vienquang6

Tóm tắc Ẩn Ý truyện Tây Du

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 24 & 25 (tt)

3. Nguyên Thần: Tính Mệnh Khuê Chỉ nói: «Muốn thoát luân hồi, phải thể hợp với Chí đạo. Muốn thể hợp với Chí đạo, tất phải quán chiếu bản tâm. Muốn quán chiếu bản tâm, tất phải nhắm mắt hồi quang nhìn vào hư không, đem ánh sáng tuệ quang chiếu diệu vào nơi thất tình lục dục chưa nhen nhúm, nơi mà bản thể chưa bị bát thức làm ô nhiễm. Ngoài thì tuyệt hết chư duyên, trong thì tuyệt hết chư vọng, hợp nhãn quang, ngưng nhĩ vận, điều tị tức, khoá thiệt khí, tứ chi bất động, để cho ngũ thức của tai, mắt, mũi, lưỡi, thân quay trở về gốc gác. Như vậy tinh, thần, hồn, phách, ý sẽ an vị. Suốt cả 12 giờ trong ngày, mắt luôn luôn nội quan quán chiếu nhìn vào khiếu ấy, tai trở ngược lại lắng nghe khiếu ấy, đầu lưỡi thường phong bế khí ấy, vận dụng thi vị,niệm niệm không rời khỏi khiếu ấy.» Khiếu ấy chính là bản thể thần linh của con người" .

Người tu Tiên.- Luyện Tinh hóa Khí. Luyện Khí Hóa Thần. Luyện Thần hoàn Hư. - Đây là hạng Tiên thứ tu 4: chuyên vận khí dưỡng tinh, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi đạo khí tinh thành tựu, gọi là Không-hành tiên.- Đó là Trấn Nguyên Đại Tiên.

- Như vậy Trấn Nguyên Đại Tiên là chỉ cho Phép tu luyện của Đạo Tiên.

Câu 3. Tại sao là Quả Sâm mà không là Củ Nhân Sâm như thông thường ?

Truyện kể:
Thầy trò Đường tăng đến núi Vạn thọ và tạm trú trong quán Ngũ trang Hành giả tựa vào gốc cây nhìn lên, thấy cành phía nam lấp ló một quả sâm rất giống đứa trẻ, cuống quả dính vào ngọn cây, chân tay đung đưa, đầu mặt gật gù, gió thổi qua kẽ lá như tiếng trẻ kêu." ... nhằm lúc Trấn nguyên Đại tiên đi vắng, vì phải dự buổi thuyết pháp quan trọng do Nguyên thủy Thiên tôn triệu tập. Hai đồ đệ Thanh Phong, Minh Nguyệt ở nhà vâng lời dặn dò của sư phụ, đón tiếp Đường tăng chu đáo. Đường tăng được mời thưởng thức hai trái nhân sâm, trông hao hao dạng người.
Vốn tu hành, trường trai giới sát (ăn chay trường, không giết hại sinh mạng), nhìn thấy hai trái sâm, Đường tăng hoảng vía, cho nên "run rẩy sợ hãi, lùi xa ba thước, nói: Lạ quá! Lạ quá! Năm nay được mùa, mà sao nơi đây thất bát đến nỗi phải ăn cả thịt người? Đứa trẻ này chưa đầy ba ngày mà mang cho tôi giải khát ư?"

+ Thông thường trên thế gian chúng ta chỉ thấy củ Nhân Sâm, dược tính của nó là "Bồi bổ nguyên khí, điều vinh dưỡng vệ" (Nghĩa là đại bổ). Sở dĩ được thế là vì các chất tinh túy được cây sâm đưa xuống bộ rể hình thành củ sâm.

+ Ở đây "Sâm" không phải bình thường, mà là: "quả sâm rất giống đứa trẻ, cuống quả dính vào ngọn cây, chân tay đung đưa, đầu mặt gật gù, gió thổi qua kẽ lá như tiếng trẻ kêu.". Như vậy Quả Sâm Tiên này nghịch thường tinh túy đi lên kết thành đứa trẻ...

Đây là Ám chỉ phép tu tiên. Vận công để ngũ khí tụ đan điền, dùng công lực đúc kết thành Thánh Thai (Anh nhi). Như đồ hình ANH NHI HIỆN HÌNH ĐỒ sau:

13.webp


Thử thời đan thục, cánh tu từ mẫu tích Anh Nhi

此 時 丹 熟 更 須 慈 母 惜 嬰 兒,

(Bấy giờ Đan thành, phải như mẹ hiền thương con nhỏ).
(hết trích)

Quả Nhân Sâm là vậy.- Đó là kết tụ Tinh- Khi- Thần hóa Anh Nhi.

Câu 4. Thế nào là 3 người học trò ăn trộm Nhân Sâm ?

Như trên chúng ta thấy: "Nhân Sâm quả- Anh Nhi - Thánh thai" là kết quả do nhân tu luyện Đạo Tiên mà Có. Đường lối Thiền Khí Công Tiên gia khác biệt với Phật gia.

Chúng ta thử so sánh:

* Phật giáo chủ Trương Vô Ngã, thấy 5 Uẩn là Không.- Xã bỏ 5 Uẩn mới đến được Chân Như.- Phép tu là Diệt Ngã- Phá Chấp

* Đạo giáo chủ Trương con người (5 Uẩn) chính là Thần Tiên. Củng cố Thân người đến "Trường Sanh- Bất tử" là về với Đạo. Phép tu là Hữu Ngã - Cố Chấp.

Nay 3 vị đồ đệ không chuyên chú tu tập Phật Đạo lại lén lút tu luyện Ngọai Đạo (luyện Tinh- khí- thần kết Thánh thai). Cái không phải của mình mà lén lút thọ dụng nên gọi là Ăn Cắp (trộm Pháp).- Vì vậy mà mang họa lớn.

Ôi ! đây cũng là một tệ nạn mà trong Phật Pháp vẫn còn một số người vướng phải.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 27: Thây ma ba thứ trêu Hòa Thượng Tam Tạng nhiều phen đuổi Ngộ Không

Truyện kể:
Tôn Hành Giả xách bình bát, nhảy qua hướng Nam mà hái đào.
Lời xưa nói: "Non cao thì có quái, rừng rậm ắt nhiều tinh".
Tại núi ấy có một con yêu, bay trên mây ngó xuống thấy thầy trò Tam Tạng ngồi dưới đất thì mừng rỡ nói rằng:
- May lắm may lắm. Mấy năm nay nghe đồn Ðường hòa thượng là Kim Thiền Tử đầu thai. Nguyên trước tu hành đã mười đời, nếu ăn một miếng thịt Ðường Tăng thì sống lâu lắm! Ngày nay lại gặp thình lình.
Nói rồi nhảy xuống mà bắt, song ngó thấy có Sa Tăng, Bát Giới bảo hộ, e khó nổi ra tay, nên con yêu ấy nghĩ rằng:
- Ðể mình giả dạng khuấy chơi coi thể nào cho biết.
Liền hiện ra nữ tử, tay tả cầm cái xách, tay hữu cầm bình bát, ở bên mé Tây đi lại phía Ðông.
Khi ấy Tam Tạng xem thấy kêu bát Giới mà nói rằng:
- Ngộ Không mới nói chẳng có nhà nào, vậy chớ ai đi đó.
Bát Giới thưa rằng:
- Ðể tôi đi coi thử.
Nói rồi vác đinh ba đi đánh đòng xa yểu điệu, bởi thấy người xinh tốt nên động lòng, liền nói với nàng ấy rằng:
- Chẳng hay cô đi đâu? Và cầm vật chi đó?
Nàng ấy đáp rằng:
- Xách cơm và bình bát đựng bánh in đi trai tăng bố thí.
Bát Giới nghe nói mừng lắm chạy lăn mở, về thưa với Tam Tạng rằng:
- Thầy ôi! Người lành thì trời giúp. Thầy biểu anh hai đi xin cơm, ảnh lại kiếm chuyện hái đào mà ăn trước. Thầy ôi! Ăn đào nhiều thì xót ruột lắm, sao bằng ăn cơm. Người ấy đi trai tăng có sẳn bánh in và cơm sốt.
Tam Tạng nói:
- Mình đi thuở nay bị những yêu quỷ, không gặp một người lành, ai lại đi trai tăng trong núi.
Bát Giới nói:
- Nàng ấy đã đi đến, thầy không tin thì hỏi thử mà coi.
Tam Tạng chấp tay hỏi rằng:
- Nhà cô ở đâu? Vái điều chi mà trai tăng bố thí?
Nàng ấy nói:
- Chốn nầy là núi Bạch hổ, nhà tôi ở phía Tây, cha mẹ tôi tụng kinh làm phước, chồng tôi cũng hiền lành hay bố thí trai tăng, tu kiều bồi lộ, ngày nay có phước mới gặp đặng thầy, xin dùng một bữa cơm cho tôi nhờ công đức.
Tam Tạng còn hồ nghi dục dặc.
Bát Giới nóng họng liền xách cơm chưa kịp ăn.
Tôn Hành giả đã về tới, trợn con mắt coi rõ nàng ấy là yêu tinh, muốn đập một cây thiết bảng.
Tam Tạng kinh hãi kéo Tôn Hành Giả mà hỏi rằng:
- Ngươi hành hung muốn đánh ai đó?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Ðàn bà ấy không phải là người, thiệt là yêu tinh giả hình mà gạt sư phụ.
Tam Tạng nói:
- Ðừng làm mặt khỉ, cô nầy là người trai tăng bố thí cho chúng ta, sao ngươi nói là yêu quái?
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Thầy biết sao đặng, hồi tôi ở Thùy Liêm Ðộng muốn ăn thịt ai đặng giả dạng như vậy luôn luôn. Phải tôi chậm chân ắt thầy mang hại.
Tam Tạng không tin, cũng nói người tử tế.
Tôn Hành Giả nổi giận nói rằng:
- Tôi biết ý thầy, thấy người thì muốn. Nếu như vậy thì dọn chỗ nhập phòng, chúng tôi đặng uống rượu, còn đi thỉnh kinh thỉnh kệ làm chi.
Tam Tạng nghe mắc cỡ, Tôn Hành Giả nổi nóng đập nàng ấy chết tươi.
Con yêu xuất hồn bay đi, bỏ xác và đồ lại hết.......
....Ðể mình hóa hình nữa mà thử coi thể nào.
Nói rồi hóa một bà già gần tám mươi tuổi. Tay chống gậy tre, và đi và khóc.
Bát Giới ngó thấy rằng:
- Thầy ôi! Không xong rồi! Chắc đại ca đánh con bà nầy chết, nên chống gậy đi kiếm con.
Tôn Hành Giả hét rằng:
- Ngươi hay nói phi lý, nàng hồi nãy lối hai mươi tuổi, bà bây giờ gần tám chục ngoài, lẽ nào sáu mươi mà còn sanh đẻ. Ðể ta đi coi thử, thì biết giả chơn.
Nói rồi đến coi tỏ rõ. Biết là yêu quỷ giả dạng, liền đập chết tức thì.
Con yêu cũng xuất hồn ra nữa. ...
...Ðể ta giả một lần nữa.
Liền hiện ra một ông già. Tay cầm xâu bồ đề, miệng niệm kinh, tay lần chuổi.
Khi ấy Tam Tạng ngó thấy khen rằng:
- Ðây gần tới cảnh Tây Phương nên ông già đã khòm, còn lần chuổi hột.
Bát Giới nói:
- Thầy ôi! Ðừng có khen. Ấy là nhân mạng đó.
Tam Tạng hỏi:
- Nhân mạng làm sao?
Bát Giới nói:
- Hành Giả giết con rồi đập vợ chết, nên ông ấy đi tìm. Nếu gặp đây ắt là bắt đền nhân mạng.
Tôn Hành Giả nói:
- Ngươi cứ đặt điều cho nhiều chuyện. Ðể ta coi lại cho rõ ràng.
Nói rồi giấu thiết bảng, chạy tới hỏi rằng:
- Ngươi đi đâu mà niệm kinh dọc đường dọc xá? Ta thiệt là chúa yêu, sao ngươi dám làm quỷ. Ta đã biết rồi.
Con yêu nghe qua kinh hãi, không biết trả lời làm sao.
Tôn Hành Giả nghĩ rằng:
- Con quái nầy trốn khỏi hai lần, thì nhọc công mà vô ích. Phải tính một điều cho hay, mới dứt hậu hoạn.
Nghĩ rồi niệm chú, thâu Thổ Ðịa Sơn Thần mà dặn rằng:
- Thầy ta bị con yêu nầy giả dạng khuấy thầy ta đã ba lần, phen nầy chư thần giữ nó cho ta trừ căn chớ để trốn nữa.
Sơn thần Thổ Ðịa y lời.
Khi ấy Tôn Hành Giả đánh một thiết bảng, con yêu ấy chết ngay, xuất hồn không đặng.

Các Ý thấy già, trẻ, gái, trai đều là Bạch cốt- khô lâu.- Đây là phép Cửu tưởng Quán, tức là 9 phép quán thân người là bất tịnh.
Kinh dạy:
Hỏi: Người tu hành phải quán 9 tưởng ấy để ly dục rồi mới vào Thiền Định, hay là được các Thiền Định rồi mới quán 9 tưởng ấy ?

.......Đáp: Trước phải tán thán các phước báo để người mới vào được hoan hỷ, sanh tín tâm thanh tịnh, rồi sau mới dạy cho họ quán 9 tưởng này...

Như bài kệ thuyết:

CHẾT chẳng chọn giàu nghèo,
Chẳng phân thiện và ác.
Người sang và kẻ hèn,
Người già và kẻ nít.
Cầu xin cũng chẳng tha,
Dối trá cũng chẳng thoát.
Trốn đâu cũng chẳng được.
Chẳng ai tránh khỏi CHẾT.
"Ái biệt ly" là khổ,...
...Hãy quán sát tận mắt:
Thây người chết sình chương,
Như đãy da thổi phòng,
Đầy máu mũ tanh hôi,
Nếu đem chôn xuống đất,
Côn trùng đến rúc rĩa,
Nếu đem phơi trên núi,
Chim thú đến tranh ăn,
Người tu quán như vậy,
Liền sanh tâm nhàm chán,
Thây trải qua năm tháng,
Xương gân đều rời rã,
Chẳng còn tướng phân biệt,
Chẳng còn tướng nam nữ,
Thân do duyên hợp sanh,
Lại theo duyên ly tán.
Thân tướng xưa yêu quý.
Giờ đây chẳng còn nữa,
Da thịt hủy hoại hết.
Chỉ còn nắm xương khô,
Người tu quán như vậy,
Liền được tâm ly dục.

Lại nữa, người tu hành quán tướng về bộ xương trắng (bạch cốt tướng) theo 2 góc cạnh khác nhau: Tịnh và bất tịnh.

* Quán Tịnh là quán bộ xương sạch, chẳng còn dính thịt, dính mở. toàn bộ xương màu trắng tinh anh như tuyết.

* Quán bất tịnh là quán bộ xương còn dính thịt, dính mở. Bộ xương như vậy, trông nhầy nhụa, tanh hôi.

...Người tu hành, nhờ quán 9 tưởng như vậy, mà liễu ngộ được lý Vô thường, đoạn dứt được phiền não, dập tắc được lửa dâm.
(hết trích)

quỷ lạy.webp
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Các chương này nói về Hồng Hài Nhi là yêu quái, mà mang dáng vấp đứa trẻ nhỏ. tuy có "Tam mụi hỏa" dùng nước không dập được nhưng Bồ Tát Quan Âm, vẫn khắc phục được.

Tại sao Hồng Hài Nhi là yêu quái mà mang hình hài đứa con nít ? Vần đề này Lê Anh Dũng bàn rằng:
Tục ngữ nói: “No mất ngon, giận mất khôn.” Hết khôn thì dẫu già đầu vẫn cứ nói năng, cư xử giống y đứa trẻ nhỏ dại không hiểu biết, thiếu suy xét. Vì lẽ đó Ngô Thừa Ân mới dựng chuyện thủ phạm đốt lửa là một đứa con nít. Khi nào bừng bừng lửa giận, người ta vùng vằng quăng ném, cung tay đá chân, hình ảnh đó ở Hồng hài nhi tượng trưng bằng cái kiểu tự đấm hai đấm vào mũi mình! Chưa hết, khi nóng giận quá mức, không kềm chế nổi, người ta mắt lộ ánh hung quang, hơi thở cũng hổn hển gấp gáp, và miệng thì buông ra những lời nặng nề, đau đớn, tổn thương kẻ khác. Do đó Tây du kể rằng lửa của yêu tinh bốc ra ở cả mắt, mũi, và miệng!
(hết trích)

Ngón nghề ruột của Hồng Hài Nhi là "Tam muội chân hỏa". Nghĩa là lửa Tam Muội ?
Trong nhà Phật thuật ngữ Tam Muội chỉ cho Chánh Định (không dính dấp ở chương này). Nhưng trong Đạo Tiên chữ Tam muội chỉ cho 3 sự mê mụi: Tham mụi, sân mụi, si mụi.- Thể hiện bằng 3 hiện tướng: Lửa Tam tuông ra từ mắt, khi mắt thấy sắc tốt thì hiện tướng thèm thuồng, Lửa Si tuông ra từ Mũi, khi si mê thì khói Si mịt mù phun ra chung quanh, Lửa Sân tuông ra từ miệng, phun ra lời hung ác, chửi rủa.
* Vì sao muốn trừ Lửa Sân của HHN phải nhờ đến nước Cam lồ của Bồ Tát Quan Âm ?

+ Bồ Tát Quan Âm là ảnh tượng Hình của phép tu "Nhu hòa- Từ Ái". Nên còn gọi "Mẹ Quan Âm". Nghĩa là người Cha thì thương con mà nghiêm khắc. Người Mẹ thì thương con mà từ ái dịu dàng, an ủi xoa dịu v.v...
+ Bồ Tát Quan Âm tay cầm dương liễu, tượng trưng cho sự mềm mại dịu dàng, ve vuốt. Ngọc Tịnh Bình tượng trưng cho Tâm chứa đựng sự yêu thương. Nước Cam lồ tượng trưng cho "Từ bi cam lộ thủy" nghĩa là sự Từ bi, nó ngọt ngào, tươi nhuận như nước cam lồ.-

* Tất cả sự diễn tả là phép quán Từ Bi để trừ Tâm Sân Hận. Thuật ngữ nhà Phật gọi là Ngũ Đình Tâm quán:
  1. Quán sổ tức, để đối trị bệnh tán loạn của tâm trí.
  2. Quán bất tịnh, để đối trị lòng tham sắc dục.
  3. Quán từ bi, để đối trị lòng sân hận.(phép thứ 3 này trừ được HHN)
  4. Quán nhân duyên, để đối trị lòng si mê.
  5. Quán giới phân biệt, để đối trị chấp ngã.
+ Sao gọi là Từ Bi ?
- Phật dạy: "Từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc; Bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ". Nghĩa là Từ cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Diệt khổ và cho vui đó là tất cả nguyện vọng và hành động lợi tha, cứu đời của người có lòng từ bi.
(hết trích)
Do người tu quán Từ Bi mà diệt trừ được lửa Sân hận trong tâm.- Nên nói nước Tịnh bình của Bồ Tát Quân Âm dập tắc và hàng phục được HHN.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trong nhà Chùa. Cái mõ gỏ tụng kinh gọi là "Mộc Ngư". Vì sao ?
- Tánh của loài cá thì thức nhiều hơn ngũ, nên lúc nào mắt cũng mở mà không nhấm lại.

- Người tu Phật cũng vậy: Luôn luôn nhắc mình nên "Tỉnh thức" không ngũ mê trong đêm dài vô minh. Nên cái mõ thường được tạc hình con cá để nhắc nhở. Như Sự tích cái mõ :
caimo_4.jpg

Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.
Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: “Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? – Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả”.
Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: “Này nghiệt súc! Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị thì ngươi quen tánh mông lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!
Sư cụ quở vừa dứt lời thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.
Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: “Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.
Vì sự tích như đã kể ở trên mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để thức tỉnh người tu hành.

Thật là:
Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái,

Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.


Q05n.webp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/tom-tac-an-y-truyen-tay-du.38057/
Top