Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
881158568321646592

" Phật Đại Lạc Thanh Tịnh
Nguyện nói Pháp cúng dường
Tâm Bồ Đề rộng lớn
Khéo chuyển Diệu Pháp Luân
Thân ngữ tâm trong sạch
Quy mệnh Kim Cương Thừa”.
(Phật thuyết Bí Mật Tập Hội Kim Cang)
Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật Đại Giáo Vương Kinh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861112045113528320
Phật dạy các pháp Đại thừa, hoặc có sắc không sắc, có hình không hình, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi, khi các pháp tướng nhập nơi pháp tánh thì tất cả đều không, không tướng, không duyên, ví như muôn sông chảy vào biển hòa đồng một vị. Đó là pháp thật đáng tin. Còn các pháp Phật nói ra để thích nghi theo căn cơ, không thể xem là thật.
Căn Bản Trung Quán Luận.Thanh Mục/Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861118470833393664


Đức Đạt Lai Lạt Ma: Điều chuẩn bị cho một sự tu tập như thế này là quý vị phải có thể bảo vệ chính mình từ những lỗi lầm của sự xuất tinh. Cụ thể theo sự giải thích trong Mật Điển Thời Luân, sự xuất tinh như thế là rất tai hại cho sự tu tập của quý vị. Do thế, vì quý vị không được kinh nghiệm sự xuất tinh ngay cả trong những giấc mơ, nên mật điển diễn tả những kỹ thuật khác nhau cho quý vị vượt thắng lỗi lầm này.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861135384653680640
CHỌN GIỜ TU THEO TÙY PHÁP.
Ngài Thắng Bồ Đề trong Tô Tất Địa Nghi Quỹ (Clear Realisation of Susiddhi) là những pháp hàng phục, ẩn thân, v.v…, cũng như những pháp tu trong rừng thây (thi đà lâm), có thể bắt đầu lúc nửa đêm, còn các pháp tức tai, v.v…, thì ngược lại, phải tu tập vào buổi sáng [trước giờ ngọ]. Bởi vì sự tu tập sái giờ giấc không được tính vào số lượng tu tập.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861135509268783104
CHÚ Ý SỐ LƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC TÍNH KHI....
Tô Tất Địa Kinh nói rằng sự tụng niệm sẽ không được tính, nếu hành giả gặp phải ma chướng, hoặc bị bệnh, hoặc lười biếng, hoặc lơ đễnh, thân tâm mệt mỏi, tu tập không đúng số lượng của mỗi thời khóa, hoặc không phòng hộ, hoặc không được sạch sẽ. Hơn nữa, kinh lại cho rằng, nếu hành giả bị ác mộng [chẳng hạn trong mộng thấy đi vào bóng tối, mặc quần áo rách rưới, bị cắn bởi những con vật có nọc độc, hoặc từ trên núi trượt xuống], thức dậy vào lúc ban đêm, thì sáng hôm sau sự tụng niệm sẽ không tính, nếu hành giả trước đó không tụng niệm chú của bổn tôn một trăm biến [để thanh tẩy những điềm xấu]. Kinh lại nói rằng tuy hành giả hoàn tất số lượng tụng niệm, nhưng nếu tụng nơi này một nửa, nơi khác một nữa, thì tất cả số lượng niệm tụng đều không lợi ích.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861135844899352576

Lúc tu pháp tức tai hoặc tăng ích, nên tụng niệm thư thả; khi tu pháp hàng phục, có thể tụng lớn tiếng để người khác nghe. Khi lần chuỗi, lúc mới bắt đầu, hoặc mỗi lúc tụng chú đến hạt chuỗi cuối cùng, phải nên đảnh lễ [trong tâm] chư bổn tôn. Lúc niệm hết một xâu chuỗi, đưa mắt chiêm ngưỡng ảnh tượng của vị thánh tôn (hoặc hình tượng, hoặc tòa ngồi, v.v…).
Đại sư Tông Khách Ba





xlarge
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Mật thừa chủ yếu được truyền dạy trong Dục giới và đặc biệt cho những ai mong cầu giác ngộ bằng phương pháp vận dụng ý dục trong tu tập. Các hệ thống Tantra thừa đều được phân biệt qua bốn cách thức thực hành và bốn dạng hành giả, là những người có khả năng tương ứng với bốn phương pháp tu tập trên. Có bốn pháp vận dụng ý dục trong pháp tu tập căn cứ vào năng lực phát huy thiền quán về Tánh không và tu tập Thiên thần du-già .
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
897131942171070464

SAU KHI TỊNH TU HAI THỪA HIỂN MẬT,HÀNH GIẢ KHÔNG NÊN DO DỰ TIẾN NHẬP MẬT THỪA.
Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Lược Luận (Lamrim Chungba):
Sau khi tịnh tu pháp môn chung của hai thừa Hiển và Mật, hành giả không nên do dự trong việc tiến nhập Mật
thừa. Con đường Mật thừa so ra tôn quý hơn các pháp môn khác, có thể khiến cho hành giả nhanh chóng viên mãn hai loại tư lương.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
896430002514108416

*PHẬT NÓI NHỮNG KẺ PHÁ TAM MUỘI DA GIỚI VÀ LUẬT NGHI GIỚI CHẲNG THỂ THÀNH TỰU MẬT CHÚ.
Văn Thù Căn Bổn Đại Giáo Vương Kinh nói: "Phật nói kẻ phạm giới, Không thành tựu mật chú".
Như vậy, sẽ không đạt được ba sự thành tựu (hạ , trung thượng). Các kinh của Vô thượng Du già cũng nói nếu không hộ trì tam ma da, quán đảnh hạ liệt và không thấu hiểu chân tính, thì dù có nỗ lực tu hành, cũng sẽ không được thành tựu. Nếu không thủ hộ tam ma da và giới luật nghi mà tự xưng mình là người tu đạo, thì đó là kẻ phiêu lưu bên ngoài Mật pháp. Nếu có thể thủ hộ tam muội da và giới luật nghi để tu tập, đối với ba bộ dưới, nên theo thứ tự mà tu tập hai loại Du già hữu tướng và vô tướng, còn đối với bộ trên, thì nên theo thứ tự tu tập hai loại Du già thứ đệ.
Đại sư Tông Khách Ba







896430850882899968

BỐN LOẠI NGƯỜI TU (Kim Cang thừa) KHÔNG THỂ THÀNH TỰU.
Kim Cang Đảnh Kinh Vajraśekhara Tantra) nói:
Trải qua vô lượng kiếp,
Tuy tinh tiến tu hành,
Thế gian bốn loại người,
Tu cũng không thành tựu,
1,Chưa phát tâm Bồ đề,
2,Tâm còn đầy nghi hoặc,
3,Không y giáo tu hành,
4,Không tin, không thành tựu.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
896422390762016768
Pháp tu Bổn tôn Du Già thường được đề cập trong Du Già Mật, như Sơ phẩm của Nhiếp Chân Thật Kinh nói:
Nếu hành giả quán chiếu thân Phật,
Với các vi trần trong tự thân,
Của thân, ngữ, ý như kim cang,
Hành giả ắt sẽ thành Chánh giác.




896034550914256896

*TRONG QUANG MINH THÍCH: HÀNH GIẢ MẬT CHÚ QUÁN TƯỞNG MÌNH LÀ MỘT VỊ PHẬT,
-TÙY THUẬN NIỆM TƯỞNG SẮC THÂN VÀ PHÁP THÂN CỦA NHƯ LAI.
-TU TẬP ĐẾN KHI HÀNH GIẢ TỰ THẤY MÌNH LÀ MỘT VỊ PHẬT
.
Ngài Ānandagarbha, trong Quang Minh Thích (Tattvāloka), một chú giải phần đầu của Nhiếp Chân Thật Kinh nói: “Các hành giả tu tập mật chú cần phải quán tưởng một vị Phật, cần phải tùy thuận niệm tưởng sắc thân và pháp tánh của Như lai.” Lại nói: “Hành giả cần phải an trụ trong phương vị trung ương (chính giữa) của tất cả Như lai, quán tưởng chính mình không khác biệt với pháp thân và sắc thân của một vị Phật. Tu tập cho đến khi hành giả tự thấy mình là một vị Phật.”
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
896034372815773696
TRONG TU NGÃ PHƯƠNG TIỆN LUẬN CỦA NGÀI TRÍ TÚC CHO RẰNG:
“PHÁP TU BỔN TÔN [TỐI THƯỢNG] DU GIÀ NÊU RÕ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BA LA MẬT ĐA THỪA VÀ MẬT CHÚ THỪA”.
Ngài Trí Túc (Jñānapāda), trong Tu Ngã Phương Tiện Luận - thuộc Vô Thượng Du Già mật, cho rằng pháp tu phương tiện Bổn tôn Du Già nêu rõ sự khác biệt giữa Ba la mật đa thừa và Mật chú thừa.


Tam Thừa Kiến Lập: của ngài Tịch Tĩnh (Ratnākaraśānti) nói:
Không có thắng nghĩa đế thứ hai nào cao hơn thắng nghĩa đế đã được thiết lập bởi Đức Thế Tôn, và ngài Long Thọ, v.v…



896034372815773696


SONG TU SẮC THÂN VÀ PHÁP THÂN,LÀNH THAY NHẤT ĐỊNH CHỨNG BỒ ĐỀ.
Ngài Điều Phục Thọ (Vinayadatta) giải thích chi tiết trong Đại Huyễn Mạn Đà La Nghi Quỹ (Skt: Mahāmāyāmaṇḍalopājika):
“Nghĩa này do chính thầy tuyên thuyết:
Song tu sắc thân và pháp thân,
Lành thay, nhất định chứng Bồ đề,
Chứng pháp thân do tu quán Phật,
Tại sao không tu tập sắc thân?
Tuy tích tập phước được sắc thân,
Nhưng phải tu lâu, nên hạ liệt,
Từ nhân khác sanh ra quả khác,
Nhưng ba thân hiện khởi đồng thời.”
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
895577395799035904
(kinh Tây Tạng) Bất Không Quyến Sách Nghi Quỹ (Amoghapasāśa- kalparāja) - thuộc Hành bộ, nói: “Đức Bạc già phạm đối mặt với Tỳ Câu Chi Phẫn Nộ Mẫu (Bhrkutī).” Lại nói: “Đức Phật quay về bên mặt nhìn Độ Mẫu (Tara) đang uốn người hàm tiếu, trình hiện ấn vô uý thí. Bên trái là Diệu Nữ (Sundari), thuộc Liên hoa bộ, đang uốn người tùy thuận lý thú của Mật chú, đồng thời, đưa mắt nhìn ngài Bất Không Quyến Sách (Amoghapaśa).”



894945704216027136

NGÀI TỊCH TĨNH CŨNG CHO RẰNG: CHÁNH KIẾN VỀ TÁNH KHÔNG LÀ PHÁP TU CHUNG CHO HAI LOẠI ĐẠI THỪA.
NẾU KHÔNG TU TẬP PHÁP BỔN TÔN [TỐI THƯỢNG] DU GIÀ THÌ CON ĐƯỜNG THÀNH PHẬT SẼ CHẬM CHẠP GIỐNG NHƯ BA LA MẬT ĐA THỪA.

Ngài Tịch Tĩnh (Ratnākaraśānti) cũng cho rằng chánh kiến về tánh không là pháp tu chung cho hai loại Đại thừa. Nếu không tu tập pháp Bổn tôn du già (deity yoga) thì con đường thành Phật sẽ chậm chạp như Ba la mật đa thừa, nhưng nếu phối hợp pháp Bổn tôn du già và kiến giải về không tánh thì con đường thành Phật sẽ trở nên nhanh chóng.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43

893535554352021504

*Ý NGHĨA “KIM CANG THỪA” LÀ CỦA VÔ THƯỢNG DU GIÀ,BA BỘ MẬT THẤP KHÔNG CÓ Ý NGHĨA NÀY.
-LẠC BẤT BIẾN CẦN PHẢI ĐẠT TRONG TAM MA ĐỊA TRONG HỆ THỐNG THỜI LUÂN (KALACHAKRA),
-BA BỘ MẬT CHÚ THẤP KHÔNG ĐỦ "CÁC NHÂN" NÀY.

Kim Cang Vô Cấu Quang Luận: một chú giải của Kalachakra Tantra của ngài Rik-den-pad-ma-kar-po (một hóa thân của ngài Quán Thế Âm), nói: “Kim Cang có nghĩa là cực kỳ không thể phân chia, không thể phá hoại. Đây tức là Đại thừa mà gọi là Kim Cang thừa. Chú (quả tánh) và Ba la mật đa (nhân tánh) dung hợp thành một.” Điều này có nghĩa là chú (quả) và Ba la mật đa (nhân) không thể phân ly, đó là ý nghĩa của Kim Cang thừa. Nhân quả [của Kim Cang thừa] bao hàm toàn thể tối thắng không tánh và tối thắng lạc bất biến.
Không thể phân ly, nghĩa là nhân thừa là phương tiện cho hành giả thăng tiến, còn quả thừa là mục tiêu mà hành giả đang tiến đến. Thế nhưng, ý nghĩa Kim Cang Thừa này là của Vô Thượng Du Già, còn trong các Mật bộ bậc thấp không có nghĩa này. Bởi vì lạc bất biến, cần phải đạt đến tam ma địa trong hệ thống Thời Luân (Kalachakra) , và cần phải dung các chi từ “niệm” trở xuống để tu tập thành tựu. Ba Mật bộ cấp thấp không có đủ các nhân này.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
893503290877681664

Vô Thượng Du Già mật duyên với cả hai loại minh phi thật sự và minh phi do sự quán tưởng để tu đạo, thế nhưng, trong ba Mật bộ cấp thấp chỉ duyên với vị minh phi do sự quán tưởng để tu đạo. Trong Du già mật, ngay cả pháp tu quán tưởng hai căn hòa hợp cũng bị cấm đoán, cho nên ngoài việc [hòa hợp] đó ra, dùng các sự tham nhỏ, như cười, cầm tay, v.v…, để tu chánh đạo. Sự hỷ lạc phát sanh do các phương tiện nhìn, cười (nhưng không xúc chạm thân thể) được dùng trong Sự mật và Hành mật. Danh nghĩa của bốn Mật bộ được giải thích trong Vô thượng du già mật [như Mật bộ nhìn, Mật bộ cười, Mật bộ nắm tay hoặc ôm nhau, và Mật bộ hòa hợp] về những đặc điểm khác biệt này, và nhân đây nêu rõ sự khác biệt của những hành giả đương cơ và những đạo lộ tu tập.
Đại sư Tông Khách Ba



881188654358286336

ĐẶC THÙ VIÊN MÃN.
Ðộc Giác Yamantaka cầm một xác người bị cắm trên một cái cọc ở bàn tay trái thứ mười một, cho thấy pháp chứng ngộ đó độ được những kẻ đại ác, phạm tội ngũ nghịch, phạm thập thiện giới, lìa bỏ chánh pháp, và những việc xấu khác.
Đại sư Tông Khách Ba.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
875245416422162432

Hiện tại,chúng ta đã gặp được một pháp môn thâm sâu mầu nhiệm-trong đó, bao gồm những phương pháp có thể đạt đến cảnh giới khai ngộ giải thoát,rất dễ hành trì và chứng đắc.Nhưng nếu chúng ta không chịu nỗ lực để tạo ra một số ảnh hưởng trong đời sống bằng Phật pháp thì đáng buốn tiếc biết bao!
Đức Đạt Lai Lạt Ma.




875076889492131840


*KINH ĐẠI NHẬT ĐỀ CẬP ĐẾN SẮC THÂN THÁNH TÔN KHÔNG THANH TỊNH,GỌI LÀ HỮU TƯỚNG SẮC.
-ĐIỀU NÀY KHÔNG CHỈ NÓI VỀ HÌNH SẮC THÔNG THƯỜNG,MÀ NÓI ĐẾN ĐẶC THÙ BỔN TÔN.


*NGÀI NGUYỆT XỨNG TRONG "MINH CỰ LUẬN" CŨNG NÓI TRỰC TIẾP THÁNH TÔN TRONG HAI GIAI ĐOẠN SANH KHỞI VÀ VIÊN MÃN TRONG VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT.
+CHO NÊN NẾU NGHĨ RẰNG VÔ TƯỚNG DU GIÀ CHỈ LÀ SỰ TU TẬP TÁNH KHÔNG,THÌ ĐÂY LÀ MỘT ĐIỀU SAI LẦM.

*NGÀI THIỆN CĂN KIM CANG TRONG "ĐẠO THỨ ĐỆ LUẬN".
SỰ MẬT,HÀNH MẬT,DU GIÀ MẬT LÀ PHƯƠNG TIỆN "HỮU TƯỚNG,VÔ TƯỚNG".
-VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT HAI GIAI ĐOẠN TỰ KHỞI VÀ VIÊN MÃN ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG CHÁNH.


Khi Đại Nhật Kinh (Vairocanabhisambodhi Tantra) đề cập đến sắc thân thánh tôn không thanh tịnh thì gọi là hữu tướng sắc. Điều này không phải chỉ nói đến những hình sắc thông thường như mắt, mũi, tay chân, v.v…, mà là nói đến những hình sắc đặc thù. Ngài Phật Mật (Buddhaguhya) dùng
thuật ngữ “thánh tôn” khi gọi pháp tu tập không tánh là “thánh tôn thắng nghĩa”, nhưng ở đây thuật ngữ “thánh tôn” dùng để phân chia sắc thân thánh tôn thành hai loại [một không liên quan trực tiếp và một liên quan trực tiếp đến pháp tu tập không tánh], và nêu rõ tất địa nào được thành tựu.
Hơn nữa, ngài Nguyệt Xứng (Chandrakīrti) trong Minh Cự Luận (Brilliant Lamp) cũng nói [một cách gián tiếp] về thánh tôn thân của hai giai đoạn [sanh khởi và viên mãn] trong Vô thượng du già mật. Cho nên nếu nghĩ rằng vô tướng du già chỉ là sự tu tập không tánh, thì đây là một điều sai lầm].
Thế gian và xuất thế gian du già. Pháp du già ở đây cũng có thể chia thành pháp thế gian du già và pháp xuất thế gian du già (đây cũng chỉ là tên gọi khác của hữu tướng du già và vô tướng du già). Đại Nhật Kinh (Vairocanabhisambodhi
Tantra) nói:
Do nội ngoại gia hành,
Du già có bốn chi,
Đây tức là thế gian,
Có sở duyên tăng thượng,
Thêm vào câu “thâu nhiếp”,
Ý tùy thuận bổn tôn,
Niệm thầm là đệ nhất,
Giảng cho kẻ hữu duyên,
“Ý tụng” là xuất thế,
Xa lìa pháp “thâu nhiếp”, …
Hợp nhất với bổn tôn,
Giữ ý không khác biệt,
Tu tự tánh vô dị,
Không còn pháp nào khác.
Xuất thế gian, ở đây, không có nghĩa là sự vô lậu trong thân của các bậc thánh, mà là vô ngã (nghĩa là sự thể ngộ không tánh), hoặc pháp du già liên hệ đến nó (trong đây trí tuệ hiện rõ thành sắc tướng). Sử dụng thuật ngữ “hữu tướng và vô tướng”, và “giai đoạn tự khởi và giai đoạn viên mãn.”
Ngài Thiện Căn Kim Cang (Subhavajra) trong Đạo Thứ Đệ Luận (Skt: Mahāyāna-pathakrama) nói: Sự mật, Hành mật và Du già mật tu tập phương tiện hữu tướng và phương tiện vô tướng. Đại du già (Vô thượng du già mật) tu tập giai đoạn tự khởi và giai đoạn viên mãn. Đây là những con đường chánh. Ngài dùng thuật ngữ “hai giai đoạn” cho Vô thượng du già mật, và dùng thuật ngữ “hữu tướng vô tướng” cho Sự mật và Hành mật. Điều này rất khéo phù hợp với ý nghĩa trong Đại Nhật Kinh.
Đại sư Tông Khách Ba.




861145923681841152


Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng:
NGÀI KIM CANG TRÌ CHỈ DẠY DUY NHẤT VÔ THƯỢNG DU GIÀ.
Nói chân thực, nếu là Phật tử, thì hãy là hành giả của Tantra thừa, và mọi người nên thực hành pháp Vô thượng du-già tantra (anutta*ra*yo*ga-tantra), vì đây là pháp cao tột nhất. Thế nên Kim Cang Trì chỉ truyền dạy duy nhất pháp Vô thượng du-già tantra.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861144589615845376

Những chúng sanh không có trí huệ bị nhiều phiền não che đậy, giả sử nói chút ít pháp thuận rõ ràng, họ còn chẳng hiểu được, huống là pháp bí mật chẳng phải tùy thuận.
Kinh Đại Bảo Tích,pháp hội Vô Biên Trang Nghiêm


Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp môn bí mật của Như Lai đây khó hiểu khó vào. Chỉ trừ các ông từ lâu đã tu hành pháp lành nên được rõ biết.
Kinh Đại Bảo Tích,pháp hội Vô Biên Trang Nghiêm



861143608543272960
Những hành giả tin hiểu Kim cang thừa, hoặc tu tập một phần của Mật thừa, tuy không nhất định [phải mang thân cõi Dục], nhưng những hành giả đương cơ của Kim cang thừa phải là thân của cõi Dục.
Thượng sư Tông Khách Ba


861142805581520896


*SỰ TU TẬP NHANH CHẬM BA BỘ MẬT CẤP DƯỚI GIỐNG PHÁP TU BA LA MẬT ĐA THỪA.
-SỰ KHÁC BIỆT NHANH CHẬM BIỆT VỚI VÔ THƯỢNG DU GIÀ,NGAY TRONG GIAI ĐOẠN TỰ KHỞI CŨNG ĐÃ CÓ NHIỀU YẾU QUYẾT THÂM SÂU HƠN BA BỘ MẬT CẤP DƯỚI KHÔNG CÓ,VÀ HƠN NỮA GIAI ĐOẠN VIÊN MÃN LẠI CÀNG CÓ NHIỀU CHỖ THÂM SÂU TỐI THẮNG.

Sự nhanh chậm khác nhau giữa ba Mật bộ cấp dưới so với Ba la mật đa thừa là [trên đạo lộ tu tập của ba Mật bộ cấp dưới] sự tu tập giác ngộ (Anh: practices of enlightenment) được viên mãn bằng nhiều sự thành tựu thông thường (Anh: common achievement), tùy thuộc vào năng lực của Bổn tôn du già và sự trì tụng, và bằng những phương tiện thiện xảo, như được sự trực tiếp gia trì của chư Phật và Đại bồ tát. Sự nhanh chậm khác biệt của Vô thượng du già, ngay trong giai đoạn tự khởi cũng đã có nhiều yếu quyết thâm sâu mà ba Mật bộ cấp dưới không có, và hơn nữa, trong giai đoạn viên mãn lại càng có nhiều chỗ thâm sâu tối thắng.
Thượng sư Tông Khách Ba.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861142701932081152



XEM THƯỜNG PHÁP BỔN TÔN DU GIÀ,MÀ CHỈ TU TẬP MẬT CHÚ LÀ MỘT PHẦN NHỎ CỦA MẬT TÔNG (mật chú ba bộ dưới) THÌ NHẤT ĐỊNH SẼ CHẲNG ĐẠT ĐƯỢC ĐẠO THỂ.
Điều này muốn nói, trong Mật thừa, nếu không tu pháp Bổn tôn du già, thì bất luận tu tập không tánh thế nào chăng nữa, rốt cuộc cũng chỉ rơi vào Niết bàn tịch diệt. Đây là ý thú tối thù thắng của các Mật bộ. Nếu như chưa có lòng tin vững chãi đối với vấn đề này, xem thường pháp tu Bổn tôn du già, mà chỉ tu mật chú là một phần nhỏ của Mật tông, thì nhất định sẽ không đạt được đạo thể.
Thượng sư Tông Khách Ba.





861142436776071168


NGÀI TỊCH TĨNH GIẢI THÍCH: DO SỞ DUYÊN DUYÊN (duyên với ngoài,ở đây là duyên tối thắng bổn tôn) [THÙ THẮNG] CHO NÊN MẬT THỪA THÙ THẮNG HƠN TRUNG QUÁN CỦA ĐẠI THỪA.
Ngài Tịch Tĩnh (Ratnākaraśānti) giải thích rằng do ba đặc tánh là sở duyên, trợ bạn (Anh: aids), và công hạnh (Anh: deeds), cho nên Mật thừa thù thắng hơn Trung Quán của Đại thừa (Anh: Madhyamika of the Perfection Vehicle).
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43

861142240552386560
NGÀI THÍCH CA HỮU TRONG KIỀU TÁT LA TRANG NGHIÊM GIẢI THÍCH:
*HÀNH GIẢ ĐIỀU PHỤC,TÁC Ý,CẦN PHẢI MỖI NGÀY BỐN LẦN TU TẬP QUÁN THÂN MÌNH LÀ THÂN PHẬT.
-KINH NÓI SẼ THÀNH CHÁNH GIÁC
Ngài Thích Ca Hữu (Śākyamitra) trong Kiều Tát La Trang Nghiêm (Skt: Kosalā- laṃkāratattvasaṃghraṭīkā) giải thích: “Các hành giả điều phục tác ý, tu tập pháp quán các vi trần trong thân là các thân Kim cang, v.v…, cần phải mỗi ngày bốn lần tu pháp quán tưởng thân mình là thân Phật. Do pháp tu này đạt được những thành tựu nào? Trong kinh nói ‘sẽ thành Chánh giác’, có nghĩa là hành giả sẽ thành tựu Phật thân tướng hảo trang nghiêm.”




861141520499138560

NGÀI TRÍ TÚC NÓI: NẾU XA LÌA PHƯƠNG TIỆN RỘNG LỚN (pháp Vô Thượng Du Già Mật), BẤT LUẬN QUÁN VÔ NGÃ THẾ NÀO CHĂNG NỮA, CŨNG KHÔNG THỂ CHỨNG ĐẮC PHẬT QUẢ.
Ngài Trí Túc (Jñānapāda) muốn nói là nếu xa lìa phương tiện rộng lớn, bất luận tu tập quán vô ngã thế nào chăng nữa, cũng không thể chứng đắc quả Phật, lợi ích, điều tất cả chúng sanh, cho nên cần phải tu tập phương tiện. Chứng đắc quả Phật lợi lạc tất cả hữu tình là do tu tập phương tiện rộng lớn, bởi vì nếu chỉ tu tập vô ngã, thì chỉ có thể chứng được đoạn đứt - tận trừ tất cả phiền não.
Điều này không có nghĩa là nếu xả ly phương tiện rộng lớn, chỉ tu tập không tánh, tuy có thể đoạn trừ tất cả phiền não, nhưng không thể lợi lạc tất cả hữu tình, mà cũng không có nghĩa là nếu xả ly tu tập tánh không, chỉ tu tập phương tiện rộng lớn, tuy có thể thành tựu sắc thân lợi lạc tất cả hữu tình, nhưng không thể chứng đắc pháp thân, đoạn trừ tất cả phiền não. Bởi vì, nếu thành tựu một thân thì cũng phải thành tựu thân kia. Pháp thân và sắc thân nương tựa cùng một nhân, quyết định có liên hệ, không thể tách rời nhau.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861140615527718912

]*TRONG PHÁP DU GIÀ [CÓ] PHƯƠNG TIỆN VÀ TRÍ TUỆ,HÀNH GIẢ TỰ HÀO LÀ PHẬT,NHƯ TỲ LÔ XÁ NA V.V..
-CHO NÊN THÀNH PHẬT NHANH CHÓNG HƠN BA LA MẬT ĐA THỪA.

Trong pháp du già phương tiện và trí tuệ, hành giả tu tập sự “tự hào” tức thân là Phật, như Tỳ Lô Xá Na (Vairocana), v.v…, cho nên có thể thành tựu Phật quả nhanh chóng, không cần phải trải qua số kiếp dài lâu như trong Ba la mật đa thừa. Điều này nêu rõ sự thù thắng của Mật thừa. Sự giải thích rằng pháp tu Bổn tôn du già (deity yoga) là con đường tu tập nhanh chóng phá trừ quan niệm sai lầm cho rằng pháp tu Bổn tôn du già hoàn toàn vô ích trong sự thành tựu Phật quả.

Đại sư Tông Khách Ba




861140505794506752
NGÀI THIÊN CHỦNG TUỆ GIẢI THÍCH KIM CANG MẠC KINH THÍCH: *PHƯƠNG TIỆN CHÍNH LÀ [HỶ] LẠC ,SỰ PHIÊN DỊCH NÀY CHÍNH XÁC HƠN ~PHƯƠNG TIỆN SANH CÁC LẠC~,
-Ở ĐÂY PHƯƠNG TIỆN THÙ THẮNG HƠN BA LA MẬT ĐA THỪA,
-SỰ TU TẬP TÁNH KHÔNG KHÔNG PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN VIÊN MÃN,
-BÊN CẠNH TU TẬP TÁNH KHÔNG,PHẢI GIA TĂNG TU TIẾN PHÁP BỔN TÔN DU GIÀ.

Trong Kim Cang Mạc Kinh Thích (Commentary on the Vajrapanjara) của ngài Thiên Chủng Tuệ (Devakulamahā- mati), bài kệ được phiên dịch là “phương tiện chính là lạc.” Sự phiên dịch này chính xác hơn sự phiên dịch “phương tiện sanh các lạc” ở trên. Trong đây hiển thị một phương tiện thù thắng hơn Ba la mật đa thừa, và nêu rõ “sự tu tập không tánh không phải là một phương tiện viên mãn.” Bên cạnh sự tu tập quán không, phải tăng gia phương tiện, tức là pháp tu Bổn tôn du già (deity yoga). Cho nên biết rằng pháp tu quán tưởng mạn đà la (thân sắc và cung điện của chư thánh tôn) là phương tiện chủ yếu cho sự thành tựu sắc thân.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861138724766699520

NẾU CHỈ TU TẬP TÁNH KHÔNG ,KHÔNG DÙNG PHƯƠNG TIỆN NÀO KHÁC (loại bỏ phương tiện cứu cánh),DỤNG CÔNG CÁCH NÀO CŨNG CHẲNG THỂ THÀNH PHẬT.
Có người cho rằng: “Muốn thanh tẩy cấu nhiễm, chỉ cần tu tập quán không, bởi vì trí tuệ thông đạt chân thật (tánh không) chính là sự đối nghịch với hành tướng của ngã chấp, trong khi những pháp tu khác thì không đối nghịch. Cho nên con đường thành Phật chỉ là sự tu tập tánh không, đâu cần những hý luận (phương tiện) nào khác?”

Nếu chỉ tu tập không tánh thì dù có dụng công cách nào cũng không thể thành Phật. Bởi vì ngoài sự quán không, không còn phương tiện nào khác để chiêu cảm quả Phật, xa lìa phương tiện, không đủ nhân tố để thành Phật. Cho nên tu tập tánh không, không viên mãn tất cả phương tiện. Ngài Thiên Chủng Tuệ (Devakulamahāmati) giải thích hợp lý khi cho rằng đường lối tu tập này (trí tuệ và phương tiện), không chỉ riêng cho Mật thừa, mà cũng là cho Ba la mật đa thừa.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
861136349021138944
Đức Đạt Lai Lạt Ma :BA BỘ MẬT CẤP THẤP TUY RẰNG CÓ THỂ GẦN GŨI PHẬT BỒ TÁT,NGHE PHÁP ÂM,DƯỚI SỰ CHĂM SÓC BẢO HỘ NHƯNG TIẾN TRÌNH TỚI PHẬT QUẢ QUÁ LÂU.
Các hành giả tu tập ba pháp Tantra thấp hơn đạt được nhiều phương tiện tốt đẹp nhờ qua đó mà họ thấy được chư Phật và Bồ-tát, nghe được pháp âm của các ngài, và dưới sự chăm sóc của các ngài mà họ hoàn thành sự tu tập để được giác ngộ nhanh chóng, nhưng ngoài tiến trình nhanh hơn trong giai đoạn Tư lương đạo và Gia hạnh đạo, các tiến trình khác vẫn còn lâu dài.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên