Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ?
Bài 1 . Tổng khởi về Tâm.
Giáo lý Nguyên Thủy chuyên nói về ngũ uẩn và danh sắc. Vi Diệu Pháp nói đến 89 tâm. Duy Thức học nói 8 thức. Thiền tông ngược lại, chủ trương “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật.
Ngộ được tâm, thấy được tánh là mục tiêu chính của Thiền tông. Nhưng nếu hỏi tâm là gì thì Thiền tông không nói thẳng mà dùng rất nhiều danh từ để ám chỉ nó như: bổn lai diện mục, ông chủ, tánh giác, bổn tánh, chân tâm, chân ngã, chân không, pháp thân, chân như, v.v...
Kính các Bạn . VQ mời cùng bàn về vài danh từ có liên quan đến kinh điển để có nhã hứng thì nghiên cứu về Tâm.
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Bài 2- Giới thiệu bài viết Tâm và Ta (HT. Thích Trí Siêu)
Tâm là gì?
Tâm là đầu mối sinh tử.
Tâm là căn bản giải thoát.
Tâm dẫn đầu các pháp.
Tâm là họa sĩ khéo.
Tâm tạo ra ba cõi.
Tâm chấp ngã là chúng sinh.
Tâm vô ngã là Bồ tát.
Tâm ích kỷ là phàm phu.
Tâm vô lượng là pháp thân.
Tâm ô nhiễm là khổ đau.
Tâm thanh tịnh là Niết bàn.
Tâm mê là chúng sinh.
Tâm giác là Phật.
(hết trích)
Tâm là tất cả, nhưng tâm là gì? Đã có không biết bao nhiêu loại tâm lý học, học thuyết và triết gia tìm cách trả lời tâm là gì. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu tâm trong phạm vi đạo Phật qua ngũ uẩn, Vi Diệu Pháp, Duy Thức, và Thiền tông.
Có một Bạn, nhận về "Tâm" trong Đạo Phật. Bạn ấy cho rằng rằng: "Muốn đến Mỹ đâu chỉ dùng tâm mà đến được, cần chuẩn bị, hành trang, cả một chuỗi nhân duyên mới thành tựu quả.
Muốn đến... Triều Tiên, đâu phải chỉ cần tâm và hành trang mà đến được, vì nước Triều Tiên bế quan tỏa cảng, không phải người thân phận đặc biệt thì KHÔNG THỂ ĐẾN.
Cõi tịnh độ của Phật không phải nơi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. "
Vâng. Đúng cái đó là "Tâm" mà là "Vọng Tâm", Chân Tâm thì: Phóng chi tắc cala Pháp Giới. Thâu chi tắc tế nhập vi trần".- Đã trùm cả cala Pháp giới, thì đi Mỹ, Úc, Phi v.v...Kể cả nước Phật A Di Đà... đâu đâu cũng chỉ là trong Tâm< Ví như Tề Thiên Đại Thánh nhảy giởi cách mấy cũng chỉ trong bàn tay Phật Tổ.
Câu hỏi Tâm là gì? tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực ra lại rất khó trả lời. Vậy tâm là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần trình bày bài viết theo hướng đơn giản, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời sống để người đọc dễ nắm bắt.
Tâm là gì?
Tâm là một khái niệm trừu tượng, khó có thể định nghĩa một cách chính xác. Trong Phật giáo, tâm được hiểu là tổng thể của tất cả các hoạt động tâm lý, bao gồm nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ, ý chí, tiềm thức, ý thức...
Dưới góc độ bình dân, ta có thể hiểu tâm là "cái biết". Nó là thứ giúp ta nhận biết thế giới xung quanh, cũng như những gì đang diễn ra trong bản thân. Tâm có thể mang những trạng thái khác nhau, như vui, buồn, giận, hờn,... Những trạng thái này có thể được biểu hiện ra bên ngoài qua ngôn ngữ, hành động, hoặc chỉ tồn tại trong nội tâm.
Tâm thể hiện như thế nào?
Tâm thể hiện qua cách chúng ta nhận thức thế giới và bản thân. Ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy một bông hoa, tâm sẽ giúp chúng ta nhận thức được hình dáng, màu sắc, mùi hương của bông hoa. Khi chúng ta nghe thấy một bản nhạc, tâm sẽ giúp chúng ta cảm nhận được giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Khi chúng ta nghĩ về một người bạn, tâm sẽ giúp chúng ta nhớ lại những kỷ niệm với người bạn đó.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể để minh họa cho các khái niệm tâm, như:
Tâm nhận thức: khi chúng ta nhìn thấy một bông hoa, chúng ta có thể nhận ra đó là một bông hoa hồng, có màu đỏ, cánh hoa mềm mại, hương thơm nhẹ nhàng.
Tâm cảm xúc: khi chúng ta nhìn thấy một người bạn lâu ngày không gặp, chúng ta có thể cảm thấy vui mừng, xen lẫn chút xúc động.
Tâm suy nghĩ: khi chúng ta suy nghĩ về một vấn đề nào đó, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp, đánh giá các ưu nhược điểm của từng giải pháp.
Tâm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Tâm là yếu tố quyết định cách chúng ta đối mặt với thế giới. Một người có tâm thiện sẽ tập trung vào điều tích cực, luôn lạc quan, yêu đời. Một người có tâm ác sẽ dễ bị những điều tiêu cực thu hút, dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực, gây hậu quả xấu cho bản thân và xã hội.
Tâm ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, hành động, đối xử với người khác, và cách chúng ta đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Tâm là yếu tố quyết định hạnh phúc của chúng ta. Một người có tâm thiện sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, ngay cả khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách.
Tại sao cần tu dưỡng tâm?
Tu dưỡng tâm là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng tâm trí, nhằm loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, phát triển những suy nghĩ, cảm xúc tích cực. Tu dưỡng tâm quan trọng vô cùng, bởi tâm thanh lọc sẽ mang lại suy nghĩ, cảm xúc tích cực, đồng thời tạo hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh.
Cách tu dưỡng tâm như thế nào?
Có nhiều cách để tu dưỡng tâm, bao gồm:
Thiền định: Thiền định giúp chúng ta tập trung vào hiện tại, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và phát triển những suy nghĩ tích cực.
Làm việc thiện: Làm việc thiện giúp chúng ta phát triển lòng từ bi và yêu thương.
Học hỏi giáo lý Phật đà: Học hỏi giáo lý Phật đà giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của tâm và thế giới, từ đó ứng xử phù hợp.
Nghe nhạc thiền, đọc sách Phật giáo, tham gia các khóa tu.
Sống chan hòa, yêu thương, giúp đỡ mọi người.
Tập trung vào những điều tích cực, buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
Mỗi người có thể chọn những phương pháp phù hợp với bản thân. Quan trọng nhất là kiên trì thực hành để đạt được kết quả mong muốn.
Câu hỏi Tâm là gì? tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực ra lại rất khó trả lời. ...
Tâm là gì?
Tâm là một khái niệm trừu tượng, khó có thể định nghĩa một cách chính xác. Trong Phật giáo, tâm được hiểu là tổng thể của tất cả các hoạt động tâm lý, bao gồm nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ, ý chí, tiềm thức, ý thức...
Dưới góc độ bình dân, ta có thể hiểu tâm là "cái biết". Nó là thứ giúp ta nhận biết thế giới xung quanh, cũng như những gì đang diễn ra trong bản thân. Tâm có thể mang những trạng thái khác nhau, như vui, buồn, giận, hờn,... Những trạng thái này có thể được biểu hiện ra bên ngoài qua ngôn ngữ, hành động, hoặc chỉ tồn tại trong nội tâm.
++++++++
Bài 2- Giới thiệu bài viết Tâm và Ta (HT. Thích Trí Siêu)
Tâm là gì?
Tâm là đầu mối sinh tử.
Tâm là căn bản giải thoát.
Tâm dẫn đầu các pháp.
Tâm là họa sĩ khéo.
Tâm tạo ra ba cõi.
Tâm chấp ngã là chúng sinh.
Tâm vô ngã là Bồ tát.
Tâm ích kỷ là phàm phu.
Tâm vô lượng là pháp thân.
Tâm ô nhiễm là khổ đau.
Tâm thanh tịnh là Niết bàn.
Tâm mê là chúng sinh.
Tâm giác là Phật.
(hết trích)
Tâm là tất cả, nhưng tâm là gì? Đã có không biết bao nhiêu loại tâm lý học, học thuyết và triết gia tìm cách trả lời tâm là gì. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu tâm trong phạm vi đạo Phật qua ngũ uẩn, Vi Diệu Pháp, Duy Thức, và Thiền tông.
Có một Bạn, nhận về "Tâm" trong Đạo Phật. Bạn ấy cho rằng rằng: "Muốn đến Mỹ đâu chỉ dùng tâm mà đến được, cần chuẩn bị, hành trang, cả một chuỗi nhân duyên mới thành tựu quả.
Muốn đến... Triều Tiên, đâu phải chỉ cần tâm và hành trang mà đến được, vì nước Triều Tiên bế quan tỏa cảng, không phải người thân phận đặc biệt thì KHÔNG THỂ ĐẾN.
Cõi tịnh độ của Phật không phải nơi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. "
Vâng. Đúng cái đó là "Tâm" mà là "Vọng Tâm", Chân Tâm thì: Phóng chi tắc cala Pháp Giới. Thâu chi tắc tế nhập vi trần".- Đã trùm cả cala Pháp giới, thì đi Mỹ, Úc, Phi v.v...Kể cả nước Phật A Di Đà... đâu đâu cũng chỉ là trong Tâm< Ví như Tề Thiên Đại Thánh nhảy giởi cách mấy cũng chỉ trong bàn tay Phật Tổ.
Bạn buông đao kiếm xuống trước đi ạ.
VQ thấy bóng dao thì sợ lắm ạ...
Xưa đức Phật dạy chúng Tỳ Kheo có bốn điều kiện cần nên tránh, thì đức hạnh và sự tu tập mới trọn vẹn và tốt đẹp.
Thứ nhất: Ðức Phật dạy: “Tránh sự khởi lên do tranh luận”. Người tu sĩ Ðạo Phật cần nên tránh tranh luận, thấy có sự tranh luận thì nên tránh xa.
Tranh luận là một cuộc tranh đấu, đánh đá nhau bằng ngôn ngữ. Vì thế, nó là một cuộc chiến tranh giết nhau bằng gươm miệng, lưỡi đao. Người tu sĩ Ðạo Phật lấy tâm từ bi làm gốc, nên phải tránh xa những cuộc tranh luận, để thực hiện lòng từ bi của mình.
Bạn buông đao kiếm xuống trước đi ạ.
VQ thấy bóng dao thì sợ lắm ạ...
Xưa đức Phật dạy chúng Tỳ Kheo có bốn điều kiện cần nên tránh, thì đức hạnh và sự tu tập mới trọn vẹn và tốt đẹp.
Thứ nhất: Ðức Phật dạy: “Tránh sự khởi lên do tranh luận”. Người tu sĩ Ðạo Phật cần nên tránh tranh luận, thấy có sự tranh luận thì nên tránh xa.
Tranh luận là một cuộc tranh đấu, đánh đá nhau bằng ngôn ngữ. Vì thế, nó là một cuộc chiến tranh giết nhau bằng gươm miệng, lưỡi đao. Người tu sĩ Ðạo Phật lấy tâm từ bi làm gốc, nên phải tránh xa những cuộc tranh luận, để thực hiện lòng từ bi của mình.
VNBN chỉ mới đặt vấn đề để nhờ Thầy làm rõ, sao Thầy không nghĩ vậy mà nghĩ theo khuynh hướng như thế.
Do đó, Thầy cứ nên trả lời, khi nào có sự tranh đấu thắng thua thì thầy chốt dừng cũng không muộn.
Có lẽ Thầy kỳ thị VNBN này hay chê bai VNBN này thấp kém chăng?
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là vô thường, biến đổi, sinh diệt.
Vì vậy, cái đi Mỹ, đi Úc không phải là Chân tâm, mà là thân xác và tâm thức của chúng ta.
Tề Thiên trong lòng bàn tay Phật Tổ cũng là một ví dụ tương tự. Tề Thiên là một hiện tượng thế gian, có sinh có diệt. Nhưng Phật Tổ là Chân tâm, là bản thể thanh tịnh, không sinh không diệt.
Bản thân người bình luận cũng là một hiện tượng thế gian, nhưng bản chất của người đó là Chân tâm.
Khi chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa Chân tâm và các hiện tượng thế gian, thì chúng ta sẽ không còn bị ràng buộc bởi những hiện tượng thế gian nữa.
++++++++++++++
VQ thấy câu này của Bạn Hoàng rất Tuyệt Diệu:
Khi chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa Chân tâm và các hiện tượng thế gian, thì chúng ta sẽ không còn bị ràng buộc bởi những hiện tượng thế gian nữa.
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là vô thường, biến đổi, sinh diệt.
Vì vậy, cái đi Mỹ, đi Úc không phải là Chân tâm, mà là thân xác và tâm thức của chúng ta.
Tề Thiên trong lòng bàn tay Phật Tổ cũng là một ví dụ tương tự. Tề Thiên là một hiện tượng thế gian, có sinh có diệt. Nhưng Phật Tổ là Chân tâm, là bản thể thanh tịnh, không sinh không diệt.
Bản thân người bình luận cũng là một hiện tượng thế gian, nhưng bản chất của người đó là Chân tâm.
Khi chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa Chân tâm và các hiện tượng thế gian, thì chúng ta sẽ không còn bị ràng buộc bởi những hiện tượng thế gian nữa.
Cám ơn Bạn Hoàng đã trả lời. Mình xin phép thảo luận tiếp:
1. Bạn nói "cái đi Mỹ, đi Úc không phải là Chân tâm, mà là thân xác và tâm thức" thì Chân Tâm đóng vai trò gì trong việc đến đi này?
2. Nhờ bạn nói rõ hơn về "mối quan hệ giữa Chân tâm và các hiện tượng thế gian". Thí dụ như "Trái đất này" với "Chân Tâm" liên hệ ra sao? 3. Theo bạn, có bao nhiêu cái Chân Tâm hay chỉ có đúng 1 cái duy nhất trùm khắp vũ trụ?
Theo ngũ Uẩn: Uẩn là nhóm, là tập hợp một số yếu tố; để hình thành một con người.
Gồm có 5 Uẩn: Sắc Uẩn, thọ Uẩn, tưởng Uẩn, hành Uẩn, thức Uẩn.- Trong đó Sắc Uẩn thuộc sắc thân, 4 Uẩn còn lại thuộc về Tâm.
Đơn giản mà nói, (trong quan niệm Tâm là Uẩn), tâm là cái hay biết, biết suy nghĩ, tưởng nhớ, biết vui buồn, lo lắng, thương yêu, giận hờn, v.v... Trước khi nói hay làm một việc gì, người ta đều có suy nghĩ, tính toán. Mọi sự suy nghĩ, tính toán, thương ghét, tình cảm của con người đều do tâm làm chủ.
Cái hay biết (trí năng), biết nhận thức, biết đây là cái bàn, kia là cái ghế, đây là đàn ông, kia là đàn bà, biết đây là người thân, kia là kẻ thù, v.v... cái biết này trong đạo Phật, danh từ chuyên môn gọi là thức Uẩn, tức là sự biết, nhận thức, phân biệt.
Cái hay suy nghĩ chuyện này chuyện nọ, tính toán lợi hại, mua cái này bán cái kia, làm sao kiếm lời, làm sao được tăng lương, khi nào lập gia đình, mua nhà, mua xe, trả nợ, v.v... trong đạo Phật gọi là hành Uẩn. Hành có nghĩa là đi, là làm, là lưu chuyển.
Cái hay tưởng nhớ (souvenir, recall), tưởng tượng (imagine), tưởng nhớ những chuyện quá khứ, tưởng tượng những dự án tương lai, v.v... trong đạo Phật gọi là tưởng Uẩn. Tưởng hơi khác với hành. Hành chỉ là những ý nghĩ không có hình tướng, còn tưởng không phải suy nghĩ mà là hình dung, khi tưởng thì trong tâm hiện ra những hình ảnh quá khứ hoặc tương lai.
Cái biết vui buồn, lo lắng, thương ghét, giận hờn, v.v... trong đạo Phật gọi là thọ Uẩn, tức sự cảm thọ. Cảm thọ có hai loại liên quan đến thân hoặc tâm. Cái biết đau nhức, nóng lạnh trên thân thể được gọi là thân thọ. Cái biết đau khổ, yêu thương, ganh ghét, giận hờn được gọi là tình cảm hay tâm thọ.
Mặc dù không ai thấy được tâm ra sao, nhưng mọi người đều biết mình có “bốn cái biết” (thức, hành, tưởng, thọ) vừa kể ở trên. Bốn cái biết này được gọi là tâm, hay đúng hơn là bốn công năng của tâm.
Mỗi khi biết, nhận thức thì đó là tâm biết hay tâm thức.
Mỗi khi suy nghĩ, đó là tâm suy nghĩ hay tâm hành.
Mỗi khi tưởng nhớ, tưởng tượng, đó là tâm tưởng.
Mỗi khi cảm giác vui buồn, sướng khổ đó là tâm thọ.
Con người chỉ là một hợp thể của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Nói gọn lại còn hai phần: tâm và thân, danh từ chuyên môn thường dùng trong Phật giáo Nam tông là danh và sắc. Tâm là danh (nama), thân là sắc (rupa). Liên quan giữa thân tâm và ngũ uẩn như sau:
Thân = sắc
Tâm = thọ, tưởng, hành, thức
Khi tâm suy nghĩ (hành), khởi lên những ý nghĩ, thì người ta gọi là tâm nghĩ hay ý nghĩ, do đó tâm đồng nghĩa với ý. Khi tâm biết nhận thức thì gọi là tâm thức, cho nên người ta cũng gọi tâm là thức, tâm (citta), thức (vinnana), và ý (mano) được xem như đồng nghĩa. Tuy nhiên thức được xem là tâm vương, còn thọ, tưởng, hành là những tâm sở.
Định nghĩa tâm như vậy được xem là giản dị nhất. Nhưng đi xa hơn thì không đủ, bởi vì nếu tâm là thức, tức là một trong bốn uẩn (thọ, tưởng, hành, thức), khi chết năm uẩn tan rã không còn gì hết, vậy chẳng lẽ tâm cũng tiêu tan luôn hay sao? Nếu tiêu hết thì rơi vào đoạn diệt, hư vô, có khác gì người vô thần cho chết là hết? Do đó cần phải định nghĩa thêm chi tiết về tâm.
(triển khai và giải rộng dựa theo bài viết của HT. Thích Trí Siêu)
Cám ơn Bạn Hoàng đã trả lời. Mình xin phép thảo luận tiếp:
1. Bạn nói "cái đi Mỹ, đi Úc không phải là Chân tâm, mà là thân xác và tâm thức" thì Chân Tâm đóng vai trò gì trong việc đến đi này?
2. Nhờ bạn nói rõ hơn về "mối quan hệ giữa Chân tâm và các hiện tượng thế gian". Thí dụ như "Trái đất này" với "Chân Tâm" liên hệ ra sao? 3. Theo bạn, có bao nhiêu cái Chân Tâm hay chỉ có đúng 1 cái duy nhất trùm khắp vũ trụ?
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là vô thường, biến đổi, sinh diệt. Vì vậy, Chân tâm là nguồn gốc của tất cả các hiện tượng thế gian. Chân tâm giống như một người lái xe, còn thân xác và tâm thức giống như chiếc xe. Chiếc xe có thể đi đến bất cứ nơi nào, nhưng người lái xe vẫn luôn ở đó. Chân tâm là cái có trước, cái bao trùm tất cả. Các hiện tượng thế gian là cái có sau, cái sinh diệt. Tất cả chúng ta đều có Chân tâm. Chân tâm của chúng ta không khác nhau. Chân tâm của chúng ta là một với Chân tâm của vũ trụ.
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là vô thường, biến đổi, sinh diệt. Vì vậy, Chân tâm là nguồn gốc của tất cả các hiện tượng thế gian. Chân tâm giống như một người lái xe, còn thân xác và tâm thức giống như chiếc xe. Chiếc xe có thể đi đến bất cứ nơi nào, nhưng người lái xe vẫn luôn ở đó. Chân tâm là cái có trước, cái bao trùm tất cả. Các hiện tượng thế gian là cái có sau, cái sinh diệt. Tất cả chúng ta đều có Chân tâm. Chân tâm của chúng ta không khác nhau. Chân tâm của chúng ta là một với Chân tâm của vũ trụ.
Cám ơn đã nhệt tình trả lời: 1. Như bạn nói "Chân tâm của chúng ta là một với Chân tâm của vũ trụ" thì ở đây bạn nói đến Chân Tâm của vũ trụ, như vậy có Chân Tâm của cá nhân bạn và Chân tâm của vũ trụ? Vậy Chân Tâm của vũ trụ ấy, hiện nay là cá nhân nào (chiếc xe ấy) ra sao?
2. Bạn nói: Chân tâm có trước, vạn vật có sau. Vậy thì từ chỗ Chân Tâm ấy làm sao vạn vật được phát sanh ra? (Lưu ý: mọi nhân duyên lúc này đều gọi là vạn vật).
Cám ơn đã nhệt tình trả lời: 1. Như bạn nói "Chân tâm của chúng ta là một với Chân tâm của vũ trụ" thì ở đây bạn nói đến Chân Tâm của vũ trụ, như vậy có Chân Tâm của cá nhân bạn và Chân tâm của vũ trụ? Vậy Chân Tâm của vũ trụ ấy, hiện nay là cá nhân nào (chiếc xe ấy) ra sao?
2. Bạn nói: Chân tâm có trước, vạn vật có sau. Vậy thì từ chỗ Chân Tâm ấy làm sao vạn vật được phát sanh ra? (Lưu ý: mọi nhân duyên lúc này đều gọi là vạn vật).
1. Chân tâm của cá nhân và Chân tâm của vũ trụ là một. Chân tâm là bản thể duy nhất, là cái có trước, cái bao trùm tất cả.
Chân tâm của cá nhân là Chân tâm của chính chúng ta. Chân tâm của vũ trụ là Chân tâm của tất cả chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ.
Chân tâm của vũ trụ không phải là một cá nhân cụ thể nào. Chân tâm của vũ trụ là bản thể của tất cả mọi thứ, là cái không có hình tướng, không có giới hạn.
2. Vạn vật phát sinh từ Chân tâm một cách tự nhiên, không cần một nguyên nhân nào khác.
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là những biểu hiện của Chân tâm.
Các hiện tượng thế gian đều là do duyên sinh. Duyên sinh là sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó có Chân tâm.
Chân tâm là nhân tố tối hậu, là cái làm cho các hiện tượng thế gian có thể phát sinh.
Dưới đây là một ví dụ về cách vạn vật phát sinh từ Chân tâm:
Khi một người sinh ra, người đó có thân xác, tâm thức, và các mối quan hệ với người khác. Thân xác, tâm thức, và các mối quan hệ của người đó đều là những hiện tượng thế gian.
Thân xác của người đó là do cha mẹ sinh ra, tâm thức của người đó là do nghiệp lực quyết định, và các mối quan hệ của người đó là do duyên gặp gỡ, tương tác với người khác.
Tuy nhiên, nếu không có Chân tâm, thì không có cha mẹ, không có nghiệp lực, và không có duyên gặp gỡ, tương tác. Do đó, thân xác, tâm thức, và các mối quan hệ của người đó cũng không thể phát sinh.
Như vậy, Chân tâm là nhân tố tối hậu, là cái làm cho các hiện tượng thế gian có thể phát sinh.
2. Vạn vật phát sinh từ Chân tâm một cách tự nhiên, không cần một nguyên nhân nào khác.
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là những biểu hiện của Chân tâm.
Các hiện tượng thế gian đều là do duyên sinh. Duyên sinh là sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó có Chân tâm.
Chân tâm là nhân tố tối hậu, là cái làm cho các hiện tượng thế gian có thể phát sinh.
1. Chân tâm của cá nhân và Chân tâm của vũ trụ là một. Chân tâm là bản thể duy nhất, là cái có trước, cái bao trùm tất cả.
Chân tâm của cá nhân là Chân tâm của chính chúng ta. Chân tâm của vũ trụ là Chân tâm của tất cả chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ.
Chân tâm của vũ trụ không phải là một cá nhân cụ thể nào. Chân tâm của vũ trụ là bản thể của tất cả mọi thứ, là cái không có hình tướng, không có giới hạn.
2. Vạn vật phát sinh từ Chân tâm một cách tự nhiên, không cần một nguyên nhân nào khác.
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là những biểu hiện của Chân tâm.
Các hiện tượng thế gian đều là do duyên sinh. Duyên sinh là sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó có Chân tâm.
Chân tâm là nhân tố tối hậu, là cái làm cho các hiện tượng thế gian có thể phát sinh.
Dưới đây là một ví dụ về cách vạn vật phát sinh từ Chân tâm:
Khi một người sinh ra, người đó có thân xác, tâm thức, và các mối quan hệ với người khác. Thân xác, tâm thức, và các mối quan hệ của người đó đều là những hiện tượng thế gian.
Thân xác của người đó là do cha mẹ sinh ra, tâm thức của người đó là do nghiệp lực quyết định, và các mối quan hệ của người đó là do duyên gặp gỡ, tương tác với người khác.
Tuy nhiên, nếu không có Chân tâm, thì không có cha mẹ, không có nghiệp lực, và không có duyên gặp gỡ, tương tác. Do đó, thân xác, tâm thức, và các mối quan hệ của người đó cũng không thể phát sinh.
Như vậy, Chân tâm là nhân tố tối hậu, là cái làm cho các hiện tượng thế gian có thể phát sinh.
Cám ơn đã nhẫn nại trả lời: 1. Như bạn nói ở trên: Chân Tâm thì như người lái xe, liên kết với hiện tượng chiếc xe. Đều này cũng có nghĩa là mỗi Chân Tâm sẽ cho xuất sanh 1 vị Phật. Như vậy, VNBN mới đặt vấn đề là "Chân Tâm của Vũ TRụ" thì sẽ có ứng với cá nhân nào? Chân Tâm mà không thể phát sanh ra một vị Phật nào thì cái đó không có Chân Tâm!
Bạn nên biết rằng: Đức Phật đã phê phán tư tưởng cho rằng Vũ Trụ có chủ nhân.
2. Thí dụ của bạn không hợp lí. Ở đây, bạn lấy thí dụ một cá nhân là không hợp lí, vì câu hỏi là vạn vật, tức là toàn bộ vũ trụ vạn vật được sanh ra như thế nào?
Theo bạn thì vũ trụ pháp gới được phát sanh từ Chân tâm như thế nào trong khi chưa có bất kì hiện tượng gì? (Vì bạn nói Chân Tâm có trước, vũ trụ vạn vật có sau, có một khỏang từ không có mà trở thành có. Do đó, không thể gọi là tự nhiên được theo tiền đề trong quan niệm của bạn)
Chân tâm là bản thể thanh tịnh, vĩnh hằng, không sinh không diệt. Các hiện tượng thế gian là vô thường, biến đổi, sinh diệt. Vì vậy, Chân tâm là nguồn gốc của tất cả các hiện tượng thế gian. Chân tâm giống như một người lái xe, còn thân xác và tâm thức giống như chiếc xe. Chiếc xe có thể đi đến bất cứ nơi nào, nhưng người lái xe vẫn luôn ở đó. Chân tâm là cái có trước, cái bao trùm tất cả. Các hiện tượng thế gian là cái có sau, cái sinh diệt. Tất cả chúng ta đều có Chân tâm. Chân tâm của chúng ta không khác nhau. Chân tâm của chúng ta là một với Chân tâm của vũ trụ.
Chân tâm là từ phái sinh giữa những cuộc tranh luận, trao đổi...giữa các Phật tử tại gia thôi (Tôi đã tra các từ điển Phật học mà không tìm ra hai chữ Chân tâm). Nên lấy Chân tâm làm mệnh đề thảo luận rất mông lung sẽ không đi đến đâu
Theo tôi, trong văn học Hán Việt thường dùng từ tương quan để nói về tính chất đối lập của một chủ thể. Ví dụ như trong văn hóa Tàu, khi nói về hai loại ngọc Jadeite (cẩm thạch) và Nephrite (ngọc bích) thì do Jadeite cứng hơn nên được gọi là Cương ngọc còn Nephrite thì gọi là Nhuyễn ngọc (tuy độ cứng của Jadeite chi trên 7 tức là cưng hơn thạch anh thôi). Do vậy có lẽ Chân tâm là dùng để chỉ đối lập với Huyễn (Vọng) tâm.
Trong Kinh Giải Thâm Mật (một bản Kinh nói rõ về Tâm), khi dịch và chú giải thì theo Hòa thượng Thích Trí Quang thì Chân tâm có hai: Tâm chúng sanh và Tâm Phật còn lại đều là Vọng (Huyễn) tâm tức lông rùa sừng thỏ
Chân tâm là từ phái sinh giữa những cuộc tranh luận, trao đổi...giữa các Phật tử tại gia thôi (Tôi đã tra các từ điển Phật học mà không tìm ra hai chữ Chân tâm). Nên lấy Chân tâm làm mệnh đề thảo luận rất mông lung sẽ không đi đến đâu
Theo tôi, trong văn học Hán Việt thường dùng từ tương quan để nói về tính chất đối lập của một chủ thể. Ví dụ như trong văn hóa Tàu, khi nói về hai loại ngọc Jadeite (cẩm thạch) và Nephrite (ngọc bích) thì do Jadeite cứng hơn nên được gọi là Cương ngọc còn Nephrite thì gọi là Nhuyễn ngọc (tuy độ cứng của Jadeite chi trên 7 tức là cưng hơn thạch anh thôi). Do vậy có lẽ Chân tâm là dùng để chỉ đối lập với Huyễn (Vọng) tâm.
Trong Kinh Giải Thâm Mật (một bản Kinh nói rõ về Tâm), khi dịch và chú giải Hòa thượng Thích Trí Quang chia tâm ra làm hai: Tâm chúng sanh và Tâm Phật. Cả hai đều là Chân tâm và còn lại đều là Vọng (Huyễn) tâm tức lông rùa sừng thỏ
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)