Thảo luận cùng Tịnh Độ Tông

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa các đạo hữu có 2 đoạn tôi copy sau đây, các đạo hữu diễn giải xem nhé:

A. Siêu thăng Tịnh Ðộ chưa phải là Nhập Diệt Niết Bàn, chưa phải là Tịch Diệt, chưa phải là Vô Sanh, Liễu sanh thoát tử, tóm lại chưa phải là Giải thoát khỏi luân hồi. Lý do: Sau khi được Phật A-di-đà tiếp dẫn khi mệnh chung vãng sanh về nơi Cực Lạc, hành giả đã dứt hết nghiệp quá khứ, thân tâm trở nên Thanh Tịnh an trụ ở cương vị Thượng Thiện Nhân. Hành giả chưa chứng nhập Tịch Diệt vì vẫn còn tiếp tục tạo nghiệp, nghĩa là còn tiếp tục gieo nhân, chuyển hóa theo lý luân hồi nghiệp báo. Vì vậy hành giả vẫn tiếp tục hành trì niệm Phật miên mật bất thối. Với thân tâm Thanh Tịnh đã đạt tới, lại ở nơi thường gập Thánh chúng Bồ Tát và chư Phật, hành giả có sẵn phước duyên dễ dàng nhanh chóng chứng đắc Phật quả.

------------ Đây là diễn giải từ trang này: http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-hoc/yu-ngha-ca-nam-mo-a-di-a-pht.html -----------------------------------

B. Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.

Đây là lời Phật thuyết giảng cho Diệu Nguyệt cư sĩ trong kinh niệm Phật Ba la mật.

C. Thường nghe thấy nói rằng ai mà phân biệt pháp môn cao thấp, thì sẽ bị đoạ, phải biết rằng không nên phân biệt
-------------------- Câu này thường nghe nhiều -------------
D. Ngài Pháp Nhiên lại nói:
1-Thánh Ðạo Môn gồm các pháp môn ngoài Tịnh Ðộ Tông tuy thâm diệu nhưng thời điểm và căn cơ chẳng tương ứng. Tịnh Ðộ Môn hình như nông cạn nhưng thời điểm và căn cơ đều tương ứng.

Thời Mạt Pháp một vạn năm, các kinh điển khác đều tiêu diệt, chỉ còn pháp môn Di Ðà để cứu độ chúng sanh.

2-Tông Tịnh Ðộ siêu hơn các tông. Hạnh Niệm Phật siêu hơn các hạnh. Lý do vì thâu nhiếp tất cả các căn cơ.

E. Chư Phật thuyết:
Giáo nghĩa nầy, chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật hiện tại đang nói, và chư Phật vị lai sẽ nói. Tất cả chúng sanh đời Mạt pháp sẽ nương nơi giáo nghĩa này mà được giải thoát rốt ráo, mãi mãi xa lìa các đường ác, hiện đời an ổn, sau khi mạng chung đuợc sanh về cõi Phật, chứng ngôi vị Bất-thối, dần dần tu tập cho đến khi đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề.
Diệu-Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất, mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết-bàn tại thế, thành Phật trong một đời.

Thảo luận xem sao.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thưa các đạo hữu có 2 đoạn tôi copy sau đây, các đạo hữu diễn giải xem nhé:

A. Siêu thăng Tịnh Ðộ chưa phải là Nhập Diệt Niết Bàn, chưa phải là Tịch Diệt, chưa phải là Vô Sanh, Liễu sanh thoát tử, tóm lại chưa phải là Giải thoát khỏi luân hồi. Lý do: Sau khi được Phật A-di-đà tiếp dẫn khi mệnh chung vãng sanh về nơi Cực Lạc, hành giả đã dứt hết nghiệp quá khứ, thân tâm trở nên Thanh Tịnh an trụ ở cương vị Thượng Thiện Nhân. Hành giả chưa chứng nhập Tịch Diệt vì vẫn còn tiếp tục tạo nghiệp, nghĩa là còn tiếp tục gieo nhân, chuyển hóa theo lý luân hồi nghiệp báo. Vì vậy hành giả vẫn tiếp tục hành trì niệm Phật miên mật bất thối. Với thân tâm Thanh Tịnh đã đạt tới, lại ở nơi thường gập Thánh chúng Bồ Tát và chư Phật, hành giả có sẵn phước duyên dễ dàng nhanh chóng chứng đắc Phật quả.

------------ Đây là diễn giải từ trang này: http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-hoc/yu-ngha-ca-nam-mo-a-di-a-pht.html -----------------------------------

Vị này quan niệm chưa đúng về giải thoát và phần lí do thì trình bày những cái hiểu chưa đúng về Tịnh Độ.

Theo 9 phẩm vãng sanh, các vị có nhân tu A LA HÁN thì đều chứng A LA HÁN tại Cực Lạc. Cũng theo 9 phẩm vãng sanh, cùng với Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Kinh này dạy Bồ Tát hành trì niệm Phật) thì các vị tu Bồ Tát Đạo đều sẽ chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn = Kiến Tánh, chắc chắn thẳng đến địa vị Phật: hoặc là cứu cánh lên địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ , hoặc xong pha luân hồi tu hạnh Phổ Hiền mà viên mãn bản nguyện riêng, cả hai đều thành tựu Phật Quả nên Đức Phật mới xác quyết: "VÃNG SANH ĐỒNG NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT". Không thành Phật liền nhưng bước thẳng đến Phật Quả chứ không đi con đường nào khác, không thối lui.



C. Thường nghe thấy nói rằng ai mà phân biệt pháp môn cao thấp, thì sẽ bị đoạ, phải biết rằng không nên phân biệt
-------------------- Câu này thường nghe nhiều -------------

Phân biệt mà khinh chê nên sẽ bị đọa, nên có lời khuyên như thế. Tịnh Độ là một môn tốt hơn hết theo cả hai nghĩa: cứu độ và cứu cánh. Độ cả hạng ngũ nghịch chứng tới VÔ SANH PHÁP NHẪN chỉ trong một đời tại Cực Lạc. Những vị không có bản nguyện riêng thì chứng tới Nhất Sanh Bổ Xứ, chỉ còn mỗi một việc là giáng sanh thị hiện thành Thế Tôn.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Đúng vậy, nhưng kinh niệm Phật ba la mật không những dạy Bồ Tát hành trì niệm Phật, mà cả phàm phu nữa đó, kinh này nói rõ hơn là dạy cách niệm Phật bằng Thanh.
Còn cách niệm Phật bằng cách quán tưởng thì đã có kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật rồi.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đúng vậy, nhưng kinh niệm Phật ba la mật không những dạy Bồ Tát hành trì niệm Phật, mà cả phàm phu nữa đó, kinh này nói rõ hơn là dạy cách niệm Phật bằng Thanh.
Còn cách niệm Phật bằng cách quán tưởng thì đã có kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật rồi.

Đúng vậy đạo hữu, VNBN dùng từ không chính xác, phải nói là dạy "người theo Bồ Tát Đạo niệm Phật".
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28


Vị này quan niệm chưa đúng về giải thoát và phần lí do thì trình bày những cái hiểu chưa đúng về Tịnh Độ.

Theo 9 phẩm vãng sanh, các vị có nhân tu A LA HÁN thì đều chứng A LA HÁN tại Cực Lạc. Cũng theo 9 phẩm vãng sanh, cùng với Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Kinh này dạy Bồ Tát hành trì niệm Phật) thì các vị tu Bồ Tát Đạo đều sẽ chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn = Kiến Tánh, chắc chắn thẳng đến địa vị Phật: hoặc là cứu cánh lên địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ , hoặc xong pha luân hồi tu hạnh Phổ Hiền mà viên mãn bản nguyện riêng, cả hai đều thành tựu Phật Quả nên Đức Phật mới xác quyết: "VÃNG SANH ĐỒNG NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT". Không thành Phật liền nhưng bước thẳng đến Phật Quả chứ không đi con đường nào khác, không thối lui.





Phân biệt mà khinh chê nên sẽ bị đọa, nên có lời khuyên như thế. Tịnh Độ là một môn tốt hơn hết theo cả hai nghĩa: cứu độ và cứu cánh. Độ cả hạng ngũ nghịch chứng tới VÔ SANH PHÁP NHẪN chỉ trong một đời tại Cực Lạc. Những vị không có bản nguyện riêng thì chứng tới Nhất Sanh Bổ Xứ, chỉ còn mỗi một việc là giáng sanh thị hiện thành Thế Tôn.

A Di Đà Phật
"Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan"
Người ta chỉ biết Tịnh độ dễ, mà những cái khó lại bỏ đi. Chư Tổ Tịnh độ dạy cách thực hành mà những cái khó bỏ, những cái dễ lại kể. Không có cái khó làm sao có cái dễ? Cái khó thực hành được thì cái dễ mới nói là dễ. Cho nên, muốn thành tựu pháp môn của mình tu thì phải đi đúng pháp môn đó, không đi đúng mà nói dễ thì không phải.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
A Di Đà Phật
"Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan"
Người ta chỉ biết Tịnh độ dễ, mà những cái khó lại bỏ đi. Chư Tổ Tịnh độ dạy cách thực hành mà những cái khó bỏ, những cái dễ lại kể. Không có cái khó làm sao có cái dễ? Cái khó thực hành được thì cái dễ mới nói là dễ. Cho nên, muốn thành tựu pháp môn của mình tu thì phải đi đúng pháp môn đó, không đi đúng mà nói dễ thì không phải.

Dễ là dễ ở chỗ dễ thực hành, mọi đối tượng đều có thể niệm trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Còn khó là khó ở chỗ lòng tin và duy trì nhất tâm không tạp loạn.
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
A Di Đà Phật

Dễ là dễ ở chỗ dễ thực hành, mọi đối tượng đều có thể niệm trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Còn khó là khó ở chỗ lòng tin và duy trì nhất tâm không tạp loạn.
Tịnh độ A Di Đà có 3 cấp: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Trì danh niệm Phật. Tâm tịnh là Phật độ tịnh. Việc ấy, người Tịnh độ biết hay không biết, nhưng chỉ dạy người ta những điều dễ, mà không dạy các điều khó.
Cách niệm Phật: Tổ 13 là ngài Ấn Quang dạy ghi nhớ niệm Phật. Quyết định được vãng sanh hay không được vãng sanh là do cái nguyện. Nếu cái nguyện không đúng thì niệm đến nhất tâm bất loạn cũng không được vãng sanh.
Cái khó của pháp môn Tịnh độ là phát đại nguyện và thực hành đại nguyện của mình phát. Trong kinh A Di Đà nhấn mạnh phát đại nguyện, nói đến ba bốn lần; đã phát nguyện là đã vãng sanh, nay phát nguyện là nay vãng sanh, vị lai phát nguyện là vị lai vãng sanh. Bởi vì quyết định vãng sanh hay không vãng sanh là do cái nguyện, nhưng cái nguyện gồm có đại nguyện và tiểu nguyện.Nếu nguyện chỉ cầu cho mình được vãng sanh thì không hợp với nhân quả.
A Di Đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Tịnh độ A Di Đà có 3 cấp: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Trì danh niệm Phật. Tâm tịnh là Phật độ tịnh. Việc ấy, người Tịnh độ biết hay không biết, nhưng chỉ dạy người ta những điều dễ, mà không dạy các điều khó.
Cách niệm Phật: Tổ 13 là ngài Ấn Quang dạy ghi nhớ niệm Phật. Quyết định được vãng sanh hay không được vãng sanh là do cái nguyện. Nếu cái nguyện không đúng thì niệm đến nhất tâm bất loạn cũng không được vãng sanh.
Cái khó của pháp môn Tịnh độ là phát đại nguyện và thực hành đại nguyện của mình phát. Trong kinh A Di Đà nhấn mạnh phát đại nguyện, nói đến ba bốn lần; đã phát nguyện là đã vãng sanh, nay phát nguyện là nay vãng sanh, vị lai phát nguyện là vị lai vãng sanh. Bởi vì quyết định vãng sanh hay không vãng sanh là do cái nguyện, nhưng cái nguyện gồm có đại nguyện và tiểu nguyện.Nếu nguyện chỉ cầu cho mình được vãng sanh thì không hợp với nhân quả.
A Di Đà Phật!

nguyện chỉ là 1 trong 3 yêu tố quyte61 định vãng sanh còn tín và hạnh nữa. Nếu phát đại nguyện mà không hành hoặc hành trớt quớt thì không thấy cực lạc đâu mà thấy địa ngục liền kề. A di đà Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Tịnh độ A Di Đà có 3 cấp: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Trì danh niệm Phật. Tâm tịnh là Phật độ tịnh. Việc ấy, người Tịnh độ biết hay không biết, nhưng chỉ dạy người ta những điều dễ, mà không dạy các điều khó.
Cách niệm Phật: Tổ 13 là ngài Ấn Quang dạy ghi nhớ niệm Phật. Quyết định được vãng sanh hay không được vãng sanh là do cái nguyện. Nếu cái nguyện không đúng thì niệm đến nhất tâm bất loạn cũng không được vãng sanh.
Cái khó của pháp môn Tịnh độ là phát đại nguyện và thực hành đại nguyện của mình phát. Trong kinh A Di Đà nhấn mạnh phát đại nguyện, nói đến ba bốn lần; đã phát nguyện là đã vãng sanh, nay phát nguyện là nay vãng sanh, vị lai phát nguyện là vị lai vãng sanh. Bởi vì quyết định vãng sanh hay không vãng sanh là do cái nguyện, nhưng cái nguyện gồm có đại nguyện và tiểu nguyện.Nếu nguyện chỉ cầu cho mình được vãng sanh thì không hợp với nhân quả.
A Di Đà Phật!

Nguyện lấy Tín làm cơ sở và được duy trì bởi Hạnh. Nguyện vãng sanh nhưng chẳng biết vãng sanh để làm gì thì không có Chánh Tín, thế thì khi cận tử nghiệp liền theo nghiệp dẫn dắt chẳng có Lý để biện phân. Nay quí vị muốn tu Tịnh Độ thì cần phải thật sự thông suốt hai vấn đề:
- Cực Lạc là thế giới như thế nào, có đặc điểm gì ưu việt?
- Tại sao nên vãng sanh về Cực Lạc?
Có chánh kiến về hai vấn đề trên thì mới hình thành Tín sâu, Nguyện thiết và đúng đắn, kể từ đó hạ thủ công phu trăm đủ trăm vãng sanh. Tu mù quáng 100 rớt 100.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên