T

Thắc mắc về thần thông và 1 vài thứ khác

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch quý thầy, con có thêm 1 số thắc mắc mong thầy hoan hỉ giải đáp ạ:

1/ Tại sao trong kinh hay dùng con số 84000, con số này có ý nghĩa và huyền cơ gì?

2/ Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật có thọ ký cho ông Kiều Trần Như cùng 500 vị khác sau này sẽ thành Phật cùng đồng 1 hiệu là Quang Minh Như Lai. Tại sao lại là "đồng 1 hiệu" ạ, trong khi những vị khác đều có danh hiệu Phật khác nhau
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
Bạch quý thầy, con có thêm 1 số thắc mắc mong thầy hoan hỉ giải đáp ạ:

1/ Tại sao trong kinh hay dùng con số 84000, con số này có ý nghĩa và huyền cơ gì?

2/ Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật có thọ ký cho ông Kiều Trần Như cùng 500 vị khác sau này sẽ thành Phật cùng đồng 1 hiệu là Quang Minh Như Lai. Tại sao lại là "đồng 1 hiệu" ạ, trong khi những vị khác đều có danh hiệu Phật khác nhau
- Trong Kinh Pháp Hoa phẩn 24 "DIỆU ÂM BỒ TÁT "có ghi :
Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí nhắc nhở Bồ tát Diệu Âm qua thế giới Ta bà chớ nên khinh nước này, đừng xem thường Phật và các Bồ tát ở đây thấp kém. Bồ tát Diệu Âm bạch Phật Ngài qua Ta bà là do sức thần Như Lai, do công đức trí tuệ của Như Lai. Bồ tát Diệu Âm không rời bỏ chỗ ngồi, nhập chánh định hóa ra 84.000 hoa sen báu ở núi Kỳ Xà Quật.
Bồ tát Văn Thù thấy vậy, bạch đức Thế Tôn vì sao có điềm lành này. Phật cho biết đó là điềm Bồ tát Diệu Âm và 84.000 Bồ tát muốn đến Ta bà để đảnh lễ, cúng dường và nghe kinh Pháp Hoa. Bồ tát Văn Thù xin Phật cho chúng hội thấy công đức của Bồ tát Diệu Âm. Phật bảo : “Đức Phật Đa Bảo sẽ vì các ông mà hiện bày thân tướng của Bồ tát Diệu Âm”. Lập tức Phật Đa Bảo gọi Bồ tát Diệu Âm “Hãy đến đây, Văn Thù muốn thấy thân ông”.
Diệu Âm đang ở nước của Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí liền cùng 84.000 Bồ tát đồng đến thế giới Ta bà. Ngài vào đài bảy báu bay lên hư không, đến núi Kỳ Xà Quật. Đến nơi, Bồ tát cúng dường Phật Thích Ca chuỗi ngọc vô giá và lập lại lời hỏi thăm của Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí gởi đến Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo. Phật Đa Bảo liền ngợi khen Bồ tát Diệu Âm, vì muốn cúng dường Phật Thích Ca và nghe kinh Pháp Hoa mà đến đây.
Bồ tát Hoa Đức xin Phật cho biết Bồ tát Diệu Âm tu công đức gì mà có thần thông như thế. Đức Phật đáp : “Thuở quá khứ Diệu Âm Bồ tát đã từng dùng mười muôn ức thứ kỹ nhạc và 84.000 bát bảy báu cúng dường Phật Vân Lôi Âm Vương. Do nhân duyên quả báo đó mà nay được sanh tại nước của Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí và có sức thần thông lớn như thế.
Bồ tát Diệu Âm thường cứu hộ các chúng sanh ở Ta Bà. Ngài có thể thị hiện đủ các loại thân hình ở Ta bà để nói kinh Pháp Hoa. Ngài biến hiện ở nhiều nơi với nhiều loại hình như thế, vì Ngài đắc được Hiện nhất thiết sắc thân tam muội. Lúc Phật nói phẩm Diệu Âm Bồ tát, 84.000 Bồ tát cùng đi với Bồ tát Diệu Âm đều được Hiện nhất thiết sắc thân tam muội.
Khi Bồ tát Diệu Âm cúng dường Phật Thích Ca và tháp Đa Bảo xong, Ngài trở về quốc độ của Ngài. Các nước Ngài đi qua đều chấn động, có mưa hoa sen báu và nhạc trỗi, y như lúc Ngài đi qua Ta bà vậy. Về đến nước, Bồ tát Diệu Âm và 84.000 Bồ tát bạch Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí rằng Ngài đã qua cõi Ta bà làm lợi ích chúng sanh, đã ra mắt đảnh lễ cúng dường Phật Thích Ca và tháp Đa Bảo, cũng gặp Bồ tát Văn Thù, Dược Vương, Dũng Thí v.v… và làm cho 84.000 Bồ tát này được Hiện nhất thiết sắc thân tam muội.
Lúc Phật nói phẩm này, 42.000 chư Thiên được vô sanh pháp nhẫn và Bồ tát Hoa Đức được Pháp Hoa tam muội.

- QUANG MINH NHƯ LAI
Danh hiệu một vị Phật vị lai. Nguyên trong hội Pháp Hoa, Phật Thích Ca thọ ký cho ông Ca Diếp (Kassyapa), sau này sẽ thành Phật, danh hiệu là Quang Minh Như Lai, và giáo hóa tại một thế giới gọi là Quang Đức (Avabhasa).
Trong phẩm "Thọ ký" có đoạn như sau:
Trong chúng đó, đệ tử lớn của ta là Kiều-trần-như Tỳ-kheo sẽ cúng dường sáu muôn hai nghìn ức đức Phật, vậy sau được thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Năm trăm vị A-la-hán: ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, ông Dà-gia Ca-diếp, ông Na-đề Ca-diếp, ông Ca-lưu-đà-di, ông Ưu-đà-di, ông A-nậu-lâu-đà, ông Ly-bà-đa, ông Kiếp-tân-na, ông Bạc-câu-la, ông Châu-đà-tá, ông Dà-đà v.v... đều sẽ được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều đồng một hiệu là Phổ Minh.
Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
- Kiều-trần-như Tỳ-kheo
Sẽ gặp vô lượng Phật
Qua vô số kiếp sau
Mới được thành Chánh giác
Thường phóng quang minh lớn
Đầy đủ các thần thông
Danh đồn khắp mười phương
Tất cả đều tôn kính
Thường nói pháp Vô thượng
Nên hiệu là Phổ Minh
Cõi nước đó thanh tịnh
Bồ-tát đều dõng mãnh
Đều lên lầu gác đẹp
Dạo các nước mười phương
Đem đồ cúng vô thượng
Hiến dưng các đức Phật,
Làm việc cúng đó xong
Sanh lòng rất vui mừng
Giây lát về bổn quốc
Có sức thần như thế.
Phật thọ sáu muôn kiếp
Chánh pháp trụ bội thọ
Tượng pháp lại hơn chánh
Pháp diệt trời người lo.

- Năm trăm Tỳ-kheo kia
Thứ tự sẽ là Phật
Đồng hiệu là Phổ Minh
Theo thứ thọ ký nhau:
Sau khi ta diệt độ
Ông đó sẽ làm Phật
Thế gian của ông độ
Cũng như ta ngày nay
Cõi nước đó nghiêm sạch
Và các sức thần thông
Chúng Thanh văn, Bồ-tát
Chánh pháp cùng tượng pháp
Thọ mạng kiếp nhiều ít
Đều như trên đã nói.
Ca-diếp! Ông đã biết
Năm trăm vị tự tại
Các chúng Thanh văn khác
Cũng sẽ làm như thế
Vị nào vắng mặt đây
Ông nên vì tuyên nói.
Kính mong quý Thầy và Thiện hữu tri thức giảng giải thêm .

 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch quý thầy, con có thêm 1 số thắc mắc mong thầy hoan hỉ giải đáp ạ:

1/ Tại sao trong kinh hay dùng con số 84000, con số này có ý nghĩa và huyền cơ gì?

2/ Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật có thọ ký cho ông Kiều Trần Như cùng 500 vị khác sau này sẽ thành Phật cùng đồng 1 hiệu là Quang Minh Như Lai. Tại sao lại là "đồng 1 hiệu" ạ, trong khi những vị khác đều có danh hiệu Phật khác nhau


Trả lời cùng Đạo Hữu!

1- C
ác nhà Phật học không thống nhất với nhau về ý nghĩa của con số 84,000 pháp môn. Có thể hiểu thông qua những luận điểm như sau:

* Nếu xét về ý nghĩa biểu lộ của đạo Phật qua con số 84000 ( Tám Vạn Bốn Ngàn ) thì có thể hiều như sau:

Số 8: Tượng trưng cho Bát Chánh Đạo, bao gồm : Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Số 4: Tượng trưng cho Tứ Diệu Đế, bao gồm : Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế là bốn sự thật chắc chắn trong cuộc đời này.

Khi hành giả tu tập Bát Chánh Đạo và quán chiếu mọi vật bằng chân lý Tứ Diệu Đế thì Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới bỗng chốc tan biến thành hư không ( ý nghĩa của 3 con số 0 ), hay ba thời Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai cũng tan biến với bản chất hư vọng của nó.

Rỏ hơn nữa thì như sau:

- Tứ Diệu Đế thiên biến = (4) X (1000) = 4000
- Bát Chánh Đạo vạn hóa = (8) X (10,000) = 80,000
- Pháp môn tu tập để Giác Ngộ = Tứ Diệu Đế thiên biến + Bát Chánh Đạo vạn hóa (4000 + 80,000 = 84,000 pháp môn)

84000 = Muôn pháp thiên biến vạn hóa cũng không ngoài tâm chúng sanh mà biến hiện. Bát Chánh Đạo thể hiện trí tuệ của người tu, Tứ Diệu Đế mà đại diện là Đạo Đế chỉ ra cách để có được trí tuệ và thoát sanh tử.

Vũ trụ bao la không giới hạn nên không thể đo được, hay muôn pháp biến hiện không dừng nên không lường được, thì chỉ có Bát Chánh ĐạoTứ Diệu Đế mới thấu suốt nguồn cơn và hiều được rỏ ràng. Nên con số 84000 đại diện cho nghĩa sâu sắc ấy.

* Nếu xét về số lượng đo đếm cụ thể :

Con số 84000 có nhiều ý nghĩa, nhưng ở đây chỉ một số lớn không đo lường được, chứ không phải là một con số chính xác cụ thể.

Đức Phật dạy rằng có 84,000 pháp môn (con đường tu tập để giác ngộ). Không một kinh sách nào liệt kê hay phân loại 84,000 pháp môn mà Đức Phật khẳng định. Tuy nhiên, có thể tin rằng con số 84,000 chỉ là một con số tượng trưng chỉ về số nhiều đếm không xuể như phương ngôn "hằng hà sa số" (số lượng cát ở sông Hằng=vô lượng pháp môn tu). Khi nói có 84,000 pháp môn tu tập để đạt đến giải thoát, hoặc nói có 84,000 sinh mạng trong một ly nước chỉ là một cách nói biểu tượng. Điều có thể chắc chắn đó là những pháp môn tu tập mà không một pháp môn nào giống pháp môn nào.

Đạo hữu có thể kết hợp cả hai sự giải thích trên cho sự hiểu được đầy đủ hơn.


2- Nếu hỏi về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đạo Hữu phải hiểu rỏ về ý nghĩa của hai từ PHẬT TÁNH. Nếu không hiểu nghĩa của hai từ Phật Tánh, Đạo hữu sẽ không hiểu được lời Kinh. Vì Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa nói về Phật Tánh của tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh nên đều sẽ thành Phật ( Nếu biết tu hành! ). Đức Phật thường dạy" Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành ".

Quang Minh Như Lai, và Phổ Minh Như Lai được giải nghĩa từng chữ như sau:

Quang là ánh sáng, ánh sáng trí tuệ, sự sáng suốt của chư Phật.

Phổ là trùm khắp không chướng ngại, không ngằn mé.

Minh là thấu đáo không vướng mắc, thấu đáo cùng tột của chư Phật.

Như Lai là danh hiệu chung của tất cả chư Phật ba đời. Cũng chính là Pháp thân, là Chân lý, là Bản thể...

Quang Minh Như Lai
, chính là nói đến trí tuệ sáng suốt cùng tột của tất cả chư Phật ba đời ( quá khứ, hiện tại, vị lai ), hay còn gọi là Nhất Thiết Trí.

Phổ Minh Như Lai, chính là nói đến trí tuệ sáng suốt của chư Phật trùm khắp tất cả không chướng ngại, không có giới hạn.

Xét trên sự giác ngộ cùng tột trí tuệ của tất cả chư Phật thì đều cùng một ý nghĩa : Thấu suốt cùng tột trùm khắp không chướng ngại. Vậy thì danh hiệu Quang Minh Như Lai và Phổ Minh Như Lai là dành cho tất cả chư Phật chứ không riêng gì Ngài Ca Diếp, Ngài Kiều Trần Như và 500 vị thánh tăng khác.

Còn tên gọi có khác nhau để chúng sanh phân biệt vị Phật này và vị Phật kia, là do các Ngài thị hiện hóa độ chúng sanh,
theo duyên trần mà đặt tên khi thành đạo.
Chúng sanh còn tâm phân biệt, nhìn mọi hiện tượng theo danh sắc, nên chư Phật cũng tạm mượn danh gọi khác nhau để cho chúng sanh hiểu được mà xưng tụng, trì niệm.

Danh gọi tuy có khác nhau, nhưng tất cả chư Phật đều đồng một thể như nhau, đều trở về cùng một cội, không còn hình tướng sanh diệt hay phân biệt nữa. Một là tất cả, tất cả là một.


Cụ thể như Đức Phật gần nhất của chúng ta ngày nay, là
thái tử Tất Đạt Đa được sanh ra trong dòng tộc mang họ Thích Ca. Sau đó Thái tử đi tu và đạt đạo, có danh hiệu được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nhưng thực ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có đồng một hiệu với các vị Phật khác là: Quang Minh Như Lai hay Phổ Minh Như Lai.



 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
ch quý thầy, con có thêm 1 số thắc mắc mong thầy hoan hỉ giải đáp ạ:

1/ Tại sao trong kinh hay dùng con số 84000, con số này có ý nghĩa và huyền cơ gì?


2/ Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật có thọ ký cho ông Kiều Trần Như cùng 500 vị khác sau này sẽ thành Phật cùng đồng 1 hiệu là Quang Minh Như Lai. Tại sao lại là "đồng 1 hiệu" ạ, trong khi những vị khác đều có danh hiệu Phật khác nhau


Kinh Đại Bảo Tích nói có 21 000 ngàn loại Tham, 21 ngàn loại Sân, 21 loại Si, 21 000 đẳng phần (tham sân si đồng bằng) tổng cộng 84 000 loại vì để đối trị 84 000 phiền não đó mà có 84 000 pháp môn.

Chư Phật đồng danh là vì nhân duyên đời trước tu hành đồng hạnh đồng nguyện.

Kinh Vạn Phật nói không thể tính kể số danh hiệu Phật mỗi danh hiệu Phật không thể tính kể số Chư Phật.

Kinh Vạn Phật nói Đức Phật dù trải hết 1 kiếp nói số Chư Phật đồng danh hiệu Thích Ca Mâu Ni còn không thể hết.
 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy, về vấn đề "Đồng 1 danh hiệu Phật" lúc trước con cũng đã có suy đoán gần giống với ý thầy nói, nhưng vì con sợ những suy đoán của con là sai nên mới hỏi thầy, hôm nay con đã hiểu. Còn 1 điều nữa con muốn hỏi: Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hành Phổ Hiền Bồ Tát có phải là đệ tử của Phật Thích Ca ko hay là 2 vị Bồ Tát ở thế giới khác có mặt trong hội Pháp Hoa. Vì con có tìm hiểu kinh sách thì ko thấy Phật Thích Ca thâu nhận 2 vị này trong trường hợp nào cả (ko giống như Ca-Diếp hay Xá Lợi Phất). Và con thấy 1 sự tương đồng giữa Tam Thánh Tịnh Độ: Phật A Di Đà - Quan Thế Âm - Đại Thế Chí và Tam Thánh Ta Bà: Phật Thích Ca - Văn Thù Sư Lợi - Phổ Hiền. Ko biết điều này có huyền cơ gì ko ạ
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch thầy, về vấn đề "Đồng 1 danh hiệu Phật" lúc trước con cũng đã có suy đoán gần giống với ý thầy nói, nhưng vì con sợ những suy đoán của con là sai nên mới hỏi thầy, hôm nay con đã hiểu. Còn 1 điều nữa con muốn hỏi: Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hành Phổ Hiền Bồ Tát có phải là đệ tử của Phật Thích Ca ko hay là 2 vị Bồ Tát ở thế giới khác có mặt trong hội Pháp Hoa. Vì con có tìm hiểu kinh sách thì ko thấy Phật Thích Ca thâu nhận 2 vị này trong trường hợp nào cả (ko giống như Ca-Diếp hay Xá Lợi Phất). Và con thấy 1 sự tương đồng giữa Tam Thánh Tịnh Độ: Phật A Di Đà - Quan Thế Âm - Đại Thế Chí và Tam Thánh Ta Bà: Phật Thích Ca - Văn Thù Sư Lợi - Phổ Hiền. Ko biết điều này có huyền cơ gì ko ạ



Xin lược giải để Đạo Hữu hiểu rỏ hơn.

- ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT :


" Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái Tử.


Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng.

Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: “ Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen”.

Vương Chúng Thái Tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, thì liền chấp tay mà thưa với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn lục độ (lục độ là: 1- bố thí, 2- trì giới, 3- nhẫn nhục, 4- tinh tấn, 5- thiền định, 6- trí huệ).

Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháp trước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

...............

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện rồi, liền thọ ký cho Vương Chúng Thái Tử rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi là người Đại Trượng phu, trí huệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn đặng. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi sự như vậy.

Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam.

Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn.

..........


- ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT :

" Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô.
Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng.

Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: “Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.

Năng Đà Nô Thái Tử nghe quan Đại thần khuyên bảo như vậy, liền thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo, và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng Đà Nô Thái Tử phát nguyện như thế, liền thọ ký rằng: Hay thay! hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật Đạo. Trong khi tu Bồ tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyến ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều thỏa mãn”.

.......

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát có thể gọi là Cổ Phật cũng đúng nữa. Sở dĩ chúng ta xưng danh các Ngài là Bồ Tát vì các Ngài đại diện cho Trí tuệ và Công hạnh của người tu phát Bồ Đề Tâm rộng lớn cho đến ngày viên mãn Phật đạo.

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho trí tuệ tu học đạt được để thành Phật.

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho các hạnh nguyện tu tập để viên mãn thành Phật.

Con đường tu tập của Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm cho đến ngày viên mãn Phật đạo, phải có đủ Trí tuệ và Hạnh nguyện của hai vị Bồ Tát kể trên.

- ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT :

Về tiền thân của Ngài, Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng. Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: “Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử. Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại. Vậy xin Điện hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng Nhứt Thiết Trí đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa".

Ni Ma Thái Tử nghe quan Đại Thần khuyên nói rành rẽ như thế, liền chấp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy. Khi Đức Phật ấy thành đạo, trước hết tôi ra khuyến thỉnh Ngài nói đủ Pháp Tam Thừa liễu nghĩa mà hóa độ chúng sanh. Trong khi đó, tôi cũng còn tu Bồ Tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình, mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện. Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà hóa độ chúng sanh. Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của Chánh Pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy”.

Trong kinh Lăng Nghiêm, chương Niệm Phật viên thông, khi Đức Phật Thích Ca hỏi về pháp môn tu hành, Bồ tát cho biết Ngài tu theo pháp môn niệm Phật mà được thành tựu. Bồ tát bạch Phật: “Con nhớ hằng sa kiếp về trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Quang, lúc đó có mười hai Đức Như Lai thành Phật trong một kiếp, Đức Phật sau hết hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai dạy cho con pháp môn niệm Phật… Nhân lành của con là dùng tâm niệm Phật mà vào Vô sanh pháp nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ”.

- QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT :

Theo Kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Thời đó có vua Chuyển Luân Thanh Vương là Vô Chánh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, Ngài là con cả của vua Vô Chánh Niệm.

Lúc ấy phụ thân của đức Bảo Tạng Như Lai khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện.

Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho phụ thân (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới cực lạc.

Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não. vì vậy Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Haỉ là tiền thân của Đức Thích Ca Mầu Ni. Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thế Âm."

Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.


Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.

Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hoá độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống sa bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mâu Ni.


Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thế Tôn rằng:

“Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề”


Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm, một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì, nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.


 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Xin làm rỏ vấn đề sử dụng từ ngữ không chính xác trong danh xưng của các vị Bồ Tát và Chư Phật.

Hiện trạng dùng từ sai này đã có lâu rồi nhưng vẫn chưa được chú ý. Việc dùng từ không chính xác này dẫn đến sự học hiểu sai lệch cho những người tu học Phật Pháp.

Nếu dùng từ " Tam thánh " là không đúng với danh gọi, cũng như ý nghĩa, mà một người học Phật sử dụng để xưng niệm các Ngài. Danh gọi các Ngài là Bồ Tát, viên mãn thì gọi là Phật.

Từ " Tam thánh " là cách gọi của những người không học Phật Pháp, hay của ngoại đạo thường sử dụng. Còn người Phật tử, tu học theo Đức Phật, phải sử dụng đúng danh xưng đối với các Ngài, để tỏ lòng tôn kính và nương theo, cũng như không làm sai đi ý nghĩa của nhà Phật.


Trong Đạo giáo của người Hoa ( hay trong văn hóa tính ngưỡng của người Hoa ) cũng gọi ba vị Quang Trường, Trương Phi, Lưu Bị là
Tam thánh.

Hay các ngoại đạo thường dùng từ Thánh để xưng tụng các giáo chủ của họ, hay truy phong cho những ai xả thân hy sinh vì đạo.


Do đó Đạo Hữu phải chú ý cách sử dụng danh xưng sao cho đúng, để tránh cho những người không tu học Phật Pháp hay ngoại đạo không hiểu sai ý nghĩa sâu rộng của Đạo Phật.


Cụm từ "
Tam Thánh Tịnh Độ " hay " Tam Thánh Ta Bà " trong nhà Phật từ xưa chưa bao giờ sử dụng cách gọi như thế. Có chăng sau này mới xuất hiện, có lẽ do ảnh hưởng từ bên ngoài hay của ngoại đạo.


 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chúng sanh cần phải "tự lực" hơn là cần "tha lực" khi cầu đạo giải thoát , nên có mấy vấn đề xin trình bày chổ hiểu của mình với câu chữ còn nhiều thô tháo.

1/ Duy tuệ thị nghiệp.
Kinh Bát Nhã viết rằng (đại ý) : Trí tuệ là Mẹ ba đời (quá khứ-hiện tại-vị lai) Chư Phật. Nghĩa là trí tuệ xuất sanh ra ba đời chư Phật. Thành Phật là từ trí tuệ, những cái rườm rà theo sau đó như Tứ vô lượng tâm, ... , thì thành Phật rồi chúng sẻ tự hiện ra.

2/Chớ lấy Phật cầu Phật.
Tu theo giáo Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca là đi theo con đường Phật Thích Ca đã chỉ ra chớ không phải nắm chéo áo của Phật.
Chúng ta đi con đường Giáo Pháp của chư Phật thì tự có Chư vị Bồ Tát theo ủng hộ, chẳng cầu mà có vì đó là hạnh nguyện của Chư Vị Bồ Tát.

3/ Giáo Pháp của Phật như bờ biển.
Đi tắm biển chúng ta từ từ ngập bàn chân, cẳng chân sau đến tòan thân, ngập cả đầu. Giáo Pháp của Phật củng vậy củng từ từ thâm nhập vào tâm cho đến khi hòa hẳn vào giáo pháp không còn phân biệt đâu là tâm ta đâu là Giáo Pháp.

Có một bài Pháp Thoại về con người bằng "muối" tìm lại cội nguồn, Rất hay
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19639
 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy, con xin phép ngoài lề Phật Pháp 1 chút đc ko ạ. Vì chuyện này con ko biết nói với ai. Chuyện ái tình thôi ạ, chuyện là thế này:

Trước đây con có quen 1 người con gái, người này quen biết từ nhỏ đến lớn với con tình cảm rất tốt. Con cũng tin tưởng người ấy nên cho người ấy nợ 1 khoảng tiền là 8tr, sau 1 thời gian con cần số tiền này và yêu cầu người đó trả lại. Bạch thầy, nói đến đây con lại ứa nước mắt, khi con yêu cầu người đó trả lại tiền, người đó lập tức trở mặt và dùng những lời lẽ mà ko phải của con người nói với nhau. Những lời như là "sao lúc trước a nói cho tôi" (con ko có nói thế), "bây giờ tôi ko trả đó, làm gì nhau" v.v... và còn nhìu lời lẽ khác mà con ko dám trích dẫn ra đây sợ làm ô uế nơi thanh tịnh. Con gần như sụp đổ, người bạn thân từ nhỏ đến lớn mà con xem như tri kỷ lại nói với con những lời như thế, con ra đời làm ăn cũng nhiều, nhưng chưa bao giờ bị sốc như lần này, thà rằng 1 người xa lạ nào đó chứ đằng này lại là người mà con hết mực tin tưởng. Bây h con ko biết làm j nữa, mong thầy cho con 1 lời khuyên
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Từ nghi hỏi Phật Pháp, chuyển qua hỏi chuyện bị người ta dật mất tiền không trả, kể cũng vui!. Nếu trả lời cho Đạo Hữu câu này, cầm bằng mở đường cho khóa tâm lý là cái chắc!!!

Cái này là do Đạo Hữu quyết định, chứ không thể người khác. Người ta đã không muốn trả, Đạo Hữu có thể làm gì? Nếu cố đòi cho bằng được, sẽ sanh chuyện không hay, và còn ưu phiền gánh vào thêm cho bản thân. Nếu đã từng nợ người trong đời quá khứ, nay người đòi lại bằng hình thức này, kể cũng không có gì là oan uổng. Nếu nghĩ được như vậy thì xả bỏ cho nhẹ lòng. Mục đích là sống cho thật tốt với mọi người, làm các việc phúc thiện, thì sẽ có phước báo. Mà khi có phước báo rồi thì mọi việc tốt sẽ đến. Vui lòng mà trả nợ cho người, không trả lúc này thì trước sau cũng phải trả, không trốn đi đâu được. Hãy xem như là đem cho người ta lúc hoạn nạn đi. Chịu khó, chịu khổ, chịu thiệt...người tu là phải vậy, phải có được tấm lòng hỷ xã, thì mới có đủ sức mạnh mà đối mặt với nghiệp báo nhân quả nhiều đời do mình đã tạo ra.


 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy, hôm nay dc thầy khai ngộ con rất hoan hỷ và đã hiểu ra vấn đề. Bây h con mới hiểu đc tại sao đây gọi là cõi ta bà. Cõi mà ai ai cũng phải kham nhẫn chịu đựng. Nam mô A Di Đà Phật
 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Con có nghe nói về Tế Điên hòa thượng, tên thật là Lý Tu Duyên và là 1 nhân vật có thật trong lịch sử ở Trung Quốc. Con xin thầy nói rõ hơn về vị thiền sư này. Sao ngài có thể ăn thịt chó uống rượu mà vẫn có được niết bàn vậy. Đặc điểm nổi bật của ngài là gì: Thần thông? Trí tuệ?. Mong thầy hoan hỷ cho
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Con có nghe nói về Tế Điên hòa thượng, tên thật là Lý Tu Duyên và là 1 nhân vật có thật trong lịch sử ở Trung Quốc. Con xin thầy nói rõ hơn về vị thiền sư này. Sao ngài có thể ăn thịt chó uống rượu mà vẫn có được niết bàn vậy. Đặc điểm nổi bật của ngài là gì: Thần thông? Trí tuệ?. Mong thầy hoan hỷ cho


Xin được sơ lược về Ngài Tế Công Hòa Thượng:

Được dân gian Trung Hoa, cho đến các nước theo truyền thống Phật giáo gọi là Tế Ðiên Hòa Thượng.

Tên thật Lý Đạo Tế là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống (khoảng 1150 – 1209) người Lâm Hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu sống tại vùng Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là một tăng sĩ nhưng ham uống rượu, ăn thịt chó nên người đời gọi ông là Tế Điên. Sau này dân gian gọi ông là Tế Công.

Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác đời và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt chó người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, nhưng ông lại là người rất “tỉnh”, từ bi và ưa giúp đời. Tế điên sống ở núi Thiên Thai, sau đó đi đến Hàng Châu (cách Thiên Thai 300km) có chùa Linh Ẩn là nơi hòa thượng Tế Điên xuất gia năm 18 tuổi. Ông lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Ðường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi.


Năm 1209, sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của sư nhập vào tháp tại Hổ Bào.

Lý giải cho việc tại sao ăn thịt chó, theo truyện Tế Điên Hòa Thượng thì Ngài nói:


Cổ thi Phật Tổ để một phong,
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng,
Người nay tu miệng, lòng không sửa.
Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

Cuộc đời Ngài theo truyền thuyết giống như đến cõi trần vui chơi, để đùa giỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa giỡn.


Từ chân Tháp Lục Hòa, Tế Công viết thư :


Ức tích diện tiền dương nhất tiễn
Chí Kim do giác cốt mao hàn
Chỉ nhân diện mục vô nhân thức

Hạ vãng xưa từng đón mũi tên
Lông Xương nay vẫn chưa yên
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.

Bên ngoài các vị thể hiện khác người tu bình thường, nhưng “mặt thật” là vô sinh, vô tử - quan trọng là tư tưởng đều là vọng thức , chẳng can gì đến tâm ( Chân tâm ), con người thường lầm thức là tâm, thậm chí gọi chung là tâm thức. Ý là nhớ , đối cảnh khởi vọng đều là vọng thức, chẳng can gì đến tâm. Tâm chẳng phải có không, có không chẳng nhiễm. Tâm chẳng cấu tịnh, không tịnh chẳng nhơ. Cho đến mê ngộ phàm thánh, đi đứng ngồi nằm đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tâm xưa chẳng sinh, nay chẳng diệt."

Qua các trích lược trên, chúng ta thấy Ngài Tế Công cũng như các vị Tổ sư thiền của chúng ta, chỉ vì muốn thể hiện cái "mặt thật" không bị sanh diệt, mà chọn cho bản thân một cách thị hiện rất riêng biệt.

Chỉ vì người đời ( chúng sanh ) hay ngay cả người tu học đều lầm lẫn ( mê lầm ), nhận giả làm chân, miệng nói tu mà lòng không biết tu, miệng nói đạo mà lòng không có đạo hay không biết đạo là gì!. Dù cho khổ công nhọc sức tu hành, cũng như lấy đá nấu thành cơm, thì đến bao giờ có được cơm? Vì thế mà Bồ tát phải thị hiện để giáo hóa trí tuệ đích thực, cho người nhận ra.

Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.


Đừng đem ba tạng Kinh điển ra dọa người, đừng đem sở học đo trí tuệ, đừng lấy tỉnh lặng làm chân nguyên, đừng đem chùa to ra chứa Phật, chỉ là trò ảo giữa cơn mê....


Đùi chó cầm tay bước tới lui

Cho người kinh hãi, mắt như đui

Đừng bảo thấy kia là mắt sáng

Thấy đùi, thấy chó, thấy "mặt" chưa?





 

tiachop911

Member
Thành viên BQT
Reputation: 8%
Tham gia
11/3/12
Bài viết
64
Điểm tương tác
11
Điểm
8
Bạch thầy, con muốn hỏi về xuất xứ hình tượng đức Phật ngồi và nghiêng đầu 1 bên vào đầu gối rồi mỉm cười nhẹ (giống avatar của thầy). Ko biết hình tượng này có ý nghĩa gì ạ vì con rất ít thấy ở ngoài
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bạch thầy, con muốn hỏi về xuất xứ hình tượng đức Phật ngồi và nghiêng đầu 1 bên vào đầu gối rồi mỉm cười nhẹ (giống avatar của thầy). Ko biết hình tượng này có ý nghĩa gì ạ vì con rất ít thấy ở ngoài


Phật có ở khắp nơi, trong từng hành động cử chỉ của chúng sanh. Như lửa tuy không cháy thành ngọn, nhưng có mặt ở khắp nơi, chỉ cần duyên có là lửa sẽ cháy bùng. Mọi biểu hiện của chúng sanh, dưới con mắt người tu đạo thì đâu cũng là Phật Pháp, là Phật. Thì khóc hay cười, ngủ hay thức, ngồi hay nằm lúc nào cũng có Phật, là Phật.


Như truyện Ngài Tô Đông Pha và Ngài Phật Ấn là một hình ảnh cho ta hiểu về đạo:

Một hôm Tô Đông Pha tham thiền cùng tổ Phật Ấn, sau khi xả thiền cùng ngồi đàm đạo với nhau. Tô Đông Pha hỏi :

- Bạch Đại sư! Ngài nhìn thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?


Thiền sư Phật Ấn trả lời một cách trang nghiêm và trân trọng :


- Xem ra giống một vị Phật!


Trong tâm của Tô Đông Pha nghe vậy hớn hở vui mừng, Thiền sư Phật Ấn mới hỏi lại Tô Đông Pha :


- Ông thấy ta ra sao? Bấy giờ Tô Đông Pha nhìn thấy Thiền sư Phật Ấn mập tròn bèn đáp :


- Nhưng mà tôi nhìn Ngài giống một đống phân


Thiền sư Phật Ấn mới bảo rằng:


- Ũa vậy à!!!


Tô Đông Pha sung sướng tươi cười cứ nghĩ là mình đã chiến thắng, trong lòng rất sung sướng bèn đem câu chuyện kể cho tiểu muội nghe. Tiểu muội của Tô Đông Pha nghe xong liền nói :


- Đúng rồi! Trong tâm của Tổ có Phật nên nhìn cái gì, nhìn ai cũng thấy là Phật, còn trong tâm huynh thì.......


- Ôi trời........!!!



Mến!


 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Từ chân Tháp Lục Hòa, Tế Công viết thư :


Ức tích diện tiền dương nhất tiễn
Chí Kim do giác cốt mao hàn
Chỉ nhân diện mục vô nhân thức

Hạ vãng xưa từng đón mũi tên
Lông Xương nay vẫn chưa yên
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.
Kính xin Thầy Tấn Hạnh bổ sung một câu đã trích dẫn thiếu :

Ức tích diện tiền dương nhất tiễn
Chí Kim do giác cốt mao hàn
Chỉ nhân diện mục vô nhân thức
..........................................

Hạ vãng xưa từng đón mũi tên
Lông Xương nay vẫn chưa yên
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.


(Chỗ mà chocon đã chấm chấm đó !)

Lại nữa đây là một bài thơ "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu 7 chữ), vì sao câu thứ nhì dịch ra chỉ sáu chữ tối nghĩa như thế này ? (Lông Xương nay vẫn chưa yên)
Có thể nào chúng ta sửa lại, dịch lại như sau được không :

Chạnh nhớ xưa từng đón mủi tên
Đến nay xương cốt vẫn còn rêm
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
Kính xin Thầy Tấn Hạnh bổ sung một câu đã trích dẫn thiếu :

Ức tích diện tiền dương nhất tiễn
Chí Kim do giác cốt mao hàn
Chỉ nhân diện mục vô nhân thức
..........................................

Hạ vãng xưa từng đón mũi tên
Lông Xương nay vẫn chưa yên
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.

(Chỗ mà chocon đã chấm chấm đó !)

Lại nữa đây là một bài thơ "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu 7 chữ), vì sao câu thứ nhì dịch ra chỉ sáu chữ tối nghĩa như thế này ? (Lông Xương nay vẫn chưa yên)
Có thể nào chúng ta sửa lại, dịch lại như sau được không :

Chạnh nhớ xưa từng đón mủi tên
Đến nay xương cốt vẫn còn rêm
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.
Choconxauxi thân mến!Cho phép BVN góp ý tí xíu nha? Bài thơ của Tế Công viết là thể thơ (Thất ngôn thất cú) vì Thầy Tấn Hạnh post rời ra nên tưởng thiếu một câu,và câu sau đây thiếu một chữ .
Lông Xương nay vẫn chưa yên
Lông xương nay vẫn giỡn chưa yên

_____________

Tế Điên theo truyền thuyết giống như đến cõi trần vui chơi, để đùa giỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa giỡn.


Từ chân Tháp Lục Hòa, Tế Công viết thư :
Ức tích diện tiền dương nhất tiễn
Chí Kim do giác cốt mao hàn
Chỉ nhân diện mục vô nhân thức
Hạ vãng xưa từng đón mũi tên
Lông Xương nay vẫn giỡn chưa yên
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen

"Đó là các vị giết hại sinh vật nhưng “mặt thật” của vô sinh là vô tử - quan trọng là tư tưởng đều là vọng thức , chẳng can gì đến tâm, con người thường lầm thức là tâm, thậm chí gọi chung là tâm thức. Ý là nhớ , đối cảnh khởi vọng đều là vọng thức, chẳng can gì đến tâm. Tâm chẳng phải có không, có không chẳng nhiễm. Tâm chẳng cấu tịnh, cấu tịnh chẳng nhơ, chẳng nhơ. Cho đến mê ngộ phàm thánh, đi đứng ngồi nằm đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tam xưa chẳng sinh, nay chẳng diệt."
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính cô Bạch Vân Nhi !
Theo chocon có lẻ cô đã nhầm vì :
1. Người Trung Hoa xưa không hề có thể thơ "Thất ngôn thất cú" như cô nói.
2. Ba câu trên là nguyên văn chữ Hán, bốn câu dưới là bản dịch chữ Việt.
Kính !

(Ba chữ "Tháp Lục Hòa" của cô có dấu hiệu là một đường link, chocon bấm vào đó KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC TRANG NÀO HẾT)
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
Kính cô Bạch Vân Nhi !
Theo chocon có lẻ cô đã nhầm vì :
1. Người Trung Hoa xưa không hề có thể thơ "Thất ngôn thất cú" như cô nói.
2. Ba câu trên là nguyên văn chữ Hán, bốn câu dưới là bản dịch chữ Việt.
Kính !

(Ba chữ "Tháp Lục Hòa" của cô có dấu hiệu là một đường link, chocon bấm vào đó KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC TRANG NÀO HẾT)
Choconxauxi mến! có lẻ Cô nhầm thiệt vì xưa nay thơ thất ngôn bát cú chớ ko có thất cú vậy choconxauxi thêm dzô một câu cho đủ nghen ?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính cô Bạch Vân Nhi !
Theo chocon có lẻ cô đã nhầm vì :
1. Người Trung Hoa xưa không hề có thể thơ "Thất ngôn thất cú" như cô nói.
2. Ba câu trên là nguyên văn chữ Hán, bốn câu dưới là bản dịch chữ Việt.
Kính !

Cảm ơn Đạo Hữu choconxauxi đã nhắc TH, đã thiếu một câu trong bài thơ trên. TH xin bổ sung lại thiếu sót trên:

Ức tích diện tiền đương nhất tiễn
Chí kim đo giác cốt mao hàn
Chỉ nhân diện mục vô nhân thức
Hữu vãn thiên thai tẩu nhất phiên.





Chạnh nhớ xưa từng đón mủi tên
Đến nay xương cốt vẫn còn rêm
Chỉ vì mặt thật không ai hiểu
Về núi Thiên Thai lại một phen.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top