- Tham gia
- 26/10/06
- Bài viết
- 1,343
- Điểm tương tác
- 592
- Điểm
- 113
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]CHƯƠNG XIII[/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]TỊNH TÂM THỦ CHÍ
HT.Thích Phước Tịnh_Thuyết Giảng (tiếp theo)
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1][FONT=Arial,Helvetica]TỊNH TÂM THỦ CHÍ
HT.Thích Phước Tịnh_Thuyết Giảng (tiếp theo)
[/FONT]
[/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]
[/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]2. Một bước nhảy.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ở đoạn Kinh nầy chúng ta nghe Đức Phật nhắc tới hai chữ “đoạn dục”. Dục nầy có rất nhiều tầng; tầng cạn, tầng vừa và tầng thâm sâu tinh tế tùy theo trình độ tâm thức của con người mà đam mê, ham muốn được nâng cấp dần dần.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ví dụ trong cuộc sống bình thường, những người tham đắm tiền tài, ngũ dục là những người đang chìm vào đam mê của thế tục, gọi là dục ở mức độ cạn.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ở mức độ trung bình là khi người ta đã no đầy về đời sống ngũ dục, sự tham đắm năm món dục thế gian như vật chất, dục lạc, sắc hương vơi đi thì tham đắm danh trở thành sâu nặng.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Chúng ta nên nhớ một điều đam mê bóng sắc, hương vị là loại đam mê thô, dễ chán. Như khi ta thèm ăn, nếu được ăn no ta không còn thèm nữa. Nếu ham muốn sắc dục và được thỏa mãn khi lao vào con đường nầy thì sau đó cũng chán, chẳng còn gì thích thú nữa. Cho nên tất cả những đam mê thuộc về lãnh vực thô của vật lý đều rất dễ làm cho ta chán, có thể khước từ, chối bỏ không khó.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Nhưng niềm đam mê không thuộc về vật lý như đam mê danh rất khó bỏ. Danh không bóng hình, không sắc màu nhưng lại dẫn con người say trong cảm giác hưng phấn của thỏa mãn bản ngã cao ngạo. Và càng đi vào đam mê của tâm thức, của danh thì mức độ cuốn hút của nó mạnh vô cùng, không chán được. Không một người nào đam mê danh mà chán cả.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Thưa đại chúng, chúng ta rời danh lợi thế gian đi vào đạo, nhiều lúc chúng ta lập lại y những điều ở thế gian mà ngày xưa chúng ta đã từng đam mê vậy. Người rời bỏ cuộc đời thường đến với đạo là đã phát nguyện đi trên con đường phát triển chiều hướng tâm linh. Thế nhưng khi bước vào chốn già lam, có duyên may và phước lành sống trong đời sống tiện nghi, vật chất đầy đủ do Phật tử, tín đồ quý trọng cung hiến, nhiều khi làm ta đắm chìm trong đó. Những gì mà ta đã nguyện rời bỏ thì bây giờ bắt đầu tái hiện trong tâm thức ta. Dần dần ta thành người tham tiền của nặng nề còn hơn khi chưa vào đạo. Đây là điều có thật.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Khi tuổi của chúng ta lớn đến một chừng mức nào đó thì những điều kiện vật chất không còn sức hút bao nhiêu, nhưng bấy giờ mãnh lực cuốn hút ta quay cuồng nhất là danh.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ai mà chạm đến uy tín mình, đụng đến tôn giáo mình, trường phái tu của mình là chúng ta không chấp nhận được. Đây chỉ là mức độ trung bình.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ở mức độ sâu hơn, tham rất là vi tế. Vi tế đi vào đến chữ tu. Tu mà ham muốn mau thành đạt cũng là một loại tham.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Có một vị Phật tử hỏi tôi sao ở trong pháp đường con nghe Thầy dạy, con rất là thích. Con có cảm tưởng tu rất là dễ. Nhưng khi học xong, ra về con có cảm tưởng đâu cũng vào đấy. Lòng con vẫn lao xao, vẫn bất an. Tôi bảo là do mình khởi tâm tham nên mình thấy tu rất khó. Vị Phật tử rất ngạc nhiên.
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Nhưng thưa quí vị, nếu bình tâm lại thì chúng ta thấy điều nầy rất rõ. Khi chưa từng biết đạo, tâm thức chúng ta thường lao vào hướng của phiền não, lo âu, bất an... nhưng khi hiểu biết chút ít đạo lý, chúng ta nghĩ phải làm thế nào để tải trọng tâm thức mau nhẹ cho sự phục hồi năng lượng chánh niệm của mình có mặt ngay. Thế là chúng ta vội vàng tìm cách làm thế nào để chuyển tải, loại trừ những lo âu, phiền não, bất an... đang đè nặng trên tâm thức để ta được thảnh thơi, nhẹ nhàng... Nhưng khi chúng ta khởi ý mong muốn đó, là khơi động thêm một đối lực rất mạnh từ bên trong sống dậy, tạo thành sự đánh phá làm xao động tâm thức mình hơn. Và mình càng bất an hơn. Rõ ràng là do tâm tham của chúng ta mà thôi.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tâm thức chúng ta lúc nào cũng có khuynh hướng dễ sinh khởi tâm tham. Cái gì cũng bận tâm, cái gì cũng muốn ôm vào cho đầy nên khi muốn cho kho trống không phải dễ. Cả một chiều dài từ thủa bé cho đến giờ, chúng ta trầm mình trong đòi hỏi, trong ham muốn vật chất, lao vào ngũ dục thế gian; khi biết đạo thì muốn quay lại một trăm tám mươi độ, muốn làm cho xong ngay. Điều nầy không thể được dù trên bình diện rất cạn của chân lý đời thường. Ví dụ như trên mặt biển cuồn cuộn nỗi ba đào vì gió. Mặc dù gió đã ngừng nhưng cũng phải cần thời gian sóng mới dịu dần; từ đợt sóng lớn trở thành nhỏ rồi đến những lượn sóng lăn tăn... và cuối cùng mặt biển mới trở lại yên bình. Làm sao có chuyện gió dừng thì sóng lặng liền được! Cái gì cũng đòi hỏi thời gian của nó.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Thưa đại chúng giai đoạn đạt được Lậu tận minh chứng được tam minh, tứ trí là quá trình của một bước nhảy. Từ bờ bên nầy tử sinh bước một cái vèo qua bờ bên kia. Đây là một bước nhảy vọt; bước nhảy thời gian ngắn hơn chớp mắt, không phải chuyện bước lần lần. Thế nhưng, quá trình của bước nhảy là cả một chuỗi dài của sự thực tập.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Ví dụ như khi ta nấu nước, muốn nước sôi phải qua quá trình đun nóng từ ba đến năm độ, hai mươi độ lên đến một trăm độ. Đến đúng một trăm độ thì mới có bước nhảy xảy ra. Bước nhảy từ thể lỏng thành thể hơi. Nếu chưa đến một trăm độ thì không thể có được bước nhảy. Và chứng nghiệm được Lậu tận minh gọi là một bước nhảy lượng tử. Đó là nguyên tắc.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
Cho nên thưa quí vị, đoạn dục là dứt tham muốn từ vật chất rất thô cạn đến chỗ cực kỳ vi tế của tâm thức chứ không phải chỉ đoạn cái tham ở mặt cạn. Tôi chia xẻ như thế để quí vị qui chiếu lại là công phu tu tập có những chặng đường từ lúc mới thực tập cho đến thực tập giỏi, và tới lúc thực tập cực giỏi.
[/FONT]<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <wunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <wontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> <center><embed pluginspage="http://www.microsoft.com/Windows/Downloads/Contents/Products/MediaPlayer/" src="http://phapamgiaithoat.com/T_PhuocTinh/Kinh42Chuong_047%20TinhTamThuChi.mp3" type="application/x-mplayer2" showstatusbar="1" volume="0" autostart="0" showcontrols="1" height="340" width="425"></center>