Trì Danh niệm Phật A Di Đà được vãng sanh, thực hành như thế nào?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1. Người không còn vướng bận việc đời, việc đạo.
(Có thể là người xuất gia hoặc tại gia)
Người như vậy, muốn vãng sanh liền chẳng đợi lâm chung.
Trường hợp này, được Phật dạy trì danh niệm Phật nhất tâm bất loạn trong kinh A Di Đà như sau:

"Xá- Lợi- Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó. Xá- Lợi- Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Xá- Lợi- Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. Nếu có chúng sanh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc."

Nghĩa là phải đạt tâm niệm Phật miên mật không gián đoạn và không tạp loạn ít nhất 1 ngày. Đạt được như thế là đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên vãng sanh.
Phân tích ra kỹ hơn thì người niệm Phật đạt được như vậy là đồng nghĩa với việc tự mình đã chế ngự được tâm ma của mình và chế ngự được ma lực bên ngoài, đời sống thanh tịnh trong sạch,.... vì vậy chắc chắn được Phật tiếp dẫn 100%.

2. Người còn vướng bận việc đời, việc đạo.
(Có thể là người xuất gia hoặc tại gia)

Đốii tượng này, được Phật dạy trì danh niệm Phật trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, như sau:

"Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác."

Như vậy, đó là 10 niệm vãng sanh. Tiếp dẫn thông qua 10 niệm vốn là bổn Nguyện của Phật A Di Đà, Phật khác không có.
Bất luận kẻ ngu, người trí, người có công đức hay người có tội,... thì hễ cố giữ được 10 niệm đều được Phật tiếp dẫn.
Vấn đề đặt ra là: làm sao lâm chung chuẩn bị lia đời mà giữ được 10 niệm tiếp nối nhau không đứt đoạn?
Do hai thứ sau đây quyết định:
- Thứ nhất là lòng tin của bạn đối với Phật A Di Đà, Cực Lạc, đặc biệt là bổn nguyện tiếp dẫn cả Phật qua Phật hiệu. Nếu bạn không có lòng tin vào việc tiếp dẫn qua danh hiệu của Phật thì bạn chẳng muốn niệm Phật rồi, huống gì là "cố giữ cho nối tiếp", không thể làm được.
Do đó, hàng ngày phải dưỡng lòng tin của mình. Cụ thể là 6 thời trong ngày cần siêng năng niệm Phật, cũng là để kiểm chứng lòng tin của mình đến đâu, có đủ để vượt qua khó khăn, chướng ngại không. Trong đời sống hàng ngày, lòng tin của bạn dao động thì lúc lâm chung đều đó thể hiện cũng như vậy, thậm chí còn hơn như vậy.
Thế nên, Phật bảo niệm Phật 6 thời trong ngày để cảm ứng với Cực Lạc, cảm ứng được rồi thì lòng tin sẽ càng kiên cố.

Nếu như niệm Phật mà chưa cảm ứng gì cả thì sao? Thì cũng phải trưỡng dưỡng lòng tin, chớ để nghi ngờ, thối thất. Cảm ứng là một dấu hiệu phụ, không phải cái chính của việc vãng sanh. Bạn cảm ứng được thì chứng tỏ bạn tu hành rất tốt, việc trì được 10 niệm lâm chung có vẻ sẽ dễ dàng do lòng tin được tăng trưởng. Bạn chưa cảm ứng được thì do bạn hiện tại còn mang vác quá nhiều sự lệ thuộc, chướng nghiệp bủa vây nhưng nếu bạn vẫn vững lòng tin ấy, vẫn niệm Phật thì lâm chung cứ vững niềm tin trì 10 Phật hiệu không gián đoạn thì cuối cùng Phật cũng tiếp dẫn bạn; trường hợp này gọi là khổ tận cam lai.

- Thứ hai, chí nguyện vãng sanh phải tha thiết và kiên cố không bị dao động bởi thuận duyên hay nghịch cảnh.
Thật ra chí nguyện được phát khởi từ lòng tin; là biểu hiện của lòng tin. Tuy nhiên cũng không hẳn có lòng tin thì có chí nguyện, mà còn phải do tri kiến của người tu học.
Nếu vẫn còn là phàm phu và có lòng tin với việc vãng sanh thì lập chí nguyện vãng sanh Cực Lạc là tối ưu hơn hết. Vì vãng sanh không những cắt đứt luân hồi sanh tử mà còn viên mãn Phật đạo; lại dễ thực hành hơn các pháp tu khác do có bổn nguyện tiếp dẫn của Phật.

Người có lòng tin và chí nguyện vãng sanh thì tất nhiên ngày ngày hành trì không để dãi đãi. Ngược lại thì là do chí nguyện chưa tha thiết, 10 niệm vãng sanh rất khó, phải nhờ thiện tri thức hộ niệm an ủi mới mong có phần vãng sanh.

- Có lòng tin, có chí nguyện vững mạnh thì hành trì niệm Phật là đều tất nhiên tự động ở họ. Vậy nếu lòng tin, chí nguyên còn dao động thì phải làm sao để vãng sanh? Trường hợp này, nếu còn thời gian để sống để tu thì nên thân cận thiện tri thức chuyên về niệm Phật và hành trì niệm Phật thật nhiều để tín tâm và chí nguyện được cũng cố. Nếu đang lâm chung thì phải nhờ Thiện tri thức hộ niệm, khó nói trước được.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 4)
Bên trên