T

Thắc mắc về thần thông và 1 vài thứ khác

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Về chuyện Thiện Tinh từng là con trai Phật, Pháp Hoa huyền tán, quyển 1, dẫn kinh văn nói rằng: “Vào thuở ấy Phật có 3 người con trai, một là Thiện Tinh, hai là Ưu-bà-ma-da và người thứ ba là La-hầu.”

Là nói về 3 người con của Đức Phật thời quá khứ, không phải kiếp hiện tại là Thái tử Tất Đạt Đa.

Trong đời hiện tại thì Thiện Tinh vốn cùng Phật sanh ra trong hoàng tộc Thích-ca và là một trong những người có khả năng được nối ngôi vua. Tuy nhiên, ông cũng đã từ bỏ cơ hội làm vua để xin được xuất gia theo Phật và đức Phật đã chấp nhận cho ông được xuất gia.



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói về Thiện Tinh Tỳ Kheo như sau:

Kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Ca Diếp Bồ Tát

Bạch Thế Tôn ! Thiện Tinh Tỳ Kheo là con trai của Đức Phật lúc chưa xuất gia, sau khi làm Tỳ Kheo, Thiện Tinh thọ trì đọc tụng giải thuyết mười hai bộ kinh, phá kiết sử cõi dục chứng được tứ thiền.

Tại sao Đức Như Lai nói Thiện Tinh là hạng Nhứt Xiển Đề, là người hạ tiện người không thể trị được phải ở nơi địa ngục cả kiếp. Cớ gì Đức Như Lai chẳng trước diễn nói chánh pháp cho Thiện Tinh, để được làm Bồ Tát. Nếu Đức Thế Tôn chẳng cứu được Thiện Tinh Tỳ Kheo, thời đâu được gọi là có đại từ bi, có đại phương tiện ?


Về việc
Thiện Tinh Tỳ Kheo từng làm thị giả cho Đức Phật thì Kinh Đại Bát Niết Bàn nói như sau

Nầy Thiện Nam Tử ! Trước kia lúc Ta ở thành Vương Xá, Thiện Tinh Tỳ Kheo làm thị giả. Đầu hôm nói pháp cho Thiên Đế Thích. Theo phép của thị giả, phải đi nằm sau Thầy.


Lúc đó vì ta ngồi lâu nên Thiện Tinh sanh niệm ác bạch với ta rằng mau đi vào thiền thất quỉ Bạc Câu La đến kia kìa. Ta bảo Thiện Tinh, ngươi là kẻ ngu si, ngươi chẳng biết rằng Đức Như Lai là bực vô sở úy ư !


Đế Thích hỏi ta rằng : Bạch Thế Tôn ! Hạng người như vậymà cũng được vào trong Phật pháp ư

?
Ta nói với Thiên Đế : Hạng người ấy cũng đặng vào trong Phật pháp, họ cũng có Phật tánh sẽ chứng được vô thượng Bồ Đề.


Dầu Ta vì Thiện Tinh mà thuyết pháp, nhưng Thiện Tinh vẫn không có lòng tin.


Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có nói rõ vì sao Thiện Tinh tỳ kheo bị đọa địa ngục A Tỳ đó là vì Thiện Tinh tỳ kheo chẳng tin Tam Bảo bài bác Nhân Quả Nghiệp Báo.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


TH sơ ý, trích dẫn chưa đủ đoạn văn của Kinh. Các bản Kinh Đại Bát Niết Bàn của Nam Truyền và Bắc Truyền có những điểm khác nhau về số lượng phẩm Kinh và nội dung. Đây là dựa theo bản dịch của Ngài Pháp Hiển.


“Khi Phật còn là Bồ Tát, tỳ-kheo Thiện Tinh từng là con trai của Phật, sau khi xuất gia liền thọ trì, đọc tụng, phân biệt giảng thuyết được Mười hai bộ kinh, phá trừ hết phiền não Dục giới, tu tập chứng đắc Bốn thiền.”

(trang 302, tập VI)

Chúng ta chỉ dựa theo các bản Kinh mà tìm sự chính xác thì rất khó thuyết phục. Vả lại có người đã hỏi câu này, và nhận được sự trả lời của Hòa Thượng Thích Duy Lực như sau:

Hỏi : Có phải Đức Phật có hai người con là La Hầu La và Bồ tát Thiện Tinh?

Đáp : Nếu nói theo thực tế là tất cả chúng sanh đều là con của Phật, chứ chẳng phải chỉ có một hay hai người. Lại, tất cả chúng sanh đều thay phiên nhau làm cha mẹ, thay phiên nhau làm con, chư Phật cũng vậy. Từ vô số kiếp trước, Phật Thích Ca cũng từng là con của mình, vì thay phiên nhau tùy nghiệp xoay chuyển.

Ví như có nhiều người hỏi: Theo Kinh Pháp Hoa , Phật thích Ca đã thành Phật từ vô lượng kiếp, còn theo Phật lịch thì Đức Phật mới thành Phật được 2530 năm, vậy cái nào đúng ? Tôi nói :"Cả hai đều không đúng, mà cả hai đều đúng". Lời Phật dạy "tất cả pháp đều vô thỉ", làm sao có trước có sau ?Vô thỉ tức vô sanh, đã vô sanh thì làm gì có vô lượng kiếp trước sanh ra Phật Thích Ca , hoặc sanh từ mấy ngàn năm trước ? Nếu chưa ngộ thì tất cả hiện tượng trước mắt đều mâu thuẫn, vì từ ý thức phân biệt sanh ra là bệnh, là sai.
Vì vậy, về ngày sanh của Phật Thích Ca, trong Kinh Tứ A Hàm nói đến rất nhiều, không có thống nhất. Sở dĩ nói là Phật lịch 2530 năm, là do kỳ họp của Phật giáo Thế giới tại thủ đô của Campuchia, mọi người đi đến thống nhất là ngày sanh của Phật cách đây 2530 năm. Còn nói đến Tam thân Phật tức Pháp thân, hóa thân, báo thân, thì trong lúc Phật Thích Ca thị hiện thành Phật ở Cõi Ta Bà, đồng thời cũng thuyết pháp giáo hóa ở vô số cõi, tức thiên bá ức hóa thân.


Đây là sự dụng của tự tánh vô lượng vô biên, chính ngài Lục Tổ nói trong Kinh Pháp Bảo Đàn :" Mọi chúng sanh đều đầy đủ tam thân Phật". Nay tham thiền là phải tin tự tâm cũng saün đủ tam thân Phật. Cho nên người chứng quả ngộ pháp vô sanh, tất cả pháp đều không có bắt đầu, không có sanh khởi. Kinh Pháp Hoa nói " Thường tự tịch diệt tướng" là vậy. Nếu chưa đi đến, chưa chứng ngộ, cứ ở trong chiêm bao so sánh suy lường đủ thứ, làm sao giải quyết ? Có giải quyết cũng như không, vì là việc không có thật, chỉ uổng công thôi. Nên phải chấm dứt mọi tìm hiểu biết và ghi nhớ biết.




Cũng là một cách trả lời khéo, vì sự thật không thể xác định rõ được lịch sử. Hiểu thế nào cũng đúng, vì không sai ý nghĩa truyền dạy của Đức Phật là cốt yếu.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Người Ta hỏi Sự Tướng mà đem Lý Tánh trả lời thì không ổn thỏa.

Người Ta Hỏi Tục Đế mà lấy Chân Đế ra trả lời thì người ta không hiểu.

Nếu như có người hỏi là Tu Thành Phật chăng?

Nếu đem Đệ Nhất Nghĩa Đế mà nói thì Vô Tu Vô Chứng Vô Đắc như vậy người hỏi sẽ chẳng hiểu nói cái gì.

Nếu đem Thế Tục Đế mà trả lời thì Có Tu Có Chứng Có Đắc.

Như có người hỏi Có Cõi Cực Lạc Chăng? Có Đức Phật A Di Đà Chăng?

Nếu mà nói theo Đệ Nhất Nghĩa Đế thì Thế Giới Chúng Sanh Duy Tâm Biến Hiện như vậy làm sao người ta hiểu.

Trong chủ đề này các câu hỏi muốn hỏi theo Sự Tướng không phải hỏi theo nghĩa Lý Tánh.

HT Thích Duy Lực dạy Tổ Sư Thiền nên nói thẳng Lý Tánh cốt để phá chấp chỉ thẳng tu hành không phải là để cho người nghe tăng thêm kiến giải.

Nhưng nếu đọc ngữ lục của HT Thích Duy Lực thì sẽ thấy đáng nói Sự Tướng thì HT nói Sự Tướng.

 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Người Ta hỏi Sự Tướng mà đem Lý Tánh trả lời thì không ổn thỏa.

Người Ta Hỏi Tục Đế mà lấy Chân Đế ra trả lời thì người ta không hiểu.

Nếu như có người hỏi là Tu Thành Phật chăng?

Nếu đem Đệ Nhất Nghĩa Đế mà nói thì Vô Tu Vô Chứng Vô Đắc như vậy người hỏi sẽ chẳng hiểu nói cái gì.

Nếu đem Thế Tục Đế mà trả lời thì Có Tu Có Chứng Có Đắc.

Như có người hỏi Có Cõi Cực Lạc Chăng? Có Đức Phật A Di Đà Chăng?

Nếu mà nói theo Đệ Nhất Nghĩa Đế thì Thế Giới Chúng Sanh Duy Tâm Biến Hiện như vậy làm sao người ta hiểu.

Trong chủ đề này các câu hỏi muốn hỏi theo Sự Tướng không phải hỏi theo nghĩa Lý Tánh.

HT Thích Duy Lực dạy Tổ Sư Thiền nên nói thẳng Lý Tánh cốt để phá chấp chỉ thẳng tu hành không phải là để cho người nghe tăng thêm kiến giải.

Nhưng nếu đọc ngữ lục của HT Thích Duy Lực thì sẽ thấy đáng nói Sự Tướng thì HT nói Sự Tướng.



Thì TH cũng đã trả lời trên sự tướng rõ ràng. Còn phần trả lời của HT Thích Duy Lực khi TH trích dẫn vào thêm là cũng có dụng ý cho chu toàn. Đã hiểu trên tướng rồi, thì cũng hiểu cả trên lý cho đầy đủ. Có như vậy, dù cái học có được bao nhiêu, có cao bao nhiêu cũng nhẹ như không. Người học tăng trí tuệ mà không tăng kiến chấp. Vì kiến chấp vốn là nền cho Ngã tri phát triển!.
 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch quý thầy, về vấn đề Thiện Tinh Tỳ Kheo con đã hiểu. Nay con có 1 thắc mắc mong thầy hoan hỉ

Thật sự là con thường hay suy nghĩ về các vấn đề siêu hình như: Vũ trụ này bao lớn, các thế giới song song tồn tại như thế nào, thần thông của Phật màu nhiệm ra sao, trí tuệ của Phật rộng lớn cỡ nào v.v... Con biết những điều con thắc mắc là ko cần thiết cho việc tu học. Nhưng con thấy thực sự trí tuệ của con chưa thể hiểu và hành 1 cách rốt ráo những vấn đề cơ bản như Tứ Diệu Đế hay Bát Chánh Đạo. Vì vậy con chỉ muốn biết thêm về những vấn đề siêu hình, thật sự những vấn đề đó con rất tò mò và thích thú. Mong thầy khai ngộ
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Reputation: 13%
Tham gia
3/10/11
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Bạch quý thầy, về vấn đề Thiện Tinh Tỳ Kheo con đã hiểu. Nay con có 1 thắc mắc mong thầy hoan hỉ

Thật sự là con thường hay suy nghĩ về các vấn đề siêu hình như: Vũ trụ này bao lớn, các thế giới song song tồn tại như thế nào, thần thông của Phật màu nhiệm ra sao, trí tuệ của Phật rộng lớn cỡ nào v.v... Con biết những điều con thắc mắc là ko cần thiết cho việc tu học. Nhưng con thấy thực sự trí tuệ của con chưa thể hiểu và hành 1 cách rốt ráo những vấn đề cơ bản như Tứ Diệu Đế hay Bát Chánh Đạo. Vì vậy con chỉ muốn biết thêm về những vấn đề siêu hình, thật sự những vấn đề đó con rất tò mò và thích thú. Mong thầy khai ngộ
Kính Thầy Tấn Hạnh!

Cho con "hý luận" chổ đất của Thầy chút xíu!

Kính Huynh tiachop911!

Cái "vủ trụ này bao lớn", chuyện tồn tại song song của các thế giới, là không cần phải hỏi, không cần thiết phải hỏi, vì sao? Vì chỉ cần biết "Tâm" bao lớn là vủ trụ bao lớn, củng như nhân ngả tức là "người và ta" tồn tại song song như thế nào thì các thế giới đồng cách đó mà tồn tại song song.

Nhược nhân dục liễu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán pháp giới tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.


Về chuyện mầu nhiệm của thần thông chư Phật và trí tuệ của chư Phật thì hảy nhìn, nhìn thật sâu không chấp trước không ngã ái không ngã mạn vào hành động một người (nào đó bất kỳ ) xem kỷ xem thật kỷ không bỏ xót chút gì hết thì thấy thần thông của Mười Phương Chư Phật ra sao!

Và củng như vậy hảy nghỉ, nghỉ thật sâu không chấp trước, không ngả ái, không ngả mạn vào ý thức của một người nào đó bất kỳ trụ cho vửng thật vững để thâm nhập vào trí tuệ Phật bao lớn!
__________
Con xin sám hối vì những điều vừa viết ra không đúng tầm đúng tâm của người đọc.
 

phuc dat

Registered
Phật tử
Tham gia
29/5/12
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Bạch quý Thầy ! Con có 1 số thắc mắc nhỏ,mong thầy giải đáp giúp con.
Con đi làm giờ hành chính.Mỗi tối con thường tụng kinh Địa Tạng, mỗi lần tụng con chỉ đọc 2 phẫm,sau con nghe có người nói mỗi lần tụng phải đọc hết cả kinh.Trường hợp con như vậy có tụng kinh đúng cách chưa? Mong thầy hoan hỉ giải đáp giúp con.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Bạch quý thầy, về vấn đề Thiện Tinh Tỳ Kheo con đã hiểu. Nay con có 1 thắc mắc mong thầy hoan hỉ

Thật sự là con thường hay suy nghĩ về các vấn đề siêu hình như: Vũ trụ này bao lớn, các thế giới song song tồn tại như thế nào, thần thông của Phật màu nhiệm ra sao, trí tuệ của Phật rộng lớn cỡ nào v.v... Con biết những điều con thắc mắc là ko cần thiết cho việc tu học. Nhưng con thấy thực sự trí tuệ của con chưa thể hiểu và hành 1 cách rốt ráo những vấn đề cơ bản như Tứ Diệu Đế hay Bát Chánh Đạo. Vì vậy con chỉ muốn biết thêm về những vấn đề siêu hình, thật sự những vấn đề đó con rất tò mò và thích thú. Mong thầy khai ngộ
Như nói có bao nhiêu thế giới chúng sanh, Phật lực như thế nào mà DH cũng không hiểu thì nói cũng là vô nghĩa.

Trong Kinh Phật cũng có dùng thí dụ để nói về số lượng thế giới chúng sanh như thế này như đem hết cả đại thiên thế giới (1 000 000 000 thái dương hệ = 1 tỷ) phân thành nguyên tử rồi thì 1 nguyên tử là 1 đại thiên thế giới rồi lấy tất cả số đại thiên thế giới đó phân thành nguyên tử cứ lần lượt làm như vậy làm mãi đến
tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ lần đến lần sau cùng thì tất cả các nguyên tử của lần sau cùng đó thì số đó thì còn có hạn lượng còn số thế giới chúng sanh thì không hạn lượng.

Về trí tuệ Phật thì như tất cả thế giới chúng sanh trong cùng khắp ba đời hư không thành trụ hoại diệt, nghiệp quả, tu hành có bao nhiêu sự sai biệt Đức Phật đều biết rõ ràng không ngăn ngại như người ta thấy vật cầm trong lòng bàn tay vậy.

DH nghe thí dụ đó rồi có hiểu được có bao nhiêu thế giới chúng sanh và trí tuệ Phật là rộng lớn như thế nào chăng?

Quan trọng là bây giờ tu tập dứt tham sân si giải thoát sanh tử luân hồi rồi cho đến thành Phật thì Tự Chứng Biết chẳng cần hỏi han.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Chào Bạn tiachop
Chào ĐH Hý Luận
Chào TB Kim Cang

ptd xin góp ý một chút với Bạn tiachop
tiachop nói:
Con biết những điều con thắc mắc là ko cần thiết cho việc tu học. Nhưng con thấy thực sự trí tuệ của con chưa thể hiểu và hành 1 cách rốt ráo những vấn đề cơ bản như Tứ Diệu Đế hay Bát Chánh Đạo. Vì vậy con chỉ muốn biết thêm về những vấn đề siêu hình, thật sự những vấn đề đó con rất tò mò và thích thú. Mong thầy khai ngộ

kim cang nói:
DH nghe thí dụ đó rồi có hiểu được có bao nhiêu thế giới chúng sanh và trí tuệ Phật là rộng lớn như thế nào chăng?

Quan trọng là bây giờ tu tập dứt tham sân si giải thoát sanh tử luân hồi rồi cho đến thành Phật thì Tự Chứng Biết chẳng cần hỏi han.

Tiền Bối KC nói rất đúng .
Bạn tiachop và các đạo hữu tu tập thì cứ tu tập , chẳng cần hỏi han
Có lẽ không có ai hỏi han nếu không có diễn đàn ( diễn đàn lập ra để làm gì ? Chỉ để đăng thơ truyện giao lưu, các bài thuyết pháp hay của quý Thầy , tin tức Phật sự trong ngoài nước ...)
Và vì Bạn tiachop đã nói rõ , bạn có sự tò mò thích thú , nên cũng xin góp ý một chút cho vui
Vũ trụ này bao lớn , các thế giới song song tồn tại như thế nào
Khoa học nói rằng vũ trụ ( khoảng không gian bao trùm chúng ta ) là vô tận , không có giới hạn . Khoa học đã dự đoán là số lượng các ngôi sao (thiên thể ) có trong vũ trụ nhiều hơn số lượng các hạt cát trong tất cả các con sông trên trái đất . Các thế giới thì , từ thế giới này đi sang thế giới khác rất xa xôi , dù đi bằng phương tiện tối tân nhất là các tàu vũ trụ rất nhanh , thì cũng tốn mất khoảng thời gian rất dài hơn khoảng thời gian sống của một đời người . Vì vậy người ta không thể ngồi tàu vũ trụ mà đi từ thế giới của mình sang thế giới song song có trong vũ trụ.
Trong đạo Phật thì , thế giới , và cả vũ trụ đều do tâm chúng sinh mà có .
Một Đại Thiên thế giới có 1000.000.000 thế giới như của chúng ta đang sống , bao gồm cả các cõi Trời theo đó .Một Đại Thiên thế giới có một vị Phật giáo hóa . Có nhiều đơn vị Đại Thiên thế giới như vậy .

Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Về trí huệ của Phật
mười trí lực :

1-Trí lực biết chỗ đúng đạo lý hay không đúng đạo lý của sự vật
<FONT color=darkorchid><FONT size=4><FONT face=Arial>2-Trí lực biết nhân quả nghiệp báo ba đời của chúng sinh<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT color=
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19128-Tìm-hiểu-kinh-bi-hoa-phẩm-thứ-ba-đại-thí&p=71640#post71640
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch quý thầy, về vấn đề Thiện Tinh Tỳ Kheo con đã hiểu. Nay con có 1 thắc mắc mong thầy hoan hỉ

Thật sự là con thường hay suy nghĩ về các vấn đề siêu hình như: Vũ trụ này bao lớn, các thế giới song song tồn tại như thế nào, thần thông của Phật màu nhiệm ra sao, trí tuệ của Phật rộng lớn cỡ nào v.v... Con biết những điều con thắc mắc là ko cần thiết cho việc tu học. Nhưng con thấy thực sự trí tuệ của con chưa thể hiểu và hành 1 cách rốt ráo những vấn đề cơ bản như Tứ Diệu Đế hay Bát Chánh Đạo. Vì vậy con chỉ muốn biết thêm về những vấn đề siêu hình, thật sự những vấn đề đó con rất tò mò và thích thú. Mong thầy khai ngộ




Nếu nói rỏ hơn thì đúng là quá xa so với những gì cần thiết để tu học lúc này.

Cũng như Đức Phật đã từng dạy, hãy đi thì sẽ đến.

Có lúc ta thấy Đức Phật hầu như im lặng không trả lời, rồi cũng có lúc ta lại thấy Đức Phật khéo dẫn dụ để phá nghi những vấn đề trên.

Cái khéo là như vậy đó. Không có một bài thuốc cụ thể cho các loại bệnh khác nhau. Cũng như không có quy tắc cố định cho công việc truyền dạy Phật Pháp của Thế Tôn.

Tất cả tùy duyên . Tùy vào người trả lời và tùy vào người muốn hỏi. Cái chướng có thể hóa thành cái thông, cái thông cũng có thể biến thành cái chướng.


- Đức Phật đã từng dạy, Vũ trụ không cùng mé. Nghĩa là không có giới hạn. Không có điểm đầu cũng như điểm cuối. Không có điểm trên cũng như điểm dưới. Mười phương tám hướng cũng vậy, không có đầu, cũng không có cuối. Và gom lại bằng những từ VÔ THỈ VÔ CHUNG.

Các cõi chúng sanh nhiều vô kể. Nhưng vẫn không nằm ngoài 3 pháp sinh diệt: DỤC, SẮC, VÔ SẮC.

* DỤC: sanh ra do hành dục, mang thân dục. ( cõi người nằm trong giới hạn Dục Giới )

* SẮC : Chỉ hóa thân mà có, mang sắc thân, không mang ngiệp dục và hành dục. ( Các cõi trời Phạm Thiên )

* VÔ SẮC : Không có thân tướng, chỉ có tưởng tồn tại. ( Các cõi trời Vô Sắc ).

Các cõi được sinh ra cũng từ tâm của chúng sanh hữu tình mà có. Tâm suy nghĩ bao nhiêu, mong ước bao nhiêu, vọng đọng bao nhiêu, thì có bấy nhiêu cõi hình thành. Theo duyên nghiệp chúng sanh tạo ra mà hình thành các cõi. Tâm chúng sanh không thể đo lường, tạo nghiệp không thể đo lường, thì các cõi cũng không thể đo lường.

Chúng sanh hữu tình, từ thấp nhất đến cao nhất cũng từ Chân Như hiển hiện mà có.

Cho nên, tất cả các cõi trong vũ trụ cũng không ngoài Chân Như hiển hiện. Nên nói muôn pháp không ngoài Chân Như mà có. Muôn pháp đồng một thể là nghĩa này.

Quay ra thì theo Vô Minh đi mãi. Trở vào thì về lại Chân Như.

Các cõi ( hay các thế giới ) tồn tại theo nghiệp riêng của từng cõi. Sinh ra theo nghiệp cõi nào thì chịu nghiệp ở cõi ấy, không thay đổi được. Muốn thấy biết cõi khác cũng phải theo duyên nghiệp mới thấy được.

Ngay cả không khí mà ta đang thở, luôn tồn tại xung quanh ta, mắt nhìn còn không thể thấy. Nên muốn thấy, biết các cõi phải từ tâm mà thấy. Tâm càng tu học, sẽ càng thấy, biết nhiều.

Muốn biết thần thông và trí tuệ của Đức Phật như thế nào, thì càng tu sẽ càng biết, càng tu sẽ càng hiểu. Tự nhiên tu, tự nhiên biết!.

Không tu thì không thể biết được!

TỨ DIỆU ĐẾ và BÁT CHÁNH ĐẠO, nên theo duyên tu học ( có trong tiềm thức tu học nhiều đời trước ) mà chọn pháp tu thích hợp để thực hành. Có hai duyên:

- Tự mình nhận ra pháp tu khi nghiên cứu Kinh điển.

- Người khác tạo duyên cho mình.

Hai duyên đó cũng theo nghiệp xui khiến mà tạo nên.

Mới tu học cái gì cũng khó hiểu, khó hành. Nhưng cứ từ từ mà tiến. Rốt ráo hay không là do ở chính ta mà có. Nấc thang đầu, mới đến nấc thang kế. Leo nhiều nấc mới đến nơi mình cần.

Vẫn một câu, có đi sẽ có đến.

Đừng bao giờ trách cứ bản thân không trí tuệ, hay quá nhiều chướng duyên. Trí tuệ không có, từ từ tu học sẽ có. Chướng duyên quá nhiều, từ từ tu học sẽ hết.

Các pháp tu, ban đầu không có khả năng thọ hết thì thọ những pháp mình thấy tu được, làm được. Xong cái dễ, tiến đến cái khó hơn tu tiếp. Cứ thế mà tiến.

Như khúc gỗ trôi trên mặt nước, vướn chổ nào thì gở ngay chổ đó, cứ thế mà gở mà trôi. Rồi khúc gỗ sẽ trôi ra đến biển, hòa vào biển mênh mông.






 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch quý Thầy ! Con có 1 số thắc mắc nhỏ,mong thầy giải đáp giúp con.
Con đi làm giờ hành chính.Mỗi tối con thường tụng kinh Địa Tạng, mỗi lần tụng con chỉ đọc 2 phẫm,sau con nghe có người nói mỗi lần tụng phải đọc hết cả kinh.Trường hợp con như vậy có tụng kinh đúng cách chưa? Mong thầy hoan hỉ giải đáp giúp con.


Tụng Kinh chốt là ở lòng thành. Không kể số lượng và thời lượng. Ngày khỏe ( rãnh ) thì tụng nhiều, ngày mệt ( bận ) thì tụng ít. Bệnh thì nghỉ ngơi, niệm Phật. Đừng bắt buộc bản thân vào một quan niệm nào, hể có bắt buộc là có sanh ra khổ. Phải từ tâm mà tu học.

Vì sao?

Vì lời Kinh là lời Đức Phật dạy cho chúng ta tu học. Khi đọc Kinh là đọc lời Phật dạy. Đọc để làm gì? Để hiểu, để thọ nhận, và để thực hành.

Nếu đọc Kinh Phật mà không đúng với 3 ý trên thì không hữu ích trong cuộc đời tu học của chúng ta. Đọc Kinh Phật mà không hiểu, không thọ nhận, không thực hành thì không giúp ta hết khổ được. không giúp ta tu học giải thoát được.

TH xin nói rõ hơn:

Ta ngồi trước Phật, đọc Kinh cho Phật nghe, hay cho ta nghe?

Kinh là của Đức Phật thuyết, nay ta ngồi đọc lại cho Phật nghe, Ngài có cần không? Có nghe không?

Đọc tụng là chính mắt miệng ta đọc tụng. Nghe là chính tai ta nghe. Nhưng thấy, nghe để làm gì? Để hiều, để thọ nhận, để thực hành. Có như thế mới đúng tinh thần đọc tụng Kinh Phật. Mới giúp ta tu học tăng trí tuệ, hóa giải nghiệp lực và tiến trên đường tu.

Nếu cứ ngồi đó đọc tụng ê a, mà không hiểu gì thì làm sao thọ nhận và thực hành lời Phật dạy.

Nên đọc tụng Kinh mỗi đêm là cần thiết, để nhắc nhở mình và thâm nhập trí tuệ của Kinh qua lời Đức Phật dạy. Nhưng đừng xem việc tụng Kinh là bắt buộc hay cầu phước thì trái với lời Phật dạy.

Có thể ngồi một nơi yên lặng, tâm thành mở Kinh ra đọc. Tìm hiểu lời Phật dạy qua những trang Kinh, nghiên cứu, học hỏi. Thì công đức và ý nghĩa so với ngồi trước Phật tụng Kinh không có gì khác nhau.


 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy Tấn Hạnh. Con có 1 thắc mắc là khi mình ăn tổ yến và mật ong thì có phạm giới bất sát ko thầy. Con thử suy nghĩ mà chưa có câu trả lời, mong thầy khai ngộ
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch thầy Tấn Hạnh. Con có 1 thắc mắc là khi mình ăn tổ yến và mật ong thì có phạm giới bất sát ko thầy. Con thử suy nghĩ mà chưa có câu trả lời, mong thầy khai ngộ


Về phần mật Ong:

Tự thân đi phá tổ ong lấy mật, hoặc xúi người, hoặc hoan hỷ cùng người, hay người vì ta mà phá tổ ong lấy mật thì đều phải tránh không dùng đến. Vì bất cứ trường hợp nào cũng đều có sự giết chết chúng sanh. Giọt mật của con ong mang về khi hút từ nhụy hoa, là đề nuôi nhộng đang hình thành. Để có được mật, lúc nào chúng ta cũng phải phá tổ rồi lấy cái tổ đó. Vì mật nằm bên trong những cái khoang của tổ, cũng là nơi nuôi nhộng lớn thành ong. Nên dù giáng tiếp hay trực tiếp, đều giết chết rất nhiều ong và nhộng để có được mật.

Kể cả nuôi ong bằng công nghiệp cũng vậy, cũng phải lấy tổ khi tổ đã đủ lớn và mật đã căng đầy. Tuy sát sanh ong ít hơn, nhưng vẫn làm chết nhộng để vắt lấy mật.

Theo TH nghĩ, bất cứ trường hợp nào, người xuất gia cũng không được dùng mật ong, để trưởng dưỡng hạt giống từ bi của Phật Đà.

Người tu tại gia thọ 5 giới thì có thể dùng mật ong. Vì giới hạn cơ bản của sát sanh đối với phật tử tại gia thọ 5 giới là không được giết người. Nếu giết người là phạm giới sát sanh của Phật đã dạy. Còn khả năng giữ càng nhiều, càng cao, thì càng tốt cho nghiệp báo về sau.


Đối với tổ yến:

Do tổ yến là sản phẩm được tạo ra từ nước miếng của con chim yến, tiết ra khi đến mùa sinh sản. Yến dùng nước miếng tiết ra trong cơ thể đế làm tổ đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.

Người ta đợi đến mùa chim yến sinh sản thì lấy tổ trước khi yến kịp đẻ trứng. Chính vì vậy, chim yến phải làm tổ lại một cách vội vã để kịp cho chu kỳ sinh sản của nó. Đôi khi chính vì không kịp làm tổ mà nó ói ra cả máu để đủ chất xây tổ, tạo nên những cái tổ có máu hòa trong đó, gọi hồng yến và huyết yến có giá trị trong dân gian. Nếu không làm tổ được, nó sẽ lao đầu xuống biển chết theo như nghiên cứu.

Vậy thì người tu chúng ta có nên ăn hay uống tổ yến hay không?

Cũng như câu trả lời trên của TH. Theo TH nghĩ người xuất gia không nên ăn tổ yến. Vì tổ yến do người dùng sức mạnh và mưu lược của mình cướp lấy từ con chim yến mà có. Chim yến không cam lòng cho con người cướp lấy tổ đã được tạo nên bằng sức sống của nó. Chính vì thế, người xuất gia không nên dùng tổ yến, để trưởng dưỡng lòng tư bi.

Nhưng người tu tại gia thọ 5 giới có thể dùng tổ yến, theo như TH đã nói ở trên.



 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113



Về phần mật Ong:

Tự thân đi phá tổ ong lấy mật, hoặc xúi người, hoặc hoan hỷ cùng người, hay người vì ta mà phá tổ ong lấy mật thì đều phải tránh không dùng đến. Vì bất cứ trường hợp nào cũng đều có sự giết chết chúng sanh. Giọt mật của con ong mang về khi hút từ nhụy hoa, là đề nuôi nhộng đang hình thành. Để có được mật, lúc nào chúng ta cũng phải phá tổ rồi lấy cái tổ đó. Vì mật nằm bên trong những cái khoang của tổ, cũng là nơi nuôi nhộng lớn thành ong. Nên dù giáng tiếp hay trực tiếp, đều giết chết rất nhiều ong và nhộng để có được mật.

Kể cả nuôi ong bằng công nghiệp cũng vậy, cũng phải lấy tổ khi tổ đã đủ lớn và mật đã căng đầy. Tuy sát sanh ong ít hơn, nhưng vẫn làm chết nhộng để vắt lấy mật.

Theo TH nghĩ, bất cứ trường hợp nào, người xuất gia cũng không được dùng mật ong, để trưởng dưỡng hạt giống từ bi của Phật Đà.

Người tu tại gia thọ 5 giới thì có thể dùng mật ong. Vì giới hạn cơ bản của sát sanh đối với phật tử tại gia thọ 5 giới là không được giết người. Nếu giết người là phạm giới sát sanh của Phật đã dạy. Còn khả năng giữ càng nhiều, càng cao, thì càng tốt cho nghiệp báo về sau.


Đối với tổ yến:

Do tổ yến là sản phẩm được tạo ra từ nước miếng của con chim yến, tiết ra khi đến mùa sinh sản. Yến dùng nước miếng tiết ra trong cơ thể đế làm tổ đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.

Người ta đợi đến mùa chim yến sinh sản thì lấy tổ trước khi yến kịp đẻ trứng. Chính vì vậy, chim yến phải làm tổ lại một cách vội vã để kịp cho chu kỳ sinh sản của nó. Đôi khi chính vì không kịp làm tổ mà nó ói ra cả máu để đủ chất xây tổ, tạo nên những cái tổ có máu hòa trong đó, gọi hồng yến và huyết yến có giá trị trong dân gian. Nếu không làm tổ được, nó sẽ lao đầu xuống biển chết theo như nghiên cứu.

Vậy thì người tu chúng ta có nên ăn hay uống tổ yến hay không?

Cũng như câu trả lời trên của TH. Theo TH nghĩ người xuất gia không nên ăn tổ yến. Vì tổ yến do người dùng sức mạnh và mưu lược của mình cướp lấy từ con chim yến mà có. Chim yến không cam lòng cho con người cướp lấy tổ đã được tạo nên bằng sức sống của nó. Chính vì thế, người xuất gia không nên dùng tổ yến, để trưởng dưỡng lòng tư bi.

Nhưng người tu tại gia thọ 5 giới có thể dùng tổ yến, theo như TH đã nói ở trên.



Kính Thầy Tấn Hạnh.
Thầy đối đáp thật hay, câu này và cả những câu trước. Thành kính tán thán trí tuệ và công đực Thầy.

Nhưng ....


Kinh Duy Ma Cật nói:
Phật bảo Đại Mục Kiền Liên:
– Ông đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Mục Kiền Liên bạch Phật :
– Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? Nhớ lại trước kia, con vào trong thành Tỳ Da Ly ở trong xóm làng nói Pháp cho các hàng cư sĩ nghe, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng : “Này Ngài Đại Mục Kiền Liên, nói Pháp cho bạch y cư sĩ, không phải như Ngài nói đó. Vả chăng nói Pháp phải đúng như pháp (xứng tánh) mà nói. Pháp không chúng sanh, lìa chúng sanh cấu; pháp không có ngã, lìa ngã cấu, Pháp không có thọ mạng, lìa sanh tử ; Pháp không có nhơn, làn trước làn sau đều dứt ; Pháp thường vắng lặng, bặt hết các tướng ; Pháp lìa các tướng, không phải cảnh bị duyên ; Pháp không danh tự, dứt đường ngôn ngữ ; Pháp không nói năng, lìa giác quán ; pháp không hình tướng; như hư không; Pháp không hí luận, rốt ráo là không ; Pháp không ngă sở, lìa ngã sở ; Pháp không phân biệt, lìa các thức ; Pháp không chi so sánh, không có đối đãi ; Pháp không thuộc nhân, không nhờ duyên, Pháp đồng pháp tánh, khắp vào các Pháp ; Pháp tuy nơi như, không có chỗ tùy ; Pháp trụ thật tế, các bên (hữu, vô, thường, đoạn) không động được ; Pháp không lay động, không nương sáu trần ; Pháp không tới lui, thường không dừng (trụ) ; Pháp thuận “không”, tùy “vô tướng”, ứng “vô tác” ; Pháp lìa tốt xấu ; Pháp không thêm bớt ; Pháp không sanh diệt ; Pháp không chỗ về ; Pháp ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Pháp không cao thấp : Pháp thường trụ không động ; Pháp lìa tất cả quán hạnh. Thưa Ngài Đại Mục Kiền Liên ! Pháp tướng như thế đâu có thể nói ư ?
Vả chăng người nói Pháp, không nói, không dạy, còn người nghe, cũng không nghe không được. Ví như nhà huyễn thuật nói Pháp cho người huyễn hóa nghe, phải dụng tâm như thế mà nói Pháp. Phải biết căn cơ của chúng sanh có lợi độn, khéo nơi tri kiến không bị ngăn ngại, lấy tâm đạì bi ngợi khen Pháp Đại thừa, nghĩ nhớ đền trả ơn Phật, chớ để ngôi Tam Bảo dứt mất, như vậy mới nên nói Pháp”.
Lại nửa.
Kinh Duy Ma Cật nói:
Phật bảo Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử :
– Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Phú Lâu Na bạch Phật :
– Bạch Thế Tôn ? Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao ? Nhớ lại trước kia con ở trong rừng lớn, dưới gốc cây nói Pháp cho các Tỳ Kheo mới học, lúc đó ông Duy Ma Cật đến bảo con : “Thưa Phú Lâu Na ! Ngài nên nhập định trước để quán sát tâm địa của những người này, rồi sau mới nên nói Pháp. Ngài chớ đem món ăn dơ để trong bát báu, phải biết rõ tâm niệm của các vị Tỳ kheo này, chớ cho ngọc lưu ly đồng với thủy tinh, chớ nên dùng pháp tiểu thừa mà phát khởi cho họ, những người kia tự không có tì vết, chớ làm cho họ có tì vết, họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ lối nhỏ. Ngài chớ nên đem biển lớn để vào dấu chơn trâu, chớ cho ánh sáng mặt trời đồng với lửa đom đóm. Ngài Phú Lâu Na ! Những vị Tỳ kheo này đã phát tâm đại thừa từ lâu, giữa chừng quên lãng, nay tại sao lại lấy pháp tiểu thừa dẫn dạy họ? Tôi xem hàng tiểu thừa trí tuệ cạn cợt cũng như người mù, không phân biệt được căn tánh lợi độn của chúng sanh.
Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật liền nhập tam muội (chánh định) làm cho những vị Tỳ kheo đó biết được kiếp trước của mình đã từng ở 500 đức Phật vun trồng các cội đức, hồi hướng về đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, liền đó rỗng suốt trở lại đặng bổn tâm (Đại thừa). Khi ấy, các vị Tỳ kheo cúi đầu đãnh lễ nơi chơn ông Duy Ma Cật, ông liền nhân đó nói pháp làm cho tất cả không còn thối lui nơi đạo vô thượng Bồ Đề.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chữ " Nhưng " mà Chieu Thanh sử dụng khi đem Kinh Duy Ma Cật để nhắc nhở, TH hiểu và ghi nhận.

Chỉ vì thuyền chưa đến bờ, không nên xem thường sóng gió.

Ngày nào còn tu học, chưa thoát khỏi tam giới, thì ngày đó phải giữ gìn cẩn thận các nghiệp. Đã mang tâm phụng sự chúng sanh thì không bao giờ để chúng sanh chịu đau khổ và làm mất mạng chúng sanh. Dù là tu cao hay tu thấp, dù Đại thừa hay Tiểu thừa thì nghiệp báo không vì đó mà sai khác. Chính các chư Tổ cũng vậy, tuy đã liễu ngộ rồi, mà nhất nhất mọi việc đều cẩn thận suy xét. Vẫn khuyên người tu phải biết sợ quả báo.

Thì TH cũng không ngoài mục đích đó. Nếu có gì sai, xin đãnh lễ sám hối với Tam Bảo.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chữ " Nhưng " mà Chieu Thanh sử dụng khi đem Kinh Duy Ma Cật để nhắc nhở, TH hiểu và ghi nhận.

Chỉ vì thuyền chưa đến bờ, không nên xem thường sóng gió.

Ngày nào còn tu học, chưa thoát khỏi tam giới, thì ngày đó phải giữ gìn cẩn thận các nghiệp. Đã mang tâm phụng sự chúng sanh thì không bao giờ để chúng sanh chịu đau khổ và làm mất mạng chúng sanh. Dù là tu cao hay tu thấp, dù Đại thừa hay Tiểu thừa thì nghiệp báo không vì đó mà sai khác. Chính các chư Tổ cũng vậy, tuy đã liễu ngộ rồi, mà nhất nhất mọi việc đều cẩn thận suy xét. Vẫn khuyên người tu phải biết sợ quả báo.

Thì TH cũng không ngoài mục đích đó. Nếu có gì sai, xin đãnh lễ sám hối với Tam Bảo.

Không buồn, không giận bởi tâm không
Không ghét, không thương mở rộng lòng
Không trông, không ngóng, không Cố Quận
Không thuyền, không bến có chi sông?

HT.Sư Viên Minh.
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Coi chừng KHÔNG nhiều quá thì thành ra CÓ đấy !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Mọi chuyện đều theo nhân đã gieo đủ duyên mà cảm đến!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top