trừng hải

Vấn Đạo Hà Phương Tại - Hỏi Đạo Ở Nơi Nao/ trừng hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
Hễ sanh tại hoàn vũ tam thiên mỗi một người đều có tên gọi, địa vị, thân phận trong mối quan hệ tương ưng gia đình, thân quyến và đồng loại xã hội...cùng trời đất sông núi, lầu cao gác nhỏ...mà tương quan tương tác theo dòng ái hà vốn đã khởi từ vô thủy rồi cũng sẽ chảy đến vô chung bởi nhiễm ô hoặc lậu, nghiệp và ái hữu mà sống trong khổ ách cứng chắc như kim cang vì chưa từng có một khí giới hữu tại nào ở Dục, Sắc, Vô sắc giới có thể phá tan nên cứ mãi sanh tử trong biển khổ không bờ mà nhỏ lệ bi ai trên suốt chặng đường dài lênh đênh bọt bóng (Bởi tuy có tên gọi, thân phận, địa vị...nhưng toàn bộ những nhân tố ấy chỉ thuần là danh, tướng phân biệt nên như là thủy bào bên ngoài thì rực rỡ bóng nhoáng hào hoa mà bên trong thì rỗng tuếch).

Mỗi một phận đời cứ sống mơ hồ như kẻ thụy du cười đùa vui vẽ khi niềm vui đến; rạng rỡ vạn hoa giữa lời chúc tụng; hào khí như sơn khi sự nghiệp thuận buồm xuôi gió...nhưng rồi cũng sẽ đến một ngày khi ta nhìn thấy ta ti tiện, cơ hội, lọc lừa...mà lại bất lực trước những lẽ đời khốn nạn, hung ác, vô nhân...thì cũng chỉ biết thương thân mà ngồi khóc cùng ta trong đớn đau khổ nạn.

May thay trong khổ đau đó, ở nơi tận cùng sâu thẩm tâm ta một đóa bi hoa thường tại chỉ do ta ơ hờ mà ngỡ như xa lạ bởi tự ta là kẻ xa nhà, một chiều bỗng nở hoa, ảo diệu phi thường vì tràn đầy hồng phước lay động kẻ chai lì trú nơi phi pháp thoáng chốc thấm đẫm diệu hương từ bi mà nghĩ tưởng đến những chân trời cao thượng, nơi không hề có khổ đau.

Thể (Tánh) Tướng Dụng, danh phi danh
Thể Dụng câu sanh, phi thường phi phi thường.
Đê đầu đảnh lễ Bồ đề trí,
Chiếu kiến thâm tâm, ánh đạo vàng.
(trừng hải)

...

Trừng Hải

 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
30
Điểm tương tác
24
Điểm
8
Như Lai đưa cánh tay sắc vàng, co năm ngón lại, hỏi A-nan rằng: - Nay ông thấy chăng?
A-nan thưa: - Thấy.
Phật hỏi: - Ông thấy cái gì?
A-nan thưa: - Con thấy Như Lai đưa cánh tay lên, co năm ngón làm thành nắm tay sáng rỡ, chiếu rọi vào tâm mắt con.

Mỗi người mỗi khi thấy đều cho là “Tôi thấy?”
Nhưng sự thật là "Tôi do (Suy Nghĩ?) rồi Tôi cho Tôi là chính tôi Thấy..” Đó là Sự Thật.
Mỗi ngày, sáng trưa chiều tối, mỗi người đều sống theo (Suy Nghĩ?) không dừng một giây. Ngay cả những lúc ăn, uống, ngủ, nghỉ mỗi người vẫn không dừng (Suy Nghĩ?).
Kể cả những người hành thiền rồi cho là “Tôi thấy?” cũng là Thấy do (Suy Nghĩ?).
Có được chánh niệm, chánh tư duy mà thiếu Chánh Kiến thì nói gì cũng là Kiến Tạo do bởi Thân Khẩu Ý.
Chánh Kiến là Thấy Pháp đang Như Thị trong Thực Tại từng sát na. Thấy Pháp mà nói ra thì Pháp đó là vọng tưởng không hiện thực nữa rồi.
Chánh Kiến không phải là Tri Kiến, mà là Bất Kiến Nhất Pháp.
Bất Kiến cũng không phải nghĩa là Không Thấy.
Bất Kiến bởi do Phật, Tâm, Chúng sinh không phân biệt được.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,491
Điểm tương tác
207
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Hễ sanh tại hoàn vũ tam thiên mỗi một người đều có tên gọi, địa vị, thân phận trong mối quan hệ tương ưng gia đình, thân quyến và đồng loại xã hội...cùng trời đất sông núi, lầu cao gác nhỏ...mà tương quan tương tác theo dòng ái hà vốn đã khởi từ vô thủy rồi cũng sẽ chảy đến vô chung bởi nhiễm ô hoặc lậu, nghiệp và ái hữu mà sống trong khổ ách cứng chắc như kim cang vì chưa từng có một khí giới hữu tại nào ở Dục, Sắc, Vô sắc giới có thể phá tan nên cứ mãi sanh tử trong biển khổ không bờ mà nhỏ lệ bi ai trên suốt chặng đường dài lênh đênh bọt bóng (Bởi tuy có tên gọi, thân phận, địa vị...nhưng toàn bộ những nhân tố ấy chỉ thuần là danh, tướng phân biệt nên như là thủy bào bên ngoài thì rực rỡ bóng nhoáng hào hoa mà bên trong thì rỗng tuếch).

Mỗi một phận đời cứ sống mơ hồ như kẻ thụy du cười đùa vui vẽ khi niềm vui đến; rạng rỡ vạn hoa giữa lời chúc tụng; hào khí như sơn khi sự nghiệp thuận buồm xuôi gió...nhưng rồi cũng sẽ đến một ngày khi ta nhìn thấy ta ti tiện, cơ hội, lọc lừa...mà lại bất lực trước những lẽ đời khốn nạn, hung ác, vô nhân...thì cũng chỉ biết thương thân mà ngồi khóc cùng ta trong đớn đau khổ nạn.

May thay trong khổ đau đó, ở nơi tận cùng sâu thẩm tâm ta một đóa bi hoa thường tại chỉ do ta ơ hờ mà ngỡ như xa lạ bởi tự ta là kẻ xa nhà, một chiều bỗng nở hoa, ảo diệu phi thường vì tràn đầy hồng phước lay động kẻ chai lì trú nơi phi pháp thoáng chốc thấm đẫm diệu hương từ bi mà nghĩ tưởng đến những chân trời cao thượng, nơi không hề có khổ đau.

Thể (Tánh) Tướng Dụng, danh phi danh
Thể Dụng câu sanh, phi thường phi phi thường.
Đê đầu đảnh lễ Bồ đề trí,
Chiếu kiến thâm tâm, ánh đạo vàng.
(trừng hải)

...

Trừng Hải

Cám Ơn Bác Trừng Hải Đã Viết Nên " Bài Thơ " Đầy Mầu Sắc .Làm An Long Có Nhã Hứng
Xin " Phổ Nhạc " :
  • Từ Vô Thỉ ... Như Bác Trừng Hải Đã Diễn Ngâm .= Vậy Nay MUỐN VƯỢT THOÁT ! ...Thì TA PHẢI LÀM SAO ???...LÀM THẾ NÀO ???...
  • Theo TRUYỀN THỐNG ...Chư Như Lai Đã Lưu Lại NỀN GIÁO LÝ Vô Cùng Phong Phú ,Giảng Giải , Chỉ Dẫn Linh Động Bằng Nhiều Pháp Phương Tiện Thiện Sảo Để Phù Hợp Cho Mọi Căn Cơ ( Nghiệp Riêng ) ...Cùng Những Nhận Thức Biến Chuyển Tương Ưnh Theo Thời Đại Của Mọi Chúng Sanh Muốn Tìm Đường GIẢI THOÁT Khỏi MÊ LẦM.
Theo Trải Nghiệm Và Kiến Nhận Của An Long = THÌ THỜI HIỆN TẠI !
  • Hãy " TẠM GÁC BỎ " Mọi Tìm Tầm , Suy Cứu ...Dựa Theo DANH , NGÔN ...Theo TRUYỀN THỐNG ... Mà TỰ BẮT ĐẦU BẰNG NIỀM TIN CHÂN CHÁNH VỀ SỰ GIẢI THOÁT CỦA CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC ĐẠI TỪ BI , VỚI TRÍ HUỆ TOÀN TRIỆT .
  • Trong Các KINH CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP Mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Tuyên Thuyết Tại Cõi Ta Bà : Đức Phật Thuyết Giảng Về Những HỨA NGUYỆN Của Các CHƯ PHẬT... = HỨA NGUYỆN TRỢ LỰC , GIA TRÌ CHO CHÚNG SANH NÀO MUỐN ĐI ĐẾN GIẢI THOÁT TOÀN TRIỆT ( Bằng THÀNH TỰU TỰ TÁNH PHÁP GIỚI TÁNH =Do TRÍ HUỆ TOÀN TRIỆT ...Chứ KHÔNG PHẢI BẰNG PHƯỚC ĐỨC NGHIỆP LỰC gây Tạo )


* -Hỏi Đạo Ở Nơi Nao ...???...!

-Theo Thiển Nhận Của An Long Thì = CHÂN THẬT HỎI ĐẠO NGAY TRONG LÒNG CỦA MÌNH TRONG HOÀN CẢNH HIỆN TẠI BÌNH THƯỜNG NÀY . = NIỀM TIN CHÂN CHÍNH Và QUYẾT TÂM HẾT MỨC.
- Hiện ĐANG TRONG CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG..CHỈ CẦN = KHỞI ĐẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP : NIỆM HỒNG DANH PHẬT ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG NHƯ LAI ( Tự Tìm Hiểu Hứa Khả Của Đức Phật Dược Sư Trong KINH DƯỢC SƯ)
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
....CHUYÊN TÂM TRONG MỌI THỜI GIAN , KHÔNG GIAN ...=TỪ 1 Ngày...Đến 7 ngày...Cho Đến Khi : TỰ CẢM NHẬN ( Tự Biết )


...Đến Khi Đã " Tự Biết " Thì " Thoải Mái" ==>Tranh Luận ...Cãi Nhau Với ; Phật , Tổ,Thánh ,Thần ...Hiển Hiện Trong Tâm ...= Để " HỌC KHÔN "


...........
@ - NIỆM HỒNG DANH PHẬT TRONG PHẬT PHÁP==> Không Có Nghĩa Là CẦU XIN ,VAN VÁI ..LỆ THUỘC..Vào NGÃ THỂ ĐỘC LẬP Nào Đó...
...Mà Là MỞ LÒNG ( Các Cảm Nhận , Cảm Giác ) ==> ĐỂ TRỰC NHẬP VÀO THẾ GIỚI SÓNG MANG TỰ TÍNH CỦA PHÁP GIỚI TẠNG THÂN VỊ PHẬT NIỆM DANH Để Được TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC Với TỰ TÍNH Của TẦN SỐ NGUỒN SÓNG ĐÓ ==>LÀM CHUYỂN ĐỔI NGHIỆP LỰC THỌ MẠNG ( Thanh Tịnh Hóa CĂN & THÂN )==>ĐƯA ĐẾN CÓ NHẬN THỨC CHÂN THẬT...Của Mọi Vấn Đề Trong Mọi Góc Cạnh .
@- NIỆM HỒNG DANH PHẬT = Là PHÁ TRỪ NGÃ CHẤP
==> Từ Bỏ CÁI TA ( Vọng Tưởng TỰ CHỦ Theo Ý Thức ) ==> MÀ NHẬP VÀO PHÁP GIỚI TỰ TÍNH CHÂN THỰC =VÔ NGÃ , VÔ PHÁP .

# - NIỆM HỒNG DANH PHẬT DƯỢC SƯ ==> Những Hành Giả Thân & Căn Đã Thanh Tịnh ...Có Thể "Kiến Nhận "Rõ Ràng NHỮNG CHUYỂN ĐỔI Trong THÂN & CĂN ( Các Bí Huyệt Và Các Đường Khí Đạo )...Cùng Những Ách Tắc , Chướng Ngại...= Đặc Thù Của BIỆT NGHIỆP HUÂN TẬP Và THẾ LỰC KHÍ GIỚI TƯƠNG TÁC LIÊN QUAN .==> DẦN TƯƠNG ƯNG VỚI TỰ TÁNH PHÁP GIỚI TÁNH .
#- Những Người Muốn Cải Thiện Sức Khỏe : THƯỜNG TRÌ HỒNG DANH PHẬT DƯỢC SƯ ==> THÔNG THOÁNG HỆ KINH MẠCH ,TÁC ĐỘNG HỆ THỐNG TỰ ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ = PHỤC HỒI & HOẠT ĐỘNG NĂNG ĐỘNG HƠN =PHÙ HỢP TƯƠNG ƯNG MÔI TRƯỜNG KHÍ GIỚI.
-----
Một Chuyện Hiện Thực : Năm Ngoái ( 2003) Cô Em Út 52 Tuổi Của An Long Bị Bệnh Ung Thư Tụy , Khi Phát Hiện Ra Đá Quá Giai Đoạn 3 . Em Rất Hoang Mang. Mình Khuyên Em Hãy Tự Chuyên Niệm Hồng Danh Đức Phật Dược Sư . Em Nghe Theo Và CHUYÊN NIỆM HỒNG DANH PHẬT DƯỢC SƯ Theo ĐIỆN THOẠI.( Trước Đây Chỉ Cuồng Tín Tôn Thờ Đi Lễ, Hội , Thầy Bà Khắp Mọi Nơi Trong Nước )
Chỉ Sau 2-3 Ngày...Mọi Việc Xẩy Ra Suôn Xẻ Tại Bệnh Viện U , Bứu = Các Cơn Đau Dữ Dội Thuyên Giảm ,Chỉ Còn Đau Có Thể Chịu Đựng Và Tự Sinh Hoạt Bình Thường ( Tự Thổi Nấu , Tắm Giặt Vì Em Đơn Thân ) Và Kỳ Diệu Là Khi Lên Bàn Mổ Thì TỰ NGHE THẤY TIẾNG NIỆM PHẬT VANG VỌNG TRONG THÂN = => Và Khi Tốp Bác Sĩ Điều Trị Khoa Quyết Định Mổ Để Cắt Và Sử Lý Tụy Và Khối U Di Căn, Nhưng Khi Mổ , Cắt Rồi Thì Không Sử Lý Được (Không Đặt Được Các Đường Ống Truyền , Thoát Dịch ) , Thì Ngay Khi Ấy =Tự Có Một Bác Sĩ Nơi Khác Đến Đã Giải Quyết Sử Lý Hoàn Tất Ca Mổ . Và Em Tôi Sống Được Thêm 3 Tháng , Ít Đau Và Vui Vẻ , Tỉnh Táo Tự Thu Sếp Hợp Lý Di Trúc Hậu Sự Mọi Việc Hậu Sự.
...Và Vẫn Tỉnh Táo Chăm Chuyên NIỆM HỒNG DANH PHẬT DƯỢC SƯ...Cho Đến Trước Lúc Ra Đi Mấy Tiếng Thì Thiếp Đi . Thân Sắc Hồng Hào , Tươi Tỉnh Như Người Đang Ngủ .

@-PHÁP NIỆM HỒNG DANH PHẬT , HỒNG DANH CHƯ ĐẠI BỒ TÁT ==>...TỊN Hay KHÔNG ... Tùy Nơi Nhận Thức Mỗi Cá Thể...
-HÃY TỰ THỰC HÀNH...Rồi CHIÊM NGHIỆM .

NAM MÔ ĐÔNG PHƯƠNG THẾ GIỚI TỊNH LƯU LY , GIÁO CHỦ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
ĐẠO

Một chiều thu lá úa, gió mơn man buồn; trời thấp mịt mờ trần thế lao xao, hiện cảnh đời sao buồn chi lạ. Sinh ra, ăn học, lớn lên rồi kiếm tiền với chút lạc thú ăn uống qua ngày, mến luyến người khác họ bâng khâng vài phút chốc, bạn bè âm hưởng nghĩa khí mơ hồ một hai buổi trà dư khoác lác...Thi thoảng nhìn nhân thế thốt lên lời cao ngạo, tiền chưa chắc mua được hạnh phúc (mà hạnh phúc là gì thì sao mơ hồ quá!) rồi đôi khi nhận lại được lời gây đắng cay vì kẻ bình phàm làm gì biết đến được lạc thú trần gian. Một thoáng bâng khuâng trong chiều thu đó cũng chính là lúc cùng tử chợt nghe thanh âm đại hùng chung phổ thỉnh hữu tình thức tỉnh cơn mộng hằng sa kiếp làm xao xuyến lòng người sâu thẳm nhưng thanh âm đó cũng chỉ hiện hành vài sát na tâm rồi bặt mất giữa những toan tính tầm thường cơm áo gạo tiền, vợ dại con thơ, mẹ già cha bệnh...cuồn cuộn sóng vỗ liên hồi khuất lấp đi quang âm diệu thanh thấm tận nơi ẩn tàng vi ti kim quang minh hằng tại từ vô thủy.

...

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
ĐẠO (tt)

Như lạc hoa lưu thủy sống đời trôi nỗi dập dềnh trên dòng ái hà buồn nhiều vui ít, câu lưu tưởng mộng ngọt ngào từ những giọt mật nhỏ nhoi mà vui với những cái đạo cỏn con bé nhỏ hương hoa minh nguyệt, phụ tử phu thê, lương tâm nghề nghiệp...mà hầu như quên đi đời người ngắn ngủi ba vạn sáu ngàn ngày phút chốc như bóng câu qua cửa sổ để lại chẳng gì ngoài hoang mạc tâm linh lập lờ những ảo cảnh dành cho kẻ thụy du khát khao hạnh phúc.
Có hay chăng một ngày vui đúng nghĩa? Bởi luôn luôn hiện hữu đằng sau ngày vui ấy sẽ lại là những lê thê nhọc nhằn mưu toan kế đạt diễn tuồng hòa khí nhằm mưu cầu lợi ích để thỏa mãn những khát khao ái lạc cho những ngày vui nhưng ái lạc ấy luôn đồng hành với ưu tư, khủng bố của được mất, thắng thua...nên ngày vui ấy chưa bao giờ trọn vẹn. Hay phải chăng hạnh phúc của ngày vui cũng chỉ là ảo tưởng sanh muộn phiền?!

...


Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
ĐẠO (tt)

Như hoa dại thảo dã ven đường, người bình phàm lãnh nhận trực tiếp cảnh trần bụi đời của xã hội duy chỉ có tiền, quyền và thực dụng làm cho tâm lượng vốn dĩ đã nhỏ bé càng thêm nhỏ bé. Cho nên dầu có tâng bốc thế nào đi nữa bản chất của nó cũng trần trụi hai chữ chai đá bởi hoàng kim tuy sáng loáng nhưng lạnh lùng không hơi ấm tình người nói gì đến hai chữ từ và bi.
Như một ả gái già tàn hoa bại liễu vội vàng điểm tô son phấn che dấu nét tàn phai, khoác lên lụa là phô vẽ yểu điệu khuất lấp thịt da tàn tạ thì kẻ cùng tử với tâm hồn ti tiện đôi lúc cũng trang điểm hoa trái tâm linh về lại nguồn tâm tìm cầu những phút giây yên bình xông ướp hương vân, trầm mình trong tiếng kinh câu kệ, để tâm lững thửng tiêu dao nơi hư không trí tuệ mà tìm sự cân bằng khinh an phổ tràn năng lượng để tiếp tục sống đời vô đạo.

...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
ĐẠO (tt)

Và như là một phần cuộc sống, một ngày nào đó khổ nạn bỗng chốc đến với ta; bạo phát như sấm động giữa trời quang; bạo tàn như lũ quét cuốn trôi một đoàn quân đang ngủ; lạnh lùng vì không một lời cầu xin nào được cảm thông; cô đơn tận cùng vì không một ai cùng ta đối diện; phút chốc mọi lạc thú mà ta từng hãnh diện như ngôi nhà xinh xắn mà ta đang sống; những tri thức phong hoa tuyết nguyệt từng làm ta thăng hoa; những hào hoa rạng rỡ vì danh thơm dịu ngọt mà ta nghe được; những tài xảo nhân tâm làm cuộc sống êm đềm; những của cải tích góp mồ hôi nước mắt là mục đích đời ta, vụt tan biến như chưa từng là nơi nương tựa của chính ta vì tuyệt tích vô tăm để còn lại chỉ mình ta đơn độc giữa trời khổ nạn.
Và cũng giữa cơn đau đó, ta bỗng nhận thấy rằng cuộc sống thì mong manh và mà cái chết thì chắc chắn hiện tồn. Và vì, ta chưa từng biết ta là ai trước khi ra đời nên ta cũng sẽ quên ngay tên gọi của chính ta sau khi tử vong. Tên đã không còn nên cái gọi là ta chợt biến mất chỉ còn lại khối tối đen vô minh dày đặc chỉ duy nhất hiện hữu một nỗi khổ đau tột cùng.

...

Trừng Hải

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
ĐẠO (tt)

Về đâu, hỡi kẻ chưa từng có cố hương thì nơi nao cũng là xứ lạ. Về đâu, hỡi kẻ muôn thuở lang thang phù trầm giữa đời sanh tử như nước chảy hoa trôi. Về đâu, hỡi kẻ không nơi nương tựa vì chỉ biết đến những ảo ảnh hạnh phúc nên khát khao càng thêm khao khát. Và trên chặng đường dài sanh tử đó, nước mắt vì khổ đau kia còn nhiều hơn nước bốn biển mà sao chưa dừng chân, hỡi kẻ cùng tử thân tàn trí dại, chỉ do vì ưa thích đời sanh hữu nhọc nhằn thắm đẳm huyết lệ chỉ là vài giọt mật ngọt ngào mà cam chịu khổ thống trên suốt chặng đường dài chỉ toàn huyễn ảnh không bao giờ hiện hữu.
Này người ơi, huyết hận kia đã nhiều lắm rồi trên suốt chặng đường sanh tử đã qua. Sao không chịu vất bỏ đi gánh nặng hữu vô, viễn ly lạc thú nhỏ nhoi mà dừng chân đứng giữa trời không tịch hoát nhiên hát vang bài ca bất khứ lai tìm đường về vô xứ.

Thôi em hãy về đi
Về với thế giới hận sầu
Để anh lại thanh sơn
Tìm đường về vô xứ.
(trừng hải)
...


Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
TÔN KÍNH & TÁN THÁN TAM BẢO

Thành phố Xá vệ ngập tràn toàn bệnh khổ và tai họa. Vài đệ tử Phật nhân du hành ghé lại thành phố, chư vị thấy toàn dân bịnh khổ, tâm từ rung động tức thì tìm cầu Phật Đà, khẩn cầu Ngài cứu họ thoát tai ương.
Bấy giờ Phật Đà nhắm Xá vệ đi tới cùng đoàn đệ tử. Đến nơi, Thế Tôn có chư Tăng theo hầu, đi quanh đô thị bảy vòng, vừa đi vừa tuyên thuyết bài Kinh Tam Bảo, lễ tất Ngài mới vào thành an nghĩ. Sau buổi lễ, toàn dân Xá vệ thoát bệnh khổ và tai họa, tâm họ trở lại an tỉnh.


KINH TAM BẢO - RATANASUTTA

Yānīdha bhūtāni samāgatāni,
Bhummāni vā yāniva antalikkhe.

Hạng Bhūta là Chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Bhūta là Chư Thiên ngự trên hư không thế giới, mà đến hội họp nơi đây.

Sabbeva bhūtā sumanā bhavantu,
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ.

Cầu xin tất cả hạng Bhūta ấy, mở lòng từ thiện, và đem lòng thành kính mà nghe Phật ngôn.

Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe,
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya,
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ.

Tất cả chư bhūta được nghe kinh PARITTA rồi, nên mở lòng Bác ái đối với chúng sanh, thuộc về nhơn loại, là những người hằng đem của bố thí đêm ngày không dứt.

Tasmā hi ne rakkhatha apamattā,
Yaṃkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā,
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ,
Na no samaṃ atthi Tathāgatena.

Vì đó, các Ngài chẳng nên lãnh đạm, cầu xin hộ trì những người ấy. Tài sản trong thế gian nầy, hoặc trong thế giới khác hoặc trân châu quý trọng trên Thiên thượng. Cả tài sản và trân châu ấy, cũng chẳng sánh bằng Đức Như Lai.

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Phật nầy như trân châu quý báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ,
Yadajjagā Sakyamunī samāhito.

Đức Giáo-chủ SAKYAMUNI là bậc thanh tịnh, đại ngộ các pháp diệt trừ phiền não, dứt khỏi tình dục, là Pháp bất diệt, là Pháp cao thượng.

Na tena dhammena samatthi kiñci.

Chẳng có chi sánh bằng Pháp ấy.

Idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ.

Pháp-Bảo nầy như trân châu quý báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Yaṃ Buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ.

Đức Phật cao thượng hằng khen ngợi Pháp Thiền định (SAMĀDHI) là Pháp trong sạch.

Samādhimānantarikaññamāhu.

Các bậc Trí tuệ, đã giảng giải về Pháp Chánh Định là Pháp sanh quả theo thứ tự.

Samādhinā tena samo na vijjati.

Thiền định khác chẳng thể sánh bằng.

Idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ.

Pháp-Bảo nầy như trân châu quý báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Ye puggalā aṭṭhasataṃ pasatthā,
Cattāri etāni yugāni honti,
Te dakkhiṇeyyā Sugatassa sāvakā.

Những hạng tu hành có 8 bậc, mà các Thiện trí thức đã ngợi khen, các bậc ấy đều là Thinh Văn, đệ tử của Đức SUGATO [9], các Ngài đáng thọ lãnh những vật thí, của người tin lý nhân quả đem đến dâng cúng.

Etesu dinnāni mahapphalāni.

Những sự bố thí đến các bậc (DAKKHIṆEYYA PUGGALĀ) [10], là việc bố thí được kết quả rất nhiều hạnh phúc.

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Ye suppayuttā manasā daḷhena,
Nikkāmino Gotamasāsanamhi.

Các bậc Thánh nhơn trong giáo Pháp của Đức Chánh-Biến-Tri hiệu GOTAMA [11], đã hành theo lẽ chánh rồi có lòng bền chắc, chẳng còn ái dục.

Te pattipattā amataṃ vigayha,
Laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā.

Các bậc Thánh nhơn ấy đã chứng quả A-LA -HÁN, đã nhập Niết-bàn, đã tắt lửa phiền não, và đã hưởng đạo-quả rồi.

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Yathindakhìlo paỉhaviư sito siyà,
Catubbhi vātebhi asampakampiyo.

Cột cừ đã đóng cứng dưới đất, dầu gió 4 phương cũng không lay động, thế nào.

Tathūpamaṃ sappurisaṃ vadāmi,
Yo ariyasaccāni avecca passati.

Người hay suy xét thấy các Pháp Diệu-Đế, Như Lai gọi người ấy là bậc Thiện Trí Thức, hạng không tham nhiễm các Pháp thế gian, ví như cột cừ kia vậy.

Idampi sanghe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Ye ariyasaccāni vibhāvayanti.

Các bậc Thánh nhơn thấy rõ các Pháp Diệu-Đế.

Gambhīrapaññena sudesitāni,
Kiñcāpi te honti bhusappamattā,
Na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti.

Mà Đức Như Lai có Trí tuệ thậm-thâm đã giảng dạy đứng đắn. Các bậc Thánh nhơn ấy dầu có dể duôi, cũng chẳng thọ sanh đến kiếp thứ 8, là chẳng luân hồi quá 7 kiếp.

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Sahāvassa dassanasampadāya,
Tayassu dhammā jahitā bhavanti,
Sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañca,
Sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci.

Bậc được chứng đạo-quả Tu-Đà-Hườn, thì đã dứt khỏi 3 phép chướng ngại thường có là Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới Cấm Thủ.

Catūhapāyehi ca vippamutto,
Cha cābhiṭhānāni abhabbo kātuṃ

Bậc Tu-Đà-Hườn đã thoát khỏi cả 4 đường dữ, không còn phạm 6 điều ác, là 5 tội đại nghịch, và cách xu hướng theo ngoại-đạo.

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Kiñcāpi so kammaṃ karoti pāpakaṃ,
Kāyena vācāyuda cetasā vā,
Abhabbo so tassa paṭicchadāya.

Nếu bậc Tu-Đà-Hườn vô tâm phạm điều tội lỗi do thân, khẩu, ý, các Ngài cũng chẳng giấu giếm.

Abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā.

Nết hạnh của bậc đã thấy đạo quả Niết-bàn, bậc không có thể giấu kín nghiệp dữ, mà Đức Phật đã giảng dạy rồi.

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Vanappagumbe yathā phussitagge,
Gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe,
Tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi,
Nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya.

Pháp cao thượng mà đức Chánh-Biến-Tri đã giảng giải, là Pháp có thể tiếp dẫn chúng sanh đến Niết-bàn, cho được sự lợi ích cao thượng. Pháp ấy ví như cây trong rừng, sanh chồi trong đầu mùa hạn.

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Phật nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Varo varaññū varado varāharo.

Đức Chánh-Biến-Tri là bậc cao thượng, Ngài suốt thông Pháp cao thượng, Ngài thí Pháp cao thượng, Ngài đem đến Pháp cao thượng.

Anuttaro dhammavaraṃ adesayi.

Ngài là bậc vô thượng, đã diễn thuyết các pháp cao thượng.

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ.

Đức Phật nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Khīṇaṃ purāṇaṃ navaṃ natthi sambhavaṃ.

Nghiệp cũ của các bậc Thánh nhơn đã dứt hẳn rồi, nghiệp mới cũng chẳng phát sanh.

Virattacittāyatike bhavasmiṃ,
Te khīṇabījā avirūḷhichandā.

Các bậc Thánh nhơn nào đã chán nãn trong việc thoát sanh. Hạt giống đã đoạn tận, lòng dục không tăng trưởng.

Nibbanti dhīrā yathāyampadīpo.

Là bậc có Trí tuệ thường được viên tịch cũng như ngọn đèn tắt vậy.

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ

Đức Tăng nầy như trân châu quí báu cao thượng.

Etena saccena suvatthi hotu.

Tôi xin thành thật, cầu được phát sanh thạnh lợi.

Yānīdha bhūtāni samāgatāni,
Bhummāni vā yāniva antalikkhe,
Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ,
Buddhaṃ namassāma suvatthi hotu.

Hạng Bhūta nào là Chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Bhūta nào là Chư Thiên ngự trên hư không, mà đến hội họp nơi đây, xin đồng cùng chúng tôi làm lễ Chư Phật, là các đấng Giáo Chủ đã được chứng quả giống nhau, mà Chư Thiên cùng nhơn loại thường hay cúng dường, cầu xin được phát sanh thạnh lợi.

Yanīdha bhūtāni samāgatāni,
Bhummāni vā yāniva antalikkhe,
Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ,
Dhammaṃ namassāma suvatthi hotu.

Hạng Bhūta nào là Chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Bhūta nào là Chư Thiên ngự trên hư không, mà đến hội họp nơi đây, xin đồng cùng chúng tôi làm lễ các Pháp đã có giống nhau, mà Chư Thiên cùng nhơn loại thường hay cúng dường, cầu xin được phát sanh thạnh lợi.

Yānīdha bhūtāni sāmāgatāni,
Bhummāni vā yāni va antalikkhe,
Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ,
Saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu.

Hạng Bhūta nào là Chư Thiên ngự trên địa cầu, hoặc hạng Bhūta nào là Chư Thiên ngự trên hư không, mà đến hội họp nơi đây, xin đồng cùng chúng tôi làm lễ Chư Tăng đã có giống nhau, mà Chư Thiên cùng nhơn loại thường hay cúng dường, cầu xin được phát sanh thạnh lợi.

(Tỷ kheo Hộ Tông/Theravada, Việt dịch)
...

Bài Kinh Tam Bảo vốn là một trong các bổn kinh mà các Tỷ kheo thọ trì trước khi ly rời Tăng đoàn sống cô thân ẩn dật nơi hoang vắng để thực hành Thiền na và rất phổ biến ở các nước theo truyền thống Nam phương Thượng tọa bộ vì có oai lực rất lớn bởi được tuyên ngôn bằng chính Phật Âm của Đấng Vô thượng Chánh đẳng giác làm rung động cả tam thiên đại thiên thế giới và ngay lúc đó mọi chư thiên đều hội tụ, lắng nghe, phụng hành và tán thán nên là áo giáp Tam Bảo giúp Phật tử an nhiên giữa đời biến động, tang thương và khổ nạn khi thọ trì bổn kinh này.
Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu-ni Phật

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
ĐẠO ĐẾ

Chữ Đạo trong Đạo Đế hoàn toàn không liên quan gì đến chữ Đạo trong Đạo đức kinh của Lão tử...lại càng không quan hệ gì với chữ Đạo xuất sinh từ Khổng giáo hay các biến thái về sau như Thiên đạo, Võ đạo...Không liên quan không phải ở chỗ tách biệt do sai khác mà do siêu việt vượt thoát. Cũng do bởi siêu việt nên chữ Đạo trong Đạo Đế lại bao trùm mọi chữ Đạo nơi thế gian trí vì làm sáng tỏ vạn pháp, vạn vật đúng sắc tướng và thực tướng của chúng.

Cũng vì vậy, để hiểu rõ chữ ĐẠO cần phải thông đạt chữ ĐẾ. Từ đó tự bản thân của mỗi hữu tình sẽ am tường ĐẠO ĐẾ đúng PHẬT Ý, thoát thai hoán cốt mà mở pháp nhãn, trực tiếp thấy Tịnh thổ thanh tịnh, chí thượng, hạnh phúc chớ không phải chỉ là những phương trời viễn mộng của trần gian tạp nhiễm, ti tiện, khổ đau...

Các nhà luận lý học Phật giáo thường hay kiến giải chữ ĐẾ theo yếu tố thì gian nên khởi đầu bằng Tứ Đế rồi đến Nhị Đế nhưng ở đây Trừng Hải sẽ khởi đầu bằng Nhị Đế rồi chung cuộc mới nói đến Tứ Đế do Phật Đà tuyên ngôn, nên được tôn xưng là Tứ Diệu Đế - Bốn Chân Đế Vi Diệu, bằng chính Phật Âm nên phi thời không bất khả tư nghì bất khả tư bất khả tư nghì.

...


Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
I, NHỊ ĐẾ

1, Tổng Quan
"Vì chúng sanh, Chư Phật đã dùng hai chân lý để thuyết pháp. Một là chân lý tương đối; Hai là chân lý tuyệt đối" (Trung luận/Long thọ).
Hai chân lý này chuyển ngữ chính xác là Phú đế (Tục đế)/Samvrti Satya và Chân đế/Paramartha Satya.
Phú đế/Samvrti Satya, chân lý tuyệt đối (Đế) bị che lấp (Phú) bởi ý thức vô minh; khi xóa bỏ màn ý thức vô minh che lấp này thì chân lý hiển lộ hoặc là Huyễn/Phi hữu, Y tha duyên/Tương tự hữu nên Tự hữu và Như thực hữu/Chân như
Cái chân lý của Huyễn/Phi hữu là hư vọng không có thực như mộng, huyễn...
Chân lý của Y tha duyên thì do Duyên sanh nên tự hữu vì không phải hữu mà chẳng khác hữu, vang danh với câu kệ "Thị pháp trụ pháp vị; Thế gian tướng thường trụ"(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) nên như thủy bào bọt bóng, ảnh hiện trong gương, như sương mai hào hoa nhưng sáng hiện rồi trưa tan mà tuyệt tích.
Chân đế/Paramartha Satya, chân lý tuyệt đối thì không ở trong phạm vi ý thức vì là Chân không, thực tướng rốt ráo của vạn vật, vạn pháp sanh diệt trong từng sát na như sấm chớp tức sanh tức diệt.

Và cũng bởi vì,
"Chư Phật thuyết pháp là y cứ trên hai đế, Phú đế và Chân đế. Những ai không thông đạt thể tánh bất nhất bất dị của hai đế này sẽ không thông đạt giáo pháp vô thượng mà Phật Đà ngôn" (Trung luận/Long thọ).
Nên mời chư Pháp tử cùng Trừng Hải thưởng lãm cảnh giới Nhị đế bất nhất bất dị, hề hề

...


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
945
Điểm tương tác
913
Điểm
93
I, NHỊ ĐẾ

1, Tổng Quan
"Vì chúng sanh, Chư Phật đã dùng hai chân lý để thuyết pháp. Một là chân lý tương đối; Hai là chân lý tuyệt đối" (Trung luận/Long thọ).
Hai chân lý này chuyển ngữ chính xác là Phú đế (Tục đế)/Samvrti Satya và Chân đế/Paramartha Satya.
Phú đế/Samvrti Satya, chân lý tuyệt đối (Đế) bị che lấp (Phú) bởi ý thức vô minh; khi xóa bỏ màn ý thức vô minh che lấp này thì chân lý hiển lộ hoặc là Huyễn/Phi hữu, Y tha duyên/Tương tự hữu nên Tự hữu và Như thực hữu/Chân như
Cái chân lý của Huyễn/Phi hữu là hư vọng không có thực như mộng, huyễn...
Chân lý của Y tha duyên thì do Duyên sanh nên tự hữu vì không phải hữu mà chẳng khác hữu, vang danh với câu kệ "Thị pháp trụ pháp vị; Thế gian tướng thường trụ"(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) nên như thủy bào bọt bóng, ảnh hiện trong gương, như sương mai hào hoa nhưng sáng hiện rồi trưa tan mà tuyệt tích.
Chân đế/Paramartha Satya, chân lý tuyệt đối thì không ở trong phạm vi ý thức vì là Chân không, thực tướng rốt ráo của vạn vật, vạn pháp sanh diệt trong từng sát na như sấm chớp tức sanh tức diệt.

Và cũng bởi vì,
"Chư Phật thuyết pháp là y cứ trên hai đế, Phú đế và Chân đế. Những ai không thông đạt thể tánh bất nhất bất dị của hai đế này sẽ không thông đạt giáo pháp vô thượng mà Phật Đà ngôn" (Trung luận/Long thọ).
Nên mời chư Pháp tử cùng Trừng Hải thưởng lãm cảnh giới Nhị đế bất nhất bất dị, hề hề

...


Trừng Hải

Screenshot (254).png


Nam Mô Phật Đà Da
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
2, Tinh Yếu (Điểm quan trọng cần phải sáng tỏ)

Nhị đế, Phú đế-Chân đế, không phải là hai mặt của một vấn đề như một số nhà luận giải đề cập bởi đồng một bản tánh thanh tịnh theo thực tại rốt ráo nên bất dị; Nhị đế cũng không phải ở trong một mối quan hệ tương ưng bởi đối tượng biến kế chỉ do danh ngôn huân tập thuần giả danh giả tướng vì vậy mà hư vọng nên bất lập và do y tha duyên mà tự hữu nhưng vì là sanh vô tánh nên bất nhất.

Như thực thì Nhị đế có thể tướng ở trong mối tương quan nhân duyên

  • Tương quan giữa nhân và quả
  • Tương quan giữa tổng thể và chi tiết
  • Tương quan giữa chủ thể và đối tượng.
Nhưng về tự tánh của Nhị đế theo quan điểm hổ tương khiển trừ thì Chân đế do bị che lấp bởi ý thức vô minh nên gọi là Phú đế nhưng khi ý thức vô minh xác lập Phú đế được đoạn diệt thì Chân đế hiển bày.

...

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
3, Nhị Đế: Sắc tướng và Thực tướng

Nhị đế ít được đề cập đến trong kinh điển Pali tạng nhưng giáo pháp Nhị đế mà Long thọ xiển dương vẫn có nguyên ủy từ kinh tạng kết tập thời kỳ đầu. Vì vậy cần phải sáng tỏ nguyên ủy cùng với giáo pháp Trung quán tông về Nhị đế để am tường biện biệt ý thức vô minh che lấp Chân đế được giả lập là Phú đế và thông đạt Chân đế nhờ huân tập đa văn đẳng lưu Chánh pháp vốn xuất sanh từ Pháp giới Nhất chân.

...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
(tt)
a, Nhị đế: Liễu nghĩa và Bất liễu nghĩa

Các kinh điển Nikaya và A hàm được các nhà luận giải chia thành, Kinh liễu nghĩa và Kinh bất liễu nghĩa.
Kinh liễu nghĩa dạy về Vô ngã, Vô sanh...loại trừ ý nghĩ, ý tưởng xuất sanh từ danh ngôn, hý luận...
Kinh bất liễu nghĩa dạy về Ngã, Ngã sở...với ngôn từ công ước.
Long thọ "Pháp mà Thế tôn tuyên thuyết là vi diệu lương dược gọi là Phật Pháp. Nghĩa rốt ráo được chỉ bày, đó là các pháp thảy là Không. Tuy nhiên giáo pháp về sanh, diệt, luân hồi...chúng sanh, nhân quả...chỉ có ý nghĩa tạm thời; Đức Thế tôn gọi đó là thế tục." (Acintyastava).
Nguyệt xứng đã xác quyết rằng tác phẩm Trung luận của Long thọ là nhằm xác lập sự khác nhau về Liễu nghĩa và Bất liễu nghĩa trong kinh điển.

Theo các nhà luận giải Vi diệu pháp "Lời nói liên hệ đến sự vật mang tính quy ước là đúng sự thật vì căn cứ trên sự đồng thuận đã được công ước. Lời nói liên hệ đến rốt ráo là chân thật vì nói như thực bản chất hiện hữu".

Nam phương Thượng tọa bộ/Theravada, đã đưa ra thuật ngữ Pannatti để giải thích cho sự giả lập do ý thức vô minh che lấp chân đế nên Pannatti bao hàm cả Paramattha.
Thuật ngữ Pannatti nghĩa là, cho biết (Acikkhati); giảng nói (Desati); tuyên bố (Pannapeti); thiết lập (Patthapeti) nên Pannati bao gồm tất cả các nội dung của Sammuti (Thế gian) nhưng cái rốt ráo chân thật lấy Pannati để biểu đạt do vậy, chân thật rốt ráo được thể hiện hay biểu đạt mà không vượt ra khỏi phạm vi của Pannati. Vì vậy quan điểm này đồng với tuyên ngôn của Long thọ, nếu không y Phú đế (Tục đế) thì Chân đế không thể diễn bày.

...

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
b, Nhị Đế: Thượng tọa bộ

Thượng tọa bộ sau hội nghị tại Hoa thị thành được gọi là Phân biệt thuyết bộ

Theo Phân biệt thuyết bộ thì Nhị đế, Chân đế và Tục đế được định nghĩa như sau:

"Mọi sự vật sau khi bị hủy hoại hay được tách rời những đặc tánh của chúng ra, khiến tri thức của ta không còn nhận ra chúng thì sự vật đó được xem như là thuộc về Tục đế.
Ngược lại là những sự vật đó thì thuộc về Chân đế."

Định nghĩa trên phân biệt rạch ròi giữa Chân và Tục đế. Cái không bị hủy hoại hay có đặc tánh không thay đổi, bất biến là Chân đế. Còn lại đều là Tục đế.

Tục Đế
Bị hủy hoại hình tướng, phẩm tách bị tách rời.
Để làm rõ thì Thượng tọa bộ lại phân chia Tục đế ra làm hai loại, Hình tướng Và Tổng hợp.
Về Hình tướng thì lấy ví dụ về cái bình gốm, sau khi bị hủy hoại như đập nát thì không có cái gì gợi cho ta về hình tướng cái bình.
Về phẩm chất Tổng hợp thì lấy nước làm thí dụ. Nước được tri giác và nhận thức bởi hương, vị, xúc...nếu tách rời những phấm tánh này thì tự nó không phải là nước.
Tục đế bao hàm ba nghĩa:

  • Thực tướng bị phủ che
  • Duyên sanh
  • Theo ngôn ngữ công ước và giả lập.

Chân Đế
Là hiện tượng giới mà dù có hủy hoại hay tách rời các phẩm tánh thì nhận thức vẫn không bị loại trừ bởi tánh của nó là không thay đổi, bất biến.
Để làm rõ về Chân đế, Thượng tọa đưa ra lý thuyết về hạt: Vật chất thô thì bao hàm các hạt định hướng bất khả phân nên vi tế đến mức không chiếm một thể tích không gian nào. Các hạt này liên kết với nhau tạo thành hạt kết khối. Hạt kết khối hiện diện riêng biệt từ các hạt định hướng bất khả phân luôn luôn liên kết (nên tự nó không hiện diện riêng biệt). Ở Dục giới thì hạt kết khối bao hàm các hạt, đất nước, gió, lửa, sắc, hương vị xúc. Khi hiện diện ở hữu tình thì thêm hạt vật chất định hướng bất khả phân là thức. Lại ở các giác quan thì thêm các hạt tương ưng với giác quan đó. Khi thanh âm hiện diện thì có thêm hạt thứ mười một, thanh. Ở Sắc giới không có hương, vị nên chỉ có sáu hạt định hướng bất khả phân liên kết.
Do bởi các hạt định hướng bất khả phân hiện diện tạo hạt kết khối là bất khả phân chia hay tách rời ra nên chúng không thay đổi vì vậy khi tri giác chúng không thay đổi hay bị loại trừ nên chúng là Chân đế.
Ngoài ra Thượng tọa bộ còn gọi Hư không giới là Chân đế. Hư không giới này không phải khoảng không hiện diện như khi ta dời đi một vật thể, hay khi ta đào đất thành hang tạo khoảng trống hay khoảng không ngoại tầng không gian...vì hiểu như vậy thì nó được xác định bị lệ thuộc vật thể, bất định, vô thường. Mà phải biết rằng Hư không giới này trùm khắp thế giới vật chất mà không biến đổi vì không gì hủy hoại, không gì có thể ngăn ngại, cho nên được gọi là Chân đế.

...

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
c, Nhị Đế: Kinh lượng bộ

Kinh lượng bộ được gọi như vậy là do bộ phái này nhấn mạnh những giáo lý của mình được rút ra từ kinh điển. Nhưng theo Vasumitra/Thế hữu thì Kinh lượng bộ lại chia hai, Thích luận và Tông luận.
Giáo pháp Nhị đế của Thích luận thì hoàn toàn tương đồng với Thượng tọa bộ cho nên ở đây chỉ đề cập đến Kinh lượng bộ Tông luận.

Kinh lượng bộ xem Nhị đế là đối tượng của hai hình thái nhận thức, Hiện lượng và Tỷ lượng. Và nhấn mạnh ở điểm, tuy Tỷ lượng không phải lúc nào cũng là Chân lượng nhưng cả trí tỷ lượng và trí hiện lượng đều có khả năng biết rõ những đối thể của mình vì thể tướng "như nó là" đều hiện diện ở cả tỷ lượng và hiện lượng. Cũng vì vậy Kinh lượng bộ cho rằng tri thức phân biệt chẳng những không phải là kẻ thù mà là một phương tiện tuyệt đối không thể thiếu trên lộ trình giải thoát của mỗi hành giả.
Kinh lượng bộ ngoài ra còn đưa ra tâm thái bình đẳng giữa cái Tổng thể và Chi tiết khác biệt với Thượng tọa bộ chỉ cho những sự vật được xem là những thực tại rốt ráo khi chúng không thể phân chia được nữa ngoài chính chúng, tức theo Thượng tọa bộ thì cái bất khả phân là Thực tướng trong khi cái tổng thể do các bộ phần cấu thành chỉ là Tục tướng. Vì sao bình đẳng thì Kinh lượng bộ cho rằng, cái tổng thể ví dụ như "cái bàn" là hiện hữu do duyên sanh nên nó là một sự thật theo công ước, còn các hạt kết khối do hạt định hướng bất khả phân là thật hữu theo thực tại rốt ráo. Cái sự thật do duyên sanh và thực hữu rốt ráo đều tuyệt đối quan trọng đối với sự giải thoát của hành giả. Đó chính là trạng thái tâm bình đẳng của Trung quán tông được xác quyết về sau.

Nhận thức thuộc Tỷ lượng và Hiện lượng của Kinh lượng bộ có sự khác biệt về Tam lượng của Duy thức tông thiết nghĩ cũng nên nêu ra để phân tích rạch ròi...

...


Trừng Hải
 
Last edited:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
30
Điểm tương tác
24
Điểm
8
Phật dạy:
Trừ diệt tánh ngã mạn là khó.

Sự thật là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới, cũng có thể gọi là ngũ uẩn hay danh – sắc.
Sự thật của ngũ uẩn hay danh – sắc là không phải ai đó, không phải cái gì đó.
Chúng ta không thể nắm giữ Sự Thật là của mình.
Sự Thật không phải là ai đó, không phải tôi, không phải quí vị, không phải chúng sinh, không phải cái gì đó, không phải là đồ vật. Nhưng chúng ta lại tin rằng chúng sinh hữu tình là có thật và chúng sinh vô tình cũng là Thật.
Trên thực tế, trí thông minh mà chúng ta đang sử dụng thì Không Thật, đó là lý do bất cứ hiểu biết nào xuất hiện trong Tâm cũng đều Không Thật.
Sự Thật do Tâm tạo.
Không có ai nghe cũng không có ai đọc, chỉ là nhân và quả.
Nói điều cái hiểu biết hhông phải thực tại sẽ không thể hiểu được thực tại.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,269
Điểm tương tác
899
Điểm
113
Phật dạy:
Trừ diệt tánh ngã mạn là khó.

Sự thật là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới, cũng có thể gọi là ngũ uẩn hay danh – sắc.
Sự thật của ngũ uẩn hay danh – sắc là không phải ai đó, không phải cái gì đó.
Chúng ta không thể nắm giữ Sự Thật là của mình.
Sự Thật không phải là ai đó, không phải tôi, không phải quí vị, không phải chúng sinh, không phải cái gì đó, không phải là đồ vật. Nhưng chúng ta lại tin rằng chúng sinh hữu tình là có thật và chúng sinh vô tình cũng là Thật.
Trên thực tế, trí thông minh mà chúng ta đang sử dụng thì Không Thật, đó là lý do bất cứ hiểu biết nào xuất hiện trong Tâm cũng đều Không Thật.
Sự Thật do Tâm tạo.
Không có ai nghe cũng không có ai đọc, chỉ là nhân và quả.
Nói điều cái hiểu biết hhông phải thực tại sẽ không thể hiểu được thực tại.

Hề hề,

Đoạn trích dẫn (từ một nguồn nào đó không được nêu ra) thì đọc cũng có phần hữu lý (tuy sáo mòn). Nhưng đoạn kết của Tự Độ thì rất...quái đản vì mắc lỗi mâu thuẩn sơ đẳng ngay ở chính ngôn từ, hề hề.

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên