Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
906191420168724480

CẦN PHẢI HIỂU RÕ THƯỢNG SƯ BAN QUÁN ĐẢNH CHÚNG TA CÓ ĐỦ PHẨM TÍNH HAY KHÔNG.
Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng: Người ban lễ quán đảnh phải có những phẩm tính thích hợp. Vì thế, trước khi thọ nhận quán đảnh thì điều quan trọng là chúng ta phải khảo xét xem vị đạo sư [ban quán đảnh] đó có đủ những phẩm tính cần thiết hay không. Người ta nói rằng, dù phải mất đến 12 năm cho việc xác định vị thầy có đủ phẩm tính cần thiết hay không, chúng ta cũng nên dành thời gian để làm việc đó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
906188773397204992
NGÀI THIÊN CHỦNG TUỆ GIẢI THÍCH RẰNG: *LÚC TU NHÂN VÀ LÚC CHỨNG QUẢ TRONG HAI GIAI ĐOẠN TÁNH KHÔNG,KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT.
-NẾU CHO RẰNG TÁNH KHÔNG LÀ NHÂN,ẮT NÓ KHÔNG THỂ ĐỒNG THỜI LÀ PHƯƠNG TIỆN.
-NGÀI NÓI THÊM NHÂN HÝ LUẬN DUYÊN VỚI SỰ CHẤP THẬT.NHÂN VÀ QUẢ KHÁC BIỆT.
-CHO NÊN PHƯƠNG TIỆN, KHÔNG PHẢI TÁNH KHÔNG.
Ngài Thiên Chủng Tuệ (Devakulamahāmati) giải thích rằng lúc tu nhân và chứng quả, trong hai giai đoạn đó, “tánh không” không có sự khác biệt. Nếu cho rằng không tánh là nhân, ắt nó không thể đồng thời là phương tiện. Ngài nói thêm rằng nhân là hý luận duyên với sự chấp thật, còn quả thì ngược lại. Nhân và quả khác biệt, cho nên phương tiện không phải là tánh không.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
htthichthientam.jpg
Ẩn tu xét thấy chốn Tăng-Già
Ganh-hại thị-phi lắm bất hoà !
Danh vị, chùa chiền tranh đệ tử
Ưu Đàm, Lan Huệ héo mầm hoa.
Ẩn Tu Ngẫu Vịnh-HT Thiền Tâm
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
906187749662277632

Pháp Xứng Bồ Tát giảng: Thân ta có chịu nhiều thứ bức bách khổ não đến hủy hoại, so với nỗi khổ địa ngục cũng không bằng một phần trăm phần ngàn cho đến một phần ưu-ba-ni-sát-đàm.
Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

-------------------------------------------------------------------------------



Hỏi: Thế nào là pháp phương tiện?
Đáp: Đó là pháp tối thượng thừa.
Vô Trước Bồ Tát
Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
905649190649565184

Trần Na Bồ Tát trong Giải Quyển Luận: *Ba cõi chỉ lấy ngôn từ làm thể, do miễn cưỡng phân biệt, chẳng phải pháp thật có, nên không được chân thật.
-Do pháp môn phân biệt lựa chọn tự tính các pháp, để sinh trí không điên đảo nên lập luận này.
Sợi dây tưởng con rắn,
Thấy dây cảnh không còn.
*Trong lúc mê muội, ở nơi không xa có một sợi dây thấy tựa như con rắn.
-Đó là bị cảnh đánh lừa, chưa thấy được sai biệt, cho nó là con rắn.
-Nếu thấy là sợi dây, hình tướng khác không như phân biệt vì do hư vọng sinh, nên cái biết trước đây chỉ là cái biết rối loạn, thì không có cảnh đó.
Thấy dây phân tích rồi, Biết dây như biết rắn.
*Nếu phân tích suy lường cái dây rồi, không thấy có cái thể của dây.
-Nếu không có cái thể, thì cái biết về cái dây này, cũng như cái biết về con rắn, chỉ là cái biết của sự mê loạn.
-Trong các phần của cái dây cũng như vậy, tư duy phân tích không thấy chỗ nào có cái thể của nó.
-Duyên cái dây hay duyên một phần của cái dây đều là cái biết mê loạn.

 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
905466299777425408

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng:
Từ thời cổ, người Tây Tạng chúng tôi đã phải phụ thuộc vào việc ăn thịt [để sống], nhưng chúng tôi không có thói quen xấu là ăn các loài bò sát hay côn trùng nhỏ bé. Chúng tôi cũng không có các trại gà nuôi giam, nơi hàng ngàn con gà bị giết. Mặc dù người Tây Tạng ăn thịt, nhưng chúng tôi luôn đặt ra những giới hạn nhất định. Giờ thì có nguy cơ rất lớn là người Tây Tạng sẽ nhiễm các thói xấu... Do đó, khi quý vị rơi vào hoàn cảnh sắp sửa ra tay cướp đi mạng sống của một con vật thì hãy tự nhắc nhở ngay rằng mình là một đệ tử của đức Phật. Nếu quý vị là người xuất gia thì hãy suy nghĩ rằng, mình đang mặc pháp phục, dấu hiệu của một đệ tử xuất gia theo đức Phật, nên đừng hành xử theo cách làm cho các vị xuất gia khác phải hổ thẹn.

Trong một chừng mực nào đó, quả đúng là trong thời cổ có các tu viện khác nhau thường phối hợp quyền lực của họ để chiếm lấy những vật dụng nào đó của người khác; điều này có nghĩa là họ sống dựa vào tà mạng. Phật pháp đã có lúc suy đồi và nếu chúng ta phân tích sâu xa nguyên nhân của sự suy đồi này, ta sẽ thấy đúng như những gì ngài Vô Trước đã viết trong Ba mươi bảy pháp hành Bồ Tát đạo: “Cho dù mang hình tướng của một người thực hành tâm linh, người ta vẫn có thể rơi vào các thực hành phi tâm linh.” Trong những giai đoạn đó, chúng ta đã có một kiểu nhìn nhận hoàn toàn trong sạch, nhưng không phải vì chúng ta quả thật trong sạch, mà chỉ vì ta thiếu kiến thức về phần còn lại của thế giới. Chúng ta quá xem mọi thứ ta có là điều tất nhiên. Hậu quả là một số hoạt động, như bóc lột chẳng hạn, đã phát sinh.

Chúng ta cũng phải lưu tâm đến thực phẩm của mình. Là những sa-di, sa-di ni cũng như tăng ni đã thọ Cụ túc giới, chúng ta phải lưu tâm đến việc thọ thực sau buổi trưa. Nói chung thì chúng ta không được thọ thực sau buổi trưa, nhưng có thể được phép trong trường hợp chế độ dinh dưỡng không đủ. Chúng ta cũng có thể nói rằng ta không được khỏe và dùng thêm thực phẩm sau bữa trưa. Cứ cho rằng điều này là đúng, nhưng ngay cả như thế thì ta cũng phải cẩn thận và thực hành tu tập hết sức mình. Về vấn đề ăn thịt, chúng ta cũng phải cẩn thận. Trong các bản văn về giới luật tu viện, việc ăn thịt không hề bị cấm hoàn toàn, và đó là lý do ở các quốc gia như Tích Lan và Thái Lan người ta vẫn không ngần ngại khi ăn thịt. Họ dùng bất kỳ món ăn nào được cúng dường. Nhưng một hành giả tu tập theo Đại thừa phải lưu tâm không ăn quá nhiều thịt, vì ta thấy trong nhiều kinh điển Đại thừa cấm hẳn việc ăn thịt.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
905076490104778752

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng:
Khi đến Ấn Độ, tôi trông thấy các lồng sắt nhỏ nhốt vài con gà bên ngoài các tiệm ăn. Rõ ràng là chúng ta chẳng mảy may cảm nhận gì về nỗi thống khổ của những con vật đáng thương này. Chúng ta không chịu được dù chỉ là nỗi đau khi bị một mũi kim chích vào da thịt, nhưng lại dửng dưng trước nỗi đau của các loài thú vật, chim chóc... Là con người, mỗi khi gặp một chút bất công hay đau đớn là chúng ta lập tức phàn nàn. Ta khiếu nại ngay đến tòa án. Nhưng liệu những con vật này có quyền khiếu nại không? Khi một con chó lạc lối chỉ đơn giản là lang thang tìm thức ăn, thì ta ném đá để xua đuổi nó đi. Những con vật nói trên không có tòa án để khiếu nại, chẳng có bạn bè để được giúp đỡ. Chúng ta tuyên bố rằng giết hại để báo thù là không tốt, rằng án tử hình là không tốt, nhưng liệu loài vật có những quyền như vậy chăng? Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng những gia súc như cừu, dê... là những con vật để hành hạ mà chẳng cần quan tâm chút nào đến hạnh phúc của chúng. Điều may mắn duy nhất là, vì loài vật quá ngu si nên có thể chúng không bị sợ hãi nhiều như con người.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
xlarge
Khunnu-Lama nói:không kiên trì học tập là do khuyết điểm không có được sự hỷ lạc khi tinh tấn dụng công mà ra.Và tôi nghĩ điều này rất đúng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.




xlarge
Hỏi: Trong các dòng Nyingma, Kagyu… thì luôn luôn có pháp tu Ngondro để thanh tịnh hóa nghiệp trước khi mình vào các nghi quỹ thực hành Bổn tôn. Nhưng trong dòng Gelug, trong Lamrim thì thứ tự tuần tự cũng có tu tập các nghi quỹ Bổn tôn vậy thì khi mình chưa thanh tịnh hóa được bản thân thì hành trì pháp tu Bổn tôn như vậy thì có tác dụng không, con muốn thỉnh Ngài giảng thêm?
Đáp: Chữ Ngondro có nghĩa, ngon là đầu tiên và dro là đi, đây có nghĩa là bước đi đầu tiên, cả bốn dòng phái Tây tạng cũng đều có Ngondro. Dòng Gelug cũng có Ngondro nhưng không có yêu cầu phải lạy hay trì chú 100 ngàn lần mà bước đầu tiên của Gelug là phải quy y Tam bảo và phát Bồ Đề Tâm. Từ nãy giờ chúng ta học về cách tu của hàng trung căn bắt đầu tu theo Mật pháp thì ở đây cũng gọi là Ngondro nữa. Theo dòng Gelug thì không có gọi là ngondro mà gọi là Thunmong lamjang có nghĩa là Tu đạo cộng pháp cũng có nghĩa là pháp tu đạo phổ thông, nghĩa thì cũng giống như ngondro, nhưng dùng từ khác nhau. Theo ThunMong LamJang của dòng Gelug thì bước đầu tiên hành giả phải thiền quán về chết và vô thường, quán về nhân thân nan đắc (thân người khó có), cách thân cận bậc thầy, tâm từ bi. Cần có tâm đại bi bởi vì tâm đại bi có oai lực mạnh nhất trong việc thanh tịnh hóa các ác nghiệp. Các tổ sư dòng Kadampa đã thuyết rằng tâm đại bi làm cho ta tiêu đi ác nghiệp và tích lũy công đức. Thí dụ: Thánh giả Vô Trước (Asanga) nhập thấp trong một hang động đã 12 năm nhưng không diện kiến được Đức Di Lặc. Sau đó Ngài rời hang động trên đường xuống núi Ngài gặp một con chó cái mình đầy ghẻ lở và có dòi, Ngài liền khởi tâm từ bi với con chó đó, thì lập tức con chó cái đó biến thành Đức Di Lặc. Ngài Vô Trước mới hỏi Đức Di Lặc là tại sao cho tới bây giờ mới gặp được Đức Di Lặc. Đức Di Lặc bảo rằng bởi vì Ngài Vô Trước khởi tâm đại bi đối với con chó cái cho nên đã thanh tịnh hoá được ác nghiệp do đó Ngài Vô Trước mới có thể diện kiến được Đức Di Lặc. Theo Thunmong Lamjang của dòng Gelug thì không cần các con số như lễ lạy 100 ngàn lần hoặc trì chú 100 ngàn biến, mà chủ yếu là động cơ. Chỉ cần lễ lạy 1 hay 2 lần mà trong tâm khởi sanh động cơ thuần tịnh rất quan trọng. Theo truyền thừa Kadampa khởi tâm đại bi là phương pháp tốt nhất để thanh tịnh hóa ác nghiệp. Dòng truyền thừa Kadampa cũng như theo đường lối của Tổ Atisha lấy tâm đại bi làm phép tiên khởi Ngondro. Đây chính là sự dẫn đến Phật đạo. Tâm đại bi, tâm bồ đề là sự tu hành chánh yếu và đường lối chủ yếu đưa dắt hành giả đến Phật đạo. Đường lối tu hành và tư duy của hàng trung phẩm trượng phu hay hàng trung căn cũng là Ngondro như là thiền quán về chết và vô thường, thân người khó kiếm, nghiệp quả, khuyết điểm của vòng sanh tử. Tất cả đều là Ngondro nhưng tên gọi thì khác nhau.
Khangser Rinpoche
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
xlarge

སྐྱེ་བོ་འདྲི་ཀུན་བདྐྱེ་བ་མངོན་འདོད་ཅྲིང་།།
མྲི་རྣམས་བདྐྱེ་བའང་ལོངས་སོད་མྐྱེད་མྲིན་ལ།།
ལོངས་སོད་ཀང་ནྲི་སྲིན་ལས་འབྱུང་མཁྐྱེན་ནས།།
ཐུབ་པས་དང་པོར་སྲིན་པའྲི་གཏམ་མཛད་དོ།།
Tất cả chúng sanh đều mong được an lạc,
Tất cả loài người không thể an lạc nếu không đối tượng,
Biết được nhân của đối tượng này chính là bố thí,
Đức Phật đầu tiên dạy pháp hành bố thí.
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
xlarge

འདྲི་ཡང་སྲིན་པའྲི་སྐབས་ཀྲིས་ནམ་ཞྲིག་ཚེ།།
འཕགས་པའྲི་སྐྱེ་བོ་དང་འཕྲད་མྱུར་དུ་འཐོབ།།
དྐྱེ་ནས་སྲྲིད་རྒྱུན་ཡང་དག་བཅད་བྱས་ཏྐྱེ།།
དྐྱེ་ཡྲི་རྒྱུ་ཅན་ཞྲི་བར་འགོ་བར་འགྱུར།།

Những người này do hành pháp Bố Thí,
Gặp được các Bậc Thánh, được dạy dỗ,
Nhờ đó chặt đứt vòng luân hồi,
Chính là chánh nhân vào an lạc.
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
maxresdefault.jpg
Kim Cang Đảnh Kinh
(Vajraśekhara Tantra)
nói:
Trải qua vô lượng kiếp,
Tuy tinh tiến tu hành,
Thế gian bốn loại người,
Tu cũng không thành tựu,
Chưa phát tâm Bồ đề,
Tâm còn đầy nghi hoặc,
Không y giáo tu hành,
Không tin, không thành tựu.
Điều này muốn nói, nếu còn đầy đủ bốn loại lỗi lầm trên (chưa phát Bồ đề tâm, tâm còn nghi hoặc, không y giáo tu hành, và không tin tưởng sư trưởng), tuy tu nhiều kiếp cũng không thành tựu, cho nên cần phải đầy đủ bốn đức, tức là:
(1) y vào lời dạy khéo tu đại bồ đề tâm là ngưỡng cửa tiến
nhập Đại thừa;
(2) phát khởi lòng tin sâu thiết, hoàn toàn không còn nghi
ngờ;
(3) y như lời dạy, gìn giữ những điều chế định của Phật về
việc nên làm không nên làm trong các học xứ và các tam
muội da;
(4) đối với bổn tôn, sư trưởng, khởi lòng tin sâu xa vững
chắc.
Đại sư Tông Khách Ba







Vasubandhu.jpg

PHẬT TƯỚNG CỦA LỤC ĐẠO CHÚNG SANH "CÁI THẤY" LÀ KHÁC NHAU CHẲNG PHẢI TƯỚNG THỤ LẠC NÊN GỌI ỨNG [HÓA] THÂN.
Ngài Mã Minh trong Đại Thừa Khởi Tín Luận: Phàm phu thấy thân Phật là thấy cái sắc thô, tùy theo 6 đường chúng sinh thấy khác nhau, có nhiều thứ dị loại, không phải là tướng thụ lạc nên gọi là ứng thân.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Vasubandhu.jpg


Thế Tôn ! Con một lòng
Quy mệnh tận mười phương
Vô Ngại Quang Như Lai
Nguyện sinh nước An Lạc.
Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ (Vãng Sanh Luận).
Thế Thân/Thiên Thân Bồ Tát
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
1181e766bfe3dfc53b0072ccffdae9d4.jpg

*HỮU TÌNH Y THEO THẾ TỤC,TĂNG TRƯỞNG NƠI PHIỀN NÃO.
-Ở LÂU TRONG LUÂN HỒI,KHÔNG RÕ PHÁP THẮNG NGHĨA.
-DO Y THEO THẾ TỤC NÊN,TỰ THA SINH BIẾN KẾ [SỞ CHẤP].
Ngài Mã Minh trong Ni Càn Tử Hỏi Nghĩa Vô Ngã Kinh:
Hữu tình y thế tục,
Tăng trưởng nơi phiền não.
Ở lâu trong luân hồi,
Không rõ pháp thắng nghĩa.
Do y thế tục nên,
Tự tha sinh biến kế.
Khởi phân biệt nghi hoặc,
Mà thụ các khổ não.

Chú thích: Biến kế sở chấp tánh:Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác), do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
40db2f5c3214085a5799d19b595b84be.jpg
*DO KHÔNG THẤU THẮNG NGHĨA, THÌ KHÔNG DIỆT ĐƯỢC KHỔ.
-CÁC HÀNH ĐỀU VÔ THƯỜNG, BIẾN ĐỔI TỪNG SÁT NA.
-XA LÌA PHÁP THẾ TỤC,PHẢI CẦU THẮNG NGHĨA ĐẾ.

Ngài Mã Minh trong Ni Càn Tử Hỏi Nghĩa Vô Ngã Kinh:
Do không thấu thắng nghĩa,
Thì không diệt được khổ.
Lần lữa chịu luân hồi,
Như tằm tự trói buộc.
Như mặt trời mặt trăng,
Xoay vần không ngừng nghỉ.
Chúng sinh trong 3 cõi,
Qua lại cũng như vậy.
Các hành đều vô thường,
Biến đổi từng sát-na.
Xa lìa pháp thế tục,
Phải cầu thắng nghĩa đế.








31eb6a783df02c45b32e64433fd93832.jpg
VÔ NGÃ CŨNG VÔ THƯỜNG.
Ngài Mã Minh trong Ni Càn Tử Hỏi Nghĩa Vô Ngã Kinh:
Vô ngã cũng vô thường,
Tất cả chẳng bền vững.
Thân này như cái phôi,
Đựng đầy những hư ảo.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
e70caa66a0f27b9dbc7b5d7a9748f859.jpg

འདྲི་ཡང་སྲིན་པའྲི་སྐབས་ཀྲིས་ནམ་ཞྲིག་ཚེ།།
འཕགས་པའྲི་སྐྱེ་བོ་དང་འཕྲད་མྱུར་དུ་འཐོབ།།
དྐྱེ་ནས་སྲྲིད་རྒྱུན་ཡང་དག་བཅད་བྱས་ཏྐྱེ།།
དྐྱེ་ཡྲི་རྒྱུ་ཅན་ཞྲི་བར་འགོ་བར་འགྱུར།།

Những người này do hành pháp Bố Thí,
Gặp được các Bậc Thánh, được dạy dỗ,
Nhờ đó chặt đứt vòng luân hồi,
Chính là chánh nhân vào an lạc.
འགོ་ལ་ཕན་པར་དམ་བཅས་ཡྲིད་ཅན་རྣམས།།
སྲིན་པས་རྲིང་པོར་མྲི་ཐོགས་དགའ་བ་འཐོབ།།
Những vị phát tâm làm lợi lạc chúng sanh,
Qua hành bố thí không lâu được an lạc.

གང་ཕྱྲིར་བརྐྱེ་བདག་བརྐྱེ་བདག་མ་ཡྲིན་པ།།
དྐྱེ་ཕྱྲིར་སྲིན་པའྲི་གཏམ་ཉྲིད་གཙོ་བོ་ཡྲིན།།

Vì vậy có từ bi hay thiếu tâm từ bi,
Cần lấy bố thí làm pháp tu căn bản.
ཇྲི་ལྟར་བྱྲིན་ཅྲིག་ཅྐྱེས་སྒྲ་ཐོས་བསམས་ལས།།
རྒྱལ་སྲས་བདྐྱེ་འབྱུང་དྐྱེ་ལྟར་ཐུབ་རྣམས་ལ།།
ཞྲི་བར་ཞུགས་པས་བདྐྱེ་བ་བྱྐྱེད་མྲིན་ན།།
ཐམས་ཅད་བཏང་བས་ལྟ་ཞྲིག་སོས་ཅྲི་དགོས།།
Chỉ cần nghe hay nghĩ đến chữ Bố Thí,
Bồ Tát liền an trụ vào đại lạc,
Vượt trội hơn an lạc của Niết Bàn,
Huống chi đại lạc sanh ra khi cho tất cả.
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
e70caa66a0f27b9dbc7b5d7a9748f859.jpg

Ngài Mã Minh trong Đại Thừa Khởi Tín Luận nói:
*Pháp của chư Phật có nhân, có duyên.
-Nhân duyên đầy đủ mới thành tựu.
-Như tính lửa trong cây là nguyên nhân chính của lửa.
-Nhưng nếu không ai biết, không nhờ phương tiện thì cái cây không thể tự đốt được.
-Chúng sinh cũng vậy, tuy có sức huân tập của chính nhân, nhưng nếu không gặp chư Phật Bồ-tát và thiện tri thức.v.v… để làm cái duyên, mà tự đoạn được phiền não, vào được Niết-bàn là không có chuyện đó.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
305711f46d7993b3b3e0d2af216ada27.jpg
KIM CANG ĐẢNH KINH NÓI:
*TẠI GIA GIỮ NGŨ GIỚI, SẼ THÀNH TỰU TRÌ MINH.
-XUẤT GIA GIỮ TAM TỤ LUẬT NGHI, BIỆT GIẢI THOÁT GIỚI, BỒ TÁT GIỚI, SẼ THÀNH TỰU TRÌ MINH.

Kim Cang Đảnh Kinh (Vajra- śekhara Tantra) nói:
Nếu xa lìa giết, trộm,
Dâm, nói dối, uống rượu,
An trụ giới tại gia,
Sẽ thành tựu trì minh.
Nếu là người xuất gia,
An trụ ba luật nghi,
Biệt giải thoát, Bồ tát,
Trì minh luật đệ nhất.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
824b5dfbf10a009d5bf5f4818b012fb2.jpg

Trong Nhiếp Đại Thừa Đại Giáo Vương Kinh thuộc Du Già Mật có nói :
“Lớn thay! Tất cả Chính Giác Tôn (Sarva-buddhānāṃ)
Chư Phật Đại Trí không có trên (Buddhā-jñānam anuttaraṃ)
Hay khiến thân hữu tình đã chết
Đưa Thức quay về, được sống lại”.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
20170203171515.jpg

Hỷ Kim Cang Kinh thuộc Vô Thượng Du Già nói: Đối với Tính, không có Tính (vô tính) như Tri Giác của Phật. Si ám, không có biết với sự hèn yếu (khiếp nhược) khác đều hay phá hoại. Kim Cang (Vajra) ấy dụ cho Hạnh Cực Diệu Lạc của Tam Ma Địa chỉ có một Thể Tướng là Tạng thật của Phật
Hevajra ḍākinī-jāla saṃvara-tantra (Kinh Hỷ Kim Cang)
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
20170203171515.jpg
Hỷ Kim Cang Kinh thuộc Vô Thượng Du Già nói:
*Lại các chúng sinh bị lửa Tham thiêu đốt chịu sự ràng buộc của các nghiệp ác.
-Ta dùng phương tiện vì họ nói lửa Tham để khiến cho giải thoát.
-Như nếu có người bị lửa thiêu đốt nung nóng (thiêu lạc), vẫn còn dùng lửa nung nướng.
-Tức dùng cái Tham ấy khiến chặt đứt sự cột trói của Tham mà chẳng thể biết là quán tưởng điên đảo
.

-Người đấy gọi là
Ngoại Đạo trong Phật Pháp .
Hevajra ḍākinī-jāla saṃvara-tantra (Kinh Hỷ Kim Cang)
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên