Đức Phật nói "Tất cả Pháp đều là Phật Pháp.
Nghĩa là chúng ta KHÔNG THỂ phân biệt:
Pháp nào là Phật?? Phật nào là Pháp
Cùng với nghĩa như thế:
Đức Phật là Pháp và chúng ta cũng là Pháp BẤT PHÂN, BẤT KHẢ TƯ NGHÌ
Có người hỏi:
Pháp là HIỆN TƯỢNG???
Nếu nói Pháp là gì gì đó đó???? thì là
TRÁI LẠI lời:
Đức Phật nói "Tất cả
Pháp đều là
Phật Pháp.
"Tất cả Pháp đều là Phật Pháp.
nên Phật Pháp là Pháp VÔ NGÔN, VÔ TÌNH thuyết.
VÔ TÌNH THUYẾT PHÁP
John Daido Loori
Thị Giới dịch
Nhận ra vũ trụ holographic là điều tôi muốn gọi là tâm thức thế kỷ hai mươi mốt. Chỉ với việc hiểu bản chất của vũ trụ như là một toàn thể, chúng ta có thể làm điều gì đó cho những vấn đề mà chúng ta đang đối diện.
Tâm thức thế kỷ hai mươi mốt là tâm thức của những vị Cổ Phật; đó là Tâm Phật, cũng là tâm của tất cả chúng sanh.
Tâm đó chúng ta đã có sẵn đủ, nhưng chúng ta chôn vùi nó trong một quãng đời bị điều kiện hóa – điều kiện hóa do cha mẹ, thầy giáo, văn hóa, tổ quốc, học vấn...
Khi chúng ta nhận ra vũ trụ tương quan phụ thuộc, không thể nào chúng ta từ bỏ trách nhiệm đối với nó.
Rõ ràng rằng điều chúng ta làm và điều xảy ra cho chúng ta chỉ là một.
Khi
nhận thức điều nầy một cách sâu xa, chúng ta sẽ không thể nào còn trì hoãn và đổ lỗi.
Chúng ta tạo ra thế giới của chúng ta – đó là điều ai cũng thấy rõ.
Đó là kết quả đến từ nhận thức.
Khi chúng ta nghe vể những vấn đề của thế giới, chúng ta cảm thấy thất vọng.
Chúng ta có thể làm được điều gì? Tình trạng có vẻ vô vọng.
Tuy nhiên, bên cạnh nỗi vô vọng đó, chúng ta vẫn có cách để giải quyết tình trạng của chúng ta,
với điều kiện là chúng ta phải hiểu được chúng ta thật sự là ai ở bên ngoài chiếc bị da, bên ngoài ngôn ngữ và ý niệm.
Đâu là
SỰ THẬT, THỰC TẠI của cuộc sống?
Ý nghĩa của
HIỆN HỮU là gì?
Vào thời nhà Đường ở Trung hoa, Thiền sư Động Sơn lúc còn rất trẻ đã đặt những câu hỏi tương tự.
Khi nghe một câu trong Tâm Kinh, “
Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,”
ngài rờ lên mặt nói: “
Tôi có mắt, tai, mũi, lưỡi. Tại sao kinh nói rằng chúng không hiện hữu?”
Những hành giả đã tụng Tâm Kinh ở ngôi chùa đó xấp xỉ hai mươi năm, và hàng ngàn người khác nhau đã ngồi trong thiền đường và tụng
“
Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có thế giới của sắc, không có thế giới của ý.”
Nhưng có lẽ ít người đã hỏi câu hỏi mà một chú tiểu mười tuổi hỏi thầy mình:
“Tại sao kinh lại nói như vậy?
Con thấy con có đủ.”
Thầy của Động Sơn không thể trả lời và gởi Động Sơn đến một vị Thiền sư mà Động Sơn về sau vào năm hai mươi mốt tuổi được cho thọ giới Tỳ kheo.
Sau khi thọ giới Tỳ kheo, ngài Động Sơn đi du phương đến tham bái ngài Nam Tuyền.
Trong lúc sữa soạn cho ngày giỗ ngài Mã Tổ, thầy của Nam Tuyền,
ngài Nam Tuyền hỏi chúng:
“Ngày mai giỗ ngài Mã Tổ, các ông có nghĩ rằng ngài sẽ đến hay không?” Không có ai trả lời.
Khi đó, vị tăng trẻ Động Sơn bước ra nói: “
Có bạn thì ngài sẽ đến.” (lý duyên khởi: Có cái này thì mới Có cái kia).
Nam Tuyền nói: “Mặc dầu là một kẻ hậu sanh, người nầy có thể được mài dũa.”
Động Sơn nói: “Hòa thượng đừng
ép tốt thành xấu!” rồi đi ra.
Sau đó, Động Sơn đến tham bái ngài Qui Sơn hỏi,
“Mới đây con nghe nói Nam Dương Trung Quốc Sư có cuộc pháp thoại về
VÔ TÌNH thuyết pháp, con không hiểu được ý nghĩa vi tế.”
Qui Sơn nói: “Con có nhớ pháp thoại đó không?” - “Có nhớ.” Qui Sơn nói: “Hãy nói ra xem.”
Động Sơn nói: “Một vị tăng hỏi: ‘
Tâm của Cổ Phật là gì?’ (Pháp là gì?)
Quốc sư trả lời: ‘Rào, tường, ngói, đá.’ ("Tất cả
Pháp đều là
Phật Pháp)
Vị tăng hỏi: ‘Rào, tường, ngói đá có phải là loài vô tình không?’
Quốc sư nói: ‘Phải.’
Tăng hỏi: ‘Có biết thuyết pháp không?’
Quốc sư nói: ‘Thuyết pháp không dừng nghỉ.’
Vị tăng hỏi: ‘Sao con không nghe?’
Quốc sư nói: ‘Ông không nghe nhưng không thể cản trở người khác nghe.’
Tăng hỏi: ‘Ai nghe được?’
Quốc sư nói: ‘Các bậc Thánh nghe được.’
Vị tăng hỏi: ‘Hòa thượng có nghe không?’
Quốc sư nói: ‘Ta không nghe.’
Vị tăng hỏi: ‘Hòa thượng không nghe làm sao biết là vô tình có thể thuyết pháp?’
Quốc sư nói: ‘Nhờ ta không nghe, nếu ta nghe thì đồng với các bậc Thánh, ông sẽ không được nghe ta dạy.’
Vị tăng hỏi: ‘Như vậy chúng sanh không dự phần trong đó sao?’
Quốc sư nói: ‘Ta thuyết pháp vì lợi ích của chúng sanh, không phải cho các vị thánh.’
Vị tăng nói: ‘Sau khi chúng sanh nghe rồi thì thế nào?’
Quốc sư: ‘
Tức không phải là chúng sanh.’
Vị tăng nói: ‘
Kinh nào làm căn cứ cho việc thuyết pháp của loài VÔ TÌNH?’
Quốc sư nói: ‘Những lời không hợp với kinh điển thì không phải là lời của người học đạo.
Ông có đọc
kinh Hoa Nghiêm chưa?
Kinh nói rằng
đất thuyết pháp, chúng sanh thuyết pháp, mọi vật trong ba thời quá khứ hiện tại tương lai thuyết pháp.”
John Daido Loori là vị hướng dẫn tâm linh và là tu viện trưởng tu viện Zen Mountain Monastery ở New York, cũng là người sáng lập giòng Thiền Mountain and River. Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm về Thiền và bài sau đây được trích dịch từ tác phẩm Teachings of the Earth của ngài.