T

Thắc mắc về thần thông và 1 vài thứ khác

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Xin chào các đạo hữu!
[/FONT]
[FONT=&quot]Hỏi: [/FONT]
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Có người chưa tin Tôn giáo, họ nói rằng: "Tôi nghe nói, Đạo Phật tu là Giải thoát. Nếu tu để Giải thoát thì đạo Phật có ích kỷ lắm không"? CSSQ, không biết trả lời sao. Kính xin Thầy và [/FONT][FONT=&quot]các đạo hữu[/FONT][FONT=&quot] chỉ dạy?[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]

Nếu không tu giải thoát thì mới là ích kỷ bởi không giải thoát nghĩa là còn ngã chấp pháp chấp, chấp ngã chấp pháp tức là ích kỷ. Người chấp ngã thì ích kỷ cho riêng mình. Tiền nầy của tôi, nhà nầy của tôi, v.v... tất cả đều là của tôi, không ai được phép lấy. Đến chết bỏ lại tất cả, mới hay mọi thứ chẳng phải của mình mà do chấp ngã nên ích kỷ thấy là của mình, toan bảo vệ tranh giành cả đời, nhọc công uổng sức cả một đời không được gì!

Phật pháp phá ngã chấp pháp chấp, tức thoát đi cái sự ích kỷ, mở rộng tấm lòng với tất cả chúng sanh.

Đạo Phật không là Tôn Giáo, vì Tôn Giáo có nghĩa là tôn thờ đấng chúa trời, thần linh. Phật pháp chẳng thờ thần, chẳng thờ chúa, củng chẳng thờ bất kỳ ai.

Do vậy đâu thể cho tôn giáo là Phật giáo được.

Phật giáo là sự giáo dục để giác ngộ và giải thoát. Mỗi người phải tự đi đến giác ngộ và giải thoát. Không có ai có thể ban cho giác ngộ và giải thoát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy Tấn Hạnh

Do trước kia con không biết nên có lời lẽ và cách hành văn hơi vô lễ với thầy, mong thầy hoan hỉ cho

Con có thắc mắc về tội Ngũ Ngịch, theo như kinh điển đề cập thì tội Ngũ Ngịch gồm:

1/giết cha
1/giết mẹ
3/giết A-LA-HÁN
4/làm thân Phật chảy máu
5/phá hòa hợp tăng

Ai phạm tội này thì sẽ bị đọa địa ngục và Phật A DI ĐÀ sẽ ko rước về Tịnh Độ. Con chỉ hiểu 3 tội giết cha, giết mẹ, phá hòa hợp tăng thôi. Còn giết A-LA-HÁN và làm thân Phật chảy máu là sao vậy thầy. Sao lại là giết A-LA-HÁN mà ko phải là giết Bồ Tát, giết Thiên, giết người. Tại sao lại là làm thân Phật chảy máu, vậy người dâng đức Phật bát cháo nấm Chiên Đàn có phạm tội hay ko. Và trên đời này còn rất nhiều hành vi độc ác hơn 5 tội trên, sao đức Phật lại chỉ đề cập 5 tội đó thôi, đều này có huyền cơ gì chăng. Mong thầy hoan hỉ cho
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Hỏi:[/FONT][FONT=&quot]Có một người anh mất năm 49 tuổi, trước đó thì không biết gì về đạo Phật mặc dù mẹ có khuyên. Nhưng trong cơn hôn mê bỗng nhiên chấp tay lên giống như là đang niệm Phật là tại sao vậy?

[/FONT]
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Con có thắc mắc về tội Ngũ Ngịch, theo như kinh điển đề cập thì tội Ngũ Ngịch gồm:

1/giết cha
1/giết mẹ
3/giết A-LA-HÁN
4/làm thân Phật chảy máu
5/phá hòa hợp tăng

Ai phạm tội này thì sẽ bị đọa địa ngục và Phật A DI ĐÀ sẽ ko rước về Tịnh Độ. Con chỉ hiểu 3 tội giết cha, giết mẹ, phá hòa hợp tăng thôi. Còn giết A-LA-HÁN và làm thân Phật chảy máu là sao vậy thầy. Sao lại là giết A-LA-HÁN mà ko phải là giết Bồ Tát, giết Thiên, giết người. Tại sao lại là làm thân Phật chảy máu, vậy người dâng đức Phật bát cháo nấm Chiên Đàn có phạm tội hay ko. Và trên đời này còn rất nhiều hành vi độc ác hơn 5 tội trên, sao đức Phật lại chỉ đề cập 5 tội đó thôi, đều này có huyền cơ gì chăng. Mong thầy hoan hỉ cho

Không có gì quan trọng cả. Gọi sao cũng được. Hình dáng, danh xưng đâu bằng tâm cầu đạo!.

Trong giáo lý của Phật Giáo Nam Truyền, A La Hán là tên gọi quả vị giác ngộ giải thoát sanh tử. Phật Giáo Bắc truyền gọi Bậc Giác Ngộ phát Bồ Đề Tâm là Bồ Tát.

- Giết A La Hán, Bồ tát, Độc Giác Phật, Bích Chi Phật và đến cả Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác ( tất cả khi còn nhục thân hóa độ ) đều trọng tội, không thể hình dung nổi.

- Làm thân Phật chảy máu là trọng tội. Vì Đức Phật là bậc Chánh giác, không thể bị tai nạn cướp mất nhục thân. Nhục thân chỉ mất đi khi hết duyên hóa độ. Tuyệt nhiên không một tai nạn hay âm mưu nào, nghiệp báo nào làm Đức Phật mất nhục thân cả. Nếu nghiệp báo quá lớn, thì chỉ làm thân Phật chảy máu và đau. Điều đó giống như chúng ta trả nghiệp mạng vậy. Nhưng với chúng ta, nghiệp báo là trọn vẹn mà trả. Đối với bậc Chánh Giác thì chỉ trả nhẹ do Công Đức Báo Thân quá lớn, nghiệp báo tự chiêu cảm mà giả mất.

Tất cả các Ngài đều là bậc Giải Thoát. Là Công đức, Trí tuệ vô biên của chúng sanh. Ngày nào nhục thân các Ngài còn, mỗi một phút một giây đều là lợi ích cho chúng sanh. Nếu có âm mưu giết hại các Ngài, là làm mất đi Công Đức, Trí tuệ vô biên của chúng sanh. Tất mang tội với tất cả chúng sanh.

Tội này sẽ đưa vào đau khổ sau đó, nối tiếp nhiều đời. Mất duyên đến với Chánh pháp , và hạn chế con đường tiến hóa.

Chỉ khi nào tâm thật sám hối, tuyệt nhiên tu chứng được Chân Tâm ngay trong đời. Thì mới mong chuộc lại tất cả và không chịu quả báo nặng nề của nghiệp về sau.

- Còn về việc của người thợ rèn, cúng dường nấm cho Đức Phật thọ dụng trong bữa ăn cuối của Ngài thì Đức Phật đã nói rất rõ:

"
Này Ananda, cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy của thợ sắt Cunda: "Này Hiền giả, thật là công đức cho bạn, vì được Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ bạn cúng dường, và nhập diệt. Này Hiền giả Cunda, tôi tự thân nghe, tự thân lãnh thọ lời nói này của Thế Tôn: "Có hai sự cúng dường ăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác?
Thế nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, hai là bữa ăn trước khi Như Lai diệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác. Nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng sắc đẹp; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng an lạc; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng danh tiếng; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ đợưc hưởng cõi trời, nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng uy quyền".
Này Ananda, cần phải làm cho thợ sắt Cunda tiêu tan hối hận.


Cũng theo kinh văn, trong nhiều món thức ăn mà Cunda dâng cúng Phật và chư Tăng ngày đó, Phật chỉ chọn duy nhất món mộc nhĩ, dạy Cunda dâng cúng chư Tăng các loại thức ăn khác đồng thời sau khi ăn xong, phần mộc nhĩ còn lại bảo Cunda đem chôn. Từ đây chúng ta có thể khẳng định, với tuệ giác của Thế Tôn, Bậc Chánh Biến Tri, Ngài thấy rằng món ăn thượng vị mộc nhĩ ấy có thể đã bị nhiễm khuẫn hay vì một nguyên nhân nào đó mà nếu thọ dụng sẽ có hại cho sức khỏe (Cunda hoàn toàn vô tâm, không hề biết chuyện này) nhưng vì lòng bi mẫn đối với tâm thanh tịnh cúng dường của Cunda nên Ngài thọ nhận để Cunda được phước báo thù thắng và tối thượng.


*** Tội nặng hay nhẹ là do sự tác động của ba nghiệp có chủ ý đến hành động đó, và sự đau đớn cũng như Công đức của người bị hại.

Nhân quả là trùng điệp, khởi tạo không ngừng của chúng sanh. Không ai chi phối hay ban cho cái gọi là nặng nhẹ của tội lỗi. Tất cả do hành động, việc làm có chủ ý của chúng ta gây nên. Quả báo theo tâm đó mà có nặng nhẹ.

Ngoài 5 tội đó ra, đạo hữu xem có tội nào nặng hơn chăng? Những cái độc ác của con người phàm phu với nhau, thì dù ác đến đâu cũng tương hổ trong nghiệp báo vay trả lẫn nhau. Họ chỉ là những người trôi lăn trong sanh tử, bị sanh tử nghiệp quả chi phối, vay trả lẫn nhau. Nên nghiệp báo ấy chỉ là vay trả của những cá nhân hay tập thể. Không phải là Công Đức vô biên của chúng sanh. Nên không gọi là Trọng tội nghịch.







 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Vâng ạ, con đã hiểu rồi. Nhưng con vẫn thấy có nhiều tội rất nặng. Điển hình là Hit-le và Pôn-pot, chỉ vì bản ngã ko thật có mà giết hại hàng triệu người vô tội, con thật sự ko tưởng tượng nổi quả báo mà 2 người này phải gánh chịu ở kiếp sau
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Vâng ạ, con đã hiểu rồi. Nhưng con vẫn thấy có nhiều tội rất nặng. Điển hình là Hit-le và Pôn-pot, chỉ vì bản ngã ko thật có mà giết hại hàng triệu người vô tội, con thật sự ko tưởng tượng nổi quả báo mà 2 người này phải gánh chịu ở kiếp sau



Đây chính là nghiệp chồng lấy nghiệp.


Trong quá trình tiến hóa để trở về nguồn cội của Chân lý. Bất cứ chúng sanh nào có thân nơi cõi Ta Bà này, cũng như chúng sanh ở những cõi khác, đều đang trôi lăn trong lưới nhân quả của nghiệp chằn chịt không một kẻ hở. Có bao nhiêu nghiệp mà mỗi cá thể đang mang ( biệt nghiệp ), một tập thể đang gánh ( cộng nghiệp nhỏ ), một quốc gia đang chịu ( cộng nghiệp vừa ), và lớn hơn là một nhân loại đang phải chịu đựng chung ( cộng nghiệp lớn ) ?

Bao nhiêu cuộc chiến tranh đã xảy ra, bao nhiêu nợ xương máu đã đổ xuống của con người, từ khi khai sơn lập địa? Ta có thể đếm hết bao nhiêu cuộc chiến tranh từ khi con người có mặt trở lại cõi này khi Kiếp trụ hình thành? Không thể tưởng tượng nổi có bao nhiêu chết chóc giết hại do chúng sanh tàn sát lẫn nhau trong cõi đời này.

Chưa nói là có những chúng sanh chịu nghiệp trả thân mạng trong chết chóc do quả báo đã tạo từ muôn kiếp đến từ những cõi khác. Khi mà chính ở cõi của chúng ta đang đến thời kỳ có một đợt trả nghiệp ( cộng nghiệp lớn ) bằng thân mạng. Quả báo này chiêu cảm không sai một mãi may.

Hai yếu tố sau đây mà gặp nhau, thì xảy ra sự tàn sát kinh khủng mà lịch sử nhân loại gọi là Diệt Chủng:

- Có những chúng sanh, có phước báo lớn do nhân duyên trong sanh tử . Nhưng tâm quá tham dục, sân hận sâu nặng thúc đẩy. Tuy hưởng phước báo tột đỉnh của vua chúa, lãnh tụ nhưng không tu hành Chánh đạo. Có tham dục lại muốn tham dục tăng hơn nữa. Tâm si mê sân hận nổi lên khi có người chống đối, cản trở lại mong muốn của mình. Người này lúc bấy giờ được gọi tên là kẻ dã tâm. Phước báo đưa đến quyền lực danh vọng, cộng với tâm tham dục sân hận quá lớn ===> Tạo nên
Nhân của kẻ dã tâm.( Ngay trong những kiếp trước đã phát lời thề quyết thực hiện dã tâm này, hoặc có khi họ là chúng thiên ma hết phước báo ở cõi thiên ma sanh xuống làm người, phước báo còn xót lại vượt hơn người rất nhiều.)

- Chúng sanh ở cõi Ta Bà mang nghiệp trả thân mạng đã nhiều vô số rồi ( do giết chóc, những cuộc chiến tranh tàn sát nhau trước kia, mưu cầu xương thịt để ăn uống mõi ngày, hận thù...) . Ngay thời đúng duyên, những chúng sanh có chung nghiệp sát, từ những cõi khác phải tái sanh đúng thời đễ trả nghiệp. Tất cả cùng chung một nghiệp trả thân mạng ( tuy hình thức trả có khác nhưng đều phải mất mạng ).===>
Quả phải trả đúng thời của duyên hội tụ


Hai yếu tố chính đó gặp nhau đúng thời theo luật nghiệp báo chi phối sắp xếp. Cái nạn tàn sát kinh khủng ta gọi là diệt chủng hay chiến tranh thế giới xảy ra. Đây là những đau khổ của chúng sanh trôi lăn trong sanh tử đã tạo ra và sẽ không dừng lại nếu không tu học Chánh đạo.
Đây là cái khổ rất lớn mà Đức Phật thường chỉ dạy.

Bản thân chúng ta, có thể cũng chính là nạn nhân trong những thời ấy, lúc ấy. Khi một chúng sanh bất kỳ chết đi trong những thời kỳ như thế, chưa chắc cái nghiệp trả thân mạng đã hết, nếu nghiệp này quá nặng. Khi tái sanh lên làm chúng sanh, lại phải chịu chết chóc giết hại nữa. Cho đến khi nào nghiệp đó hết thì mới qua nghiệp khác. Hoặc có khi cộng hưởng nhiều nghiệp cùng lúc. Cái quả báo nghiệp lực nó chằn chịt lớp lớp. Nhưng không thoát khỏi quy luật của Chân lý. Chúng sanh sinh tử mãi không dừng, nên nghiệp theo duyên hội tụ đúng lúc để trả cũng không dừng. Cho đến khi nào tu thoát sanh tử mới chấm dứt sự ràng buộc đó.

Những người tạo tội ác to lớn cho nhân loại, chính họ sẽ phải trả không dứt. Cái vòng lẫn quẫn trả vay, vay trả này của chúng sanh với nhau càng ngày càng kết, càng chằng chịt trong sanh tử. Chính đạo lý Xả thân buông bỏ, lấy tình thương xóa hận thù là chìa khóa giải bớt nghiệp báo này.

Bởi thế trong đạo Phật có câu : " Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả ".



 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Bạch thầy, con có thêm vài thắc mắc mong thầy hoan hỉ:

1/ Theo như kinh điển đề cập thì các đức Phật ở mười phương thế giới ai ai cũng có đầy đủ 32 tướng tốt, Đức Phật Thích Ca cũng có 32 tướng tốt. Nhưng sao Đức Phật lại nói "Nếu các thầy thấy Phật qua 32 tướng tốt thì các thầy chưa thấy được Như Lai". Nếu ko nhìn qua 32 tướng tốt thì nhìn qua cái gì hả thầy, vì rõ ràng chỉ có Phật mới có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp thôi mà

2/ Thời tiết ở Nepal có lúc nóng 50 độ C, có lúc lạnh 0 độ C. Mà ngày xưa Phật đi khắp nơi ít khi ở trong am thất, lại chỉ có 1 tấm Phước Điền Y thì làm sao chịu lạnh ở mức 0 độ được vậy thầy

3/ Trong kinh Pháp Hoa, Phật Thích Ca gọi các phân thân của mình ở mười phương thế giới về cõi Ta Bà để nghe kinh Pháp Hoa. Phân thân của Phật là ai, có phải chính là đức Phật ko, hay là 1 người khác, sao phân thân của Phật cũng là Phật rồi mà lại còn phải về cõi Ta Bà để nghe Phật Thích Ca nói pháp vậy thầy. Chúng ta có phân thân hay ko, hay chỉ có Như Lai mới có phân thân thôi
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Bạch thầy, con có thêm vài thắc mắc mong thầy hoan hỉ:

1/ Theo như kinh điển đề cập thì các đức Phật ở mười phương thế giới ai ai cũng có đầy đủ 32 tướng tốt, Đức Phật Thích Ca cũng có 32 tướng tốt. Nhưng sao Đức Phật lại nói "Nếu các thầy thấy Phật qua 32 tướng tốt thì các thầy chưa thấy được Như Lai". Nếu ko nhìn qua 32 tướng tốt thì nhìn qua cái gì hả thầy, vì rõ ràng chỉ có Phật mới có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp thôi mà

2/ Thời tiết ở Nepal có lúc nóng 50 độ C, có lúc lạnh 0 độ C. Mà ngày xưa Phật đi khắp nơi ít khi ở trong am thất, lại chỉ có 1 tấm Phước Điền Y thì làm sao chịu lạnh ở mức 0 độ được vậy thầy

3/ Trong kinh Pháp Hoa, Phật Thích Ca gọi các phân thân của mình ở mười phương thế giới về cõi Ta Bà để nghe kinh Pháp Hoa. Phân thân của Phật là ai, có phải chính là đức Phật ko, hay là 1 người khác, sao phân thân của Phật cũng là Phật rồi mà lại còn phải về cõi Ta Bà để nghe Phật Thích Ca nói pháp vậy thầy. Chúng ta có phân thân hay ko, hay chỉ có Như Lai mới có phân thân thôi



1- Khi mô tả về thân tướng của Đức Phật, trong các kinh điển thường mô tả như sau: 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp. Đây là mô tả về thân tướng đẹp của người đã đầy đủ công đức và phước báo. Được xem là bậc nhất trong các cõi hữu sắc. Thuộc về công đức của Báo Thân. Vua chuyển luân thánh vương cũng có 32 tướng tốt như thế. Theo Kinh mô tả thì chỉ có những người tu đạt được Thiên Nhãn hoặc có duyên hóa độ được Đức Phật tùy thời thị hiện thì mới thấy được những tướng tốt này của Đức Phật. Đây là tướng sanh diệt thị hiện hóa độ. Không phải thật tướng của Phật ( Như Lai ).

-
" Nếu thấy Phật qua 32 tướng tốt thì các thầy chưa thấy được Như Lai ". Đây là lời tối thắng của Đức Phật. Diễn bày thật tướng của Như Lai.
Hình tướng qua cái nhìn bằng mắt, nghe bằng tai về những gì của Đức Phật, là nhìn bằng tướng sinh diệt, nhục thân sinh diệt của Đức Phật. Như Lai vì thị hiện hóa độ chúng sanh mà vào trong sanh diệt, thị hiện có thân tướng mà phương tiện hóa độ chúng sanh.
Như Lai là chỉ cho Phật tánh, Bản thể, Chân lý, Chân như... đều chung một nghĩa. Là chỉ cho Thể tánh không hình tướng, không sanh không diệt, hằng còn của chúng sanh, hay đúng hơn là của vũ trụ vô thỷ vô chung.
Như Lai là tên gọi cho tất cả mười phương chư Phật. Như Lai là Bản thể đồng nhất như như, lặng yên, trống rỗng, sáng suốt của mười phương chư Phật. Không tên gọi, không hình tướng.

Nếu dùng mắt hay tai để thấy nghe được Như Lai, chính là không hiểu được Như Lai, càng xa rời Như Lai, không thấy được Như Lai. Ai hiểu Như Lai là tu pháp giải thoát. Ai nhận được Như Lai là đạt được giải thoát.
Nên Đức Phật đã dạy:
"Nếu thấy Phật qua 32 tướng tốt thì các thầy chưa thấy được Như Lai". Chính là nghĩa tuyệt đối.


2- Vào mùa nắng nóng nhiệt độ tăng cao, hay khi vào mùa nhiệt độ xuống quá thấp ở những vùng mà ngày xưa có dấu chân Đức Phật đi qua.Với cái nóng và lạnh như vậy. Chúng ta thắc mắc vì sao chỉ với 3 y che thân, mà Đức Phật và Tăng đoàn có thể chịu đựng được. !

Cũng như người dân sống ở xứ ấy, khéo thích nghi vào các mùa khác nhau.
Vào mùa nóng, khi sáng sớm Đức Phật sẽ cùng Tăng đoàn vào làng hay thành khất thực. Sau khi thọ dụng xong sẽ tranh thủ trở về lại Tịnh xá hay khe núi tránh cái nắng nóng cao nhất trong ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống có thể chịu được thì sẽ tùy duyên Phật sự hay kinh hành.
Vào mùa quá lạnh cũng vậy, tùy duyên mà tăng đoàn sinh hoạt và hoằng đạo. Cũng như những con người của xứ sở ấy, sinh sống thích nghi vào các mùa trong năm. Tăng đoàn cũng vậy, cũng theo phương tiện mà thích nghi để tu học và giáo hóa.

3- Khi Đức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa, chính là diễn đạt diệu nghĩa thâm sâu của chư Phật. Kinh Pháp Hoa chỉ ra Tri Kiến Phật, tức là Phật tánh. Phật tánh là chìa khóa của toàn thể các Phẩm trong Kinh. Mục đích các chư Phật hiện ra nơi đời này chỉ có một, là chỉ cho chúng sanh Tri Kiến Phật, chỉ cho chúng sanh ngộ nhập Tri Kiến Phật ( Phật tánh ). Nên nói chỉ có Phật thừa, không có thừa nào khác.

Phật tánh ( Như Lai ) chính là Bản thể của muôn pháp. Nên nói muôn pháp đều cùng một thể. Muôn pháp từ Bản thể này mà có, không ngoài Bản thể này mà tồn tại và sanh diệt.

Phân thân của Phật Thích Ca ở mười phương thế giới về một chính là nghĩa này. Phân thân còn có nghĩa là muôn pháp. Muôn pháp về một, chính là muôn pháp chung một thể đồng nhất không sai khác của Thể tánh. Chính là nghĩa tối thắng của Pháp Hoa. Chính là đang diễn nói Kinh Pháp Hoa.



 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8

1- Khi mô tả về thân tướng của Đức Phật, trong các kinh điển thường mô tả như sau: 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp. Đây là mô tả về thân tướng đẹp của người đã đầy đủ công đức và phước báo. Được xem là bậc nhất trong các cõi hữu sắc. Thuộc về công đức của Báo Thân. Vua chuyển luân thánh vương cũng có 32 tướng tốt như thế. Theo Kinh mô tả thì chỉ có những người tu đạt được Thiên Nhãn hoặc có duyên hóa độ được Đức Phật tùy thời thị hiện thì mới thấy được những tướng tốt này của Đức Phật. Đây là tướng sanh diệt thị hiện hóa độ. Không phải thật tướng của Phật ( Như Lai ).

-
" Nếu thấy Phật qua 32 tướng tốt thì các thầy chưa thấy được Như Lai ". Đây là lời tối thắng của Đức Phật. Diễn bày thật tướng của Như Lai.
Hình tướng qua cái nhìn bằng mắt, nghe bằng tai về những gì của Đức Phật, là nhìn bằng tướng sinh diệt, nhục thân sinh diệt của Đức Phật. Như Lai vì thị hiện hóa độ chúng sanh mà vào trong sanh diệt, thị hiện có thân tướng mà phương tiện hóa độ chúng sanh.
Như Lai là chỉ cho Phật tánh, Bản thể, Chân lý, Chân như... đều chung một nghĩa. Là chỉ cho Thể tánh không hình tướng, không sanh không diệt, hằng còn của chúng sanh, hay đúng hơn là của vũ trụ vô thỷ vô chung.
Như Lai là tên gọi cho tất cả mười phương chư Phật. Như Lai là Bản thể đồng nhất như như, lặng yên, trống rỗng, sáng suốt của mười phương chư Phật. Không tên gọi, không hình tướng.

Nếu dùng mắt hay tai để thấy nghe được Như Lai, chính là không hiểu được Như Lai, càng xa rời Như Lai, không thấy được Như Lai. Ai hiểu Như Lai là tu pháp giải thoát. Ai nhận được Như Lai là đạt được giải thoát.
Nên Đức Phật đã dạy:
"Nếu thấy Phật qua 32 tướng tốt thì các thầy chưa thấy được Như Lai". Chính là nghĩa tuyệt đối.


2- Vào mùa nắng nóng nhiệt độ tăng cao, hay khi vào mùa nhiệt độ xuống quá thấp ở những vùng mà ngày xưa có dấu chân Đức Phật đi qua.Với cái nóng và lạnh như vậy. Chúng ta thắc mắc vì sao chỉ với 3 y che thân, mà Đức Phật và Tăng đoàn có thể chịu đựng được. !

Cũng như người dân sống ở xứ ấy, khéo thích nghi vào các mùa khác nhau.
Vào mùa nóng, khi sáng sớm Đức Phật sẽ cùng Tăng đoàn vào làng hay thành khất thực. Sau khi thọ dụng xong sẽ tranh thủ trở về lại Tịnh xá hay khe núi tránh cái nắng nóng cao nhất trong ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống có thể chịu được thì sẽ tùy duyên Phật sự hay kinh hành.
Vào mùa quá lạnh cũng vậy, tùy duyên mà tăng đoàn sinh hoạt và hoằng đạo. Cũng như những con người của xứ sở ấy, sinh sống thích nghi vào các mùa trong năm. Tăng đoàn cũng vậy, cũng theo phương tiện mà thích nghi để tu học và giáo hóa.

3- Khi Đức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa, chính là diễn đạt diệu nghĩa thâm sâu của chư Phật. Kinh Pháp Hoa chỉ ra Tri Kiến Phật, tức là Phật tánh. Phật tánh là chìa khóa của toàn thể các Phẩm trong Kinh. Mục đích các chư Phật hiện ra nơi đời này chỉ có một, là chỉ cho chúng sanh Tri Kiến Phật, chỉ cho chúng sanh ngộ nhập Tri Kiến Phật ( Phật tánh ). Nên nói chỉ có Phật thừa, không có thừa nào khác.

Phật tánh ( Như Lai ) chính là Bản thể của muôn pháp. Nên nói muôn pháp đều cùng một thể. Muôn pháp từ Bản thể này mà có, không ngoài Bản thể này mà tồn tại và sanh diệt.

Phân thân của Phật Thích Ca ở mười phương thế giới về một chính là nghĩa này. Phân thân còn có nghĩa là muôn pháp. Muôn pháp về một, chính là muôn pháp chung một thể đồng nhất không sai khác của Thể tánh. Chính là nghĩa tối thắng của Pháp Hoa. Chính là đang diễn nói Kinh Pháp Hoa.




Bạch thầy, ngoài câu số 2 con hiểu chút chút, còn câu số 1 và số 3 thiệt tình là con ko hiểu gì, chắc tại con kém cỏi quá, để con từ từ suy nghĩ xem có hiểu đc chút nào ko ạ
 
  • Like
Reactions: unu

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Chào tiachop911

tiachop911 nói:
2/ Thời tiết ở Nepal có lúc nóng 50 độ C, có lúc lạnh 0 độ C. Mà ngày xưa Phật đi khắp nơi ít khi ở trong am thất, lại chỉ có 1 tấm Phước Điền Y thì làm sao chịu lạnh ở mức 0 độ được vậy thầy
Thực ra ở Tây Tạng thời tiết còn khắc nghiệt hơn Nepal nữa những vẫn có nhiều tu sĩ chỉ với một manh áo mõng sống ẫn tu trong những hang động lạnh lẽo (mà vẫn khỏe mạnh) thậm chí có vị còn cởi trần ngồi dưới tuyết nữa. (Vì họ có luyện quán tưởng LỬA TAM MUỘI).

Mến !
 

unu

Registered
Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
9/2/12
Bài viết
20
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Unu con xin kính lễ các Thầy,Cô ạ,unu xin kính các đạo hữu.

Thầy unu dạy ở Tây Tạng các vị tu sĩ hay Niệm Chú để tu học,để nhờ gia trì lực từ Chư Phật mà thân thể không thấy lạnh.Unu nghĩ củng hợp lý vì con người phàm phu bằng xương bằng thịt thì làm gì chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt như vậy.

Unu nghĩ chư Phật thì đã thành Phật và có đủ thần thông rồi nên không thấy lạnh nữa ạ.

Unu xin hết ạ.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Unu con xin kính lễ các Thầy,Cô ạ,unu xin kính các đạo hữu.

Thầy unu dạy ở Tây Tạng các vị tu sĩ hay Niệm Chú để tu học,để nhờ gia trì lực từ Chư Phật mà thân thể không thấy lạnh.Unu nghĩ củng hợp lý vì con người phàm phu bằng xương bằng thịt thì làm gì chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt như vậy.

Unu nghĩ chư Phật thì đã thành Phật và có đủ thần thông rồi nên không thấy lạnh nữa ạ.

Unu xin hết ạ.
Chú tức là Tâm. Tâm tức là chú. Ai ai cũng đầy đủ tâm nầy, chú nầy mà không hay biết. Do chú tức là Tâm nên gọi là Tổng Trì Đà La Ni. Bởi Tâm cùng khắp mười phương, là tất cả nên ví Tâm như Chú vì tâm Tổng nhiếp tất cả, trùm khắp tất cả.

Do chú là tổng trì.
Do tâm là cùng khắp.

Cho nên chú tâm chẳng hai. Người trì chú Tâm Miệng Thân đều nhiếp trọn hiệp nhứt (nhất tâm = Tam Mật Tương Ưng) thì mới mong trở về được chân tâm tự tánh bất nhị sẵn có.

Nếu tâm, miệng, thân phân ra thành ba thì đó gọi là loạn tâm.

Do loạn tâm mà vọng tưởng sanh tâm muốn trì chú vì ham thích thần thông, tức là bị ngũ ấm ma kéo đi. Làm sao chân tính hiển bài?

Do Chú là Tâm, Tâm là Chú mà nói rằng "Chư Phật từ chú nầy sinh ra". Kinh Kim Cang Bát Nhã cũng nói "Kinh Bát Nhã nầy sinh ra chư Phật".

Bởi Phật tức là người giác ngộ. Nếu theo Kinh Bát Nhã, theo Kinh Lăng Nghiêm tu Quán Chiếu Bát Nhã, Phản Văn Tự Tính thì trở thành người giác ngộ. Tức là một vị Phật được sinh ra.

Dùng tâm vọng động niệm phật, niệm chú để cầu khẩn vang xin cái gì đó như có thần thông, như hết bệnh sống lâu giàu sang v.v... thì là không trúng con đường tu hành.

Phật vì chúng sanh giác ngộ tự tâm mà thị hiện nơi đời, khai thị ngộ nhập tri kiến phật nơi chúng sanh. Chúng sanh không chịu nghe lời dạy tu hành để giác ngộ tự tâm, vọng cầu vang xin phật nầy nọ đều gì khác, Phật cũng không làm gì được!

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm, ngài Anan tự trách mình "ỷ lại là em Phật, phật sẽ giúp cho giác ngộ giải thoát, nên khỏi cần tu". Đến khi bị nạn Ma Đằng Già, mới hay ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, không ai giúp ai được.

Phật không thể tu thế mình. Mình phải tu mới giác ngộ giải thoát. Không thể ỷ lại cầu xin mà được!
 
  • Like
Reactions: unu

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Unu con xin kính lễ các Thầy,Cô ạ,unu xin kính các đạo hữu.

Thầy unu dạy ở Tây Tạng các vị tu sĩ hay Niệm Chú để tu học,để nhờ gia trì lực từ Chư Phật mà thân thể không thấy lạnh.Unu nghĩ củng hợp lý vì con người phàm phu bằng xương bằng thịt thì làm gì chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt như vậy.

Unu nghĩ chư Phật thì đã thành Phật và có đủ thần thông rồi nên không thấy lạnh nữa ạ.

Unu xin hết ạ.



Đạo hữu đã quên còn có cả một Tăng đoàn sinh hoạt và giáo hóa. Phân bố khắp nơi, đâu chỉ riêng mình Đức Phật.

Vả lại, những tầng lớp người dân sinh sống, hoạt động trong những vùng phân bố có khí hậu khắc nghiệt như vậy, đều phải trì chú mới sống và sinh hoạt được sao?
Những con người thuộc các tầng lớp đó, sống trong các vùng đó, vẫn trãi qua và tồn tại theo mọi mùa trong năm. Tăng đoàn của Đức Phật là những bậc tri túc, chịu khó với nắng mưa. Sự thích nghi có phương tiện trong những lúc thời tiếc khắc nghiệt như thế đâu có gì lạ. Người bình thường còn khéo thích nghi được, thì Tăng đoàn thích nghi cũng là chuyện dễ hiểu.

 
  • Like
Reactions: unu

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
NTT không được phép viết ở mục này. Vì đã phạm sai lầm, khi đưa những bài viết của trang web vũ trụ huyền bí vào đây. Nơi đây chỉ chứa nội dung truyền dạy giáo lý của Đức Phật.
 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy Tấn Hạnh

Con nghe nói 4 vị Phật trong Hiền kiếp là: Cấu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật và vị Phật kế tiếp sẽ là Di Lặc Phật.

1/ Con có thắc mắc tại sao gọi là Hiền kiếp
2/ 3 vị phật trước Phật Thích Ca cũng trong cõi Ta Bà hả thầy, xin thầy nói sơ về tiểu sử 3 vị Phật trước, Phật Ca Diếp chắc ko phải là Đại Đức Ca Diếp 1 trong 10 đại đệ tử của Phật chứ
3/ Bao lâu nữa thì Phật Di Lặc mới ra đời và nói pháp dưới cây Long Hoa hả thầy
4/ Ông Đề Bà Đạt Đa cũng là 1 trong 10 đại đệ tử của Phật, đạo hạnh cũng ko thua kém gì những người khác nhưng sao lại ganh ghét với Phật và làm thân Phật chảy máu vậy thầy. Với lại, ổng thuộc hạng Nhất Xiển Đề mà cũng đc Phật Thích Ca thọ ký sau này làm Thiên Vương Như Lai vậy
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch thầy Tấn Hạnh

Con nghe nói 4 vị Phật trong Hiền kiếp là: Cấu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật và vị Phật kế tiếp sẽ là Di Lặc Phật.

1/ Con có thắc mắc tại sao gọi là Hiền kiếp
2/ 3 vị phật trước Phật Thích Ca cũng trong cõi Ta Bà hả thầy, xin thầy nói sơ về tiểu sử 3 vị Phật trước, Phật Ca Diếp chắc ko phải là Đại Đức Ca Diếp 1 trong 10 đại đệ tử của Phật chứ
3/ Bao lâu nữa thì Phật Di Lặc mới ra đời và nói pháp dưới cây Long Hoa hả thầy
4/ Ông Đề Bà Đạt Đa cũng là 1 trong 10 đại đệ tử của Phật, đạo hạnh cũng ko thua kém gì những người khác nhưng sao lại ganh ghét với Phật và làm thân Phật chảy máu vậy thầy. Với lại, ổng thuộc hạng Nhất Xiển Đề mà cũng đc Phật Thích Ca thọ ký sau này làm Thiên Vương Như Lai vậy



1,2,3 :

- Kiếp chia làm 3 loại: Đại kiếp, Trung kiếp và Tiểu kiếp.

Một đại-kiếp có 4 Trung-kiếp hợp thành : Trung-kiếp-thành, Trung-kiếp-trụ, Trung-kiếp-hoại và Trung-kiếp-không.

Trong một Đại-kiếp, ba Trung-kiếp thành, hoại, không đều không có chúng-sanh ở.

Trong kiếp-Trụ thì khí-thế-giới, và hữu-tình giới mới thể hiện đầy đủ.

Một Trung-kiếp có Hai mươi tiểu-kiếp.

Một Tiểu-kiếp có 16.678.000 năm : gồm có Kiếp tăng ( 8.400.000 năm ) và Kiếp giảm ( 8.400.000 năm )

Thế-giới sanh diệt theo tuần tự Thành, Trụ, Hoại, Không của Đại-kiếp.

Đại kiếp hiện tại gọi là Hiền kiếp, Đại kiếp quá khứ gọi Trang Nghiêm kiếp, Đại kiếp vị lai gọi là Tinh Tú kiếp. Trong mỗi kiếp có 1.000 vị Phật ra đời. ( có Kinh nói là một ngàn lẻ bốn vị Phật )


Hiền kiếp là dịch nghĩa của Đại kiếp có tên " Bhadrakalpa" .

Trong số 1,000 Đức Phật ở Hiền kiếp, vị Phật đầu tiên là Câu Lưu Tôn, vị thứ hai là Câu Na Hàm Mâu Ni, vị thứ ba là Ca Diệp ( chúng ta quen đọc Diếp, không phải là Ngài Ma Ha Ca Diếp đệ tử của Đức Phật Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni ), vị thứ tư là Đức Bổn Sư Thích Ca, vị thứ năm là Di Lạc ( Lặc ) tức Đức Phật TƯƠNG LAI, vị thứ sáu là Sư Tử và vị Phật thứ 1,000 của kiếp này là Lâu Chí.

Nếu muốn biết về tiểu sử của 3 vị Phật quá khứ của Hiền Kiếp này, xin đọc Kinh Hoa Bi sẽ hiểu rất rõ.

Như Vậy Tuần Tự Sẽ Có 996 Đức Phật Nữa Thị Hiện Nơi Cõi Ta Bà Đến Khi Đức Phật Cuối Cùng Của Hiền Kiếp Ra Đời Thì Đó là Hết Hiền Kiếp và Cõi Ta Bà Đi Vào Tinh tú Kếp.

Khi Mà Đức Phật Cuối Cùng Trong Tinh tú Kếp là Đức Phật Lâu Chí Thị Hiện Thành Phật Thì Cõi Ta Bà Sẽ Bị Đại Tam Tai Rồi Sẽ Bị Hủy Diệt Hoàn Toàn.

Trong Kinh A Hàm Đức Phật Dạy Rằng Trong Một Thế Giới Một Thời Gian Thì Không Có Bao Giờ Có Hai Đức Phật Cùng Ra Đời.

Hiện Nay Không Có Giáo Pháp Của Đức Phật Ca Diếp Ở Đời Cho Nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Mới Thị Hiện Thành Phật Trong Cõi Ta Bà.

Trong Tương Lai Cũng Như Vậy Khi Mà Giáo Pháp Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Diệt Mất Hết Thì Đức Phật Di Lặc Mới Thị Hiện Thành Phật Trong Cõi Ta Bà.

Bây Giờ Nói Đến Việc Đức Di Lặc Thị Hiện Thành Phật Trong Cõi Ta Bà.

Ngài Di Lặc Bồ Tát Hiện Đang Ở Cung Trời Đâu Xuất Thuyết Pháp Cho Các Trời Và Chư Bồ Tát.

Trong Kinh Nói Tuổi Thọ Cõi Trời Đâu Xuất là 4000 Năm Cõi Trời, 1 Năm Cõi Trời Đâu Xuất Có 360 Ngày, 1 Ngày Cõi Trời Đâu Xuất là 400 Năm Cõi Người.

Khi Nào Bồ Tát Di Lặc Thọ Mãn 4 000 Năm Cõi Trời Đâu Xuất Rồi Thì Ngài Mới Hạ Sanh Nơi Cõi Ta Bà. Như Vậy là Còn 57,600,000 Năm (57 Triệu 6 Trăm Ngàn Năm) Nữa Bồ Tát Di Lặc Mới Hạ Sanh Cõi Ta Bà Thị Hiện Thành Phật.

4- Căn cứ kinh A-hàm thì đương thời với Phật, Đề-bà-đạt-đa là người có tham vọng muốn thay Phật thống lãnh Tăng đoàn, từng làm cho thân Phật ra máu, phá hoại Phật nhiều cách, làm chướng ngại sự tu tiến của Phật chẳng những một đời mà nhiều đời ở quá khứ. Với con mắt phàm phu và Nhị thừa thì thấy Đề-bà-đạt-đa là người tội lỗi, phạm tội ngũ nghịch phải đọa địa ngục. Nhưng ở đây dưới mắt Phật thì Đề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thức của Phật, nhờ Đề-bà-đạt-đa Ngài mới được viên mãn công hạnh Bồ-tát để thành Phật. Như vậy nhãn quan của kinh A-hàm và kinh Đại thừa về Đề-bà-đạt-đa rất dị biệt.

Trong kinh A-hàm Phật có tuyên bố rằng Đề-bà-đạt-đa sau khi chết sẽ đọa địa ngục không thể cứu. Tôn giả A-nan là em ruột của Đề-bà-đạt-đa nghe Phật nói vậy lo sợ thương khóc, đến thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn do thiên nhãn mà Phật nói như vậy, hay Ngài dùng trí suy luận quán xét về nhân duyên mà nói như vậy?” Phật trả lời rằng: “Ta dùng trí xét thì thấy Đề-bà-đạt-đa không có một hành vi thiện nên ta nói như thế.” Nhìn theo lý nhân quả thì Đề-bà-đạt-đa tạo quá nhiều nghiệp ác, mà tội nặng nhất là phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật ra máu, đó là hai tội trong năm tội ngũ nghịch. Chỉ tạo một trong năm tội ngũ nghịch là phải đọa địa ngục rồi huống là hai tội. Đó là cái nhìn tương đối theo kinh A-hàm dạy bỏ ác làm thiện, mà Đề-bà-đạt-đa đã làm nhiều điều ác, nên Phật nói đọa địa ngục để hướng dẫn chư Tỳ-kheo tu, bỏ pháp ác thực hành pháp thiện.

Theo Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa thì chỉ thẳng Tri kiến Phật. Tri kiến Phật thì không bị giới hạn bởi không gian thời gian, không kẹt trong pháp tương đối hai bên. Giáo lý cứu kính không cho phép chúng ta nhìn hai bên thiện ác mà phải thấy vượt trên cả thiện ác. Khi đã nhận ra nơi mình có cái chân thật là Phật tánh thì ở trong mọi hoàn cảnh bất như ý phải khắc phục để vượt qua, như thế công hạnh Bồ-tát mới viên mãn, thành Phật.

" Phật bảo các Tỳ-kheo rằng:


- Thuở ấy, Vua đó thời chính thân ta, còn Tiên nhân đó nay chính là ông Đề-bà-đạt-đa. Do nhờ ông thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa làm cho ta đầy đủ Sáu pháp ba-la-mật, từ bi hỉ xả, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi món đẹp, thân sắc vàng tía, mười trí lực, bốn món vô sở úy, bốn món nhiếp pháp, mười tám món bất cộng, thần thông đạo lực, thành bậc Đẳng chánh giác rộng độ chúng sanh, tất cả công đức đó đều là nhân thiện tri thức Đề-bà-đạt-đa cả. "


Bồ-tát có khi hiện thuận hạnh, an ủi vỗ về trong khi chúng ta nguy khốn hay thối tâm Bồ-đề; có khi hiện nghịch hạnh để thử thách, khiến người đang kẹt trong cảnh xuôi thuận được thức tỉnh để tiến. Cả hai thuận hạnh hay nghịch hạnh đều là Bồ-tát giúp cho người tu được viên mãn công hạnh tu hành. Nếu thấy người an ủi vỗ về giúp đỡ là người ơn, người thử thách rầy mắng là kẻ phá hại, còn thấy người ơn và kẻ hại là còn thấy hai. Còn thấy hai thì không thể nào nhận ra Tri kiến Phật mà kinh Pháp Hoa đã dạy. Vì vậy nên ở đây Phật nói Đề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thức của Ngài, không phải đời này mà là nhiều kiếp về trước. Nhờ thiện hữu tri thức Đề-bà-đạt-đa mà Phật viên mãn công hạnh Bồ-tát, được thành Phật.

" Phật bảo hàng tứ chúng:

- Qua vô lượng kiếp về sau, ông Đề-bà-đạt-đa sẽ được thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Cõi nước đó tên là Thiên Đạo, lúc Thiên Vương Phật trụ ở đời hai mươi trung kiếp, rộng vì các chúng sanh mà nói pháp mầu, hằng hà sa chúng sanh được quả A-la-hán, vô lượng chúng sanh phát tâm Duyên giác, hằng hà sa chúng sanh phát tâm Vô thượng đạo, được Vô sanh nhẫn đến bậc Bất thối chuyển.
Sau khi đức Thiên Vương Phật nhập Niết-bàn, chánh pháp trụ lại đời hai mươi trung kiếp, toàn thân xá-lợi dựng tháp bằng bảy báu, cao sáu mươi do-tuần, ngang dọc bốn mươi do-tuần. Các hàng trời, nhân dân đều đem hoa đẹp, hương bột, hương xoa, hương đốt, y phục, chuỗi ngọc, tràng phan, lọng báu, kỹ nhạc ca tụng để lễ cúng dường tháp đẹp bằng bảy báu đó. Vô lượng chúng sanh được quả A-la-hán, vô lượng chúng sanh ngộ Bích-chi Phật, bất khả tư nghì chúng sanh phát tâm Bồ-đề đến bậc bất thối chuyển.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Đề-bà-đạt-đa, sanh lòng trong sạch kính tin chẳng sanh nghi lầm, thời chẳng đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, được sanh ở trước các đức Phật trong mười phương, chỗ người đó sanh ra thường được nghe kinh này. Nếu sanh vào cõi nhân thiên thời hưởng sự vui rất thắng diệu, nếu sanh ở trước Phật thời từ hoa sen hóa sanh. "




 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy! con nghe nói có 1 vị tỳ kheo làm thị giả cho Phật mà chuyên môn đi phá Phật, như xóa dấu chân Phật khi thấy người dân quỳ xuống và hôn dấu chân trên cát. Ông tỳ kheo này là con ruột của Phật nhưng là con của 1 tỳ thiếp chứ ko phải như La-Hầu-La. Điều này con ít thấy đề cập trong kinh điển, mong thầy nói rõ hơn ạ
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch thầy! con nghe nói có 1 vị tỳ kheo làm thị giả cho Phật mà chuyên môn đi phá Phật, như xóa dấu chân Phật khi thấy người dân quỳ xuống và hôn dấu chân trên cát. Ông tỳ kheo này là con ruột của Phật nhưng là con của 1 tỳ thiếp chứ ko phải như La-Hầu-La. Điều này con ít thấy đề cập trong kinh điển, mong thầy nói rõ hơn ạ


Vấn đề xác định Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn là một vị Thái Tử có bao nhiêu người con ruột, thì lịch sử nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được. Vì lịch sử đã quá lâu xa, quyến thuộc dòng họ Thích của Thái Tử Tất Đạt Đa cho đến ngày nay vẫn chưa được xác định rõ hết. Chúng ta được biết và nghe nhiều chủ yếu là những người thân gần gũi bên Thái Tử. Và những người anh em chung dòng họ theo Ngài tu học thời ấy là được lịch sử ghi lại và nhắc đến.

Vấn đề nói Thái Tử có con ruột khác ngoài La Hầu La thì cho đến nay vẫn chưa được khẳng định là đúng và lịch sữ vẫn không chứng minh được, chỉ là suy luận.

Còn việc "
xóa dấu chân Phật khi thấy người dân quỳ xuống và hôn dấu chân trên cát". Chúng ta có thể hiểu theo ý nghĩa lời dạy của Đức Phật như sau:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.



Nếu do sắc thấy ta
Do âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà
Không thể thấy Như Lai.








 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Đức Phật có một người con khác cũng xuất gia nơi Đức Phật nhưng chẳng nghe lời Phật dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói đó là Thiện Tinh Tỳ Kheo.

Thiện Tinh Tỳ Kheo từng làm thị giả cho Đức Phật nhưng chẳng nghe lời Phật dạy.

Đức Phật dạy là Thiện Tinh Tỳ Kheo có ác tâm nên khi đi hầu Phật ở sau thấy Phật để dấu chân có tướng của Bậc Đại Thánh thì
Thiện Tinh Tỳ Kheo xóa dấu chân Phật để người ta không thấy.

Thiện Tinh Tỳ Khe tu chứng tứ thiền nhưng mê chấp là chứng Niết Bàn bị Đức Phật quở trách mà Thiện Tinh Tỳ Khe vẫn không nghe sao bị đọa A Tỳ địa ngục.

Trong dòng họ Thích Ca đa số đều tu hành đắc đạo như vua Tịnh Phạn chứng A Na Hàm, Hoàng Hậu Ma Da là một vị Đại Bồ Tát, Ngài Nan Đà, A Nan đều là Bậc A La Hán...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top