Phương pháp tư duy và ra quyết định !

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Trung Bộ - Kinh Hữu Học. đã viết:
Chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh
đều do hạnh nghiệp của họ.

Kinh Hữu Học. đã viết:
Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến.

Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh
về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến.

Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này.

Người có Trí thì không lầm nhân quả, vì không lầm nhân quả nên không gieo nhân Khổ, vì không gieo nhân Khổ nên không gặt quả Khổ !

Nếu tự nhận mình là kẻ Trí thì đối với Nhân Quả của mọi sự tuyệt nhiên đều phải rõ ràng, nếu chưa biết rõ ràng thì chưa phải là người Trí vậy.

Người học Phật, cũng như người thế tục, đều mang thân ngũ uẩn nên cần phải kiếm ăn, làm việc để duy trì cuộc sống; nhờ vậy mới có thể kéo dài sự học tu khiến cho đạt được nhiều lợi ích.

Người chưa ngộ nhập Phật Tri Kiến, thì khi làm việc sẽ phải phân biệt tư duy mới có thể ra quyết định hành động, việc làm mới tránh khỏi sai lầm ( tức là không đưa đến sự "cầu không được khổ", tức là gieo nhân đúng cái quả mình muốn gặt ).

Có một bà cụ từng nói với Ba Tuần thế này: " Làm mà không tính thì ở lính suốt đời", ngày này có thể thay danh từ "lính" này là "nhân viên", "kẻ làm công nhận lương", "người vô sản"...

- "Tính" ở đây chính là tư duy vậy. Là suy nghĩ trước khi hành động, là sắp xếp lên kế hoạch trước khi khởi hành, là phân biệt nhân quả của sự việc...

Có rất nhiều người làm việc theo thói quen ( những gì làm đi làm lại nhiều lần), mà không cần để ý xem việc làm ấy (tức gieo nhân) có mang lại kết quả như mình mong muốn hay không ? Thậm chí, còn chẳng biết mình muốn gì, để rồi làm việc như thế; cho tới khi việc làm ấy dẫn tới kết quả bất như ý, thì mới chợt nhận ra rằng mình đã làm sai rồi vậy !

Đây là vì làm mà không biết mình muốn cái gì ! (Gieo NHÂN mà không biết cái QUẢ mình muốn; Gieo NHÂN mà không biết sẽ đưa đến QUẢ gì ! )

Làm mà không tư duy suy nghĩ trước khi làm.

Muốn tư duy đúng đắn, đưa ra quyết định mang lại kết quả như ý thì phải có phương pháp tư duy đúng đắn.

Đây là điều quan trọng cần quan tâm, khi còn là một kẻ phàm phu vô minh, nương theo đời sống vật chất, mà tâm vẫn hướng về Đạo vậy !

Kính mời mọi người cùng chia sẻ phương pháp tư duy và ra quyết định trong cuộc sống hiện tại của bản thân !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

René Descartes: Tôi tư duy, nên tôi tồn tại !

Adam Khoo: Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh !


Stephen R. Covey:
Gieo một tư tưởng, gặt một hành động.
Gieo một hành động, gặt một thói quen.
Gieo một thói quen, gặt một tính cách.
Gieo một tính cách, gặt một vận mệnh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Phương pháp tư duy số 1: " Dĩ bất biến, ứng vạn biến",
( tức là nắm lấy bản chất, quy luật, nguyên tắc của hiện tượng mà ta đang đối mặt, để từ đó sáng tạo ra các phương cách hành động khác nhau, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh.)

Ví dụ:

Nguyên tắc số 1: Người ta hành động theo suy nghĩ, tâm trạng của họ chứ không phải theo lời nói, thái độ và tâm trạng của mình.

Nguyên tắc số 2:
Thân mệt mỏi, khó chịu thì dễ cáu giận.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
xuất ly tư duy tự tánh tự chiếu soi

Phương pháp tư duy số 1: " Dĩ bất biến, ứng vạn biến",
( tức là nắm lấy bản chất, quy luật, nguyên tắc của hiện tượng mà ta đang đối mặt, để từ đó sáng tạo ra các phương cách hành động khác nhau, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh.)

Ví dụ:

Nguyên tắc số 1: Người ta hành động theo suy nghĩ, tâm trạng của họ chứ không phải theo lời nói, thái độ và tâm trạng của mình.

Nguyên tắc số 2:
Thân mệt mỏi, khó chịu thì dễ cáu giận.

Chào bạn
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Chào bạn,

Như tiêu đề bài trả lời của bạn:

Xuất ly tư duy, để tự tánh chiếu soi.

Bạn có thể giải thích thêm về điều này được chăng?

Và cách ứng dụng nó trong cuộc sống hiện tại của bạn ?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
chào bạn

Chào bạn,

Như tiêu đề bài trả lời của bạn:

Xuất ly tư duy, để tự tánh chiếu soi.

Bạn có thể giải thích thêm về điều này được chăng?

Và cách ứng dụng nó trong cuộc sống hiện tại của bạn ?

Chào bạn

Xuất ly tư duy để tự tánh chiếu soi.
Xuất ly tư duy,vô sân tư duy,vô hại tư duy,chung lại gọi là chánh tư duy 1tri phần của bát chánh đạo.xuất ly tư duy tức là ra ngoài,thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của 36 kiến chấp nơi mà tư duy bị trói buộc.
Tự tánh và tư duy tuy phân làm 2 mà cùng một thể tức là định và tụê song song không phân trước sau,cũng không trở ngại trước sau

Phần ứng dụng của mình trong đời sống thì mình lấy vô trụ làm gốc,vô tướng làm thể,vô niệm làm tông.trong định ngoài thiền để mà tư duy,nhưng mới ở mức thô sơ như : Ví dụ có 2 cái quyển sách nếu đem nó đập vào đầu và thử tư duy xem cái nào sẽ đau hơn
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào bạn

Xuất ly tư duy để tự tánh chiếu soi.
Xuất ly tư duy,vô sân tư duy,vô hại tư duy,chung lại gọi là chánh tư duy 1tri phần của bát chánh đạo.xuất ly tư duy tức là ra ngoài,thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của 36 kiến chấp nơi mà tư duy bị trói buộc.
Tự tánh và tư duy tuy phân làm 2 mà cùng một thể tức là định và tụê song song không phân trước sau,cũng không trở ngại trước sau

Phần ứng dụng của mình trong đời sống thì mình lấy vô trụ làm gốc,vô tướng làm thể,vô niệm làm tông.trong định ngoài thiền để mà tư duy,nhưng mới ở mức thô sơ như : Ví dụ có 2 cái quyển sách nếu đem nó đập vào đầu và thử tư duy xem cái nào sẽ đau hơn

Chào bạn Bình Đẳng Giác,

Bạn nói tư duy bị trói buộc bởi 36 kiến chấp, và xuất ly tư duy chính là thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự trói buộc đó.

Xin bạn hãy nói rõ thêm 36 kiến chấp ấy là gì ?

Bạn ứng dụng vô trụ, vô tướng, vô niệm trong cuộc sống hàng ngày; tức theo bạn là trong Định ngoài Thiền để mà tư duy.

Và bạn cho cái ví dụ: đập sách vào đầu và thử tư duy, thì thật dúng là trí huệ mình không thể nào lãnh hội nổi,

Xin bạn giảng rõ thêm !

Cùng đồng thời nói rõ khái niệm: vô tướng, vô niệm và vô trụ, là gì ?!

Vì nếu không biết là gì, thì làm sao mà ứng dung ?!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
chào bạn



Chào bạn Bình Đẳng Giác,

Bạn nói tư duy bị trói buộc bởi 36 kiến chấp, và xuất ly tư duy chính là thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự trói buộc đó.

Xin bạn hãy nói rõ thêm 36 kiến chấp ấy là gì ?

Bạn ứng dụng vô trụ, vô tướng, vô niệm trong cuộc sống hàng ngày; tức theo bạn là trong Định ngoài Thiền để mà tư duy.

Và bạn cho cái ví dụ: đập sách vào đầu và thử tư duy, thì thật dúng là trí huệ mình không thể nào lãnh hội nổi,

Xin bạn giảng rõ thêm !

Cùng đồng thời nói rõ khái niệm: vô tướng, vô niệm và vô trụ, là gì ?!

Vì nếu không biết là gì, thì làm sao mà ứng dung ?!

Thưa bạn

36kiến chấp là ấm-nhập-giới
ẤM là ngũ ấm: gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- NHẬP có mười hai: Bên ngoài lục trần, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; bên trong lục căn, gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

- GIỚI có mười tám: Gồm lục căn, lục trần, lục thức.
Vô trụ,vô tướng và vô niệm : Vô trụ là đại viên cảnh trí,vô tướng là bình đẳng tánh trí,vô niệm là diệu quan sát trí.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thưa bạn

36 kiến chấp là ấm-nhập-giới
ẤM là ngũ ấm: gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- NHẬP có mười hai: Bên ngoài lục trần, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; bên trong lục căn, gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

- GIỚI có mười tám: Gồm lục căn, lục trần, lục thức.

Vô trụ,vô tướng và vô niệm : Vô trụ là đại viên cảnh trí,vô tướng là bình đẳng tánh trí,vô niệm là diệu quan sát trí.

Chào bạn,

Như bạn nói:

1. 36 kiến chấp là Ấm - Nhập - Giới (5 của Ấm + 12 của Nhập + 18 của Giới = 35 ?), nếu chỉ biết tên mà chẳng biết nội dung, thì cũng chẳng thể nào ứng dụng cho nổi, vì thế cần phải nói ý nghĩa của những thứ tạo thành Ấm - Nhập - Giới vậy !

Lại nữa, Ấm gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Nhập gồm lục trần và lục căn.

Giới gồm lục căn, lục trần, lục thức.

Vậy xin bạn hãy giảng thêm:

Thức của Lục thức (tức 6 thức) của Giới và Thức của Ấm là đồng hay là khác ? Là đồng thì tại sao lại tính là một kiến chấp để rồi tạo thành 36 kiến chấp. Là khác thì sự khác ấy nó như thế nào ? Bởi tên gọi giống nhau vậy.

Lại nữa: Nhập gồm có Lục trần, lục căn; Giới cũng có Lục trần, lục căn; vậy thì 2 cái này là đồng hay là khác ? Nếu đồng sao lại tính là kiến chấp để tạo thành 36 kiến chấp ? Là khác thì khác ở chỗ nào ?

2. Lại nói: Vô trụ là đại viên cảnh trí; Vô tướng là bình bẳng tánh trí; vô niệm là diệu quan sát trí.

Chẳng bị 36 kiến chấp trói thì phát sinh ra Trí. Vậy thì Trí này do lìa 36 kiến chấp sinh hay từ đâu sinh ? Nếu lìa kiến chấp mà sinh thì Trí này tất phải diệt, nếu diệt thì sao gọi là Trí.

Nếu chẳng phải do lìa 36 kiến chấp mà phát sinh, tức vốn sẵn có; vậy sao nay ở đây bạn lại không dùng được ? Nếu không dùng được mà nói có thì thành ra là pháp hý luận (tức tưởng tượng, không thật).

Đã không thật thì làm sao ứng dụng ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Phương pháp tư duy số 2: "Khai thị ngộ nhập" - hay "Thắng - Thắng"

Phương pháp này xây dựng trên một nguyên tắc như sau:

Hết thảy mọi vấn đề giữa người với người, đều xuất hiện do không có cùng quan niệm. ( khác hệ tư tưởng )

Do bất đồng ý kiến, mà sinh ra bất đồng ngôn ngữ, do bất đồng ngôn ngữ mà khiến cho không thể giao tiếp, cũng như khiến cho việc làm của người này trở thành bất như ý với người khác.

Nay muốn giải quyết sự bất đồng về mặt ngôn ngữ và hành động thì giải quyết ngay cái gốc ý kiến. Đưa ý kiến từ bất đồng, thành đồng thuận bằng việc sử dụng ngôn ngữ có thống nhất.

Thế nào là ngôn ngữ có thống nhất ?

Ví dụ:

Nếu như vấn đề mâu thuẫn về việc ăn: người này cho rằng ăn ngon, người kia cho rằng ăn dở; vì ăn ngon nên cho rằng nấu như vậy là đúng; vì ăn dở nên cho rằng nấu như vậy là không đúng.

Nay muốn giải quyết bất đồng này thì phải xây dựng ra một tiêu chuẩn tạm thời, dung hòa được cả hai luồng quan điểm, nhờ vậy mà khiến cho hình thành nên khái niệm: ăn được !

Do ăn được nên không có ngon, cũng chẳng có dở. Vì không ngon dở, nên không ai khó chịu, cũng không ai vui sướng. Do đây mà mâu thuẫn không còn, nhờ đây mà vấn đề được giải quyết.


Cũng như thế, "khai thị" chính là dùng ngôn ngữ có lý lẽ trên cơ sở tiêu chuẩn chung để thuyết phục đối tượng, để chuyển hóa dẫn dắt đối tượng từ khía cạnh phiến diện cực đoan, trở thành dung hòa. Lấy chỗ dung hòa này làm gốc, để từ đó mà hai bên cùng thảo luận "thêm", "bớt' quan điểm mỗi bên, đưa đến cái dung hòa này.

Ngôn ngữ hiện đại gọi là quy luật "Thắng - Thắng" hay "2 bên cùng có lợi"...

Tới khi cả hai bên đều thống nhất được cái chung, thì gọi là ngộ.

Lấy cái chung làm chuẩn mực, mà thay đổi cái riêng, cho tới khi đồng nhất như nhau gọi là nhập.

Đây là tóm lược phương pháp tư duy "khai thị ngộ nhập":

Tìm cái chung, dung hòa cái riêng, kiến lập cái chấp nhận được !
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Phương pháp tư duy số 2: "Khai thị ngộ nhập" - hay "Thắng - Thắng"


Phương pháp này xây dựng trên một nguyên tắc như sau:

Hết thảy mọi vấn đề giữa người với người, đều xuất hiện do không có cùng quan niệm. ( khác hệ tư tưởng )

Do bất đồng ý kiến, mà sinh ra bất đồng ngôn ngữ, do bất đồng ngôn ngữ mà khiến cho không thể giao tiếp, cũng như khiến cho việc làm của người này trở thành bất như ý với người khác.

Nay muốn giải quyết sự bất đồng về mặt ngôn ngữ và hành động thì giải quyết ngay cái gốc ý kiến. Đưa ý kiến từ bất đồng, thành đồng thuận bằng việc sử dụng ngôn ngữ có thống nhất.

Thế nào là ngôn ngữ có thống nhất ?

Ví dụ:

Nếu như vấn đề mâu thuẫn về việc ăn: người này cho rằng ăn ngon, người kia cho rằng ăn dở; vì ăn ngon nên cho rằng nấu như vậy là đúng; vì ăn dở nên cho rằng nấu như vậy là không đúng.

Nay muốn giải quyết bất đồng này thì phải xây dựng ra một tiêu chuẩn tạm thời, dung hòa được cả hai luồng quan điểm, nhờ vậy mà khiến cho hình thành nên khái niệm: ăn được !

Do ăn được nên không có ngon, cũng chẳng có dở. Vì không ngon dở, nên không ai khó chịu, cũng không ai vui sướng. Do đây mà mâu thuẫn không còn, nhờ đây mà vấn đề được giải quyết.


Cũng như thế, "khai thị" chính là dùng ngôn ngữ có lý lẽ trên cơ sở tiêu chuẩn chung để thuyết phục đối tượng, để chuyển hóa dẫn dắt đối tượng từ khía cạnh phiến diện cực đoan, trở thành dung hòa. Lấy chỗ dung hòa này làm gốc, để từ đó mà hai bên cùng thảo luận "thêm", "bớt' quan điểm mỗi bên, đưa đến cái dung hòa này.

Ngôn ngữ hiện đại gọi là quy luật "Thắng - Thắng" hay "2 bên cùng có lợi"...

Tới khi cả hai bên đều thống nhất được cái chung, thì gọi là ngộ.

Lấy cái chung làm chuẩn mực, mà thay đổi cái riêng, cho tới khi đồng nhất như nhau gọi là nhập.

Đây là tóm lược phương pháp tư duy "khai thị ngộ nhập":

Tìm cái chung, dung hòa cái riêng, kiến lập cái chấp nhận được !

hic ... nói thì dễ lắm,cứ thử tranh luận về chính trị và tôn giáo với những người khác tư tưởng với mình xem ... cứ gọi là "phùng mang trợn má" , "mặt đỏ tía tai " ngay .
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
"Diệu Pháp của đức Thế Tôn,
Con đường mà chúng con đang nguyện đi theo.
Là giáo pháp đã được nhiệm mầu tuyên thuyêt.
Là giáo pháp có thể chứng nghiệm ngay trong giờ phút hiện tại.
Là giáo pháp có giá trị, vượt thoát thời gian.
Là giáo pháp mà mọi người có thể đến, mà tự thấy.
Là giáo pháp có công năng dẫn Đạo đi lên.
Là giáo pháp có công năng, dập tắt nhiệt não.
Là giáo pháp mà người Trí nào cũng có thể tự mình thông đạt."


------------------------------------------------------------

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH.​

Sau đây là những điều tôi được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:

- Này quý thầy.
Các vị khất sĩ đáp:
- Có chúng con đây.
Đức Thế Tôn dạy:
- Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghe.
- Thưa Thế Tôn, chúng con đang lắng nghe đây.

Đức Thế Tôn dạy:

Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.​

"Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người đó đang tìm về quá khứ."

"Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người đó đang không tìm về quá khứ."

"Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang tưởng tới tương lai."

"Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang không tưởng tới tương lai."

"Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này... thì người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại."

"Này quý thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này... thì người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại."

"Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết về đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình."

Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành.

(Bhaddekaratta Sutta, Majjhima Nikaya, 131)

Link tại ĐÂY.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
chào bạn



Chào bạn,

Như bạn nói:

1. 36 kiến chấp là Ấm - Nhập - Giới (5 của Ấm + 12 của Nhập + 18 của Giới = 35 ?), nếu chỉ biết tên mà chẳng biết nội dung, thì cũng chẳng thể nào ứng dụng cho nổi, vì thế cần phải nói ý nghĩa của những thứ tạo thành Ấm - Nhập - Giới vậy !

Lại nữa, Ấm gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Nhập gồm lục trần và lục căn.

Giới gồm lục căn, lục trần, lục thức.

Vậy xin bạn hãy giảng thêm:

Thức của Lục thức (tức 6 thức) của Giới và Thức của Ấm là đồng hay là khác ? Là đồng thì tại sao lại tính là một kiến chấp để rồi tạo thành 36 kiến chấp. Là khác thì sự khác ấy nó như thế nào ? Bởi tên gọi giống nhau vậy.

Lại nữa: Nhập gồm có Lục trần, lục căn; Giới cũng có Lục trần, lục căn; vậy thì 2 cái này là đồng hay là khác ? Nếu đồng sao lại tính là kiến chấp để tạo thành 36 kiến chấp ? Là khác thì khác ở chỗ nào ?

2. Lại nói: Vô trụ là đại viên cảnh trí; Vô tướng là bình bẳng tánh trí; vô niệm là diệu quan sát trí.

Chẳng bị 36 kiến chấp trói thì phát sinh ra Trí. Vậy thì Trí này do lìa 36 kiến chấp sinh hay từ đâu sinh ? Nếu lìa kiến chấp mà sinh thì Trí này tất phải diệt, nếu diệt thì sao gọi là Trí.

Nếu chẳng phải do lìa 36 kiến chấp mà phát sinh, tức vốn sẵn có; vậy sao nay ở đây bạn lại không dùng được ? Nếu không dùng được mà nói có thì thành ra là pháp hý luận (tức tưởng tượng, không thật).

Đã không thật thì làm sao ứng dụng ?

Chào bạn mình có thể giải thích rõ những câu hỏi của bạn.nhưng không hiểu sao mình lại không muốn.36kiến chấp mới thấy có 35.là bát thức hay là duy thức,ly lìa cũng chẳng phải là bỏ mà là chẳng lấy chẳng bỏ.tóm là mình cũng chỉ là nói bừa,viết bừa dựa vào những cái xuất hiện trong tâm thức mình thôi.hì hì
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên