trừng hải

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (VQ chuyển từ đôi lời .....)

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,135
Điểm tương tác
736
Điểm
113
Hề hề,

Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường

Bố thí là từ gốc nguyên thủy chuyển dịch từ âm Phạn Dana.
Bố nghĩa là khắp cả, rộng lớn, không giới hạn. Thí nghĩa là cho đi.
Vậy Bố thí có nghĩa là cho đi khắp cả mọi nơi không hạn cuộc về địa lý, địa chính, xã hội như quan hệ thân sơ, dòng dõi, thân phận...; Hơn thế nữa Bố thí là cho đi với tâm rộng lớn (Đại lượng) hay vô giới hạn (Vô lượng).
Như vậy rõ ràng Bố thí có nhân chính là bản tâm người cho. Tâm đó gồm có Thô, có Tế và Siêu thế gian.
Thô thì không phân biệt kẻ thân người sơ, lân cận viễn xứ, cập thời phi thời...nên cho đi rộng khắp, cho tất cả, cho mà không chừa một ai...
Tế thì cho với tâm rộng lớn bất phân biệt vật thí lớn nhỏ, trân quý bình thường, người nhận sang hèn, khí thế gian thế thời lai khứ...Cho đi không ngừng nghỉ, cho đi mà không bao giờ nảy sanh tâm ý ngừng việc cho đi vì chưa bao giờ thỏa mãn với việc cho đi mà bản tâm phát nguyện...
Và phi thô phi tế tức siêu thế gian chính là Bố thí vô lượng, cho đi mà có cho gì đâu, cho mà không có ai gọi là người cho, không ai được gọi là người nhận tức Bố thí Vô tướng, vì bố thí mà không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng gọi là Bố thí Ba la mật bậc Thượng thượng. Đây là Bố thí có quả phước tối thượng.


Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
726
Điểm tương tác
689
Điểm
93
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường
Nhân có lời nhận xét của Bác Trừng Hải.- VQ cũng có đôi điều nhận xét về "Sự Cúng Dường Tăng.- Ai là người nên cảm ơn ai ?".

* Về Bố Thí: Bố là ban bố, là cho.
1. Người giàu cho người nghèo là Thí.
2. Người tầng bậc trên cho người tầng bậc dưới là Thí.

* Về Cúng dường: Là cung dưỡng, là nuôi sống.
1. Người học trò nuôi Thầy giáo là cúng dường.
2. Người dùng một món ít giá trị để trao đổi một món giá trị cao hơn.- Là Cúng dường.

Thế mà có không ít người nghĩ rằng; Cúng dường là một sự ban phát cho kẻ tội nghiệp nghèo khổ. Nên có khi họ nghĩ. Chỉ nên cúng chùa nghèo, không cúng chùa giàu ! Cúng cho kẻ hành khất rách rưới, mà không cúng cho người lành lẻ ! Đó là vì họ chỉ thấy phần vật chất mà không thấy phần tinh thần trong sự cúng dường.

Kinh khất sĩ có bài kệ:

Tinh thần nẻo thẳng cao xuê,
Mà đường vật chất thấp nê bùn lầy.
Càng buông bỏ dưới chân này,
Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao. (hết trích)

Người xưa cũng có câu: "Tiền tài như phấn thổ, Nhân Nghĩa tợ thiên kim" Vâng Tiền tài vật chất tuy quý. Nhưng Nhân Nghĩa càng quý báu hơn.- Tuy nhiên cũng có thứ càng quý hơn Tiền tài và Nhân Nghĩa. Như

Đạo Đức kinh. Ngài Lão tử rằng:

.....Cho nên mất Đạo thì đến Đức. Mất Đức thì đến Nhân. Mất Nhân thì đến Nghĩa. Mất Nghĩa thì đến Lễ. Mà Lễ là trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là đầu mối loạn lạc. (hết trích)

Thưa các Bạn: ĐẠO ĐỨC là cái quý giá nhất trên Đời. Đạo Đức hơn hẳng tiền tài vật chấc, kể cả nhân nghĩa, lễ trí, tín v.v...

Nhưng trong Đạo Phật.- Tiền Tài Vật Chất và Đạo Đức và Chân lý vẫn BÌNH ĐẲNG .- TÀI PHÁP NHỊ THÍ ĐẲNG VÔ SAI BIỆT.

Nghĩa là:

  • Người tại gia thì Bố thí Tiền tài.
  • Người xuất Gia Bố Thí Pháp.

Cả hai phước báu này bình đẳng không khác nhau.

Kinh Pháp Cú Phật dạy:
Người làm ruộng làm mương dẫn nước .
Thợ cung tên trau chuốt mũi tên.
Thợ cây uốn ván thẳng liền .
Người khôn làm chủ cái tâm của mình.
(PHẨM HIỀN TRÍ Kệ 80)

Ước mong sau 4 chúng Đệ tử Phật. Ai làm theo Hạnh của người ấy để cùng tiến đến Niết Bàn an lạc.

Mô Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,740
Điểm tương tác
810
Điểm
113
Bố thí có thực, tài, pháp và vô úy.

Chư bậc Thánh giả lấy pháp và vô úy làm chính để bố thí, phàm phu chúng sanh lấy thực và tài làm chính để bố thí.

Để thể hiện cho tinh thần vô úy, Tổ Sư Tử từng nói: ngũ uẩn giai không, thân này chẳng tiếc, xá chi cái đầu.

Đối với pháp thí thì Phật rặn dạy: Giới là căn bản, thuận theo đường giải thoát, nương nơi giới luật sẽ phát sinh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ (Giới cũng tức là niệm, là chánh niêm). Cho thấy mục đích và giá trị mà người thọ trì Pháp và Luật của Phật dạy chính là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chẳng còn lậu hoặc (phiền não và tham sân si).

Người đời cho thân này là quý giá hơn hết, nên lao tâm khổ tứ cốt có được Thực và Tài sung túc, ngõ hầu làm chất liệu mang lại sự tốt đẹp cho thân này được dài lâu. Người đời do đó rất sợ thân bệnh, rất sợ cái chết, đặc biệt sợ mất danh dự và tài lợi, cho nên đắm chìm trong ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), luân hồi trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc), chịu khổ thọ lạc trong sáu loài (địa ngục, quỷ ma, súc sanh, người, thần tiên, Trời) chẳng biết có đường ra và lối ra.

Chư Thánh ra đời dụng đại bi tâm, đại dũng tâm, đại trí tâm, đại thần thông lực mà ứng hiện vô số thân giáo hoá phàm ngu chúng sanh đến cùng tột vị lai chẳng biết nhàm mỏi, công đức rất lớn.

Thánh ngôn lưu lại cõi đời được các bậc Tôn túc Trưởng lão Tăng già lưu giữ ở hai nơi Thân giáo và Văn tự một cách cẩn trọng, tôn nghiêm nên cho tới nay chúng ta mới có cơ hội tiếp cận, nhờ đó chánh nhân thiện lành gặp đủ thiện duyên mà nẩy nở đơm hoa, phước đức ấy cũng thật vô cùng.

Phật giáo tại nước Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, thế kỷ 20-21 đặc biệt nhiều biến cố, sự xả thân của Ngài Quảng Đức, sự hoằng giáo của Ngài Thiện Hoa, Thiện Hoà, Trí thủ, Trí siêu, Trí tịnh v..v, sự hoằng truyền giới luật của Ngài Đôn Hậu, Đổng Minh v..v trong nước Thiền giáo có Ngài Thanh Từ, ngoài nước có Ngài Nhất hạnh v..v khiến cho chánh pháp Như Lai được nở rộ, tứ chúng đông đảo, đời sống Tăng Ni ngày một hoàn bị, giáo dưỡng ngày một chu đáo.

Nhưng luật vô thường là vậy, có sanh ắt diệt, có trụ thịnh thì ắt có suy vong, nên tam thời Chánh Tượng Mạt, ba giáo Tiểu Trung Đại mới được tuyên răn để khế cơ tùy duyên khế lý, những câu khẩu hiệu "duy tuệ thị nghiệp", " thiểu dục tri túc", "xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo", " thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh", "phổ độ chúng sanh là cúng dường chư Phật" v..v ngày ngày dơ cao, ngõ hầu cản ngăn quy luật thịnh suy, khiến cho chánh pháp trường tồn nơi thế gian.

Phước và Trí, cúng dường và bố thí (cũng là buông xả thân tâm cùng thế giới, cho nên gọi là xả thí, do xả nên tâm lặng, do lặng mà trí sinh) là hai chân đưa người cầu giải thoát đi xa, đi vững vàng trên chánh đạo hướng tới giác ngộ hoàn toàn. Phước có là bởi làm lợi cho chúng sanh, Trí có là bởi phá mê chấp cho chúng sanh (ta cũng là một chúng sanh, do tự tri tự phá tự xả mà thành tựu trí tuệ nên Tổ nói là: tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo). Chẳng những Tại gia phải học hai pháp này, mà Xuất gia cũng phải học hai pháp này vì bản thân người xuất gia cũng đang cầu học, thì con đường đạo nghiệp mới thành tựu viên mãn được.

Ngưỡng mong chư quý hữu có duyên nơi đây, gặp nhau tuy có tri kiến bất hoà thì theo Lục hoà mà điều giải, dần xoá mê đạt ngộ, bỏ tà quy chánh, khiến đời đời gieo nhân Chánh pháp, kiếp kiếp trong đạo Như Lai, khi " hoa khai, kiến Phật, ngộ vô sanh" lại hành Bố thí Ba La Mật để thành tựu Phước Huệ, đạt tới Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Như vậy, chẳng nhưng bản thân được lợi ích, cha mẹ cũng được sanh Thiên, mà chư Phật ba đời thiện thần Long Thiên hoan hỷ chẳng thôi.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
726
Điểm tương tác
689
Điểm
93
Bố thí có thực, tài, pháp và vô úy.

Chư bậc Thánh giả lấy pháp và vô úy làm chính để bố thí, phàm phu chúng sanh lấy thực và tài làm chính để bố thí.

Để thể hiện cho tinh thần vô úy, Tổ Sư Tử từng nói: ngũ uẩn giai không, thân này chẳng tiếc, xá chi cái đầu.

Đối với pháp thí thì Phật rặn dạy: Giới là căn bản, thuận theo đường giải thoát, nương nơi giới luật sẽ phát sinh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ. Cho thấy mục đích và giá trị mà người thọ trì Pháp và Luật của Phật dạy chính là tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chẳng còn lậu hoặc (phiền não và tham sân si).

Người đời cho thân này là quý giá hơn hết, nên lao tâm khổ tứ cốt có được Thực và Tài sung túc, ngõ hầu làm chất liệu mang lại sự tốt đẹp cho thân này được dài lâu. Người đời do đó rất sợ thân bệnh, rất sợ cái chết, đặc biệt sợ mất danh dự và tài lợi, cho nên đắm chìm trong ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), luân hồi trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc), chịu khổ thọ lạc trong sáu loài (địa ngục, quỷ ma, súc sanh, người, thần tiên, Trời) chẳng biết có đường ra và lối ra.

Chư Thánh ra đời dụng đại bi tâm, đại dũng tâm, đại trí tâm, đại thần thông lực mà ứng hiện vô số thân giáo hoá phàm ngu chúng sanh đến cùng tột vị lai chẳng biết nhàm mỏi, công đức rất lớn.

Thánh ngôn lưu lại cõi đời được các bậc Tôn túc Trưởng lão Tăng già lưu giữ ở hai nơi Thân giáo và Văn tự một cách cẩn trọng, tôn nghiêm nên cho tới nay chúng ta mới có cơ hội tiếp cận, nhờ đó chánh nhân thiện lành gặp đủ thiện duyên mà nẩy nở đơm hoa, phước đức ấy cũng thật vô cùng.

Phật giáo tại nước Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, thế kỷ 20-21 đặc biệt nhiều biến cố, sự xả thân của Ngài Quảng Đức, sự hoằng giáo của Ngài Thiện Hoa, Thiện Hoà, Trí thủ, Trí siêu, Trí tịnh v..v, sự hoằng truyền giới luật của Ngài Đôn Hậu, Đổng Minh v..v trong nước Thiền giáo có Ngài Thanh Từ, ngoài nước có Ngài Nhất hạnh v..v khiến cho chánh pháp Như Lai được nở rộ, tứ chúng đông đảo, đời sống Tăng Ni ngày một hoàn bị, giáo dưỡng ngày một chu đáo.

Nhưng luật vô thường là vậy, có sanh ắt diệt, có trụ thịnh thì ắt có suy vong, nên tam thời Chánh Tượng Mạt, ba giáo Tiểu Trung Đại mới được tuyên răn để khế cơ tùy duyên khế lý, những câu khẩu hiệu "duy tuệ thị nghiệp", " thiểu dục tri túc", "xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo", " thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh", "phổ độ chúng sanh là cúng dường chư Phật" v..v ngày ngày dơ cao, ngõ hầu cản ngăn quy luật thịnh suy, khiến cho chánh pháp trường tồn nơi thế gian.

Phước và Trí, cúng dường và bố thí (cũng là buông xả thân tâm cùng thế giới, cho nên gọi là xả thí, do xả nên tâm lặng, do lặng mà trí sinh) là hai chân đưa người cầu giải thoát đi xa, đi vững vàng trên chánh đạo hướng tới giác ngộ hoàn toàn. Phước có là bởi làm lợi cho chúng sanh, Trí có là bởi phá mê chấp cho chúng sanh (ta cũng là một chúng sanh, do tự tri tự phá tự xả mà thành tựu trí tuệ nên Tổ nói là: tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo). Chẳng những Tại gia phải học hai pháp này, mà Xuất gia cũng phải học hai pháp này vì bản thân người xuất gia cũng đang cầu học, thì con đường đạo nghiệp mới thành tựu viên mãn được.

Ngưỡng mong chư quý hữu có duyên nơi đây, gặp nhau tuy có tri kiến bất hoà thì theo Lục hoà mà điều giải, dần xoá mê đạt ngộ, bỏ tà quy chánh, khiến đời đời gieo nhân Chánh pháp, kiếp kiếp trong đạo Như Lai, khi " hoa khai, kiến Phật, ngộ vô sanh" lại hành Bố thí Ba La Mật để thành tựu Phước Huệ, đạt tới Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Như vậy, chẳng nhưng bản thân được lợi ích, cha mẹ cũng được sanh Thiên, mà chư Phật ba đời thiện thần Long Thiên hoan hỷ chẳng thôi.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mến kính,
Ba Tuần.
hoa sen 1.jpg

Vô Lượng Phước Huệ.
 

thaidt

Registered

ĐÃ TIẾN CÚNG
NV KỸ THUẬT
Tham gia
28/6/19
Bài viết
179
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Địa chỉ
c:\Windows\
Nhờ các thầy luận thêm về nghĩa của từ Tài thíQuyên góp ạ?
* Về Bố Thí: Bố là ban bố, là cho.
1. Người giàu cho người nghèo là Thí.
2. Người tầng bậc trên cho người tầng bậc dưới là Thí.

* Về Cúng dường: Là cung dưỡng, là nuôi sống.
1. Người học trò nuôi Thầy giáo là cúng dường.
2. Người dùng một món ít giá trị để trao đổi một món giá trị cao hơn.- Là Cúng dường.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,135
Điểm tương tác
736
Điểm
113
Kính đa tạ Thầy Viên Quang đã sắp xếp bài viết thành một đề mục riêng. Kính

Vài nhận xét về Bố Thí - Cúng dường (tt)


Hề hề,

Như phần trên đã đề cập thì phép Bố thí lấy bổn tâm làm nhân duyên chính theo Nhân Sanh Quan Phật Giáo vốn lấy con người trung tâm trong mối tương quan nhân quả và nhân duyên, Nhân sanh quan gồm có: Ngủ uẩn - Chúng sanh và Khí thế gian (hay Khí thế giới). Vì vậy khi nói đến Bố thí bao giờ cũng có 3 hiện hữu đó là "Người bố thí", "Vật thí" và "Người nhận bố thí".

Ở văn hệ Pali tạng thì pháp Bố thí Ba la mật đều chia thành ba phần Thượng, Trung và Hạ tương ưng với Dana ParamatthaParami, Dana UpaParami và Dana Parami

Bố thí Ba la mật bậc hạ (Dana Parami): nghĩa là phép Bố thí thông thường, Bố thí những ngoại vật ngoài thân như Thực phẩm, Vật dụng, Tiền tài, Trân bảo...
Bố thí Ba la mật bậc trung (Dana UpaParami): còn gọi là Thân thí tức bố thí một phần thân thể...
Bố thí Ba la mật bậc Thượng (Dana ParamatthaParami) còn gọi là Tối thắng bố thí tức bố thí chính thân mạng.
Như vậy rõ ràng trong cả ba phép Bố thí Ba la mật thì Vật thí có sự thay đổi tương quan với phước quả sanh từ phép bố thí ở từng bậc. Nhưng ở phép bố thí thông thường theo kinh tạng Nam truyền thì bất kể Vật thí là thực phẩm thượng hạng hay hạ phẩm, y áo sang trọng hay bình dân, tiền tài nhiều hay ít, vật bảo quý giá hay bình thường...đều không hề có sự tương quan nhân quả với phước quả lớn nhỏ mà kỳ diệu thay chỉ tương duyên với người nhận vật thí (như trong Tứ thập nhị chương Kinh...) và người bố thí có bản tâm trong sạch do Trì giới, Tín tâm sâu dày (như trong Bổn sanh Kinh...) mà sanh quả phước lớn hay nhỏ.


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
726
Điểm tương tác
689
Điểm
93
Nhờ các thầy luận thêm về nghĩa của từ Tài thíQuyên góp ạ?
Kính ĐH thaidt:

Tài thíQuyên góp cũng là biến thể của Bố Thí.

Như Bác Trừng Hải đã nói trên:

Tài thí :

+ Nội Tài: còn gọi là Thân thí tức bố thí một phần thân thể...Hoặc bằng sức lực, trí tuệ của mình.
Bố thí Ba la mật bậc Thượng (Dana ParamatthaParami) còn gọi là Tối thắng bố thí tức bố thí chính thân mạng.

+ Ngoại Tài: Là phép Bố thí thông thường, Bố thí những ngoại vật ngoài thân như Thực phẩm, Vật dụng, Tiền tài, Trân bảo...Tài thí thường là tự nguyện.

Quyên góp: Là sự bố thí có tác động của lời khuyên nhắc, kêu gọi...nhằm vào một mục đích nào đó.

Thí dụ: Diễn đàn mình có lời khuyến thỉnh: "Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật."
* Đây là lời khuyến thỉnh quyên góp (trong nội bộ) Mục đích để làm Pháp Sự.

* Bố Thí Cúng dường là một Pháp Tu Quan Trọng của Phật Giáo. Gọi là Bố thí Ba la mật . Là một trong Lục Độ Ba la Mật.- Đó là Bố Thí Độ San Tham.- Nghĩa là Pháp Bố Thí Cúng Dường đưa chúng sanh ra khỏi tánh tham lam keo kiết, bỏn xẻn, si mê. Mà vào 4 Vô Lượng Tâm là Từ- Bi-Hỷ-Xã.

Mến.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,135
Điểm tương tác
736
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề

Trên là nói về Bố thí Ba la mật ở hệ Nam truyền phản ánh giáo pháp mang tính chất kinh viện nghiêng phần nhiều về chư Tỷ kheo xuất gia tu học tu hành theo sát kinh điển ghi lại về con đường giải thoát từ quá khứ cho đến hiện tại của Phật đà Thích ca mâu ni (như Bồ tát Sumedha, Vessantara...) còn ở hệ Bắc truyền thì Pháp bố thí có ít nhiều khác biệt (luôn nên nhớ các khác biệt này chỉ tiểu dị còn lại là đại đồng).

Giáo pháp Bắc truyền cũng lấy nhân sanh quan Phật giáo làm nền tảng khi nói về pháp bồ thí nên cũng bao gồm Ngủ uẩn, Chúng sanh và Khí thế gian nên cũng phải có Người bố thí - Vật bố thí - Người nhận bố thí.
Về Vật bố thí thì có nhiều cách phân chia phổ biến gồm có: Vật chất và Tinh thần hay Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí...
Vật chất: bao gồm tiền bạc, tài sản, của cải, vợ con...nói chung cũng là vật ngoại thân.
Tinh thần: tức Pháp thí, thuyết giảng những Lời Phật Đà Dạy để độ người.
Cả hai loại Bố thí này đều gắn liền với bản tâm của người bố thí gọi là Tịnh thí, bố thí với tâm trong sạch không cầu báo đáp và Bất Tịnh thí, bố thí vì mong cầu quả phước.
Ngoài ra còn có các loại bố thí khác do đặc thù của Phật giáo phát triển Bắc truyền mà còn có như Bút mặc thí (bố thí bút mực cho người phát tâm ghi chép kinh điển), Kinh thí (Bố thí kinh sách cho người phát tâm tụng đọc Kinh Phật Đà Dạy)...lại có các loại bố thí như bố thí cho người sa cơ lỡ vận, tha phương, ly tán, đói khát, bệnh tật...
Hê hê,
Thế gian vạn nẻo sơn cùng.
Theo duyên bố thí tận vùng tế biên.
(trừng hải)


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,135
Điểm tương tác
736
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề,


Vạn cổ sầu miên
Niên niên khổ ách
Giọt ngọt nhỏ nhoi
Thống khổ trường kỳ
Ngày thấy đắng cay
Miếng cơm manh áo
Đêm lại ưu buồn
Hai chữ về đâu?
(trừng hải)

Quả phước giàu có, quyền thế, danh cao dù có to lớn, hiển hách đến đâu cũng có ngày tan biến vì thiên tai, đao binh, quyền thế và người thân. Hơn thế nữa tự bản thân sự giàu có ấy cũng nan giải những khổ đau về thân thể cũng như tinh thần chứ đừng nói đến hạnh phúc cuộc đời. Vì vậy, thật đúng thay khi Phật Đà Dạy, chúng sanh nghĩa là Khổ (Ngũ uẩn Khổ).
May mắn thay hay đúng hơn là thật kỳ diệu thay nơi quả địa cầu này có một sự bố thí làm hư vô hóa khổ đau do sợ hãi ngay khi chúng xuất sanh với tên gọi vang danh vị tằng hữu phi thường phi phi thường chính là Vô úy thí Quán tự tại Bồ tát, Bồ tát bố thí cho chúng sanh sự không sợ hãi.
Quán tự tại Vô úy thí còn được gọi là Thập tứ nguyện Vô uý với ai là Phật tử có tâm trong sạch, tín sâu dày, lòng từ tâm bi có tâm tương thông Quán tự tại Bồ tát qua phép quán âm. Vậy nên đâu có chi khác biệt hay nên gọi là bất phân biệt giữa "người bố thí" có tâm trong sạch, tín sâu dày và lòng từ tâm bi với "người được nhận bố thí" có tín tâm Quy y Tam Bảo, Thọ trì ngũ giới và Hành thập thiện với vật thí là sự vô úy trong phép Vô úy thí vì người bố thí cũng chính là người nhận bố thí đều nhờ Pháp thí (Và đó cũng chính là Tài thí và Pháp thí bình đẳng - Tài Pháp nhị thí đẳng vô sai biệt mà Thầy Viên Quang đề cập trước đây vậy! Kính)

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn Quãng Đại Linh Cảm


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator

Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
726
Điểm tương tác
689
Điểm
93
Công đức hơn kém của sự bố thí.
Chương 11: phật dạy "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Tu Ðà Hoàn ăn. Cho/(cúng dường) một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho/(cúng dường)một vị Tư Ðà Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A Na Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn. Cho/(cúng dường) mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Bích Chi Phật ăn. Cho/(cúng dường) một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho/(cúng dường) một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Kinh 42 chương.
 

trừng hải

Well-Known Member

Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,135
Điểm tương tác
736
Điểm
113
Vài nhận xét về Bố thí - Cúng dường (tt)

Hề hề,


Trước là vài nhận xét về "Vật thí" về vật chất lẫn tinh thần và siêu thế gian (Việc sử dụng chữ "Vật thí" rất không chính xác nhưng thật sự Trừng Hải cũng không tìm ra được chữ gì thích hợp và bao hàm cả ba lọai "vật thí". Mong nhận được sự chỉ giáo. Kính)

Sau là vài nhận xét về "Người nhận bố thí":
Y theo chương XI trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh thì rõ ràng nhận thấy công đức quả phước càng lớn khi phẩm hạnh cao đức của "Người nhận bố thí" càng tăng dù Vật thí (Cho ăn) không thay đổi. Và y theo nghĩa "tục đế" thì rất dễ hiểu nếu chỉ ngừng ngang việc cúng dường (Bố thí với sự tôn kính cả thân lẫn tâm) Chư Phật ba đời (Tam thế Phật). Nhưng với câu kết "Cúng dường một ngàn ức Chư Phật tam thế cũng không bằng cúng dường cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng"?! Dễ dàng gây tâm nghi rằng có "một vị" có phẩm hạnh cao đức hơn cả Phật đà tam thế Chánh đằng giác hay sao?!!!
Như đã nói ở phần đầu thì hiển và liễu nghĩa trong kinh điển Phật giáo đều hướng về mật nghĩa tức khuyến tấn Pháp tử hướng về Giải thoát và đó mới chính là đại sự nhân duyên của Chư Phật Tam Thế cũng là công đức vô lượng nói chung và trong phép bố thí nói riêng.
Bởi nghi tâm nảy sanh từ Tứ thập Nhị Chương Kinh nên phải nương Tứ Thập Nhị Chương Kinh để giải chỗ nghi này.
Trước hết hãy thông đạt bốn chữ "Vô niệm, Vô trú, Vô Tu, Vô chứng"?
Y theo chương II thì Phật đà ngôn "Xuất gia sa môn giả. Đoạn dục khử ái. Thức tự tâm nguyên. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu. Tâm bất hệ đạo, diệt bất kiến nghiệp. Vô niệm, vô tác, phi tu, phi chứng. Bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi đạo"
Việt dịch: "Sa môn xuất gia, cắt bó ái dục, biết được nguồn tâm. Thông đạt lý mầu, ngộ phép vô vi. Trong tâm không sở đắc, bên ngoài không mong cầu. Tâm không ràng buộc, không tạo nghiệp. Vô niệm, vô tác, phi tu. phi chứng. Không trải qua các quả vị mà tự siêu việt. Gọi đó là Đạo"
Theo chương XVIII thì Phật đà ngôn "Ngô pháp, niệm vô niệm niệm. Hành vô hành hạnh. Ngôn vô ngôn ngôn. Tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn. Phi vật sở cầu. Sai ly hào chi, thất chi tu du"
Việt dịch: "Pháp của ta niệm mà không có người niệm, đối tượng niệm. Làm mà không có người làm, đối tượng làm. Nói mà không có người nói, đối tượng nói. Người thông đạt thì rất gần, mà kẻ bất tri thì rất xa. Dứt đường ngôn ngữ. Không có vật gì để cầu. Chỉ sai một ly, liền mất tức khắc."
Vậy nên có thể nói rằng Giáo pháp của Phật Đà Dạy chính là pháp "Vô niệm. Vô trụ. Vô tu. Vô chứng". Và người ngộ nhập Phật Pháp đạo được gọi là Vị "Vô niệm. Vô trú. Vô tu. Vô chứng" hay là Pháp tử đắc Pháp đạo. Vị đó có thể là Thánh giả (Thanh văn đạo) hay Bồ tát (Bồ tát đạo) hay Đại Bồ tát phát nguyện đắc Phật đà Chánh đẳng giác (Phật đạo).
Một vị đắc Pháp đạo (Ngộ Nhập Phật đạo) bố thí cúng dường cho vị Thánh giả, Bồ tát, Bồ đề tát đóa hay Tam Thế Chư Phật mới là người có quả phước tối thượng (Như tiền thân Phật Đà Thích ca mâu ni đã từng cúng dường vô số Bồ đề tát đóa ghi trong Jataka - Bổn Sanh Kinh hay 24 Cổ Phật ghi lại trong Buddha Vamsa - Phật Sử.)

Ý này cũng để làm rõ về phép Cúng Dường Pháp ở cả Nam truyền lẫn Bắc truyền đã đề cập trước vậy.

Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 7)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên