bồ Tát? Còn nếu nói, tu hạnh Bồ Tát để tìm đến mục tiêu cao hơn nữa là thành Phật. Nhưng thành Phật rồi thì cũng nhập Niết Bàn, không trở lại. Thế thì, nó đâu khác gì mục tiêu A la hán. Vậy tột đỉnh ý nghĩa của Giải thoát hay Niết Bàn đạt được là gì?

Chúng ta nghĩ là các Ngài bỏ tất cả lại phía sau hay sao? Bỏ lại chúng ta mà thoát hay sao? Vậy thì quá ích kỷ đúng không ?

Nói bỏ, là bỏ tất cả cái đạt được. Là vì sao? Vì vô ngã. Thấy không có ngã nữa thì làm gì có cái đạt, cái chứng. Chổ bỏ này là cái " Không " của Bát Nhã đã mô tả. Cái " Không " vi diệu. Không có gì, mà lại có tất cả!.

Riêng cái tuyệt đối còn gọi là Phật tánh hay Niết bàn, hễ đạt rồi thì giống như không còn an trụ, không còn sử dụng nữa... vậy mà vẫn đầy đủ tất cả. Tuy nói bỏ, chứ không bỏ gì hết.

Tại sao nói "Không bỏ"? Vì bao nhiêu diệu dụng đều đầy đủ để lo cho chúng sinh, chỉ còn chúng sinh để thương yêu hóa độ. Cho nên, không còn thấy "Cái Ta" để hưởng cái mục tiêu đã đạt được.


Giải thoát chỉ là điểm bắt đầu của một công cuộc hoằng hóa vĩ đại không dừng nghĩ.

Có ai hỏi bản chất của Đạo Phật là gì ? Xin thưa! Đó là từ bi, trí tuệ và giải thoát. Nhưng tất cả chỉ gói gọn trong hai từ " Vô Ngã ".



[FONT=&quot]
[/FONT]

Nếu ai cũng cảm nhận được điều này thì đâu còn danh từ phân biệt Niết Bàn và Đại Niết Bàn. Phật Giáo Tiểu thừa, hay Đại Thừa, Nan Tông hay Bắc Tông....rồi Phật Tánh,Chân Tâm,...mà ra chấp bởi Ngã của mình!
Vì chân lý vẫn là chân lý bản chất là vĩnh hằng tuyệt đối! Còn đưa ra câu chữ định nghĩa, đưa ra cảm tính đánh giá rồi nhận là chân lý thì mãi mãi là Ngộ trong mê!
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Nếu ai cũng cảm nhận được điều này thì đâu còn danh từ phân biệt Niết Bàn và Đại Niết Bàn. Phật Giáo Tiểu thừa, hay Đại Thừa, Nan Tông hay Bắc Tông....rồi Phật Tánh,Chân Tâm,...mà ra chấp bởi Ngã của mình!
Vì chân lý vẫn là chân lý bản chất là vĩnh hằng tuyệt đối! Còn đưa ra câu chữ định nghĩa, đưa ra cảm tính đánh giá rồi nhận là chân lý thì mãi mãi là Ngộ trong mê!



Sở dĩ có sự phân biệt
Niết Bàn và Đại Niết Bàn là nhìn trên phương diện tình thương trong công cuộc giáo hóa phổ độ chúng sanh trước và sau khi nhập Niết Bàn. Cũng như sự toàn vẹn về mọi mặt mà ta gọi là Viên mãn, sau khi đã đi đến cùng của chặn đường giải thoát đó.

Các vị A La Hán vì chán sanh tử, không màn buồn vui trong sanh tử, các lậu hoặc đã sạch. Vì sự chán bỏ mà không muốn lưu lại đời, chịu đựng sanh tử vào ra các cõi mà vào Niết Bàn. Đây cũng là cách thể hiện sự giải thoát của các Ngài. Đức Phật không chê trách bao giờ, mà rất quý trọng thương yêu các Ngài trong công cuộc hoằng hóa trọn đời. Đức Phật ngày đó không ngăn cấm các Ngài nhập Niết Bàn, vì đó là mục đích tối hậu các Ngài muốn. Cũng như là mục đích đầu tiên mà các Ngài theo Thế Tôn tu học. Các Ngài là châu báu vô giá trong Phật đạo của chúng ta. Gương sáng giải thoát của các Ngài mãi trong từng trang Kinh, sách Luận.

Sự biểu hiện giải thoát qua hình ảnh nhập Niết Bàn của các vị A La Hán chỉ là phương tiện biểu hiện sự giác ngộ chân lý trong thời kỳ đầu mà Chánh pháp Thế Tôn lan tỏa. Lúc ấy, hình ảnh giải thoát nhập Niết Bàn là hình ảnh tiêu biểu cho sự chấm dứt sanh tử, mà Đức Phật muốn truyền đạt cho một xã hội đã chìm trong bóng tối của vô minh quá lâu. Người cầu đạo ngày ấy với tâm sợ hãi sanh tử, vô thường. Đó cũng có thể là mục đích mà Đức Phật mong muốn ở thời kỳ đầu của Chánh pháp. Nên Đức Phật không ngăn cản các Ngài vào Niết Bàn, vì Đức Phật biết rằng dù muốn hay không sau khi nhập Niết Bàn các Ngài vẫn sẽ thực hiện công cuộc hoằng hóa phổ độ chúng sanh sau đó bằng phương tiện khác.

Đại thừa Phát Triển, chỉ ra cả chặn đầu lẫn chặn sau của Niết Bàn. Sự trọn vẹn viên dung trong tình thương vô bờ bến không gãy đoạn. Trước sau vẫn một lòng, đối diện với sợ hãi, vượt qua sợ hãi, đi đến giác ngộ. Vì không sợ hãi, lấy tình thương dành cho chúng sanh làm động lực mà xong pha vào sanh tử quyết không nghĩ ngơi sớm. Các Ngài làm cho đến ngày viên dung. Như quả đã đến chín mộng. Trước khi trái giác ngộ rụng xuống, mùi thơm giác ngộ đã nực hương bay đi khắp chốn, cùng làng. Sau khi vào Niết Bàn, các Ngài vẫn tiếp tục công cuộc hoằng hóa. Mỗi thời kỳ mỗi phương tiện.

Tất cả các Ngài điều vì chúng ta, không rời bỏ bao giờ.


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên