giao lưu tư tưởng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Cẩn thận khi xem tư tưởng OSHO (V/Q cảnh báo)


Tập 2
HÀ NỘI ( tiếp theo )
Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn
Và rồi, vô hình,
Thoát khỏi Diêm vương.
Và đi tiếp.

Nhớ câu này: Và đi tiếp.
Thế thì cuộc hành trình thực, cuộc hành hương, bắt
đầu. Trước đó bạn chỉ đi trong vòng tròn - cùng những
ham muốn: nhiều tiền hơn, nhiều tiền hơn, nhiều
quyền hơn, nhiều quyền hơn... cái vòng luẩn quẩn,
chẳng đi đến đâu cả. Một khi bạn đã vứt bỏ mọi ham
muốn, tâm thức bạn được tự do khỏi cái thô thiển của
ham muốn. Bây giờ đi tiếp - bây giờ bạn có thể đi vào
trong sự tồn tại vô hạn, bạn có thể đi vào trong cái
vĩnh hằng của sự tồn tại. Bây giờ, các bí ẩn tiếp bí ẩn
cứ mở ra trước bạn. Bây giờ toàn thể sự tồn tại là sẵn
có cho bạn, trong tính toàn bộ của nó, nó là của bạn...
bây giờ đi tiếp.
Cái chết bắt người
thu nhặt hoa
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó tìm vô vọng về hạnh phúc
Trong hoan lạc của thế giới.
Cái chết bắt lấy người đó đi
Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ.
99
Nếu bạn quá bị phân tán bởi ham muốn, hoan lạc,
hài lòng, và nếu bạn quá khao khát trong cảm giác kích
động dục, nếu bạn tìm kiếm một cách ngu ngốc về
hạnh phúc trong thế giới bên ngoài, thế thì cái chết tới
và bắt bạn đi như trận lụt đem đi cả làng đang ngủ.
Người đang đi tìm hạnh phúc trong thế giới bên
ngoài là người ngủ say. Người đó không nhận biết về
điều mình đang làm, bởi vì hạnh phúc chưa bao giờ
được tìm thấy ở bên ngoài. Và bất kì điều gì xuất hiện
như hạnh phúc chung cuộc tỏ ra là cội nguồn của bất
hạnh và không là gì khác. Thế giới bên ngoài chỉ hứa
hẹn, mà chẳng bao giờ chuyển giao hàng hoá. Khi bạn
còn ở xa xa, mọi sự dường như rất đẹp. Bạn càng lại
gần, chúng càng bắt đầu biến mất đi. Khi bạn có được
chúng sau nỗ lực lâu dài và vất vả, bạn đơn giản lúng
túng. Bạn không thể tin được điều đã xảy ra - nó là ảo
ảnh.
Mọi sự là đẹp chỉ từ khoảng cách xa. Khi bạn có
chúng, chúng chẳng có gì trong chúng cả. Tiền là có ý
nghĩa chỉ cho những người không có nó. Những người
có nó, họ biết cái vô tích sự của nó. Danh vọng là có ý
nghĩa chỉ với những người không có nó. Những người
có nó... cứ hỏi họ mà xem: họ phát mệt mỏi vì nổi
tiếng, họ hoàn toàn mệt mỏi vì nổi tiếng. Họ muốn
được giấu tên. Họ muốn là không ai cả.
Voltaire đã viết trong hồi kí của ông ấy rằng khi
ông ấy chưa nổi tiếng ham muốn duy nhất của ông ấy
là được nổi tiếng; ông ấy sẵn sàng hi sinh mọi thứ để
được tiếng tăm. Và nếu bạn cứ đi tìm cái gì đó mãi,
bạn nhất định sẽ được nó, nhớ lấy. Một ngày nào đó
ông ấy trở nên nổi tiếng, và thế rồi ông ấy viết, "Tôi
100
mệt mỏi thế về tiếng tăm của mình, bởi vì mọi sự riêng
tư trong cuộc đời tôi bị biến mất, mọi mối quan hệ
thân mật biến mất - tôi nổi tiếng tới mức tôi bao giờ
cũng bị mọi người vây quanh, ở mọi nơi, bất kì chỗ
nào tôi đi. Nếu tôi đi dạo trong vườn, một đám đông sẽ
theo sau. Tôi gần như là một vật trưng bày, một loại
xiếc đi bộ."
Danh tiếng của ông ấy đạt tới đỉnh mà nó trở thành
nguy hiểm cho cuộc sống của ông ấy. Một lần khi ông
ấy đi từ ga về nhà mình sau một cuộc hành trình, ông
ấy về nhà gần như trần truồng, bị cào xước khắp
người, máu rỉ ra từ nhiều chỗ - bởi vì ở Pháp vào
những ngày đó đây là điều mê tín, rằng nếu bạn có thể
lấy được một mảnh quần áo của người nổi tiếng, bạn
cũng có thể trở nên nổi tiếng. Cho nên mọi người xé
quần áo ông ấy, và trong khi xé quần áo, họ làm cào
xước thân thể ông ấy.
Ông ấy kêu và khóc hôm đó, và nói, "Tôi ngu làm
sao mà tôi đã muốn được nổi tiếng. Hay biết bao khi
chẳng ai biết tôi và tôi là người tự do. Bây giờ tôi
không còn là người tự do nữa."
Thế rồi ông ấy muốn là không ai cả. Và điều đó đã
xảy ra nữa rằng tiếng tăm biến mất. Trong cuộc sống
này chẳng cái gì là thường hằng cả - một ngày nào đó
bạn nổi tiếng, ngày khác bạn là không ai cả. Ngày ông
ấy chết, chỉ bốn người đi theo ông ấy ra nấm mồ; và
trong bốn người này thì một là con chó của ông ấy -
cho nên thực sự chỉ có ba. Mọi người đã hoàn toàn
quên mất ông ấy, họ đã quên rằng ông ấy vẫn còn
sống. Họ đi tới biết khi báo chí công bố bản tường
trình rằng Voltaire đã chết. Thế thì mọi người mới
101
nhận biết và bắt đầu hỏi lẫn nhau, "Ông ấy vẫn còn
sống à?"
Nếu bạn có tiếng tăm, bạn phát mệt vì điều đó.
Nếu bạn có tiền của, bạn sẽ không biết phải làm gì với
nó. Nếu bạn được mọi người kính trọng, bạn trở thành
nô lệ, bởi vì thế thì bạn phải cứ hoàn thành những
trông đợi của họ; bằng không kính trọng với bạn sẽ
biến mất. Chỉ khi bạn không nổi tiếng bạn mới coi nó
là cái gì đó có ý nghĩa. Khi bạn không được kính
trọng, bạn khao khát điều đó. Khi bạn được kính trọng,
bạn phải trả giá cho sự kính trọng. Mọi người càng
kính trọng bạn, họ càng quan sát bạn kĩ hơn - liệu bạn
có hoàn thành những trông đợi của họ hay không. Mọi
tự do của bạn mất đi. Nhưng đây là cách mọi người
đang sống.
Phật nói điều đó cũng giống như một làng đang
ngủ - trận lụt tới và nhấn chìm cả làng, trận lụt của cái
chết tới.
Cái chết đánh bại người đó
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó thu nhặt hoa.
Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích
hoan lạc của thế giới.
Và không ai đã bao giờ có thể hài lòng được trong
thế giới này - điều đó là không thể được. Bạn có thể
trở nên ngày một bất mãn hơn, có vậy thôi, bởi vì hài
lòng chỉ xảy ra khi bạn đi vào bên trong. Hài lòng là
bản tính bên trong nhất của bạn. Hài lòng không thuộc
vào đồ vật. Bạn có thể thoải mái với đồ vật - nhà đẹp,
102
vườn đẹp, không lo nghĩ về chuyện tiền nong - vâng,
bạn có thể thoải mái, nhưng bạn vẫn còn như cũ:
không hài lòng một cách thoải mái. Thực ra, khi bạn
có mọi tiện nghi và bạn không có gì để làm kiếm tiền,
hai mươi bốn giờ một ngày bạn nhận biết về sự không
hài lòng của mình, bởi vì không bận bịu nào khác còn
lại.
Đó là lí do tại sao người giầu còn không hài lòng
hơn người nghèo. Đáng phải không như thế chứ - một
cách logic đáng phải không như vậy - nhưng đấy là
cách thức cuộc sống vậy đấy. Cuộc sống không theo
Aristotle và logic của ông ấy. Người giầu tới từ
phương Tây trở nên rất phân vân khi họ thấy người Ấn
Độ nghèo với khuôn mặt mãn nguyện. Họ không thể
tin được vào mắt mình. Những người này chẳng có gì
cả - sao họ có vẻ hài lòng? Và cái gọi là các thánh
nhân và mahatmas và những người lãnh đạo chính
khách Ấn Độ, họ cứ ba hoa với thế giới rằng "Đất
nước chúng tôi tâm linh lắm - trông mà xem! mọi
người mãn nguyện thế cho dù họ nghèo, bởi vì họ giầu
có bên trong."
Điều này tất cả đều vô nghĩa. Họ chẳng giầu có
bên trong. Mãn nguyện mà bạn thấy trên khuôn mặt
Ấn Độ nghèo không phải là mãn nguyện của việc nhận
ra bên trong. Chỉ đơn giản bởi vì họ quá bị bận tâm tới
tiền bạc, bánh mì và bơ, đến mức họ không thể có
được thời gian để mà không hài lòng. Họ không thể
đảm đương được việc ngồi đó và suy nghĩ ủ ê về khổ
của họ. Họ khổ thế và họ chẳng bao giờ biết tới hoan
lạc nào, cho nên họ không thể có bất kì so sánh nào.
Khi xã hội trở nên giầu, nó có thời gian để nghĩ,
"Bây giờ cái gì tiếp theo...?" Và dường như chẳng có
103
gì còn cả. Khi mọi thứ bên ngoài là sẵn có bạn bắt đầu
nghĩ, "Mình đang làm gì ở đây nhỉ? Mọi thứ đều có
đó, nhưng mình vẫn cứ trống rỗng như bao giờ."
Người ta bắt đầu quay vào trong.
Người ăn xin trông mãn nguyện bởi vì họ không
có mùi vị gì của giàu có. Nhưng người giàu trở nên rất
không hài lòng. Bởi vì giầu có của mình mà người đó
trở nên nhận biết về cái vô tích sự của mọi giàu sang.
Cái chết đánh bại người đó
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó thu nhặt hoa.
Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích
hoan lạc của thế giới.
Bạn không thể có sự thoả thích của mình được.
Điều đó là không thể được. Bạn không thể được thoả
mãn với mọi thứ; tâm trí sẽ cứ đòi hỏi thêm nữa. Bạn
càng có nhiều, bạn sẽ càng tạo ra thêm nhiều rắc rối
cho mình - bởi vì bạn có thể đảm đương được rắc rối,
bạn có thời gian. Thực ra, bạn có nhiều thời gian trong
tay đến mức bạn chẳng biết phải làm gì với nó. Bạn sẽ
bắt đầu lừa dối xung quanh. Bạn sẽ tạo ra nhiều khổ
hơn, nhiều lo âu hơn cho bản thân mình. Và không tìm
thấy thoả mãn bên ngoài, bạn có thể trở nên bất mãn
đến mức bạn có thể bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Nhiều người tự tử ở các nước giầu hơn hơn ở nước
nghèo. Hay bạn có thể trở nên bất mãn tới mức bạn có
thể phát điên, bạn có thể thành gàn dở. Nhiều người
phát điên ở các nước giầu hơn ở các nước nghèo.
Giầu theo một cách nào đó là rất nguy hiểm: nó có
thể lái bạn tới tự tử, nó có thể lái bạn tới loại điên
104
khùng nào đó - nhưng nó cũng rất có ý nghĩa bởi vì nó
có thể lái bạn hướng tới tôn giáo, hướng tới nội tâm
mình, lãnh thổ bên trong, nó có thể trở thành cuộc cách
mạng nội tâm. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn - các phương
án đều để mở. Người giầu hoặc trở nên thần kinh, tự
tử, hoặc người đó phải trở thành thiền nhân; không có
phương án thứ ba khác cho người đó.
Người nghèo không thể tự tử được, không thể bị
thần kinh được; người đó thậm chí còn không có đủ
cơm, còn nói gì tới tâm trí? Người đó mệt mỏi thế vào
buổi tối, người đó không thể nghĩ được, không có năng
lượng để nghĩ... rơi luôn vào giấc ngủ. Đến sáng lại
con đường mòn cũ của việc kiếm cơm. Mọi ngày
người đó đều phải kiếm sống, bằng cách nào đó để vẫn
còn sống, tồn tại. Người đó không thể đảm đương
được xa hoa của người thần kinh, người đó không thể
đảm đương được xa hoa của việc phân tâm - đây là
những xa hoa chỉ người giầu mới có thể đảm đương!
Và người đó không thể thực sự là thiền nhân được.
Người đó sẽ đi tới đền chùa, nhưng người đó sẽ hỏi
xin cái gì đó trần tục. Vợ người đó ốm, con người đó
không có tiền để vào trường học, người đó thất nghiệp.
Người đó đi tới đền chùa để hỏi xin những điều này.
Phẩm chất tôn giáo của người nghèo là rất nghèo nàn.
Có hai loại tính tôn giáo trong thế giới này: tính
tôn giáo của người nghèo - nó rất trần tục, nó rất vật
chất - và tính tôn giáo của người giầu - nó rất tâm linh,
rất phi vật chất. Khi người giầu cầu nguyện, lời cầu
nguyện của người đó không thể vì tiền. Nếu người đó
vẫn cầu nguyện về tiền, người đó vẫn chưa đủ giầu.
105
Có một thánh nhân Sufi, Farid. Một lần các dân
làng hỏi ông ấy, "Farid ơi, nhà vua vĩ đại, Akbar, tới
ông biết bao nhiêu lần - sao ông không hỏi xin ông ấy
để mở trường học cho người nghèo trong làng chúng
ta? Chúng ta không có trường học."
Farid nói, "Tốt, sao tôi phải đợi ông ấy tới? Tôi sẽ
đi."
Ông ấy tới Delhi, ông ấy được đón tiếp - mọi
người đều biết rằng Akbar kính trọng ông ấy lắm.
Akbar đang cầu nguyện trong đền thờ riêng của mình;
Farid được phép vào. Ông ấy đi vào, ông ấy thấy
Akbar đang cầu nguyện. Ông ấy đứng đằng sau Akbar
- ông ấy có thể nghe thấy điều ông này đang nói. Với
đôi tay giang ra, Akbar vừa mới kết thúc lời cầu
nguyện của mình, namaz của ông ấy, và ông ấy đang
nói với Thượng đế, "Cái một từ bi toàn năng, xin mưa
rào thêm giầu có lên con! Xin cho con vương quốc lớn
hơn!"
Farid lập tức quay đi. Đấy là vừa lúc kết thúc lời
cầu nguyện, cho nên Akbar trở nên nhận biết rằng ai
đó đã ở đó và đã đi mất. Ông ấy nhìn ngoái lại, thấy
Farid đang đi xuống bậc thang, tới chạm chân Farid và
hỏi, "Sao ông đã tới?" - bởi vì lần đầu tiên ông ấy tới -
"và sao ông đi mất?"
Farid nói, "Tôi đã tới với ý tưởng rằng ông giầu
có, nhưng nghe lời cầu nguyện của ông tôi nhận ra là
ông vẫn còn nghèo. Và nếu ông vẫn còn hỏi xin thêm
tiền, thêm quyền, thế thì việc tôi hỏi xin tiền là không
tốt, vì tôi phải tới xin ít tiền để mở trường học trong
làng tôi. Không, tôi không thể hỏi xin từ người nghèo
được. Bản thân ông còn cần thêm nữa. Tôi sẽ đi quyên
góp một ít ở trong làng và đem nó cho ông! Còn khi có
106
liên quan tới trường học, nếu ông đang hỏi xin từ
Thượng đế, tôi có thể hỏi xin trực tiếp từ Thượng đế -
sao tôi phải dùng ông làm trung gian làm gì?"
Câu chuyện này được đích thân Akbar kể trong tự
truyện của mình. Ông ấy nói, "Lần đầu tiên tôi trở nên
nhận biết rằng, vâng, tôi chưa đủ giầu, tôi vẫn chưa hết
thoả mãn với tất cả tiền bạc này. Nó đã không cho tôi
cái gì và tôi cứ hỏi xin thêm nữa, gần như hoàn toàn vô
ý thức! Đây là lúc tôi phải được chấm dứt với nó.
Cuộc sống cứ bay vùn vụt và tôi thì vẫn cứ hỏi xin rác
rưởi. Và tôi đã tích luỹ nhiều thứ - nó chẳng cho tôi cái
gì cả."
Nhưng gần như một cách máy móc người ta cứ hỏi
xin mãi. Nhớ lấy, tôn giáo nảy sinh khi bạn đã sống
trong thế giới này và đã biết thế giới này và cái vô tích
sự của nó, khi bạn có một hương vị hoàn toàn khác
cho nó từ tôn giáo, cái nảy sinh trong bạn bởi vì nhu
cầu vật lí của bạn là không được đáp ứng.
Tôn giáo của người nghèo là nghèo, tôn giáo của
người giầu là giầu. Và tôi muốn tôn giáo giầu trên thế
giới này; do đó tôi không chống công nghệ, không
chống công nghiệp hoá. Tôi không chống việc tạo ra
xã hội sung túc, tôi tất cả ủng hộ cho nó, bởi vì đây là
quan sát của tôi: rằng tôn giáo đạt tới cực đỉnh của nó
chỉ khi mọi người hoàn toàn thất vọng với giầu có trần
tục, và cách duy nhất để làm cho họ hoàn toàn thất
vọng là để cho họ kinh nghiệm chúng.
Ong hút mật hoa từ hoa
Không làm hỏng cái đẹp hay hương thơm của nó.
cho nên để người chủ định cư, và lang thang.
107
Phật đã gọi các sư của mình là "người ăn xin",
madhukari. Madhukari nghĩa là lấy mật như con ong.
Khất sĩ, sannyasin Phật giáo, đi hết nhà nọ tới nhà kia;
ông ta chẳng bao giờ hỏi xin chỉ từ một nhà bởi vì điều
đó có thể là quá nặng gánh. Cho nên ông ta hỏi xin từ
nhiều nhà, chỉ chút xíu từ nhà này, chút xíu từ nhà
khác, để cho ông ta không là gánh nặng cho ai cả. Và
ông ta không bao giờ đi tới cùng một nhà lần nữa.
Điều này được gọi là madhukari - như con ong mật.
Con ong đi từ hoa này sang hoa khác, và cứ bay từ hoa
sang hoa - nó không sở hữu.
Ong hút mật hoa từ hoa không làm hỏng cái đẹp
hay hương thơm của nó. Nó chỉ lấy chút xíu từ một
đoá hoa đến mức cái đẹp của hoa không bị hư hỏng,
hương thơm không bị phá huỷ. Hoa đơn giản chẳng
bao giờ trở nên nhận biết về ong; nó tới một cách im
lặng thế và đi im lặng thế.
Phật nói: con người của nhận biết sống trong thế
giới này giống như con ong. Người đó không bao giờ
làm hư hỏng cái đẹp của thế giới này, người đó không
bao giờ phá huỷ hương thơm của thế giới này. Người
đó sống im lặng, đi im lặng. Người đó chỉ yêu cầu cái
cần thiết. Cuộc sống của người đó là đơn giản, nó
không phức tạp. Người đó không thu thập cho ngày
mai. Ong không bao giờ lấy mật cho ngày mai, hôm
nay là đủ cho chính nó.
Cho nên để người chủ định cư, và lang thang..
Một phát biểu rất kì lạ: ...định cư, và lang thang. Định
cư bên trong, định tâm bên trong, và bên ngoài là
người lang thang: bên trong hoàn toàn được bắt rễ, còn
bên ngoài không ở lâu ở bất kì một chỗ nào, không ở
108
với một người trong thời gian lâu, bởi vì gắn bó nảy
sinh, sở hữu phát sinh. Cho nên chỉ giống như con ong.
Mới đêm hôm nọ tôi có đọc một hồi kí của một
nhà thơ. Ông ấy nói, "Tôi đã tìm thấy một điều rất kì
lạ: khi tôi rơi vào tình yêu với một người thực đẹp, tôi
không thể sở hữu được người đó. Và nếu tôi sở hữu,
tôi lập tức thấy rằng tôi đang phá huỷ cái đẹp của
người đó. Nếu tôi trở nên bị gắn bó, theo cách nào đó
tôi đang làm tổn thương người kia, tự do của họ."
Các nhà thơ là những người nhạy cảm; họ có thể
trở nên nhận biết về nhiều điều mà người thường
chẳng bao giờ trở nên nhân biết tới. Nhưng đó là cái
nhìn hay, có chiều sâu sâu lắng: nếu bạn thực sự trong
tình yêu với người đẹp bạn sẽ không thích sở hữu, bởi
vì sở hữu là phá huỷ. Bạn sẽ giống như con ong; bạn
sẽ thích thú bầu bạn, bạn sẽ tận hưởng tình bạn, bạn sẽ
chia sẻ tình yêu, nhưng bạn sẽ không sở hữu. Sở hữu
là thu người thành đồ vật. Nó là phá huỷ tâm linh của
người đó, nó là việc làm cho người đó thành món hàng
- và điều này có thể được làm chỉ nếu bạn không yêu.
Điều này có thể được làm chỉ nếu tình yêu của bạn
không là gì ngoài ghét đeo mặt nạ như yêu.
Phật nói: Cũng giống như ong, đi trong cuộc sống
- tận hưởng, mở hội, nhảy múa, ca hát, nhưng giống
như ong - bay từ hoa này sang hoa khác. Có mọi kinh
nghiệm đi, bởi vì chính chỉ qua kinh nghiệm mà bạn
mới trở nên chín chắn. Nhưng đừng có tính sở hữu,
đừng bị mắc kẹt ở đâu cả. Vẫn còn tuôn chảy như
dòng sông - không trở thành tù đọng. Định cư bên
trong, chắc chắn, trở nên kết tinh bên trong, nhưng bên
ngoài vẫn còn là người lang thang.
109
Nhìn vào lỗi riêng của ông,
Điều ông đã làm hoặc bỏ không làm.
Bỏ qua lỗi lầm của người khác.
Cách thông thường của con người là bỏ qua lỗi của
riêng mình và nhấn mạnh, khuếch đại lỗi của người
khác. Đây là cách thức của bản ngã. Bản ngã cảm thấy
rất thoải mái khi nó thấy, "Mọi người đều có nhiều lỗi
thế mà mình chẳng có lỗi nào." Và thủ đoạn là: bỏ qua
lỗi của bạn, khuếch đại lỗi của người khác, cho nên
chắc chắn mọi người đều giống như quỉ còn bạn giống
như thánh nhân.
Phật nói: đảo ngược quá trình này. Nếu bạn thực
sự muốn được biến đổi, bỏ qua lỗi của người khác đi -
đó không phải là công việc của bạn. Bạn là không ai
cả, bạn không được yêu cầu can thiệp vào, bạn không
có quyền, cho nên sao bận tâm? Nhưng đừng bỏ qua
lỗi của riêng bạn, bởi vì chúng phải được thay đổi,
vượt qua.
Khi Phật nói, nhìn vào lỗi riêng của ông, điều ông
đã làm hoặc bỏ không làm, ông ấy không ngụ ý ăn năn
nếu bạn đã làm điều gì đó sai; ông ấy không ngụ ý
khoe khoang, vỗ lưng bạn nếu bạn đã làm điều gì đó
tốt. Không. Ông ấy đơn giản ngụ ý nhìn để cho bạn có
thể nhớ trong tương lai rằng không gì sai nên được lặp
lại, để cho bạn có thể nhớ trong tương lai rằng cái
thiện nên được mở rộng, được nâng cao, còn cái ác
nên bị giảm đi - không để ăn năn mà để nhớ lại.
Đó là khác biệt giữa thái độ Ki tô giáo và thái độ
Phật giáo. Người Ki tô giáo nhớ tới chúng để ăn năn;
do đó Ki tô giáo tạo ra tội lỗi lớn. Phật giáo không bao
giờ tạo ra bất kì tội lỗi nào, nó không dành cho ăn năn,
110
nó dành cho nhớ lại. Quá khứ là quá khứ; nó đã qua và
qua mãi mãi - không cần phải lo nghĩ về nó. Nhớ đừng
lặp cùng sai lầm lần nữa. Lưu tâm hơn đi.
Giống như đoá hoa đáng yêu,
Sáng chói nhưng không thơm,
Là lời đẹp nhưng trống rỗng
Về người không ngụ ý điều mình nói.
Những người cứ lặp kinh sách một cách máy móc,
lời của họ là hay nhưng trống rỗng. Họ giống như hoa,
đáng yêu, sáng lạn, nhưng chẳng có hương thơm nào.
Họ giống như hoa giấy hay hoa nhựa - họ không thể có
hương thơm được, họ không thể có tính sống động.
Tính sống động, hương thơm là có thể chỉ khi bạn nói
theo lời riêng của mình, không theo thẩm quyền của
kinh sách; khi bạn nói theo thẩm quyền riêng của bạn,
khi bạn nói như một nhân chứng cho chân lí, không
như học giả có học, không như bác học, mà khi bạn
nói như người đã thức tỉnh.
Giống như đoá hoa đáng yêu,
Sáng chói và thơm ngát,
Là lời đẹp và chân lí
Của người ngụ ý điều mình nói.
Nhớ đừng lặp lại lời của người khác. Kinh nghiệm,
và chỉ nói điều bạn đã kinh nghiệm, và lời của bạn sẽ
có thực chất, trọng lượng; và lời của bạn sẽ có toả
sáng, lời của bạn sẽ có hương thơm. Lời của bạn sẽ
hấp dẫn mọi người; không chỉ hấp dẫn - ảnh hưởng.
Lời của bạn sẽ hàm chứa nghĩa lớn lao, và những
người đã sẵn sàng nghe chúng sẽ được biến đổi qua
111
chúng. Lời bạn sẽ là việc thở, sống động; sẽ có nhịp
tim đập trong chúng.
Giống như vòng hoa được kết từ đống hoa,
Kiểu cách từ cuộc sống của ông được kết như
nhiều việc làm tốt.
Để cho cuộc sống của bạn trở thành vòng hoa -
vòng hoa của những hành vi tốt. Nhưng hành vi tốt
theo Phật, chỉ nảy sinh nếu bạn trở nên lưu tâm hơn,
tỉnh táo hơn, nhận biết hơn. Hành vi tốt không phải là
được trau dồi như một tính cách; hành vi tốt phải là
sản phẩm phụ của việc có ý thức nhiều hơn của bạn.
Phật giáo không nhấn mạnh vào tính cách mà vào
tâm thức - đó là đóng góp lớn nhất cho nhân loại và
tiến hoá của nhân loại.
( còn Nữa )
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Cẩn thận khi xem tư tưởng OSHO (V/Q cảnh báo)


Tập 2
HÀ NỘI ( tiếp theo )
Câu hỏi :
Thưa Thầy kính yêu,
Hiểu biết của tôi về bản thân tôi là ở chỗ mọi việc
làm của tôi đều nảy sinh từ ham muốn trao đổi.
Ngay cả ý nghĩ tinh tế nhất cũng là đối thoại, một
mưu tính để có kinh nghiệm của người khác và
thẩm tra sự tồn tại của tôi. Với việc nhận thức ra
rằng tôi là người duy nhất có thể kinh qua những
kinh nghiệm của mình và cho chúng sự hợp thức,
mọi việc làm không cần thiết này phải biến mất.
Nó đơn giản và hiển nhiên thế. Sao việc nhận thức
ra này không đạt tới cốt lõi bên trong nhất của
tôi?

128
Prem Steven, đấy chưa phải là nhận ra đâu - nó
vẫn là thông tin đấy, nó vẫn là phỏng đoán đấy, nó vẫn
là suy nghĩ đấy; theo đường đúng, chắc chắn, theo
hướng đúng, đúng, nhưng nó chưa phải là nhận thức
ra. 'Nhận thức ra' là từ lớn lao. Người ta phải dùng từ
đó rất thận trọng. Bạn có thể nghĩ tới những ý tưởng
lớn lao, nhưng chúng không trở thành nhận thức của
bạn bằng việc suy nghĩ. Bạn có thể nghĩ về Thượng đế
và bạn có thể đi tới kết luận rằng Thượng đế hiện hữu,
và bạn có thể cảm thấy rằng bây giờ không có hoài
nghi gì trong tâm trí mình về sự tồn tại của Thượng đế
- dầu vậy nó vẫn không phải là nhận thức.
Nhận thức ngụ ý nhận ra chính xác - nó phải trở
thành thực tại của bạn, không phải chỉ là ý tưởng! Cho
dù một ý tưởng tốt có đó, nó vẫn cứ là ý tưởng. Ý
tưởng không thể biến đổi được bạn, và ý tưởng không
thể đạt tới chính cốt lõi của bản thể bạn. Nó vẫn còn ở
chu vi.
Mọi ý tưởng đều là ở chu vi - cũng như mọi con
sóng vẫn còn trên bề mặt. Sóng không thể đi sâu vào
trong đại dương được; không có cách nào để nó đi vào.
Tại cốt lõi sâu nhất không có sóng. Trên bề mặt bão có
thể điên cuồng, nhưng tại cốt lõi sâu nhất, đại dương
bình lặng và yên tĩnh - và bao giờ cũng vậy. Chỉ bề
mặt có thể bị rối loạn.
Mọi suy nghĩ đều là rối loạn trên chu vi của bản
thể bạn. Những ý tưởng xấu, ý tưởng tốt, tất cả đều là
ngoại vi. Mọi người có niềm tin này rằng các ý tưởng
xấu là ngoại vi và ý tưởng tốt là trung tâm - điều đó
không phải vậy. Tốt hay xấu không tạo ra khác biệt gì.
Ý tưởng là ý tưởng, và ý tưởng vẫn còn là ngoại vi.
Chỉ việc chứng kiến mới có thể ở trung tâm.
129
Cho nên điều thứ nhất là nhận thức rằng bạn vẫn
chưa nhận thức ra. Một khi điều gì đó được nhận thức
ra, nó nhất định làm biến đổi bạn - ngay lập tức nó
biến đổi bạn. Thế thì câu hỏi không thể phát sinh được:
"Nó đơn giản và hiển nhiên thế. Sao việc nhận thức
này không đạt tới cốt lõi bên trong nhất của tôi?" Cái
"sao?" này không thể có đó được. Nếu bạn nhận thức
ra điều gì đó, tính cách của bạn lập tức thay đổi. Tính
cách của bạn là cái bóng của tâm thức bạn. Một khi
tâm thức mới, toàn thể tính cách trở thành mới.
Nếu bạn hỏi tại sao, nếu bạn hỏi làm sao thay đổi,
thế thì việc nhận thức ra chỉ là ý tưởng - và đừng tin
vào ý tưởng. Chúng lừa dối bạn, chúng là những kẻ lừa
dối lớn lao, chúng là đồng tiền giả. Bạn có thể cứ tích
luỹ chúng mà tin rằng bạn đang trở nên giầu có, nhưng
một hôm bạn sẽ bị tan nát. Hối hận sẽ là lớn và khổ sẽ
lớn, bởi vì mọi lúc bạn tích luỹ những đồng tiền giả
đều đơn giản phí hoài. Và nó không thể được giành lại
- nó đã trôi qua vĩnh viễn rồi.
Điều thứ hai... bạn nói, Steven, "Hiểu biết của tôi
về bản thân tôi là ở chỗ mọi việc làm của tôi đều nảy
sinh từ ham muốn trao đổi. Ngay cả ý nghĩ tinh tế nhất
cũng là đối thoại, một mưu tính để có kinh nghiệm của
người khác và thẩm tra sự tồn tại của tôi."
Tại sao? Tại sao bạn phải muốn người khác thẩm
tra sự tồn tại của bạn, để cho sự tồn tại của bạn có tính
hợp thức? Bởi vì bạn nghi ngờ về nó, bạn ngờ vực về
sự tồn tại của bạn. Bạn thực sự không biết rằng bạn
hiện hữu; bạn biết bạn chỉ khi người khác nói bạn hiện
hữu. Bạn phụ thuộc vào ý kiến của người khác.
Nếu họ nói rằng bạn đẹp, bạn nghĩ bạn đẹp. Nếu
họ nói bạn thông minh, bạn nghĩ bạn thông minh. Do
130
đó, bạn muốn gây ấn tượng cho mọi người - bằng
thông minh của bạn, bằng cái đẹp của bạn, bằng đủ
mọi loại điều bạn muốn gây ấn tượng cho mọi người,
bởi vì nếu bạn có thể thấy cái gì đó trong mắt họ, cái
đó trở thành hợp thức cho bạn.
Đó là lí do tại sao bạn phát rồ lên khi ai đó xúc
phạm bạn, làm hỏng hình ảnh đó khi ai đó gọi bạn là
đồ ngốc; bằng không, sao bạn phải bận tâm? Đấy
không phải là việc của bạn. Nếu người đó gọi bạn là
đồ ngốc, đấy là vấn đề của người đó. Chỉ bằng việc
người đó gọi bạn là đồ ngốc, bạn đâu có trở thành đồ
ngốc. Nhưng bạn trở thành đồ ngốc, bởi vì bạn phụ
thuộc vào ý kiến của người khác.
Đó là cách chúng ta sống trong xã hội. Chúng ta
liên tục cố gắng gây ấn tượng lẫn cho nhau. Đó là lí do
tại sao chúng ta sống như nô lệ, bởi vì nếu bạn muốn
gây ấn tượng lên người khác, bạn phải theo các ý
tưởng của họ; chỉ thế thì họ mới bị ấn tượng. Bạn phải
tốt theo cách họ muốn bạn là tốt. Nếu họ là người ăn
chay, bạn cũng phải là người ăn chay, thế thì họ sẽ bị
ấn tượng - họ sẽ nói bạn là thánh nhân. Nếu họ đang
sống theo một kiểu cách sống nào đó, bạn phải sống
theo kiểu đó; chỉ thế thì họ mới thừa nhận bạn.
Bạn có thể thu được sự kính trọng chỉ nếu bạn tuân
theo các ý tưởng của họ. Đó là việc hiểu lẫn nhau rằng
bạn hỗ trợ cho ý tưởng của họ để cho họ cảm thấy
thoải mái rằng ý tưởng của họ là đúng; do đó họ là
đúng. Và thế rồi họ hỗ trợ cho bạn và họ cho bạn sự
kính trọng bởi vì bạn tuân theo ý tưởng đúng, bạn là
người đúng. Họ ca ngợi bạn, họ biểu lộ cho bạn sự tôn
kính, họ gọi bạn là thánh nhân, hiền nhân... điều đó
làm cho bạn cảm thấy vừa lòng. Điều đó làm vừa lòng
131
họ bởi vì bạn kính trọng ý thức hệ của họ, và họ bày tỏ
sự kính trọng với nhân cách của bạn. Đây là sự thu xếp
lẫn nhau. Và các bạn cả hai đều trong ảo tưởng. Bạn
hỗ trợ cho ảo hưởng của họ, họ hỗ trợ cho ảo tưởng
của bạn. Các bạn là đối tác trong cùng một việc gây ảo
giác.
Sao người ta muốn được người khác thẩm tra, làm
hợp thức? Nếu bạn biết về cái riêng của mình, nếu bạn
đã kinh nghiệm bản thể của bạn và cái đẹp của nó và
vui vẻ của nó và sự vĩ đại của nó và vinh quang của
nó, ai thèm để ý tới điều người khác nói?
Phật đi qua một làng, và mọi người của làng đó
chống đối Phật nhiều lắm. Tại sao họ chống Phật? -
bởi vì Phật được sinh ra tại làng đó, ông ấy đã sống tại
làng đó trong nhiều năm, và dân làng không thể tin
được rằng một người đã được sinh ra trong số họ đã
trở nên chứng ngộ. Điều đó làm khó chịu cho bản ngã
của họ!
Đó là lí do tại sao Jesus nói: Nhà tiên tri không
được kính trọng, không được yêu mến, bởi những
người riêng của mình. Bản thân Jesus đã bị tống ra
khỏi nơi sinh của mình. Chỉ mỗi một lần ông ấy đi -
sau đó ông ấy đã trở nên chứng ngộ, ông ấy đã đi chỉ
một lần. Và mọi người cứ phát rồ lên bởi khẳng định
của ông ấy, "Ta đã nhận thức ra, ta là Con của Thượng
đế," đến mức họ bắt ông ấy lên núi để ném ông ấy
xuống núi. Họ muốn giết chết ông ấy. Bằng cách nào
đó ông ấy phải trốn khỏi nanh vuốt của họ, khỏi tay
họ. Và ông ấy chưa bao giờ quay chỗ đó.
132
Phật đã đi qua làng đó nơi ông ấy đã được sinh ra,
chỉ ở đâu đó ngay biên giới giữa Ấn Độ và Nepal, và
mọi người đã tụ tập và bắt đầu sỉ nhục ông ấy, lăng mạ
ông ấy, gọi ông ấy bằng đủ thứ tên. Và ông ấy im lặng
lắng nghe suốt nửa giờ, và rồi ông ấy nói, "Trời sắp
nóng lên rồi và ta phải đi sang làng bên, mọi người
đang đợi ta. Ta không thể dành thêm thời gian cho các
ông lần này. Nếu các ông có thêm cái gì nữa để nói với
ta, xin đợi. Khi ta quay lại, thế thì ta sẽ có thêm chút
thời gian nữa. Các ông có thể tụ tập, và các ông có thể
trao đổi bất kì cái gì các ông muốn trao đổi. Nhưng lần
này ta xin lỗi. Ta phải đi đây."
Bình thản thế, bình tĩnh thế, và họ thực sự gọi ông
ấy bằng những cái tên bẩn thỉu. Họ không thể tin được
vào mắt mình. Họ nói, "Chúng tôi không nói điều gì
với ông đâu - chúng tôi đang sỉ nhục ông đấy, chúng
tôi đang lăng mạ ông đấy! Ông không thể hiểu được
điều chúng tôi đang nói sao?"
Phật nói, "Ta có thể nghe thấy, ta có thể hiểu mọi
điều mà các ông đang nói - nhưng đó không phải là
vấn đề của ta! Nếu các ông giận, đó là vấn đề của các
ông. Can thiệp vào cuộc sống của các ông không phải
là việc của ta. Nếu các ông muốn giận, nếu các ông
thích điều đó, cứ tận hưởng đi! Nhưng ta không định
nhận bất kì điều vô nghĩa nào từ các ông.
"Thực ra, các ông đã tới chậm chút ít rồi. Nếu như
các ông thực sự muốn ta bị rối loạn, các ông đáng phải
tới từ mười năm trước đây. Thế thì ta đã thực sự giận
các ông lắm. Ta sẽ phản ứng, ta sẽ đánh các ông!
Nhưng bây giờ, nhận biết lớn lao đã xảy ra là bản thể
ta không phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Điều
các ông nghĩ về ta chỉ biểu lộ cái gì đó về các ông, chứ
133
không về ta! Ta biết bản thân ta; do đó ta không phụ
thuộc vào ý kiến của bất kì ai về ta. Những người dốt
nát về bản thân họ, họ phải phụ thuộc vào người khác."
Steven, toàn thể tâm trí này về việc trao đổi với
mọi người trong nỗ lực để được họ thẩm tra đơn giản
chỉ ra bóng tối sâu sắc bên trong; bằng không, không
có nhu cầu. Và tôi không nói rằng khi một người trở
nên tràn đầy ánh sáng, người đó dừng việc trao đổi -
không. Chỉ người đó mới có thể trao đổi được, bởi vì
người đó có cái gì đó để trao đổi. Bạn có gì để trao
đổi? Cái gì có đó mà bạn có thể chia sẻ với mọi người?
Bạn là kẻ ăn xin, bạn đang ăn xin. Khi bạn muốn được
thẩm tra, được làm hợp thức, được xác nhận, bạn đang
ăn xin đấy. Bạn đang bảo họ, "Xin nói điều gì đó tốt
cho tôi đi, điều gì đó hay vào, để cho tôi có thể cảm
thấy hay về bản thân tôi. Tôi đang cảm thấy rất chán
nản, tôi đang cảm thấy rất vô giá trị - cho tôi cái gì đó
có giá trị! làm cho tôi cảm thấy có ý nghĩa." Bạn đang
ăn xin đấy, điều đó đâu phải là trao đổi.
Trao đổi là có thể chỉ khi bài ca đã bật tung ra từ
bản thể bạn, khi vui vẻ đã nảy sinh, khi phúc lạc đã
được kinh nghiệm - thế thì bạn có thể chia sẻ được.
Thế thì không chỉ trao đổi, không chỉ trao đổi bằng lời,
mà ở mức độ sâu sắc hơn nhiều, giao cảm cũng bắt đầu
xảy ra. Nhưng thế thì bạn không là kẻ ăn xin, bạn là
hoàng đế.
Chỉ chư phật mới có thể giao cảm và trao đổi.
Những người khác chẳng có gì để nói, chẳng có gì để
cho. Thực ra, điều bạn đang làm trong khi bạn nói với
mọi người… và mọi người đang liên tục nói, tán gẫu
huyên thuyên, nếu không nói ra, cũng là trong tâm trí
134
của họ - cũng như bạn nói rằng sâu trong tâm trí mình
bạn cũng đang nói với ai đó, người tưởng tượng nào
đó... Bạn đang nói điều gì đó từ phía bạn, và bạn cũng
đang trả lời từ phía bên kia; tán gẫu, đối thoại liên tục
bên trong bạn.
Đây là trạng thái của không lành mạnh. Tôi sẽ
không gọi nó là trạng thái điên khùng mà là không
lành mạnh. Toàn thể nhân loại tồn tại trong trạng thái
không lành mạnh. Người điên khùng đã vượt ra bên
ngoài biên giới bình thường. Người không lành mạnh
cũng là điên khùng nhưng bên trong các giới hạn.
Người đó vẫn còn điên khùng bên trong, nhưng bên
ngoài người đó cứ hành xử theo cách lành mạnh. Cho
nên với người đó tôi có từ này 'không lành mạnh'.
Lành mạnh xảy ra chỉ khi bạn trở thành im lặng
toàn bộ đến mức mọi việc tán gẫu bên trong đều biến
mất. Khi tâm trí không còn nữa, bạn lành mạnh. Tâm
trí là không lành mạnh - đó là điên khùng thông
thường, hay điên khùng - điều có nghĩa là điên khùng
bất thường. Vô trí là lành mạnh. Và trong vô trí bạn
hiểu, bạn nhận thức, không chỉ về sự hiện hữu riêng
của mình mà về sự hiện hữu - chính sự hiện hữu - của
sự tồn tại. Thế thì bạn có cái gì đó để chia sẻ, để trao
đổi, để nhảy múa, để mở hội.
Trước đó, đấy là nỗ lực vô vọng để bằng cách nào
đó thu thập hình ảnh của bản thân bạn từ ý kiến của
những người khác. Và hình ảnh của bạn sẽ vẫn còn là
đống lộn xộn bởi vì bạn sẽ thu thập ý kiến từ nhiều
nguồn thế - chúng sẽ vẫn còn mâu thuẫn.
Người này nghĩ bạn xấu, ghét bạn, không thích
bạn; người khác nghĩ bạn đẹp, duyên dáng đến mức
không ai có thể so sánh được với bạn - bạn vô song.
135
Bây giờ bạn sẽ định làm gì với hai ý kiến này? Bạn
không biết mình là ai; bây giờ hai ý kiến có đó - làm
sao bạn có thể đánh giá cái nào đúng? Bạn thích ý kiến
đúng nói bạn đẹp; bạn không thích ý kiến nói rằng bạn
xấu. Nhưng đấy không phải là vấn đề thích hay không
thích. Bạn không thể điếc với ý kiến kia được, cái đó
nữa cũng có đó. Bạn có thể kìm nén nó trong vô thức,
nhưng nó sẽ vẫn còn ở đó.
Bạn sẽ thu thập các ý kiến từ bố mẹ mình, từ gia
đình mình, từ hàng xóm mình, từ những người bạn làm
việc cùng, từ thầy giáo, từ tu sĩ... cả nghìn ý kiến la hét
bên trong bạn. Và đây là cách bạn đang tạo ra hình ảnh
của bản thân mình. Nó sẽ là một đống lộn xộn. Nó sẽ
không có khuôn mặt nào, hình dạng nào, nó sẽ là hỗn
độn. Đó là cách mọi người đang hiện hữu, hỗn độn.
Không trật tự là có thể, bởi vì chính trung tâm bị mất,
cái có thể tạo ra trật tự.
Trung tâm đó tôi gọi là nhận biết, thiền - aes
dhammo sanantano. Đây là luật không cạn, luật tối
thượng, rằng chỉ những người đã trở nên nhận biết mới
biết họ là ai. Và khi họ biết, không ai có thể lay
chuyển được việc biết của họ. Không ai có thể làm
được! Toàn thế giới có thể nói một điều, nhưng nếu
bạn biết, nếu bạn đã nhận ra bản thân mình, điều đó
không thành vấn đề.
Cả thế giới đều nói rằng Jesus điên. Cái ngày ông
ấy bị đóng đinh, không có lấy một người... cả nghìn
người đã tụ tập - không người nào bênh vực ông ấy.
Tất cả đều nghĩ ông ấy điên.
Vào thời đó đã thành tục lệ là vào ngày nghỉ đặc
biệt thì một kẻ tội phạm có thể được tha. Hôm đó là
ngày nghỉ và ba người đã bị đóng đinh: hai kẻ cắp và
136
Jesus. Pontius Pilate đã hỏi mọi người, "Chúng ta có
thể tha thứ cho một trong ba người này. Các vị muốn
người nào được tha thứ?" Ông ta cứ tưởng rằng họ sẽ
đòi hỏi Jesus được tha, nhưng họ đã không đòi hỏi cho
Jesus. Họ đã đòi hỏi tha cho một kẻ cắp - không phải
Jesus mà là kẻ cắp, kẻ cắp nổi tiếng - cả thành phố đều
biết người đó. Nhưng họ đã không thể tha thứ cho con
người hồn nhiên Jesus. Tại sao?
Nhưng Jesus không run. Cả thế giới có thể chống
ông ấy; ông ấy biết Thượng đế là cùng ông ấy. Ông ấy
chết với tâm trí bình thản và yên tĩnh, không bị phân
tán, với lời cầu nguyện trên môi - lời cầu nguyện duy
nhất. Lời nói cuối cùng của Jesus là: "Cha ơi, xin tha
thứ cho họ, bởi vì họ không biết họ đang làm gì.
Amen...." Tha thứ cho họ, vì họ không biết họ đang
làm gì! Họ đang đóng đinh ông ấy, nhưng trái tim ông
ấy đầy từ bi với tất cả những người đó.
Khi bạn biết, bạn biết một cách tuyệt đối thế. Khi
nhận thức xảy ra, nó tối thượng tới mức cho dù cả thế
giới chống điều đó, không tạo ra khác biệt gì cả. Bạn
không cần bất kì sự hợp thức nào từ bất kì ai khác.
( Còn nữa )
 
Last edited by a moderator:

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Cẩn thận khi xem tư tưởng OSHO (V/Q cảnh báo)


Tập 2
HÀ NỘI ( tiếp theo )
149
5
Trong rác của lề
đường

Hương của đàn hương,
đỗ quyên, hay nhài,
không thể đi ngược chiều gió.
Nhưng hương của đức hạnh
vẫn đi ngược chiều gió,
xa tới tận cùng thế giới.
Hương của đức hạnh
cao quí hơn nhiều so với
hương của đàn hương, đỗ quyên,
của sen xanh, hay nhài!
Hương của đàn hương hay đỗ quyên
không đi xa.
nhưng hương của đức hạnh
bay lên trời.
150
Ham muốn chưa bao giờ cắt ngang con đường
của người đức hạnh và thức tỉnh.
Sáng dạ làm cho họ tự do.
Hoa sen mọc duyên dáng làm sao
trong rác rưởi của lề đường.
Hương thuần khiết của nó làm thích thú trái tim.
Đi theo người đã thức tỉnh
và từ trong những người mù
ánh sáng của trí huệ của bạn
sẽ chiếu sáng hoàn toàn bên ngoài.

Con người không phải là hiện hữu mà chỉ là sự trở
thành. Con người là quá trình, sự trưởng thành, khả
năng, tiềm năng. Còn người vẫn chưa là thực tại. Con
người phải hiện hữu, con người phải đạt tới. Con
người được sinh ra không phải như điều bản chất mà
chỉ như sự tồn tại... một không gian lớn nơi nhiều điều
có thể xảy ra, hay chẳng cái gì có thể xảy ra - mọi điều
đó đều phụ thuộc vào bạn.
Con người phải tạo ra bản thân mình. Con người
không phải là thứ đã được làm sẵn, con người không
được cho sẵn. Và việc sáng tạo phải là tự sáng tạo -
không ai khác có thể làm ra bạn được. Bạn không phải
là một vật, một thứ hàng hoá; bạn không thể được sản
xuất hay chế tạo. Bạn phải tự tạo ra bản thân mình, bạn
phải trở thành được thực tỉnh về phần riêng của mình,
không ai có thể đánh thức bạn dậy được.
151
Đây là cao thượng của con người, vinh quang của
con người, rằng con người là sinh linh duy nhất trên
trái đất, không chỉ là sinh linh mà còn là tự do để hiện
hữu. Mọi sinh linh khác đều đã bị cố định, theo hình
mẫu. Chúng đem theo bản thiết kế tổng thể, và chúng
đơn giản tuân theo bản thiết kế đó. Vẹt sẽ trở thành
vẹt, chó sẽ trở thành chó, sư tử sẽ trở thành sư tử;
không có chuyện sư tử là ai đó khác. Nhưng với con
người điều liên quan là hỏi liệu người đó có thực sự là
con người không.
Từng con sư tử đều thực sự là sư tử, và từng con
voi cũng là con voi, nhưng con người là dấu chấm hỏi.
Con người có thể là con người, có thể không. Con
người có thể rơi xuống thấp hơn con vật, và con người
có thể vươn cao trên các thần. Trạng thái tối thượng
trên các thần đó là phật tính - thức tỉnh, thức tỉnh tối
thượng, việc nhận ra tiềm năng của bạn trong tính toàn
bộ của nó.
Vị phật ở trên các thần. Đây là một trong những lí
do mà người Hindus đã không thể dung thứ được Phật
Gautama, bởi vì ông ấy nói rằng phật ở trên các thần.
Các thần cũng ngủ; tất nhiên, mơ của họ đẹp, mơ của
họ không phải là ác mộng; họ sống trên cõi trời. Các
kiếp sống của họ chỉ toàn hoan lạc. Cõi trời không là
gì ngoài chủ nghĩa khoái lạc thuần tuý, chính ý tưởng
là khoái lạc. Địa ngục là chính cái đối lập. Địa ngục là
đau đớn, cõi trời là hoan lạc; địa ngục là ác mộng, cõi
trời là mơ dịu ngọt. Nhưng mơ là mơ; dù dịu ngọt hay
cay đắng, không thành vấn đề gì.
Các thần cũng ngủ và mơ những giấc mơ đẹp. Vị
phật thức tỉnh, ông ấy không còn mơ nữa. Kinh sách
Phật giáo nói: Ngày Siddhartha Gautam trở thành phật
152
các thần từ trên trời tới để tôn sùng ông ấy, để rửa
chân ông ấy. Người Hindus không thể tha thứ được ý
tưởng này, bởi vì với họ các thần ở trên cõi trời - Indra
và các thần khác - đều là tối cao nhất rồi. Và nhìn vào
cao ngạo của Phật tử, những người nói các thần từ cõi
trời tới để rửa chân cho một người.
Phật giáo đã nâng nhân loại lên đỉnh cao nhất của
nó. Không tôn giáo nào khác đã làm điều đó. Con
người trở thành trung tâm của sự tồn tại. Thượng đế
không phải là trung tâm của sự tồn tại, theo Phật, mà
chính là người đã trở nên chứng ngộ. Ngoại vi bao
gồm những người ngủ và mù, và trung tâm bao gồm
những người có mắt, người đã thức tỉnh. Thượng đế
đơn giản bị loại bỏ đi; họ không còn liên quan nữa.
Điều Nietzsche đã làm hai nghìn năm sau, Phật đã làm
rồi.
Một nhà thơ lớn, Chandidas, rất bị ấn tượng bởi
Phật Gautam - và ai không bị ấn tượng bởi con người
này được? Ông ấy đã nói: Sabar upar manus satya,
tahar upar nahin - chân lí của con người là chân lí cao
nhất, không có chân lí nào khác cao hơn cái đó. Nhưng
để tôi nhắc bạn lần nữa: khi Phật nói về con người,
ông ấy nói về người đã chứng ngộ, không về bạn - bạn
chỉ đang trên đường thôi, bạn chỉ đang trong quá trình.
Bạn là hạt mầm.
Hạt mầm có thể có bốn khả năng. Hạt mầm có thể
vẫn còn là hạt mầm mãi mãi, khép kín, không cửa sổ,
không trong giao cảm với sự tồn tại, chết, bởi vì sống
có nghĩa là giao cảm với sự tồn tại. Hạt mầm là chết,
nó chưa được trao đổi với đất, với trời, với khí, với
gió, với mặt trời, với các vì sao. Nó chưa làm nỗ lực
nào để có đối thoại với tất những cái đang tồn tại. Nó
153
hoàn toàn đơn độc, bị bao vây, bị gói gọn trong bản
thân nó, bị bao quanh bởi Trường Thành Trung Quốc.
Hạt mầm sống trong nấm mồ riêng của nó.
Khả năng thứ nhất là ở chỗ hạt mầm có thể vẫn
còn là hạt mầm. Điều đó là rất không may mắn - con
người có thể vẫn còn đơn giản là hạt mầm. Với mọi
tiềm năng có trong tay bạn, với mọi phúc lành sẵn
sàng mưa rào lên bạn, bạn có thể chẳng bao giờ mở ra
cánh cửa của mình.
Khả năng thứ hai là ở chỗ hạt mầm có thể đủ dũng
cảm, có thể chìm sâu vào trong đất, có thể chết đi như
một bản ngã, có thể vứt bỏ lớp áo giáp của nó, có thể
bắt đầu giao cảm với sự tồn tại, có thể trở thành một
với đất. Dũng cảm lớn được cần tới, bởi vì ai biết
được? - cái chết này có thể là tối hậu, có thể không có
việc sinh theo sau nó nữa. Cái gì là đảm bảo? Không
có đảm bảo nào cả; đó là mạo hiểm. Chỉ vài người thu
được đủ dũng cảm mới dám mạo hiểm, mới dám liều
mạng.
Làm sannyasin là việc bắt đầu của mạo hiểm. Bạn
đang mạo hiểm cuộc đời mình, bạn đang mạo hiểm
bản ngã mình. Bạn đang liều mạng bởi vì bạn đang vứt
bỏ mọi an ninh của mình, mọi thu xếp an toàn cho
mình. Bạn đang mở ra các cửa sổ... ai biết ai sẽ vào -
bạn hay thù? Ai biết? Bạn trở nên mong manh. Đó là
điều tính chất sannyas tất cả là gì. Đó là điều Phật đã
dạy trong cả đời ông ấy. Bốn mươi hai năm liên tục,
biến đổi các hạt mầm thành cây cối - đó là công việc
của ông ấy - biến đổi người thường thành sannyasins.
Sannyasin là cây, mầm mới nhú lên - mềm mại,
tinh tế. Hạt mầm chẳng bao giờ trong nguy hiểm, nhớ
lấy. Nguy hiểm gì có thể có đó cho hạt mầm? Nó được
154
bảo vệ tuyệt đối. Nhưng cây bao giờ cũng trong nguy
hiểm, cây rất mềm mại. Hạt mầm giống như hòn đá,
cứng rắn, ẩn đằng sau lớp vỏ cứng. Nhưng cây phải
trải qua cả nghìn lẻ một mối nguy. Đó là giai đoạn thứ
hai: hạt mầm tan biến vào trong đất, con người biến
mất như một bản ngã, biến mất như một cá tính, trở
thành cây.
Khả năng thứ ba, thậm chí còn hiếm hoi hơn, bởi
vì không phải mọi cây cối đều đạt tới chiều cao đó nơi
chúng có thể nở hoa, cả nghìn lẻ một hoa... Rất ít
người đạt tới giai đoạn thứ hai, và rất ít trong số những
người đã đạt tới giai đoạn hai, đạt tới giai đoạn ba, giai
đoạn của hoa. Tại sao họ không thể đạt tới giai đoạn
thứ ba, giai đoạn của hoa? Bởi vì tham lam, bởi vì keo
kiệt, họ không sẵn sàng chia sẻ… bởi vì trạng thái
không có tình yêu.
Dũng cảm là cần để trở thành cây, và tình yêu là
cần để trở thành hoa. Hoa nghĩa là cây đang mở trái
tim nó ra, toả ra hương thơm của nó, đem tặng linh
hồn nó, rót sự hiện hữu của nó vào trong sự tồn tại.
Hạt mầm có thể trở thành cây mặc dầu khó vứt vỏ áo
giáp, nhưng theo cách nào đó điều này là đơn giản. Hạt
mầm sẽ chỉ thu lấy ngày một nhiều hơn, tích luỹ ngày
một nhiều hơn; hạt mầm chỉ lấy từ đất. Cây chỉ lấy từ
nước, từ không khí, từ mặt trời; tham lam của nó
không bị quấy rối, mà ngược lại, tham vọng của nó
được hoàn thành. Nó cứ trở nên ngày một lớn hơn.
Nhưng một thời điểm tới khi bạn đã lấy quá nhiều đến
mức bây giờ bạn phải chia sẻ. Bạn đã được ích lợi
nhiều thế, bây giờ bạn phải phục vụ. Thượng đế đã cho
bạn nhiều thế, bây giờ bạn phải cám ơn, phải biết ơn
chứ - và cách duy nhất để biết ơn là làm mưa rào kho
báu của bạn xuống, cho chúng trở với sự tồn tại, hào
155
phóng như sự tồn tại đã từng hào phóng với bạn. Thế
thì cây phát triển thành hoa, nó nở hoa.
Và giai đoạn thứ tư là giai đoạn của hương thơm.
Hoa vẫn còn thô, nó vẫn còn là vật chất, nhưng hương
thơm là tinh tế, nó gần như cái gì đó phi vật chất. Bạn
không thể thấy được nó, nó là vô hình. Bạn chỉ có thể
ngửi được nó, bạn không thể nắm bắt nó, bạn không
thể ôm được nó. Chính hiểu biết nhạy cảm được cần
tới để có đối thoại với hương thơm. Và bên ngoài
hương thơm chẳng có gì cả. Hương thơm biến mất vào
trong vũ trụ, trở thành một với nó.
Đây là bốn giai đoạn của hạt mầm, và đây là bốn
giai đoạn của con người nữa. Đừng vẫn còn là hạt
mầm. Thu lấy dũng cảm - dũng cảm vứt bỏ bản ngã,
dũng cảm vứt bỏ an ninh, dũng cảm vứt bỏ an toàn,
dũng cảm là mong manh. Nhưng thế thì cũng đừng vẫn
còn là cây, bởi vì cây không hoa nghèo nàn lắm. Cây
không hoa là trống rỗng, cây không hoa là đang thiếu
đi cái gì đó rất tinh tuý. Nó không có cái đẹp - không
tình yêu không có cái đẹp. Và chỉ qua hoa mà cây mới
biểu lộ tình yêu của nó. Nó đã lấy bao nhiêu thứ từ mặt
trời và mặt trăng và từ đất rồi; bây giờ đến lúc nó cho!
Cuộc sống bao giờ cũng phải đạt tới cân bằng. Bạn
đã lấy nhiều rồi, bây giờ cho nó đi. Trở thành hoa đi!
Chỉ khi bạn trở thành hoa mới có khả năng biến mất
như hương thơm. Nhưng thế nữa, nhớ lấy, đừng vẫn
còn là đoá hoa khép kín, đừng vẫn còn là nụ; bằng
không thì hương thơm của bạn sẽ không toả ra được.
Và chừng nào hương thơm của bạn chưa toả ra, bạn
không tự do, bạn vẫn trong tù túng.
Tù túng này Phật gọi là sansara - thế giới. Và ông
ấy gọi tự do, tự do của hương thơm, là niết bàn: dừng
156
toàn bộ, biến mất, tan biến. Bộ phận biến mất vào
trong toàn thể, giọt sương tuột vào trong đại dương và
trở thành đại dương. Ngày bạn biến mất và trở thành
đại dương là ngày theo một nghĩa nào đó bạn không
còn nữa, và theo nghĩa khác bạn hiện hữu lần đầu tiên
- bạn đã đạt tới tính hiện hữu.
Tính hiện hữu này mới là tính thượng đế thực.
Tính hiện hữu này, kinh nghiệm đại dương kết tinh
này, là giải thoát, cứu rỗi, moksha, kaivalya, niết bàn.
Bạn có thể dùng bất kì từ nào bạn muốn dùng nhưng
chúng tất cả đều mang cùng một nghĩa: tự do tuyệt đối
của linh hồn, không biên giới, không giới hạn.
Lời kinh:
Hương của đàn hương,
đỗ quyên, hay nhài,
không thể đi ngược chiều gió.
Hiển nhiên! Hương của đàn hương, đỗ quyên hay
nhài là một phần của thế giới vật chất. Nó chỉ có thể đi
cùng gió, không đi ngược được gió. Nó phải tuân theo
luật của vật chất. Nó là vật chất. Bởi vì nó phải tuân
theo luật của vật chất nên nó không thực sự tự do - tự
do chỉ theo nghĩa tương đối. Hương này tự do hơn hoa,
hoa tự do hơn cây, cây tự do hơn hạt mầm. Nhưng
những tự do này chỉ là tương đối, không tuyệt đối.
Và Phật nói, nhớ lấy: mục tiêu là tự do tuyệt đối,
siêu việt lên trên mọi luật. Chính chỉ trong việc siêu
việt lên trên mọi luật mà bạn sẽ trở thành một phần của
luật tối thượng: Aes dhammo sanantano. Chính chỉ
157
bằng việc siêu việt lên trên mọi giới hạn của vật chất
thô mà bạn sẽ có khả năng trở thành vô hạn như bầu
trời.
Chừng nào bạn chưa trở thành vũ trụ bạn vẫn chưa
đạt tới tiềm năng của mình. Bạn được ngụ ý trở thành
vũ trụ, và bạn đã trở thành con người nhỏ bé, bị giới
hạn, gần như bạn đang sống trong xà lim tù đày, tối
tăm và ảm đạm, không cửa ra vào, không cửa sổ, sự
tồn tại xấu xí, bị bao quanh bởi đủ mọi loại bệnh hoạn
- bản ngã, tham lam, giận dữ, thèm khát, ghen tị, sở
hữu. Đây là những bạn đồng hành của bạn. Bạn đã
kinh nghiệm hương thơm nào trong cuộc đời?
Bạn chưa biết tới tình yêu không thèm khát. Bạn
chưa biết tới bất kì trạng thái nào nơi không giới hạn
nào tồn tại. Bạn bị trói buộc vào một số luật rất thô.
Bạn là một phần của lực hút, bạn vẫn chưa biết gì về
ân huệ. Bạn cứ đi xuống mãi, bởi vì những luật hút đó
cứ kéo bạn xuống. Bạn không biết cách vươn lên, bay
bổng lên. Bạn không biết gì về bay lên cả.
Trong khoa học, họ không nói về bay lên, họ chỉ
nói về hút, kéo xuống. Nhưng đây là hiện tượng đơn
giản thế cần hiểu, rằng trong tự nhiên mọi thứ đều
được cân bằng bởi cực đối lập của nó. Nếu có lực kéo
xuống, lực hút, sẽ phải có lực kéo lên để cân bằng nó -
đó là bay lên. Theo ngôn ngữ thơ ca hơn nó được gọi
là ân huệ.
Có hai luật: luật hút, luật của đất, thô, vật chất; và
luật của ân huệ, luật thiêng liêng, điều Phật gọi là luật
thiêng liêng - aes dhammo sanantano - luật vĩnh hằng,
không cạn, luật thiêng liêng, cái kéo bạn lên.
Hương của đàn hương,
158
đỗ quyên, hay nhài,
không thể đi ngược chiều gió.
Nó có những giới hạn tuyệt đối nào đó, nó chỉ có
thể cưỡi lên gió. Nó không thể có ý chí riêng của nó,
nó không thực sự tự do. Chừng nào bạn chưa thể tồn
tại trong tự do toàn bộ, cái gì đó vẫn còn thiếu. Nếu
bạn phải tuân theo luật, thế thì bạn là tù nhân. Luật có
thể cho bạn chiếc dây vừa đủ, nhưng dẫu sao bạn vẫn
cứ là tù nhân.
Đó là cách mọi sự là vậy: nếu chiếc dây vừa đủ
được trao cho bạn, bạn quên mất nhà tù. Chẳng hạn,
cái gọi là các quốc gia - Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản,
Đức - đây tất cả đều là những nhà tù lớn, nhưng chúng
lớn tới mức bạn không thể thấy được biên giới nhà tù
của mình. Đi ngang qua biên giới quốc gia mình và
bạn sẽ thấy rằng mình quả là tù nhân. Nhưng nhà tù đủ
lớn; bạn có thể đi trong nhà tù này tới bất kì chỗ nào
bạn muốn. Nhưng cứ bước ra khỏi nhà tù này, thử đi
vào nhà tù khác mà xem, và thế thì bạn sẽ thấy giới
hạn.
Đây là những nhà tù nhân tạo; đủ lớn đến mức
chúng có thể cho bạn cảm giác giả tạo về tự do, nhưng
không có tự do. Chừng nào mọi quốc gia chưa biến
mất khỏi thế giới, trái đất sẽ vẫn còn là nô lệ, nhân loại
sẽ vẫn còn trong tù, nhỏ hay lớn. Nhưng không khác
biệt gì việc nhà tù rất lớn và bạn không thể nào thấy
được bức tường bao quanh nó... Bức tường có thể rất
tinh vi - về hộ chiếu hay visa - bức tường có thể rất
tinh vi, bạn có thể không thấy chúng, nhưng chúng có
đó. Bạn không được tự do di chuyển.
159
Gần như mọi hiến pháp của thế giới đều nói rằng
tự do di chuyển là quyền tập ấm của mọi người, nhưng
điều đó chỉ được viết trong sách vở, điều đó là không
đúng. Bạn không thể di chuyển tự do được. Nếu bạn
muốn sang Nga, không thể được; nếu bạn muốn vào
Trung Quốc, không thể được.
Các quốc gia đã trở thành những nhà tù lớn thế, và
các tổng thống của bạn và cái gọi là các thủ tướng của
bạn tất cả đều không là gì khác hơn các cai tù. Những
người vẫn nói về tự do không là gì khác hơn cảnh sát.
Họ nói họ đang canh gác cho sự an toàn riêng của bạn,
nhưng thực ra họ là cai tù đang theo dõi để bạn không
thể trốn thoát được.
Tôi đã nghe:
Một ông già Nga sắp chết, và ông ấy nghe tiếng gõ
trên cửa. Ông ấy hỏi, "Ai đấy?"
Và một giọng nói rất ma quỉ cất lên, "Thần chết."
Ông già Nga nói, "Cám ơn Thượng đế! Tôi cứ
tưởng đấy là cảnh sát chìm."
Và có những nhà tù bên trong nhà tù kiểu như cái
hộp Trung Quốc - hộp bên trong hộp... Ấn Độ là một
nhà tù lớn; thế rồi có người Hindus và người Mô ha
mét giáo và người Ki tô giáo và người Sikhs và người
Jainas và Phật tử - bây giờ đây là những nhà tù nhỏ.
Người Ki tô giáo có thể đi nhà thờ, người đó không thể
tới đền thờ được; người Hindu có thể tới đền thờ,
người đó không thể tới nhà thờ. Người đó đã được dạy
và được ước định rằng nhà thờ không phải là chỗ có
160
tính tôn giáo; người Ki tô giáo đã được bảo rằng nhà
thờ là chỗ đúng duy nhất để tới - mọi tôn giáo khác
đều là sai, và mọi tôn giáo khác đều dẫn bạn đi lạc lối.
Chừng nào bạn chưa là người Ki tô giáo bạn không thể
được cứu. Và thế rồi trong Ki tô giáo có Cơ đốc giáo
và Tin lành, và trong Tin lành và Cơ đốc giáo có
những giáo phái con ngày một nhỏ hơn. Và nhà tù trở
thành ngày một nhỏ hơn.
Rồi có các nhà tù chính trị: ai đó là người cộng sản
và ai đó là người xã hội, và ai đó là người tư bản... vân
vân và vân vân. Và bạn không thoả mãn ngay cả với
những điều này: thế rồi bạn làm ra câu lạc bộ Rotary,
câu lạc bộ Lions... Khát khao của bạn để là tù nhân
mạnh tới mức bạn không thể đơn giản là một con
người được. Bạn phải là một người của Rotary và bạn
tự hào tuyên bố, "Tôi là người của Rotary,"
"Tôi là người của Lion." Bạn không được thoả
mãn với việc đơn giản là một con người, bạn phải là
người của Lion. Và thế rồi có những ngăn còn nhỏ hơn
nữa.
Thay vì chui ra khỏi những xà lim nhà tù này,
chúng ta cứ trang hoàng cho chúng, chúng ta cứ làm
cho chúng ngày một tiện nghi hơn. Chúng ta đang
sống dưới luật hút, chúng ta đang sống như tù nhân.
Chúng ta không thể đi ngược chiều gió được - cuộc
sống chúng ta là thô. Phật nói: nhận biết về điều đó:
ông đang làm gì với cuộc sống của ông? Cân nhắc lại,
thiền về nó, điều bạn đã làm cho bản thân mình.
Nhưng hương của đức hạnh
vẫn đi ngược chiều gió,
xa tới tận cùng thế giới.
161
Phật nói: Nhưng có việc nở hoa của bản thể bên
trong của bạn, cái đẹp hơn cả đàn hương, đỗ quyên hay
nhài. Cái đẹp của nó là tự do tuyệt đối của nó. Nó có
thể đi ngược chiều gió. Người đức hạnh thực sự sống
trong tự do; người đó không tuân theo điều răn dạy
nào, người đó không tuân theo kinh sách nào, người đó
không tuân theo bất kì ai khác ngoài ánh sáng bên
trong riêng của mình. Người đó sống theo trái tim của
mình - người đó là người nổi dậy.
Nhưng Phật đang nói về hương của đức hạnh thật.
Ông ấy không nói về cái gọi là chính đáng, ông ấy
không nói về cái gọi là "con người có cá tính", cái gọi
là các thánh nhân và mahatma của bạn - ông ấy không
nói về họ. Họ không phải là người tự do. Thực ra,
hương của đàn hương, đỗ quyên và nhài còn tự do hơn
nhiều cái gọi là các thánh nhân của bạn. Họ sống theo
các luật nhân tạo. Hương của đàn hương, hương của
các loại hoa, ít nhất cũng tuân theo các luật của tự
nhiên. Nhưng các thánh nhân của bạn, cái gọi là những
người đức hạnh của bạn, họ tuân theo luật nhân tạo -
luật do những kẻ mù làm ra, luật do những người dốt
nát làm ra, luật do những người chưa thức tỉnh làm ra,
những người không biết gì về nhận biết cả.
Ai làm ra luật của bạn? Ai làm ra Hiến pháp của
bạn? Ai chịu trách nhiệm cai quản xã hội và thu xếp và
quản lí xã hội? Chính những người mù như bạn, có thể
có học hơn, có thể có hiểu biết hơn. Nhưng không có
gì khác biệt liệu người mù có hiểu biết hơn về ánh
sáng hay ít hiểu biết hơn về ánh sáng - người mù là
người mù. Quan sát các thánh nhân của bạn mà xem,
và bạn sẽ ngạc nhiên! - họ sống tù túng sâu hơn nhiều
so với người thường.
162
Một sư Jaina muốn tới gặp tôi. Ông ta gửi một
thông điệp rằng ông ta đã từng khao khát gặp tôi trong
nhiều năm, và bây giờ ông ấy ở trong thành phố này và
ông ấy muốn gặp tôi. Nhưng các tín đồ của ông ấy
không cho phép ông ấy, người Jainas không cho phép
ông ấy tới công xã này. Bây giờ người này là loại
thánh nhân gì mà các tín đồ quyết định được nơi ông
ấy phải đi và nơi ông ấy phải không đi? Nhưng có thu
xếp lẫn nhau: các tín đồ gọi ông ấy là thánh nhân, họ
tôn thờ ông ấy, bây giờ ông ấy phải nhân nhượng, thoả
hiệp. Ông ấy phải theo các tín đồ.
Cái gọi là các thánh nhân và người lãnh đạo của
bạn đều là tín đồ của các tín đồ của riêng họ. Đó là
một thế giới ngu xuẩn thế, nực cười thế, toàn thể tình
huống này. Trên bề mặt dường như là các thánh nhân
là nhân tố quyết định; ông ấy cho mọi người lời
khuyên để theo ông ấy. Nhưng nếu bạn nhìn sâu xuống
dưới, bạn sẽ ngạc nhiên - ông thánh này đang tuân theo
các tín đồ riêng của mình. Thực ra, họ quyết định. Và
họ có quyền lực quyết định bởi vì họ có thể tôn thờ
bạn và họ có thể sỉ nhục bạn. Họ có thể tôn thờ bạn
nếu bạn theo họ, nếu bạn đi theo các ý tưởng, định
kiến mà họ đang mang trong tâm trí họ; bằng không
bạn không còn là thánh nhân nữa. Họ có thể hạ bệ bạn
- họ có quyền đưa bạn lên tới bậc thánh hay hạ bệ bạn
xuống thành tội nhân. Nếu bạn muốn là thánh nhân
bạn phải tuân theo đủ mọi loại ngu xuẩn. Bạn có thể
biết sâu bên dưới rằng điều này là ngu xuẩn.
Tôi đã gửi cho ông ấy một thông điệp nói, "Điều
này là ngu xuẩn, lố bịch! Sao ông phải hỏi tín đồ của
ông? Tín đồ là ai, ông hay họ? Sao ông phải hỏi họ?"
163
Ông ấy nói, "Thầy phải đấy, nhưng tôi phải phụ
thuộc vào họ. Vào tuổi tôi đây, tôi không thể rời bỏ
được họ bởi vì tôi chưa bao giờ làm việc trong đời
mình. Tôi bị phụ thuộc vào họ từ thức ăn, quần áo, mọi
thứ."
Bây giờ bạn thấy thu xếp đấy. Điều này được gọi
là tâm linh, và việc thu xếp là tài chính!
Người đức hạnh thực sự chắc chắn tự do, và tự do
tới mức người đó có thể đi ngược chiều gió, người đó
có thể đi ngược toàn thể xã hội, người đó có thể đi
ngược toàn thể quá khứ, người đó có thể đi ngược mọi
tập tục. Thực ra người đó làm vậy - bởi vì đi ngược
mọi tập tục và quá khứ chết người đó xác nhận tự do
của mình.
Chính bởi vì điều này mà tôi bị kết án trên khắp
nước này và bây giờ, dần dần trên khắp thế giới. Lí do
duy nhất là ở chỗ họ muốn tôi đi cùng chiều gió, họ
muốn tôi chính thống, theo tập tục. Họ sẵn sàng tôn
thờ tôi, họ đã nhiều lần tới tôi nói rằng nếu tôi có thể
đơn giản tuân theo tôn giáo truyền thống thì họ sẽ tôn
thờ tôi như thánh nhân. Tôi nói, "Tôi không quan tâm
tới việc được tôn thờ hay là thánh nhân. Tôi đơn giản
muốn là bản thân mình. Và tôi không định thoả hiệp
với bất kì ai, dù người đó là ai. Thoả hiệp không phải
là cách thức của tôi."
Bởi vì tôi đi ngược chiều gió nên họ bực mình
lắm. Nhưng nếu bạn mà đức hạnh... và đức hạnh là gì?
Nó không phải là cá tính nào đó được trau dồi từ bên
ngoài. Đức hạnh là hương thơm của tính thiền, đức
hạnh là hương thơm của hoa của thiền; do đó, tôi nói
nó không phải là ngay thẳng đạo đức, nó không là đạo
đức.
164
Tôi đã nghe:
Gái điếm thành phố ở Jerusalem bị ném đá. Khi
Jesus nói, "Để ai trong số các vị không có tội lỗi nào
ném hòn đá đầu tiên," một bà già lẩy bẩy mang một
hòn đá lớn, thả nó vào đầu gái điếm và lên tiếng chê
bai con mụ dâm đãng.
Jesus nhìn xuống và nói, "Bà biết đấy, thưa mẹ,
đôi khi bà thực sự làm tôi bực mình."
Người ngay thẳng, người đạo đức, người khắt khe
đạo đức bao giờ cũng sẵn sàng... thực ra toàn thể vui
vẻ của người đó là làm sao lên án, làm sao tống ngày
một nhiều người xuống địa ngục, làm sao đóng đinh
mọi người, làm sao giết và phá huỷ. Người đó thực sự
khổ sở, người đó thực sự là tự bạo, người đó thực sự
trải qua đủ mọi loại khổ hạnh ngu xuẩn, chỉ để tận
hưởng cảm giác của tính cao siêu, cảm giác của việc
đạo đức hơn người khác, cảm giác rằng "Các ông tất
cả đều là tội nhân còn ta đây là thánh nhân."
Vị thánh thực có phẩm chất hoàn toàn khác. Ông
ấy không đạo đức; ông ấy biết cách tha thứ, bởi vì ông
ấy biết Thượng đế đã tha thứ cho ông ấy nhiều thế.
Ông ấy biết những giới hạn của con người, bởi vì bản
thân ông ấy đã chịu đựng qua những giới hạn con
người đó. Ông ấy có thể tha thứ. Ông ấy hiểu biết.
Người đạo đức không bao giờ hiểu, người đó
không bao giờ tha thứ; người đó không thể tha thứ
được bởi vì người đó đã từng hà khắc với bản thân
mình. Người đó đã đạt tới cái gọi là tính cách của mình
với những khó khăn đến mức vui vẻ duy nhất, thoải
165
mái duy nhất người đó có thể có được là ở việc đạo
đức hơn bạn. Làm sao người đó có thể tha thứ được?
Nếu người đó tha thứ thế thì người đó không thể tận
hưởng cuộc hành trình bản ngã mà người đó đang đi.
Người khổ hạnh là người bản ngã nhất trên thế
giới. Người đức hạnh không phải là người khổ hạnh.
Câu chuyện này được kể về bản thân Phật:
Trong sáu năm khi ông ấy rời bỏ cung điện của
mình ông ấy đã sống qua những cách khổ hạnh lớn lao
- đó là cách thức truyền thống của việc tìm kiếm chân
lí. Ông ấy đã hành hạ thân thể mình, ông ấy nhịn ăn,
ông ấy nhịn ăn tới mức tương truyền ông ấy trở nên
gầy còm giơ xương; bạn có thể đếm được các xương
sườn của ông ấy. Ông ấy trở thành khẳng khiu đến
mức dạ dầy ông ấy dính lưng - chẳng có gì còn giữa dạ
dày và lưng cả. Ông ấy trở nên yếu đến mức ông ấy
không thể vượt qua được con sông nhỏ, sông
Niranjana. Tôi đã từng tới chỗ đó để xem. Sông
Niranjana là con sông nhỏ, và lúc đó không phải là
mùa mưa, nhưng ông ấy đã không thể vượt qua sông
được, ông ấy không thể bơi qua sông được. Ông ấy
phải cực kì yếu.
Hôm đó, một khải lộ lớn lao đã xảy ra cho ông ấy:
"Mình đã làm những việc bạo hành không cần thiết
cho bản thân mình." Ông ấy có năm tín đồ; họ tất cả
đều là người khổ hạnh và họ đã trở thành tín đồ của
Phật bởi vì ông ấy đi xa trước họ. Họ chỉ có thể làm
chừng đó, nhưng ông ấy đã làm nhiều lần hơn; do đó
họ mới là tín đồ. Tối hôm đó Phật quyết định, "Hành
hạ thân thể là ngu xuẩn, và làm sao các ông đạt tới
166
được linh hồn bằng việc hành hạ thân thể? Dường như
chẳng có mối quan hệ logic nào." Và ông ấy thấy,
"Nếu ta thậm chí không thể vượt qua được con sông
này, con sông Niranjana bé tẹo, làm sao ta vượt qua
được đại dương thế giới khổng lồ này? Thân thể cần
thức ăn, thân thể cần nuôi dưỡng, thân thể cần sức
mạnh, để cho ta có thể thiền, để cho ta có thể suy tư,
để cho ta có thể truy tìm, với y mê, nhiệt tình, nghị
lực."
Ông ấy quyết định vứt bỏ mọi khổ hạnh. Năm tín
đồ của ông ấy lập tức rời bỏ ông ấy. Họ nói, "Gautam
đã sa ngã khỏi trạng thái thiêng liêng của ông ấy, ông
ấy không còn là thánh nhân nữa." Họ bỏ ông ấy ngay
lập tức; họ không ở cùng ông ấy nữa. Họ đã ở với ông
ấy chỉ vì phong cách sống tự bạo của ông ấy - bản thân
họ cũng phải là những kẻ tự bạo.
Và Phật Gautam đã trở nên chứng ngộ ngày hôm
sau. Vứt bỏ mọi khổ hạnh, vứt bỏ mọi xung đột bên
trong không cần thiết, cuộc nội chiến đó, ông ấy đã trở
nên yên tĩnh, im lặng tới mức sáng hôm sau ông ấy có
thể thấy, ông ấy đã trở nên cảm nhận. Trong im lặng
của mình, mọi rối loạn, mọi tán gẫu đều biến mất. Vào
sáng sớm khi mặt trời lên, ông ấy bắt đầu vươn lên bên
trong bản thể mình. Ông ấy đã thức tỉnh, ông ấy đã trở
thành vị phật.
Đức hạnh bắt nguồn từ im lặng, từ tính thiền, từ
thảnh thơi - không từ nỗ lực, không từ căng thẳng,
không từ vật lộn. Ông ấy đã đi tìm năm tín đồ cũ của
mình để cho họ thông điệp: "Đừng tự hành hạ mình
nữa. Điều này chẳng liên quan gì tới điều thiêng liêng
cả. Điều này chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả."
167
Thiền phải xảy ra trước hết, thế rồi tính cách tới
như cái bóng của nó. Và nếu thiền không xảy ra, thế
thì tính cách của bạn chỉ là thói đạo đức giả chứ không
là gì khác. Thánh nhân của bạn là những kẻ đạo đức
giả lớn; họ nói điều này, họ nghĩ điều khác, có thể là
cái đối lập. Họ làm điều này, nhưng họ muốn làm điều
gì đó đích xác đối lập lại. Trên bề mặt họ biểu lộ điều
này, nhưng sâu bên dưới họ là chính điều tương phản
lại.
Một cô gái thú tội rằng cô ấy đã để cho bạn trai để
tay lên đầu gối mình. "Và đấy là tất cả những gì anh ta
đã làm sao?" linh mục hỏi.
"Không. Anh ấy luồn ngón tay vào dưới dây chun
si lip con nữa."
"Thế rồi sao?"
"Thế rồi anh ấy rẽ chỗ lông tơ của con và bắt đầu
mơn trớn chỗ thích thích của con."
"Rồi sao? Rồi sao?"
"Thế rồi mẹ con bước vào."
"Ô, cứt thật!" linh mục nói.
Những linh mục này, những thánh nhân này, họ
còn xấu hơn bạn nhiều, xấu hơn bạn đã từng có thể là
vậy nhiều, bởi vì họ chia chẻ nhiều hơn, phân chia
nhiều hơn. Họ bị kìm nén nhiều tới mức phần ý thức
và vô ý thức của họ đã rời nhau ra. Họ thuyết giảng
điều này, họ thực hành điều khác. Tại cửa trước nhà họ
bạn sẽ thấy người này, tại cửa sau bạn sẽ thấy một
168
người hoàn toàn khác. Bạn thậm chí sẽ không có khả
năng nhận ra được họ - họ đeo mặt nạ.
Những người này không phải là người đức hạnh.
Phật không nói về đức hạnh như vậy, ông ấy nói về
đức hạnh nảy sinh từ việc nở hoa của thiền. Phật nhấn
mạnh vào dhyan - thiền. Đó là đóng góp cơ bản của
ông ấy cho thế giới. Cách tiếp cận nền tảng nhất của
ông ấy là ở chỗ trước hết bạn phải trở nên thức tỉnh tại
trung tâm, thế rồi chu vi của bạn sẽ tràn đầy ánh sáng -
theo cách riêng của nó, không ngược lại.
Bạn đã được các linh mục bảo trước hết thực hành
tính cách, và thế rồi trung tâm của bạn sẽ thay đổi.
Điều đó là vô nghĩa. Trung tâm không bao giờ có thể
theo chu vi được, bởi vì trung tâm còn quan trọng hơn
nhiều, cơ sở hơn nhiều - nó là trung tâm, nó không thể
đi theo chu vi được. Nhưng chu vi bao giờ cũng đi
theo trung tâm. Biến đổi trung tâm đầu tiên đi, và đừng
lo nghĩ về chu vi. Đó là nhấn mạnh của tôi nữa, tại đó
tôi tuyệt đối đồng ý với Phật. Thiền trước hết, và thế
rồi tất cả những cái khác sẽ theo sau bằng cách riêng
của nó.
Jesus nói: tìm kiếm vương quốc của Thượng đế
trước, và tất cả những cái khác sẽ được thêm vào cho
ông.
Điều Jesus nói bằng "vương quốc của Thượng đế"
thì Phật nói bằng "thiền." Lời của Phật khoa học hơn
nhiều so với lời của Jesus. Jesus nhiều tính nhà thơ
hơn Phật; Jesus nói nhiều theo kiểu cách ngôn hơn
Phật. Phật nói theo cách rõ ràng, logic, toán học. Ông
ấy là người không muốn nói bất kì cái gì theo bất kì
cách nào có thể được diễn giải theo nhiều cách. Ông ấy
không muốn dùng thơ ca, bởi vì thơ ca là mơ hồ, có
169
thể có nhiều diễn giải. Ông ấy nói như nhà toán học,
ông ấy nói như nhà logic, để cho từng lời có nghĩa cố
định và hàm ý cố định.
Nhưng hương của đức hạnh
vẫn đi ngược chiều gió,
xa tới tận cùng thế giới.
Hương của đức hạnh
cao quí hơn nhiều so với
hương của đàn hương, đỗ quyên,
của sen xanh, hay nhài!
Hương của sen xanh hay nhài hay đàn hương là
thơm ngát, dịu, nhưng so với hương của đức hạnh thì
nó rất thô. Đức hạnh thực sự có hương thơm, và hương
này đi tới những góc xa xôi nhất của thế giới.
Làm sao bạn đã tới đây với tôi? Từ những góc
khác nhau của thế giới bạn đã du hành, đôi khi không
thật đích xác rõ ràng vì sao; nhưng cái gì đó đã kéo
bạn đi, lực vô hình nào đó đã làm xúc động trái tim
bạn, cái gì đó đã được cảm thấy từ cốt lõi sâu thẳm
nhất của bản thể bạn. Đôi khi bạn thậm chí đã tới
ngược với chính bản thân mình. Tâm trí của bạn nói,
"Đừng đi! Không cần đi đâu cả." Dầu vậy bạn đã tới.
Bạn phải đã ngửi thấy mùi thơm - mùi thơm này chẳng
liên quan gì tới cái thấy được. Nó là hiện tượng vô
hình.
Nhiều, nhiều người nữa sẽ sớm tới. Hương thơm
đang vươn tới họ, nhất định tới. Bất kì ai ở bất kì đâu,
người thực sự đang đi tìm chân lí đều nhất định tới.
Điều đó không thể cưỡng được, điều đó phải xảy ra.
Đó là cách nó đã xảy ra qua nhiều thời đại. Hàng nghìn
170
người đã du hành tới Phật, hàng nghìn người đã du
hành tới Mahavira, tới Lão Tử, tới Zarathustra - chẳng
bởi lí do nào cả, bởi vì bất kì điều gì họ đã nói đều có
trong kinh sách.
Điều tôi đang nói đây bạn có thể đọc trong
Bhagavadgita, trong Kinh Thánh, trong Koran, trong
Dhammapada, điều tôi đang nói bạn có thể dễ dàng
tìm thấy trong Upanishads, trong Đạo Đức Kinh -
nhưng bạn sẽ không tìm thấy hương thơm. Đấy là hoa
- cũ, chết, khô héo. Bạn có thể kẹp giữ bông hồng
trong cuốn Kinh Thánh của mình; chẳng mấy chốc nó
sẽ khô đi, hương thơm sẽ bay đi, nó sẽ chỉ là cái xác,
một kỉ niệm về hoa thực. Kinh sách cũng vậy. Chúng
được làm sống lại lần nữa bởi vị phật khác; bằng
không chúng không thể thở được.
Đó là lí do tại sao tôi đang nói về Dhammapada,
về Gita, về Kinh Thánh - để cho chúng thở lần nữa.
Tôi có thể thổi cuộc sống vào trong chúng. Tôi có thể
chia sẻ hương của tôi với chúng, tôi có thể rót hương
của tôi vào chúng. Do đó, người Ki tô giáo, người thực
sự là người Ki tô giáo, không chỉ bởi những ước định
xã hội mà bởi vì tình yêu lớn lao với Christ, người đó
sẽ thấy Christ sống lại trong lời tôi. Hay nếu ai đó là
phật tử người đó sẽ thấy trong lời tôi Phật đang nói lại
- theo ngôn ngữ của thế kỉ hai mươi, với những người
của thế kỉ hai mươi.
Hương của đức hạnh cao quí hơn nhiều so với
hương của đàn hương, đỗ quyên, của sen xanh, hay
nhài! Nó thơm dịu thế, nó có thể đi ngược chiều gió,
nó có thể đi ngược mọi luật. Nó có thể đi ngược lực
hút, nó có thể vươn lên cao, nó có thể đạt tới những
bầu trời cao nhất.
( còn nữa )

muathularung muathularung Đang Ngoại tuyến
Thành Viên đóng góp bài

muathularung is on a distinguished road Ngày tham gia
Aug 2014
Giới tính
Nam
Bài viết
69
5
None


Số lần cộng|trừ: 0 lần
Thanks
5
Thanked 3 Times in 3 PostsRep Power
1
Mặc định Cẩn thận khi xem tư tưởng OSHO (V/Q cảnh báo)

Tập 2
HÀ NỘI ( tiếp theo )
Hương của đàn hương hay đỗ quyên
không đi xa.
nhưng hương của đức hạnh
bay lên trời.
Hương của hoa không thể đi xa được. Nó là nhất
thời, nó là hữu hạn; nó có thể lan đi chừng mực nào đó
thế rồi nó biến mất. Nhưng hương của phật tính có thể
đi tới chính tận cùng của thế giới bởi vì nó vô hạn, và
nó là cái gì đó bên ngoài thời gian, bên ngoài không
gian. Thực ra, ngay cả khi thân của vị phật mất rồi,
hương thơm vẫn tiếp tục du hành.
Những người thực sự cảm nhận, nhạy cảm, có thể
bắt giữ được nó ngay cả khi vị phật đã qua hàng thế kỉ.
Có khả năng là người đương đại của Phật ngay cả bây
giờ, Đoá hoa không còn nữa, nhưng hương thơm đã trở
thành một phần của vũ trụ - cây có nó, gió có nó, mây
có nó. Bây giờ Phật không trong thân thể vật lí, nhưng
Phật đã trở thành vũ trụ. Nếu bạn biết cách uống từ vũ
trụ này, nếu bạn biết cách tiếp xúc với vũ trụ, bạn sẽ
ngạc nhiên: tất cả chư phật đều trở thành sống vì họ là
mọi thời đại, thời gian không tạo ra khác biệt.
Nếu bạn có thể là người
đương đại của những linh hồn thức tỉnh này, phỏng có
ích gì mà còn đương đại với thế giới bình thường của
bạn cùng những công dân bình thường của nó, cái gọi
là con người, những người chẳng có tính người gì
trong họ, những người vẫn chưa trở thành sinh linh,
những người chỉ là lỗ hổng, trống rỗng, vô nghĩa?
172
Phỏng có ích gì mà sống bên cạnh những xà lim trống
rỗng khi bạn có thể ở bên cạnh Phật Gautama?
Vâng, điều đó là có thể - điều đó là có thể bởi việc
siêu việt lên trên thời gian và không gian. Và trong
thiền bạn siêu việt lên trên cả hai. Trong thiền bạn
không biết mình ở đâu, bạn không biết thời gian, bạn
không biết không gian. Trong thiền, thời gian và
không gian cả hai đều biến mất - bạn đơn giản hiện
hữu.
Khoảnh khắc đó, khi bạn đơn giản hiện hữu, Phật
ở ngay bên cạnh bạn; bạn được bao quanh bởi chư
phật của mọi thời đại. Bạn sẽ sống lần đầu tiên một
cuộc sống xứng đáng để sống, một cuộc sống có ý
nghĩa: khi bạn có thể cầm tay chư phật. Điều đó là có thể - bởi vì
chỉ hoa đã biến mất, nhưng hương thơm là vĩnh hằng.
Nó không thể biến mất được.
Ham muốn chưa bao giờ cắt ngang con đường
của người đức hạnh và thức tỉnh.
Sáng dạ làm cho họ tự do.
Ham muốn nghĩa là tham lam để được ngày một
nhiều hơn. Ham muốn nghĩa là không hài lòng, không
hài lòng với cái đang đó, không hài lòng với hiện tại;
do đó bạn tìm kiếm mãn nguyện trong hi vọng vào
tương lai. Hôm nay là trống rỗng; bạn có thể sống chỉ
173
bằng hi vọng vào ngày mai. Ngày mai sẽ đem tới cái gì
đó... mặc dầu nhiều ngày mai đã tới rồi đi mà cái gì đó
kia vẫn chẳng bao giờ xảy ra, nhưng bạn cứ hi vọng
tựa vào hi vọng mãi. Chỉ cái chết sẽ tới.
Ham muốn chưa bao giờ được hoàn thành cả.
Trong chính bản chất của mọi sự chúng không thể
được hoàn thành. Người thức tỉnh nhìn vào trong tâm
trí ham muốn và cười to. Tâm trí ham muốn là tâm trí
ngu xuẩn nhất, bởi vì nó ham muốn cái gì đó mà
không thể được hoàn thành trong chính bản chất của
mọi sự. Cũng như bạn không thể lấy được dầu từ cát -
bạn có thể cứ làm việc mãi trên cát, nhưng bạn sẽ
không lấy được dầu từ nó, nó không tồn tại trong cát,
điều đó là không thể được - đích xác giống thế, ham
muốn chỉ là lừa dối.
Nó giữ cho bạn bận bịu - hiển nhiên, đó là toàn thể
chủ định của nó - nó giữ cho bạn bận bịu, nó giữ cho
bạn hi vọng, nó cứ hứa hẹn với bạn. Ham muốn là
chính khách: nó cứ hứa với bạn, "Đợi chút - thêm năm
năm nữa và mọi thứ sẽ tuyệt đối đúng. Chỉ cần năm
năm nữa thôi và thế giới sẽ trở thành thiên đường." Và
các chính khách đã nói điều đó từ hàng nghìn năm. Và
nhìn vào nhân loại không thông minh mà xem: nó vẫn
cứ tin vào các chính khách. Nó thay đổi các chính
khách; nó trở nên nhàm chán người này, nó bắt đầu
nghe người khác. Nhưng điều đó không phải là thay
đổi chút nào. Chính khách này được thay thế bởi chính
khách khác; do đó các nền dân chủ sống như hệ thống
hai đảng.
Đảng này nắm quyền trong năm năm; tương ứng
với những lời hứa bạn cứ thế mà hi vọng, thế rồi bạn bị
thất vọng - chẳng cái gì xảy ra cả. Mọi sự còn tồi tệ
hơn chúng trước đây. Nhưng đến lần này, đảng không
nắm quyền kia bắt đầu hứa hẹn với bạn. Và điều ngu
xuẩn là bạn bắt đầu tin vào đảng kia. Bạn đưa đảng kia
lên nắm quyền; trong năm năm nó sẽ lừa bạn. Đến lúc
đó đảng đầu mà đã lừa bạn trước đây lại trở thành
đáng khen; lần nữa nó lại thu được lòng tin, lần nữa nó
đã phê bình đang cầm quyền và lần nữa nó đã lại thu
được kính trọng trong mắt bạn. Và lần nữa nó lại
khuấy động tâm trí hi vọng của bạn. Và kí ức của mọi
người là rất thiển cận; do đó các chính khách cứ thế
mà đánh lừa.
Ham muốn là chính khách. Ham muốn này giữ cho
bạn bận bịu trong nhiều năm; thế rồi, thất vọng trong
tay, bạn chán ngán về nó, mòn mỏi về nó, bạn vứt nó
đi - nhưng ngay lập tức bạn đi vào trong ham muốn
khác. Chính khách khác đang đợi bạn. Bạn chạy theo
tiền; rồi chán ngán, bạn quên mất tất cả về nó và bạn
bắt đầu xô theo quyền hay danh.
Ham muốn tinh ranh tới mức nó thậm chí có thể
lấy dạng tôn giáo, nó có thể trở thành có tính tôn giáo.
Nó sẵn sàng đeo bất kì mặt nạ nào. Nó có thể bắt đầu
nghĩ về cõi trời và các thú vui cõi trời. Nó có thể cho
bạn ý tưởng rằng kiếp sống này điều đó là không thể
được, nhưng kiếp sống tiếp bạn sẽ trên thiên đường, và
ở thiên đường thì có đủ mọi loại thoả mãn... cây thoả
ước. Bạn chỉ ngồi dưới gốc cây, bạn ước, và điều đó
được hoàn thành. Bạn sẽ ước gì? Ước muốn của bạn sẽ
ngu xuẩn bởi vì chúng bắt nguồn từ tâm trí bạn. Bạn
định đi tìm vui thú nào trên cõi trời? Một hôm cứ thử
nghĩ mình đã lên đến cõi trời rồi: bây giờ bạn muốn
gì? Bạn sẽ bắt đầu hỏi về khách sạn, về rạp chiếu
bóng, về đàn bà, về đàn ông... còn gì khác nữa? Vẫn
175
toàn những điều ấy thôi! Và cùng những thất vọng sẽ
theo sau.
Ham muốn chưa bao giờ cắt ngang con đường của
người đức hạnh và tỉnh thức. Phật nói: Ta gọi một
người là đức hạnh nếu người đó hoàn toàn nhận biết về
tính lừa dối của ham muốn và do đó ham muốn không
bao giờ nảy ra trong tâm trí người đó. Tâm trí người
đó vẫn còn vô ham muốn. Cách duy nhất để vô ham
muốn là tỉnh thức, có tính quan sát. Tính quan sát tạo
ra ánh sáng trong bạn, và trong ánh sáng đó bóng tối
của ham muốn không thể đi vào được.
Sáng tỏ làm cho họ tự do. Và khi bạn có tính quan
sát, có chói sáng trong bản thể bạn; thông minh lớn lao
nảy sinh trong bạn. Người thường sống trong ngu
xuẩn; người thường sống theo cách rất đần độn.
Khoảnh khắc bạn trở nên hài hoà với âm nhạc bên
trong của mình, bạn trở nên hài hoà với tính thiền,
thông minh lớn lao được thoát ra. Trong thông minh
đó bạn không thể nào bị lừa dối bởi ham muốn. Trong
thông minh đó lần đầu tiên bạn bắt đầu hiểu mọi sự
như chúng vậy, bạn dừng việc hiểu lầm. Thông thường
mọi hiểu biết của bạn đều không là gì ngoài hiểu lầm.
Bạn có thể cho rằng bạn rất thông minh, nhưng chỉ
người ngu mới nghĩ rằng họ thông minh. Bản thân
thông minh là rất không tự ý thức. Nó vận hành, vận
hành hoàn hảo, nhưng nó không tạo tự ý thức, nó
không đem tới ý tưởng về bản ngã, không có tính siêu
đẳng. Nó rất khiêm tốn, nó rất đơn giản.
Nhưng khi người thường tồn tại, người đó cứ hiểu
lầm. Bạn đọc Kinh Thánh và bạn hiểu lầm. Ngay cả
những đệ tử gần gũi nhất của Jesus không bao giờ hiểu
ông ấy. Tôi nói đi nói rằng Jesus là một trong những
176
thầy không may nhất đã từng bước chân trên trái đất
này - không chỉ bởi vì ông ấy bị đóng đinh và chỉ có
ba năm làm việc, mà bởi vì ông ấy có nhiều tín đồ rất
ngu.
Ngày Jesus sắp bị bắt, và điều tuyệt đối chắc chắn
là ông ấy đã bị một trong những đệ tử của mình phản
bội, Judas, ông ấy đã hỏi mười một tông đồ khác, "Các
ông có điều gì hỏi ta không?" Và bạn có biết họ đã hỏi
cái gì không? Họ đã hỏi những điều ngu xuẩn thế.
Jesus phải phát khóc. Ông ấy có thể phải đã cầu
nguyện từ sâu trong trái tim mình, như ông ấy đã làm
lần nữa trên cây chữ thập: "Cha ơi, xin tha thứ cho họ,
vì họ không biết điều họ đang hỏi."
Họ đã hỏi cái gì? Họ đã hỏi, "Thưa thầy, vì thầy
sắp ra đi, đôi điều cần được làm rõ. Trong thế giới của
Thượng đế, trong vương quốc của Thượng đế, mà thầy
đã nói đi nói lại nhiều thế, thầy chắc chắn sẽ ở bên
phải Thượng đế rồi; vậy ai sẽ ở bên phải thầy? Trong
số chúng tôi ai sẽ là người thứ hai tiếp thầy và ai sẽ là
người thứ ba và người thứ tư? Cấp bậc sẽ là gì?"
Xem câu hỏi đấy! Thầy sắp bị đóng đinh ngày
mai, mà những người ngu này lo nghĩ về cấp bậc, ai sẽ
cao nhất. Họ sẵn sàng nhân nhượng với Jesus, "Thôi
được, đến chừng ấy thì chúng tôi chấp nhận, rằng thầy
sẽ là người thứ hai cạnh Thượng đế, nhưng ai sẽ thứ ba
và thứ tư và thứ năm? Để điều đó được quyết định rõ
ràng đi, bởi vì bây giờ thầy sắp ra đi và chúng tôi có
thể không sớm gặp lại nữa, cho nên mọi thứ phải chắc
chắn!"
177
Tâm trí ham muốn, tâm trí tham vọng này - họ đã
không hiểu Jesus chút nào. Và tương truyền Jesus quì
xuống và cầu nguyện và nước mắt lăn dài trên má ông
ấy. Không ai biết ông ấy cầu nguyện gì, nhưng ông ấy
phải đã cầu nguyện: "Xin tha thứ cho những người
này, họ không biết họ đang hỏi gì." Và ông ấy phải đã
khóc vì đây là công trình cả đời của ông ấy, những
người này. Và ông ấy đã bảo họ đừng ham muốn, đừng
tham vọng. Ông ấy đã bảo họ, "Những người đầu tiên
trong thế giới này sẽ là người cuối cùng trong vương
quốc của Thượng đế của ta, và những người cuối cùng
sẽ là những người đầu tiên." Nhưng họ đã không hiểu
rằng ông ấy đang nói với họ đừng tham vọng.
Mới hôm nọ, Premgeet đã gửi cho tôi một giai
thoại nhỏ về việc diễn giải nhầm:
Một cô y tá điên chạy theo một bệnh nhân đang la
hét dọc theo hành lang của khu nhà thương, mang cái
bát. Cô ta bị bác sĩ giải phẫu chặn nói, "Cô y tá! Cô y
tá! Tôi đã bảo cô chích chỗ sưng!"
Bạn có hiểu điều đó không? Cô ấy đang làm sưng
chim anh ta! Nhưng đây là điều đích xác đang xảy ra -
tâm trí quần chúng không thể hiểu được. Hiểu lầm là
không tránh khỏi, bởi vì tâm trí đám đông là điếc.
Trong khi bạn nói với mọi người, họ không thực sự
lắng nghe, họ chỉ giả vờ nghe. Cả nghìn lẻ một ý nghĩ
đan chéo qua tâm trí họ; họ không thực sự ở đó, họ
chưa bao giờ diện diện với bất kì tình huống nào, họ
bao giờ cũng vắng mặt. Họ không ở chỗ họ đang ở, họ
bao giờ cũng ở đâu đó khác. Khi họ đang ở Pune, họ ở
178
Bắc Kinh; khi họ ở Bắc Kinh, họ ở Pune. Những người
kì lạ! Dù họ ở bất kì đâu bạn cũng có thể chắc chắn
rằng ít nhất họ không ở đó; họ có thể đang ở chỗ nào
đó khác trên thế giới. Làm sao họ có thể hiểu được?
Và họ chỉ lắng nghe lời, họ không bao giờ lắng
nghe nghĩa cả - bởi vì nghĩa có thể được nghe chỉ bằng
trái tim. Lời có thể được nghe bằng đầu. Bây giờ, họ
không biết cách nghe qua trái tim. Lắng nghe qua trái
tim là nghĩa của việc là đệ tử; lắng nghe qua trái tim
nghĩa là lắng nghe trong tình yêu, trong tin cậy, trong
thông cảm sâu sắc, và cuối cùng trong thấu cảm sâu
sắc. Lắng nghe qua trái tim nghĩa là lắng nghe dường
như bạn đã trở thành một với điều được nói cho bạn -
khi đệ tử trở nên hài hoà với thầy tới mức ngay cả
trước khi lời được thốt ra thì đệ tử đã nghe thấy chúng,
và không chỉ lời mà cả nghĩa, hương thơm do lời mang
theo. Nhưng điều đó rất vô hình. Cái đầu là thô.
Cái vô hình chỉ có thể được nắm bắt qua mạng
lưới của trái tim.
Nếu bạn có thể là bạn của tôi, nếu bạn có thể trong tình yêu
và tin cậy sâu sắc ở đây trong sự hiện diện của tôi, nếu
chúng ta có thể đối diện lẫn nhau và soi gương lẫn
nhau, những điều cực kì quan trọng sẽ bắt đầu xảy ra
theo cách riêng của chúng - bởi vì trái tim bạn sẽ hiểu,
và khi trái tim hiểu, lập tức biến đổi xảy ra.
Khi cái đầu hiểu, thế thì nó hỏi, "Làm sao? Vâng
điều đó đúng; bây giờ, làm sao nó có thể được làm?"
Nhớ khác biệt này: trong cái đầu, tri thức và hành động
là hai điều khác nhau; trong trái tim, tri thức là hành
động.
Socrates nói: Tri thức là đức hạnh - và ông ấy đã
không được hiểu qua nhiều thời đại. Ngay cả các đệ tử
riêng của ông ấy, Plato và Aristotle, đã không hiểu ông
ấy đúng. Khi ông ấy nói tri thức là đức hạnh, ông ấy
ngụ ý có cách lắng nghe và hiểu trong đó khoảnh khắc
bạn hiểu ra một điều, bạn không thể làm khác được.
Khi bạn thấy rằng đây là cửa, thế thì bạn không thể cứ
cố đi ra qua tường được, bạn sẽ đi ra qua cửa. Thấy
nghĩa là hành động, thấy đem tới hành động.
Nếu khi tôi bảo bạn, "Đây là cửa. Bất kì khi nào
bạn muốn ra, xin ra qua cửa này, bởi vì bạn đập đầu
mình khi cố đi ra qua tường là đủ rồi," bạn nói, "Vâng,
thưa thầy, tôi hiểu rõ lắm, nhưng làm sao đi ra qua cửa
được?" câu hỏi của bạn sẽ chỉ ra rằng trái tim vẫn chưa
lắng nghe đâu, chỉ mỗi cái đầu. Cái đầu bao giờ cũng
hỏi "Làm sao?"
Cái đầu bao giờ cũng hỏi những câu hỏi dường
như rất thích đáng trên bề mặt nhưng tuyệt đối lố bịch.
Trái tim không bao giờ hỏi cả - nó lắng nghe và hành
động. Lắng nghe và hành động là một trong trái tim;
tình yêu biết và hành động tương ứng. Nó chưa bao
giờ hỏi "Làm sao?" Trái tim có thông minh của riêng
nó. Cái đầu là trí tuệ, trái tim là thông minh.
Hoa sen mọc duyên dáng làm sao
trong rác rưởi của lề đường.
Hương thuần khiết của nó làm thích thú trái tim.
180
Nhớ điều đó lặp đi lặp bởi vì bạn sẽ quên đi quên
lại rằng đó là vấn đề của trái tim. Nếu trái tim vui
mừng trong cái gì đó, thế thì bạn có thể chắc chắn cuộc
sống của bạn đang phát triển, mở rộng; tâm thức bạn
đang trở thành rõ ràng hơn, thông minh của bạn đang
thoát ra khỏi tù túng của nó.
Hoa sen mọc duyên dáng làm sao trong rác rưởi
của lề đường. Từ về hoa sen mà Phật dùng là pankaj;
đó là một trong những từ hay nhất. Pankaj nghĩa là cái
được sinh ra từ bùn, từ bùn bẩn. Hoa sen là một trong
những hiện tượng huyền diệu nhất trong sự tồn tại; do
đó ở phương Đông nó đã trở thành biểu tượng của biến
đổi tâm linh. Phật ngồi trên hoa sen, Vishnu đứng trên
hoa sen. Tại sao lại hoa sen? - bởi vì hoa sen có một ý
nghĩa rất biểu tượng: nó mọc ra từ bùn bẩn. Nó là biểu
tượng biến đổi, nó là sự biến thái. Bùn thì bẩn, có thể
còn bốc mùi hôi; hoa sen là hương thơm, và nó bắt
nguồn từ bùn hôi.
Phật đang nói: Theo đích xác cùng cách đó, cuộc
sống thường chỉ là bùn hôi - nhưng khả năng trở thành
hoa sen được ẩn ở đó. Bùn có thể được biến đổi, bạn
có thể trở thành hoa sen. Dục có thể được biến đổi và
nó có thể trở thành samadhi. Giận có thể được biến đổi
và nó có thể trở thành từ bi. Ghét có thể được biến đổi
và nó có thể trở thành yêu. Mọi thứ mà bạn có cái nhìn
tiêu cực bây giờ, như bùn, có thể được biến đổi. Tâm
trí ồn ào của bạn có thể được làm trống rỗng và được
biến đổi, và nó trở thành âm nhạc tinh tú.
Đi theo người đã thức tỉnh
và từ trong những người mù
ánh sáng của trí huệ của ông
sẽ chiếu sáng hoàn toàn bên ngoài.
181
Nhưng lối ra duy nhất khỏi đống lộn xộn này là ở
việc hài hoà với ai đó đã thức tỉnh. Bạn đang ngủ; chỉ
ai đó thức tỉnh mới có thể lay bạn ra khỏi giấc ngủ của
mình, mới có thể giúp bạn ra khỏi nó.
Gurdjieff thường nói: Nếu bạn đang trong tù, chỉ ai
đó ở ngoài nhà tù mới có thể xoay xở, mới có thể thu
xếp để cho bạn có thể thoát ra khỏi nhà giam; bằng
không điều đó là không thể được. Và bạn không chỉ
trong nhà giam - bạn đã bị thôi miên và được bảo rằng
đây không phải là nhà giam, đây là nhà bạn. Bạn
không chỉ trong tù - bạn đã tin nó là nhà bạn và bạn
đang trang hoàng cho nó. Toàn thể cuộc sống của bạn
không là gì ngoài việc trang hoàng cho nhà giam này,
và bạn đang đua với các tù nhân khác, những người
cũng đang trang hoàng cho xà lim đen tối của mình.
Chỉ ai đó tự do, người đã có thời ở trong tù và
không còn trong tù nữa, mới có thể xoay xở đánh thức
bạn, làm cho bạn nhận biết về thực tại. Người đó có
thể xoay xở để giải thôi miên bạn, người đó có thể
giúp bạn giải ước định, và người đó có thể phát minh
ra các phương pháp và phương tiện để cho bạn có thể
thoát khỏi nhà giam. Người đó có thể hối lộ cai ngục,
cai tù; người đó có thể đem chiếc thang gần bức tường,
người đó có thể ném dây thừng vào bên trong. Người
đó có thể làm ra lỗ hổng trong tường từ bên ngoài... cả
nghìn lẻ một khả năng.
Nhưng hi vọng duy nhất cho bạn là trong tiếp xúc
sâu với ai đó đã thức tỉnh. Người thức tỉnh được gọi là
thầy - satguru. Nếu bạn có thể tìm thấy thầy, đừng bỏ
lỡ cơ hội này - buông xuôi, thảnh thơi trong hiện hữu
của thầy, thấm đẫm nhận biết của thầy, để hương thơm
182
của thầy bao quanh bạn. Và ngày đó không xa xôi gì
khi bạn cũng được thức tỉnh, bạn cũng sẽ là vị phật.
Tự nhủ mình rằng chừng nào bạn chưa là vị phật,
cuộc sống của bạn vẫn còn là phí hoài. Chỉ bằng việc
là vị phật cuộc sống của người ta mới có vẻ duyên
dáng, đẹp đẽ, thông minh, ý nghĩa, phúc lành.
( còn nữa )

(V/Q chuyển về đây)

muathularung muathularung Đang Ngoại tuyến
Thành Viên đóng góp bài

muathularung is on a distinguished road Ngày tham gia
Aug 2014
Giới tính
Nam
Bài viết
70
5
None


Số lần cộng|trừ: 0 lần
Thanks
5
Thanked 3 Times in 3 PostsRep Power
1
Mặc định

Tập 2
HÀ NỘI 5/2011 ( tiếp theo )
7
Thìa có nếm canh
không?
Đêm dài làm sao với người gác,
Đường dài làm sao với lữ khách mệt lử,
Lang thang lâu sao qua nhiều kiếp
với người ngu bỏ lỡ con đường.
Nếu lữ khách không thể tìm ra
thầy hay bạn đi cùng mình,
để người đó đi một mình
hơn là đi cùng người ngu.
"Con ta, của cải của ta!"
Người ngu tự gây rắc rối cho mình.
Nhưng người đó làm sao có con hay của cải?
Người đó thậm chí không là người chủ riêng của
mình.
Người ngu biết mình là ngu
là khôn hơn nhiều.
218
Người ngu nghĩ mình khôn
thực sự là người ngu.
Thìa có nếm canh không?
Người ngu có thể sống cả đời
cùng với thầy
và vẫn lỡ con đường.
Lưỡi nếm canh.
Nếu ông thức trong hiện diện của thầy
một khoảnh khắc sẽ chỉ cho ông con đường.
Người ngu là kẻ thù riêng của mình.
Tai hoạ người đó gây ra phá huỷ của người đó.
Người đó chịu cay đắng làm sao!
Tại sao làm điều ông sẽ hối tiếc?
Tại sao mang nước mắt theo bản thân ông?
Làm chỉ điều ông không tiếc,
và rót đầy bản thân ông bằng vui vẻ.
Con người là cây cầu giữa cái biết và cái không
biết. Vẫn còn bị giới hạn trong cái biết là kẻ ngu. Đi
tìm cái không biết là bắt đầu của trí huệ. Trở thành một
với cái không biết là trở thành người thức tỉnh, vị phật.
Nhớ lấy, lặp đi lặp lại, rằng con người vẫn chưa là
sự hiện hữu - con người đang trên đường, một lữ
khách, một người hành hương. Con người chưa ở nhà,
con người đang đi tìm nhà. Người nghĩ rằng mình
đang ở nhà là người ngu, vì thế thì việc tìm kiếm dừng
lại, thế thì việc tìm không còn nữa. Và khoảnh khắc
219
bạn dừng tìm tòi và tìm kiếm, bạn trở thành cái vũng
năng lượng tù đọng, bạn bắt đầu bốc mùi. Thế thì bạn
chỉ chết, thế thì bạn không sống chút nào.
Sống là trong tuôn chảy, sống là trong duy trì dòng
sông - bởi vì chỉ dòng sông sẽ đạt tới đại dương. Nếu
bạn trở thành cái ao tù đọng thế thì bạn chẳng đi đâu
cả. Thế thì bạn không thực sự sống. Người ngu không
sống, người đó chỉ giả vờ sống. Người đó không biết,
người đó chỉ giả vờ biết. Người đó không yêu, người
đó chỉ giả vờ yêu. Người ngu tự phụ.
Người trí huệ sống, yêu, người trí huệ truy tìm.
Người trí huệ sẵn sàng, bao giờ cũng sẵn sàng, đi vào
biển chưa lập bản đồ. Người trí huệ có tính phiêu lưu.
Người ngu sợ.
Khi Phật dùng từ 'ngu' bạn phải nhớ mọi nghĩa này
của từ này. Không phải là nghĩa thường mà Phật đem
cho từ 'ngu'. Với ông ấy, người ngu nghĩa là người
sống trong tâm trí và không biết gì về vô trí; người
sống trong thông tin, tri thức, và đã không nếm trải cái
gì của trí huệ; người sống cuộc sống vay mượn, bắt
chước, nhưng chẳng biết gì về bất kì cái gì nảy sinh
trong bản thể riêng của mình.
Với "người ngu" Phật ngụ ý người đã quá quen
thuộc với kinh sách, nhưng chưa nếm trải lấy một
khoảnh khắc của chân lí. Người đó có thể là học giả
lớn, rất thông thái - thực ra, người ngu là các học giả;
họ phải như vậy bởi vì đó là cách duy nhất để che giấu
cái ngu của họ. Người ngu là những người rất có học;
họ phải như vậy, bởi vì chính là chỉ qua những lời có
học, các lí thuyết, các triết lí mà họ mới có thể che
giấu cái dốt nát bên trong của họ, mà họ mới có thể
220
che giấu cái trống rỗng của họ, mà họ mới có thể tin
rằng họ cũng biết.
Nếu bạn muốn tìm thấy người ngu, vào các đại
học, vào các viện hàn lâm. Tại đó bạn sẽ tìm thấy họ -
trong dốt nát hoàn toàn của họ, nhưng vẫn giả vờ biết.
Họ chắc chắn biết điều người khác đã nói, nhưng đấy
không phải là cái biết thực. Người mù có thể thu thập
mọi thông tin có đó về ánh sáng, nhưng người đó sẽ
vẫn còn mù. Người đó có thể nói về ánh sáng, người
đó có thể viết ra các chuyên luận về ánh sáng; người
đó có thể rất láu lỉnh trong dự đoán, trong nguỵ tạo các
lí thuyết, nhưng dầu vậy người đó vẫn còn là người mù
và người đó chẳng biết gì về ánh sáng cả. Nhưng thông
tin mà người đó thu thập có thể không chỉ lừa dối
người khác, nó có thể lừa dối bản thân người đó nữa.
Người đó có thể bắt đầu nghĩ rằng mình biết, rằng
mình không mù nữa.
Khi Phật dùng từ 'ngu' ông ấy không ngụ ý đơn
giản là dốt nát, bởi vì nếu người dốt nát mà nhận biết
rằng mình dốt nát, người đó không phải là người ngu.
Và điều có thể hơn đối với người dốt nát là nhận biết
rằng mình dốt nát hơn chính cái gọi là những người có
học. Bản ngã của họ cũng được thổi phồng thế; rất khó
cho họ thấy - điều đó đi ngược lại đầu tư của họ. Họ đã
dành cả các kiếp sống của họ cho tri thức, và bây giờ,
thật là khó khăn, thật là gian nan để nhận ra sự kiện là
tất cả tri thức này là vô nghĩa, vô tích sự, vì bản thân
họ đã không nếm trải chân lí.
Người dốt nát có thể nhớ rằng mình dốt nát -
người đó chẳng có gì để mất; nhưng người có học,
người đó không thể nhận ra được rằng mình dốt nát -
người đó có nhiều thứ để mất. Người thông thái là
221
người ngu thực. Người dốt nát là hồn nhiên; người đó
biết rằng mình không biết, và bởi vì người đó biết rằng
mình không biết, vì người đó là người dốt nát, nên
người đó ở ngay ngưỡng cửa của trí huệ. Bởi vì người
đó biết mình không biết, người đó có thể truy tìm, và
cuộc truy tìm của người đó sẽ thuần khiết, không định
kiến. Người đó sẽ truy tìm mà không có kết luận nào.
Người đó sẽ truy tìm mà không là người Ki tô giáo hay
người Mô ha mét giáo hay người Hindu giáo. Người
đó đơn giản sẽ truy tìm như người truy tìm. Việc truy
tìm của người đó sẽ không bắt nguồn từ những câu trả
lời làm sẵn, việc truy tìm của người đó sẽ bắt nguồn từ
trái tim riêng của người đó. Việc truy tìm của người đó
sẽ không phải là sản phẩm phụ của tri thức, việc truy
tìm của người đó sẽ có tính tồn tại. Người đó truy tìm
bởi vì đó là vấn đề sống và chết với người đó. Người
đó truy tìm bởi vì người đó thực sự muốn biết. Người
đó biết rằng mình không biết - đó là lí do tại sao người
đó truy tìm. Việc truy tìm của người đó có cái đẹp của
riêng nó. Người đó không phải là người ngu, người đó
đơn giản dốt nát. Người ngu thật là người nghĩ mình
biết mà chẳng biết gì cả.
Socrates đã cố gắng làm cùng điều đó ở Athens:
ông ấy đã cố gắng làm cho những người ngu có học
này nhận biết rằng mọi học vấn của họ đều là giả, rằng
họ thực sự là người ngu, kẻ giả vờ, đạo đức giả. Một
cách tự nhiên, mọi giáo sư và mọi triết gia và mọi cái
gọi là nhà tư tưởng... và Athens đầy những họ. Athens
là thủ đô của tri thức vào những ngày đó. Cũng như
ngày nay mọi người nhìn vào Oxford hay Cambridge,
mọi người đã nhìn tới Athens. Nơi đó đầy những
người ngu có học, và Socrates đang cố gắng đưa họ
xuống đất, làm tan nát tri thức của họ, đang nêu ra
222
những câu hỏi - đơn giản theo cách nào đó, nhưng khó
được trả lời bởi những người chỉ đi góp nhặt tri thức từ
người khác.
Athens trở nên giận Socrates lắm. Họ đã đầu độc
con người này. Socrates là một trong những người vĩ
đại nhất đã từng bước đi trên trái đất; và điều ông ấy
đã làm rất ít người đã làm được. Phương pháp của ông
ấy là phương pháp cơ bản. Phương pháp của Socrates
để truy tìm là tới mức nó phơi bày người ngu là ngu.
Phơi bày người ngu là ngu là điều nguy hiểm, tất
nhiên, bởi vì người đó sẽ trả thù. Socrates đã bị đầu
độc, Jesus đã bị đóng đinh, Phật đã bị kết án.
Ngày Phật chết, Phật giáo bị tống khỏi đất nước
này, bị trục xuất khỏi đất nước này. Các học giả, các
nhà bác học, những người brahmins, không thể cho
phép nó còn lại. Nó quá không thoải mái cho họ. Công
kích cơ sở của nó là vào các brahmins, những kẻ ngu
có học, và một cách tự nhiên họ đều bị bực mình. Họ
đã không thể đối diện được với Phật, họ đã không thể
đương đầu được với ông ấy. Họ chờ đợi cơ hội của họ
theo cách tinh ranh: khi Phật chết, thế rồi họ bắt đầu
đánh các tín đồ. Khi ánh sáng đã tắt rồi, thế thì đó là
thời gian cho cú, cho người ngu có học, để cai trị đất
nước này lần nữa. Và kể từ lúc đó họ đã cai trị mãi cho
tới nay - họ vấn đang nắm quyền. Vẫn cùng những
người ngu đó!
Thế giới đã chịu đựng nhiều rồi. Con người có thể
đã trở thành vinh quang của trái đất, nhưng bởi vì
những kẻ ngu này... và bởi vì họ có quyền họ có thể
gây hại, và bởi vì họ có quyền họ có thể phá huỷ bất kì
khả năng nào, bất kì cơ hội nào cho con người tiến
hoá. Con người đã đi trong vòng tròn, và những người
223
ngu này không muốn con người trở thành trí huệ, bởi
vì nếu con người trở thành trí huệ những người ngu
này sẽ không ở đâu cả. Họ sẽ không trong quyền lực
nữa - về tôn giáo, chính trị, xã hội, tài chính, mọi
quyền lực sẽ mất đi. Họ có thể vẫn còn trong quyền
lực chỉ nếu họ có thể cứ phá huỷ đi mọi khả năng của
trí huệ đối với con người.
Khi bạn đứng trên đỉnh núi chan hoà ánh nắng, bạn
biết mọi thứ bên dưới thung lũng. Người dưới thung
lũng có thể không nhận biết về bạn chút nào, điều đó
là không thể được cho họ. Thung lũng có mối bận tâm
riêng của nó, vấn đề riêng của nó. Thung lũng bận tâm
với bóng tối riêng của nó.
Người ngu có thể tới một thầy nhưng sẽ vẫn còn
chẳng được lợi lộc gì bởi vì người đó sẽ chỉ thấy cái
bên ngoài. Người đó sẽ không có khả năng thấy được
cái bản chất, người đó sẽ không có khả năng thấy được
cái cốt lõi. Người ngu cũng tới đây nữa, nhưng người
đó chỉ nghe những lời - và người đó cứ diễn giải
những lời này theo ý tưởng riêng của mình. Người đó
cứ thoả mãn hoàn toàn rằng mình biết điều đang xảy
ra.
Có nhiều người ngu không tới đây - họ không cảm
thấy cần thiết. Họ đơn giản phụ thuộc vào các báo cáo
của những người ngu. Thế là đủ. Chỉ một người ngu có
229
thể thuyết phục cả nghìn người ngu, bởi vì ngôn ngữ
của họ là như nhau, định kiến của họ là như nhau,
quan niệm của họ là như nhau… không có vấn đề gì!
Một người ngu đã thấy, và tất cả những người ngu
khác bị thuyết phục. Một người ngu tường trình trên
báo chí và tất cả những người ngu khác đọc nó vào
buổi sáng, và được thuyết phục.
Lời kinh:
Đêm dài làm sao với người gác,
Đường dài làm sao với lữ khách mệt lử,
Lang thang lâu sao qua nhiều kiếp
với người ngu bỏ lỡ con đường.
Đêm rất dài đối với người gác đêm - tại sao?
Người đó không thể thảnh thơi, người đó phải giữ bản
thân mình thức bằng cách nào đó. Đó là cuộc vật lộn.
Người đó phải giữ bản thân mình thức đi ngược tự
nhiên, bởi vì đêm có nghĩa là dành cho thảnh thơi và
nghỉ ngơi và đi vào giấc ngủ. Người đó đang tranh đấu
chống lại tự nhiên - người ngu là như vậy. Người ngu
cứ tranh đấu chống lại tự nhiên. Người đó cố gắng bơi
ngược dòng; do đó, khổ của người đó kéo dài, dài
không cần thiết. Người đó nhân nó lên cả nghìn lần bởi
vì người đó không thể buông bỏ được, người đó không
thể thảnh thơi được.
Chỉ dẫn thứ nhất về tâm trí ngu si là ở chỗ nó
không thể thảnh thơi được, nó bao giờ cũng căng
thẳng, nó bao giờ cũng canh gác, nó bao giờ cũng sợ.
Đêm dài làm sao với người gác... Nó không dài
như vậy với những người đang nghỉ ngơi, thảnh thơi,
230
và đã đi vào trong giấc ngủ sâu. Nó trôi qua nhanh thế!
Mới khoảnh khắc này bạn còn thức, thế rồi bạn rơi vào
giấc ngủ... và khoảnh khắc sau bạn thức dậy, trời đã
sáng rồi. Bạn không thể tin được đêm đã bay qua
nhanh thế. Nếu bạn thực sự nghỉ... bạn càng nghỉ
nhiều, đêm bay qua càng nhanh. Nếu bạn nghỉ toàn bộ,
thời gian biến mất. Đây là điều gì đó cần được hiểu.
Thời gian là hiện tượng tâm lí. Tôi không nói về
thời gian bạn thấy trên đồng hồ, tôi đang nói về thời
gian tâm lí. Khi bạn hạnh phúc, thảnh thơi, an bình,
thời gian bay qua nhanh. Khi bạn đau đớn, khổ sở,
buồn phiền, thời gian trôi qua rất chậm; nó dường như
không chấm dứt.
Bạn đã ngồi bên cạnh người sắp chết trong đêm
chưa? Dường như sáng chẳng bao giờ tới. Đêm dường
như dài thế... vẫn cùng đêm đó thôi. Cùng đêm đó bạn
ngồi cùng người yêu, và đêm bay qua nhanh tới mức
bạn không thể tin được vào điều đó - bởi vì bạn hạnh
phúc và bạn thảnh thơi và bạn tận hưởng và bạn đi với
tự nhiên, không tranh đấu. Yêu nghĩa là buông xuôi,
yêu nghĩa là thảnh thơi.
Người ta cứ hỏi Albert Einstein lặp đi lặp lại mãi
trong đời ông ấy, "Lí thuyết tương đối là gì?" Đó là
một lí thuyết phức tạp và nó không thể được giải thích
một cách dễ dàng cho những người không biết về toán
học cao cấp. Thực ra, người ta nói rằng chỉ có mười
hai người trên cả trái đất hiểu đích xác điều Einstein
ngụ ý bởi lí thuyết tương đối. Làm sao giải thích nó
cho người thường được?
Cho nên ông ấy đã đưa ra cách giải thích hay này.
Ông ấy sẽ nói, "Ngồi trên bếp lò nóng thì một giây
dường như vĩnh viễn, không chấm dứt - nó nóng thế,
231
nó đau thế. Và thế rồi cầm tay người yêu và ngồi bên
cô ấy trên bờ sông trong đêm trăng tròn, và hàng giờ
trôi qua như khoảnh khắc." Điều này, ông ấy thường
nói, là lí thuyết tương đối.
Mọi thứ đều phụ thuộc vào bạn, vào trạng thái tâm
lí của bạn. Thời gian không phải là hiện tượng vật lí,
vật chất; nó có tính tâm lí. Do đó, trong thiền sâu thời
gian biến mất toàn bộ. Và điều này không phải là cái
gì mới, các nhà huyền môn đã biết tới nó trong nhiều
thời đại. Họ đã nói, mọi nhà huyền môn của mọi nước,
rằng thời gian dừng khi thiền thực sự bắt đầu.
Thế giới này bao gồm thời gian và không gian. Đó
là cách Albert Einstein định nghĩa nó: không-thờigian.
Ông ấy tạo ra một từ từ hai từ, bởi vì ông ấy nói
thời gian không là gì ngoài chiều thứ tư của không
gian. Cho nên thế giới này bao gồm không gian và thời
gian, và trong thiền bạn biến mất khỏi cả hai, hay cả
hai biến mất khỏi bản thể bạn. Bạn không biết bạn ở
đâu. Bạn hiện hữu, chắc chắn, còn hơn cả bạn đã từng
hiện hữu; bạn toàn bộ ở đó nhưng không có không
gian giới hạn bạn và không có thời gian xác định bạn.
Sự tồn tại thuần khiết. Một khi được nếm trải rồi, mọi
cái ngu ngốc biến mất.
Người ngu sống trong thời gian, người trí huệ sống
trong vô thời gian.
Người ngu sống trong tâm trí, người trí huệ sống
trong vô trí.
Đêm dài làm sao với người gác, đường dài làm
sao với lữ khách mệt lử... nhìn vào mặt mọi người mà
xem - họ trông mệt mỏi làm sao, mòn mỏi, hoàn toàn
thất vọng. Và họ không chỉ trông như vậy, họ là như
vậy đấy. Linh hồn của họ mệt mỏi, chính bản thể họ đã
trở thành một loại chán ngán. Họ đang kéo lê bản thân
mình - họ không vui vẻ, không nhảy múa trong bước
đi của họ, không bài ca trong trái tim họ, không biết
233
ơn, không cám ơn... ngược lại, nhiều phàn nàn ca cẩm
thế.
Một trong những nhân vật của Dostoevsky trong
cuốn Anh em nhà Karamazov nói, "Tôi muốn trả lại
cuộc sống này cho Thượng đế nếu tôi gặp ngài. Tôi
không muốn sống thêm nữa. Cuộc sống đầy khổ não
thế!" Anh ta muốn trả vé. Làm sao anh ta có thể cám
ơn được?
Nghĩ mà xem: nếu bạn gặp Thượng đế một ngày
nào đó, bạn định nói gì với ngài? Thậm chí khó mà nói
"Chào ngài!" Bạn sẽ giận ngài thế, hoàn toàn bực tức
thế, cáu bẳn vì rằng đây là người đã tạo ra bạn, đây là
người đã tạo ra thế giới này! Điều đó là đơn giản bởi vì
điều này mà Thượng đế cứ trốn tránh; bằng không thì
mọi người nhất định giết chết ngài. Họ sẽ không để
cho ngài sống đâu; ngài phải đi trốn, chỉ để sống sót
mà ngài phải đi trốn.
Đêm dài làm sao với người gác, đường dài làm
sao với lữ khách mệt lử, lang thang qua nhiều kiếp dài
làm sao với người ngu bỏ lỡ con đường. Và người ngu
nhất định bỏ lỡ con đường rồi. Tại sao? - bởi vì người
đó nghĩ mình đã biết con đường rồi, bởi vì người đó
nghĩ người đó đang trên đường rồi. Mọi người khác
đều sai, người đó đúng. Người đó tin rằng nếu mọi
người theo người đó, mọi thứ sẽ đúng trên thế giới.
Người đó là cuồng tín. Người đó có Kinh Thánh,
Koran, Vedas - còn cần gì khác nữa? Người đó biết
mọi giáo điều hay của mọi tôn giáo rồi - còn cần gì
thêm nữa? Người đó biết con đường rồi!
Nhưng khi Phật dùng từ 'đạo', ông ấy ngụ ý pháp
dhamma - aes dhammo sanantano. Ông ấy ngụ ý con
đường đưa bạn ra khỏi bản ngã của bạn, con đường
234
đưa bạn ra khỏi tâm trí của bạn, con đường đưa bạn ra
khỏi sự đồng nhất của mình, con đường làm cho bạn
thành cái không tuyệt đối... con đường giúp bạn tan
biến vào trong cái toàn thể.
Ông ấy không nói về tôn giáo, ông ấy không nói
về cái gọi là kĩ thuật, phương cách, phương pháp. Khi
ông ấy dùng từ 'con đường', ông ấy ngụ ý đích xác
điều Lão Tử ngụ ý bởi 'đạo'. Đạo đích xác nghĩa là
"con đường" - con đường tới cái gì? Con đường đi ra
ngoài bản thân bạn, con đường dẫn bạn đi ra khỏi trạng
thái bi giới hạn của bạn, trạng thái bị cầm tù, vào chỗ
mở.
Lang thang qua nhiều kiếp dài làm sao... Và điều
đó thực sự dài, việc lang thang dài - không phải một
ngày hay một kiếp, mà nhiều kiếp, hàng triệu kiếp. Và
nếu mọi người mệt mỏi, điều đó không gây ngạc
nhiên. Nếu mắt họ đầy bụi, điều đó không gây ngạc
nhiên. Nếu linh hồn họ bị bao phủ bởi nhiều tầng bụi
bặm, điều đó không gây ngạc nhiên. Nếu chúng không
còn phản chiếu, nếu những tấm gương của họ bị mất,
điều đó không phải là ngẫu nhiên - điều đó là hiểu
được, mặc dầu không tha thứ được, bởi vì không ai
khác chịu trách nhiệm cho tình huống này ngoại trừ
bạn. Nếu bạn quyết định, bạn có thể vứt bỏ mọi tầng
bụi bặm này ngay chính khoảnh khắc này, và khoảnh
khắc bạn vứt đi mọi bụi bặm của ý nghĩ của mình, bạn
đang trên đường. Bạn là con đường rồi!
 
Last edited by a moderator:

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Cẩn thận khi xem sách: Hiện tượng Osho



Một hiện tượng, tưởng rằng đã chết khi ông Osho tức Bhagwan Shree Rajneesh bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ vào năm 1987, nay đang có những chỉ dấu sống dậy, không phải chỉ trong cộng đồng Oregon, Hoa Kỳ như trước đây mà là trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và có thể ở cả trong nước qua một số sách do Osho giảng được Sư cô Thích nữ Minh Tâm và hội Osho International Foundation dịch ra Việt ngữ.
Một số sách đó được bầy bán tại các nhà sách ở quận Cam Hoa Kỳ và quảng bá qua liên mạng Internet. Họ cũng rao quảng cáo trên một vài nhật báo xuất bản ở miền Nam California, kêu gọi đóng góp tiền ấn tống hai quyển sách Bát Nhã Tâm Kinh và Kinh Kim Cương giảng giải.
Nhằm tìm hiểu hiện tượng này, người viết đành phải bỏ thì giờ ra đọc một số tác phẩm của Osho qua các ấn bản giấy và ấn bản điện tử do thân hữu hội Osho gửi đến. Càng đọc, người viết càng cảm thấy có bổn phận phải viết ra đôi lời để những độc giả, hoặc không biết hay đã biết về Osho, có cái nhìn bao quát hơn về những khía cạnh khác của ông này.
Mặc dù đã dựa chủ yếu vào các nguồn căn bản cho phần tiểu sử Osho, người viết thấy cần phải đưa thêm vào những tin tức khả tín nhất về ông Osho, nhằm mô tả hình ảnh Osho một cách trung thực.
Bài viết được chia làm hai phần, phần đầu viết về con người của Osho và phần sau viết về một vài tác phẩm của ông giảng dạy về đạo Phật, như Kinh Kim Cương và Bát Nhã Tâm Kinh.

PHẦN I: THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Tên thực của Osho là Acharya Rajneesh, sau đổi là Bhagwan Shree Rajneesh (1931-1990). Ông sanh ngày 11 tháng 12 năm 1931 tại làng Rajneesh Chandra Mohan tỉnh Kuchwara, miền Trung Ấn Độ. Vào cuối đời ông đổi tên là Osho. Song thân ông theo đạo Kỳ Na (Jainism), nhưng bản thân ông chưa từng gia nhập một tôn giáo nào trong suốt quãng đời của ông. Từ lúc còn bé, Osho đã tỏ ra là một con người có cá tính độc lập, cương quyết, nổi loạn và luôn luôn bảo hộ ý kiến của mình. Theo sách của ông ghi lại, ông đã đạt định “samadhi” và chứng ngộ vào ngày 21 tháng 3 năm 1953 lúc ông 21 tuổi. Rajneesh đậu bằng Cao học Triết từ viện đại học University of Saugar. Sau đó ông dạy Triết học tại viện đại học University of Jabalpur trong chín năm. Cùng thời gian đó ông đi du thuyết nhiều nơi và trở nên một nhà lãnh đạo tôn giáo.
Năm 1966, ông từ nhiệm việc giảng dạy tại viện đại học Jabalpur và tập trung các nỗ lực vào việc giáo huấn cho các đệ tử theo ông. Ông thường tiếp các nhóm tu học và cá nhân ở căn hộ apartment của ông ở Bombay, ông hành xử như là vị lãnh đạo tâm linh của họ. Phần lớn các đệ tử của ông đến từ Âu Châu và đã ở Ấn từ vài năm trước.
Năm 1974, Osho từ bỏ Bombay đến thành phố Pune (Poona), miền Nam Ấn thiết lập trung tâm tu học. Có nguồn tin từ những người chống đối ông cho rằng việc ông rời Bombay là do những sự chống đối của cư dân địa phương. Thực tế việc đến Pune là do nhu cầu phát triển cơ sở hầu thoả mãn chỗ ăn ở và tu tập cho các đệ tử. Trung tâm tu học mới rộng sáu mẫu, nằm ở ngoại ô thành phố Pune. Người ta ước tính có tới năm mươi ngàn người Tây Phương đã đến đây tu học để tìm cầu giác ngộ với ông. Vào năm 1979, ông nhìn thấy phong trào tu học theo ông như là một con lộ nhắm hướng bảo hộ dòng giống sinh sản mới cho nhân loại. Ông nói: “Nếu chúng ta không thể tạo ra những người mới trong hai mươi năm tới, thì nhân loại sẽ không có tương lai. Cuộc tàn sát kiểu holocaust trên quả địa cầu chỉ có thể được ngăn chặn nếu chúng ta cho ra đời những con người mới”.
Osho dạy một loại thiền mới, một loại thiền động (dynamic meditation) mà ông lấy từ các đạo Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và một vài tư tưởng triết học nổi tiếng đương thời, rồi pha trộn thành của mình.
Năm 1980, ông bị một người theo Ấn Giáo tấn công bằng dao trong khi ông đang thuyết giảng. Vết thương không nặng nhưng do sức khoẻ của ông vốn yếu kém từ những năm trước đây nay trở nên tồi tệ hơn. Một vài đệ tử thân cận với ông cho biết ông thường hay đau yếu và mắc phải hội chứng mệt mỏi (Chronic Fatigue Syndrome CFS), bị bệnh tiểu đường loại 2, bệnh đau bắp thịt, bệnh cao áp huyết và thường xuyên dùng thuốc Valium.
Năm 1981 ông rời Ấn Độ qua Hoa Kỳ chữa bệnh. Các đệ tử của ông mua một nông trại rộng 65,000 mẫu tại Big Muddy Ranch, Dalles, Wasco County, bang Oregon với giá 6 triệu dollars. Nông trại này sau đó được đổi tên là Rajneeshpuram . Ông đã thiết lập được một làng tâm linh tu học rộng lớn cách thị trấn Antelope 12 miles với một giảng đường rộng 88,000 square foot, một sân bay nhỏ và 4000 hội viên thường trú, một số được trang bị súng phòng thủ. Đời sống trong làng bị nhiều áp lực từ ban lãnh đạo của Oshọ cho đến chính quyền địa phương. Nhiều cư dân địa phương xung quanh sống lâu đời ở đây đã dị ứng với những người mới đến này. Họ chống đối sự hiện diện của nhóm người do ông lãnh đạo, và vì vậy đã có những sự va chạm lẫn nhau. Thành phố từ chối cấp giấy phép xây cất và ra lệnh triệt hạ những cơ sở đã xây không có giấy phép. Khi các viên chức chính quyền địa phương ngăn cản việc xây cất không có phép, thì văn phòng chính quyền liền bị nhóm người lạ mặt ném chất nổ.
Do hội đồng thành phố tiếp tục từ chối cấp giấy phép xây cất, nên các đệ tử của Osho bầu người của mình vào hội đồng thành phố. Tân hội đồng thành phố lãnh đạo bởi phe thân Osho, đổi tên Antelope thành City of Rajneesh.
Hai phụ tá cao cấp của Osho là Sally-Anne Croft và Susan Hagan bị truy tố liên quan đến một số tội ác, bao gồm cả tội dự mưu ám sát vị luật sư công tố Charles Turner và vị bác sĩ riêng của Osho. Hai viên phụ tá này bị kết tội 5 năm tù ở với tội danh âm mưu ám sát viên luật sư công tố liên bang Charles Turner, trong âm mưu ngăn chặn việc đóng cửa nông trại. Một số phụ tá khác của Osho chạy thoát về Thuỵ Sĩ, ở đó họ còn nắm giữ một số trương mục ngân hàng cho tổ chức Osho.
Năm 1983, thư ký riêng Sheela Silverman của Osho thay mặt Osho tuyên bố sẽ có đại cơn tàn phá địa cầu trong khoảng từ 1984 và 1999. Các thành phố Tokyo, New York, San Francisco, Los Angeles, Bombay sẽ bị xoá tên khỏi bản đồ thế giới. Điều tiên đoán này không xảy ra và người ta cũng nghi ngờ điều tiên đoán đó không phải của Osho.
Theo tài liệu lưu giữ tại Quốc Hội Hoa Kỳ Congressional Record và ghi lại trong quyển sách Germs, New York Times reporter Judith Miller, [Simon & Schuster Book] cho biết một số đệ tử của Osho là thủ phạm gieo rắc vi khuẩn Salmonella tại một số nhà hàng bán salad bar nhằm đe doạ cư dân ủng hộ dự án luật ngăn cấm các hoạt động của Osho. Trong vụ này có 751 người nhiễm vi khuẩn Salmonella. Sự cố này đã gây chấn động ở Hoa Kỳ vào năm 1984 khi được các đài truyền hình quốc gia như ABC News, Lehrer NewsHour of Public Television loan tải trong ngày 1 tháng 10 và trên tuần báo Time Magazine, số ra ngày 3 tháng 10, với tựa đề là "America's First Bioterrorism Attack." [01], [02], [03]
Lo sợ bị chính quyền áp dụng biện pháp mạnh, một số đệ tử của Osho đã thu xếp cho ông di chuyển đến thành phố Charlotte, bang North Carolina. Nhưng báo Origonian cho biết là Osho đã được các đệ tử đưa đi trốn qua vùng hải đảo, biển Caribbien bằng một máy bay riêng của ông, nhưng bị chận bắt khi máy bay dừng tiếp tế nhiên liệu tại Charlotte, North Carolina. Osho bị bắt giữ vì đã liên tiếp vi phạm luật di trú Hoa Kỳ. Ông bị kết tội môi giới làm giả hôn nhân cho những đệ tử mang quốc tịch Ấn kết hôn với những đệ tử mang quốc tịch Hoa Kỳ để hợp pháp hoá việc định cư. Osho cũng bị truy tố về tội khai man trên những giấy tờ di trú.
Năm 1987 Osho nhận tội, bị phạt 400 ngàn Mỹ kim và trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Ông trở về lại Pune (Poona) Ấn Độ, ở đó sức khoẻ của ông trở nên trầm trọng. Osho quyết định khai tử tên Rajneesh (có lẽ là để dấu khuôn mặt thật của ông bị lộ diện ở Hoa Kỳ) và khai tên mới là Osho. Ông từ gĩa cõi đời ngày 19 tháng 1 năm 1990. Giấy khai tử ghi nguyên do tử vong là bệnh trụy tim.
Vào thời kỳ cao điểm, có khoảng 200 ngàn hội viên và 600 trung tâm tu học trên thế giới. Osho bị nhiều nhóm chống đối coi ông như là một giáo phái ma quỷ (an evil). Ông cũng được họ gọi là “sex guru” vì ông quảng bá mạnh mẽ về sex. Ông cho rằng “sự thèm khát dục bên trong mỗi chúng ta có thể trở thành chiếc thang mà qua đó đạt tới ngôi đền của tình yêu", rằng "dục bên trong mỗi chúng ta có thể trở thành phương tiện để đạt tới siêu tâm thức, đạt tới định samadhi.” Ông chỉ bày kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu. Xin trích đoạn: “… Việc thở của người ta càng nhanh, thì thời gian giao hợp càng ngắn; hơi thở người ta càng bình thản và chậm chạp thì việc đó càng kéo dài hơn. Và việc giao hợp càng kéo dài lâu, thì càng nhiều khả năng từ dục tạo ra cánh cửa tới samadhi, một kênh cho siêu tâm thức. …. Vào lúc giao hợp chúng ta ở gần với Thượng đế. Thượng đế tồn tại trong chính hành động sáng tạo cho sinh thành nên cuộc sống mới, và do vậy thái độ của người ta nên giống như thái độ của người đi vào chùa chiền, đền đài hay nhà thờ. Vào lúc cực khoái chúng ta ở gần nhất với đấng Tối cao (From Sex To Super-Consciousness – Osho International Foundation)
Osho phát triển một dạng thiền năng động mới mẻ, được nhiều người biết với tên Dynamic Meditation, thường khởi đầu với các hoạt động mạnh mẽ về thể chất như nhảy múa với âm nhạc kích động, sau đó là thiền im lặng. Phương pháp thiền này, theo Osho, có thể phát triển đến một trạng thái “không tính” và đạt đến giác ngộ. Hành giả sau đó sẽ trở thành “no past, no future, no attachment, no mind, no ego, no self”
Trong thập niên 1980, các đệ tử của Osho thường mặc y phục toàn màu vàng
cam đậm (có khi màu nâu đỏ), không phải chỉ có áo choàng. Vì vậy, họ được gọi là "Orange People". Tên gọi nầy khá phổ thông trong thời kỳ đó. Osho ban tước hiệu mới cho đệ tử. Nam được gọi là “Swami” và nữ được gọi là “Ma”. Mặc dầu đa số đệ tử sống trong môi trường khiêm tốn và đơn giản, nhưng Osho, ngược lại, sống trong xa hoa lộng lẫy, tư thất ông ở có máy điều hoà không khí, có bồn tắm nước nóng. Ông có 27 chiếc xe hơi mang hiệu Rolls Royces do các đệ tử hiến cúng. (Có sách nói 93 chiếc)
Osho dạy rằng Thượng đế trong mọi người và hiện diện mọi nơi chốn. Không có gì ngăn cách giữa God và Not God. Ông thừa nhận Jesus Christ đã giác ngộ và tin tưởng là Jesus còn sống sau khi bị đóng đinh trên cây Thập tự giá và trốn qua Ấn Độ, ở đó Jesus chết lúc 112 tuổi.
Osho nói rằng ông không chỉ định người kế vị khi ông qua đời, vì tất cả các đệ tử của ông đều sẽ là những người kế vị ông. Tuy nhiên, trước khi chết, ông đã chỉ định một hội đồng gồm 21 người điều hành trung tâm tu học Pune. Trung tâm này đã được phát triển từ 6 mẫu thành 32 mẫu. Ngày nay họ điều hành 20 trung tâm trên khắp thế giới và trở thành một tổ chức kinh doanh với lợi tức hàng năm lên đến nhiều triệu Mỹ kim. Ảnh hưởng chính của Osho bây giờ chính là những sách viết của ông. Cũng nên biết hai phụ tá cao cấp của Osho là Sally-Anne Croft và Susan Hagan bị kết án 5 năm tù ở Oregon hồi năm 1995, đã được phóng thích trước thời hạn mãn tù vào tháng 6 năm 1998 và bị trục xuất về Anh Quốc.

PHẦN 2: ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN ĐẠO
Nói rằng ông Osho là một Đạo Sư và những lời giảng dạy của ông là Giáo lý thì không đúng vì tất cả những lời giảng của ông không có gì mới lạ, chỉ là sự góp nhặt rồi pha trộn từ một số giáo lý của các đạo Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và một vài tư tưởng triết học đương thời. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc giảng dạy môn Triết học tại đại học, rồi từ đó chuyển qua dạy về khoa Tâm linh cho những đệ tử và những người theo ông. Thị trường khoa Tâm linh học ở Ấn Độ thời đó rất cạnh tranh và ông là một người giỏi về tiếp thị. Ông đã tung ra thị trường một sản phẩm mới nhiều hấp dẫn. Đó là những lời hứa hẹn “giác ngộ và giải thoát” bằng một đường lối rất quyến rũ là con đường tình yêu và tình dục; mà ông tin rằng sẽ được đón nhận ở cả phương Tây lẫn phương Đông.
Mặc dầu là một người độc tài, độc tôn, độc đoán, nhưng ông lại là một nhà thuyết giảng có tài, có mãnh lực quyến rũ và thuyết phục người nghe, người đọc. Văn tiếng Anh ông viết giản dị, sáng sủa. Ông thuyết giảng rất nhiều và thuộc đủ mọi đề tài.
Với Phật Giáo, ông ca ngợi đức Phật, dùng những thuật ngữ nhà Phật, nên người đọc, nhất là những Phật tử mới vào đạo hay những người có ý muốn hướng về một nền đạo học Đông Phương cảm thấy thích thú và gần gũi với ông. Ông nói thao thao bất tuyệt về kinh Kim Cương, Bát Nhã Tâm Kinh và Kinh Pháp Cú. Ông thuyết giảng về Vô Ngã và Không Tánh của Phật Giáo. Ông cũng giảng và đề cao nhiều pháp thiền định khác nhau của nhiều tôn giáo, như của Mật tông: Kundalini, Mandala và Tình Dục, lẫn của cả Thiền Minh Sát *** của Phật giáo Nam Tông, cũng như thiền quán âm thanh của kinh Lăng Nghiêm v... v… Ông có lối diễn giảng như hỏa mù, vừa ca ngợi, vừa xuyên tạc đạo Phật (một cách tinh vi), lại vừa lợi dụng uy tín của đức Phật, dùng đức Phật như một cái dù che; nhưng thực chất bên trong nôị dung những điều ông giảng lại chứa đựng những tư tưởng đối nghịch với tư tưởng nhà Phật. Đây chính là điều mà người ta thường gọi là “cái bẫy của ngôn ngữ”.
Chúng ta hãy đọc một đoạn của Osho dưới đây: ”Đừng lo sợ gì cả, vì toàn bộ tiến trình giáo lý Bát Nhã Tâm Kinh sẽ giúp anh phóng thể, khai sáng cái bản ngã: cái “Tôi” đó thực không hiện hữu – chỉ cái “Tôi” đó là cái duy nhất không hiện hữu, không thực! Ngoài ra tất cả đều thực có. Có nhiều đạo sư đã nói: “Thế giới này là ảo ảnh và linh hồn mới hiện hữu – cái ‘Tôi” là thực, ngoài ra đều là ảo giác.” Đức Phật lại giảng trái ngược lại: “Cái Tôi là không thực, còn những thứ khác là thực.” Tôi đồng ý với Đức Phật về quan điểm này hơn tất cả những lập thuyết, quan niệm của những đạo sư khác…[Osho: Bát Nhã Tâm Kinh, Việt dịch: Thích nữ Minh Tâm]
Đức Phật không hề nói “cái Tôi là không thực, còn những thứ khác là thực…” Những người am tường giáo lý đạo Phật đều biết trong suốt bốn mươi chín năm thuyết pháp, Đức Phật đều là tuỳ căn cơ, hay nói một cách khác, tuỳ bệnh “chấp thật” của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Ngài phá chấp thật: phá Ngã chấp, Pháp chấp và Không chấp; [01] ngay cả lời nói của Ngài, Ngài cũng nói là vọng tưởng, chớ nên chấp thật.
Một đoạn khác, cũng trong Bát Nhã Tâm Kinh, Osho cho rằng Tiểu ngã hoà nhập vào Đại ngã là Niết Bàn: “Chỉ có người nào yêu và thiền định thì mới có thể chết tỉnh thức được. Và một khi anh chết trong tỉnh thức rồi, thì anh không cần phải lộn lạo luân hồi trở lại cuộc đời này nữa, vì anh đã học xong bài học thế gian rồi. Rồi anh tan biến vào vũ trụ, hội nhập vào đại thể, hoà mình vào chân ngã – đó là Niết Bàn tịch tĩnh đấy, anh ạ! [Osho: Bát Nhã Tâm Kinh, Việt dịch: Thích nữ Minh Tâm]
Đây chính là quan niệm của Ấn Độ giáo hay Bà La Môn Giáo. Đối với Phật giáo thì mọi khái niệm, tư tưởng về Bản Ngã, dù là Tiểu Ngã hoặc Đại Ngã đều bị quét sạch, kể cả cái công cụ quét cũng bị quét luôn. Ngay cả đến giáo lý của Phật giảng dạy cũng chỉ được coi là phương tiện như con đò đưa người qua sông. Khi đã đến được bến đò thì phải bỏ đò và người đưa đò tức Phật cũng phải bỏ luôn và phải bỏ luôn cả cái vọng chấp gọi là bến đò nữa mới có thể đạt tới cái mà sách vở tạm dùng ngôn từ mà gọi là Niết Bàn, Chơn Như.
Còn trên phương diện hành trì, giáo lý nhà Phật chủ trương diệt dục vì dục là nguồn gốc của khổ đau và luân hồi thì Osho lại chủ trương ngược lại. Ông đề cao dục, ca ngợi dục, quảng bá dục; nhất là tình yêu và tình dục, ông dành nhiều buổi thuyết giảng về tình dục và viết thành một quyển sách nói về Dục. Ông chỉ dạy kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu. Nên lưu ý, đây là điểm quan trọng trong quá trình truyền đạo của ông, là “đường lối hành trì” để hành giả đạt đến giác ngộ giải thoát, đến Niết Bàn hay Thượng Đế” của cái gọi là “giáo lý” của “Đạo sư Osho”. Xin trích đoạn:
“..Nhưng người đã nghiên cứu về dục, người đã đi sâu vào nó, người đã thiền về những kinh nghiệm nhiều kiếp, đều nêu ra rằng nếu giao hợp chỉ kéo dài một phút thì con người sẽ ham muốn nó lần nữa vào ngày hôm sau, nhưng nếu nó có thể được kéo dài trong ba phút thì người đó sẽ không nghĩ về dục trong một tuần tiếp sau. Hơn nữa, họ đã quan sát rằng nếu giao hợp có thể được kéo dài trong bẩy phút thì người đó sẽ tự do khỏi dục đến mức không ý nghĩ đam mê dục nào nẩt sinh trong người đó trong ba tháng. Và nếu thời kì giao hợp có thể kéo dài ba giờ thì người đó sẽ tự do với dục mãi mãi; người đó sẽ không bao giờ ham muốn nó lần nữa!
Nhưng kinh nghiệm của con người nói chung chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc; thậm chí khó mà tưởng tượng được một thời kì ba giờ. Tuy nhiên, tôi lặp lại: nếu một người có thể vẫn còn trong tư thế giao hợp, có thể vẫn còn trong samadhi đó, trong sự chìm ngập ba giờ, thế thì chỉ một hành động giao hợp đó cũng đủ để giải phóng người đó khỏi dục cho phần còn lại trong cuộc đời mình. Nó để lại sau một kinh nghiệm mãn nguyện, một kinh nghiệm phúc lạc đến mức nó kéo dài cả đời. Sau việc giao hợp hoàn hảo đó thì không còn rào chắn để đạt tới vô dục thực sự.
Thậm chí sau cả đời kinh nghiệm dục chúng ta cũng chẳng bao giờ đạt tới bất kì đâu gần cái giai đoạn tối cao đó, gần điều thiêng liêng đó. Tại sao? Người ta đạt tới tuổi già chín muồi, đi tới cuối cuộc sống của mình, nhưng người đó chưa bao giờ được tự do khỏi sự thèm khát dục, khỏi niềm đam mê giao hợp. Tại sao? Bởi vì người đó chưa bao giờ hiểu mà cũng không được bảo cho về nghệ thuật dục, về khoa học dục. Người đó chưa bao giờ xem xét nó; người đó chưa bao giờ thảo luận về nó với người đã chứng ngộ.
Bạn có thể ngần ngại rằng một kinh nghiệm mà thường chỉ kéo dài một khoảnh khắc lại có thể được kéo dài trong ba giờ, cho nên tôi sẽ nêu ra cho bạn một số điểm chỉ dẫn. Nếu bạn chú ý tới chúng, thì cuộc hành trình tới vô dục sẽ trở nên đơn giản hơn.
Việc thở của người ta càng nhanh, thì thời gian giao hợp càng ngắn; hơi thở người ta càng bình thản và chậm chạp thì việc đó càng kéo dài hơn. Và việc giao hợp càng kéo dài lâu, thì càng nhiều khả năng từ dục tạo ra cánh cửa tới samadhi, một kênh cho siêu tâm thức. Như tôi đã nói trước đây, việc hiểu về vô ngã, về vô thời gian, bắt đầu hé mở ra cho con người trong samadhi-dục đó. Việc thở phải rất chậm. Việc làm chậm hơi thở sẽ mở ra viễn cảnh ngày càng sâu sắc hơn của nhận thức rõ.
Một điều khác cần phải nhớ trong hành động giao hợp là ở chỗ nhận biết của bạn nên được tập trung vào giữa hai con mắt, ở chỗ của agnichakra. Nếu sự chú ý được tập trung vào đó, thì thời hạn cực đỉnh có thể được kéo dài - thậm chí tới ba giờ. Và một hành động giao hợp như vậy có thể bắt rễ chắc chắn một người vào mảnh đất của vô dục - không chỉ cho kiếp sống này mà cho kiếp sống tiếp nữa..” [Osho: Từ Dục Tới Siêu Tâm Thức (Bài nói thứ 4)©Osho International Foundation]
Có người cho rằng những điều giảng trên không phải là của Phật giáo mà là của Mật Giáo Ấn Độ hay như Osho gọi chung chung là Mật tông.
Thêm vào đó, tình yêu và tình dục nam nữ mà Osho đề cao cũng được ông giảng lồng vào trong các kinh Phật, như trong kinh Kim Cương và Bát Nhã Tâm kinh. Điều này xác nhận tư tưởng của ông đối nghịch với giáo lý nhà Phật như nước với lửa. Xin trích đoạn: “…Chỉ có tình yêu lan tràn ra thế giới mới đem đến cách mạng. Chủ nghĩa cộng sản đã thất bại, chủ nghĩa phát xít đã thất bại, chủ nghĩa tư bản đã thất bại. Tất cả các "chủ nghĩa" đều thất bại bởi vì sâu bên dưới tất cả chúng đều kìm nén dục. Về phương diện này, không có sự khác biệt giữa Washington và Moscow, Bắc kinh và Delhi không có khác biệt nào hết cả. Tất cả họ đều đồng ý về một điểm rằng dục cần phải bị kiểm soát, rằng người ta phải không được phép có niềm vui hồn nhiên trong dục. Mật tông tới để lập lại quân bình. Mật tông là phương thuốc cho nên nó nhấn mạnh quá nhiều vào dục. Những cái gọi là tôn giáo nói dục là tội lỗi, còn mật tông nói dục là hiện tượng thiêng liêng duy nhất. Mật tông là phương thuốc. Thiền không phải là phương thuốc. Thiền là trạng thái khi bệnh tật đã biến mất và tất nhiên, cùng mất đi với bệnh thì phương thuốc cũng mất đi nữa. Một khi bạn được chữa lành khỏi bệnh, bạn không còn giữ lại toa thuốc và cả lọ thuốc và thuốc với mình. Bạn vứt chúng vào sọt rác. Xã hội thông thường chống dục; Mật tông tới để giúp loài người, để trả lại dục cho loài người. Và khi dục đã được trả lại, thì nảy sinh Thiền. Thiền không có thái độ. Thiền là sự mạnh khỏe thuần khiết. " [Osho: Kinh Kim Cương Việt dịch: Như Không]
“…Khi anh ân ái giao hợp với một người phụ nữ anh thương, cái tột đỉnh của khoái lạc chính là đỉnh cao của Chân Không. Ngay giây phút Chân Không hay khoái lạc cực điểm đó, người đàn bà không còn là người đàn bà nữa và người đàn ông cũng không còn là người đàn ông nữạ Những hình thái nam nữ đó đã biến mất. Cái tính chất phân cực, sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà không còn đó nữa, sự căng thẳng không còn đó nữa; tất cả đã tuyệt đối buông xả, thư giản hoàn toàn…” [Osho: Bát Nhã Tâm Kinh, Việt dịch: Thích Nữ Minh Tâm]
Những lời ông giảng về kinh Phật và hành thiền nghe thật hấp dẫn, rất êm tai, nhưng theo ông, hành giả chỉ có thể đến được với nó qua đường tình yêu và tình dục. Đây chính là viên thuốc độc bọc đường để mê hoặc lòng người và đó chính là cái bẫy của ngôn từ, nên những người mới vào đạo Phật cần phải lưu ý mà tránh xa. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 đã cảnh giác những ai đi theo con đường dâm (sex), Ngài nói: “…Nói chung sự tà dâm được thực hiện bởi sự tham muốn, nhưng người ta cũng có thể làm như thế bởi lòng sân hận, như khi một người ngủ với vợ của một kẻ thù. Cũng thỉnh thoảng nó được thực hiện do sự vô minh, cho rằng qua sự giao hợp người ta có thể đạt được các chứng ngộ vĩ đại” [Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng, nguyên tác Anh ngữ: The Way To Freedom, Dalai Lama Thứ 14 - Việt dịch: Liên Hoa, Nhà xuất bản Thiện Tri Thức 1999]
Cũng nên nói thêm, trong cuốn Từ Dục Tới Siêu Tâm Thức, Osho khẳng định không có con đường nào khác hơn để đi đến samadhi là phải qua con đường tình dục:“Con đường từ dục tới samadhi là con đường dài. Samadhi là mục tiêu tối thượng; dục chỉ là bước đầu tiên. Và tôi muốn chỉ ra rằng những người từ chối thừa nhận bước đầu tiên, người chỉ trích bước đầu tiên, thì thậm chí không thể nào đạt tới bước thứ hai được. Họ không thể nào tiến bộ được chút gì. Điều bắt buộc là phải tiến bước thứ nhất có ý thức, hiểu biết và nhận biết. …”
Trong một bài giảng khác, Osho cũng xác nhận rằng: “Sex contains samadhi, because life contains God. Move from sex to samadhi, from sex to superconsciousness; this is the only natural and rightful way. Don't get stuck anywhere in sex. I teach you sex and transcendence both, because the transcendence is possible only through it. And the people who are teaching repression are not teaching transcendence. In fact, they go on pouring more mud on you. They go on forcing you deeper in the mud because there is no possibility of transcendence if you have not moved through these sexual stages of autoeroticism, of homoeroticism, of heteroeroticism, and then to transcendence. And the lotus blooms, the one-thousand-petalled lotus. You are containing it in yourself. Avoid the priests and the politicians and you can achieve it. They are standing in the way…” [Osho: The Secret of Secrets, Vol 2, Chapter 15 (Available on Audio only) Talks by Titles Subject Index - Audio Talks © Osho International Foundation 1995]
Khi giảng về Thiền Định trong Bát Nhã Tâm Kinh, Osho giảng huyên thuyên, dùng toàn thuật ngữ Phật giáo nhưng chỉ có chữ mà không có nghĩa, hầu như không có liên hệ gì với giáo lý nhà Phật, lại còn có những điểm trái ngược với Phật giáo, như khi giảng về thiền định, ông phân chia Thiền Định làm hai lực đối kháng nhau: Thiền là một cái gì “yên tĩnh, ôn hòa, sâu lắng” trong khi đó Định thì có bản chất “bạo hành, cá nhân bản ngã…” Chúng ta hãy đọc thử một đoạn: “…Định là ý thức đối đãi, nhị nguyên: bởi thế Định tạo ra sự mệt mỏi, chán ngán, cho nên khi anh tập trung vào một đối tượng nào, anh cảm thấy mệt lả. Anh không thể tập trung suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ liền được, anh phải nghỉ ngơi. Sự tập trung không bao giờ có thể trở thành bản chất của anh được. Thiền không bao giờ làm cho anh mệt mỏi. Thiền không bao giờ làm cho anh đuối sức. Anh có thể thiền hai mươi bốn giờ đồng hồ liền hay ngày nọ qua ngày kia, năm nọ qua năm kia. Thiền có thể trở thành vô tận vì chính bản chất thiền là thư thái, an nhiên, tuyệt đối không căng thẳng, mệt lả, đuối sức. Định là một hành động, một loại hành động có ý chí mạnh mẽ. Còn Thiền là trạng thái không ý chí, một trạng thái vô hành….Trong Định, chúng ta đã có sẵn một kế hoạch, một dự án, một tư tưởng trong tâm trí. Khi anh tập trung tâm trí vào một đối tượng, đầu óc anh hoạt động dữ dội, anh thấy rõ là anh đang quán chiếu cái gì, tập trung tâm ý vào cái gì, vì tập trung hiện ra từ vùng quá khứ….Định sẽ khiến anh trở thành một con người ý chí. Nhưng thiền sẽ đưa anh đến Chân Không, sẽ đưa anh đến vùng Chân Như tự tại. Đó là chính xác những gì Phật nói với Xá Lợi Phất…[Osho: Bát Nhã Tâm Kinh, Việt dịch: Thích Nữ Minh Tâm]
Trong khi đó, Định theo Phật giáo là “trạng thái chú tâm lên một đối tượng duy nhất bằng sự lắng lọc từ từ của tâm. Định là một dạng tâm thức, trong đó không còn tính nhị nguyên, trong đó chủ thể biến thành một với khách thể, lúc đó chỉ còn một "kinh nghiệm tâm thức" là có thật. Khả năng đạt định là một trong những điều kiện tiên quyết để tu tập Thiền…, hành giả nhờ Định (s: samadhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ Năm chướng ngại thì đạt được bốn cõi thiền (Tứ thiền định) của sắc giới (xem Ba thế giới), đạt được Lục thông (s: abhij) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi Ô nhiễm. Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (deva) liên hệ.
Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả từ bỏ lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng và tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn, xuất phát từ sự chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.
Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở, Bốn niệm xứ ... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề Đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).
Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể mô tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hóa khác nhau trực nhận và mô tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Tọa thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện…” [Tự điển Phật Học Đạo Uyển: http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T132.htm]
Còn có quá nhiều điều đối nghịch với giáo lý nhà Phật, nhưng người viết cho là tạm đủ để độc giả có thể nhìn rõ thêm về ông Osho và giá trị những lời thuyết giảng của ông về đạo Phật. Osho có phải là đạo sư và những lời thuyết giảng của ông có phải là khuôn vàng thước ngọc không, điều đó không tuỳ thuộc vào những điều ông nói, không tuỳ thuộc vào những khả năng trích dẫn từ kinh điển Phật giáo mà là từ hành động của ông và động lực để giảng dạy của ông.
.............


Hoàng Liên Tâm


http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/4177-can-than-khi-xem-sach-hien-tuong-osho.html
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang!

Thưa Thầy , xem ra Thầy cũng quá Từ Bi rồi đó khi để bài viết được nhập từ đâu đó về và sau khi có ý kiến của Hoàng Mai (mượn của ai đó nói thay mình).

Thưa, không biết (không nhớ) có ai đã nói "Osho" đã chứng ngộ !?! . Toàn là chuyện tầm phào, bá láp !

Con đề nghị di chuyển ngay, và cảnh báo "không được tiếp diễn" bất cứ box nào!

Kính Thầy.
Chiếu Thanh
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Tạm thời xử lý

Tạm khóa chủ đề này.

Kính thưa các vị Thiện Tri Thức.

Xuyên qua ý kiến nhận xét của các ngài, V/Q xin trân trọng tiếp thu.

Trong thời gian chờ ý kiến chỉ đạo để xử lý, tạm thời V/Q xin khóa lại.

Kính quý ĐH trên diễn đàn của chúng ta.

* Nhận thấy Bạn muathularung lập chủ đề chưa đáp ứng 4 con dấu chánh pháp (tam pháp ấn và nhất thật tướng ấn) mà nội qui chuyên mục đã đề ra.

* Nhận thấy tiêu đề trên chưa phù hợp nội dung tư tưởng bên trong.

* Nhận thấy chủ đề này cũng chỉ thuần là tư tưởng (phi Phật Giáo) để giao lưu so sánh ( với Phật Giáo).

Nay V/Q kèm theo lời cảnh báo (theo mỗi bài viết liên quan trên đây), để khi xem xét quí ĐH có thêm sự tỉnh thức.

Xin trân trọng cảm ơn quý ĐH.

Kính.
 
Last edited:

abcde

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Thg 10 2014
Bài viết
14
Điểm tương tác
6
Điểm
3
H2O 1 phát minh của nhân loại

Khoa học thiếu Đạo học hổ trợ nên ngày càng sai lầm đi đến cái kết của khoa học lượng tử (bơ vơ ,phân vân, lượng lự ).
Kinh Phật nói rõ :khi mắt (nhãn căn ) tiếp xúc căn trần (nước -ko phải H2O)+các duyên khác làm phát sinh cái thấy như nó là.Nhà khoa học lấy kính hiển vi quan sát nước ,kính hiển vi ko phải là mắt cho nên kết quả thấy phân tử H2O là điều hợp chân lý .Các Pháp do duyên sanh , duyên diệt Pháp diệt chẳng qua là hình tướng của Pháp ko phải bản chất .Khoa học tìm bản chất Pháp lại nhầm vào hình tướng cho nên khi quan sát bằng khí cụ thấy đến electron (thế giới vi mô lượng tử)thì ko thể kết luận vị trí không thời gian của nó nên bảo là bất định xứ .
Bản chất thực tại là Như Lai ,Không Tánh,Phât tánh ...chỉ là cách goi tên khác nhau ,là không thể bị kết luận 1 cách chính xác (có thể dự đoán qua tính xát suất-->có tính hên xui ,may rủi ,thiên cơ bất khả lộ)nó là cái gì cho nên nói ko có bản chất cụ thể .
Ngôn ngữ cũng là 1 phát minh của con người do ham muốn đi tìm kiếm làm phát sanh.Phật Thích Ca vì bí quá phải dùng Ngôn ngữ để khuyên can con người hãy thôi ham muốn tìm kiếm mà hài lòng với thực tai hiện tiền .Nay ta đọc Kinh lại chấp Kinh, ham muốn tìm hiểu ý nghĩa ngôn từ bọc phát .Bộ não con người thông minh quá nhưng vì bị ham muốn thúc ép làm thành lú lẫn ,bị ngôn ngữ vô nghĩa ám thị sanh bệnh Thần kinh mà ko hay biết .Nghe gì cũng tin ,nói gì cũng tin .
Osho nói : "Tôi ko tin vào bất cứ thứ gì cả ".Osho nói :"Khi nói tôi luôn ở trung tâm của cơn bão "(tôi ko bị ám thị).Lại 1 vị Phật nữa xuất hiện mà ít người hay biết .Mỗi 1 người tự là Phật mà ko dám nhận chỉ vị đang mắc bệnh Thần Kinh.
Con xin miễn tranh luận.Con về nhà tự kỉ vậy

Tư tưởng của Oshos là chủ đề đã bị khóa, nên miễn bàn luận.
V/Q di chuyển về đây.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Khoa học thiếu Đạo học hổ trợ nên ngày càng sai lầm đi đến cái kết của khoa học lượng tử (bơ vơ ,phân vân, lượng lự ).
Kinh Phật nói rõ :khi mắt (nhãn căn ) tiếp xúc căn trần (nước -ko phải H2O)+các duyên khác làm phát sinh cái thấy như nó là.Nhà khoa học lấy kính hiển vi quan sát nước ,kính hiển vi ko phải là mắt cho nên kết quả thấy phân tử H2O là điều hợp chân lý .Các Pháp do duyên sanh , duyên diệt Pháp diệt chẳng qua là hình tướng của Pháp ko phải bản chất .Khoa học tìm bản chất Pháp lại nhầm vào hình tướng cho nên khi quan sát bằng khí cụ thấy đến electron (thế giới vi mô lượng tử)thì ko thể kết luận vị trí không thời gian của nó nên bảo là bất định xứ .
Bản chất thực tại là Như Lai ,Không Tánh,Phât tánh ...chỉ là cách goi tên khác nhau ,là không thể bị kết luận 1 cách chính xác (có thể dự đoán qua tính xát suất-->có tính hên xui ,may rủi ,thiên cơ bất khả lộ)nó là cái gì cho nên nói ko có bản chất cụ thể .
Ngôn ngữ cũng là 1 phát minh của con người do ham muốn đi tìm kiếm làm phát sanh.Phật Thích Ca vì bí quá phải dùng Ngôn ngữ để khuyên can con người hãy thôi ham muốn tìm kiếm mà hài lòng với thực tai hiện tiền .Nay ta đọc Kinh lại chấp Kinh, ham muốn tìm hiểu ý nghĩa ngôn từ bọc phát .Bộ não con người thông minh quá nhưng vì bị ham muốn thúc ép làm thành lú lẫn ,bị ngôn ngữ vô nghĩa ám thị sanh bệnh Thần kinh mà ko hay biết .Nghe gì cũng tin ,nói gì cũng tin .
Osho nói : "Tôi ko tin vào bất cứ thứ gì cả ".Osho nói :"Khi nói tôi luôn ở trung tâm của cơn bão "(tôi ko bị ám thị).Lại 1 vị Phật nữa xuất hiện mà ít người hay biết .Mỗi 1 người tự là Phật mà ko dám nhận chỉ vị đang mắc bệnh Thần Kinh.
Con xin miễn tranh luận.Con về nhà tự kỉ vậy

Chào bạn abcde !

Tư tưởng là của bạn (?) bạn có quyền tôn thờ Osho. Diễn đàn này chỉ tuyên thuyết Giáo lý Phật _ chớ không phải cổ vủ cho những triết thuyết có vẻ như đem đến một cái gì mới mẻ cho mọi người, nhưng thực chất là tập trung cho sự thành công _ hưởng phúc lạc cho một cá nhân và những đệ tử thân tín. Diễn đàn này KHÔNG tuyên truyền rao giảng cho cái học thuyết "vô thần" ấy.

Khi phát biểu câu này : "Bản chất thực tại là Như Lai ,Không Tánh,Phật tánh ...chỉ là cách gọi tên khác nhau" mới nghe ai cũng tưởng là hay ho lắm, nhưng thực ra chỉ là một câu nói sáo rỗng dẫn đến Hư vô luận. Những triết gia đã lạm dụng ngôn từ nhà Phật để làm hoa mắt Phật tử.

Thực ra BẢN CHẤT THỰC TẠI LÀ HƯ ẢO, nếu nhận cái Hư Ảo là Như Lai thì đúng là Ma thuyết.

Trước đây vì mục đích khuyến tấn Ngọc Quế đã xác lập bạn là Thành viên chính thức. Hôm nay bạn nói lời sai lầm nghiêm trọng, N/Q không công nhận bạn là Thành viên chính thức nữa.

Kính mong bạn bình tâm rà soát lại những gì bạn đã được "mớm" từ Osho ! Nên nhớ đạo Phật không chỉ là một triết thuyết suông.

Kính báo !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên